Tải bản đầy đủ (.pdf) (193 trang)

Luận án ngôn ngữ học lục bát và ngôn ngữ thơ lục bát đồng đức bốn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 193 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ THÚY LIỄU

LỤC BÁT VÀ NGÔN NGỮ THƠ LỤC BÁT
ĐỒNG ĐỨC BỐN

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 62.22.02.40

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Phạm Văn Tình

Hà Nội, 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Học viên

Trần Thị Thúy Liễu


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan


Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các phụ lục
Danh mục sơ đồ
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THƠ LỤC BÁT, THƠ LỤC
BÁT ĐỒNG ĐỨC BỐN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN ............................... 7

1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu thơ lục bát, thơ lục bát Đồng Đức Bốn ......... 7
1.2. Các vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài .......................................................... 15
1.3. Tiểu kết .................................................................................................................. 37
Chương 2: VẦN VÀ NHỊP TRONG THƠ LỤC BÁT ĐỒNG ĐỨC BỐN ........... 39
2.1. Vần trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn ................................................................. 39
2.2. Nhịp điệu trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn ....................................................... 69
2.3. Tiểu kết ................................................................................................................. 82
Chương 3: LUẬT PHỐI THANH TRONG THƠ LỤC BÁT ĐỒNG ĐỨC BỐN ... 83
3.1. Dẫn nhập .............................................................................................................. 83
3.2. Luật phối thanh trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn ........................................... 85
3.3. Luật phối thanh trong lục bát truyền thống và trong lục bát Đồng Đức Bốn .. 108
3.4. Tiểu kết ................................................................................................................ 113
Chương 4: CẤU TỨ VÀ NGÔN TỪ - MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC TẠO NGHĨA
TRONG THƠ LỤC BÁT ĐỒNG ĐỨC BỐN .................................................................... 115
4.1. Cấu tứ và ngôn từ trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn ....................................... 115

4.2. Một số biện pháp tu từ từ vựng ngữ nghĩa và cỳ phỏp trong thơ lục bát
Đồng Đức Bốn ............................................................................................................ 127
4.3. Tiểu kết ................................................................................................................ 144
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 146



CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU

-

tr: trang.

-

VD: ví dụ.

-

ĐĐB: Đồng Đức Bốn.

-

B: thanh bằng ở các tiếng có vị trí 1,3,5.

-

b: thanh bằng ở các tiếng có vị trí 2,4,6,7.

-

T: thanh trắc ở các tiếng có vị trí 1,3,5.

-

t: thanh trắc ở các tiếng có vị trí 2,4,6,7.



DANH MỤC BẢNG

2.1: Các loại vần xét theo vị trí của tiếng hiệp vần ................................................ 40
2.2: Các loại vần xét theo âm vực thanh điệu ......................................................... 43
2.3: So sánh các kiểu cặp vần trong loại vần chính thơ lục bát Đồng Đức Bốn với
các kiểu vần trong âm tiết tiếng Việt ........................................................................... 46
2.4: So sánh các kiểu nguyên âm chính trong vần chính lục bát ĐĐB với các kiểu
nguyên âm chính trong âm tiết tiếng Việt .................................................................... 46
2.5: So sánh các kiểu ngun âm chính (ngun âm đơi) trong vần chính lục bát
ĐĐB với các kiểu nguyên âm chính (nguyên âm đôi) trong âm tiết tiếng Việt .......... 47
2.6: So sánh các âm chính (là ngun âm đơi) trong vần chính lục bát ĐĐB với âm
chính là nguyên âm đơn trong vần âm tiết tiếng Việt .................................................. 47
2.7: So sánh các âm chính hiệp vần mở trong loại vần chính thơ lục bát ĐĐB .... 48
2.8: So sánh âm chính hiệp vần nửa mở trong loại vần chính thơ lục bát ĐĐB với
các âm chính vần nửa mở trong âm tiết tiếng Việt ...................................................... 49
2.9: So sánh âm chính hiệp vần nửa khép trong vần chính thơ lục bát ĐĐB với âm
chính trong vần âm tiết tiếng Việt ................................................................................ 49
2.10: So sánh âm cuối kết hợp với âm chính trong âm tiết tiếng Việt và các âm
cuối tham gia các vần chính của thơ lục bát ĐĐB ....................................................... 49
2.11: So sánh giữa kiểu vần trong vần chính thơ lục bát ĐĐB với kiểu vần trong âm
tiết tiếng Việt ................................................................................................................ 51
2.12: So sánh kiểu cặp vần thông lục bát ĐĐB với vần âm tiết ............................. 54
213: So sánh giữa kiểu vần trong vần thông lục bát ĐĐB và kiểu vần trong âm tiết
tiếng Việt ...................................................................................................................... 55
2.14 : Hiệp vần thông của các âm chính ................................................................... 55
2.15 : Hiệp vần thơng của các ngun âm- âm chính cùng dịng ............................. 56
2.16 : Hiệp vần thơng của các âm chính giống nhau ................................................ 57
2.17 : Hiệp vần thông của các nguyên âm- âm chính cùng độ mở ........................... 57

2.18 : Hiệp vần thơng của các ngun âm- âm chính khơng cùng dịng khơng cùng độ
mở ................................................................................................................................. 58
2.19: Hiệp vần thông của các âm cuối ...................................................................... 58
2.20: Các loại vần trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn xét theo mức độ hoà âm ......... 62


2.21: So sánh kiểu vần trong thơ lục bát với kiểu vần âm tiết .................................. 62
2.2.2: So sánh kiểu vần thơ lục bát Đồng Đức Bốn và vần âm tiết tiếng Việt ......... 62
3.1: Mơ hình lý tưởng luật phối thanh truyền thống ................................................ 86
3.2: Phối thanh tiếng thứ ba trong câu lục ................................................................ 88
3.3: Phối thanh tiếng thứ tư trong câu lục .................................................................. 89
4.1:

thống kê từ và chữ.......................................................................................... 124

4.2: Mơ hình cấu trúc so sánh tu từ .......................................................................... 129


DANH MỤC SƠ ĐỒ
1.1. Mơ hình vần thơ trong thể thơ lục bát truyền thống .............................................. 31
3.1. Phân bước dòng thơ, bậc bước thơ, bậc vị trí ........................................................ 84
3.2. Sơ đồ luân phiên thanh điệu theo tiếng chính ........................................................ 84
3.3. Sắp đặt tiếng bằng, tiếng chắc theo âm luật ........................................................... 85
3.4. Sự phân bố bằng chắc ở vị trí tam, ngũ, thất.......................................................... 91
3.5. Sự phân bố bằng chắc ở vị trí nhất, tam, ngũ, thất ................................................. 92


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
2.1: Phân loại vần trong âm tiết tiếng Việt
2.2: Phân loại khuôn vần âm tiết tiếng Việt theo kiểu kết thúc của vần

2.3: Các kiểu nguyên âm chính trong vần âm tiết tiếng Việt
2.4: Thống kê các loại nhịp trong câu lục, thơ lục bát Đồng Đức Bốn
2.5: Thống kê các loại nhịp trong câu bát, thơ lục bát Đồng Đức Bốn
2.6: Thống kê các loại nhịp trong cặp câu lục bát, thơ lục bát Đồng Đức Bốn
2.7: Phối thanh trong câu lục, thơ lục bát Đồng Đức Bốn
2.8: Phối thanh trong câu bát, thơ lục bát Đồng Đức Bốn
2.9: Phối thanh trong cặp lục bát, thơ lục bát Đồng Đức Bốn
2.10: Thống kê các câu lục lệch chuẩn trong truyện Kiều của Nguyễn Du
Tổng cộng: 10

phần phụ lục


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Lục bát là thể thơ rất gần gũi, quen thuộc với mọi người dân Việt Nam. Một nhà
thơ chọn thể thơ này nghĩa là chấp nhận một thử thách về tài năng và năng lực tìm tịi
cái mới trong tư duy thơ. Đồng Đức Bốn là một nhà thơ lục bát chính danh. Sự xuất
hiện của Đồng Đức Bốn đã đem lại cho thơ lục bát, thơ truyền thống một sức sống
mới, góp phần khẳng định giá trị lâu bền của thể loại thơ này trong dịng thơ dân tộc.
Bằng những tình cảm “ngẩn ngơ, ngây ngất, dại khờ” và bằng giọng điệu nửa quê,
nửa tỉnh, Đồng Đức Bốn đã làm mới một thể thơ tưởng như đã cũ. Có lẽ khơng quá
lời khi Nguyễn Huy Thiệp viết: Đồng Đức Bốn vị cứu tinh của thơ lục bát [156]. Có
thể nhận thấy Đồng Đức Bốn làm mới lục bát cổ truyền ở cách ngắt nhịp, dùng từ,
hình ảnh giàu chất thơ,... Sự hiện đại của lục bát Đồng Đức Bốn còn là ở nội lực bên
trong của từng câu thơ, bài thơ. Đã có nhiều nhà nghiên cứu cùng chung một nhận
định: lục bát của Đồng Đức Bốn có một giọng điệu riêng, hiếm và lạ, thực sự chinh
phục được người đọc. Vậy nên, thơ lục bát Đồng Đức Bốn trở thành một đối tượng
nghiên cứu lí tưởng xét từ nhiều góc độ khác nhau, những cách tiếp cận khác nhau,
trong đó có cách tiếp cận của ngơn ngữ học.

