Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

XÁC ĐỊNH DÒNG CHẢY TỐI THIỂU TRÊN LƯU VỤC SÔNG CẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 69 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ
ỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌCTÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯ
ỜNG HÀ NỘI
KHOA TÀI NGUYÊN NƯỚC
-- -- -- -- -- -- -- -- -- -- -- -- -- -- --

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
XÁC ĐỊNH DÒNG CHẢY TỐI THIỂU TRÊN LƯU VỤC SÔNG CẢ

Sinh viên thực hiện :

Phạm Thị Hằng
Nguyễn Thị Trang

Lớp :

CD12TNN

Giảng viên hướng dẫn : Th.s Trần Ngọc Huân

HÀ NỘI 2016


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA TÀI NGUYÊN NƯỚC
-- -- -- -- -- -- -- -- -- -- -- -- -- -- --

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
XÁC ĐỊNH DÒNG CHẢY TỐI THIỂU TRÊN LƯU VỤC SÔNG CẢ



Sinh viên thực hiện :

Phạm Thị Hằng
Nguyễn Thị Trang

Lớp :

CD12TNN

Giảng viên hướng dẫn : Th.s Trần Ngọc Huân


HÀ NỘI 2016
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1.
2.
3.
4.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................................. 1
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................... 3
CÁC TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 3
BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................................. 3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU DÒNG CHẢY TỐI THIỂU ........... 4
1.1.
KHÁI NIỆM VỀ DÒNG CHẢY TỐI THIỂU ................................................... 4
1.2.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI ................................................ 5
1.2.1 Nghiên cứu dòng chảy môi trường ở Mỹ ...................................................... 5
1.2.2 Nghiên cứu dòng chảy môi trường ở Úc ....................................................... 6
1.2.3 Nghiên cứu dòng chảy môi trường ở Nam Phi .............................................. 6
1.2.5 Những nghiên cứu ở khu vực Châu Á .......................................................... 6
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM ................................................... 7
3.1. 1.4. PHƯƠNG PHÁP CHINH́
XAĆ ĐINḤ DONG̀
CHAỶ
TÔÍ THIÊU.̉
.......... 9
1.4.1. Phương pháp chu vi ướt (phương pháp thuỷ lực) ............................................ 9
1.4.2. Phương pháp chỉ số đường tần suất của dòng chảy trung bình tháng nhỏ nhất
.............................................................................................................................. 12
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI LƯU VỰC
SÔNG CẢ ..................................................................................................................... 18
2.1. ĐẶC ĐIỂM KIỀU KIỆN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN .................................................................. 18
2.1.1. Đặc điểm điều kiện địa lý tự nhiên ............................................................ 18
2.1.4. Mạng lưới khí tượng thuỷ văn .................................................................... 22
2.1.3. Đặc điểm khí hậu ......................................................................................... 27
3.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI .............................................................................. 38
2.2.1. Dân số. ......................................................................................................... 38
2.2.2. Phát triển kinh tế. ......................................................................................... 38
3.3. HIÊṆ TRANG̣
KHAI THAĆ SỬ DUNG̣
NƯƠĆ
TRÊN DONG̀
SÔNG CHINH́
40
2.3.1. Tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực sông Cả ............. 40

2.3.2. Hiện trạng khai thác, sử dụng nước cho nông nghiệp.................................... 40
2.3.3. Khai thác, sử dụng nước cho thủy điện ......................................................... 42
2.3.4. Khai thác, sử dụng nước cho Giao thông thủy .............................................. 43
2.3.5. Nhu cầu nước cho đẩy mặn và môi trường .................................................. 43


CHƯƠNG 3: XÁC ĐỊNH DÒNG CHẢY TỐI THIỂU CHO SÔNG CẢ TẠI TRẠM
YÊN THƯỢNG ............................................................................................................ 44
3.1.
3.2.

TÍNH DÒNG CHẢY TỐI THIỂU THEO PHƯƠNG PHÁP CHU VI ƯỚT .........................
44
TÍNH DCTT THEO PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG CHỈ SỐ TẦN SUẤT P% ....................
50

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 54
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 56
DANH MỤC BẢNG

Bảng 10. Giá trị trung bình tháng nhỏ nhất trong từng năm quan trắc từ năm 1968-2012
...................................................................................................................................... 51
DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Xây dựng quan hệ chu vi ướt và mặt cắt ngang ....................................... 10
Hình 2. Bản đồ lưu vực sông Cả ........................................................................... 20
Hình 3. Mạng lưới thuỷ văn trên lưu vực sông Cả ................................................ 23
Hình 4. Cơ cấu khai thác sử dụng nước trên LVS Cả ........................................... 40
Hình 5. Sơ đồ phân vùng khai thác, sử dụng nước lưu vực sông Cả .................... 41
Hình 6. Các công trình thuỷ lớn trên LVS Cả ....................................................... 42

