Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Nhận định và câu hỏi luật cạnh tranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.72 KB, 8 trang )

CÂU HỎI VÀ NHẬN ĐỊNH LUẬT CẠNH TRANH
I.
1.

2.

3.

4.

5.

6.

Nhận định
Pháp luật cạnh tranh chủ yếu để nhằm bảo vệ quyền lợi của các doanh
nghiệp.
 Sai. Pháp luật cạnh tranh chủ yếu để nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu
dùng. Vì một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật cạnh tranh là nguyên tắc
tôn trọng quyền lợi của người tiêu dùng. Nếu có mâu thuẫn giữa quyền lợi của
doanh nghiệp và người tiêu dùng thì đặt quyền lợi của người tiêu dùng lên trên.
Hành vi quảng cáo hàng hóa, dịch vụ có nội dung so sánh trực tiếp với sản
phẩm cùng loại là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
 Sai. Vì theo khoản 1 Điều 45, hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành
mạnh là hành vi so sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá,
dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác. Nếu chỉ có hành vi quảng cáo hàng
hóa, dịch vụ có nội dung so sánh trực tiếp với sản phẩm cùng loại thì không
đáp ứng các dấu hiệu của hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Trước khi thực hiện hành vi mua lại doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải
làm thủ tục thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh.
 Sai. Vì theo khoản 1 Điều 20, các doanh nghiệp chỉ phải làm thủ tục thông báo


cho cơ quan quản lý cạnh tranh khi có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên
thị trường liên quan. Còn trường hợp các doanh nghiệp có thị phần kết hợp
thấp hơn 30% thì không phải thông báo.
Tranh chấp phát sinh trong quá trình doanh nghiệp thực hiện các hoạt động
cạnh tranh là tranh chấp thương mại
 Sai. Vì tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh trong quá trình các doanh
nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh, thương mại chứ không phải là
tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động cạnh tranh.
Hộ kinh doanh bán cafe giải khát không phải là đối tượng áp dụng của luật
cạnh tranh năm 2004.
 Sai. Vì hộ kinh doanh bán café giải khát có thể là tổ chức hoặc cá nhân kinh
doanh theo Điều 2 LCT 2004. Suy ra, hộ kinh doanh bán café giải khát là đối
tượng áp dụng của LCT.
Hành vi của doanh nghiệp dùng vũ lực để ép buộc khách hàng phải giao dịch
với mình là hành vi ép buộc trong kinh doanh theo Điều 42 Luật Cạnh tranh
năm 2004.
 Sai. Vì theo Điều 42 LCT 2004 thì ép buộc trong kinh doanh là hành vi đe dọa
hoặc cưỡng ép khách hàng để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch
với doanh nghiệp khác chứ không phải là ép buộc khách hàng phải giao dịch


7.

8.

9.

10.

11.


với mình. Ngoài ra, hành vi dùng vũ lực đối với khách hàng có thể bị xử lý
theo Luật Hình sự.
Các cơ quan quản lý nhà nước không phải là đối tượng áp dụng của Luật
Cạnh tranh năm 2004.
 Đúng. Vì cơ quan quản lý nhà nước không phải là tổ chức, cá nhân kinh doanh
theo Điều 2 của LCT 2004. Suy ra, cơ quan quản lý nhà nước không phải là đối
tượng áp dụng của LCT 2004.
Các cơ quan quản lý nhà nước thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Cạnh
tranh năm 2004.
 Đúng. LCT điều chỉnh cả những quan hệ phát sinh trong quá trình cạnh tranh
nên những chủ thể tham gia quá trình giải quyết cạnh tranh, như cơ quan quản
lý cạnh tranh, hội đồng cạnh tranh (cơ quan quản lý nhà nước) cũng thuộc
phạm vi điều chỉnh của Luật Cạnh tranh.
Tất cả các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đều có thể được xem xét cho hưởng
miễn trừ.
 Sai. Vì theo Điều 10 LCT 2004 thì chỉ có các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh bị cấm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 8 của Luật này mới
được hưởng miễn trừ có điều kiện. Còn các khoản 6, 7 và 8 Điều 8 thì bị cấm
tuyệt đối và không được hưởng miễn trừ.
Tranh chấp phát sinh trong quá trình doanh nghiệp thực hiện các hoạt động
cạnh tranh thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại.
 Sai. Vì quá trình doanh nghiệp thực hiện các hoạt động cạnh tranh không phải
là tranh chấp thương mại nên không thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài
thương mại.
Hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn luôn mang bản chất bóc lột.
 Đúng. Vì nó làm sai lệch nhận thức của khách hàng về giá trị sản phẩm, làm
cho khách hàng trả giá cao hơn so với giá trị thực của sản phẩm. Suy ra, chủ
thể thực hiện hành vi này đã bóc lột người tiêu dùng.



