Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

lịch sử báo chí thế giới báo chí châu phi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.93 KB, 16 trang )

Lời mở đầu
Báo chí ra đời và phát triển thông qua sự tác động chi phối của nhiều yếu tố
thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau như nhu cầu thông tin xã hội, sự tiến bộ
của khoa học kĩ thuật, các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa- xã hội vì vậy báo
chí luôn mang đặc điểm, tính chất riêng của mỗi khu vực trên thế giới.
Trong xã hội hiện đại, nhu cầu trao đổi thông tin giữa các dân tộc, tôn giáo, đất
nước, vùng lãnh thổ, khu vực ngày càng đòi hỏi cao hơn. Điều đó đặt ra những
thách thức cho sự phát triển của nền báo chí độc lập, mang bản sắc dân tộc của
mỗi khu vực trên toàn thế giới.
Giống như các nền báo chí châu Âu, châu Á, châu Mỹ...nền báo chí châu Phi
cũng mang những đặc điểm riêng rõ nét về một nền báo chí kém phát triển gồm
nhiều thành phần, đa sắc tộc và gắn liền với những diễn biến phức tạp của chính
trị.


I.
-

Diện mạo chung của châu Phi
Châu Phi có diện tích khoảng 30.244.050 km 2, dân số 800.000.000
người. Châu Phi được chia thành hai phần: Bắc Phi (phía Bắc sa mạc
Sahara) là nơi sinh sống của người Ả-rập, Nam Phi (phía Nam sa mạc

-

Sahara) nơi sinh sống của lực lượng dân cư khác.
Châu Phi có khoảng 800 triệu người chiếm 1/7 dân số thế giới, sinh
sống tại 54 quốc gia với nhiều màu da, ngôn ngữ, nền văn hóa pha tạp

-


lẫn nhau.
Tôn giáo: khoảng 40% dân số châu Phi theo đạo Kitô, khoảng 40%
theo đạo Hồi, khoảng 20% theo các tôn giáo châu Phi bản địa, một số



nhỏ theo tín ngưỡng của Do Thái Giáo
Chính sự phức tạp của các thành phần dân tộc ở châu Phi đã gây nên
rất nhiều khó khăn trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, đặc biệt là

-

đối với truyền thông báo chí.
Châu Phi là “cái nôi” đầu tiên của loài người, tuy nhiên châu Phi lại là
châu lục bị thực dân phương Tây xâm chiếm lâu nhất. Đến những năm
60 của thế kỉ XX, các nước châu Phi đã giành được độc lập tuy nhiên

-

xung đột sắ tộc vẫn diễn ra và ngày càng gay gắt hơn.
Cho đến nay, việc hứng chịu sự khắc nghiệt của thiên nhiên, cộng
thêm những dịch bệnh đã khiến châu Phi trở thành châu lục nghèo
nhất trên thế giới về kinh tế, về đời sống vật chất và đời sống tinh

II.
1.

thần.
Đặc điểm của báo chí châu Phi
Lịch sử phát triển báo chí gắn liền với lịch sử phát triển phức tạp của

chính trị.
 Báo chí châu Phi chỉ thực sự bắt đầu phát triển từ những năm 60 của
thế kỷ XX, khi các quốc gia ở châu lục này lần lượt giành độc lập, chủ


quyền từ tay các nước thực dân phương Tây.
Thế kỷ XIX, báo chí là phương tiện để các nước thực dân phương Tây

-

bành trướng xâm lược thuộc địa ở châu Phi. Khi đó họ đã:
Đưa ra các ấn phẩm báo chí truyền đạo: Ine Irohi, Nigieria (18601867)


-

Thành lập các tập đoàn độc quyền lớn về báo chí: African standart
(1902)…thể hiện sự quan tâm của nhà nước thực dân với nhân dân

-

bản địa.
Khi các tổ chức và các đảng chống thực dân ra đời, đã đưa ra những
ấn phẩm báo chí nhằm hướng dẫn và nâng cao nhận thức cho người

-

dân về cuộc chiến tranh giành độc lập, chủ quyền dân tộc.
Tại Dagomee trong những năm 1939-1959, Đảng liên minh tiến bộ đã
cho xuất bản 8 ấn phẩm thường kỳ; liên minh Dân chủ châu Phi có 2