Hình 7. Quan hệ Q= f(H) năm 2008 .................................................................... 44
Hình 8. Quan hệ Q= f(H) năm 2012 .................................................................... 45
Hình 9. Quan hệ Q= f(H) năm 2013 .................................................................... 45
Hình 10. Mối quan hệ Q~χ năm 2008 .................................................................. 48
Hình 11. Mối quan hệ Q~χ năm 2012 .................................................................. 48
Hình 12. Mối quan hệ Q~χ năm 2013 .................................................................. 49
Hình 13. Đường tần suất lý luận dạng Piếc sơn III ............................................... 52



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nước là một tài nguyên chủ yếu của lưu vực sông, nó có mối quan hệ chặt chẽ
với các loại tài nguyên khác như đất, không khí và tài nguyên sinh vật. Sự phát triển
kinh tế xã hội và cuộc sống của các loài sinh vật trên lưu vực sông sẽ bị đe dọa nếu
tài nguyên nước của lưu vực sông bị suy thoái không còn đủ cho duy trì đời sống và
các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của con người. Tuy nhiên, sự gia tăng dân số
và quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá trong hơn nửa thế kỷ gần đây đã tác
động mạnh mẽ và làm suy giảm tài nguyên nước của các lưu vực sông, khiến cho
tình trạng thiếu nước đang dần trở thành phổ biến và nghiêm trọng tại nhiều nước
trên thế giới trong đó có cả nước ta.
Tài nguyên nước trên lưu vực Sông Cả rất phong phú với tổng lượng dòng
chảy trung bình năm khoảng 26,8.109m3, nhưng do khai thác, sử dụng các hồ chứa
nước trên thượng nguồn và sử dụng nước trong sản xuất công nghiệp, trong sinh
hoạt nhân sinh chưa hợp lý đã làm cho vùng đồng bằng trũng, đồng bằng ven biển
bị xâm nhập mặn và môi trường nước ở những vùng xung quanh nhà máy, khu vực
khai thác khoáng sản, bệnh viện, đô thị bị ô nhiễm.
Hiện tại, trên lưu vực sông Cả có hơn 120 hồ chứa với tổng dung tích 2.918
triệu m3; trong đó có hơn 100 hồ chứa đang vận hành với tổng dung tích 2.045 triệu
m3, các hồ chứa lớn trên lưu vực nghiên cứu chủ yếu là các hồ chứa đa mục tiêu

(tưới, phát điện, phòng lũ, đẩy mặn,…)
Trên lưu vực sông Cả hiện nay chưa có các quy định về điểm kiểm soát và giá
trị dòng chảy tối thiểu, do vậy sẽ gây khó khăn trong công tác Quản lý tài nguyên
nước, lập Quy hoạch tài nguyên nước và xây dựng Quy trình vận hành liên hồ chứa
trên lưu vực sông Cả.
Từ đó cho thấy, việc định mức dòng chảy tối thiểu trên sông sẽ là cơ sở cho
các ngành dùng nước xây dựng quy trình vận hành, điều chỉnh kế hoạch khai thác
1


sử dụng nước, phục vụ cho công tác quản lý, giám sát, và cấp phép cho các đối
tượng khai thác, sử dụng nước trên lưu vực để đảm bảo hài hòa về nhu cầu nước cho
con người và nước cho môi trường.
Trong Chiến lược Quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 81/2006/QĐ-TT ngày 14/4/2006đã nhấn
mạnh các điểm đáng chú ý sau đây:
- Khôi phục các sông, hồ chứa nước, tầng chứa nước, vùng đất ngập nước bị ô
nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nghiêm trọng.
- Bảo đảm dòng chảy tối thiểu duy trì hệ sinh thái thuỷ sinh theo quy hoạch
được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trước những vấn đề về tài nguyên nước đã, đang và sẽ xuất hiện ở lưu vực, yêu cầu
trước mắt cần có những giải pháp kiểm soát và quản lý các hoạt động khai thác, sử
dụng nước bảo đảm hài hòa giữa các lợi ích kinh tế, xã hội, bảo vệ tài nguyên nước,
từng bước đáp ứng yêu cầu về quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông, mà
cụ thể là cần xác định mức dòng chảy tối thiểu duy trì trên sông chính. Việc xác
định mức dòng chảy tối thiểu trên lưu vực sông Cả là cơ sở để bảo đảm duy trì dòng
sông, bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh và đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng tài
nguyên nước sông, làm căn cứ cho các ngành dùng nước điều chỉnh, xây dựng quy
trình vận hành hồ chứa thủy điện, thủy lợi; phục vụ cho công tác quản lý, giám sát,
và cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước sông. Vì vậy, việc thực hiện “Xác

định mức dòng chảy tối thiểu trên lưu vực sông Cả” là hết sức cần thiết và quan
trọng, là một yêu cầu không thể thiếu để phát triển bền vững tài nguyên nước.
Mục đích nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá hiện trạng nguồn nước; hiện trạng khai thác, sử dụng tài
nguyên nước mặt của các ngành kinh tế trên dòng chính.
- Xác định dòng chảy tối thiểu trên lưu vực sông Cả.
2


- Nghiên cứu phương pháp chu vi ướt và phương pháp sử dụng chỉ số tần suất
(P%) của dòng chảy trung bình tháng nhỏ nhất.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Về đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở khoa học,

phương pháp xác định dòng chảy tối thiểu trên thế giới và ở Việt Nam. Từ đó
đưa ra phương pháp để tính toán xác định dòng chảy tối thiểu trên sông.
-

Phạm vi nghiên cứu:trạm Yên Thượng trên lưu vực sông Cả.

