Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Cong nghe Be Tong 2 hoan chinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 47 trang )

BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
KHOA XÂY DỰNG
*****

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
CÔNG NGHỆ BÊ TÔNG 2
Đề tài: “Thiết kế nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông cốt thép (phân xưởng trộn và
phân xưởng tạo hình) sản phẩm: Cột điện quay li tâm 30000 m3bê tông/ năm mác
M30 và bê tông thương phẩm công suất 55000 m3 sản phẩm/ năm mác M30”.

Giáo viên hướng dẫn:

ThS. Phạm Thanh Mai

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Trung Nhân

Lớp:

2012VL

HÀ NỘI - 2016


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU .....................................................................................................3
1.1. Mở đầu .........................................................................................................................3
1.1.1. Sơ lược sự phát triển cấu kiện bê tông đúc sẵn ...................................................3
1.1.2. Giới thiệu chung về các sản phẩm và cấu kiện bê tông cốt thép đúc sẵn ..........4


1.1.3. Các loại cấu kiện bê tông đúc sẵn ........................................................................7
1.2. Giới thiệu mặt bằng nhà máy ....................................................................................7
1.2.1. Địa điểm xây dựng ................................................................................................7
1.2.2. Nguồn cung cấp vật liệu .......................................................................................8
1.2.3. Các tiêu chí khác ...................................................................................................8
1.3. Các loại sản phẩm của nhà máy ................................................................................8
1.4. Nguyên vật liệu sản xuất ..........................................................................................12
1.4.1. Yêu cầu nguyên liệu đối với hỗn hợp bê tông ....................................................12
1.4.2. Yêu cầu đối với xi măng ......................................................................................12
1.4.3. Yêu cầu đối với cốt liệu .......................................................................................13
1.4.4. Yêu cầu đối với nước nhào trộn .........................................................................15
1.4.5. Yêu cầu đối với phụ gia .......................................................................................16
CHƯƠNG 2: KẾ HOẠCH SẢN XUẤT ........................................................................19
2.1. Tính toán cấp phối ....................................................................................................19
2.2. Kế hoạch sản xuất của nhà máy ..............................................................................24
2.2.1. Quỹ thời gian làm việc của nhà máy ..................................................................24
2.2.2. Sơ đồ dây chuyền công nghệ ..............................................................................25
2.2.3. Kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu .....................................................................26
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ ......................................................................29
3.1. Phân xưởng chế tạo hỗn hợp bê tông......................................................................29
3.1.1. Tính chọn máy trộn .............................................................................................32
3.1.2. Tính chọn thiết bị định lượng .............................................................................33
3.1.3. Tính chọn thiết bị phụ trợ ...................................................................................33
3.2. Phân xưởng tạo hình ................................................................................................38
3.2.1. Giới thiệu và lựa chọn phương pháp tạo hình ..................................................38
3.2.2. Tính toán phân xưởng ........................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................46

NGUYỄN TRUNG NHÂN - LỚP 2012VL


1


LỜI NÓI ĐẦU
Ở những thế kỷ trước, công tác xây dựng cơ bản ít phát triển, tốc độ xây dựng chậm
vì chưa có một phương pháp xây dựng tiên tiến, chủ yếu thi công bằng tay mức độ cơ giới
thấp và một nguyên nhân quan trọng là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng chưa phát
triển.
Ngày nay ở những nước phát triển, cùng với việc công nghiệp hoá ngành xây dựng,
cơ giới hoá thi công với phương pháp thi công lắp ghép, cấu kiện bằng bê tông cốt thép và
bê tông ứng suất trước được sử dụng hết sức rộng rãi, đặc biệt trong ngành xây dựng dân
dụng và công nghiệp với các loại cấu kiện có hình dáng kích thước và công dụng khác
nhau như cột nhà, móng nền, dầm cầu chạy, vì kèo, tấm lợp, tấm tường. Ở nhiều nước có
những nhà máy sản xuất đồng bộ các cấu kiện cho từng loại nhà theo thiết kế định hình.
Nhận rõ sự quan trọng của công nghiệp hóa đối với ngành xây dựng, nhà nước đã có nhiều
chủ trương phát triển về ngành sản xuất bê tông đúc sẵn nhằm đáp ứng yêu cầu về chất
lượng công trình và tiến độ thi công. Ở nước ta hiện nay có nhiều nhà máy sản xuất bê
tông đúc sẵn với nhiều loại cấu kiện khác nhau đa dạng về chủng loại.
Bằng những kiến thức đã được học và tích luỹ trong trường Đại học Kiến Trúc Hà
Nội em đã được phân đồ án thiết kế một số phân xưởng trong nhà máy sản cấu kiện bê
tông với đề tài được giao là: “Thiết kế nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông cốt thép (phân
xưởng trộn và phân xưởng tạo hình) sản phẩm: Cột điện quay li tâm 30000 m3bê tông/
năm mác M30 và bê tông thương phẩm công suất 55000 m3 sản phẩm/ năm mác M30”.
Trong quá trình làm đồ án dù đã cố gắng nhưng những thông số tính toán vẫn còn
mang tính lí thuyết chưa thực tế. Rất mong được những ý kiến đóng góp của các thấy cô
trong bộ môn để đồ án của em được hoàn thiện và khả thi hơn trong thực tế.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn công nghệ vật liệu xây dựng
và khoa học vật liệu xây dựng đặc biệt là ThS. Phạm Thanh Mai đã giúp đỡ chúng em
trong quá trình thực hiện đồ án.


NGUYỄN TRUNG NHÂN - LỚP 2012VL

2


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Mở đầu
1.1.1. Sơ lược sự phát triển cấu kiện bê tông đúc sẵn
Bê tông cốt thép được đưa vào sử dụng vào các công trình xây dựng những năm 7080 của thế kỷ 19 và chỉ sau một thời gian tương đối ngắn, loại vật liệu ưu việt này đã phát
triển nhanh chóng chiếm vị trí quan trọng trong các loại vật liệu xây dựng. Không bao lâu
sau khi xuất hiện bê tông cốt thép, đồng thời với việc sử dụng bê tông và bê tông cốt thép
toàn khối đổ tại chỗ, cấu kiện bê tông đúc sẵn ra đời. Trong quá trình sử dụng người ta
càng hoàn thiện phương pháp tính toán kết cấu, càng phát huy được tính năng ưu việt và
hiệu quả sử dụng của chúng, do đó càng mở rộng phạm vi sử dụng của loại vật liệu này.
Thời gian đầu các cấu kiện bê tông thường được chế tạo bằng phương pháp thủ công, việc
lắp ghép các cấu kiện cũng chủ yếu bằng thủ công do đó các cấu kiện bê tông đúc sẵn cũng
sử dụng bị hạn chế. Với sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại và trình độ khoa học
xây dựng, việc sản xuất cấu kiện bê tông cốt thép bằng thủ công được thay thế bằng phương
pháp cơ giới và việc nghiên cứu thành công dây chuyền công nghệ sản xuất các cấu kiện
bê tông cốt thép được áp dụng, nó tạo điều kiện để những nhà máy sản xuất các cấu kiện
bê tông cốt thép đúc sẵn được xây dựng hàng loạt.
Trong nửa đầu thế kỷ 20, những thành tựu nghiên cứu về lý luận cũng như về
phương pháp tính toán bê tông cốt thép trên thế giới càng thúc đẩy ngành công nghiệp sản
xuất cấu kiện bê tông cốt thép phát triển, đặc biệt là thành công của việc nghiên cứu bê
tông ứng suất trước được áp dụng vào sản xuất cấu kiện là một thành tựu có ý nghĩa to lớn,
cho phép tận dụng bê tông mác cao, cốt thép cường độ cao, tiết kiệm được bê tông và cốt
thép, nhờ đó có thể thu nhỏ kích thước cấu kiện, giảm nhẹ khối lượng, nâng cao năng lực
chịu tải và khả năng chống nứt của cấu kiện bê tông cốt thép. Ngày nay ở những nước phát
triển, cùng với việc công nghiệp hóa ngành xây dựng, cơ giới hóa thi công với phương
pháp thi công lắp ghép, cấu kiện bằng bê tông cốt thép và bê tông ứng suất trước ngày càng