II.

Câu hỏi
1. So sánh địa vị pháp lý của Hội đồng cạnh tranh và Cục Quản lý cạnh tranh.

Hội đồng cạnh tranh
Cơ sở pháp lý Nghị định 07/2015/NĐ-CP
Vị trí
Cơ quan thực thi quyền lực nhà
nước độc lập
Chức năng
- Tổ chức xử lý, giải quyết
khiếu nại đối với các vụ việc
hạn chế cạnh tranh theo quy
định của LCT.

Cục Quản lý cạnh tranh
Nghị định 06/2006/NĐ-CP
Trực thuộc bộ công thương
- Điều tra các hành vi hạn

chế cạnh tranh và các hành
vi cạnh tranh không lành
mạnh.
- Xử lý các hành vi cạnh
tranh không lành mạnh.
- Hành chính: Kiểm soát tập
trung kinh tế, thụ lý hồ sơ
đề nghị hưởng miễn trừ, đề

xuất ý kiến.

2. Phân tích sự khác biệt giữa hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi

hạn chế cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh 2004.
Chủ thể
Hành vi

Hậu quả

Cạnh tranh không lành mạnh
Doanh nghiệp (tổ chức cá nhân kinh
doanh) nhằm vào doanh nghiệp khác
- Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;
- Xâm phạm bí mật kinh doanh;
- Ép buộc trong kinh doanh;
- Gièm pha doanh nghiệp khác;
- Gây rối hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp khác;
- Quảng cáo nhằm cạnh tranh không
lành mạnh;
- Khuyến mại nhằm cạnh tranh không
lành mạnh;
- Phân biệt đối xử của hiệp hội;
- Bán hàng đa cấp bất chính;
- Các hành vi cạnh tranh không lành
mạnh khác
Gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của doanh
nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.


Hạn chế cạnh tranh
Các doanh nghiệp là đối thủ
cạnh tranh của nhau.
- Thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh
- Lạm dụng vị trí thống
lĩnh, vị trí độc quyền để
hạn chế cạnh tranh
- Tập trung kinh tế

Làm giảm, sai lệch và cản
trở cạnh tranh trên thị
trường.


3. So sánh hành vi thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, loại bỏ đối thủ cạnh tranh.
Chủ thể
Đối tượng

Hành vi

Ngăn cản
Kìm hãm
Loại bỏ
Các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh của nhau
Các doanh nghiệp Các doanh nghiệp Các doanh nghiệp
chưa tham gia
đã tồn tại ở trên thị đã tồn tại và có vị
hoặc mới bước

trường.
trí ảnh hưởng trên
chân vào thị
thị trường.
trường.
Không cho tham
Không cho phát
Loại bỏ khỏi thị
gia thị trường
triển
trường
- Yêu cầu, dụ dỗ
- Yêu cầu, dụ dỗ
- Thống nhất
khách hàng
nhà phân phối,
không giao
không mua bán
bán lẻ phân biệt
dịch với doanh
hàng hóa, sử
đối xử khi mua
nghiệp không
dụng dịch vụ của
bán hàng hóa, sử
tham gia thỏa
doanh nghiệp
dụng dịch vụ của
thuận
không tham gia

doanh nghiệp
- Mua bán hàng
thỏa thuận.
không tham gia
hóa, dịch vụ với
- Mua bán hàng
thỏa thuận.
mức giá đủ để
hóa, dịch vụ với - Mua bán hàng
doanh nghiệp
mức giá đủ để
hóa, dịch vụ với
không tham gia
doanh nghiệp
mức giá đủ để
thỏa thuận phải
không tham gia
doanh nghiệp
rút lui khỏi thị
thỏa thuận
không tham gia
trường.
không thể tham
thỏa thuận
gia thị trường.
không thể phát
triển kinh
doanh.