3. Các tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Để đáp ứng mục tiêu đề ra, đề tài đã áp dụng các phương pháp tiếp cận,
nghiên cứu, phân tích và đánh giá sau :
- Phương pháp tiếp cận:
Kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu, điều tra trước đó.
Tiếp cận từ thực tế.
Tiếp cận từ chính sách, định hướng, quy hoạch phát triển.
Tiếp cận từ các phương pháp và công cụ hiện đại trong nghiên cứu và tính

toán.
Tiếp cận từ các chuyên gia trong và ngoài nước.
- Phương pháp nghiên cứu: phương pháp chu vi mặt ướt, sử dụng chỉ số tần
suất.
4. Bố cục của đề tài
Bố cục luận văn bao gồm:
- Mở đầu
- Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu dòng chảy tối thiểu.

3


- Chương 2: Đặc điểm điều kiện tự nhiên- Kinh tế xã hội lưu vực sông Cả. Chương 3: Xác định dòng chảy tối thiểu cho sông Cả tại trạm Yên Thượng - Kết
luận và kiến nghị.

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU DÒNG CHẢY TỐI THIỂU

1.1.

KHÁI NIỆM VỀ DÒNG CHẢY TỐI THIỂU
Nước là một tài nguyên chủ yếu của lưu vực sông, nó có mối quan hệ chặt chẽ

với các loại tài nguyên khác như đất, không khí và tài nguyên sinh vật. Sự phát triển
kinh tế xã hội và cuộc sống của các loài sinh vật trên lưu vực sông sẽ bị đe dọa nếu
tài nguyên nước của lưu vực sông bị suy thoái không còn đủ cho duy trì đời sống và
các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của con người. Tuy nhiên, sự gia tăng dân số
và quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá trong hơn nửa thế kỷ gần đây đã tác
động mạnh mẽ và làm suy giảm tài nguyên nước của các lưu vực sông, khiến cho
tình trạng thiếu nước đang dần trở thành phổ biến và nghiêm trọng tại nhiều nước
trên thế giới trong đó có cả nước ta. Trong những năm gần đây vấn đề suy thoái tài

nguyên nước và hạn hán ở miền Trung nước ta đặc biệt là lưu vực sông Cả đã trở
nên hết sức cấp bách. Lượng mưa trong mùa khô liên tục giảm mạnh, năm sau thấp
hơn năm trước. Cùng với tác động mạnh của gió Lào nên hạn hán ở khu vực này trở
nên khốc liệt. Mực nước trên các sông lớn đang có chiều hướng thấp dần. Nước ở
các hồ cũng thấp hơn mực nước thiết kế. Hàng năm vùng hạ lưu của các sông
thường bị hạn nặng ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp cũng như các ngành
kinh tế khác.
Trên quan điểm đó, đã hình thành lên khái niệm về Dòng chảy tối thiểu và đã
được quy định cụ thể trong hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam từ năm 2008
đến nay. Theo Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII ngày
21/6/2012, Dòng chảy tối thiểu là dòng chảy ở mức thấp nhất cần thiết để duy trì
dòng sông hoặc đoạn sông nhằm bảo đảm sự phát triển bình thường của hệ sinh
4


thái thủy sinh và bảo đảm mức tối thiểu cho hoạt động khai thác, sử dụng tài
nguyên nước của các đối tượng sử dụng
1.2.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI
Từ năm 1940, một cuộc cách mạng về phương pháp đánh giá dòng chảy môi

trường được tiến hành ở miền tây nước Mỹ với bước nhảy vọt vào những năm 1970.
Đây là hệ quả của thể chế về môi trường và tài nguyên nước cũng như nhu cầu của
các cộng đồng trong việc cần các tài liệu về dòng chảy môi trường phục vụ cho việc
kế hoạch hoá tài nguyên nước, có liên quan đến việc xây dựng các đập nước. Ngoài
Mỹ ra, quá trình thiết lập các phương pháp luận cho việc đánh giá dòng chảy môi
trường không được nhiều. Tại một số nước, cơ sở cho việc đánh giá dòng chảy môi
trường thực sự đáng kể đạt được vào những năm 1980 (ví dụ như Úc, Anh, New