được sử dụng rộng rãi.
Thế kỷ 20 công nghệ bê tông đã trải qua một quãng đường phát triển dài, từ đó mở
rộng lĩnh vực sử dụng bê tông, tăng chủng loại, tăng hiệu quả kinh tế và kỹ thuật đạt được.
Đặc biệt đáp ứng đủ nhu cầu của nền kinh tế thị trường và cho phép giải được hầu hết các

NGUYỄN TRUNG NHÂN - LỚP 2012VL

3


bài toán xây dựng. Ngoài ra công nghệ bê tông giúp bảo vệ môi trường vừa cho phép sử
dụng phế thải của các ngành công nghiệp năng lượng tạo ra hiệu quả kinh tế kỹ thuật.
Ngày nay, với những trang bị kỹ thuật hiện đại chúng ta có thể cơ giới hóa toàn bộ
dây chuyền công nghệ và tự động hóa nhiều khâu sản xuất cấu kiện bê tông cốt thép đúc
sẵn, cấu kiện bằng bê tông cốt thép và bê tông ứng suất trước được sử dụng hết sức rộng
rãi, đặc biệt trong ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp với các loại cấu kiện có hình
dạng kích thước và công dụng khác nhau như cột nhà, móng nền, dầm cầu chạy, vì kèo,
tấm lợp, tầm tường, ở nhiều nước có những nhà máy sản xuất đồng bộ các cấu kiện cho
từng loại nhà theo thiết kế định hình.
1.1.2. Giới thiệu chung về các sản phẩm và cấu kiện bê tông cốt thép đúc sẵn
a) Kết cấu bê tông cốt thép ứng suất trước
Kết cấu bê tông cốt thép ứng suất trước, còn gọi là kết cấu bê tông cốt thép ứng lực
trước, hay bê tông tiền áp, hoặc bê tông dự ứng lực (tên gọi Hán-Việt), là kết cấu bê tông
cốt thép sử dụng sự kết hợp ứng lực căng rất cao của cốt thép ứng suất trước và sức chịu
nén của bê tông để tạo nên trong kết cấu những biến dạng ngược với khi chịu tải, ở ngay
trước khi chịu tải. Nhờ đó những kết cấu bê tông này có khả năng chịu tải trọng lớn hơn
kết cấu bê tông thông thường, hoặc vượt được những nhịp hay khẩu độ lớn hơn kết cấu bê
tông cốt thép thông thường.
Nguyên lý hoạt động: Cốt thép trong bê tông, là cốt thép cường độ cao, được kéo
căng ra bằng máy kéo ứng suất trước, đạt tới một giá trị ứng suất nhất định, được thiết kế

trước, nằm trong giới hạn đàn hồi của nó, trước khi các kết cấu bê tông cốt thép này chịu
tải. Lực căng cốt thép này làm cho kết cấu bê tông biến dạng ngược với biến dạng do tải
trọng gây ra sau này khi kết cấu làm việc. Nhờ đó, kết cấu bê tông cốt thép ứng suất trước
có thể chịu tải trọng lớn gần gấp đôi so với kết cấu này, khi không căng cốt thép ứng suất
trước. (Khi chịu tải trọng bình thường, biến dạng do tải trọng gây ra chỉ đủ để triệt tiêu
biến dạng do căng trước, kết cấu trở lại hình dạng ban đầu trước khi căng, giống như không
hề chịu tải gì).
Ở kết cấu bê tông cốt thép thông thường, thì cốt thép cùng với vật liệu bê tông chỉ
thực sự làm việc (có ứng suất) khi có sự tác dụng của tải trọng. Còn ở kết cấu ứng suất
trước, trước khi đưa vào chịu tải thì kết cấu đã có trong nó một phần ứng suất ngược rồi.
Cốt lõi của việc kết cấu bê tông ứng suất trước có khả năng chịu tải rất lớn là nhờ việc tạo

NGUYỄN TRUNG NHÂN - LỚP 2012VL

4


ra các biến dạng ngược với khi làm việc bình thường. Việc sử dụng vật liệu cơ tính cao
như: cốt thép cường độ cao, bê tông mác cao,... chỉ là điều kiện phụ trợ để tăng khả năng
chịu tải của kết cấu bê tông ứng suất trước.
Bê tông ứng suất trước(căng trước): cốt thép ứng suất trước được kéo căng ra trước
trên bệ khuôn đúc bê tông trước khi chế tạo kết cấu bê tông. Sau đó kết cấu bê tông được
đúc bình thường với cốt thép ứng suất trước như kết cấu bê tông cốt thép thông thường,
đến khi bê tông đạt đến một giá trị cường độ nhất định để có thể giữ được ứng suất trước
thì tiến hành cắt cốt thép rời ra khỏi bệ căng. Do tính đàn hồi cao của cốt thép, nó có xu
hướng biến dạng co lại dọc theo trục của cốt thép. Nhờ lực bám dính giữa bê tông cà cốt
thép ứng suất trước, biến dạng này được chuyển hóa thành biến dạng vồng ngược của kết
cấu bê tông so với phương biến dạng khi kết cấu bê tông chịu tải trọng. Phương pháp này
tạo kết cấu ứng suất trước nhờ lực bám dính giữa bê tông và cốt thép và được gọi là phương
pháp căng trước vì cốt thép được căng trước cả khi kết cấu bê tông được hình thành và đạt

