Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

báo “lá cải và thực trạng thương mại hóa báo chí ở nước ta hiện nay tiiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (539.64 KB, 25 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Báo chí là một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân trên
thế giới cũng như Việt Nam. Tuy nhiên, “thứ không thể thiếu” ấy đang đứng
trước nguy cơ bị “thương mại hóa”, “lá cải hóa”. Đặc biệt là ở Việt Nam ta
nhiều năm trở lại đây hiện tượng báo “lá cải” ngày càng phát triển. Nó đã
gây tranh cãi nhiều trong giới báo chí Việt Nam. Sự ra đời của hiện tượng
này càng ngày phát triển chóng mặt với tốc độ cực nhanh. Trước thực trạng
này, việc nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn là điều cần thiết để đưa ra cái
nhìn tổng quát, nhận định khách quan về nguyên nhân hiện tượng để từ đó
đưa ra hướng giải quyết cụ thể nhằm làm trong sạch nền báo chí nước nhà.
Cơ sở lí luận ở đây là cơ sở lí luận báo chí được học kết hợp với lí luận
của cá nhân. Cùng với đó cơ sở thực tiễn là việc đi vào khảo sát hai tờ báo cụ
thể là trang Web thông tin điện tử Kênh 14 và báo giấy Phụ nữ TP.HCM.
Phương pháp nghiên cứu áp dụng ở đây là khảo sát trên từng chuyên
mục của hai tờ báo trên và lập bảng biểu. Từ đó đưa ra nhận xét về kết quả
nhận được để phát hiện nguyên nhân và tìm phương án giải quyết.

1|Page


PHẦN NỘI DUNG
I. Giải và thích khái niệm báo “lá cải”
1. Một vài quan niệm khác nhau về báo “ lá cải”
Nguồn gốc ra đời của thuật ngữ báo “lá cải” là xuất phát từ vương quốc
Anh. Theo đó thì báo “lá cải” là mượn nghĩa dùng trong tiếng Anh “tabloid
journalism”. Tabloid journalism là một loại báo ở Anh có khổ giấy in nhỏ
hơn so với loại báo xuất bản hàng ngày. Loại báo này mặc dù không có tiêu
chuẩn ro rệt nào về khổ chính xác, nhưng thường có khổ giấy phổ biến
khoảng chừng 430 x 280 mm (16.9 inch x 11.o inch).
Mặc dù nhen nhóm ở Hoa Kỳ trong những năm 1890 với phong trào báo
hạ cấp Yellow Journalism, sự hình thành toàn diện của báo lá cải bắt đầu ở


Anh năm 1903 khi Lord Northcliffe lập ra tờ Daily Mirro và biến nó thành
báo lá cải bán chạy nhất.
Từ tiếng Anh của lá cải, tabloid, được xem là xuất phát từ một thương
hiệu dược phẩm chỉ loại thuốc được cô lại thành viên hay viên con nhộng
nên có người bảo tính gây nghiện và dễ nuốt của thuốc đã được chuyển sang
cho truyền thông vào hồi đầu thế kỷ XX khi người ta dùng Tabloid để chỉ
báo khổ nhỏ A3 vốn dễ đọc trên tàu điện ngầm và xe bus so với báo khổ A2.
Thuật ngữ này được du nhập vào nền báo chí Việt Nam nhưng tính chất
của báo “lá cải” lại khác hẳn so với các nước phương Tây. Theo như quan
niệm của người Việt Nam, báo “lá cải” là những tờ báo mới ra chuyên đăng
tin vụ án li kỳ hoặc những scandal đình đám liên quan đến người nổi tiếng.
Trên các sạp báo hiện giờ treo đầy những tờ báo kiểu này vì người bán bán
được rất chạy, còn các tờ báo thời sự - chính trị thì bị xếp xuống dưới hầu
như chẳng ai mua.

2|Page


Nhiều người ở Việt Nam có chung nhận xét: Nếu nói loại báo “lá cải” ở
Việt Nam hoàn toàn giống với loại báo Tabloid Journalism ở phương Tây là
không đúng. Có những người còn cho rằng tại Việt Nam chưa có thứ gọi là
báo “lá cải”, mà chỉ có cách khai thác những thông tin “lá cải”.
Xin được trích câu nói của ông Đức Hiển, Tổng Thư ký Tòa soạn Báo
Pháp Luật T/p Hồ Chí Minh, vì nó quá đúng trong thực trạng quản lý báo
chí hiện nay ở nược ta. “ Báo lá cải không phải cái “giống” gì mới mẻ. Nó
được “trồng” từ Vương quốc Anh. Đến nỗi quốc gia này được coi là quê
hương của báo “lá cải””.
Còn theo ông Marvin Kalb, Giám đốc Trung tâm Shorenstein về Báo
chí, Chính trị và Vấn đề công của Đại học Harvard từng định nghĩa: Báo “lá
cải” là sự xuống ngôi của tin tức thời sự và là sự lên ngôi của tin giải trí, sex

và scandal.
KẾT LẠI, theo quan điểm của cá nhân, tôi cho rằng báo ‘lá cải” là loại
báo không uy tín và đi sâu vào việc “bới”, “moi” và “móc” nhưng thông tin
kém chất lượng và chủ yếu đi sâu vào nhưng thông tin như giết người, hãm
hiếp và đặc biệt là đi quá sâu bới đủ đường đủ kiểu cuộc sống đời tư của
người nổi tiếng. Một điều dễ thấy đó là những loại báo này thường giật tít
“ngớ ngẩn” nhằm câu khách, chạy theo món lợi mà quên đi nhiệm vụ cơ bản
của báo chí là thông tin đến công chúng nhằm cải tạo xã hội. Và bông nhiên
báo chí trở nên thương mại hóa đến “rẻ tiền”.
2. Thực trạng hiện tượng báo “lá cải” ở Việt Nam
Cách đây dăm năm, hiện tượng “lá cải hóa” bắt đầu xuất hiện tại một số
tờ báo và gần đây, đã lây lan với nhiều ấn phẩm từ nhật báo tuần báo đến
các phụ bản, phụ trương, nguyệt san, bán nguyệt san…đặc biệt là trên một
số báo điện tử và trang mạng. Tình trạng này khiến dư luận bất bình, vì
ngoài việc công bố những tin, bài, ảnh không phù hợp với chuẩn mực văn
3|Page