Zealand và Nam Phi) hoặc muộn hơn (ví dụ như Cộng hoà Czech, Brazil, Nhật và
Bồ Đào Nha). Phần khác của thế giới, bao gồm Đông Âu, Châu Mỹ La tinh, Châu
Phi và châu Á, có rất ít những nghiên cứu về lĩnh vực này. Tuy nhiên, trong những
năm gần đây, các nghiên cứu về dòng chảy môi trường đã bắt đầu được chú ý đến ở
châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Một số tổ chức Quốc tế đã đầu tư vào việc
nâng cao nhận thức và đánh giá dòng chảy môi trường (như IUCN với các dự án
được tiến hành ở Thụy Điển, SriLanka, Ấn Độ, Việt Nam…).
1.2.1 Nghiên cứu dòng chảy môi trường ở Mỹ
Các phương pháp đã được phát triển từ sớm và có số lượng nhiều, chiếm
khoảng 37% trên tổng số các phương pháp được phát minh Phương pháp chỉ số
Tenant (1976) để tính dòng chảy môi trường cho hàng trăm con sông ở các bang
vùng Trung - Tây nước Mỹ. Phương pháp này sử dụng các số liệu cân chỉnh thu
thập từ phần trăm của dòng chảy trung bình năm được xác định cho các mức khác
nhau về chất lượng sinh cảnh của loài cá. Tuy nhiên phương pháp này không phù
hợp cho chế độ dòng chảy của các sông ở Texas vì thường cho kết quả lớn một cách
phi thực tế.
1.2.2 Nghiên cứu dòng chảy môi trường ở Úc
Một số phương pháp phân tích chức năng đã được xây dựng, bao gồm: Phương
pháp đánh giá qua kênh chuyên gia, Phương pháp tiếp cận qua kênh khoa học và
5


Phương pháp luận điểm chuẩn. Các phương pháp này thu thập và nghiên cứu tất cả
các yếu tố của chế độ thủy văn và hệ thống sinh thái bởi một nhóm chuyên gia trong
lĩnh vực khoa học tự nhiên và sinh thái sử dụng các số liệu sẵn có và số liệu mới thu
thập để đưa ra ý kiến đánh giá về các hậu quả sinh thái do sự biến đổi về lưu lượng
và thời điểm của dòng chảy gây ra. Những phương pháp này được áp dụng cho lưu
vực sông Murra-Darling.
1.2.3 Nghiên cứu dòng chảy môi trường ở Nam Phi
Các nhà khoa học ở Nam Phi đã nghiên cứu phát triển nhiều phương pháp tính

toán dòng chảy môi trường. Phương pháp được biết đến nhiều là phương pháp luận
khối dựng (Building Block Methodology, gọi tắt là BBM) được phát triển ở nước
này. Tiền đề cơ sở của BBM là các loài sinh vật sống trong sông phụ thuộc rất nhiều
vào các yếu tố cơ bản (các khối dựng) của chế độ dòng chảy, bao gồm dòng chảy
kiệt và lũ, là những yếu tố ảnh hưởng tới việc duy trì động lực học bùn cát và cấu
trúc địa mạo của sông.
1.2.5 Những nghiên cứu ở khu vực Châu Á
Do những nghiên cứu về dòng chảy môi trường ở các nước thuộc khu vực
Châu Á bắt đầu muộn hơn nên đã tiếp cận được các phương pháp của các nước đi
trước để có thể áp dụng phù hợp với điều kiện của từng quốc gia cụ thể. Các nước
có những nghiên cứu về dòng chảy môi trường điển hình trong khu vực:
- Tại Trung Quốc
Từ năm 1998, có nhiều nghiên cứu về dòng chảy môi trường đã được thực
hiện. Bắt đầu là từ Dự án Nghiên cứu về Hệ sinh thái cửa sông Vàng và được xuất
phát từ nhu cầu cấp thiết bảo vệ dòng sông Vàng, con sông lớn nhất của Trung
Quốc và sau này là các con sông khác ở phía Bắc. Dự án Nghiên cứu về Hệ sinh thái
cửa sông Vàng và nhu cầu nước môi trường sử dụng số liệu viễn thám và mô hình
hóa môi trường sống để xem xét và lý giải một cách khoa học các đánh giá dòng
chảy môi trường. Tại cuộc hội thảo về Bảo vệ Môi trường, được tài trợ bởi GWP,
Trung Quốc đã đưa ra một chương trình kiểm soát trầm tích và sông có tên lý thuyết
6


khoa học và hệ thống chỉ thị sức khỏe sông. Hệ thống này xác định các chỉ thị sinh
thái, kinh tế xã hội của sông để xác định nhu cầu nước môi trường.
- Tại Ấn Độ
Ở Ấn Độ đã xác định các chỉ thị sinh thái, kinh tế xã hội của sông để xác định
nhu cầu nước môi trường. Sự gia tăng dân số nhanh chóng và nhu cầu về nước trong
nông nghiệp, đô thị và phát triển công nghiệp tăng mạnh dẫn đến điều tiết mở rộng
và phân phối dòng chảy sông. Tuy nhiên, chất lượng nước tiếp tục suy giảm cuộc