cường độ thiết kế.
Phương pháp này, cần có một bệ căng cố định nên thích hợp cho việc chế tạo các kết
cấu bê tông ứng suất trước đúc sẵn trong các nhà máy bê tông đúc sẵn. Kết cấu bê tông
ứng suất trước căng trước có ưu điểm là dùng lực bán dính trên suốt chiều dài cốt thép nên
ít có rủi ro do tổn hao ứng suất trước.
b) Bê tông cốt thép ứng suất trước căng sau dạng không bám dính
Đây là loại kết cấu ứng suất trước được thi công căng cốt thép sau khi hình thành
kết cấu nhưng trước khi chịu tải, và sử dụng phản lực đầu neo hình côn tại các đầu của cốt
thép ứng suất trước để truyền áp lực ép mặt sang đầu kết cấu bê tông (gây ứng suất trước).
Phương pháp này, không dùng lực bám dính giữa bê tông và cốt thép để tạo ứng suất trước,
nên còn gọi là ứng suất trước căng sau không bám dính.
Cốt thép được lồng trong ống bao có chứa dầu bảo quản chống gỉ, và được đặt bình
thường vào trong khuôn đúc bê tông mà chưa được căng trước. Sau đó, đổ bê tông vào
khuôn bình thường như chế tạo kết cấu bê tông cốt thép thông thường. Đến khi kết cấu bê
tông cốt thép đạt cường độ nhất định đủ để chịu được ứng lực căng thì mới tiến hành căng
cốt thép ứng suất trước. Cốt thép được kéo căng cốt thép dần dần bằng máy kéo ứng suất
trước đến giá trị ứng suất thiết kế, nhưng vẫn nằm trong giới hạn đàn hồi của cốt thép ứng
suất trước. Sau mỗi hành trình kéo thép, cốt thép lại được buông ra khỏi máy kéo, lúc đó

NGUYỄN TRUNG NHÂN - LỚP 2012VL

5


cốt thép có xu hướng co lại vì tính đàn hồi. Nhưng do các đầu cốt thép (một trong hai hay
cả hai đầu) được giữ lại bởi neo 3 lá hình côn nằm trong hốc neo hình côn bằng thép bịt ở
hai đầu kết cấu bê tông, mà biến dạng đàn hồi này của cốt thép được chuyển thành phản
lực đầu neo dạng áp lực ép mặt của má côn thép truyền sang đầu kết cấu bê tông (tạo ra
ứng suất trước). Nhờ đó kết cấu bê tông được uốn vồng ngược với khi làm việc. Khi đạt
đến ứng suất trước thiết kế thì mới cho kết cấu chịu tải trọng (cho làm việc).

Cốt thép ứng suất trước có thể là dạng thanh, dạng sợi cáp hay bó cáp. Mỗi sợi cốt
thép ứng suất trước được tự do chuyển động trong lòng ống bao bằng nhựa có dầu bôi trơn
mà không tiếp xúc với bê tông. Giữa bê tông và cốt thép không hề có lực bám dính.
Phương pháp này thuận lợi cho việc thi công tại hiện trường. Ứng dụng cho các kết
cấu bê tông cốt thép ứng suất trước đổ tại chỗ. Tuy vậy, nhược điểm của phương pháp này
là chỉ dựa vào các đầu neo để giữ ứng suất trước. Nếu các đầu neo này bị hỏng thì ứng suất
trước trong cốt thép sẽ mất, kết cấu trở thành kết cấu bê tông thông thường, không đảm
bảo chịu lực nữa.
c) Bê tông cốt thép ứng suất trước căng sau dạng bám dính
Đây là dạng kết cấu ứng suất trước căng sau sử dụng cả lực bám dính giữa cốt thép
ứng suất trước với kết cấu bê tông, lẫn phản lực ép mặt đầu neo để giữ ứng suất trước. Loại
này còn gọi là kết cấu bê tông ứng suất trước căng sau có bám dính.
Cốt thép được đặt trong ống bao, Ống bao bằng nhựa, nhôm hay thép được đặt trong
kết cấu bê tông. Tiến hành tạo kết cấu bê tông cốt thép ứng suất trước căng sau như dạng
không bám dính. Nhưng sau khi căng cốt thép đến ứng suất thiết kế, thì tiến hành bơm (hồ)
vữa xi măng với áp lực cao vào trong lòng các ống bao để vừa tạo lớp vữa bảo vệ cốt thép
vừa tạo môi trường truyền ứng lực bằng lực bám dính giữa cốt thép với vữa xi măng đông
kết, ống bao và kết cấu bê tông bên ngoài.
Việc kiểm tra độ đầy chặt vữa xi măng trong ống bao được tiến hành nhờ có các
đầu ống kiểm tra cắm vào trong ống bao. Bơm vữa áp lực cao tới khi phun đầy vữa ra các
đầu thăm này có thể biết vữa đã chứa đầy trong ống cáp đến đoạn nào của kết cấu.
Đây là dạng kết cấu bê tông ứng suất trước căng sau cải tiến. Áp dụng cho kết cấu
đúc tại chỗ tại hiện trường, mà ít gặp rủi ro do tổn hao ứng suất trước tại đầu neo.

NGUYỄN TRUNG NHÂN - LỚP 2012VL

6


1.1.3. Các loại cấu kiện bê tông đúc sẵn

Là các cấu kiện bê tông cốt thép được tạo hình sẵn trong các khuôn ở nhà máy, khi
mang ra công trường lắp ghép cường độ tối thiểu phải đạt 70% cường độ thiết kế yêu cầu.
Gồm các cấu kiện như: Cột, dầm, sàn, móng đài, cọc, ống nước, cột điện...phục vụ thi công
các công trình ngầm, nhà cao tầng…
Các loại cấu kiện bê tông đúc sẵn dự ứng lực được sử dụng rộng rãi vì chúng có rất
nhiều ưu điểm như là:
-

Không chịu ảnh hưởng bởi thời tiết

-

Thi công nhanh, chất lượng cấu kiện đảm bảo, đồng đều và có khả năng cơ giới
hóa cao, sản suất hàng loạt nhiều cấu kiện.

-

Vật liệu đầu vào được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, độ ẩm, hàm lượng tạp
chất…

-

Sức chịu tải trọng lớn hơn, tiết kiệm được thép.

Bên cạnh đó vẫn tồn tại một số nhược điểm như là:
-

Vấn đề vận chuyển các cấu kiện dài, có kích thước lớn rất khó khăn -> chi phí
vận chuyển tốn kém.


-

Tại mối nối giữa các cấu kiện khi lắp ghép dễ bị ngấm nước, liên kết mối nối
không đảm bảo gây tập trung ứng suất.