4. Hãy phân tích đặc điểm và vai trò của các phương thức giải quyết tranh chấp

thương mại ngoài tòa án.
-

Đặc điểm:
+ Tự nguyện
+ Có sự hỗ trợ của bên thứ ba
+ Trình tự thủ tục giải quyết linh hoạt, mềm dẻo
+ Bên thứ ba không mang quyền lực nhà nước


-

Vai trò:
+ Tránh được một số hạn chế cố hữu
+ Tiết kiệm chi phí, thời gian, duy trì được mối quan hệ
+ Tạo sự chủ động
+ Khách quan hơn với tranh chấp thương mại quốc tế

5. Hãy cho biết tranh chấp giữa Công ty Samsung và bà A là người tiêu dùng về lỗi
màn hình Tivi LCD Samsung có thể được đưa ra trọng tài thương mại giải quyết?
Nêu cơ sở pháp lý.
 Tranh chấp giữa bà A và Công ty Samsung có thể được đưa ra trọng tài thương

mại với điều kiện: các bên tranh chấp có thoả thuận trọng tài trước hoặc sau
khi xảy ra tranh chấp theo khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010,
và thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản theo khoản 2 Điều
16 của Luật này
6. Vụ tranh chấp giữa Công ty TNHH Sao Đại Hùng và Công ty Zest Holding &
Shipping Ltd. đã được đưa ra Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) giải
quyết. Sau đó, Công ty Sao Đại Hùng đã yêu cầu Tòa án hủy quyết định trọng tài vì

cho rằng người ký hợp đồng của Công ty Holding & Shipping Ltd. đã vượt quá
thẩm quyền cho phép của công ty nên thỏa thuận trọng tài vô hiệu. Hãy cho biết
hợp đồng bị vô hiệu thì thỏa thuận trọng tài có bị vô hiệu không? Nêu cơ sở pháp lý.
 Theo Điều 19 Luật trọng tài thương mại 2010 thì thoả thuận trọng tài hoàn toàn

độc lập với hợp đồng. Việc hợp đồng vô hiệu không làm mất hiệu lực của thoả
thuận trọng tài.
Các hành vi sau đây có vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh hay không? Giải
thích ngắn gọn tại sao? Nếu vi phạm sẽ phải chịu hình thức xử lý như thế nào?
1.

-

Công ty sản xuất nước mắm Phú Quốc đưa thông tin trên trang web của công
ty là Công ty sản xuất nước mắm Nha Trang có sử dụng hóa chất gây ảnh
hưởng đến sức khỏe con người trong quá trình sản xuất nước mắm.
Về mặt chủ thể: Công ty sản xuất nước mắm Phú Quốc và Công ty sản xuất nước
mắm Nha Trang là đối thủ cạnh tranh của nhau trên thị trường sản phẩm liên quan.
Về mặt hành vi và hậu quả: ta xét hai trường hợp:
+ TH1: Thông tin đưa ra là đúng sự thật thì hành vi này không vi phạm LCT.
+ TH2: Thông tin đưa ra là sai sự thật, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín, tài chính và
hoạt động kinh doanh của Công ty sản xuất nước mắm Nha Trang thì Công ty sản
xuất nước mắm Phú Quốc có dấu hiệu trực tiếp gièm pha doanh nghiệp khác theo


2.

3.

4.


5.

6.