1.2. Thơ lục bát của Đồng Đức Bốn chính là hơi thở, là điệu tâm hồn của cuộc sống
hôm nay. Đến với thơ, Đồng Đức Bốn lặng lẽ miệt mài sáng tạo và đã tìm thấy niềm
tin yêu cuộc đời theo cách riêng của mình. Thể hiện điều đó trong các tác phẩm của
mình, Đồng Đức Bốn đã tạo nên một phong cách riêng, một giọng điệu riêng giàu
sức ám ảnh trong thơ mà đặc biệt là thơ lục bát Việt Nam hiện đại. Thơ của Đồng
Đức Bốn xứng đáng được quan tâm nghiên cứu một cách nghiêm túc, đầy đủ, toàn
diện để thấy được đóng góp của thơ ơng với nền văn học nước nhà. Chính lí do đó đã
thúc đẩy chúng tôi đi vào nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ thơ lục bát của tác giả
Đồng Đức Bốn. Từ đó, chúng ta thấy được sự khác biệt, sự tài hoa trong việc sử
dụng ngôn ngữ của Đồng Đức Bốn với các nhà thơ khác. Đây là một hướng đi cần
thiết vừa mang tính chuyên sâu vừa mang tính liên ngành.
1.3. Nghiên cứu về thể thơ lục bát hiện nay vẫn còn những khoảng trống có nhu cầu
địi hỏi được nghiên cứu. Chọn nghiên cứu đề tài “Lục bát và ngôn ngữ trong thơ lục
bát Đồng Đức Bốn”, chúng tôi mong muốn được đưa ra một cách nhìn đầy đủ hơn,
hệ thống hơn mối tương quan biện chứng giữa hình thức và nội dung thể loại thơ lục
bát, về gương mặt thơ độc đáo của tác giả Đồng Đức Bốn dưới góc độ ngôn ngữ thơ
ca.
1


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
2.1.1. Việc nghiên cứu thơ gắn liền với nghiên cứu ngơn ngữ thơ như hình với bóng.
Trước đây, các nhà nghiên cứu, phê bình thơ chủ yếu nghiên cứu thơ từ phương diện
lý luận văn học, theo kinh nghiệm, theo hướng cảm thụ mang tính chủ quan, không
nêu rõ được mối quan hệ biện chứng giữa hình thức biểu đạt sâu xa là ngơn ngữ và
nội dung thơ nên cịn có những ý kiến khơng thống nhất, gây nhiều tranh biện. Nghiên
cứu đặc điểm ngôn ngữ trong tác phẩm thơ ca là chúng ta đi vào nghiên cứu ngơn ngữ
trong hoạt động hành chức của nó. Việc nghiên cứu ngôn ngữ trong hoạt động hành
chức giúp chúng ta thấy được vai trị đặc biệt của ngơn ngữ trong sáng tạo thơ ca. Nói

cách khác: việc nghiên cứu đặc điểm ngơn ngữ thơ sẽ góp phần chỉ rõ sự cách tân tư
tưởng thơ, nội dung thơ một cách có cơ sở khoa học.Và ở mỗi tác phẩm thơ ca, vai trị
của ngơn ngữ lại được tác giả thể hiện theo cách riêng của mình. Điều đó giúp người
đọc nhận biết được phong cách cá nhân của từng tác giả.
2.1.2. Không rõ tự bao giờ lục bát ra đời và trở thành âm hưởng chủ đạo của thơ ca
dân tộc. Dù hiện tại còn nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc của thể thơ lục bát
nhưng lục bát tồn tại và có sức sống lâu bền nhất trong lịch sử văn học Việt Nam. Là
thể thơ truyền thống mang hồn của dân tộc, lục bát từ lâu đã được các nhà nghiên cứu
quan tâm. Tuy thế, các bài viết về sự cách tân và hiện đại hóa thơ lục bát thì lẻ tẻ, rải
rác cịn những cơng trình nghiên cứu văn học theo hướng loại hình- thể loại dưới góc
độ ngơn ngữ học kể cả hai phương diện lý luận và thực tiễn khảo cứu, nhìn chung,
cịn ít ỏi và thiếu tính hệ thống. Đây là một khó khăn khi tiếp cận, tìm hiểu về thể loại
văn học, nhất là các thể loại thơ truyền thống đã từng đạt đến giá trị điển phạm trong
văn học trung đại như thể thơ lục bát.
2.1.3. Với đề tài “Lục bát và ngôn ngữ thơ lục bát Đồng Đức Bốn”, luận án tập trung
nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ thơ lục bát của nhà thơ Đồng Đức Bốn trên cơ sở đặc
điểm ngơn ngữ thơ lục bát- một “điểm nóng” của mảng nghiên cứu ngôn ngữ trong
tâm điểm thời gian là thế kỷ XXI- thời kỳ diễn ra sự tự do hóa ngơn ngữ thơ nổi bật
nhất- để tìm hiểu, khai thác và tìm ra sự trường tồn và sức sống của thơ lục bát trong
thời kỳ hội nhập văn hóa sâu rộng của thế kỷ XXI. Luận án chọn hướng nghiên cứu
về lục bát và đặc điểm ngôn ngữ thơ lục bát của Đồng Đức Bốn với mục đích trên sẽ
góp phần làm rõ mối tương quan biện chứng giữa hình thức và nội dung: chính sự
cách tân về hình thức là nhằm thể hiện, phản ánh sự cách tân về nội dung. Hướng
nghiên cứu này không chỉ để nhận thấy bản chất và sự vận động của thể thơ lục bát
2


truyền thống mà còn để thấy được diện mạo đặc sắc của thơ Việt Nam hiện đại khi có
sự tham gia của các thể thơ truyền thống.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục đích nêu trên, luận án có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề sau:
Thứ nhất, làm rõ đặc điểm ngôn ngữ thơ lục bát truyền thống và thơ lục bát Đồng
Đức Bốn; Thu thập, thống kê, xác định tần số xuất hiện các loại vần, nhịp, phối thanh
trong các bài thơ lục bát của Đồng Đức Bốn.
Thứ hai, qua miêu tả và phân tích cách tổ chức vần, nhịp, phối thanh trong thơ lục
bát Đồng Đức Bốn, chỉ ra sự kế thừa và cách tân về hình thức thơ theo khuynh hướng
hiện đại hóa thơng qua việc so sánh thơ lục bát hiện đại với thơ lục bát truyền thống;
Xem xét thanh điệu trong mối quan hệ với vần và nhịp để thấy được sự chi phối của
các yếu tố trong việc tổ chức nhạc tính trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn.
Thứ ba, khảo sát việc sử dụng ngôn từ, một số biện pháp tu từ trong thơ lục bát
Đồng Đức Bốn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thơ Đồng Đức Bốn chủ yếu là thơ tự do và thơ lục bát nhưng thành công của ông
là ở thể thơ lục bát. Đối tượng nghiên cứu của luận án là đặc điểm ngôn ngữ thơ lục
bát của Đồng Đức Bốn trên cơ sở đặc điểm ngôn ngữ thơ lục bát truyền thống.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nói về đặc điểm ngơn ngữ thơ, người ta thường nhắc đến các bình diện ngữ âm,
ngữ nghĩa, ngữ pháp được tổ chức có tính nghệ thuật. Với phạm vi rộng như vậy, luận
án sẽ chỉ giới hạn nghiên cứu, khảo sát trong phạm vi sau:
- Nghiên cứu cấu trúc của ngôn ngữ thơ lục bát (tổ chức, mơ hình, niêm luật, vần,
nhịp, thanh điệu) là chủ yếu nhưng đồng thời cũng đặt việc nghiên cứu cấu trúc ngôn
ngữ thơ lục bát trong mối tương quan với thi pháp học ngơn ngữ thơ, phân tích diễn
ngơn ngơn ngữ thơ, chức năng ngơn ngữ thơ lục bát…Từ đó có một cách tiếp cận
ngôn ngữ thơ lục bát Đồng Đức Bốn theo hướng ngôn ngữ học rõ ràng hơn.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu luận án
Đây là một đề tài nghiên cứu ngôn ngữ thơ nên phương pháp nghiên cứu chủ đạo
là một hệ phương pháp của ngơn ngữ học ứng dụng vào việc phân tích để nhận ra các
tầng bậc và các mối quan hệ về tổ chức ngôn ngữ bên trong của thể thơ lục bát Đồng
Đức Bốn. Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:


3


- Phương pháp miêu tả: phương pháp này sử dụng miêu tả kết hợp với phân tích
mơ hình các bài thơ, mô tả về câu thơ, khổ thơ, bài thơ với phép đối thanh điệu bằngtrắc, âm vực cao- thấp, cách gieo vần, luật niêm, miêu tả các khả năng ngắt nhịp thơ.
Đề tài mô tả cấu trúc, mô tả định lượng để có những nghiên cứu định tính về các quan
hệ, phương thức tổ chức và giá trị tạo lập ngôn ngữ thơ lục bát Đồng Đức Bốn.
- Phương pháp phân tích diễn ngơn: phương pháp này nghiên cứu thơ lục bát trong
mối liên hệ đa chiều giữa thơ với người sáng tác, người tiếp nhận, với ngữ cảnh, môi
trường giao tiếp, môi trường tồn tại của thơ lục bát. Đây là phương pháp chính, giữ
vai trị chủ đạo trong việc khảo sát, phân tích giá trị ngơn từ (từ ngữ, câu, liên kết văn
bản) trong một loại văn bản đặc thù là thơ lục bát - một thể thơ độc đáo của Việt Nam.
- Phương pháp phân tích định lượng: thực hiện phương pháp thống kê định lượng
để phục vụ việc mô tả, so sánh và bàn luận về các bình diện của ngơn ngữ thơ lục bát.
- Phương pháp thống kê: được thực hiện để thống kê số lượng, tỉ lệ phần trăm các
trường hợp xuất hiện và không xuất hiện phép đối thanh điệu bằng trắc ở từng cặp lục
bát, bài thơ lục bát của Đồng Đức Bốn và tổng hợp lại, khái quát lên thành các mơ
hình; Thống kê các hiện tượng gieo vần ở từng cặp lục bát, các bài thơ lục bát (số
lượng, tỉ lệ phần trăm, mơ hình gieo vần); Thống kê về các cách ngắt nhịp câu thơ: xét
cách ngắt nhịp ở câu lục, câu bát, cặp lục bát; đưa ra mơ hình các cách ngắt nhịp khác nhau.
- Thủ pháp so sánh: được sử dụng để so sánh đặc điểm ngôn ngữ thơ lục bát Đồng
Đức Bốn với thơ lục bát truyền thống (lục bát trong ca dao, trong Truyện Kiều của
Nguyễn Du, Nguyễn Bính, Nguyễn Duy) để nhận diện cá tính ngơn ngữ thơ lục bát
Đồng Đức Bốn.
5. Đóng góp của luận án
Đây là cơng trình đầu tiên nghiên cứu, khảo sát một cách đầy đủ về thơ lục bát của
tác giả Đồng Đức Bốn. Vì vậy, luận án có thể có những đóng góp sau:
Thứ nhất, luận án mong muốn đóng góp vào lý luận ngơn ngữ thơ ở chỗ khảo sát
và tìm kiếm ra những đặc điểm, những vấn đề cụ thể, cơ bản của thơ lục bát hiện đại

như: Sự biến đổi ngôn ngữ thơ lục bát ở vần, nhịp, hài thanh; Đặc điểm phong cách
thơ của tác giả Đồng Đức Bốn, góp phần làm rõ hơn lịch sử ngôn ngữ thơ lục bát hiện
đại Việt Nam: sự cách tân về hình thức nhằm đáp ứng sự phát triển về tư tưởng và sự
đổi mới về nội dung.
Thứ hai, luận án có những đóng góp mới vào việc nghiên cứu ngôn ngữ thơ lục bát
với lối tiếp cận ngôn ngữ học, hướng tới việc nghiên cứu cấu trúc của ngôn ngữ thơ lục
bát (tổ chức, mô hình, niêm luật, vần, nhịp, thanh điệu) là chủ yếu nhưng đồng thời
4


cũng đặt việc nghiên cứu cấu trúc ngôn ngữ thơ lục bát trong mối tương quan với thi
pháp học ngôn ngữ thơ, phân tích diễn ngơn ngơn ngữ thơ, chức năng ngôn ngữ thơ…
Thứ ba, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ phủ nhận quan niệm cho rằng: lục bát
được định hình trong ca dao và đến Truyện Kiều thì nó hồn thành sứ mệnh lịch sử và
nhường chỗ cho thể loại thơ khác. Từ các kết quả nghiên cứu, luận án giúp người đọc
thấy được những đóng góp của Đồng Đức Bốn trong việc làm mới thể thơ lục bát và
khẳng định thể thơ lục bát sẽ trường tồn và phát triển khơng ngừng bởi nó cịn tiềm ẩn
nhiều điều mới lạ trong thi pháp và sẽ được các thế hệ nhà thơ như Đồng Đức Bốn và
các thế hệ tiếp nối khai phá, bồi đắp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Những kết quả nghiên cứu của chúng tôi trong luận án này giúp góp thêm tư liệu
để chứng minh vào lý luận ngơn ngữ thơ lục bát ở chỗ tìm ra những đặc điểm cụ thể,
cơ bản của thơ lục bát từ truyền thống đến hiện đại, qua đó mở rộng biên độ nhận thức
về phong cách nghệ thuật của Đồng Đức Bốn trong tiến trình đổi mới thơ Việt và
ngơn ngữ thi ca tiếng Việt.
6.2. Những kết quả nghiên cứu là những phân tích, đánh giá dựa trên lượng tư liệu
hạn chế đã được khảo sát cũng như năng lực nghiên cứu cịn hạn hẹp của chúng tơi.
Về thơ lục bát và ngôn ngữ thơ lục bát Đồng Đức Bốn vẫn cịn nhiều đặc điểm thú vị
mà chúng tơi chưa có điều kiện để khảo sát và nghiên cứu. Đặc biệt là xem xét ngôn
ngữ thơ lục bát Đồng Đức Bốn ở mặt ngữ nghĩa và so sánh đối chiếu với các nhà thơ

lục bát hiện đại. Chúng tôi xem đây là những vấn đề còn bỏ ngỏ và hy vọng có những
nghiên cứu tiếp theo sẽ đề cập đến.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần nội dung của
luận án gồm 4 chương:
Chương I. Tổng quan tình hình nghiên cứu thơ lục bát, lục bát Đồng Đức Bốn và
cơ sở lý thuyết của luận án
Chương này bao gồm phần tổng quan về tình hình nghiên cứu thơ lục bát, lục bát
Đồng Đức Bốn cũng như các nội dung lý thuyết về cấu trúc của thơ lục bát (dạng tồn
tại và nguyên tắc tổ chức cơ bản của thơ: Cặp câu lục bát, bài thơ lục bát).
Chương II. Vần và nhịp trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn
Chương này bao gồm các nội dung sau:
- Khảo sát và miêu tả vần thơ lục bát Đồng Đức Bốn xét theo vị trí tiếng hiệp vần,
theo đường nét thanh điệu, theo mức độ hòa âm.
5


- Khảo sát các cách ngắt nhịp trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn.
- Khái quát những đặc điểm cơ bản của vần và nhịp trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn.
Chương III. Luật phối thanh trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn
Chương này trình bày các nội dung sau:
- Kết quả khảo sát bằng phương pháp định lượng về luật phối thanh, đặc biệt là đối
thanh điệu bằng- trắc, luật niêm trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn.
- Khái quát những đặc trưng cơ bản của luật phối thanh trong thơ lục bát Đồng Đức
Bốn.
Chương IV. Cấu tứ và ngôn từ. Một số biện pháp tu từ trong thơ lục bát Đồng
Đức Bốn
Chương này gồm những nội dung sau:
- Tìm hiểu, khảo sát về cấu tứ và ngơn từ trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn.
- Tìm hiểu một số biện pháp tu từ trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn.