1.2. Giới thiệu mặt bằng nhà máy
1.2.1. Địa điểm xây dựng
Để lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy, trước hết ta phải tìm hiểu về thị trường
tiêu thụ sản phẩm, để từ đó lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy cho phù hợp với các
nguyên tắc thiết kế công nghiệp. Đó là:
Phải đảm bảo chi phí vận chuyển nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm là thấp nhất,
đó là cơ sở để hạ giá thành sản phẩm, tạo sự cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại.
Đồng thời địa điểm xây dựng nhà máy phải không quá gần trung tâm, vì tại đó
không thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên vật liệu, giá thành đất xây dựng lớn làm tăng
chi phí đầu tư ban đầu dẫn đến hiệu quả kinh tế giảm. Đồng thời địa điểm nhà máyquá gần
trung tâm sẽ không đảm bảo cho vệ sinh môi trường đô thịvà gây tiếng ồn.
Sau khi nghiên cứu và xem xét các địa điểm xây dựng, tìm hiểu nhu cầu thực tế
xây dựng của các tỉnh thành phố lân cận, cũng như nguồn cung cấp nguyên nhiên liệu, hệ

NGUYỄN TRUNG NHÂN - LỚP 2012VL

7


thống giao thông vận tải. Nhận thấy địa điểm nhà máy nên đặt tại Xuân Mai – Hà Nội là
hợp lý. Vì vậy em đã quyết định xây dựng nhà máy tại Thị trấn Xuân Mai – Hà Nội, nằm
trên đường Hồ Chí Minh và cách trung tâm Thành phố Hà Nội khoảng 40 km.
1.2.2. Nguồn cung cấp vật liệu
Đá dăm: Đá dăm được lấy từ Hoà Bình với khoảng cách vận chuyển là 20 km, đá
dăm được vận chuyển bằng ôtô ben, ôtô tự đổ có gắn rơ moóc.

Cát vàng: Nguồn cung cấp là cát vàng sông Hồng, được vận chuyển về từ bãi cát
đã khai thác với khoảng cách vận chuyển 50 km, cát được chở trên các ôtô tự đổ có gắn
rơmoóc
Xi măng: Nguồn cung cấp là nhà máy Xi măng Bút Sơn - Hà Nam. Xi măng được
vận chuyển về nhà máy bằng các ôtô có gắn Stéc chuyên dụng. Khoảng cách vận chuyển
là 80 km
Sắt thép: Nguồn cung cấp là nhà máy gang thép Thái Nguyên, sắt thép được vận
chuyển bằng ôtô với khoảng cách vận chuyển là 120 km hoặc các đại lý trong vùng.
1.2.3. Các tiêu chí khác
Về tiêu thụ sản phẩm: Thị trường tiêu thụ sản phẩm chính của nhà máy là Hà Nội
và các tỉnh lân cận. Do thuận tiện về giao thông nên sản phẩm được vận chuyển dễ dàng,
làm giảm chi phí vận chuyển giá nên tổng thành sản phẩm giảm. Tăng sức cạnh tranh trên
thị trường.
Vệ sinh môi trường: Vì địa điểm nhà máy xây dựng cách khu dân cư chính khoảng
3km, do đó hoạt động của nhà máy ở vị trí này ít ảnh hưởng tới các hoạt động của sản xuất
công nghiệp và sinh hoạt của dân cư. Để đảm bảo vệ sinh môi trường trong và xung quanh
nhà máy ta bố trí trồng nhiều loại cây xanh làm giảm tiếng ồn.
Kết luận: Việc chọn địa điểm xây dựng nhà máy tại Xuân Mai – Hà Tây là hợp lý
và thuận tiện. Giá thành đất không cao, làm giảm chi phí đầu tư. Điều kiện cung cấp nguyên
vật liệu, lao động và tiêu thụ sản phẩm rất thuận lợi. Các yếu tố này rất phù hợp với nguyên
tắc thiết kế dây chuyền công nghệ.
1.3. Các loại sản phẩm của nhà máy
1. Cột điện tiết diện tròn rỗng dài 8 –20 m, công suất: 30000 m3/năm
Trong loại sản phẩm cột điện tiết diện tròn rỗng, sản xuất theo phương pháp quay li
tâm kích thước từ 10 - 20 m có rất nhiều loại, ở đây trong đồ án này em xin được thiết kế
sản xuất cho 2 loại sản phẩm gồm:
+ cột dài 10 m
NGUYỄN TRUNG NHÂN - LỚP 2012VL

8



+ cột dài 12 m.
Tất cả các sản phẩm đều đựơc sản xuất theo phương pháp quay li tâm.
Các sản phẩm có kích thước như sau:
*) Cột dài 10 m:
+) Kích thước:
chiều cao:
L = 10(m)
đường kính ngoài đáy cột: D1 = 323(mm)
đường kính ngoài đầu cột: d1 = 190(mm)
đường kính trong đáy cột: D2 = 203(mm)
đường kính trong đầu cột: d2 = 70(mm)
bề dầy lớp bê tông:
e = 60(mm)
10.000

323
190

1.000
7.300

1.700
2.700

Hình 1.1. Mặt đứng của cột điện.

03


Ø2

Ø3

23

Hình 1.2. Mặt căt qua đáy cột

NGUYỄN TRUNG NHÂN - LỚP 2012VL

9


+) Thể tích của một cột dài 10(m) là:
V=

1
xLx[(D12+D1xd1+d12) - (D22+D2xd2+d22)] =
12
1
=
x3,14x10x [(0,3232+0,323.0,190+0,1902) - (0,2032+0,203.0,070+0,0702)]
12

= 0,37 (m3)
*) Cột dài 12 m:
+) Kích thước:
chiều cao:
L = 12(m)
đường kính ngoài đáy cột: D1 = 350(mm)

đường kính ngoài đầu cột: d1 = 190(mm)
đường kính trong đáy cột: D2 = 230(mm)
đường kính trong đầu cột: d2 = 70(mm)
bề dầy lớp bê tông:
e = 60(mm)
12.000

350
190

9.000

1.000

2.000

Hình 1.3. Mặt đứng của cột điện.

NGUYỄN TRUNG NHÂN - LỚP 2012VL

10


90

Ø1

Ø3

50


Hình 1.4. Mặt cắt qua đáy cột

+) Thể tích của một cột dài 12(m) là:
V=
=

1
xLx[(D12+D1xd1+d12) - (D22+D2xd2+d22)] =
12

1
x3,14x12x [(0,3502+0,350.0,190+0,1902) - (0,2302+0,230.0,070+0,0702)]= 0,48(m3)
12

2. Bê tông thương phẩm, công suất 55000 m3/năm
Các loại sản phẩm thuộc loại bê tông thương phẩm do nhà máy sản xuất: bê tông
mác 30
Yêu cầu:
- Các sản phẩm trên có độ chảy cao đảm bảo tính dễ bơm.
- Yêu cầu có độ sụt khi bơm là: SN = 5 – 14 (cm).
Do hầu hết các sản phẩm bê tông thương phẩm đều phục vụ cho các công trình ở
xa nhà máy, nên độ chảy của hỗn hợp bê tông cần được tính phụ thuộc vào khoảng cách
vận chuyển, phương tiện vận chuyển và thời gian vận chuyển. Thông thường cứ vận
chuyển hỗn hợp bê tông trong một giờ thì độ sụt của hôn hợp bê tông giảm là:
SN = 5 – 8 (cm).
Vì cậy cần có kế hoạch, phương án bảo đảm độ sụt cho hỗn hợp bê tông trong quá trình
vận chuyển. Đối với các công trình có chiều dài vận chuyển lớn, thì tuỳ thuộc vào thời
gian vận chuyển mà chọn phương án vận chuyển khác nhau để đảm bảo độ sụt cho bê tông.
NGUYỄN TRUNG NHÂN - LỚP 2012VL


