Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Phân tích bài thơ cảnh ngày xuân.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.59 KB, 2 trang )

Nguyễn Du không chỉ là bậc thầy về miêu tả tâm lí nhân vật mà còn là một “họa sĩ” vẽ tranh bằng
chữ. Những gì ông thể hiện trong đoạn thơ Cảnh ngày xuân đã chứng minh điều đó. Một vẻ đẹp
thanh xuân, một niềm vui xôn xao, náo nức cứ dâng lên, rồi lan tỏa, lắng đọng trong lòng ta khi
đọc đoạn thơ này.
Bốn câu thơ đầu mở ra một không gian thiên nhiên mùa xuân hữu sắc, hữu hương, hữu tình, nên
thơ:
“Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Một không gian tươi đẹp đầy chất thơ và tràn ngập sức sống. Sự rộng lớn của đất trời khi mùa
xuân về được diễn tả một cách tinh tế và tràn ngập niềm vui. Cánh én báo hiệu cho một mùa xuân
đã về, một mùa gợi lên sự ấm áp, sự sống căng đầy và niềm vui trọn vẹn. Từ “đưa thoi” được sử
dụng nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa chỉ thời gian trôi nhanh, mùa xuân vui tươi phút chốc đã qua đi,
gợi lên trong lòng người đọc bao cảm giác nuối tiếc, hoài niệm. Sau cánh én “đưa thoi” là ánh
xuân, là “thiều quang” của mùa xuân khi “ngoài sáu mươi”. Cách tính thời gian và miêu tả vẻ đẹp
mùa xuân của các thi sĩ xưa nay thật hay và độc đáo. Với Nguyễn Du, ông miêu tả về một mùa
xuân đã bước sang tháng 3. Hai chữ “thiều quang” gợi lên cái màu hồng của ánh xuân, cái ấm áp
của khí xuân, cái mênh mông, bao la của đất trời. Nền cảnh của bức tranh thiên nhiên được hoạ
nên bởi màu xanh non, tươi mát của thảm cỏ trải ra bao la: “Cỏ non xanh tận chân trời”, sắc cỏ
tháng ba là sắc xanh non, mềm mượt, êm ái. Nghệ thuật điểm xuyết chấm phá đã được sử dụng
dứt điểm, khiến cho câu thơ trở nên mềm mại và căng tràn sức sống hơn. Màu xanh của cỏ non
tạo nên sự tươi mới và tinh khiết của đất trời. Nổi bật trên nền cỏ xanh là sự điểm xuyết cùa một
vài bông lê trắng. Sự đan xen giữa màu xanh và sắc trắng đã làm không gian như trải rộng thêm.
Gợi nên một vẻ đẹp rất riêng của mùa xuân, mới mẻ, tinh khôi, trong sáng, trẻ trung, thanh khiết.
Tám câu thơ tiếp theo là khung cảnh lễ hội tiết Thanh Minh:
“Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân,


Ngựa xe như nước áo quần như nêm
Ngổn ngang gò đống kéo lên,
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.”


Đầu tháng ba, bầu trời quang đãng khí trời mát mẻ vương chút hơi lạnh của cái rét Nàng Bân
khiến cỏ cây, hoa lá tốt tươi. Mọi người đi tảo mộ, viếng, sửa sang, thắp nhang cho phần mộ người
thân. “Hội đạp thanh” là du xuân nơi đồng quê, dẫm đạp lên cỏ xanh để cầu may mắn. Các từ láy,
từ ghép: “nô nức”, “yến anh”, “dập dìu”, “sắm sửa” gợi tả lễ hội mùa xuân tưng bừng, náo nhiệt đã
diễn ra khắp mọi miền quê đất nước. Nghệt thuật ẩn dụ: Tài tử, yến anh, giai nhân ý chỉ những
trai thanh, gái lịch cùng với dáng điệu khoan thai, ung dung tham gia lễ hội. Và trong các “tài tử”,
“giai nhân” có ba chị em Thúy Kiều. Nguyễn Du đã rất tài tình khi sử dụng một loạt hình ảnh có
tính chất gợi hình gợi tả khiến cho người đọc có cảm giác như đang bước vào không khí của mùa
xuân. Những phong tục, tập quán khi đi tảo mộ cũng được Nguyễn Du nói đến với sự cảm thông,
nhớ thương. Đó chính là tấm lòng thành kính hướng về quá khứ với một sự biết ơn chân thành
nhất.
Sáu câu thơ cuối đã ghi lại cảnh chị em Thuý Kiều đi tảo mộ đang lần bước trở về nhà. Lúc này,
mặt trời đã là là gác núi, ngày hội, ngày vui đã trôi qua:
“Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối dòng bắc ngang”.
Nhịp thơ chậm rãi như bước chân nhè nhẹ như nỗi lòng man mác lưu luyến của con người khi hội
đã tan. “Tà tà” chỉ chiều buông xuống, mọi hoạt động đã kết thúc, mặt trời đang dần ngả về phía
tây, một ngày vui đã qua mau. Nhịp sống như dần chậm lại. Tâm tình “thơ thẩn”, lưu luyến, tiếc
nuối. Cử chỉ “dan tay”, nhịp chân chậm “bước dần”, một cái nhìn man mác, bâng khuâng “lần xem”
cảnh vật xung quanh. Tâm tình của hai chị em như dịu đi trong bóng tà dương. Các từ láy tương
hình “thanh thanh”, “nao nao”, “nho nhỏ” gợi lên sự nhạt nhòa của cảnh vật, sự rung động của tâm

hồn giai nhân khi tan hội, tâm trạng buồn thương nghĩ đến số phận. Nỗi niềm man mác, bâng
khuâng thấm sâu, lan tỏa trong tâm hồn người giai nhân đa sầu, đa cảm.
Bằng tài năng, sự tinh tế, tâm hồn nhạy cảm và cách sử dụng các từ ngữ sinh động, Nguyễn Du đã
vẽ nên một mùa xuân độc đáo, có hồn. Chính tình yêu thiên nhiên đất nước con người đã tạo nên
nguồn cảm hứng để ông say sưa với đời, lưu giữ trong kho tàng thi ca Việt Nam một bức tranh
mùa xuân thật đặc biệt.



×