hóa xã hội, hiện tượng “lá cải hóa” còn có thể tác động tiêu cực tới quan
niệm và lối sống của một bộ phận công chúng…
Ngày nay, báo chí ngày càng phát triển ở Việt Nam. Hàng loạt những tờ
báo mới ra đời và sự ra đời và phát triển đến chóng mặt là sự nhảy vọt của
những trang báo mạng điện tử. Xuất hiện nhan nhản những trang báo mạng
điện tử, đây là kết quả của thời đại công nghệ số. Nó vừa có ưu và có nhược.
Trước hết, về ưu nó tạo ra một nền báo chí sôi động, đa dạng với tính cạnh
tranh cực kỳ cao. Tuy nhiên, cái mặt nhược nó mang lại cũng không kém.
Tính cạnh tranh ngày càng cao khiến cho các tờ báo chạy theo lợi nhuận
càng lớn, bỗng chốc bao chí biến thành một cái biển tạp nhạm đủ thứ “rác
rưởi” thông tin, đúng như là thông tin “lá cải”. Các loại hình báo chí cạnh
tranh nhau gay gắt và kết cục đem lại là tràn ngập những thông tin “lá cải”.

Minh chứng rõ ràng nhất cho sự ganh đua này là “vụ án Lê Văn Luyện”.
Phải nói là hằng giờ, thậm chí từng phút, một số trang điện tử liên tục đưa
tin (hoặc xào xáo của nhau) thông tin chính xác lẫn mơ hồ, chưa xác thực,
kèm theo vô số “phân tích dự báo”, “mổ xẻ”, lật đi lật lại, khai thác đến tận
cùng, thậm chí sẵn sàng bịa những chi tiết giật gân. Thậm chí để chạy đua
thông tin, “móc túi” độc giả sớm hơn, có tờ báo in thêm số lượng, tăng
trang, phát hành sớm lên vài giờ. Trong vô số trường hợp, chỉ cần liếc qua
cái tít trên trang nhất một số tờ báo đã thấy hoang mang vì ở đó tràn ngập
tin tức đâm chém, cướp của, hiếp dâm, giết người… Ở Việt Nam, tính chất
“lá cải” rõ rệt, chỉ cần một vụ việc xảy ra, các báo bắt đầu bắt chước nhau
khá nhanh, vụ án nào có tình tiết gay cấn là đều xúm vào. Dạo năm 2012,
trong một vụ án có năm người co cùng đề nghị hội đồng xét xử tuyên án cha
đẻ tử hình vì tội giết vợ, lập tức cái tít này lại nằm chềnh ềnh trên trang nhất
một vài tờ báo!
Sau những vụ án giết người, cướp của là những câu chuyện lạ, những
pha lộ hàng của hàng loạt ngôi sao, và những vụ hiếp dâm đến ghê rợn.
4|Page


Hiện nay trên Internet, những từ “lộ hàng”, “tháng”, “hở”, “xuyên thấu”…
kèm những lời giới thiệu là “choáng”, “sốc”, “ngất”, “nghẹt thở”,…đang là
những từ khóa được săn lùng nhiều nhất. Ở nước ngoài, hotgirl trước hết là
danh từ chỉ nhưng phụ nữ đủ tài đủ cả sắc làm cho giới trẻ hâm mộ. Còn ở
Việt Nam, với cách khai thác thông tin “lá cải” của giới báo chí, đặc biệt là
báo mạng điện tử, thì nghiễm nhiên không ít người đã cho rằng, hotgirl gắn
liền với những cô gái trẻ đẹp thích chơi bời, thích khoe “hở”. Phàm cái gì
nhiều quá hóa nhàm, hóa rẻ, hotgirl đáng ra là một từ đẹp bỗng chốc trở nên
tầm thường, nếu không nói đôi khi là nhảm nhí. Và chuyện báo chí khai thác
làng giải trí, khai thác đời tư của các “ngôi sao” quá đà, các nhân vật văn
nghệ mạnh mồm mạnh miệng cũng là điều đáng nói. Báo chí ta khai thác đủ

mọi thứ chuyện, từ ly hôn, chuyện cặp bồ mới, chuyện sinh con một mình,
… tới chuyện thời trang, hàng hiệu, hàng fake… Đến nỗi nữ đại sứ du lịch
nọ đã tâm sự rằng: “Người ta không hỏi tôi làm được những gì mà chỉ hỏi
váy mới tôi mua bao nhiêu tiền, chiếc vòng tay có tới tiền tỷ hay không?”!
Rồi đến chuyện, hiện nay những trang báo mạng điện tử thường liên kết
với các trang mạng xã hội, “ăn theo” đời sống các trang mạng, nhất là
Facebook. Sau khi ai đó tung một thông tin lên Facebook, là mọi người xúm
vào comment – bình luận, và với sự liên kết, liên thông nhanh chóng thời
toàn cầu, khi thông tin đó trở thành ‘hot” thì báo mạng vội chộp lấy để đưa
tin đăng bài. Một báo mạng đã đưa lên hàng loạt báo “copy” theo, có báo
sửa tít cho hấp dẫn hơn còn nội dung thì vẫn nguyên bản. Và điều làm bạn
đọc phẫn nộ là nhiều trang mạng không chừa cả đối tượng trẻ em. Câu nói
của mẹ bé Nhật Nam dạy con không xem truyện tranh, tưởng đâu chỉ là
chuyện trong gia đình, hóa thành chuyện cho thiên hạ đàm tiếu, “ném đá”.
Đến nỗi cô giáo bé Nhật Nam cũng phải lên tiến xin cộng đồng mạng dừng
lại.

5|Page


Còn rất nhiều minh chứng sống động có thể dẫn ra cho thấy tình trạng
“lá cải hóa” ở một số tờ báo nhất là các tờ phụ trương đã đến mức báo động.
Lý do duy nhất để người làm các tờ báo này đưa ra để biện minh cho việc
làm của mình là để phục vụ người đọc bình dân, để câu “view”, cạnh ngụy
biện. Còn việc viện dẫn các báo “lá cải” ở nước ngoài còn ‘lá cải” hơn lại
càng nực cười. Đúng là ở các nước phương tây, “báo lá cải” có đất sống
nhưng nó không nhập nhằng, “lộng giả thành chân”.
Kết lại, nền báo chí Việt Nam ta ngày càng trở nên thương mại hóa và
đang đứng trước một thảm họa, đó là “thảm họa truyền thông”, thảm họa
của những tờ báo “lá cải”.