- Khái quát về xu hướng biến đổi ngôn ngữ trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn.

6


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THƠ LỤC BÁT,
THƠ LỤC BÁT ĐỒNG ĐỨC BỐN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN

1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu thơ lục bát, thơ lục bát Đồng Đức Bốn
1.1.1. Tình hình nghiên cứu thơ lục bát
Có thể thấy, các cơng trình nghiên cứu về thơ và ngôn ngữ thơ Việt Nam rất phong
phú và đa dạng. Bắt đầu từ thời kỳ Thơ Mới (1932- 1945), cái Tôi cá nhân trong Thơ
Mới đã được khẳng định mạnh mẽ với ngôn ngữ thơ phóng khống, “thốt xác” khỏi
những khn thước về câu chữ, niêm luật, vần…do các nhà Thơ Mới đã dám bứt phá
ra khỏi những ràng buộc, câu thúc của thơ Đường luật và thơ Cổ phong. Trong cuốn
“Việt Nam văn học sử yếu” [55], tác giả Dương Quảng Hàm đã đề cập đến những nét
cơ bản của các thể loại thi ca tiếng Việt. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu này cùng với
những kết quả nghiên cứu đã có của Phan Kế Bính, Bùi Kỉ, đến năm 1971, các tác giả
Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức đã nghiên cứu về cấu trúc hình thức phổ quát và
giản yếu lịch sử phát triển của các thể thơ nói chung trong cuốn “Thơ ca Việt NamHình thức và thể loại” [115]. Gần hơn nữa, một số cơng trình nghiên cứu của các tác
giả như Trần Đình Sử, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Lê Lưu Oanh, Mã Giang Lân,
Nguyễn Phạm Hùng, Bùi Công Hùng…đều hướng tới nghiên cứu một hoặc một vài
tác giả, tác phẩm thơ ở các góc độ như: tiến trình văn học; phê bình lí luận văn học; sự
cách tân thơ văn; nghiên cứu thơ theo hướng thi pháp học văn học.
Ngoài ra, cần phải kể đến những bài phê bình trong những năm gần đây được đăng
tải trên các trang web, trên internet, tuy ngắn gọn nhưng khá hấp dẫn trên diễn đàn
văn học. Các góc cạnh, các phương diện của thơ hiện đại Việt Nam được quan tâm,
tạo ra nhiều bàn luận, thậm chí là sự tranh cãi ở các bài viết như “Liệu pháp thơ”
[169], “Thơ Việt Nam chờ phiên đổi gác” [74], “Thơ tự do, thơ có vần, và thơ tân hình
thức” [168], “Khoảng tối của thi ca” [79]...Các cơng trình và bài viết nói trên đã đề

cập đến “ngơn từ” và “ngơn ngữ” khi bàn về thơ Việt Nam thế kỷ XX. Tuy nhiên,
việc nghiên cứu chú ý đến những tiếp cận mới về nghệ thuật thi ca và các yếu tố ngôn
ngữ trong thơ đã có mầm mống ở Nga từ đầu thế kỉ XX. Các nhà hình thức Nga như
R.Jacobson, V.Girmunski đã đi sâu nghiên cứu các yếu tố ngôn ngữ cấu thành nhịp
điệu thơ, phân tích chức năng ngơn ngữ thông qua các đơn vị cấu trúc hệ thống.
Những quan điểm nghiên cứu của trường phái này thể hiện rõ nét và tập trung nhất
trong bài viết về “Những con mèo” của Ch.Baudelaire. Bên cạnh đó, có thể thấy
những luận điểm của Roman Jakobson về chức năng của ngôn ngữ thơ có vai trị như
7


một cánh cửa gợi mở đường hướng cho các nhà nghiên cứu bước sang một con đường
nghiên cứu thơ Việt Nam: nghiên cứu thơ theo hướng thi pháp học kết hợp với lý
thuyết về chức năng ngôn ngữ thơ. Như vậy, có thể nói, “Các cơng trình nghiên cứu
theo hướng cấu trúc- chức năng mặc dù chưa làm cho những người quan tâm đến lĩnh
vực thi ca thỏa mãn hoàn tồn, song nó cũng đã tạo ra được những tiền đề quan trọng
cho việc xây dựng một lí thuyết vững chắc giúp các nhà nghiên cứu thơ có thể thực
hiện tốt những mục tiêu chưa hoàn thiện và các mục tiêu nghiên cứu mới.” [81; 51].
Ở Việt Nam, cũng đã có một số cơng trình nghiên cứu về thi ca tiếng Việt từ góc
độ ngơn ngữ. Trước tiên phải kể đến chuyên luận “Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du
trong Truyện Kiều” (1985) của Phan Ngọc [111]. Phan Ngọc đã dùng những thao tác
nghiên cứu định lượng, định tính của ngơn ngữ để tạo ra một hướng đi hợp lý trong
việc đánh giá tác phẩm thơ. Ngồi ra, cịn có thể kể đến một số tên tuổi mà đề tài này
quan tâm như: Nguyễn Phan Cảnh, Nguyễn Hữu Đạt, Mai Ngọc Chừ, Lý Tồn
Thắng…đã có những bài viết hoặc cơng trình nghiên cứu, bình luận về thơ theo
hướng nghiên cứu thi pháp hoặc ngôn ngữ học.
Trong cuốn “Ngôn ngữ thơ”[16], Nguyễn Phan Cảnh đã đề cập đến vấn đề khai
thác hệ kết hợp của thơ hiện đại, cách tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa (tính đa trị của
ngơn ngữ). Có thể nói đây là một cơng trình nghiên cứu rất có ý nghĩa, đặt nền móng
cho lý thuyết nghiên cứu ngôn ngữ một thể loại văn học đặc thù (trong cái nhìn phân

biệt giữa ngơn ngữ thơ với ngơn ngữ văn xuôi). Với Hữu Đạt, trong cuốn “Ngôn ngữ
thơ Việt Nam” [35], đã có những nghiên cứu nhất định về đặc điểm cơ bản của ngôn
ngữ thơ tiếng Việt trên cơ sở vận dụng khá nhuần nhuyễn các lý thuyết quan hệ hệ
hình, quan hệ cú đoạn…Bên cạnh đó, cuốn “Phong cách học và các phong cách chức
năng tiếng Việt”[37], “Phong cách học với việc dạy văn và lý luận phê bình văn
học”[38] của Hữu Đạt cũng là những cơng trình nghiên cứu có giá trị nền tảng, cơ sở
cho việc nghiên cứu về thơ lục bát từ phương diện phong cách học của ngôn ngữ học.
Trong cuốn “Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học” [24], với một
phương pháp làm việc khoa học, logic của ngôn ngữ học, Mai Ngọc Chừ đã khai thác
tương đối triệt để vấn đề vần thơ Việt Nam: Chức năng của vần, mối quan hệ của nó
với các yếu tố khác; Đơn vị hiệp vần, hai mặt đồng nhất và khác biệt của vần thơ; Vai
trò và quy luật phân bố các yếu tố cấu tạo âm tiết tiếng Việt trong việc tạo lập vần
thơ; Vấn đề phân loại vần, vị trí và sự hoạt động của các loại vần trong các thể thơ,
khổ thơ, vần xét về mặt hòa âm. Đây là một trong những cơng trình khẳng định được