ấn phẩm; các đảng khác thì đóng góp 5 ấn phẩm và công đoàn là 9 ấn


-

phẩm.
Trong thập niên từ 1960-1970:
Báo chí châu Phi non trẻ, thiếu kinh nghiệm và gặp nhiều khó khăn,
thiếu thốn về kỹ thuật, công nghệ…do sự thống trị lâu dài của các
nước thực dân phương Tây trước đó. Đây chính là lực cản lớn và ngày



càng đẩy sâu hơn khoảng cách giữa các quốc gia trong châu lục này.
Những nỗ lực của các nước châu Phi:
Xây dựng được các ấn phẩm bằng tiếng dân tộc, các hãng thông tấn



quốc gia.
Thành lập các tổ chức báo chí xuyên quốc gia: Liên đoàn các nhà báo



châu Phi, Liên đoàn các hãng thông tấn ẢRập-FANA…
Trong thập niên 70 của thế kỷ XX: Về cơ bản báo chí châu Phi không

-

có những biến đổi đặc biệt so với thập niên trước đó.

Đài phát thanh là phương tiện thông tin được người dân sử dụng nhiều

-

nhất
Các hệ thống truyền hình PANA-Phi (PANA FTEL), Liên hiệp các
công ty phát thanh và truyền hình quốc gia, Liên minh quốc tế các nhà


-

báo châu Phi (MSAJ) lần lượt ra đời.
Thập niên 80 của thế kỷ XX:
Nhiều tòa soạn phải xuất bản các bản tin thay cho báo hàng ngày do
khó khăn về kinh tế, thiếu thốn về phương tiện kỹ thuật hiện đại, thiếu
nhân lực có trình độ chuyên môn kĩ thuật, giá giấy, giá thiết bị ngành
in tăng…


-

Các nước có nền báo chí phát triển nhất châu Phi: Ai Cập, Maroc,
Tuynidi và một số quốc gia mới phát triển như: Nam Phi, Gamma hay
Camerun. Trong đó Algeria (>150 ấn phẩm thường kỳ), Ai Cập (300


-

ấn phẩm)…
Thập niên 90 của thế kỷ XX:

Chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai sụp đổ, theo đó một loạt các đạo
luật nghiêm cấm và hạn chế quyền tự do báo chí bị dỡ bỏ như: “ Bộ

-

luật ứng xử”, Hội đồng tối cao về báo chí cũng bị giải tán...
Từ 1997, nhà báo không còn bị đe dọa vào tù nếu từ chối để lộ nguồn
thông tin, bạn đọc có quyền phản hồi với những thông tin đã được
nhận.

2. Nền báo chí kém phát triển do nhiều điều kiện khách quan và chủ
quan
a. Nguyên nhân khách quan:

-

Ngôn ngữ-rào cản đối với sự phát triển của nền báo chí.
Việc tồn tại nhiều ngôn ngữ đặt ra nhiều thách thức đối với châu Phi



trong việc tìm ra một thứ ngôn ngữ chung, phổ biến trên toàn lục địa.
Giải pháp đưa ra là sử dụng ngôn ngữ của các nước phương Tây.
Ngôn ngữ của các nước thực dân cũ tự động trở thành ngôn ngữ giao



tiếp giữa các dân tộc.
Tuy nhiên giải pháp này không mấy thực thi bởi đại đa số dân cư ở
đây đều không thể sử dụng các tiếng nước ngoài, trước hết vì họ

không biết chữ, chỉ có một lượng ít trí thức của các quốc gia này có

-

khả năng nói được ngôn ngữ của các nước phương Tây.
Bên cạnh tỷ lệ dân cư mù chữ lớn, những khó khăn về điều kiện tự
nhiên, kinh tế-xã hội…cũng tác động lớn tới việc giáo dục họ học và
sử dụng ngôn ngữ của các nước phương Tây nói riêng và sự phát triển
của báo chí nói chung.