II. Khảo sát thực tế báo mạng điện tử Kênh 14 và báo in Pháp luật và
Đời sống.
1. Khảo sát báo mạng điện tử kenh14.vn
Vài nét về kênh 14
Ngày 18 tháng 12 năm 2007 một trang web điện tử dành cho teen chính
thức ra đời, là một kênh thông tin giải trí xoay quanh cuộc sống giới trẻ, với
một cái tên khá thú vị và hấp dẫn trang web là sự tổng hợp
tin tức về ngôi sao, phim, ảnh, thời trang, chuyện lạ, giới tính, học đường
cùng với các ưu thế như tính cá thể hóa thông tin khá tốt, tốc độ download
cao, tích hợp đa phương tiện tốt, kênh 14 nhanh chóng trở thành kênh thông
tin dành cho giới trẻ, với sự đón nhận nhiệt tình từ các độc giả tuổi teen
cùng với lượng truy cập lớn, kênh 14 đã khẳng định được vai trò, vị trí của
mình, xứng đáng trở thành một trong những trang web tuổi teen “hot” nhất
Việt Nam trong những năm gần đây.

6|Page


Kênh 14 là một trang Web có sự tổng hợp của nhiều chuyên mục, ngoài
trang chủ là sự tổng hợp những thông tin mới nhất, hot nhất trong ngày thì
Kênh 14 còn có tất cả các chuyên mục khác đó là: Star, Musik, Cine, Sport,
2 – teck, Fashion, Đời sống, Teeniscover, Make by teens, Giới tính, Học
đường, Lạ và fun, Qùa tặng, Mua chung. Mỗi chuyên mục có người phụ
trách chính. Tất cả những bài viết từ cộng tác viên, phóng viên hay là bất cứ
một bài nào lấy nguồn tin từ trang nào đều được biên tập lại và chuyển tải
tới độc giả một cách nhanh nhất, cập nhật nhất. Tuy nhiên những sai sót mà
trang Web gặp phải cũng không phải ít.

7|Page



Mặc dù là một trong những trang Web có lượng truy cập lớn nhất hiện
nay, được đông đảo các bạn trẻ yêu thích nhưng kênh 14 đa gặp phải không
ít các khó khăn khi trang Web này nhận được không ít phản hồi từ phía độc
giả cho rằng đây là một trang báo “ lá cải”, những cái tít giật gân, rẻ tiền
nhằm câu khách. Lướt qua một lượt của kênh 14, người xem, đặc biệt là các
bậc phụ huynh vô cùng phẫn nộ khi một trang Web dành cho tuổi teen lại
toàn những câu chuyện phiếm vô giá trị, nào là lộ clip nóng, ảnh nóng, khoe
hàng, tự sướng của những người nổi tiếng, đi sau vào đời tư cá nhân của con
người như chuyện sao ăn gì, mặc gì, làm gì. Bên cạnh đó là những hình ảnh
minh họa, những clip gây phản cảm cho người xem.
Bên cạnh đó một số đọc giả khác cho rằng kênh 14 có thể làm “nhiễm
độc văn hóa” khi không ý thức được hết vai trò, trách nhiệm của mình trong
việc định hướng cho tuổi teen có một cuộc sống lành mạnh xoay quanh gia
đình, bạn bè, nhà trường. Kênh 14 với những hình ảnh hở hang, phản cảm,
những chuyên mục với cái tên nửa Anh nửa Việt đã đang dần mất đi sự
trong sáng của Tiếng Việt, ảnh hưởng ít nhiều đến ngôn ngữ, hành động của
giới trẻ trong xã hội hiện đại.
Mỗi một cá nhân có một cách nhìn nhận và suy nghĩ khác nhau. Để
kiểm chứng tính chất “lá cải’ như nhiều cư dân mạng đã nói về trang Web
điện tử này cần có một cuộc khảo sát toàn diện.
Tình hình khảo sát thực tế trang Web kênh 14 trong vòng quý 1 tháng đầu
năm 2013.
Vì là trạng thông tin điện tử nên số lượng bài viết không hạn định, thông
tin được cập nhật mới liên tục. Tuy nhiên trên kết quả khảo sát cho thấy.
Mỗi chuyên mục trung bình đăng tải 5-7 bài viết/ ngày, tuy nhiên hai
chuyên mục “hot” và đặt được lượng truy cập cao là Star và Music trung
bình 10 bìa viết/ ngày. Như vậy, tính trung bình mỗi ngày Kênh 14 đăng tải
gần 130 bài viết truyền tải thông tin tới bạn đọc.
8|Page



Về chất lượng và số lượng:
Thứ nhất, chuyên mục được giới trẻ đón nhận và đạt lượt truy cập cao
nhất trong số 18 chuyên mục là chuyên mục Star. Tại chuyên mục này, kênh
14 chia làm 3 mục nhỏ là Star, Sao Việt và Paparazzi. Trong chuyên mục
này, kênh 14 khai thác tất tần tật mọi thứ về người nổi tiếng. Nhưng thông
tin được khai thác mang tính nóng bỏng và thời sự. Với số lượng bài viết
trung bình là 10/ngày, có nhưng thời gian sự kiện đình đám xảy ra trong
làng giải trí Thế giới hay Việt được dư luận quan tâm thì kênh 14 khai thác
triệt để đến mức không bỏ sót từng lông tơ kẽ tóc. Vì vậy mà có những
ngày, chỉ một sự kiện nhưng có tới 6-7 bài viết được đăng tải liên tục, cập
nhật từng ngày từng giờ. Cái ưu mà bạn đọc nhận thấy ở đây đó là tính
nhanh nhậy nắm bắt thông tin và phản hồi đến độc giả. Tuy nhiên, phàm cái
gì quá cũng không đem lại kết quả tốt. Và với cách khai thác thông tin của
kênh 14 ở đây đã nhận được không ít nhưng phản hồi chê trách, phê phán.
Qua tình hình khảo sát, nhận thấy chất lượng bài viết tỷ lệ nghịch với số
lượng bài viết. Đúng như cụm từ “tất tần tật” chuyện của sao, kênh 14 trở
nên đi sâu quá vào đời tư của các sao. Từ chuyện sao ăn gì, mặc gì, đồ hàng
hiệu hay fake, bạn trai, bạn gái, đi ăn với ai… đều được kênh 14 “soi” mọi
lúc mọi nơi. Và quả thật, qua khảo sát, nhận ra chất lượng của một bài viết
cực kỳ kém. Cái tít giật mình và nhiều khi không liên quan đến nội dung bài
viết. Nôi dung bên trong có thể đếm được số con chữ xuất hiện chỉ trên dưới
100 từ. Và chủ yếu là những hình ảnh của các sao ở mọi góc độ kèm theo
một vài trích dẫn dưới ảnh. Kết luận bài viết cũng không hề có. Đó là về
hình thức, còn về nội dung thật sự không còn gì để nói! 14 chanel for teen
nhưng thông tin lại chủ yếu về pha lộ hàng, sexy, đồ xuyên thấu… của các
sao. Rồi tới chuyện sao ngủ qua đêm với ai, sao đi sinh nở, sao ôm ấp ai…
mọi thứ đời tư đều được phơi bày lên hết trên Kênh 14. Cách khai thác
thông tin của kênh 14 đã cho thấy sự cẩu thả trong công việc, tính chất “lá