sống của hàng triệu người dân ven sông bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vấn đề dòng
chảy môi trường được đặc biệt quan tâm từ phán quyết của Tòa án Tối cao Ấn Độ
tháng 5/1999 về duy trì dòng chảy tối thiểu 10m3/s ở sông Yamuna. Sau đó, dòng
chảy môi trường đã được thảo luận tại nhiều cuộc hội thảo vào khoảng tháng 5 năm
2001, Chính phủ Ấn Độ đã thông qua Quyền đánh giá chất lượng nước (WQAA)
trong đó có đề cập đến “dòng chảy tối thiểu trong các sông để bảo tồn hệ sinh thái”
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM
- Đề tài “Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn đánh giá dòng chảy môi
trường, ứng dụng cho hạ lưu sông Cầu” do Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và
Môi trường thực hiện năm 2006-2007. Đề tài đưa ra các cơ sở xác định phương
pháp đánh giá dòng chảy môi trường phù hợp với đặc điểm chế độ dòng chảy lưu
vực sông ở Việt Nam và ứng dụng thí điểm cho hạ lưu của lưu vực sông Cầu.
- Đề tài cấp bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn “Nghiên cứu cơ sở lý
luận và thực tiễn về quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Ba”.Đề tài do
GS.TS. Lê Kim Truyền trường Đại học Thủy lợi Hà Nội làm chủ nhiệm, thực hiện
trong 2 năm từ năm 2001 đến năm 2003. Tuy đề tài không đặt mục tiêu chính là xác
định dòng chảy môi trường nhưng trong đề tài cũng đã đề xuất việc cần thiết nghiên
cứu về dòng chảy môi trường và cần thiết phải cải tiến và phát triển thể chế, chính
sách đáp ứng yêu cầu của phát triển bền vững. Đề tài đã xây dựng được thư viện
thông tin về tài nguyên nước lưu vực sông Ba cũng như ngân hàng dữ liệu khí tượng
thủy văn. Trên cơ sở đó đề tài đã tính toán cân bằng nước và phân chia nguồn nước
sử dụng trên lưu vực sông Ba sử dụng mô hình toán MIKE-BASIN, và đề xuất các
7


mô hình quản lí lưu vực sông này. Chỉ có một số nhận xét chung về tình hình khai
thác sử dụng nước trên lưu vực sông khi chuyển nước từ hồ An Khê - Kanak sẽ ảnh
hưởng tiêu cực tới môi trường khu vực hạ du sông Ba.
- Dự án “Đánh giá nhanh dòng chảy môi trường lưu vực sông Hương, miền
Trung Việt Nam”.Dự án này được tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) đã

phối hợp với Viện quản lí nước quốc tế (Internation Water Management
Institute_IWMI) và Ban quản lí lưu vực sông Hương thực hiện trong năm 2003
2004. Dự án đã chọn phương pháp đánh giá nhanh dòng chảy môi trường trong điều
kiện thiếu số liệu mới thu thập tại hiện trường, độ tin cậy của kết quả thấp, thiếu các
chuyên gia sinh thái, ít vị trí nghiên cứu (chỉ tập trung vào sông chính và bỏ qua các
sông nhánh). Dự án đã chọn phương pháp “Ứng phó của hạ du đối với sự thay đổi
dòng chảy bắt buộc DRIFT– Downstream response to Imposed Flow
Transformations” để xem xét một số yếu tố sinh thái và các nguồn tài nguyên sinh
học cho lưu vực sông Hương. Dự án đã đánh giá ảnh hưởng của một số kịch bản về
chế độ thủy văn đến hệ sinh thái sông. Dự án đã đưa ra được những kết luận rất
quan trọng về các tác động tích cực và tiêu cực của công trình đập đối với môi
trường và xã hội. Tuy nhiên còn nhiều hạn chế mà dự án đã phải đối mặt trong đó
phải kể đến là sự thiếu thông tin và số liệu nên công tác đánh giá đã được tiến hành
chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và quan sát trực tiếp của các chuyên gia hơn là dựa
trên kết quả điều tra chính thức các tài liệu đã có, phương pháp đánh giá cũng chỉ
dừng ở phương pháp đánh giá nhanh mà chưa đánh giá chi tiết và còn rất nhiều việc
phải tiếp tục làm đối với việc quản lí lưu vực sông Hương này.
- Đề tài NCKH cấp cơ sở năm 2010 “NGHIÊN CỨU DÒNG CHẢY MÔI
TRƯỜNG SÔNG HỒNG” do Phòng Môi trường - Viện Quy hoạch Thuỷ lợi thực
hiện nhằm tính toán xác định giá trị lưu lượng dòng chảy môi trường trên dòng
chính sông Hồng đoạn Sơn Tây. Đề tài đã sử dụng phương pháp tiếp cận toàn diện
kết hợp với xây dựng mô hình thủy lực, xâm nhập mặn và chất lượng nước đưa vào
nghiên cứu đánh giá xác định giá trị dòng chảy môi trường tại Sơn Tây. Phương
pháp đã sử dụng công cụ mô hình MIKE11 kết hợp Ecolab vào quá trình tính toán
nhằm xác định mực nước thỏa mãn các yêu cầu nhu cầu sử dụng nước, xâm nhập
mặn, chất lượng nước, sinh thái và giao thông thủy. Quá trình tính toán xác định
8


dòng chảy môi trường cho thấy giá trị dòng chảy môi trường tối thiểu tại Sơn Tây là

