Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

BÀI DỰ THI TÌM HIỂU “60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ qua con tem bưu chính”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC HÀ NỘI
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGÔ SỸ LIÊN

BÀI DỰ THI TÌM HIỂU
60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ qua con tem bưu chính

Họ và tên học sinh: Trần Thị Hiền Trang
Ngày sinh: 28/12/2002
Lớp: 6A12


BÀI DỰ THI TÌM HIỂU
“60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ qua con tem bưu chính”

Họ và tên: TRẦN THỊ HIỀN TRANG Sinh năm: 28/12/2002
Học sinh lớp:
Quận:

6A12
Hoàn Kiếm

Trường: THCS Ngô Sỹ Liên
Thành phố: Hà Nội

Địa chỉ nhà riêng: Phòng 109 A14 Đại học Kinh tế Quốc dân - Hà Nội
Số điện thoại (nếu có): 01298967619

Câu 1: Em hãy cho biết tới nay, Bưu điện Việt Nam đã bao nhiêu lần phát hành
tem để kỷ niệm sự kiện chiến thắng Điện Biên Phủ?
Trả lời:
Cho tới tháng 3/2014, Bưu điện Việt Nam đã phát hành 5 bộ tem kỉ niệm


Chiến thắng Điện Biên Phủ. Cùng với cả nước hướng về vùng đất oai hùng thiêng
liêng Điện Biên Phủ, quay về với trang sử chói lọi cách đây hơn nửa thế kỷ, chúng
ta cùng nhìn lại những bộ tem đã phát hành nhân dịp kỉ niệm chiến thắng này:
LẦN 1: Để khắc ghi chiến thắng Điện Biên Phủ, ngay từ tháng 10 năm
1954, Bưu điện Việt Nam đã trân trọng phát hành ngay một bộ tem “Chiến thắng
Điện Biên Phủ” do họa sĩ Bùi Trang Chước thiết kế, gồm 4 mẫu tem đều mang
khuôn khổ 40x26 với hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ đang uy phong đứng trên nóc
hầm De Castries. Riêng mẫu tem số 33 có giá tính bằng kg thóc (0 kilo 600) là tem
sự vụ


Kể từ đó, cứ 10 năm một lần, Ngành Bưu chính nước ta lại phát hành bộ tem
kỉ niệm mốc son lịch sử tiêu biểu này. Bộ tem “10 năm chiến thắng Điện Biên
Phủ” gồm 4 mẫu, khổ 33x22, có thêm một blockin ghép mẫu tem ấy, do họa sĩ
Trần Lương vẽ, được phát hành vào ngày 7/5/1964, mẫu tem mang tên “Kéo
pháo”, mẫu 6 xu mang tên “Bao vây Mường Thanh”, hai mẫu còn lại là “Phá bom
nổ chậm” và “Điện Biên Phủ ngày nay”


LẦN 2: Vào ngày 7/5/1974, bộ tem “Kỷ niệm 20 năm chiến thắng Điện
Biên Phủ” gồm 2 mẫu tem khổ 23x35. Mẫu thứ nhất mang tên “Quyết chiến, quyết
thắng” đưa hình ảnh anh bộ đội đang đứng trên nóc hầm của tướng De Casties, tay
phất cao ngọn cờ đỏ sao vàng. Mẫu tem còn lại mang tên “Chiến sĩ Điện Biên Phủ”
đưa hình ảnh huy hiệu chiến sĩ Điện Biên Phủ mà Bác Hồ dùng làm quà khen tặng
gắn lên ngực áo cho tất cả các chiến sĩ tham gia chiến dịch.


Trong bộ tem “Kỉ niệm lần thứ 25 ngày thành lập nước” phát hành ngày
2/9/1970 có mẫu tem “Liệt sĩ Phan Đình Giót” - Người chiến sĩ anh hùng đi vào
lịch sử với sự hy sinh quả cảm trong chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy.


LẦN 3: Đặc biệt, vào ngày 5/5/1984 nhân kỉ niệm 30 năm chiến thắng Điện
Biên Phủ, Bưu điện Việt Nam phát hành một mẫu tem không ghi giá dành riêng
cho quân đội, khổ 31,5x23,5 do họa sĩ Hoàng Thúy Liệu thiết kế. Hình ảnh quen
thuộc của những chiến sĩ quả cảm phất cờ “Quyết chiến, quyết thắng” trên nóc
hầm tướng địch lại một lần nữa được tái hiện.


Hai ngày sau đó, đúng vào ngày 7/5/1984, một bộ tem gồm 7 mẫu khổ
40x29 và một block có in hình ảnh bản đồ chiến dịch Điện Biên Phủ do họa sĩ Huy
Toàn thiết kế được phát hành rộng rãi để kỉ niệm cuộcđấu tranh thắng lợi vang dội
này.