Điều 43 LCT 2004. Theo khoản 2 Điều 31 Nghị định 71/2014/NĐ-CP thì mức
phạt cho hành vi nêu trên từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Siêu thị A và Siêu thị B cùng hoạt động trên địa bàn Quận X thành phố Y. Siêu
thị A đã thuê một nhóm tiếp thị đứng trước cửa Siêu thị B phát tờ rơi quảng
cáo, mời chào khách đến Siêu thị A.
Hành vi của Siêu thị A không gây cản trở hay gián đoạn hoạt động kinh doanh của
Siêu thị B. Suy ra, Siêu thị A không vi phạm LCT.
Doanh nhiệp A đã ký hợp đồng bán lô hàng phế liệu cho doanh nghiệp B.
Doanh nghiệp C muốn mua lô hàng phế liệu nói trên đã nhờ X là cán bộ cảnh
sát kinh tế đến kiểm tra doanh nghiệp A và buộc doanh nghiệp A phải bán cho
doanh nghiệp C, nếu không sẽ thường xuyên bị cơ quan chức năng đến kiểm
tra, gây khó khăn.
Doanh nhiệp C đã có hành vi ép buộc doanh nghiệp A phải bán hàng cho mình.
Hành vi này trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây ảnh
hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp A và B. Cho nên hành vi
của doanh nghiệp C được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo khoản
10 Điều 39 LCT.
Nhà hàng A thấy Nhà hàng B ở bên cạnh có nhiều khách hơn đã thuê người
nhân đêm tối đập phá tài sản của Nhà hàng B làm nhà hàng này phải ngừng
kinh doanh 5 ngày để sửa chữa.
Hành vi thuê người nhân đêm tối đập phá hoại tài sản của Nhà hàng B của Nhà
hàng A nằm ngoài phạm vi của hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp khác và vi phạm Luật Hình sự.
Công ty may Việt Tiến bị nhiều cửa hàng trưng biển bán sản phẩm Việt Tiến
mặc dù không phải là đại lý của Việt Tiến, nhiều sản phẩm được sản xuất đóng

nhãn hiệu Việt Tiến.
Hành vi thứ nhất là các cửa hàng trưng biển bán sản phẩm Việt Tiến mặc dù không
phải là đại lý của Việt Tiến là hành vi …..
Hành vi thứ hai là sản xuất sản phẩm không phải của Việt Tiến mà đóng nhãn hiệu
Việt Tiến là hành vi làm hàng giả và được xử lý bởi Luật Hình sự.
A và B là hai doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế nhập khẩu tại TP.HCM có
thị phần kết hợp trên thị trường liên quan là 32% đã ký thỏa thuận hợp tác với
nhau, trong đó có điều khoản: (i) Thống nhất cùng tăng giá bán các mặt hàng
lên 12% do giá đô la Mỹ tăng cao; (ii) Thống nhất yêu cầu các đại lý của mình
không được phân phối các thiết bị y tế do các doanh nghiệp khác nhập khẩu.
(i)
Có vi phạm LCT. Đây là hành vi thỏa thuận ấn định giá.
(ii)
Là hành vi thỏa thuận áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác nhằm hạn
chế phân phối hàng hóa khác.


7.

8.

9.

10.

11.

12.