9|Page


cải” dường như là cái mà kênh 14 đang theo đuổi. Tính chất thương mại hóa
phải chăng là cái mà trang Web điện tử này đang chạy theo? Với cách khai
thác như vậy, kênh 14 cũng đã nhận được khá nhiều n lời bình luận của độc
giả với tính chất phê phán cách viết bài, cách khai thác thông tin của kênh
14. Có những độc giả phải thốt lên: “kênh 14 dạo này lá cải quá! tạp nham
đủ thứ chuyện.” hay “sao cũng là người, người ta mặc gì ăn gì thì kệ họ, sao
phải soi xét từng ly như vậy. thật không hiểu kênh 14 đang làm trò gì nữa”.
Thứ hai, đó là chuyên mục đời sống và xã hội, trong chuyên mục này
chia làm 3 phần gồm xã hội, thế giới và nhân đạo. Ở chuyên mục này, bài
viết có phần chi tiết hơn nhưng nhìn một cách tổng quan thì vẫn là những
cách giật tít, câu view rẻ tiền. Những vụ án giết người, đâm chém, cha giết
con, chồng giết vợ, con giết mẹ ... luôn là những chủ đề mà kênh 14 khai
thác triệt để. Ví như vụ án Lê Văn Luyện là một vụ án “hot” nhất năm 2012
vừa qua. Ngay sau khi diễn ra vụ việc, kênh 14 cũng không ngoại lệ, update
thông tin liên tục và viết tất cả những gì liên quan đến cái tên Lê Văn Luyện
với những cái tít giật mình chềnh ềnh trên tranh chủ. Trang Web cho teen
nhưng lại đầy hình ảnh máu me. Và bỗng nhiên cái tính chất lành mạnh và
giáo dục của trang Web đã bị cái goi là “lá cải” lu mờ đi.
Thứ ba, các chuyên mục khác như 2-teck, made by teen, lạ và fun... số
lượng bài viết không nhiều như hai chuyên mục trên. Tuy nhiên trong một
số bài viết vẫn thấy sự sơ sài, hời hợt với việc đưa thông tin tới bạn đọc.
Vẫn là hình ảnh chiếm thế thượng phong, sự xuất hiện của những con chữ là
rất ít. Nhìn vào bài viết đó ta tưởng tượng như là bộ sưu tập ảnh. Chuyện gì
cũng có thể biến thành báo là cái mà nhận thấy ở kệnh 14. Những cái tít rất
kì cục “ Nhà sư bị chỉ trích vì dùng ipod, phi cơ riêng”, không chỉ có sao, có
người nổi tiếng mà ngay cả những người bình thường nhất cũng trở thành
cái nguồn thông tin dồi dào cho kênh 14 khai thác, bóc mẽ trên mặt báo.

10 | P a g e


Kết lại, tính chất “lá cải” có hay không ở kênh 14 thì độc giả phần nào
cũng nhận thấy được. Với sự khảo sát trên các chuyên mục qua các bài viết
của kênh 14 trong quý đầu năm 2013, tôi nhận ra việc làm ăn cẩu thả của
kênh 14 và cách khai thác thông tin “lá cải” tạp nham.
Đã đến lúc kênh 14 cần phải rửa những “lá cải” đó để nó trở nên sạch
hơn rồi!!!
Kết quả khảo sát tổng hợp trên bảng biểu về chất lượng và số lượng bài viết
của Kênh 14 trong vòng quý 1 của năm 2013
Chuyên
mục

Số lượng
(bài viết)

Chất lượng
(%)

Video

450

30

Star

1082


60

Ghi chú

Trung bình một ngày đăng 12
bài nhưng có đến 3-4 bài là
thông tin lá cải, mang tính săm
soi, đi sâu vào đời tư sao và giật
tít câu view rẻ tiền

Musik

726

46

Cíne

434

32

Fashion

364

23

Đời sống


345

54

Xã hội

546

45

Những vụ giết người, hiếp dâm
tràn lan trên trang chủ và luôn
là đề tài hot cho Kênh 14 khai
thác. Đi ngược với cái gọi là 4
teen.

Giới tính

332

34

11 | P a g e


Made

by 97

65


me
Lạ

103

60

Bất cứ điều gì cũng có thể khai
thác ở chuyên mục này. Kênh
14 giật tít để biến thành lạ mà
nội dung không hề fun là lạ.

Sport

546

43

Có nhiều bài viết không liên
quan đến tên chuyên mục mà
chỉ thấy săm soi đời tư của các
vđv, hlv và gia đình của họ

Funny

287

56


Khám phá

92

90

Chuyên mục này đi đúng theo
nhiệm vụ và chất lượng bài viết
ổn định và cao

2-tek

91

41

Cool

201

73

Góc

trái 90

93

tim


Chuyên mục này được đánh giá
là chuyên mục phù hợp nhất và
đạt chất lượng nhất

Học đường

198

87

Trên đây là kết quả khảo sát số lượng và chất lượng bài viết của Kênh
14 trong quý đầu của năm 2013.