-

Sự cạnh tranh gay gắt giữa các nền báo chí với nhau,đặc biệt ở sự
chênh lệch giữa quốc gia có nền báo chí phát triển với các quốc gia có
nền báo chí kém phát triển hoặc đang phát triển.

b.Nguyên nhân chủ quan:


Chưa có chính sách đổi mới tích cực và kịp thời,đặc biệt trong vấn đề


-

cải tiến kỹ thuật, chuyển giao công nghệ…
Người dân châu Phi không có truyền thống đọc sách báo:
Xuất phát từ nền văn minh truyền khẩu ở nơi đây, vì vậy họ không coi
trọng báo chí. Lý do bởi phần lớn người dân ở nơi đây không có khả


-

năng tiếp cận thông tin, không có khả năng kinh tế.
Coi đọc báo là một công việc hết sức trí thức, là một công việc bàn


-

giấy đặc biệt khi báo chí thường xuất bản bằng tiếng nước ngoài.
Phát thanh là loại hình báo chí phát triển nhất ở châu Phi.
Do phát thanh phù hợp với truyền thống truyền khẩu, máy thu thanh
có giá thành rẻ phù hợp với kinh tế của người dân châu Phi…do đó nó

-

được sử dụng phổ biến.
Phát thanh-truyền hình chủ yếu dành cho giới thượng lưu.
Đặc biệt loại hình phát thanh-truyền hình kỹ thuật số qua vệ tinh có
khả năng phát triển, chủ yếu dành cho tầng lớp thượng lưu.

Tựu chung lại, có thể thấy nguyên nhân chính của tình trạng kém phát triển
của báo chí châu Phi là vấn đề kinh tế và vấn đề con người. Kinh tế kém phát
triển kéo theo đó là nhiều hệ lụy liên quan. Giải pháp cho châu Phi là phải
biết sử dụng báo chí là công cụ để tuyên truyền, hướng dẫn người dân phát
triển kinh tế, thoát khỏi đói nghèo.
III.
1.

Một số nền báo chí tiêu biểu
Báo chí Algeria:

a. Khái quát về đất nước Algeria
- Nằm ở khu vực Bắc Phi. Đây là nước lớn thứ hai ở châu phi, sau
Sudan.


-

Diện tích: 2381000 km, hơn 1/ 5 lãnh thổ là sa mạc.
Dân số: 38500000 người.
Thể chế chính trị: Cộng hòa Tổng thống, dân chủ đa nguyên.
Nhờ nguồn dầu mỏ và khí thiên nhiên mà hiện nay Algeria có nền
kinh tế tăng trưởng 6% một năm, đạt GDP 86.37 tỉ đô la.( Số liệu năm



2005).
b. Nền báo chí Algeria:
 Chính sách báo chí:
Năm 1964, dưới sự quản lý chặt của chính phủ, hầu hết các nhà xuất bản



đều được quốc hữu hóa.
Tất cả các tin tức từ phương tiện truyền thông đại chúng đều là đối tượng
bị kiểm duyệt chặt chẽ bởi Chính phủ và Mặt trận Giải phóng dân tộc



( FLN).
Một liên minh các nhà báo được hình thành dưới sự đỡ đầu của FLN




nhưng trên thực tế không mang nhiều ý nghĩa.
Năm 2001, Chính phủ có chỉnh sửa, bổ sung một số điều khoản trong
điều luật hình phạt dành cho tội phỉ
báng và vu khống; từng bước thiết lập



kỷ cương trong hoạt động báo chí.
Nhà nước độc quyền cung cấp giấy in



và quảng cáo.
Chính phủ vẫn tiếp tục sử dụng luật
chống bôi nhọ để trừng trị các nhà báo

-

đối lập.
 Báo in:
Algeria có hơn 45 nhật báo xuất bản bằng tiếng Pháp và tiếng Ả rập.

-

Tổng số phát hành hơn 1,5 triệu bản.
Tờ báo lớn nhất bằng tiếng Ả rập là El Masaa.Tờ lớn nhất bằng tiếng


-

Pháp là El Moudjahid.
Không có tờ báo nào xuất bản hoàn toàn bằng tiếng Anh mặc dù mỗi tờ

-

báo tiếng Pháp đều có một trang bằng tiếng Anh.
 Phát thanh- truyền hình:
Năm 1995, Algeria có 25 đài phát thanh AM, 1 đài phát FM và 8 đài phát

-

sóng ngắn .
Năm 2005, số lượng người sử dụng Internet là 845000 người.


