Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY LUẬN VĂN ĐỒ ÁN TIỂU LUẬN BÁO CÁO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.5 KB, 5 trang )

HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY
LUẬN VĂN/ ĐỒ ÁN/ TIỂU LUẬN/ BÁO CÁO

I.

Quy định chung
Quy định áp dụng cho các tiểu luận, đồ án học phần, đồ án chuyên ngành, báo cáo thực tập và luận
văn tốt nghiệp Khoa CNTT.
Tất cả các bài tiểu luận, đồ án, báo cáo, luận văn Sinh viên thực hiện phải tuân thủ theo quy định
ban hành, mọi vi phạm với bất kì lý do nào về quy định trình bày tiểu luận/ đồ án/ báo cáo/ luận văn,
Giảng viên/ Bộ môn/ Khoa CNTT từ chối tiếp nhận.

II.

Quy định trình bày luận văn/ đồ án/ báo cáo/ tiểu luận
1. Khổ giấy, kiểu chữ
- Luận văn trình bày trên khổ giấy A4 (210 x 297 mm), kiểu trang đứng (portrait)
- Định dạng lề: bottom, top: 2.0->2,5 cm, right: 2,0 cm, left: 3.0->3,5 cm
- Fon chữ: Times new Roman
- Bảng mã: Unicode
- Cỡ chữ (phần nội dung): 13
- Cách dòng: 1.2-1.3 lines
- Độ dài luận văn: tối đa 50 trang (không tính phụ lục)
- Độ dài đồ án, báo cáo, tiểu luận: tối đa 30 trang (không tính phụ lục)
2. Format luận văn/ đồ án/ tiểu luận/ báo cáo
2.1. Bố cục:
- Trang bìa (trình bày theo mẫu của trường – Tên trường, logo, tên khoa, đề tài, SV thực hiện,
GVHD, ngày tháng năm thực hiện …)
- Trang phụ bìa (theo mẫu của trường)
- Trang nhận xét của GVHD (nếu có)
- Trang nhận xét của GVPB (nếu có)


1


- Lời cảm ơn (nếu có)
- Mục lục: bao gồm các phần trong luận văn, đồ án. Mục lục có thể gồm bốn cấp tiêu đề. Ít nhất
phải có 2 tiêu đề con trong cùng một cấp.
- Danh sách chữ viết tắt, thuật ngữ
- Danh sách bảng, hình vẽ …
- Nội dung:
 Chương 1: Mở đầu (phải nêu lên được tính cấp thiết của đề tài, ý nghĩa khoa học và thực
tiễn, mục đích/mục tiêu hoặc yêu cầu nghiên cứu, tìm hiểu của đề tài)
 Chương 2: Cơ sở lý thuyết (nêu được các lý thuyết chính liên quan chủ yếu đến đề tài.
Nếu nội dung quá dài có thể đưa vào phần Phụ lục)
 Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu (cần trình bày rõ ràng và chính xác.
Nếu trình bày code, chương trình demo thì nên trình bày đầy đủ trong phần Phụ lục).
 Chương 4: Kết quả, nhận xét, kết luận.
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục (nếu có)
2.2. Phương pháp trình bày
Đề mục
Cỡ chữ
Định dạng
Canh lế trang
Tên chương
14
In hoa, đậm
Giữa
Tên tiểu mục mức 1
13
In hoa, đậm

Trái
Tên tiểu mục mức 2
13
Chữ thường, đậm
Trái
Tên tiểu mục mức 3
13
Chữ thường, nghiêng
Trái
Nội dung
13
Normal
Đều
Tên khoa học
13
Nghiêng
Đều
Bảng (table)
12
Normal
Trái
Chú thích bảng
10
Nghiêng
Trái, dưới bảng
Tên bảng
11
Đậm
Trái, trên bảng
Tên hình

11
Đậm
Trái, dưới hình
Tài liệu tham khảo
11
(theo yêu cầu 2.4)
Chú thích bên dưới
Việc trích dẫn tài liệu tham khảo trong đề tài phải theo số thứ tự của tài liệu ở danh mục tài liệu
tham khảo và được đặt trong ngoặc vuông, ví dụ [8]. Đối với phần được trích dẫn từ nhiều tài liệu khác
nhau, số của từng tài liệu được đặt độc lập trong từng ngoặc vuông, theo thứ tự tăng dần, ví dụ: [1], [5],
[11]-[15].
2


2.3. Đánh số trang
Những trang đầu (lời cảm ơn, mục lục, nhận xét GVHD, nhận xét GVPB, trang danh sách bảng,
hình…) đánh số La Mã (i, ii, iii, iv), phần nội dung (kể cả mục lục) đánh số Ả Rập (1,2,3…), phụ lục
không đánh số trang.
2.4 Các quy định viết “Tài liệu tham khảo”
a. Quy tắc: Gồm 6 chi tiết tối thiểu sau:
1. Tên tác giả
 Họ, tiếp là dấu phẩy (,) tiếp là các tên khác viết tắt đối với tiếng nước ngoài
 Tên tác giả tiếng việt nên viết đầy đủ cả họ và tên
2. Năm xuất bản, tiếp theo là dấu phẩy (,)
3. Tựa sách in nghiêng (,)
4. Ấn bản (edition), nếu là ấn bản thứ 1 thì bỏ chi tiết này (,) ví dụ: 2nd edn (viết bằng tiếng Anh)
5. Nhà xuất bản, tiếp theo là dấu phẩy (,)
6. Tên thành phố xuất bản sách này, tiếp theo là dấu chấm (.)
Lưu ý từng dấu chấm, dấu phẩy. Có thể biến đổi chút về quy cách trên, nhưng phải đủ 6 mục.
b. Về tên tác giả

 Tên nước ngoài: “họ” đầy đủ, còn các tên khác viết tắt. Ví dụ: Gorelik V.A.
 Tên Việt Nam có thể giữ nguyên hoặc viết theo cách nước ngoài : Ví dụ: Lê Văn Oang, Lê
V.O.
 Khi viết tham khảo, không dùng học hàm, học vị
c. Viết tham khảo cho Website
 Nếu tham khảo chung 1 website:
 Nếu tham khảo 1 bài viết trong website:
Gorelik V.A., 2012, Mathematical programming, MPSU, />
III.