12 | P a g e


Một vài ví dụ dẫn chứng về sự đi xuống của Kênh 14, xu hướng “lá cải hóa”
STT

Tên bài báo

Chuyên

Nhận xét nội dung

Ghi chú

mục
1


Huỳnh Tông Trạch,

Star

Viết về sự xuất hiện của hai ngôi sao c-biz Số ra ngày 05/03/2013. Và xung quanh

Thích Vy cùng xuất hiện

trong cùng khách sạn. Tuy nhiên cái đáng nhân vật nam trong câu chuyện lá cải này

ở khách sạn

trách ở đây là bịa, suy luận vô căn cứ giữa còn vô số cái tít vụng về như: “Huỳnh
hai nhân vật này có quan hệ tình cảm. Đời Tông Trạch lén ôm bồ mới ở bụi cây.” Hay
sống riêng tư của sao luôn bị soi mói, và “Huỳnh Tông Trạch “xỏ” Hồ Hạnh Nhi,

2

Dương Mịch khoe nhẫn

Star

kim cương “hàng khủng”

đơm đặt để giật tít câu view rẻ tiền.
cặp Châu Lệ Kỳ”.
Bài viết thực chất là cuộc soi mói, độ tinh
mắt của paparazzi. Bức ảnh người đẹp đi
bên cạnh bạn trai và tay đeo nhẫn kim
cương, không có hành động khoe khoang gì

nhưng các “nhà báo” của chúng ta phóng đãi

3

Ngọc Trinh diện bikini Star

lên để thu hút quan tâm.
Một vài bức ảnh của nữ hoàng nội y bên bạn Bên cạnh bài viết này còn khá nhiều bài

thân mật bên trai lạ

ở hồ bơi nhưng lại được các Pv suy luận là viết liên quan với cái tít buồn cười, đi quá
có quan hệ tình cảm với “zai lạ” này. Thật sâu vào cuộc sống người khác.
sự phải đặt ra câu hỏi liệu Kễnh 14 chỉ có

4

Vụ án giết người chặt Xã hội

thể là soi và tăm đời tư để giật tít?
Chỉ xung quanh vụ án này thôi nhưng kênh

xác gây chấn động dư

14 đã giật đủ mọi tít, dành một mục riêng

13 | P a g e


luận


cho các bài viết liên quan tới vụ án. Thậm
chí hình ảnh xác tìm thấy còn được tận dụng
triệt để ở tất cả các bài viết, sự trùng lặp là
điều tất yếu giữa các bài viết. Tít khác nhau
nhưng nội dung vân na ná, không khác biệt

5

Xuất hiện clip chàng trai Đời sống

là mấy. Chất lượng bài viết cực kỳ kém.
Chỉ là clip rất riêng tư, cá nhân của bạn nam Cũng bên cạnh clip cậu con trai này, kênh

khóc hát tặng người yêu

nhưng kênh 14 đã phơi bày tô điểm cho 14 đã tích cực “mầy mò” một clip về bạn



thêm phần thú vị. Thêm vào đó, lời của tác nữ cũng khóc hát tặng người yêu cũ để
giả bài viết còn nông cạn tơi mức viết dòng sánh vai ngang bằng, âm dương cân
này “Tuy ngoại hình chưa thực sự thu hút bằng ???!
người xem nhưng bù lại, giọng hát truyền
cảm cũng như cảm xúc tận đáy lòng của
chàng trai này đã lấy được sự đồng cảm của
cư dân mạng.”. Thật sự khó hiểu cho suy
nghĩ của tác giả bài viết. Đúng là “Mương
14”!???


14 | P a g e


6

7

Loạt bài viết liên quan

Sport

Điều nực cười cho hai bài viết này là đây là Điều thú vị là rất nhiều độc giả phản hồi

đến Helen Flanagan

chuyên mục thể thao nhưng không chừa bất gay gắt về cách giật tít viết bài của tác giả,

với các tít nực cười

cứ đều gì, kênh 14 đều có thể khai thác tất xin trích dẫn một vài comment “lộ ngực

“Khoe ở nhà một

cả. Cái dở ở đây là tít thứ hai “ngực khủng” khủng liên quan gì tới mất trộm, ý nói trộm

mình, siêu SWAGS

và thật liên quan khi thêm “trước đêm xảy ra vào nhà vì ngực bà này khủng à “ hay “giật

Helen Flangan bị


trộm” vào để thể hiện có liên quan đến tít cái tít liên quan v~. muốn làm nóng thì

trộm ghé thăm” hay

nhứ nhất. Chuyên mục thể thao mà tin tức cũng đừng ghép chuyện như vậy chứ, chả

“Helen Flanagan lộ

thể thao không thấy đâu, toàn thấy “ngực liên quan, cái tít vô duyên hết biết”

“ngực khủng” trước

khủng” “lộ hàng”.

đêm xảy ra trộm”
Người đẹp ngực trần lại Sport

Tại sao lại cho vào chuyên mục sport? Phải Xin được trích dẫn một vài lời comment :

“khoe hàng” vì tuyển

chăng cái tít nó có chữ “tuyển Tây Ban “kenh14 càng ngày càng rẻ tiền soi hàng

Tây Ban Nha

Nha”!?. Bài viết không khác gì trang Web đủ thứ học bên soha tùm lum, nên nhớ trẻ
18+ với chủ yếu là hình ảnh cô gái “ngực con xem nhiều đừng có đầu độc rồi lại giật
khủng” để “trần”. Kênh 14
trong mắt bạn đọc???


là Web sex tít vì sao trẻ con bây giờ hư. Đây là phản
ánh chung chung chứ ko ruêng bài này,
đừng xoá comment” hay “Kênh 14 định
chuyển thành tạp chí đồi trụy hay sao mà
suốt ngày đưa mấy tin kiểu "ngực khủng",
"khoe ngực"...này nọ thế nhờ”

Trên đây là một số dẫn chứng cụ thể về việc Kênh 14 đã làm ăn cẩu thả như nào trong quá trình sáng tác tác phẩm
báo chí dẫn đến việc “lá cải”.
15 | P a g e