1.450 m3/s vào mùa kiệt.
- Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xác định dòng chảy môi trường”
của TS. Trần Hồng Thái thực hiện năm 2006-2007; đây là đề tài được tác giả nghiên
cứu rất công phu, thể hiện khá rõ hướng nghiên cứu và phương pháp luận của đề tài.
Đồng thời tác giả đã áp dụng phương pháp phân tích tương quan giữa lưu lượng và
chu vi ướt để tính toán dòng chảy môi trường cho 1 lưu vực sông thí điểm, ngoài ra
tác giả cũng đã xây dựng được 1 “khung” hướng dẫn các phương pháp tính toán
dòng chảy môi trường.
- Đề tài “Nghiên cứu phương pháp xác định yêu cầu duy trì dòng chảy tối
thiểu trên sông chính, áp dụng thí điểm cho hạ du sông Srêpôk” đã đưa ra được quan
điểm riêng của tác giả về dòng chảy tối thiểu trên sông, đưa ra tiêu chí xác định
điểm kiểm soát dòng chảy tối thiểu trên sông, đề xuất phương pháp xác định dòng
chảy tối thiểu và áp dụng thí điểm xác định dòng chảy tối thiểu ở hạ du sông
Srepok.
1.4. PHƯƠNG PHÁP CHÍNH XÁC ĐỊNH DÒNG CHẢY TỐI THIỂU.
1.4.1. Phương pháp chu vi ướt (phương pháp thuỷ lực)
a. Cơ sở của phương pháp
1) Giả thiết: Coi sự tồn tại và phát triển của cá và các sinh vật thuỷ sinh trong sông
luôn liên quan đến diện tích nơi ở cũng là nơi cung cấp nguồn thức ăn của chúng.
Nói cách khác, giữa sự tồn tại và phát triển của cá cũng như các sinh vật thuỷ
sinh khác có mối quan hệ với phần mặt cắt sông bị ngập nước hay chu vi ướt của
mặt cắt. Mặt cắt ngang đó gọi là mặt cắt sinh thái vì nó đảm bảo có điều kiện sinh
đẻ hay nuôi con của cá và các sinh vật thuỷ sinh khác như hang hốc, bãi tràn bị
ngập khi có lũ…
2) Phương pháp chu vi ướt dựa trên việc xây dựng quan hệ giữa chu vi ướt của mặt
cắt sông với lưu lượng nước (hay tốc độ nước, độ sâu nước…) chảy qua mặt cắt
và xác định điểm uốn của quan hệ này để đưa ra kết quả đánh giá dòng chảy môi
9



trường tại vị trí tính toán. Từ lưu lượng tại điểm uốn tra trên đường cong duy trì
lưu lượng xác định số ngày duy trì trong năm của giá trị dòng chảy môi trường
được chọn (xem hình vẽ).

Chu vi
ướt 

QMT

Qngày

lưu lượng Q

Qmt
tmt

365

Hình 1. Xây dựng quan hệ chu vi ướt và mặt cắt ngang tmt
là thời gian duy trì Qngày  QMT.
Mặc dù phương pháp không đề cập đến chất lượng môi trường nước song nếu
hiểu rằng cá và các sinh vật thuỷ sinh khác sống và phát triển tốt thì chất lượng
nước phải đạt yêu cầu tốt.
3) Phương pháp sử dụng công thức Chezy – Manning để tính toán:
1 1/2
Q J R n

2/3

Q: lưu lượng nước chảy qua mặt cắt ngang;

J: độ dốc mặt nước
R: bán kính thuỷ lực = /

10


: mặt cắt ướt : chu vi ướt n: hệ số nhám lòng
sông tại vị trí tuyến tính toán.
4) Nhận xét:
- Chu vi ướt mặt cắt gián tiếp biểu thị diện tích nơi ở và tìm kiếm thức ăn của cá và
các sinh vật sống trong môi trường nước tại mặt cắt đó. Chừng mực nào đó,
phương pháp phù hợp với quan điểm sinh thái.
- Đơn giản, dễ sử dụng, không đòi hỏi số liệu nhiều.
- Điều kiện ứng dụng phải có địa hình, địa mạo đặc trưng với các bãi sông biến đổi
rõ rệt theo chế độ dòng chảy sông, qua điều tra khảo sát thực địa mới có thể xác
định được.
- Tồn tại:
+ Công thức tính:
• Xác định n và J mang nhiều tính chủ quan
• Hạ lưu đập dâng, mặt cắt sông có thuỷ triều, dòng triều, công thức không còn
phù hợp
• Kết quả tính dòng chảy môi trường đoạn trên và đoạn dưới không phù hợp do
việc chọn n và J theo chủ quan.
+ Chọn mặt cắt sinh thái. Hiện chưa có tiêu chí chọn mặt cắt sinh thái mà tuỳ thuộc
từng chuyên gia tính toán.Nếu mặt cắt sông không có bãi phân cấp rõ ràng thì không
xác định được rõ vị trí điểm uốn trên đường quan hệ Q ~ .
b. Các bước tính toán
1)

Điều tra đoạn sông dự kiến tính toán, hiện trạng nguồn nước đánh giá sự


thay đổi của hệ sinh thái, ví dụ như sự di chuyển của bãi, các hang hốc mới hình
11


thành, điều tra trong ngư dân về các khu vực cá tập trung… Đoàn điều tra cần có
chuyên gia am hiểu về thuỷ văn - thuỷ lực, sinh thái thuỷ sinh, môi trường…
2)