-

Tất cả các kênh truyền hình và phát thanh đều nằm dưới sự điều hành của

-

Chính phủ.
Truyền hình vệ tinh khá phổ biến ở quốc gia này. Các kênh truyền hình

2.

của Pháp và châu Âu luôn được đón xem một cách rộng rãi.
Báo chí Ai Cập

a. Khái quát về đất nước Ai cập
- Diện tích: 1.200.000 km2; dân số 85.000.000 người
- Ai Cập được xem như đất nước đứng đầu thế giới Ả rập ở mọi góc độ
-

bao gồm cả truyền thông đại chúng.
Từ năm 1961, Tổng thống Ai Cập, ngài Nasser đã chú ý tới mảng
thông tin đại chúng của quốc gia, có 1 cơ quan kiểm duyệt nghiêm
khắc của chính phủ đảm bảo tất cả những gì mọi người đọc đều trong

khuôn khổ cho phép
b. Nền báo chí Ai Cập
 Báo in:
Số lượng báo in ở Ai Cập vượt quá con số 500 đầu báo, phần lớn hoạt
động độc lập.
 Phát thanh - Truyền hình:
- Ti vi vẫn là phương tiện phổ biến nhất ở Ai Cập. Gần 2/3 người Ai
Cập thích nghe đài phát thanh hơn với những chương trình tin tức và
-

tôn giáo.
Vào thập niên 90 của thế kỷ XX những kênh truyền hình vệ tinh ra đời
như Al- Jazeera đã cung cấp các chương trình giúp công chúng có cơ
hội tiếp xúc cởi mở hơn trong đời sống chính trị xã hội nước này. Điều
này đã làm thay đổi nền truyền thông đại chúng ở Ai Cập có hướng đi
mới phù hợp với tình hình sau nhiều năm nằm dưới tầm kiểm soát của

-

nhà nước.

Ai Cập có 2 kênh truyền hình quốc gia nằm dưới sự bảo hộ của chính
phủ đó là ERTU 1 và ERTU 2 thuộc hãng truyền thông ERTU. Hãng
này cung cấp nhiều thông tin nóng bỏng về các sự kiện đang xảy ra
cho kênh truyền hình vệ tinh Ai Cập. Ngoài ra Ai Cập còn có 6 kênh
địa phương.


-

Ai Cập là quốc gia Ả rập đầu tiên sở hữu một vệ tinh Nilesat 101,
đồng thời cũng là quốc gia đầu tiên sở hữu các kênh truyền hình vệ
tinh là Dream 1, Dream 2 và Al Mihwar TV. Thế độc quyền trong lĩnh
vực truyền thông của Ai Cập bị phá vỡ vào năm 2003 bởi các kênh ca

-

nhạc tư nhân mang tính thương mại.
Kênh truyền hình Nile Thematic TV được phát lần đầu tiên năm 1998
trong nỗ lực hiện đại hóa hình ảnh các kênh truyền hình quốc gia và
đã thành công trong việc hít khán giả đến với các kênh truyền hình của

-

mình.
Hiện nay, kênh truyền hình tư nhân được ưa chuộng nhất là Dream 1
và Dream 2 ( 90 % cổ phần của các thương nhân Ai Cập và 10 % của
nhà nước) với các chương trình giải trí đã dạng phù hợp với mọi lứa

-


tuổi.
Các kênh thông tin và giải tri của Ai Cập bao gồm : Arab Republic of
Egypt General Service, Voice of the Arabs, Holy Koran Service và
Greater Cairo Radio. Có 2 kênh phát thanh tư nhân được phép hoạt
động trên đài băng tần FM là Nijoom FM- phát các bài hát tiếng Ả rập
và Nile FM – phát các bài hát tiếng anh. Cả 2 kênh đều được khán
thính giả trẻ yêu thích.