11


Nếu thời gian vận chuyển nhỏ hơn 1(h) ta chon phương án vận chuyển thông
thường.
Nếu thời gian vận chuyển lớn hơn một giờ và nhỏ hơn 1(h) 30 (ph) thì ta lựa chọn
phương án vận chuyển bê tông bằng xe kín.
Nếu thời gian vận chuyển lớn hơn 1(h) 30(ph) thì ta lựa chọn phương án vận chuyển
bê tông khô tới công trường rồi mới trộn nước.
1.4. Nguyên vật liệu sản xuất
1.4.1. Yêu cầu nguyên liệu đối với hỗn hợp bê tông
Mác bê tông.
-

Đối với sản phẩm cột điện quay li tâm: mác bê tông M30.

-

Đối với bê tông thương phẩm: mác bê tông M30.

1.4.2. Yêu cầu đối với xi măng
Xi măng được sử dụng là các loại xi măng pooclăng hỗn hợp PCB 40 thoả mãn tiêu
chuẩn Việt Nam TCVN 6260:2009.
Bảng 1.1. Các chỉ tiêu chất lượng của xi măng pooclăng hỗn hợp
Các chỉ tiêu

Mức
PCB30


PCB40

PCB50

- 3 ngày  45 phút

14

18

22

- 28 ngày  8 h

30

40

50

1. Cường độ nén, mặt phẳng, không nhỏ hơn:

2. Thời gian đông kết, phút
- bắt đầu, không nhỏ hơn

45

- kết thúc, không lớn hơn

420


3. Độ mịn, xác định theo:
- phần còn lại trên sàng kích thước lỗ 0,09 mm, %, không

10

lớn hơn
- bề mặt riêng, xác định theo phương pháp Blaine, cm2/g,

2800

không nhỏ hơn
4. Độ ổn định thể tích, xác định theo phương pháp Le
Chatelier, mm, không lớn hơn

10

5. Hàm lượng anhydric sunphuric (SO3), %, không lớn

3,5

hơn
6. Độ nở autoclave(1), %, không lớn hơn
NGUYỄN TRUNG NHÂN - LỚP 2012VL

0,8
12


CHÚ THÍCH:

1)

Áp dụng khi có yêu cầu của khách hàng

1.4.3. Yêu cầu đối với cốt liệu
Cốt liệu cho hỗn hợp bê tông phải thỏa mãn tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7570-2006.
a) Tính chất của nguyên liệu đá dăm.
+ Đá dăm phải được lấy từ đá gốc có cường độ cao, yêu cầu độ ép vỡ Ev> 8.
+ Khối lượng riêng: 2,6 g/cm3.
+ Khối lượng thể tích:1600 kg/m3.
+ Hàm lượng bùn sét: 0,78%.
+ Độ nén dập (%):Nd = 8.
+ Cỡ hạt lớn nhất: Dmax = 20 mm.
+ Đá dăm yêu cầu phải có đường tích luỹ cấp hạt không vượt ra ngoài miền giới hạn
được xác định theo quy phạm. Theo quy phạm hàm lượng từng cấp hạt cốt liệu lớn nằm
trong phạm vi sau:
Cốt liệu lớn có thể được cung cấp dưới dạng hỗn hợp nhiều cỡ hạt hoặc các cỡ hạt
riêng biệt. Thành phần hạt của cốt liệu lớn, biểu thị bằng lượng sót tích luỹ trên các
sàng, được quy định trong Bảng
Bảng 1.2. Quy phạm hàm lượng từng cấp hạt đối với cốt liệu lớn
Kích

Lượng sót tích lũy trên sàng, % khối lượng,

thước

ứng với kích thước hạt liệu nhỏ nhất và lớn nhất,

lỗ


mm

sàng

5-10

5-20

5-40

5-70

10-40

10-70

20-70

100







0




0

0

70





0

0-10

0

0-10

0-10

40



0

0-10

40-70


0-10

40-70

40-70

20

0

0-10

40-70



40-70



90-100

10

0-10

40-70






90-100

90-100



5

90-100

90-100

90-100

90-100







mm

NGUYỄN TRUNG NHÂN - LỚP 2012VL

13



b) Cốt liệu nhỏ (cát).
Để chế tạo bê tông ta sử dụng cát vàng thuộc họ cát thô ρ v = 1500 kg/m3. Loại cát
này thường được sử dụng để chế tạo bê tông mác cao. Thành phần hoá học chủ yếu của
loại cát này là SiO2. Yêu cầu cát phải sạch, không lẫn tạp chất có hại. Tạp chất có hại trong
cát chủ yếu là các loại mica, các hợp chất của lưu huỳnh, các tạp chất hữu cơ và bụi sét.
Các hợp chất lưu huỳnh gây tác dụng xâm thực hoá học đối với xi măng, nên hàm lượng
của nó trong cát tính quy ra SO3 không được vượt quá 1%. Bụi sét là những hạt bé hơn 0,2
mm quy định không quá 5%.
Độ ẩm của cát là mức độ ngậm nước của cát, đặc tính của cát là thể tích thay đổi theo
độ ẩm, thể tích lớn nhất khi có độ ẩm khoảng 4 – 7 %.
Tính chất của nguyên liệu cát:
-

Khối lượng riêng: 2,65 g/cm3.

-

Khối lượng thể tích: 1,5 g/cm3.

-

Độ rỗng: 43,59%.

-

Môđul độ lớn: M = 2

-


Thành phần hạt của cốt liệu nhỏ đảm bảo nằm trong vùng quy phạm, quy phạm này
áp dụng cho cát chế tạo bê tông nặng, đây cũng là loại bê tông nhà máy của chúng
ta sản xuất nên ta có thể áp dụng quy phạm này. Sau đây là bảng quy phạm của cát
mà loại cát nhà máy nhập về phải nằm trong vùng quy phạm này.
Bảng 1.3. Quy phạm hàm lượng từng cấp hạt cốt liệu nhỏ.
Kích thước lỗ sàng

Lượng sót tích luỹ trên sàng, % khối lượng
Cát thô

Cát mịn

2,5 mm

Từ 0 đến 20

0

1,25 mm

Từ 15 đến 45

Từ 0 đến 15

630 m

Từ 35 đến 70

Từ 0 đến 35


315 m

Từ 65 đến 90

Từ 5 đến 65

140 m

Từ 90 đến100

Từ 65 đến 90

10

35

Lượng qua sàng 140 m,
không lớn hơn

NGUYỄN TRUNG NHÂN - LỚP 2012VL

14


1.4.4. Yêu cầu đối với nước nhào trộn
Theo “TCVN 4506-2012: Nước cho bê tông và vữa – yêu cầu kỹ thuật”, các chỉ tiêu
chất lượng của nước được trình bày như sau:
-

Không chứa váng dầu hoặc váng mỡ.