8


vai trị của ngơn ngữ học trong việc nghiên cứu thơ Việt ở cấp độ vần thơ. Cơng trình
này cũng là một gợi ý và tạo cơ sở cho đề tài này khi nghiên cứu về thơ lục bát ở nhiều
cấp độ khác nhau: cặp lục bát, bài thơ, khổ thơ.
Gần đây cịn có một số các đề tài, các bài báo của tác giả Lý Toàn Thắng như “Thơ
Mới bảy chữ của Xuân Diệu: khổ thơ và luật thơ” [147; 3,7], “Thử đo đếm thơ”, [148;
42, 49], “Tìm về linh hồn tiếng Việt: Âm luật bằng trắc lục bát Truyện Kiều” [146]
cũng chú ý đến ngơn ngữ thơ. Ngồi ra, một số bài viết và cơng trình tiêu biểu: Tiếp
nhận ảnh hưởng của thơ truyền thống của Xuân Diệu[25]; Lục bát và song thất lục
bát của Phan Diễm Phương [126]; Những đóng góp mới trong việc nghiên cứu thể
loại thơ lục bát và Về việc vận dụng thi pháp ca dao trong thơ trữ tình hiện nay của
Nguyễn Xuân Kính [86]; Chuyên khảo: Thơ lục bát trong Truyện Kiều từ góc nhìn
của thi học và thi luật của Lý Toàn Thắng [144]; Một số cách tân trong thơ lục bát

hiện đại của Hà Quảng[128]; Thơ lục bát Việt Nam, lạm bàn và Lục bát, một thể thơ
anh minh của Nguyễn Trọng Tạo [141,142]…đã nghiên cứu ngôn ngữ thơ lục bát
theo hướng ngôn ngữ học. Một số tác giả với cách nhìn mới từ góc độ ngơn ngữ học,
lấy phương pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học ứng dụng vào việc phân tích để nhận
ra các tầng bậc và các mối quan hệ về tổ chức ngôn ngữ bên trong của thể thơ này. Đó
là các cơng trình Thử bàn thêm về thể lục bát của Nguyễn Tài Cẩn và Võ Bình [12],
Tiếng Việt và thể thơ lục bát của Nguyễn Thái Hòa [65], Lục bát Huy Cận: Ngậm
ngùi của Lý Toàn Thắng [149], Thơ lục bát Việt Nam hiện đại từ góc nhìn ngơn ngữ
và Khảo sát một số đặc trưng ngôn ngữ thơ lục bát hiện đại (trên tác phẩm của một
số nhà thơ) của Hồ Văn Hải [53, 54]…Ở các bài viết này các tác giả mới chỉ tập trung
miêu tả, đánh giá kết cấu vần luật của thể thơ lục bát. Các cơng trình này đặt cơ sở
nền tảng cho việc “thử nghiệm và kiểm chứng” một số hướng nghiên cứu mà đề tài
này hướng tới.
Từ góc độ lí luận văn học, các nhà nghiên cứu đã xem xét thi luật của lục bát gồm
vần và nhịp, tiết tấu và âm hưởng, kết cấu và giọng điệu,… Đó là các tác giả Lê Bá
Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi [57], Mã Giang Lân [96], Lạc Nam [92], Bùi
Văn Nguyên, Hà Minh Đức [114], Đỗ Lai Thuý, Trần Khánh Thành[157, 152]…Các
bài nghiên cứu về thơ Việt Nam theo hướng ngơn ngữ học đăng trên tạp chí Khoa
học- Đại học Quốc gia Hà Nội, Tạp chí Ngơn ngữ, của các tác giả Đinh Văn Đức,
Nguyễn Thị Phương Thùy là những cơng trình nghiên cứu có giá trị nền tảng cho
hướng nghiên cứu của đề tài này. Gần đây, một số khoá luận, luận văn ở các trường

9


đại học cũng có những nghiên cứu thơ lục bát từ góc độ ngơn ngữ học. Tuy nhiên,
những nghiên cứu về thơ lục bát, trong đó gồm những nghiên cứu từ góc độ ngơn ngữ
học vẫn chưa khai thác hết những bí ẩn về thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc.
1.1.2. Những nghiên cứu thơ lục bát từ truyền thống đến hiện đại của Việt Nam
Lục bát là thể thơ của dân tộc mang cốt cách thuần túy Việt Nam. Đơn vị cơ bản

của nó là một cặp câu “tức hai câu thơ” chiếm hai dòng so với tiếng (chữ) cố định:
Câu lục ở dịng trên có 6 tiếng, câu bát dịng dưới có 8 tiếng. Số lượng câu thơ của
một bài thơ lục bát không hạn định, có thể từ hai đến hàng ngàn câu. Nhưng có ý kiến
cho rằng: khơng chỉ dân tộc Việt mới có lục bát mà là dân tộc khác cũng có lục bát
như lục bát Chăm chẳng hạn. Thực ra, lục bát Chăm là để chỉ thơ Ariya Chăm. Theo
Insara, “Ariya” trong tiếng Chăm có nghĩa là: 1. Trường ca Ariya cam- Bini (trường
ca Chăm Bacni); 2. Thơ: Sakadha Ariya; 3. Thể thơ: thể Ariya, cặp sáu- tám Chăm
(Insara- lục bát Chăm) [80].
Ariya Chăm và lục bát Việt Nam theo phân tích của Insara có nhiều điểm khá
giống nhau như: a. đều có hiện tượng gieo vần lưng; b. đều có thể gieo vần bằng và
vần trắc và thanh điệu phát triển khá thoải mái. Tuy nhiên, tiếng Chăm là một ngôn
ngữ đa âm tiết khác với tiếng Việt, số lượng được đếm trong Ariya cũng khác. Hiện
nay, các nhà nghiên cứu cũng chưa khẳng định được lục bát Việt và Ariya Chăm thể
nào có trước thể nào có sau và cũng khơng biết dân tộc nào sinh ra nó. Nhưng ta có
thể hiểu rằng giữa chúng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.
Có nhiều lối nghiên cứu về thơ lục bát từ truyền thống đến hiện đại ở Việt Nam.
Trong đó, các nhà nghiên cứu đã đề cập đến mọi vấn đề lý luận của thể thơ lục bát
như vần, nhịp, luật phối thanh, các biến thể…Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ sẽ thấy còn rất
nhiều vấn đề chưa có ý kiến thống nhất, nhất là vần luật và âm luật.
Theo tác giả Nguyễn Tài Cẩn và Võ Bình trong “Thử bàn thêm về thể lục bát”
[12], muốn hiểu vận luật của thể thơ lục bát không thể dùng khái niệm bài, khác với
thể thơ Đường luật. Vì thể lục bát thoát thai từ văn học dân gian nên đơn vị tế bào của
nó là cặp 6- 8. Do đó, một tác phẩm lục bát (bài) gồm nhiều chu kỳ lặp đi lặp lại; mỗi
chu kỳ như vậy tạo thành một đơn vị tế bào, tức là một chỉnh thể tối thiểu. Bài lục bát
đơn giản nhất (gồm một chu kỳ) bao giờ cũng có hình thức 6 + 8, tức là đơn vị có độ
dài 14 tiếng: mở đầu bằng một dòng 6 và kết thúc bằng một dòng 8.
Thành tố trực tiếp của đơn vị tối thiểu thể thơ lục bát là dòng thơ. Kết quả phân tích
về mặt bằng trắc và về vần cho thấy: đằng sau tiếng thứ 6 có một đường ranh giới cấu
trúc đi qua, tách 6 tiếng đầu thành một bộ phận riêng (sau tiếng thứ 6 là một chỗ nghỉ
10