3. Báo chí vương quốc Maroc
a.
-

Khái quát đất nước Maroc
Diện tích: 446.550 km2; dân số : 38.000.000 người.
Là một đất nước có nền văn hóa nhiều bản sắc bao gồm cả Ả rập, Berber,
Âu châu và Phi châu nên điểm nổi bật của báo chí Maroc phải kể đến là

b.
-

một nền báo chí tự do và đa dạng.
Nền báo chí Maroc
 Báo in:
Trước đây báo in hoạt động có phần bị hạn chế do tỷ lệ người mù chữ ở
đây khá cao và sự cạnh tranh trong việc giành thị phần quảng cáo khá là
khốc liệt. Những năm gần đây số lượng báo in ở Maroc đã tăng lên đáng


kể với 430 tờ báo tiếng Ả rập, 199 tờ báo tiếng Pháp, 8 báo tiếng Berber,
-


6 báo tiếng Anh và 1 báo tiếng Tây Ban Nha.
Nổi tiếng nhất ở Maroc là 2 tờ báo Le Matin và L’economiste.
Le Matin là tờ báo được nhiều người đọc nhất ở Maroc viết bằng tiếng
Pháp, được chính phủ thành lập những năm 70 của thế kỷ XX. Trải qua

-

nhiều lần tái cơ cấu, báo hiện tại có nội dung khá đa dạng và phong phú.
L’economiste là một tờ báo kinh tế hoạt động độc lập với chính phủ và có
những quan điểm, cách nhìn nhận hết sức thận trọng. Báo gồm 32 trang
xuất bản 5 ngày/tuần, mỗi ngày 32.000 bản bằng tiếng Pháp và thu hút

-

được rất nhiều người đọc với những thông tin kinh tế.
 Phát thanh – truyền hình:
Các mạng phát thanh và truyền hình đã phủ sóng hầu hết các vùng của
Maroc. Số lượng các vô tuyến và đài thu thanh cũng gia tăng đáng kể, cứ
3 người dân thì có 1 đài thu thanh và 6 người thì có 1 tivi. Các chảo vệ

-

tinh được lắp đặt nhiều nơi trên lãnh thổ.
Hai kênh truyền hình lớn nhất của Maroc là RTM ( Radio Television

-

Marocaine) và 2M Television.
RTM có trụ sở chính tại Rabat, bao gồm 9 đài địa phương ở Tangier,

Casablanca, Laayoune, Dakhala, Marrakesh, Agadir, Fer, Oujida,

-

Tetonuan.
2M Television được thành lập với mục đích cung cấp cho người dân một
kênh truyền hình thứ 2 đồng thời tăng tính cạnh tranh fđể phát triển hoạt
động thông tin đại chúng nói chung và ngành truyền hình nói chung lên

-

tầm quốc tế.
Maroc đang có nhiều cố gắng trong việc xây dựng 1 xã hội thông tin
SEPTI dưới dự điều hành của thủ tướng chính phủ được thành lập vào
tháng 3-1998. Với những kế hoạch tỉ mỉ chú trọng vào 5 lĩnh vực: giáo
dục, quản lý xã hội, con người, thương mại điện tử, cơ sở hạ tầng. Tất cả
để tạo nên một “ Maroc điện tử” , hiện đại hóa xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu.


-

Báo chí Tuynidi
a. Khái quát đất nước Tuynidi
Diện tích: 164.000km2; dân số: 10.300.000 người
Tuynidy là một nước cộng hòa ở Bắc Phi, giáp với địa trung hải nên có

-

vai trò rất quan trọng trong nhiều mặt.
b. Nền báo chí Tuynidi

 Đặc điểm nổi bật
Báo chí có quyền tự do ngôn luận được quy định trong hiến pháp

3.

Tuynidy, nhưng vẫn nằm trong khuân khổ và dưới sự quản lý của chính
-

quyền..
Bên cạnh các kênh truyền hình vệ tinh của Ai
Cập và liên min Ả Rập còn hai kênh của phe đối

-

lập có trụ sở tai Lon Don phát qua vệ tinh.
Đây là một quốc gia có bộ luật báo chí hết sức
nghiêm khắc và toàn diện trong việc sử phạt

-

những đối tượng vi phạm.
Các tờ báo luôn được kiểm duyệt một cách kĩ
càng trước khi xuất bản trước khi đến với công
chúng, đặc biệt là những tờ báo nước ngoài đến từ Pháp hay thuộc liên
mình Arap. Các trang Web của chính phủ đền được kiểm soát một cách

-

chặt chẽ từ xa.
 Báo in:

Tuynidy có 245 tờ báo và tạp chí ( năm 1987 con số này là 91). Trong đó
có ít nhất 8 nhật báo( 4 bàng tiếng Arap, 4 bằng tiếng Pháp) và 15 tuần