2. Khảo sát trên báo giấy “ Báo phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh”
trong khoảng thời gian từ ngày 01/12/2012 – 29/12/2012.
Vài nét về báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh
Báo Phụ nữ T/p Hồ Chí Minh được đánh giá là cơ quan ngôn luận của
Hội Liên hiệp Phụ nữ T/p Hồ Chí Minh. Báo có phát hành hai loại là tạp
chí ra theo tuần và báo tờ ra 3 số một tuần vào các ngày thứ 2, thứ 4 và
thứ 6. Loại báo khảo sát lần này là tờ báo ra 3 số 1 tuần. Đây là báo được
đánh giá uy tín của cơ quan ngôn luận phụ nữ thành phố nhưng khoảng
thời gian tháng 12 năm 2012 đã xảy ra không ít vụ bê bối.
Khảo sát trong vòng 1 tháng trên tờ báo
Như đã nói ở trên, báo ra 3 số một tuần nên trong vòng tháng 12 năm
2012 tổng số báo phát hành là 12 số từ ngày 03/12/2012 – 28/12/2012.
Chỉ trong thời gian ngắn đó nhưng số lượng bài viết được đánh giá kém
chất lượng và mang tính chất “lá cải’, chụp mũ, bôi bẩn đồng nghiệp lại
khá nhiều.
Và trên quá trình khảo sát trong vòng 1 tháng, tôi nhận thấy số báo
đáng chú ý nhất và gây ra phản ứng trái chiều là số báo 59 ra ngày

28/12/2013.
Bài viết “Ma trận truyền thông – choáng váng với báo “lá cải” (số 59,
ra ngày 28/05/2012) đã cho thấy sự cạnh tranh theo kiểu “luật rừng” mà
báo Phụ nữ T/P Hồ Chí Minh áp dụng nhằm bôi bẩn đồng nghiệp. Sự thô
thiển và vụng về mang tính “chụp mũ” lấy được trong bài viết này thể
hiện rõ nhất khi người viết đặt báo Đời sống & Pháp luật – một tờ báo cố
gắng bám sát tôn chỉ mục đích, có số lượng bài viết phát hành lớn, được
đông đảo bạn đọc tin yêu, là tiếng nói của Hội Luật gia Việt Nam, một tổ
chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp có truyền thống hơn nửa thế kỷ lên
đầu tiên trong danh sách các ấn phẩm mà người viết cho rằng “bất chấp
16 | P a g e


tính định hướng dư luận và giáo dục của báo chí, bỏ qua thuần phong my
tục của Việt Nam”.
Trên thực tế thì lời phê phán này nên dành cho báo Phụ nữ T/p Hồ Chí
Minh thì đúng hơn. Xin được trích dẫn cụ thể trang 4-5-6-7 của tờ báo này
có tên trang Tình yêu – Hôn nhân – Gia đình, có vẻ như sẽ cung cấp tri
thức cho phái nữ về lĩnh vực rất quan trọng trong đời sống, nhưng thực tế
chỉ là những câu chuyện phóng tác rẻ tiền, “nội dung khá ngây ngô và giật
gân một cách vụng về đến nỗi buồn cười”, em thường độc giả (những
đoạn trong ngoặc lép là nhận định của báo Phụ nư TP.HCM).
Cụ thể là trong số ra ngày thứ hai có những cái tít mà bạn đọc nhìn
vào là đã biết những câu chuyện phóng tác với những “chi tiết rẻ tiền để
câu khách” không hơn không kém, ví dụ như; “Thả mồi bắt bóng”, “Gậy
ông đập lưng ông”, “Đã yêu thì tin”, “Chuyện tình của mẹ”, “Nôi đau”,
‘Chồng vũ phu”, “Trộm cả tiền của mẹ vợ”... Xin được trích một đoạn
đầu tiên trong cái gọi là bài báo với nhan đề “Thả mồi bắt bóng” trong số
này để bạn đọc thấy được cách tác nghiệp của báo Phụ nữ TP. HCM như
thế nào: “Chị gọi điện đến lúc gần nửa đêm, giọng sũng ướt: “Cho mình

tâm sự để nhẹ lòng một chút được không? Hôm nay mình mới gặp lại
Minh.”. Tôi còn ngái ngủ lơ mơ hỏi: “Minh nào? Cái ông đnag làm việc
chung phòng đó hả?”. Chị gắt nhẹ: “Làm chung thì ngày nào chẳng gặp”.
Rồi nhỏ giọng: “Nhớ Minh lớp trưởng ngày xưa không?”...
Những câu chuyện đại loại như thế chẳng ăn nhập gì vấn những vấn
đề bạn đọc quan tâm, chẳng giúp ích gì được cho người đọc, và nội dung
hoàn toàn lệch đi so với cái tít có vẻ giật gân vụng về kia lại được đăng tải
nhan nhản, chiếm gần hết các trang báo của báo Phụ nữ TP.HCM trong
những số ra trong tháng 12 năm 2012 vừa qua. Cũng trong các trang Tình
yêu – Hôn nhân – Gia đình, 2 diễn đàn được báo Phụ nữ TP.HCM mở ra
17 | P a g e


và kéo dài nhiều tháng là “Diễn đàn chán chồng” và “Diễn đàn con riêng”.
Té ngửa, hóa ra mối quan tâm về hôn nhân, gai đình của phụ nữ theo góc
nhìn của tờ báo này chỉ là việc “chán chồng” và “con riêng”!?

Hai diễn đàn thể hiện góc nhìn của báo Phụ nữ TP. HCM về hôn
nhân – gia đình
Hay như một “tác phẩm báo chí” khác có tít là “Trò vui của vợ” đăng
tải trên báo Phụ nữ TP. HCM số ra ngày thứ 6 (07/12/2012) chỉ đăng tải
một câu chuyện vớ vẩn xung quanh mối quan hệ vợ chồng chỉ xuất phát
từ cái tin nhắn trên ĐTDĐ nhưng bài báo này lại chiếm gần nửa trang báo.
Nhiều bạn đọc cho rằng, làm báo kiểu này thì quá coi thường độc giả và ai
cũng có thể làm được, bởi vì phần lớn những trang báo của báo này chỉ để
dành cho việc đăng tải những câu chuyện ngô nghê mà bất kì ai, dù trình
độ học vấn mức xóa mù cũng có thể “sáng tác” được.
18 | P a g e