hơi khá rõ), sau tiếng thứ 6 cũng là chấm dứt quy tắc luân phiên thanh điệu của bộ
phận trước. Việc cắt đơi chu kỳ thành dịng 6, dịng 8 là có cơ sở vận luật rõ ràng và
cái gọi là “dòng” đúng là một khái niệm chỉ thành tố trực tiếp của đơn vị tối thiểu.
Dưới dòng là bước thơ. Thành tố trực tiếp của bước thơ là vị trí của tiếng. Dịng 6
gồm ba bước: 2- 2- 2, còn dòng 8 gồm bốn bước: 2- 2- 2- 2. Căn cứ chủ yếu để cắt
dòng thành bước thơ là quy tắc chi phối sự nhấn mạnh và sự luân phiên thanh điệu ở
các tiếng thứ 2, thứ 4 (cả dòng 6 và dòng 8) cũng như quy tắc luân phiên thanh điệu
và hiệp vần ở các tiếng thứ sáu (cả hai dòng) và tiếng thứ 8 (của dòng 8). Quy tắc đó
dẫn đến hệ quả là xem các tiếng ở các vị trí 2, 4, 6, 8 như là những tiếng quan trọng,
được phát âm rõ hơn và có vai trò đặc biệt hơn: vai trò làm cột mốc để chia cắt dòng
thơ thành các bước thơ. Hệ quả tiếp theo là, trong mỗi bước tồn tại hai vị trí: đã tách
các vị trí 2, 4, 6, 8 xem là quan trọng thì các vị trí 1, 3, 5, 7 cũng được tách ra. Các
bước thơ trong lục bát nói chung có độ dài như nhau, bước nào cũng gồm hai tiếng.
Chính vì thế mà từ lâu người ta đã rút ra nhận định khái quát là thơ tiếng Việt ưa nhịp
chẵn, trước hết được thể hiện ở lục bát.
Về hiệp vần, nếu xét theo vị trí gieo vần, thơ lục bát có hai loại vần: vần lưng và
vần chân. Cụ thể, vần chân (cuối dòng 6) và vần lưng (giữa dòng 8) là sự kết hợp
dòng với dòng để tạo thành chu kỳ. Còn vần chân (cuối dòng 6) chính là vần có chức
năng làm phương thức trực tiếp nối với chu kỳ trước, còn vần chân (cuối dịng 8)
chính là vần có chức năng làm phương thức nối chặt với chu kỳ sau. Nếu xét theo
mức độ hòa âm, thơ lục bát chia làm hai loại: vần chính và vần thơng. Theo “Từ điển
thuật ngữ văn học” [57; 293], vần chính là phần vần của hai âm tiết hiệp vần hoàn
toàn trùng nhau, trừ thanh điệu. Vần thơng là loại vần được tạo nên bởi sự hịa phối
âm thanh giữa các tiếng được gieo vần, trong đó bộ phận vần cái (kể từ nguyên âm
chính đến cuối âm tiết) khơng lặp lại hồn tồn mà có thể khác nhau chút ít.
Về nhịp trong thơ lục bát được thể hiện hồn chỉnh qua hai dịng thơ. Xét về tính
hồn chỉnh của thể lục bát, về mặt ngữ nghĩa cũng như về âm và ngữ điệu thì cặp lục
bát mười bốn tiếng được coi như là một đơn vị nhịp điệu, một “chỉnh thể về nhịp”.

1.1.3. Tình hình nghiên cứu thơ lục bát Đồng Đức Bốn
1.1.3.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu thơ lục bát Đồng Đức Bốn
Từ xưa đến nay các nhà thơ Việt Nam ai cũng có thể sáng tác được bằng thể lục
bát, nhưng làm thơ hay bằng thể này thì khơng dễ dàng. Tương truyền rằng, hầu như
Nguyễn Khuyến (1835-1909) không làm bài nào theo thể lục bát. Con cháu nhà thơ

11


thắc mắc thì ơng giải thích rằng, bao nhiêu cái hay của thể thơ này đã nằm cả ở
Truyện Kiều rồi, vì thế ơng khơng làm thơ lục bát nữa.[117].
Nếu như thơ lục bát Đồng Đức Bốn nói chung được các nhà nghiên cứu quan tâm
một cách đặc biệt thì vấn đề ngôn ngữ trong thơ ông lại chưa được quan tâm nhiều.
Đây là một vấn đề chưa được nghiên cứu một cách quy mơ.
Từ trước đến nay có khơng ít các nhà nghiên cứu, phê bình cũng đã đi tìm hiểu về
cách thức thể hiện trong từng tập thơ, từng bài thơ lục bát của Đồng Đức Bốn. Điểm
qua các nghiên cứu về ngôn ngữ thơ lục bát Đồng Đức Bốn chúng tơi thấy có các ý
kiến, bài viết của các tác giả: Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Anh Thư, Nguyễn
Thanh Toàn, Lê Quốc Hán, Chu Nhạc, Chu Toàn, Chử Văn Long, Trần Huy Tản…
Trước hết là sự đánh giá của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp với tập thơ đầu tay “Con
ngựa trắng và rừng quả đắng” in năm 1992 do Phạm Tiến Duật viết lời giới thiệu.
Tập thơ bộc lộ rõ tâm thế của chàng thi sĩ tương lai lúc này: Đồng Đức Bốn hoàn toàn
chưa nhận ra mình, anh đang đi như một người mê ngủ. Chen lẫn giữa những bài thơ
lục bát khá độc đáo là rất nhiều bài thơ tự do ỡm ờ, nửa dơi, nửa chuột. Đây là lời
đánh giá thật đúng về Đồng Đức Bốn trong thời kỳ anh hoang mang dò dẫm từng
bước một trên con đường thơ, chẳng biết đâu là sở trường, sở đoản của mình. Nhưng
đến tập thơ “Chăn trâu đốt lửa” xuất bản năm 1993 là một tập thơ thuần lục bát thì
nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã phải thốt lên : Đồng Đức Bốn là một nhà thơ lục bát có
một khơng hai, là vị cứu tinh của thơ lục bát.[156].
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp cũng đã có những nhận xét khá sắc sảo về tập thơ

“Trở về với mẹ ta thôi” của Đồng Đức Bốn do Nhà xuất bản Hội Nhà văn xuất bản
tháng 11 năm 2000. Đặc biệt, Nguyễn Huy Thiệp đã đi sâu vào tìm hiểu bài thơ lục
bát “Vào chùa”, từ đó ơng đi đến nhận định : Y bát của Ngộ năng của Môn phái lục
bát- của Đồng Đức Bốn giá trị khơng sao kể xiết.
Cũng có những cảm nhận sâu sắc về tập thơ lục bát “Trở về với mẹ ta thơi”, nhà
văn Nguyễn Thị Anh Thư bước đầu đã có sự đánh giá về thể thơ lục bát của Đồng
Đức Bốn : Từng cặp câu thơ (6-8) của Đồng Đức Bốn rất chắc khoẻ đa phần từ ngữ
được chắt lọc một cách tinh tế với một kiểu logic suy tư (cách liên tưởng) lạ thường
đem lại người đọc sự bất ngờ, ngỡ ngàng về ý tứ, về ngôn từ, về hình ảnh.
Nhà thơ Nguyễn Thanh Tồn trong bài viết :“Vài ý nghĩ tản mạn về thơ Đồng Đức
Bốn” đã có những tìm hiểu về cách dùng từ, về cái hồn lục bát của Đồng Đức Bốn:
Lục bát khó. Thơ tứ tuyệt (4 câu) càng đòi hỏi kết cấu chặt chẽ, cũng rất khó. Đồng
Đức Bốn có nhiều bài tứ tuyệt lục bát có nhiều mặt ngữ nghĩa như thế.
12


Cùng quan điểm như Nguyễn Thanh Toàn, tác giả Nguyễn Ánh Ngân trong bài
viết: “Lục bát Đồng Đức Bốn: còn một cõi khơng?”, đã có những nhận xét, đánh giá
về tập thơ “Chuông chùa kêu trong mưa” : Đồng Đức Bốn có ý thức sâu sắc về hình
thức thể hiện, tránh sa đà vào cường điệu hoá cảm xúc bằng những hình ảnh bóng bẩy.
Anh đằm hơn và vẫn giữ được cái sự ngẩn ngơ, nó có sức hút của một thứ bùa mê.
Nhà thơ Trần Huy Tản trong bài viết về người bạn thơ của mình “Vẫn cịn những
tiếng chuông chùa gọi xanh”, đã viết : Chơi mà học các văn sĩ, song thơ Đồng Đức
Bốn không bị trộn lẫn, hay hoà tan vào cái mớ thơ hay, dở, lập dị, ối oăm, ghềnh
thác, kín hở hoặc ngộ năng hay y bát gì đó. Người ta dễ cảm nhận được những câu thơ
lục bát thật tài hoa và đầy tính đời sống, trữ tình sâu sắc đến ngỡ ngàng trong thơ anh.
Bên cạnh đó, cịn có nhiều bài viết của các tác giả thể hiện sự đánh giá, sự cảm
nhận của mình về một trong những bài thơ lục bát để đời của Đồng Đức Bốn. Trước
tiên phải kể đến nhà văn Nguyễn Huy Thiệp trong bài viết : “Khổ câu thơ cứ đến rồi
lại đi” đã có những cảm nhận khá sâu sắc về bài thơ “Vào chùa” của Đồng Đức Bốn