-

báo phát hành bàng các thứ tiếng khác nhau như Arap, Anh, Pháp, Ý.
Hầu hết là báo tư nhân nguyên tắc hoạt động độc lập, trong sự quản ký
của nhà nước. tất cả các sản phẩm như báo và tạp chí đều được nhà nước
hỗ trợ về kinh tế, thuế dành cho vật liệu in ấn, phát hành đặc biệt là trợ

-

giá cho đầu ấn phẩm.
Có 973 nhà báo chuyên nghiệp đang hoạt động ở Tuynidy (34 % là nữ ,
53% đã tốt nghiệp đại học). Có 865 cơ quan báo chí và các loại báo chí
nước ngoài hoạt động ở đây hàng năm. Số lượng phóng viên nước ngoài
có tới hàng trăm phóng viên trong đó có 70 phóng viên nước ngoài


thường trú. Họ được tạo điều kiên một cách tối đa để tác nghiệp ( như

-

miễn visa đặc biệt cho các nhà báo quốc tế.).
 Phát thanh và truyền hình:
Hãng phát thanh và truyền hình quốc gia Tuynidy (ERTT) là cơ quan
truyền thông lâu đời nhất. Đảm bảo thu phát các kênh truyền hình cũng
như phát thanh ERTT và là trung tân điều hành của 5 đài địa phương có

-


địa bàn hoạt động trên khắp đất nước.
Phát thanh – truyền hình đăng tải công khai các cuộc đàm thoại về chính

-

trị của các đảng phái kể cả phe đối lập.
Kênh truyền hình TV21 và kênh phát thanh Youth Radio hướng tới phục

-

vụ giới trẻ.
Kênh truyền hình có chương trình TV-7 và HanniBalTV là hai chương

-

trình vệ tinh của Tuynidy được theo dõi ở nhiều nơi trên thế giới.
Các kênh phát thanh và truyền hình tư nhân bắt đầu đi vào hoạt động năm
2003. Sớm nhất là đài phát thanh Radio Mosaique FM, bắt đầu hoạt động
vào tháng 11 năm 2003 ở Tunis. Đài phát thanh thứ hai là Radio El
Jawhara ở Sousse được thành lập vào 25-6-2005 và hiện đang phủ sóng
các chương trình ở phía đông. Kênh truyền hình vệ tinh tư nhân Hannibal

IV.

TV bắt đầu hoạt động vào ngày 13-2-2005.
Xu hướng phát triển của báo chí châu Phi.
1. Phát thanh vẫn là loại hình báo chí phát triển ở châu Phi
Như đã phân tích ở trên. Người dân châu Phi không có truyền thống đọc
sách báo, đa số các dân tộc bản xứ ở châu Phi có nền văn minh truyền

khẩu. chính vì vậy họ không coi trọng báo chí, nhất là khi báo chí lại có
“qua nhiều chữ”. Máy thu thanh có giá thành rẻ, phù hợp với kinh tế cử
người dân. Chỉ cần một máy thu thanh, người dân có thể nghe tin tức một
cách đơn giản.
2.

Phát triển nền báo chí địa phương với ngôn ngữ đa dạng

Rào cản ngôn ngữ là rào cản ngăn cách người dân châu Phi đến với thế
giới thông tin ngày càng đa dạng và phong phú, đẩy họ vào tình trạng lạc


hậu và tông tin không đến được với người dân ở châu lục này. Vì vậy báo
chí châu Âu ưu tiên phát triển báo chí địa phương với các loại hình ngôn
ngữ đa dạng.
3.

Báo chí hướng tới “địa phương hóa thông tin” phục vụ công

chúng
3.1.
Xu hướng địa phương hóa thông tin
Sự phát triển kinh tế và nhu cầu đầu tư kinh doanh ở các nước đã đòi hỏi
các dịch vụ truyền thông và báo chí cũng như khuyến khích các tập đoàn
truyền thông xuyên quốc gia và toàn cầu vượt biên giới với các sản phẩm
văn hóa thông tin của chúng. Mặt khác, các tập đoàn truyền thông này, để
vươn tới khán giả địa phương, họ đã cố gắng đi theo xu hướng “địa
phương hóa” nội dung bằng cách cải biên phong cách chương trình, tăng
thêm tin, bài, chuyên mục liên quan tới quảng bá du lịch, văn hóa của các
nước, và làm phụ đề tiếng địa phương trên các chương trình truyền hình