Xác định một số tuyến mặt cắt sinh thái trong đoạn sông nghiên cứu. Cố

gắng chọn những mặt cắt gần với tuyến quan trắc thuỷ văn.
Đo mặt cắt ngang sông, đo Q, h, v. Xác định diện tích mặt cắt ướt , bán

3)

kính thuỷ lực R và chu vi ướt  ứng với các mực nước khác nhau, Q khác nhau.
4)

Lập quan hệ giữa chu vi ướt với các Q tương ứng. Từ điểm uốn trên đường

cong quan hệ sẽ xác định được dòng chảy môi trường Qmt mà ta muốn tìm.
5)

Vẽ đường cong duy trì lưu lượng tổng hợp. Từ chuỗi lưu lượng ngày trong n

năm của trạm thuỷ văn lân cận, ta vẽ đường cong duy trì lưu lượng ngày theo từng
năm của tất cả n năm lên cùng một bản vẽ. Kẻ đường cong trơn trung bình các
đường cong nói trên ta sẽ được đường cong duy trì lưu lượng tổng hợp. Chú ý khi
lượn đường cong tổng hợp phải bao được điểm cao nhất (Q ngmaxmax) và điểm thấp

nhất (Qngminmin).
1.4.2. Phương pháp chỉ số đường tần suất của dòng chảy trung bình tháng
nhỏ nhất
a. Cơ sở của phương pháp
Phương pháp sử dụng chỉ số tần suất (P%) của dòng chảy trung bình tháng nhỏ
nhất: Theo kinh nghiệm, lưu lượng này lấy bằng lượng nước dưới đất nhỏ nhất cung
cấp cho sông trong chuỗi năm thống kê hoặc tính toán tại tuyến tính toán (tại điểm
kiểm soát). Tức là: QMT,ST = Qndđmin =Qthángminmin. Tuy nhiên, vì Qthángminmin phụ thuộc
rất nhiều vào độ dài chuỗi dòng chảy tại tuyến tính toán nên thường lấy với tần suất
90%.
Sau khi xác định theo các phương pháp, tùy vào điều kiện cụ thể của đoạn sông
hoặc đoạn sông nghiên cứu để lựa chọn.
Số liệu về dòng chảy: Để tính toán được chế độ dòng chảy theo phương pháp
này đòi hỏi phải có chuỗi số liệu dòng chảy tự nhiên thực đo hoặc tính toán tại các
12


điểm kiểm soát. Thực tế, để có được một chế độ dòng chảy tự nhiên trên sông là rất
khó vì các dòng sông luôn bị ảnh hưởng bởi các hoạt động phát triển lưu vực của
con người, đặc biệt là hoạt động khai thác sử dụng nước của các công trình trên
sông thường làm biến đổi và suy giảm chế độ dòng chảy tự nhiên của sông.
Do đó, để hạn chế những tác động này đến chế độ dòng chảy tại tuyến tính
toán cần có sự phân tích lựa chọn liệt số liệu ít bị ảnh hưởng nhất, thường là trước
thời điểm dòng sông bị tác động bởi các công trình khai thác sử dụng nước lớn trên
lưu vực. Khi đó, dòng chảy thực đo hay khôi phục bằng các phương pháp kỹ thuật
nào đó tại một điểm kiểm soát không phải là chuỗi lưu lượng tự nhiên của sông
nhưng về cơ bản chuỗi dòng chảy này cũng có thể phản ánh gần đúng được chế độ
dòng chảy tự nhiên tại tuyến tính toán. Với những điểm kiểm soát là các trạm thủy
văn sẵn có thì rất đơn giản nhưng với những điểm kiểm soát không có chuỗi số liệu
thủy văn thực đo thì cần phải sử dụng các phương pháp kỹ thuật khác nhau để khôi

phục lại chuỗi số liệu thủy văn tại đó. Vấn đề khôi phục chuỗi số liệu thủy văn cho
các điểm này cần dựa vào chuỗi số liệu thủy văn thực đo tại một trạm thuỷ văn phân
bố trên mạng lưới sông.
b. Các bước tính toán
Bước 1: Điều tra, thu thập số liệu quan trắc thủy văn của các trạm trên dòng sông
đoạn sông tính toán và các tài liệu liên quan Dòng chảy tối thiểu để duy trì sông
đoạn sông chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ dòng chảy mùa cạn của dòng sông
đoạn sông đó. Vi vậy việc thu thập các số liệu thuỷ văn và các thông tin liên quan
nhằm mục đích phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, thời gian xuất hiện và các
giá trị, sự biến đổi theo thời gian và tính dao động dòng chảy mùa cạn theo từng
tháng và đối với cả mùa cạn. Nội dung thu thập bao gồm: tài liệu lưu lượng, mực
nước, vị trí trạm và các tài liệu liên quan khác như : thông tin về các công trình hồ
chứa và các công trình khai thác nước trên sông, thông tin về khai thác nước ngầm
gây ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy mặt...nhằm phục vụ tính thoán dòng chảy duy
trì sông. Nguồn thu thập tài liệu có thể thu thập từ Trung tâm Khí tương Thuỷ văn
Quốc gia, Các Đài Khí tượng-Thuỷ văn khu vực, các trạm thuỷ văn hoặc từ các Dự
án , Đề tài nghiên cứu , các Dụ án Điều tra cơ bản của các cơ quan khác nhau .
13