và ơng đánh giá đó là một bài thơ Thiền. Đây cũng là tuyên ngôn của Đồng Đức Bốn
khi sáng tác tập thơ : Chuông chùa kêu trong mưa. Tác giả Chu Nguyễn lại có những
cảm nhận về bài thơ : “Chờ đợi tháng ba”. Theo tác giả thì đó là bài thơ Đồng Đức
Bốn viết hay nhất về cảnh sắc đồng quê đồng bằng Bắc Bộ. Tác giả Chu Nhạc khi đọc
bài thơ “Chăn trâu đốt lửa” lại có những cảm nhận khá sâu sắc về nội dung của bài
thơ nhưng khơng đi sâu vào hình thức ngôn ngữ của một bài thơ lục bát.
Với nhà thơ Đồng Đức Bốn- một nhà thơ mà được Trời cho anh cái lộc thơ thì cho
đến nay tác giả Đồng Đức Bốn chưa có một cuốn sách giáo khoa nào đề cập đến cả,
nhưng những sáng tác của ông được bạn đọc đón nhận, đặc biệt nhiều bài thơ lục bát
của ông chỉ cần đọc một một lần là nhớ mãi. Thơ lục bát Đồng Đức Bốn cũng đã được
một số nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ giới thiệu trong một số cơng trình, trên báo
viết, báo mạng. Chẳng hạn, tác giả Nguyễn Đăng Điệp, trong bài Đồng Đức Bốn
phiêu du vào lục bát khẳng định: Cái mới của Đồng Đức Bốn là ở chất giọng. Nó
khơng mềm, ướt mà xù xì, gai góc, có khi thơ nháp nhưng lại làm ấm lòng người đọc
[41]. Nhà nghiên cứu Đinh Quang Tốn [164], khi giới thiệu Những bài thơ cuối cùng
của Đồng Đức Bốn, cho rằng những đóng góp về thơ lục bát của Đồng Đức Bốn là
đáng trân trọng. Tác giả viết: Nếu chọn lấy 100 thi nhân, hoặc chọn 100 bài thơ hay
của thế kỷ XX tôi bỏ phiếu cho Đồng Đức Bốn/www.evan. Trên các website của Hội
nhà văn, của các cá nhân, một số nhà văn, nhà thơ như Bằng Việt, Phạm Tiến Duật,
Nguyễn Huy Thiệp, Văn Chinh,… đã viết về lục bát của Đồng Đức Bốn. Trong số đó,
13


Nguyễn Huy Thiệp có đến dăm bảy bài giới thiệu về Đồng Đức Bốn và lục bát Đồng
Đức Bốn. Ông cịn có cả truyện ngắn Đưa sáo sang sơng lấy thơ lục bát Đồng Đức
Bốn làm khung cảnh. Hơn một lần, Nguyễn Huy Thiệp khẳng định nhiều bài thơ lục
bát của Đồng Đức Bốn là cực hay, tài tử, vô địch [156].
1.1.3.2. Những ý kiến trái chiều khi nghiên cứu thơ lục bát Đồng Đức Bốn
Nếu như trước đây khi đọc thơ lục bát Đồng Đức Bốn, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
quả quyết rằng: có 4 người giữ “y bát” thơ lục bát là Nguyễn Du, Tản Đà, Nguyễn

Bính, Đồng Đức Bốn thì sau đó chúng ta thấy nhà văn viết một bài khác về thơ Đồng
Đức Bốn, ký một bút danh khác và tìm cớ để phê phán Nguyễn Huy Thiệp như sau:
“Trong tập thơ Trở về với mẹ ta thơi ngồi ý kiến đánh giá của Vương Trí Nhàn cịn
có bài viết có phần nào thái q của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp”. Điều đó cho thấy
Nguyễn Huy Thiệp tự thấy mình thẩm thơ khơng phải lúc nào cũng chuẩn.
Nhà phê bình văn học Nguyễn Hồ nhận định: “Phải chăng sự dông dài của những
câu thơ “rỗng ruột” là một trong những đặc điểm làm nên phong cách thơ Đồng Đức
Bốn, và nếu trên đời có cái gọi là “y bát thơ lục bát” thì dường như nó đã bị trao nhầm
chỗ”. Ông cho rằng Đồng Đức Bốn làm thơ theo “cớ”, chứ ít làm thơ theo “tứ” giống
như người hát rong, gặp gì hát nấy.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa, trong một bài viết chưa/khơng cơng bố thì lại cho rằng
thơ lục bát Đồng Đức Bốn: “Chỉ óng ánh trang kim, nhưng nhẹ tếch chẳng có gì. Gạt
cái vỏ mạ vàng ra, bên trong chỉ luễnh loãng một chút sương khói.” [Dẫn theo
Nguyễn Trọng Tạo, 148].
Nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh lại cho rằng lục bát Đồng Đức Bốn mỏng mảnh về
cảm xúc, phải khoả lấp, thay thế sự mỏng mảnh ấy bằng các thủ pháp dụng từ, bằng
sự uyển chuyển, nhịp nhàng trong khi tổ chức nhịp điệu bài thơ.
Nhà văn Đình Kính lại có nhận xét về lục bát Đồng Đức Bốn:“Đồng Đức Bốn có
rất nhiều câu thơ lục bát ấn tượng, tài hoa khơng ít người thích và thuộc, nhưng anh
khơng nhiều lắm những bài thơ có sức nặng trí tuệ mang tính tư tưởng cao.Thơ anh
giống như chùm pháo hoa bắn lên làm sướng mắt người xem, nhưng khi bình tĩnh
nhìn lại, vẫn thấy tiếc một điều gì đó, cứ thấy thiếu một cái gì nằm ở đáy sâu cuộc đời
găm chặt vào nỗi lòng người đọc. Nhiều khi anh đã để chất đồng dao dân dã ùa vào thơ
mình, tạo nên những tác phẩm dễ dãi, vô bổ [84 ;8].
Từ những ý kiến trên, chúng ta thấy thơ Đồng Đức Bốn được khen, được chê rất
khác nhau. Vậy, đâu là thành tựu của Đồng Đức Bốn?
1.1.4. Nhận thức của tác giả đề tài
14



1.1.4.1. Thơ lục bát hiện đại đã có đóng góp to lớn cho nền thi ca Việt Nam hiện đại,
đặc biệt là về ngôn ngữ thơ. Do vậy, nhiều công trình nghiên cứu cùng hướng tới mục
đích lý giải và chỉ ra các đặc trưng của ngôn ngữ thơ. Từ góc nhìn lý luận phê bình để
xem xét thơ cũng có những ưu điểm riêng mà các hướng tiếp cận khác nhiều khi
khơng có được. Tiếp cận thơ từ góc độ ngôn ngữ là đi vào các quan hệ nội tại và
ngoại tại của chất liệu, dùng các thao tác định lượng của ngơn ngữ học để giải mã các
bình diện của ngôn ngữ thơ. Cách tiếp cận này dựa vào những căn cứ cụ thể sẽ tránh
được những cảm nhận nhiều khi mang tính chủ quan. Từ góc độ ngơn ngữ học, người
nghiên cứu có thể trừu tượng hóa một biểu hiện ngữ âm đặc trưng nào đó trong thơ để
đem đến những kết quả thiết thực. Đề tài đã đưa ra kết quả nghiên cứu của một số nhà
nghiên cứu, nhà phê bình lý luận về thể thơ lục bát để có thể chọn lựa và có cách tiếp
cận về thể thơ lục bát một cách rõ ràng hơn, nhất là khi có sự so sánh các góc nhìn,
các quan điểm, nhận định khác nhau về một vấn đề.
1.1.4.2. Đồng Đức Bốn có sở trường với thể thơ truyền thống và ông đã thăng hoa từ
lục bát. Đến với lục bát, một mặt, Đồng Đức Bốn trở về với cái mạch nguồn của dân
tộc, cái nhịp thở nhẹ nhàng, sâu lắng của giống nịi, nhưng mặt khác, ơng cũng rất có
ý thức vượt thốt khỏi cái nhẹ nhàng, đều đều đã trở thành quen thuộc của thể thơ.
Câu thơ lục bát của Đồng Đức Bốn không đọc theo kiểu lướt qua mà phải dừng lại
ngẫm nghĩ từ cách tổ chức vần thơ, cách ngắt nhịp, hài thanh…Đề tài đưa ra một số
cách đánh giá, thẩm định của các nhà nghiên cứu, nhà phê bình về thơ lục bát Đồng
Đức Bốn làm cơ sở cho những nghiên cứu, phân tích, luận giải thấu đáo cụ thể trên
góc độ ngơn ngữ học của đề tài, qua đó cùng giải mã một số quan niệm nhất định về
thơ lục bát và thơ lục bát Đồng Đức Bốn, góp phần mở ra hướng sáng tạo cho thơ lục
bát hiện đại.
1.2. Các vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài
1.2.1. Thể thơ lục bát
1.2.1.1. Quá trình hình thành thể lục bát
Sự vận động của mỗi thời kỳ văn học luôn gắn liền với sự biến động về thể loại.
D.Likhasôp khẳng định: “Thể loại là một phạm trù lịch sử, nó chỉ xuất hiện vào một
giai đoạn nhất định của văn học và sau đó biến đổi và được thay thế”. Thể lục bát