Qua quá trình khảo sát tôi nhận thấy “Sex: “phô” và “tục”!” cũng là
cái mà báo Phụ nữ TP. HCM này đang thể hiện. “Những thông tin liên
quan đến “chuyện phòng the” có lẽ được các “vườn cải”, đích danh là
“vườn cải” mang tên Phụ nữ TP. HCM đầu tư nhiều nhất. Hãy thưởng
thức một đoạn trong bài có tên gọi sặc mùi “chưởng sex”: “Chỉ luận anh
hùng trên chiến địa” đăng trên báo Phụ nữ TPHCM số ra chủ nhật
16/12/2012: “Nên nhớ, phương tiện của các ông lên bờ xuống ruộng vì
chuyện to, nhỏ thì uyên ương phòng của các cô cũng có thể rơi vào cảnh
lớn, bé. Như vậy hoàn toàn có thể xảy ra kịch bản: không phải cái bên ông
bé mà là phía bà kém đnà hồi hay tệ hơn, mắc một khuyết tật nào đó. Một
kiểu sát hạch sai cơ bản nữa là bên cho điểm chỉ căn cứ tình hình công cụ
lúc làm dân mà xem xét không thỏa đáng tư thế chàng lúc làm lính. Nên
nhớ, cái ấy là một tổ chức co giãn, và người ta nhận thấy cái nào lúc
gươm tra vào có vẻ rụt rè, yếm thế lại có biên độ giãn nở lớn lúc tuốt
gươm so với những cái bình thường to cao. Logic của chiếc lò xo: càng
nén lại nhiều thì lực bung ra càng mạnh. Dông dìa rốt cuộc cũng phải
quay lại thành La Mã; chỉ nên luận anh hùng trên chiến địa...”
Một bài viết khác có tít rất giật gân “Ai sung hơn” lại so sánh: “... nếu
chọn nồng nhiệt làm tiêu chí thì một thiếu nữ ngại ngùng xác thịt không
thể so với một quý bà từng trải, trong khi, mức đòi hỏi của cô so với bà
chưa chắc mèo nào cắn mỉu nào... Một cô ba mươi tuổi rời khuê môn theo
chồng hẳn có điểm sung mãn muộn hơn cô vào đời sớm...”. Đọc những
bài viết kiểu này mới thấy lời phê phán của chính tờ báo này thật chính
xác.

19 | P a g e


Việc làm nội dung tờ báo nhàm chán, bạn đọc quay lưng là sự tất yếu
Một điều nữa càng khẳng đính tính chất “vườn cải” của tờ báo này là

việc làm PR, quảng cáo trá hình dưới hình thức tin bài. Đây thực sự là một
hình thức “lừa đảo” đối với những bạn đọc phải bỏ tiền ra mua báo. Việc
làm mang tính chất vi phạm luật báo chí và phi đạo đức diễn ra này
thường xuyên như cơm bữa trên báo Phụ nữ TP. HCM.
Đọc bất cứ số báo nào của tờ này ai cũng có thể dễ dàng nhận ra ngay
trang 13 của tờ báo chuyên sử dụng cho mục đích quảng cáo “lậu” một
cách trường kỳ. Trong trang này, ½ trang thường dùng đăng quảng cáo
các bài viết, ½ trang còn lại là mục tự giới thiệu nhưng cũng là hình thức
quảng cáo của các doanh nghiệp dược phẩm, thời trang.
Trích dẫn trang số 13 của số báo ra ngày 28/12/2012 vó bài viết: “Khủ
mùi vật dụng khó giặt chỉ trong tích tắc” của tác giả Xuân Thảo hướng
dẫn “3 bước đơn giản để dọn dẹp nhà cửa nhanh chóng và hiệu quả nhất”,
trong đó người viết “gài” một đoạn “mồi chài” người đọc sử dụng một
loại nước thơm khử mùi vải của Hàn Quốc: “Sao không thử trải nghiệm
20 | P a g e


nước thơm khử mùi vải Ampi Pur?”. Dường như chua đủ độ trơ trèn, bên
cạnh “bài báo” này còn có hình ảnh của nước thơm Ampi Pur với sự giới
thiệu chi tiết 3 loại sản phẩm khác nhau, rồi giá tham khảo v.v...

Bài báo đáng xấu hổ trên trang 13 báo Phụ nữ TP. HCM số ra ngày
28/12/2012
Câu hỏi đặt ra rằng, liệu những bài viết như vậy xuất hiện trên báo
Phụ nữ TP. HCM liệu có thể coi là “ tác phẩm báo chí” hay không? Ban
biên tập của tờ báo này đang xem thường bạn đọc và pháp luật về báo chí
như thế nào? Một tờ báo mang đậm tính chất lá cải, chạy theo xu hướng
thương mại hóa như vậy dù họ có dùng chiêu cạnh tranh bôi bẩn đồng
21 | P a g e



nghiệp như thế nào đi chăng nữa thì việc bị bạn đọc quay lưng, thờ ơ cũng
là điều dễ hiểu.
III. Nhận xét về kết quả khảo sát và đưa ra hướng giải quyết vấn đề
1. Đánh giá chung về kết quả khảo sát
Qua kết quả khảo sát trên hai báo là trang thông tin điện tử Kênh 14
và báo giấy Phụ nữ Tp. HCM nhận thấy một thực trạng đó là “ thảm họa
về truyền thông lá cải” trong báo chí.
Từ Báo mạng điện tử đến Báo in đều đang đứng trước nguy cơ bị
thương mại hóa. Báo chí bỗng chốc trở nên một biển thông tin tạp nham
đủ loại “rác thải” không rõ nguồn gôc, thông tin không được kiểm định.
Chức năng thông tin tới bạn đọc và định hướng xã hội của báo chí dần bị
thoái hóa.
Vấn đề đặt ra ở đây là cần phải làm gì để cái nguy cơ đó biến mất và
nền báo chí nước nhà trở nên trong sạch, không còn mùi của “lá cải” hay
“vườn cải”.
2. Một vài đề xuất giải quyết vấn đề
Hiện tượng báo “lá cải” đến nay vẫn còn gây nhiều tranh cãi trong
giới báo chí Việt Nam. Nhiều cán bộ cấp cao khẳng định báo chí nước ta
không phải “lá cải” nhưng phần lớn phản hồi từ độc giả lại cho rằng hiện
tượng “lá cải” đang chiếm thế thượng phong bởi nó đem lại nguồn lợi
nhuận cho nhà làm báo.
Trước thực tế này, tôi xin trình bày một số phương án giải quyết.
Trước tiên, thực tế cho thấy dù không chấp nhận báo “lá cải” nhưng việc
ra đời các ấn phẩm bị cáo buộc là “lá cải” thuộc thẩm quyền cấp phép của
Trung ương. Chính vì thế cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí ở địa
phương dù có kịp thời phát hiện, nghiêm khắc với các hiện tượng báo chí
22 | P a g e