của họ.
Một trong những vấn đề sống còn của mỗi tờ báo là duy trì bạn đọc, mỗi
nhà báo cần phải tự đặt ra cho mình câu hỏi rằng liệu người dân có lợi gì
từ câu chuyện của mình? Tại sao cần phải đưa câu chuyện này và người
dân cần biết gì? Tất nhiên là người đọc chỉ quan tâm đến những tờ báo có
câu chuyện gắn bó hơn với cuộc sống hằng ngày của chính họ, của những
con người bình thường sống trong các cộng đồng. Những người tiêu thụ
các sản phẩm tiềm năng này sẽ chỉ bỏ tiền mua những thông tin, tin tức
liên quan đến các vấn đề cơm áo gạo tiền như y tế. giáo dục, đất đai, giá
cả… nơi mà họ sống mà không quan tâm lắm đến những gì ở cách xa họ,
ít liên quan đến đời sống và quyền lợi sát sườn từ họ.
Sự phát triến công nghệ thông tin như Internet, truyền thông đa phương
tiện, satellite đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tập đoàn báo chí truyền


thông toàn cầu tràn qua các lãnh thổ. Sẽ còn xa để tạo được “thế giới
phẳng” như nhiều người đã nói khi những dòng chảy thông tin vẫn áp đảo
một chiều từ những nước giàu có.
Tuy nhiên, thực sự là giờ đây chúng ta đã tiếp cận với vô vàn thông tin
từ rất nhiều nguồn khác nhau và rất khó để có được thời gian hàng ngày
cho chúng. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, “ địa phương hóa thông tin” tức
là lấy trọng tâm thông tin là người dân bình thường của từng cộng đồng
đâng trở thành xu hướng của nhiều tờ báo trên thế giới.
3.2.

Xu hướng địa phương hóa thông tin” của báo chí Châu phi

Ở các nước thế giới thứ ba, thông tin chứa đựng những quan niệm khác
với báo chí phương Tây. Báo chí của các nước thế giới thứ ba còn được
gọi là “Báo chí phát triển”.

Ở một khía cạnh nào đó, báo chí tránh nói tới những vẫn đề thường
xuyên tạo ra thách thức đối với chính phủ. Sở dĩ như vậy là do các nước
này vừa thoát khỏi chế độ thức dân, thể chế pháp luật của các nước này
còn chưa đầy đủ, người dân sống theo thói quen của các bộ tộc, cộng
đồng, làng bản, tôn giáo hơn là thể chế của một nhà nước. Chính vì thế
nếu các nước này để báo chí phát triển tự do vô độ thì sẽ là nguy hiểm đối
với các thể chế chính trị non trẻ vừa thành lập, và sẽ làm suy yếu sự phát
triển kinh tế- xã hội.
Một nhà báo Ấn Độ nói: “ Nếu như chúng tôi theo cách làm của báo chí
phương Tây tức là chúng tôi chỉ nhằm vào đăng tải nhứng điểm yếu kém,
điều này sẽ làm xói mòn lòng tin và sự tin tưởng của người dân và điều
đó sẽ kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển.
Và như vậy, đứng trước mỗi quyết định làm tin, câu hỏi đặt ra đối với các
nhà báo phương Tây sẽ là câu chuyện này có được khán giả quan tâm hay


không; còn đối với nhà báo các nước đang phát triển như hầu hết các
nước châu Phi trước khi trả lời câu hỏi trên thì họ thường cân nhắc xem
nó có lợi cho chính sách của nhà nước và người dân hay không.
Các nước phương Tây thường chỉ trích quan điểm trên và cho rằng quản
lý báo chí như vậy sẽ làm mất dân chủ trong xã hội. Tuy nhiên lập luận
của các nước thế giới thứ ba cho rằng, ở đất nước họ, nhà nước cần phải
quản lý báo chí trong thời gian ngắn, tức là trong giai đoạn ban đầu sau
khi độc lập, và rồi báo chí sẽ tự do hơn khi trình độ giáo dục của toàn dân
được nâng lên cao hơn.
Phần lớn các nhà báo của các nước đang phát triển ủng hộ khuynh hướng
“Báo chí phát triển”. Họ chỉ đăng tải một phần các tiêu cực trong xã hội
còn phần lớn là đăng tải các thông tin về xây dựng đất nước và ổn định
tình hình chính trị. “Báo chí phát triển” đòi hỏi các nhà báo cần phải hiểu
rõ sự cần thiết để phát triển nền kinh tế và cần phải truyền đạt nhiệm vụ