LẦN 4: Bộ tem “Kỉ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ” được phát
hành vào ngày 7/5/1994 gồm 2 mẫu do họa sĩ Trịnh Quốc Thụ thiết kế. Trên cả hai
mẫu tem này đều có in hình“Huy hiệu chiến sĩ Điện Biên Phủ”. Mẫu tem thứ nhất


có 2 màu vàng – trắng, đưa lên hình ảnh anh bộ đội ta cùng cới công dân liên hoan
mừng chiến thắng bên xác xe tăng của địch, lột tả được đỉnh cao của niềm tin vui
mừng chiến thắng.


LẦN 5: Cùng với cả nước hướng về vùng đất oai hùng thiêng liêng Điện
Biên Phủ, quay về với trang sử chói lọi cách đây nửa thế kỉ, Ngành Bưu điện Việt
Nam long trọng phát hành bộ tem đặc biệt “Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện
Biên Phủ” gồm 2 mẫu và 1 block vào đúng ngày 7/5/2004

Câu 2 : Trong chiến dịch Điện Biên Phủ có nhiều gương chiến đấu, hy sinh của bộ

đội ta đã được Nhà nước phong tặng hoặc truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng
vũ trang nhân dân.
Em hãy cho biết vài nét về người anh hùng được thể hiện qua con tem dưới
đây.


Trả lời:
Thấm thoát thoi đưa, thế là chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ đã cách xa thời
đại chúng ta tròn sáu thập kỷ. Sáu mươi năm qua, mảnh đất chiến trường xưa đã có
những đổi thay kỳ diệu, cuộc sống mới đang đâm chồi nảy lộc, kết trái ấm no.
Trong ngày vui hôm nay, chúng ta càng bâng khuâng xúc động nhớ tới các thế hệ
cha anh đã anh dũng ngã xuống, vì một Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động
địa cầu”. Trong số những người con ưu tú ấy, có Anh hùng – Liệt sĩ Phan Đình
Giót.
Ông sinh năm 1922, là người dân tộc Kinh. Quê ở xóm Tam Quang, thôn
Vĩnh Yên, xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Xuất thân từ thành
phần bần nông, gia đình Phan Đình Giót sống rất nghèo khổ, đã mấy đời chịu cảnh
cày thuê cuốc mướn. Bản thân ông cũng phải đi làm thuê cho người giàu từ năm
chưa đầy 13 tuổi. Cách mạng Tháng Tám thành công, cùng với bạn bè của mình,
Phan Đình Giót hăng hái tham gia Tự vệ đoàn, chiến đấu bảo vệ quê hương. Đầu
năm 1950 ông 4 lần viết đơn, xung phong vào bộ đội chủ lực. Chỉ sau 3 tháng huấn
luyện cấp tốc, ông đã lần lượt được tham dự hàng loạt các chiến dịch lớn như:
Trung Du, Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên Phủ … Chiến dịch nào Phan Đình Giót
cũng có mặt trong những trần đánh những vị trí then chốt của trận địa. Trận Tràng
Bạch (Chiến dịch đường 18), sau khi đánh sập 1 lô cốt chìm của địch thì ônh bị
thương, băng bó qua loa xong ông nằng nặc xin ở lại tiếp tục chiến đấu, đến tận khi
trận đánh kết thúc. Tại trận Chùa Tiếng cuối năm 1950, một mình Phan Đình Giót
dũng cảm và mưu trí tiêu diệt liên tiếp 4 ụ đại liên của địch, gây cho giặc sự hoảng
loạn cao độ.
Mùa xuân năm 1951, trung đoàn của ông nhận lệnh phục kích đánh địch khi

chúng di chuyển lên Hòa Bình; đại đội Phan Đình Giót được giao nhiệm vụ vượt
sông Đà, tiến công đồn Ba Vì. Không may bị phát hiện, đội hình ta bị máy bay và
các đại bác địch oanh tạc dữ dội liền trong mấy giờ đồng hồ. Phan Đình Giót
không quản hy sinh, dẫn đầu một tổ chủ công làm cho địch vô cùng khiếp sợ.