-

Độ pH không nhỏ hơn 4 và không lớn hơn 12,5.

-

Không có màu khi dùng cho bê tông và vữa trang trí.

-

Theo mục đích sử dụng, hàm lượng muối hòa tan, lượng ion sunfat, lượng ion clo
và cặn không tan không được lớn hơn các giá trị quy định trong bảng.

Bảng 1.4. Hàm lượng tối đa cho phép của muối hòa tan, ion sunfat, ion clo và cặn
không tan trong nước trộn bê tông.
Mức cho phép, mg/l
Mục đích sử dụng

Muối

Ion

hòa tan

sunfat

2000

600


350

200

5000

2000

1000

200

10000

2700

3500

300

Ion clo

Cặn
không tan

1.Nước trộn bê tông và nước trộn vữa
bơm bảo vệ cốt thép cho các kết cấu bê
tông cốt thép ứng lực trước.
2.Nước trộn bê tông và nước trộn vữa

chèn mối nối cho các kết cấu bê tông cốt
thép.
3.Nước trộn bê tông cho các kết cấu bê
tông không cốt thép. Nước trộn vữa xây
và trát.
- Nước không được chứa tạp chất với liều lượng làm thay đổi thời gian đông kết của
hồ xi măng hoặc làm giảm cường độ nén của bê tông và thỏa mãn các yêu cầu ở bảng 1.4
khi so sánh đối chứng.
Để nhào trộn hỗn hợp bê tông sử dụng nước sạch không chứa muối, axit, tạp chất
hữu cơ và chất bẩn, dầu mỡ từ nước thải trong sản xuất và sinh hoạt.
Nước trong thành phố, khu công nghiệp thải ra có hàm lượng muối > 5000mg/l
hoặc chứa trên 2700mg/l ion SO42- hoặc pH < 4 là nước mang tính axit không thể sử dụng
được để nhào trộn bê tông.

NGUYỄN TRUNG NHÂN - LỚP 2012VL

15


Ta có thể sử dụng các loại nước máy, nước giếng khoan để nhào trộn bê tông. Đảm
bảo chất lượng sử dụng cho chế tạo có thể kiểm tra bằng cách nhào trộn và kiểm tra cường
độ bê tông.
1.4.5. Yêu cầu đối với phụ gia
Phụ gia sử dụng đảm bảo yêu cầu trong TCXDVN 325 - 2004
Phụ gia có thể cho vào hỗn hợp bê tông lúc đang trộn hoặc trước khi trộn tuỳ thuộc
vào từng loại phụ gia nhưng tất cả đều vì mục đích làm thay đổi các đặc tính của hỗn hợp
bê tông.
Bảng 1.5. Thông số kỹ thuật phụ gia Sikament R4
Thông số kỹ thuật


Chỉ tiêu

Gốc

Hỗn hợp lignosulfonat

Trạng thái, màu sắc

Chất lỏng/Nâu

Tỷ trọng

1,14 – 1,16 kg/lít

Liều lượng

0.60-1.60 lít /100 kg xi măng

Liều lượng điển hình

0,8 – 1,20 lít /100 kg xi măng

Cho phép giảm nước tới

18 –25% lượng nước nhào trộn

Chứa ion clo

Không


Đóng gói

Thùng 5/25/200 lít

Sikament R4 là một phụ gia bê tông siêu hóa dẻo hiệu quả cao, có tác dụng kéo dài thời
gian ninh kết để sản xuất bê tông có độ chảy cao trong điều kiện khí hậu nóng, và là tác
nhân giảm nước đáng kể làm tăng cường độ ban đầu và cường độ cuối cùng cho bê tông.
Sikament R4 phù hợp với tiêu chuẩn ASTM C494 Loại D & G.
Có thể cho sikament R4 trực tiếp vào nước đã được định lượng trước khi cho vào
hỗn hợp bê tông khô hoặc cho đồng thời vào nước đã được định lượng tại trạm trộn.
Khi cho trực tiếp vào bê tông tươi vừa mới trộn, hiệu quả về tính hóa dẻo rõ rệt hơn.
Khi cho vào tại công trình, cho sikament R4 vào ngay trước khi đổ bê tông và sau khi đã
trộn thêm 3 phút.

NGUYỄN TRUNG NHÂN - LỚP 2012VL

16


* Thông số kĩ thuật cơ bản
Xi măng được sử dụng là các loại xi măng poóclăng PCB40 Bút Sơn, các thông số của xi
măng dùng trong sản xuấ t:
Bảng 1.6. Thông số kỹ thuật của xi măng
Loa ̣i xi măng
Các thông
số kỹ thuâ ̣t

PCB40

Khố i lươ ̣ng riêng

Khố i lươ ̣ng thể tić h
Cường đô ̣ chiụ nén ở 28 ngày  8 h
Cường đô ̣ chiụ nén thực tế ở 28 ngày  8
h

3,1 g/cm3
1500 kg/m3
40 Mpa
44 Mpa

tt
Cường đô ̣ chiụ nén thực tế ở 28 ngày  8 h: R 28
= R lt28 .1,1 (Với 1,1 là hê ̣ số an toàn)
Cát
Để chế tạo bê tông ta sử dụng cát vàng thuộc họ cát thô ρv = 1500 kg/m3. Loại cát này
thường được sử dụng để chế tạo bê tông mác cao. Thành phần hoá học chủ yếu của loại
cát này là SiO2. Yêu cầu cát phải sạch, không lẫn tạp chất có hại. Tạp chất có hại trong
cát chủ yếu là các loại mica, các hợp chất của lưu huỳnh, các tạp chất hữu cơ và bụi sét.
Các hợp chất lưu huỳnh gây tác dụng xâm thực hoá học đối với xi măng, nên hàm lượng
của nó trong cát tính quy ra SO3 không được vượt quá 1%. Bụi sét là những hạt bé hơn
0,2 mm quy định không quá 5%.
Độ ẩm của cát là mức độ ngậm nước của cát, đặc tính của cát là thể tích thay đổi theo độ
ẩm, thể tích lớn nhất khi có độ ẩm khoảng 4-7%.
Bảng 1.7. Thông số kỹ thuật của cát
Khố i lươ ̣ng riêng
ρc = 2,65 g/cm3

Khố i lươ ̣ng thể tić h

ρvc =1500 kg/m3


Đô ̣ rỗng

r =43,59%

Mô đun đô ̣ lớn

Mdl = 2

Đô ̣ ẩ m tự nhiên

Wd  2

Đá
Sử du ̣ng cố t liê ̣u đá dăm
Bảng 1.8. Thông số
khố i lương riêng
Khố i lươ ̣ng thể tích
Đô ̣ ẩ m tự nhiên
Đô ̣ lớn