20 ngân hàng thương mại có tổng thị phần 80% trên thị trường liên quan triển

khai chương trình thanh toán liên ngân hàng qua thẻ tín dụng tại Việt Nam đã
ký thỏa thuận cho phép thực hiện thanh toán liên ngân hàng khi khách hàng
sử dụng thẻ của một ngân hàng thanh toán vào tài khoản của ngân hàng khác.
Thỏa thuận này còn bao gồm các điều khoản. (i) Thống nhất mức phí giao dịch
khi khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán liên ngân hàng. (ii) Yêu cầu khách
hàng là doanh nghiệp bán lẻ mua máy đọc thẻ từ nhà cung cấp X là nhà cung
cấp có uy tín và thị phần lớn nhất trên thị trường sản phẩm liên quan.
(i)
Không vi phạm, vì 20 NH cung cấp cùng một dịch vụ nên về mặt chủ thể
ko phải là đối thủ cạnh tranh của nhau trên thị trường này.
(ii)
Đây là hành vi lạm dụng quyền lực thị trường để áp đặt nghĩa vụ không liên
quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.
Cuối tháng 5-2011, tại văn phòng Công ty Bảo Việt Khánh Hòa ( ở Tp. Nha
Trang), 12 đại diện công ty và chi nhánh của các công ty bảo hiểm đã ký một
“bẩn thoản thuận” về bảo hiểm học sinh năm học 2011-2012. Trong đó cam kết
thực hiện triển khai bảo hiểm học sinh tại tỉnh Khánh Hòa với mức phí 80.000
đồng/năm/học sinh. Trước đó, mức phí bảo hiểm năm học 2010-2011 là 60.000
đồng/năm/học sinh. Bản thỏa thuận này cũng cam kết “trên tinh thần tôn
trọng, hợp tác trong công việc, các bên cùng nhau cam kết thực hiện đúng
những nội dung đã nêu trên.”
 Thỏa thuận ấn định giá trực tiếp gây ảnh hưởng bất lợi cho khách hàng.
Công ty A ký hợp đồng với các khách sạn, khu nghỉ dưỡng trong đó có điều khoản
yêu cầu các khách sạn, khu nghỉ dưỡng này không được nhận đơn đặt phòng của
bất cứ công ty du lịch nào khác ngoài Ánh Dương đối với du khách đến từ Nga,
Ukraina và các nước trong cộng đồng quốc gia độc lập (CIS).
3 doanh nghiệp gồm Viettel, Mobifone và Vinaphone có vị trí thống lĩnh trên thị
trường dịch vụ dữ liệu 3G đồng loạt điều chỉnh tăng cước 3G (cá biệt có gói
cước tăng 40%) dựa trên cơ sở được phê duyệt bởi cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền.

 Vì việc tăng giá được phê duyệt bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
nên ta không thuộc phạm vi điều chỉnh của LCT
Công ty X của Trung Quốc mua 70% cổ phần của Công ty Y của Việt Nam có thị
phần 32% trên thị trường thức ăn gia súc từ Công ty Z của Thái Lan trị giá 609
triệu USD mà không làm thủ tục thông báo tập trung kinh tế.
Ba công ty Zueling (chuyên tiếp thị thuốc do công ty mẹ ở Singapore phân phối);
Diethelm (chuyên tiếp thị thuốc của Mỹ, châu Âu); Mega (chuyên tiếp thị thuốc
của Thái Lan, Ấn Độ) tuy không có chức năng phân phối thuốc tại Việt Nam
nhưng đã hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu, phân phối trong tất cả các


khâu của quá trình phân phối thuốc. Ba công ty trên đã có sự phân chia ngầm với
nhau về thị trường và chủng loại thuốc phân phối thể hiện qua danh mục sản phẩm
thuốc chào bán của các hãng dược phẩm này không bao giờ có sự trùng lặp mà
mỗi hãng đảm trách một nhóm mặt hàng. Một doanh nghiệp nhập khẩu thuốc của
Việt Nam đã nhập khẩu sản phẩm của Diethelm thì không thể nhập khẩu thuốc của
Zueling.
13. Công ty M có 40% thị phần trên thị trường phim nhựa nhập khẩu khi phân
phối phim cho các doanh nghiệp khác chiếu đã có hành vi: (i) Áp đặt chính
sách Giá thuê phim tối thiểu trên mỗi người xem là 25 nghìn đồng (sau thuế)
(nghĩa là nếu rạp A bán mỗi vé với giá dưới 50 nghìn đồng thì phần M hưởng là
25 nghìn/vé. Tuy nhiên, nếu giá vé là trên 50 nghìn đồng, M lại áp dụng tỷ lệ
chia 50 – 50 như cũ); (ii) Buộc các doanh nghiệp này phải thuê phim khác kèm
theo phim muốn thuê. (Ví dụ, muốn có phim Transformers – một phim thuộc
dạng “bom tấn”, thì phải lấy kèm phim Ice Age là một phim hoạt hình).
Không vi phạm.
Công ty M không ấn định là các doanh nghiệp khác phải bán vé với giá bao nhiêu,
mà chỉ xác định giá mà Công ty M thu vào. Suy ra, Công ty M không có dấu hiệu
vi phạm ấn định giá bán lại tối thiểu.
Không vi phạm. Vì đây là quyền tự do kinh doanh của các doanh nghiệp.




×