Song, thành tích xuất sắc nhất, vẻ vang nhất của Phan Đình Giót, là ở chiến dịch
Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Dạo ấy là cuối mùa đông năm 1953, sau khi Bộ Chính Trị và Tổng Quân ủy
Trung ương quyết định mở chiến dịch Trần Đình (mật danh của chiến dịch Điện
Biên Phủ); Phan Đình Giót cùng đại đội 58 (tiểu đoàn 428, trung đoàn 141, đại
đoàn 312, Bến Tre), nô nức tiến quan lên Tây Bắc. Với tinh thần giải phóng Điện
Biên Phủ, các chiến sĩ chân đồng vai sắt đã băng qua gấn 500 km đường rừng với
muôn vàn đèo cao, vực thẳm; đơn vị vừa hành quân vừa tự xẻ núi mở đường và hỗ
trợ các đơn vị bạn kéo pháo vào trận địa. Theo Chỉ thị của Đại tướng Võ Nguyên
Giáp – Tổng tư lệnh kiêm Chỉ huy trưởng mặt trận – dù gian khỏ, hy sinh thế nào
cũng phải tập kết kịp thời, sẵn sàng đợi lệnh.
Đúng 17 giờ 05 phút ngày 13 tháng 3 năm 1954, được sự chi viện của 40
khẩu pháo và súng cối các cỡ, đại đoàn 312 đồng loạt tấn công vào cụm cứ điểm
Him Lam. Cứ điểm Him Lam gồm 3 vị trí (101A, 101B và 102) nằm trên 3 quả
đồi, hình thành theo thế “chân kiềng”, có thể yểm trợ, giải vây cho nhau một cách
dễ dàng. Him Lam là trận địa phòng ngự vững chắc, địch bố trí ở đây nhiều hỏa
điểm lợi hại, xung quanh được bao bọc bởi những hàng dài dây thép gai kiên cố
rộng 200 m, mìn gài dày đặc. Ngoài 1 đại đội ngụy quân người Thái, Him Lam còn
được trấn giữ bởi tiểu đoàn 3, thuộc lữ đoàn Lê Dương số 13 nổi tiếng gan dạ và
thiện chiến, do viên quan tư Pê-gô chỉ huy. Trong thế chiến thứ hai tại Li-bi, đội
quân lê dương này từng được mệnh danh là “đơn vị thần thoại”.
Trong trận mở màn tấn công vào Him Lam – một trận đánh với tư tưởng chỉ
đạo là phải bằng mọi giá giành chiến thắng để tạo tiếng vang – Phan Đình Giót với
cương vị tiểu đội trưởng bộc phá, có nhiệm vụ bật tung cửa mở, tạo điều kiện cho

tiểu đoàn công binh 425 ào ạt xốc tới, đánh chiếm mục tiêu số 2 của giặc. Ngoài
quả bộc phá thứ 9 được phân công, Phan Đình Giót còn tự nguyện xông lên đánh
thay phần đồng đội bị thương. Sau quả thứ 11, chính ông cũng bị ngất đi do vết
thương ở đùi khá nặng, mất rất nhiều máu. Khi tỉnh dậy, ông giật mình thấy các
mũi xung kích của ta vẫn bị chặn lại bởi hỏa lực di động của địch đột nhiên xuất


hiện từ cánh tả, Trung liên ta đưa lên thì bị pháo 155 ly của địch từ Mường Thanh
và Độc Lập bắn tới, nhiều người bị vùi lấp cùng với cả vũ khí, cán bộ trung đội
cũng đã hy sinh hết.
Tình thế không cho phép chần chừ, Phan Đình Giót thận trọng ép mình
xuống sát mặt đất rồi nhích dần, nhích dần về phía hỏa lực địch. Từ trong lô cốt,
địch bắn ra như mưa đạn; những đường đạn đan kín mặt đất, nhuộm màu đỏ cả trời
đêm, tiếng gió xé sát sạt mang tai, cuốn theo mùi tóc cháy khét lẹt. Mặc! Phan
Đình Giót vẫn lặng lẽ nhoài lên phía trước từng ly một. Gần tới lô cốt giặc, ông
dồn hết sức bình sinh nhô hẳn người lên, quẳng quả lựu đạn cuối cùng vào lỗ châu
mai. Sau mấy giây, đạn lại tiếp tục bắn ra, Phan Đình Giót nghiến răng kề khẩu
tiểu liên vào miệng lỗ, bắn liên tiếp hai băng đạn còn lại. Nhưng, khi xung kích ta
tiến lên vẫn gặp phải sức chống trả điên cuồng của hỏa lực địch, gây thêm nhiều
thương vong cho chiến sỹ.
Đúng phút này, phẩm chất sáng ngời của người đảng viên cộng sản bừng
cháy trong anh! Ông run lên, quên hết tất cả nỗi đau đớn của 4 vết thương nặng; rồi
bằng một động tác nhanh nhẹn và dứt khoát, Phan Đình Giót bất ngờ nằm nghiêng
xuống chân lô cốt, áp lồng ngực thanh xuân của mình vào đúng lỗ châu mai. Hỏa
lực địch câm bặt, thừa thế đồng đội ào lên như vũ bão diệt gọn cứ điểm địch ngay
sau đó; lúc ấy là 22 giờ 30 phút, ngày 13 tháng 3 năm 1954. Phan Đình Giót –
người con ưu tú của quê hương Xô – Viết đã anh dũng ngã xuống trên chiến
trường Điện Biên Phủ lịch sử, xứng đáng với lời hứa trong lần ông được gặp Bác
Hồ kính yêu tại “Đại hội Anh hùng và Chiến sỹ thi đua, lần thứ I” (1952). Ngày
31/8/1955, ông được Đảng và Nhà nước truy tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng

vũ trang nhân dân” và “Huân chương Quân cộng hạng Nhì”.
Anh hùng liệt sĩ Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai cho đồng
đội tiến lên tiêu diệt hỏa lực địch trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Hình ảnh này
mãi mãi là hình tượng sáng ngời khí thế tiến công của người chiến sĩ cách mạng.
Câu 3 : Hình ảnh giới thiệu trên mẫu tem sau nhắc em liên tưởng đến sự kiện nào
trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ ?


Trả lời:
Hình ảnh trên là lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng” tung bay trên nóc hầm
tướng De Castries ngày 7/5/1954.
Từ ngày 1/5/1954 đến ngày 7/5/1954, quân ta đánh chiếm các cứ điểm phía
Đông và mở đợt tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Đêm ngày 6/5/1954, tại đồi A1 trận chiến đấu giữa ta và địch diễn ra quyết liệt,
quân ta ào ạt xông lên tiêu diệt các lô cốt và dùng thuốc nổ phá các hầm ngầm kiên
cố của địch. Tên quan Tư chỉ huy đồi A1 và khoảng 400 tên địch còn sống sót đã
phải đầu hàng. 17 giờ 30 phút ngày 7/5/1954, ta chiếm sở chỉ huy của địch, tướng
De Castries cùng toàn bộ Bộ Tham mưu và binh lính tập đoàn cứ điểm Điện Biên
Phủ phải ra hàng, lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng” của quân đội ta tung bay trên
nóc hầm chỉ huy của địch. Ngay trong đêm đó, quân ta tiếp tục tiến công phân khu
Nam, đánh địch tháo chạy về Thượng Lào, đến 24 giờ toàn bộ quân địch đã bị bắt
làm tù binh.
Sau 55 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo quân và dân ta đã
đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên
địch, bắn rơi 62 máy bay, thu 64 ô tô và toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang quân
dụng của địch.
Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 –1954 với đỉnh cao là chiến
dịch Điện Biên Phủ là một trận quyết chiến chiến lược, một trận tiêu diệt điển hình
nhất và là trận đầu đánh thắng Mỹ, trực tiếp đưa đến việc ký Hiệp định Giơ-ne-vơ



về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Tạo cơ sở và điều kiện để
nhân dân ta tiến đến giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải
phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Câu 4: Năm 2014, cả nước tưng bừng kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Lịch sử Điện
Biên Phủ. Em hãy vẽ 1 mẫu tem có kích thước 15 x 20 cm để nói về sự kiện trên.

Câu 5 : Em hãy cho biết Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội
Trung ương đã tổ chức bao nhiêu cuộc họp mặt, liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
toàn quốc? Vào những năm nào? Ở đâu?
Trả lời:
Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương đã tổ
chức 3 lần họp mặt, liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên.
LẦN 1: Từ ngày 2/7/1984 đến11/7/1984: Gặp mặt “Các chiến sĩ nhỏ Điện
Biên” tại Hà Nội và Hải Phòng với 160 thiếu nhi tham gia.
LẦN 2: Năm 1994, kết thúc“Cuộc hành quân theo bước chân những người
anh hùng”, đặc biệt là hướng về ngày kỉ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ


lịch sử, đồng thời để đánh giá những kết quả thi đua của đội viên thiếu niên, nhi
đồng cả nước, Hội đồng Đội Trung ương đã tổ chức “Liên hoan chiến sĩ nhỏ Điện
Biên Phủ toàn quốc lần thứ II” từ ngày 28/6/1994 đến 7/7/1994 tại Điện Biên Phủ,
Hà Nội, Quảng Ninh với 185 chiến sĩ nhỏ Điện Biên xuất sắc gồm 125 nữ, 60 nam
và 50 anh chị phụ trách Đội giỏi của cả nước về dự.
LẦN 3: “Liên Hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” vào năm 2004 tại thủ đô Hà
Nội.
DỰ KIẾN LẦN 4 SẼ ĐƯỢC TỔ CHỨC VÀO: Tháng 6/2014, “Liên hoan
Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc sẽ diễn ra tại Điện Biên và Hà Nội gồm khoảng
200 đại biểu, mỗi đơn vị chọn cử 3 đại biểu thiếu nhi độ tuổi 10-15, có thành tích
học tập rèn luyện và công tác Đội tốt.



MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CHIẾC TEM ĐÃ ĐƯỢC SỬ DỤNG



Bì FDC Pháp phát hành kỷ niệm 50 năm lính Pháp đã hy sinh tại ĐBP







×