“lá cải” thì cũng không có thẩm quyền xử phạt, rút giấy phép xuất bản các
ấn phẩm này. Cố gắng cao nhất của họ chỉ là phát hiện và phản ánh. Như
vậy lúng túng trong quản lý của cấp trên cũng là vấn đề cần sửa chữa. Cần
nghiêm ngặt hơn từ khâu xét duyệt đăng bài trở đi cho đến khi xử phạt.
Thứ hai, cần sửa luật để có hướng quản lý. Hiện nay ở Việt Nam chưa
có nghiên cứu nào về báo “lá cải” và luật cũng không thừa nhận loại báo
chí này. Điều 1 Luật Báo chí 1989 quy định “Báo chí... là cơ quan ngôn
luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; là diễn
đàn của nhân dân”. Cái quan trọng ở đây là luật báo chí cần có chỉnh sửa
về việc đăng tin mang tính chất giật gân câu khách và đi ngược với thuần
phong mỹ tục Việt Nam để có hướng quản và xử lý chặt chẽ, nghiêm ngặt.
Thứ ba, phân luồng để quản lý. Có ba phương án để lựa chọn: Tiếp tục
thực hiện những quy định hiện hành của Luật Báo chí, Nghị định 51/2002;
cấm triệt để hơn; hoặc cho tồn tại nhưng phân loại báo chí để có cách
quản lý phù hợp.
Trong cả ba phương án trên, phương án thứ nhất chỉ có tác dụng mỗi
khi dư luận xã hội lên tiếng mạnh mẽ về tác hại của báo chí “lá cải”, về
lâu dài không có giải pháp căn cơ vì hiện tại Nhà nước hầu như không có
nguồn để bao cấp cho báo chí thực hiện nhiệm vụ chính trị. Phương án 2
là một phương án khá cực đoan, đi ngược lại với xu thế hội nhập, mở cửa,
không khuyến khích sự đầu tư vào một lĩnh vực kinh doanh tương đối
bình thường cũng như có thể tạo ra sự bất bình đẳng trong cạnh tranh trên
thị trường báo chí. Thực tế cũng cho thấy việc cấm đoán trong điều kiện
Việt Nam không bao giờ triệt để được, nhất là trong điều kiện hiện nay
Internet đang trở thành công cụ sắc bén lan tỏa thông tin.
Phương án thứ ba là một phương án khả thi có thể giải quyết tận gốc
vấn đề báo “lá cải”, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội và thông lệ
23 | P a g e



quốc tế, tuy việc thực hiện phương án này có thể mất nhiều thời gian,
công sức do phải nghiên cứu, khảo sát, phân tích, đánh giá và phải đưa
được vào quy trình xây dựng luật của Quốc hội về việc sửa đổi Luật Báo
chí cũng như các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành.
Muốn thực hiện phương án này, bước đầu tiên phải phân biệt rõ giữa
loại hình báo chí chính thống, thực hiện nhiệm vụ chính trị và loại hình
báo giải trí thương mại thuần túy để có biện pháp quản lý phù hợp. Theo
đó phải làm rõ hơn chức năng của báo chí được quy định tại Điều 6 Luật
Báo chí năm 1989, ở đây phải thêm hoặc thừa nhận chức năng giải trí,
một trong bốn chức năng cơ bản của báo chí đã được thừa nhận từ lâu
trong các nền báo chí phát triển.
Thứ tư, ý thức trách nhiệm xã hội và lương tâm nghề nghiệp của nhà
báo cần phải được nâng cao. Sự thoái hóa của nền báo chí dân tới hiện
tượng “lá cải” là do ý thức về việc thông tin tới bạn đọc của nhà báo chưa
được chú trọng cùng với đó là sự ham lợi, chạy theo thương mại hóa mà
không tôn trọng công chúng.
Thứ năm, có cầu ắt có cung. Qua việc khảo sát kênh 14 và Báo Phụ nữ
TP.HCM nhận thấy nhu cầu đọc những tin tức về sao, về đời sống riêng tư
của người nổi tiếng hay nhưng câu chuyện máu me, sex được bạn đọc
quan tâm và lượt truy cập rất lớn. Chính vì nhu cầu đó nên báo chí chạy
theo và kiếm lợi nhuận lớn nhất có thể mà quên đi chức năng của báo chí
và văn hóa Việt. Cái mà cần giải quyết ở đây là phản hồi chân thành hay
lên án sự đi xuống của nguồn thông tin từ phía độc giả. Cần tẩy chay hiện
tượng “lá cải” trong nền báo chí nước nhà là trách nhiệm từ phía bạn đọc.

24 | P a g e


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1

PHẦN NỘI DUNG............................................................................................................... 2

I.Giải và thích khái niệm báo “lá cải”........................................................2
1.Một vài quan niệm khác nhau về báo “ lá cải”...........................................................2
2.Thực trạng hiện tượng báo “lá cải” ở Việt Nam........................................................3

II.Khảo sát thực tế báo mạng điện tử Kênh 14 và báo in Pháp luật và
Đời sống.........................................................................................................6
1.Khảo sát báo mạng điện tử kenh14.vn.....................................................................6
Loạt bài viết liên quan đến Helen Flanagan với các tít nực cười “Khoe ở nhà một mình,
siêu SWAGS Helen Flangan bị trộm ghé thăm” hay “Helen Flanagan lộ “ngực khủng”
trước đêm xảy ra trộm”.....................................................................................................15
2.Khảo sát trên báo giấy “ Báo phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh” trong khoảng thời
gian từ ngày 01/12/2012 – 29/12/2012......................................................................16

III.Nhận xét về kết quả khảo sát và đưa ra hướng giải quyết vấn đề. . .22
1.Đánh giá chung về kết quả khảo sát.......................................................................22
2.Một vài đề xuất giải quyết vấn đề...........................................................................22

25 | P a g e


×