Quy định đánh giá luận văn/ đồ án
1. Đối với đồ án học phần: gồm 2 cột điểm GVHD và GVPB.
2. Đối với luận văn tốt nghiệp/ đồ án chuyên ngành: gồm 3 cột điểm GVHD, GVPB và điểm hội đồng.
SV chỉ được ra hội đồng bảo vệ sau khi có xác nhận của GVHD và GVPB.
3. Quy định về thời gian báo cáo tiểu luận/ đồ án/ luận văn
a. Đề tài 1 SV thực hiện: tối đa 15 phút.
b. Đề tài 2-3 SV thực hiện: tối đa 20 phút.
c. Thời gian hỏi đáp, phản biện: tối đa 15 phút đối với đề tài 1 SV thực hiện, 25 phút đối với
nhóm 2->3 SV thực hiện.

3


IV.

Quy định chung trình bày slides báo cáo
1. Quy định chung
1.1 Về thiết kế: Nên sử dụng 3 màu sắc chính: màu nền, màu chữ và màu nhấn mạnh.
1.2. Về font chữ
- Sử dụng font chữ không chân (ví dụ: Arial … ), tránh dùng font chữ lạ.

- Tránh dùng nhiều quá font chữ trong 1 báo cáo.
- Tiêu đề nên để ≥ 36 point;
- Đầu mục lớn nên để ≥ 32 point;
- Các mục còn lại nên để cỡ 24 point;
- Không nên dùng tất cả chữ hoa.
1.3. Về văn bản
- Một chủ đề được trình bày trên một slide.
- Tiêu đề mỗi slide cần được nổi bật.
- Mỗi slide không nên trình bày nhiều chữ ( chỉ khoảng 3 – 7 dòng ).
1.4. Về nội dung
- Nên có slide giới thiệu qua toàn bộ nội dung của báo cáo
- Bố cục các phần của báo cáo nên trình bày hợp lý, các phần không để quá dài hay quá ngắn so
với các phần khác trong bài.
- Nội dung nên vắn tắt nhưng rõ ràng.
- Đưa biểu đồ, hình ảnh, clip minh họa phải hợp lý, liên quan đến vấn đề cần nói và giải thích
được.
1.5. Về thời gian
- Tốc độ báo cáo trung bình 1 slide/1 phút. Bài báo cáo được thuyết trình trong thời gian 10 - 20
phút.
4


2. Cách thuyết trình một báo cáo bằng Powerpoint
2.1. Về tư thế
- Không nên chỉ đứng một chỗ để thuyết trình từ đầu đến cuối;
- Lời nói rõ ràng, không nói nhỏ hay to quá, cách xưng hô lễ phép;
- Không nên thuyết trình như là đọc;
- Tư thế, cử chỉ thoải mái nhưng hợp lý;
- Luôn tạo cuốn hút cho người nghe vào vấn đề mình đang nói;
- Trong khi nói, nên hướng ánh mắt về phía người nghe và tốt nhất là nhìn thẳng vào mắt một vài

người. Làm như vậy bạn sẽ tự tin hơn và người nghe cũng cảm thấy dễ chịu hơn;
- Không nên chỉ nhìn vào slide để đọc, điều đó sẽ gây ra tính thụ động, phụ thuộc vào slide dẫn đến
không thể phát triển được ý tưởng và quên những vấn đề mình định nói, điều đó cũng làm mất cảm tình
của người theo dõi.
2.2. Về nội dung thuyết trình
Bắt đầu thuyết trình bằng slide đầu tiên, thường là slide tựa đề. Thông thường có 3 thông tin quan
trọng nhất là:
1. Tựa đề, chủ đề
2. Tác giả, Khoa, Trường …
3. Tên GV hướng dẫn, học hàm, học vị, địa chỉ công tác (nếu cần thiết)
- Lời mở đầu: đây là phần dẫn nhập vào chủ đề của báo báo, có thể tùy theo cách trình bày của mỗi
người nhưng chúng ta có thể dẫn nhập bằng tầm quan trọng, đặc điểm hay thuộc tính nổi bật của đối
tượng, vấn đề sắp nói đến.
- Nội dung chính: Nên giới thiệu qua toàn bộ nội dung mình sẽ nói (các đầu mục lớn trong bài). Khi
trình bày một mục nào thì cũng nên có phần dẫn nhập và khi chuyển sang nói phần khác thì cũng cần
có phần chuyển tiếp. Bài thuyết trình có hình ảnh, biểu đồ, bảng biểu minh họa thì cần phải giải thích
qua.
- Phần kết thúc: tóm lược những vấn đề quan trọng nhất, những vấn đề mình quên chưa nói trong khi
thuyết trình và câu kết thúc bài thuyết trình, hướng phát triển đề tài và lời cảm ơn đến các đối tượng đã
quan tâm lắng nghe; đồng thời đưa ra lời đề nghị các câu hỏi để thảo luận.

5



×