NGUYỄN TRUNG NHÂN - LỚP 2012VL

kỹ thuật của đá dăm
ρd = 2,6g/cm3
ρvd = 1600kg/m3

Wd  2
Dmax=20 mm


17


phụ gia
Sử dụng phụ gia siêu dẻo Sikament-R4 có thông số kỹ thuật sau:
Bảng 1.9. Thông số và chỉ tiêu của phụ gia siêu dẻo Sikament-R4
Thông số kỹ thuật
Chỉ tiêu
Thành phần chính
Màu sắc
Tỷ trọng
Liều lượng
Liều lượng điển hình
Cho phép giảm nước tới
Chứa ion clo
Đóng gói

NGUYỄN TRUNG NHÂN - LỚP 2012VL

Gốc hỗn hợp lignosulfonat
Nâu
1,14 –1,16 g/cm3
0,6 –1,6 lít /100kg xi măng
0,8 –1,2 lít /100kg xi măng
15 % lượng nước nhào trộn
Không
5, 20, 200 lít/ thùng

18



CHƯƠNG 2: KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
2.1. Tính toán cấp phối
a) Bê tông để sản xuất cột điện quay li tâm mác M30
Bê tông M30, chọn SN = 5 ÷ 6 cm.
Vật liệu sử dụng:
Xi măng: PCB 40 nhà máy xi măng Bút Sơn – Hà Nam.
Đá dăm: Đá dăm được lấy từ Hoà Bình với khoảng cách vận chuyển là 20 km, đá
dăm được vận chuyển bằng ôtô ben, ôtô tự đổ có gắn rơ moóc.
chất lượng trung bình, Dmax = 20 mm, Wd = 2 %.
Cát vàng: Nguồn cung cấp là cát vàng sông Hồng, được vận chuyển về từ bãi cát
đã khai thác với khoảng cách vận chuyển 50 km, cát được chở trên các ôtô tự đổ có gắn rơ
moóc
mô đun độ lớn Mdl = 2, độ ẩm tự nhiên: Wc = 5 %.
Lượng dùng nước:
Với bê tông có Dmax = 20 mm, SN = 5 ÷ 6 cm ta có được lượng dùng nước cho 1 m3 bê
tông là: N = 195 (l/m3) (bảng 5.2 [1])
Vì sử dụng xi măng poóc lăng hỗn hợp nên: N = 195 + 10 = 205 (l/m3).
Bê tông sử dụng phụ gia siêu dẻo Sikament R4 nên N= 205-205*0,2= 164 (l/m3)
Lượng dùng xi măng:
Giả sử X/N ≤ 2,5
Theo Bolomey – Skramtaep có công thức.

R
X
 28  0,5
N A.R x
Trong đó:
R28 là cường độ bê tông ở tuổi 28 ngày, ở đây R28 = 30.1,1 = 33 MPa
Rx là cường độ nén của xi măng xác định theo phương pháp tiêu chuẩn, Rx = 40MPa

A là hệ số phẩm chất của cốt liệu, với cốt liệu trung bình: A = 0,5
X
33

 0,5 = 2,15 ≤ 2,5
N 0,5  40

(t/m)

Lượng dùng xi măng cho 1 m3 bê tông là: X = X .N= 2,15.164 = 352,6 kg
N
Lượng dùng phụ gia cho 1 m3 bê tông bằng 1% lượng xi măng P =1%.352,6= 3,526 lít
Lượng dùng phụ gia tương đối nhỏ nên bỏ qua trong tính cấp phối
+ Xác định hệ số dư vữa kd ứng với:
NGUYỄN TRUNG NHÂN - LỚP 2012VL

19


Mô đun độ lớn của cát M=2
X
352,6
Vh 
N 
 164  277,7

x
3,1
 x : khối lượng riêng của xi măng (g/cm3)  x = 3,1
k d277,7  k d300 


k d300  k d275
.(300  277,7)
300  275

k d277,7  1,37 

1,37  1,32
.(300  277,7) =1,33
300  275

Tra bảng 5.8 [1] được kd = 1,33
Xác định lượng dùng đá.
1000 .  vd
D=
353, 5

 1)  1

rd .(k d

ρvd: là khối lượng thể tích đổ đống đá ρvd = 1,6 kg/l
rd: Độ rỗng của cốt liệu lớn
ρd: Khối lượng riêng của đá ρd = 2,6 kg/l
rd = 1 D=

1,6
 vd
=1= 0,38
d

2,6

1000  1,6
 1421,7 (kg)
0,38  (1,33  1)  1

1.4. Xác định lượng dùng cát
C = [ 1000 - (

X

x



N

n



D

d

)].ρc

Trong đó:
X: Lượng dùng xi măng cho 1 m3 bê tông, kg
N: Lượng dùng nước cho 1 m3 bê tông, kg

C: Lượng dùng cát cho 1 m3 bê tông, kg
D: Lượng dùng đá cho 1 m3 bê tông, kg
ρx: Khối lượng riêng của xi măng và ρx = 3,1 kg/l
ρn: Khối lượng riêng của nước và ρn = 1 kg/l
ρd: Khối lượng riêng của đá và ρd = 2,6 kg/l
ρc: Khối lượng riêng của cát và ρc = 2,65 kg/l
352,6 164 1421,7


C = [ 1000 - (
)]2,65 = 464,9(kg)
3,1
1
2,6
Vậy cấp phối chuẩn của hỗn hợp bê tông là
X:C:D:N
= 352,6 : 464,9: 1421,7 : 164
C D N
1:
:
:
= 1 : 1,32: 4,03 : 0,465
X X
X
Tính cấp phối ở điều kiện tự nhiên với :
Wc = 5% ; Wd = 2%
NGUYỄN TRUNG NHÂN - LỚP 2012VL

20



Lượng dùng xi măng là X = 352,6 (kg)
Lượng đá cần dùng là D  D(1  Wd )  1450,1 (kg)
Lượng cát cần dùng là : C  C (1  Wc )  488,1 (kg)
Lượng nước thực tế là
: N = N-(CWc+ĐWđ) = 112,3 lít
Cấp phối tự nhiên của hỗn hợp bê tông mác 30 là
X : C : D : N : = 352,6 : 488,1 : 1450,1 : 112,3
C D N
1:
:
:
= 1 : 1,38 : 4,1 : 0,3
X X X
Bảng 2.1 Thành phần định hướng
Thành phần bê tông
Thành phần vật liệu cho 1 m3 bê tông
X, kg

C, kg

D, kg

N, l

Thành phân 1 – Cơ sở

352,6

488,1


1450,1

112,3

Thành phần 2 – Giảm 10%
XM
Thành phần 3 – Tăng 10 %
XM

317,3

505

1465

112,3

387,9

466,9

1440

112,3

b) Bê tông để sản xuất bê tông thương phẩm mác M30.
Bê tông M30, chọn SN = 11 ÷ 12 cm.
Vật liệu sử dụng:
Xi măng: PCB 40 nhà máy xi măng Bút Sơn – Hà Nam.