khơng nằm ngồi quỹ đạo vận động chung đó. Dù là một thể loại cũ, ra đời từ rất xa
xưa, có những thành cơng tưởng như khó có thể vượt qua nhưng lục bát vẫn khẳng
định được sức sống, vẫn bộc lộ ưu điểm và lợi thế riêng của mình trong việc thể hiện
cảm xúc. Từ khi hình thành đến nay, trải qua nhiều quá trình phát sinh, phát triển,
15


thăng trầm biến đổi, thể lục bát đã “dung nạp” và thu nhận trong nó rất nhiều kiểu
cảm xúc và biểu đạt thành nội dung phong phú.
Hiện nay, chưa có một nhà nghiên cứu nào xác định được niên đại ra đời của thể
thơ lục bát trong văn học viết. Theo Phạm Đình Tối, người có lời tựa “Quốc âm từ
điệu” (1886) thì từ đời Trần- Lê (thế kỉ XIII- XVI) thơ lục bát đã được sáng tác rất
nhiều. Nhưng hiện nay, chưa có cứ liệu cụ thể về thể thơ lục bát trong thơ Nôm đời
Trần. Trên thư tịch còn lại ngày nay, người ta thấy thể lục bát được ghi lại sớm nhất
trong một bài hát cửa đình của Lê Đức Mao (1462- 1529) xen kẽ giữa thể nói lối và
song thất. Trần Danh Án trong sách Nam Phong giải trào cũng ghi được một số bài ca
dao lục bát rút từ các bài hát cửa đình thời Lê. Các cứ liệu trên cho thấy thể lục bát
khá phổ biến đối với thơ Nôm cuối thế kỉ XV- đầu XVI. Các tác phẩm Nôm dùng thể
thơ này ở nửa cuối thế kỉ XVI là Lâm tuyền vãn (gồm 2000 câu) của Phùng Khắc
Khoan; Ngọa Long cương vãn (136 câu) và Tư dung vãn (236 câu) của Đào Duy Từ.
Cuối thế kỉ XVI, đầu thế kỉ XVII xuất hiện Thiên Nam ngữ lục- một tập diễn ca lịch
sử dài 8136 câu thơ lục bát. Nếu ở giai đoạn này (XIII- XVII) thơ lục bát mới hình
thành và đi vào ổn định thì bước sang thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, thơ lục bát phát
triển mạnh và đạt đến trình độ cổ điển.
Cũng như mọi thể thơ khác, lục bát có q trình hình thành phát triển và biến đổi
theo những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể nhất định. Giai đoạn đầu tiên, với ca dao thì
lục bát cịn xơ bồ, lỏng lẻo về cấu trúc âm luật nhưng trải qua chặng đường dài, thể
lục bát đã dần đi vào ổn định, tìm và xác lập cho mình một khn mẫu chặt chẽ. Lục
bát có kết cấu truyền thống là một cặp câu gồm hai dòng thơ, dòng trên sáu chữ và
dòng dưới tám chữ nhưng số câu kéo dài khơng hạn chế. Sự phối hợp hài hịa làm

thành một cấu trúc trọn vẹn thống nhất từ ý đến lời; từ vần điệu, thanh điệu đến nhịp
điệu. Hình thức lục bát dần hoàn chỉnh qua thời gian và có biến đổi cho phù hợp với
mục đích biểu đạt trong từng hoàn cảnh cụ thể. Âm luật lục bát có những đặc trưng cơ
bản về gieo vần, về ngắt nhịp, về phối điệu. Trong cái hình thức tưởng như cố định
của mình, lục bát vẫn có những sáng tạo linh hoạt và đa dạng. Trong dịng chảy hàng
nghìn năm và quá trình vận động, lục bát đã ngấm ngầm sinh sơi và tồn tại. Có thể nói
lục bát là khối nam châm với từ trường cực rộng và lớn. Bất kể người làm thơ ở mọi
trình độ khác nhau đều làm được thơ lục bát, còn hay hay dở tùy thuộc vào độc giả và
thời gian. Lục bát dung nạp tất cả những vận động thường nhật, hàng ngày, hàng giờ
trở thành những câu nói có vần, có nhịp để di dưỡng tâm hồn cho nên lục bát đã nâng
lên thành ca từ của các làn điệu cuộc sống.
16


Những thay đổi về chức năng và nội dung của thể loại lục bát đã bắt đầu manh nha
từ những thập kỷ đầu của thế kỷ XX. Vai trò tự sự của lục bát cũng như các thể loại
thơ và văn vần nói chung thực sự tỏ ra khơng ưu thế bằng các thể loại văn xuôi khi mà
các thể loại văn xuôi bằng chữ quốc ngữ đã xuất hiện qua các truyện kể của Trương
Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của. Lục bát lúc này đứng trước những thử thách quan trọng
trong đó diễn ra sự “tranh chấp” vị trí giữa các chức năng. Trong cuộc tranh chấp ấy,
các nhà thơ thời hiện đại có vẻ ưu ái hơn cho lục bát trữ tình. Đó chính là sự ra đời của
dịng thơ ca yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ.
Bước sang giai đoạn 1932-1945, khi phong trào Thơ Mới xuất hiện, được tiếp thu
ánh sáng văn hóa phương Tây, các nhà thơ tìm về cái Tơi cá nhân và khẳng định nó
trong thi ca. Thể loại lục bát lúc này vẫn thích hợp để bộc lộ cái tơi cá nhân cá thể và
nhu cầu phát huy bản ngã của nhà thơ. Họ làm mới chức năng nội dung thể lục bát
bằng cách thổi “cái hơi thở cá nhân” của mình vào đó. Quả thật, khi đọc những vần
thơ lục bát của Xuân Diệu, Huy Cận, Thế Lữ…chúng ta nhận thấy cơ bản thì cấu trúc
thể thơ vẫn ổn định, nét mới nhất của lục bát lúc này là những “dòng cảm xúc mới”.
Các nhà thơ mới như Nguyễn Bính, Đồn Văn Cừ, Bàng Bá Lân...đã tìm về những

giá trị văn hóa truyền thống trên cơ sở kế thừa có cách tân. Các nhà thơ mới đã biết
đặt những mối liên tưởng với mẫu hình ca dao lục bát truyền thống trong ý thức sáng
tạo của mình. Chính vì thế, những câu lục bát của các nhà thơ mới vẫn mang đặc
trưng hiện đại, khác hẳn với thể lục bát ca dao. Đấy chính là ý thức về bản ngã, nhu
cầu khẳng định cái tôi ngay trên mảnh đất của những giá trị văn hóa cổ truyền.
Như vậy, cùng với lục bát truyền thống thì lục bát hiện đại đã phát triển lên một
bước mới với sự cách tân của các nhà thơ hiện đại. Ở lục bát, giữa cấu trúc ngơn ngữ
đầy nhạc tính và nội dung biểu hiện có sự phù hợp cao. Cấu trúc ngơn ngữ giàu nhạc
tính được thể hiện qua phân bố thanh điệu, hiệp vần, ngắt nhịp đã hàm chứa tham số
của quá trình chọn lọc tự nhiên của người Việt suốt trường kỳ lịch sử cho đến ngày
nay. Từ xưa đến nay, trong các thể loại thơ ca Việt Nam, lục bát vẫn được đánh giá là
thể loại xuất hiện sớm nhất và đậm đà tính dân tộc nhất, thể hiện sâu sắc tinh tế cách
nhìn, cách cảm của người Việt Nam ta. Năm 1963, Diên Hương trong “Luật làm thơ”NXB Khai Trí đã nhận xét: “Thơ thượng lục- hạ bát là một thứ thơ thuần túy riêng
biệt của người Việt Nam chúng ta, từ già chí trẻ, từ người biết đọc cho đến kẻ dốt, ai
ai cũng nói qua” (Tr.48). Nguyễn Văn Hạnh trong “Lý luận văn học, vấn đề và suy
nghĩ” [56; 77] lại tiếp tục khẳng định: “Trải qua bao nhiêu biến thiên, đảo lộn về xã
hội, tư tưởng, tâm lý, suốt mấy trăm năm, người Việt Nam vẫn coi lục bát như một thể
17


×