đó tới khán giả.
Trưởng ban thới sự của hệ thống Phát hanh- Truyền hình Nigera, ông
Alasope nói: Các nước non trẻ Châu phi và các nước trong thế giới thứ ba
ngày nay đang phải gánh trọng trách phát triển kinh tế- xã hội. Họ đang
xây dựng bệnh vệ, trường học và các tòa nhà cao tầng. Đối với các nước
này, mà không phải là các phóng viên phương Tây thường trú thì đó là tin
tức, đó là những thông tin phù hợp”.
Ở các nước châu Phi, nơi mà có nhiều người sống dưới mức nghèo khổ
và tỷ lệ mù chữ cao, các vấn đề tôn giáo, chủng tộc rất phức tạp thì báo
chí phải đóng vai trò là người giáo dục và bảo vệ người dân. Bên cạnh đó,
báo chí cũng phải thông báo cho người dân về những thành công về chính
trị, xã hội và tăng cường xã hội. Vai trò này của “Báo chí phát triển” cũng


khiến cho báo chí Châu Phi có xu hướng và vai trò như báo chí ở các
nước XHCN cũ.
4.

Truyền hình và báo mạng điện tử khó thâm nhập vào châu Phi
nhưng cũng sẽ là xu thế tất yếu

Truyền hình và báo mạng điện tử khó thâm nhập vào châu Phi nhưng
cũng sẽ là xu thế tất yếu. Tuy nhiên, để diều này diễn ra đòi hỏi các nước
châu Phi phải phát triển và có một nền kinh tế ổn định. Khi đó, giáo dục
sẽ được nâng cao và người dân dần biết đọc, biết viết nhiều hơn. Sự hiểu
biết về ngôn ngữ sẽ thu hẹp khoảng cách tôn giáo, dân tộc cùng với xu
thế toàn cầu hóa tất yếu kéo theo nền báo chí đa phương tiện dần hình
thành và phát triển.
V.


Kết luận

Qua các đặc điểm của báo chí châu Phi, có thể nhận thấy nền báo chí và
truyền thông đại chúng ở châu Phi vẫn chưa phát triển. Nguyên nhân là do
hầu hết các quốc gia châu Phi hiện tại vẫn là đói nghèo, lạc hậu, tỉ lệ mù chữ
cao, xung đột sắc tộc, chiến tranh liên miên xảy ra...Tình trạng phụ thuộc
kinh tế vào các nước tư bản Phương Tây cũng dẫn tới sự lệ thuộc trong báo
chí.
Nhìn chung, số lượng báo chí ở châu Phi rất ít, chủ yếu sử dụng tin bài của
các hãng thông tấn quốc tế, điều đó làm cho nền báo chí của châu Phi lệ
thuộc nhiều hơn và không có cơ hội phát triển.
Tuy nhiên, cũng theo xu thế chung phát triển của nền báo chí cá khu vực
khác, báo chí châu Phi cũng sẽ dần phát triển theo xu hướng tất yếu, tận
dụng tối đa những ưu điểm để phát huy thế mạnh về loại hình báo phát
thanh, mang đặc điểm báo chí địa phương đa ngôn ngữ.


Phần I: Diện mạo chung của Châu Phi
Phần II: Đặc điểm của báo chí Châu Phi
Phần III: Một số nền báo chí tiêu biểu

Vũ Thị Hồng- Lê Đức Khánh
Nguyễn Thị Liên
Nguyễn Thị Lộc - Trần Văn
Khánh - Phạm Thùy Linh

Phần IV: Xu hướng phát triển của báo Tống Thị Khánh Lành
chí châu Phi
Trình bày Power Point
Lê Thu Thủy Linh

Thuyết trình
Nguyễn Thị Lộc - Tống Thị
Khánh Lành
Tập hợp, liên kết, chỉnh sửa word
Vũ Thị Hồng



×