Đá dăm: Đá dăm được lấy từ Hoà Bình với khoảng cách vận chuyển là 20 km, đá
dăm được vận chuyển bằng ôtô ben, ôtô tự đổ có gắn rơ moóc.
chất lượng trung bình, Dmax = 20 mm, Wd = 2 %.
Cát vàng: Nguồn cung cấp là cát vàng sông Hồng, được vận chuyển về từ bãi cát
đã khai thác với khoảng cách vận chuyển 50 km, cát được chở trên các ôtô tự đổ có gắn rơ
moóc
mô đun độ lớn Mdl = 2, độ ẩm tự nhiên: Wc = 5 %.
Lượng dùng nước:
Với bê tông có Dmax = 20 mm, SN = 11 ÷ 12 cm ta có được lượng dùng nước cho 1 m3 bê
tông là: N = 210 (l/m3) (bảng 5.2 [1])
Vì sử dụng xi măng poóc lăng hỗn hợp nên: N = 210 + 10 = 220 (l/m3).
Bê tông sử dụng phụ gia siêu dẻo Sikament R4 nên N= 220-220.0,2= 176 (l/m3)
Lượng dùng phụ gia tương đối nhỏ nên bỏ qua trong tính cấp phối

NGUYỄN TRUNG NHÂN - LỚP 2012VL

21


Lượng dùng xi măng:
Giả sử X/N ≤ 2,5
Theo Bolomey – Skramtaep có công thức.

R
X
 28  0,5
N A.R x
Trong đó:
R28 là cường độ bê tông ở tuổi 28 ngày, ở đây R28 = 30.1,1 = 33 MPa
Rx là cường độ nén của xi măng xác định theo phương pháp tiêu chuẩn, Rx = 40MPa

A là hệ số phẩm chất của cốt liệu, với cốt liệu trung bình: A = 0,5
X
33

 0,5 = 2,15 ≤ 2,5
N 0,5  40

(t/m)

Lượng dùng xi măng cho 1 m3 bê tông là: X = X .N= 2,15.176 = 378,4kg
N
Lượng dùng phụ gia cho 1 m3 bê tông bằng 1% lượng xi măng P =1%.378,4= 3,784 lít
+ Xác định hệ số dư vữa kd ứng với:
Mô đun độ lớn của cát M=2
X
378, 4
Vh 
N 
 176  298,1

x
3,1
 x : khối lượng riêng của xi măng (g/cm3)  x = 3,1
k d300  k d275
298,1
300
kd  kd 
.(300  298,1)
300  275
k d298,1  1,37 


1,37  1,32
.(300  298,1) =1,37
300  275

Tra bảng 5.8 [1] được kd = 1,37
Xác định lượng dùng đá.
1000 .  vd
D=
353, 5
rd .(k d

 1)  1

ρvd: là khối lượng thể tích đổ đống đá ρvd = 1,6 kg/l
rd: Độ rỗng của cốt liệu lớn
ρd: Khối lượng riêng của đá ρd = 2,6 kg/l

rd = 1 D=

1,6
 vd
=1= 0,38
d
2,6

1000  1,6
 1402 ,8 (kg)
0,38  (1,37  1)  1


NGUYỄN TRUNG NHÂN - LỚP 2012VL

22


1.4. Xác định lượng dùng cát
C = [ 1000 - (

X

x



N

n



D

d

)].ρc

Trong đó:
X: Lượng dùng xi măng cho 1 m3 bê tông, kg
N: Lượng dùng nước cho 1 m3 bê tông, kg
C: Lượng dùng cát cho 1 m3 bê tông, kg

D: Lượng dùng đá cho 1 m3 bê tông, kg
ρx: Khối lượng riêng của xi măng và ρx = 3,1 kg/l
ρn: Khối lượng riêng của nước và ρn = 1 kg/l
ρd: Khối lượng riêng của đá và ρd = 2,6 kg/l
ρc: Khối lượng riêng của cát và ρc = 2,65 kg/l
378,4 176 1402,8


C = [ 1000 - (
)]2,65 = 430,4(kg)
3,1
1
2,6
Vậy cấp phối chuẩn của hỗn hợp bê tông là
X:C:D:N
= 378,4 : 430,4: 1402,8 : 176
C D N
1:
:
:
= 1 : 1,14: 3,71 : 0,465
X X
X
Tính cấp phối ở điều kiện tự nhiên với :
Wc = 5% ; Wd = 2%
Lượng dùng xi măng là X = 378,4 (kg)
Lượng đá cần dùng là D  D(1  Wd )  1430,9 (kg)
Lượng cát cần dùng là : C  C (1  Wc )  451,9 (kg)
Lượng nước thực tế là
: N = N-(CWc+ĐWđ) = 126,4 lít

Cấp phối tự nhiên của hỗn hợp bê tông mác 30 là
X : C : D : N : = 378,4 : 451,9 : 1430,9 : 126,4
C D N
1:
:
:
= 1 : 1,19 : 3,78 : 0,33
X X X
Bảng 2.2 Thành phần định hướng
Thành phần bê tông

Thành phần vật liệu cho 1 m3 bê tông
X, kg

C, kg

D, kg

N, l

Thành phân 1 – Cơ sở

378,4

451,9

1430,9

126,4


Thành phần 2 – Giảm 10%
XM
Thành phần 3 – Tăng 10 %
XM

340,6

448,3

1445,2

126,4

416,2

430,1

1440,5

129,8

NGUYỄN TRUNG NHÂN - LỚP 2012VL

23


Bảng 2.3. Cấp phối sản phẩm
Vật liệu

Xi măng


Cát

Đá

Nước

Sản phẩm
Cột điện
quay li tâm

Liều lượng

352,6 kg

488,1 kg

1450,1 kg

112,3 lít

Tỷ lệ

1

1,38

4,1

0,3


Bê tông
thương phẩm

Liều lượng

378,4 kg

451,9 kg

1430,9 kg

126,4 lít

Tỷ lệ

1

1,19

3,78

0,33

2.2. Kế hoạch sản xuất của nhà máy
2.2.1. Quỹ thời gian làm việc của nhà máy
Số ngày làm việc thực tế trong một năm
N = 365 - ( x+y+z )
Trong đó: x : Số ngày nghỉ chủ nhật : 52 ngày
y : Số ngày nghỉ lễ tết : 8 ngày

z : Số ngày nghỉ bảo dưỡng, sửa chữa : 5 ngày
Từ đó ta có số ngày làm việc thực tế trong năm:
N = 365 - (52 + 8 + 5) = 300 ngày
Số ca sản xuất trong một ngày: 2 ca/ngày
Số ca sản xuất trong một năm:
Nca = 2300 = 600 ca/năm
Số giờ sản xuất trong ca: 8 giờ/ca
Số giờ sản xuất trong một năm: 6008 = 4800 (giờ/năm).

NGUYỄN TRUNG NHÂN - LỚP 2012VL

24


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×