Bước 2: Xác định giá trị và thời gian xuất hiên các đặc trưng dòng chảy mùa cạn
Các đặc trưng chủ yếu của dòng chảy mùa cạn bao gồm: Dòng chảy trung bình mùa
cạn, dòng chảy 3 tháng liên tục nhỏ nhất, dòng chảy tháng nhỏ nhất, dòng chảy 10
ngày liên tục nhỏ nhất, dòng chảy ngày nhỏ nhất. Thời gian xuất hiện các đặc trưng
dòng chảy mùa cạn không cố định hằng năm trên một sông hoặc giữa sông chính và
sông nhánh. Tuy nhiên từ chuỗi số liệu quan trắc dòng chảy trên sông/đoạn sông
tính toán đã thu thập được ở bước 1 có thể xác định được giá trị các đặc trưng dòng
chảy mùa cạn trung bình của từng năm, trung bình nhiều năm và thời gian xuất hiện
trung bình nhiều năm của các đăc trưng dòng chảy.
Bước 3: Xác định dạng phân phối điển hình trong năm của dòng chảy mùa cạn Căn

cứ vào thời gian xuất hiện các đặc trưng dòng chảy mùa cạn (ở bước 3) như: thời
gian xuất hiện dòng chảy 3 tháng liên tục nhỏ nhất, dòng chảy tháng nhỏ nhất, thời
gian xuất hiện dòng chảy 10 ngày nhỏ nhất có nằm trong tháng có dòng chảy nhỏ
nhất hay không, xác định dạng phân phối phối mùa cạn nào chiếm ưu thế để từ đó
xác định dạng phân phối mùa cạn điển hình cho dòng sông đoạn sông cần tính toán.
Bước 4: Xác định tỷ số của các đặc trưng dòng chảy mùa cạn với dòng chảy cả năm
Dựa trên số liệu lưu lượng của các trạm thuỷ văn đã thu thập được, tính toán các tỷ
số của từng năm và tỷ số trung bình cho cả chuỗi số liệu quan trắc giữa lưu lượng
mùa cạn, lưu lượng 3 tháng liên tục nhỏ nhất, lưu lượng tháng nhỏ nhất, lưu lượng
10 ngày liên tục nhỏ nhất, lưu lượng ngày nhỏ nhất với tổng lưu lượng cả năm.
Bước 5: Chọn mô hình dòng chảy mùa cạn ít nước điển hình. Căn cứ vào giá trị
dòng chảy bình quân tháng mùa cạn, dạng phân phối trong năm của dòng chảy mùa
cạn, tỷ số của các đặc trưng dòng chảy mùa cạn với tổng dòng chảy cả năm, chon
mô hình dòng chảy mùa cạn ít nước điển hình đảm bảo có dạng phân phối điển hình
và các tỷ số của các đặc trưng dòng chảy mùa cạn với dòng chảy cả năm tương tự
như các tỷ số trung bình cho cả chuỗi số liệu quan trắc
Bước 6: Xác định nhu cầu dòng chảy tối thiểu đảm bảo duy trì sông/đoạn sông
Dòng chảy tối thiểu ở mức thấp nhất đảm bảo duy trì sông/đoạn sông được xác định
là dòng chảy các tháng mùa kiệt, có lưu lượng bình quân bình quân tháng mùa cạn ít
14


nhất phải bằng hoặc lớn hơn tần suất 90-95% tuỳ thuộc vào chế độ dòng chảy mùa
cạn của mỗi con sông, có dạng phân phối theo thời gian và phân bố về lượng giữa
các tháng mùa cạn mang tính điển hình đối với dòng sông/đoạn sông tính toán.
Sau khi tính toán lượng dòng chảy bình quân mùa cạn đảm bảo tối thiểu duy trì
sông, mượn mô hình dòng chảy mùa cạn ít nước điển hình (bước 5) để mô phỏng
đường quá trình dòng chảy duy trì sông theo thời đoạn 10 ngày, hay theo từng tháng
tuỳ thuộc vào sự dao động dòng chảy trong các tháng mùa cạn của sông/ đoạn sông
tính toán

Bước 7: Xác định các điểm tính toán trên sông/đoạn sông nhằm đảm bảo dòng chảy
cho duy trì sông
1. Để lựa chọn các điểm tính toán cần đạt được các tiêu chí sau:
- Tại vị trí đại diện mà tại vị trí đó nếu lưu lượng được đảm bảo thì trên đoạn
sông/dòng sông nó đại diện sẽ đảm bảo dòng chảy duy trì sông trên cả đoạn sông
dòng sông đó.
Tại vị trí có thể thuận tiện cho việc giám sát dòng chảy duy trì sông.
2. Cách xác định điểm tính toán
Dựa trên các số liệu thu thập về mực nước, lưu lượng, thời gian xuất hiện tháng
kiệt nhất trong năm, áp dụng mô hình thuỷ lực để mô phỏng đường mực nước tháng
kiệt trên dọc sông hoặc đoạn sông tính toán.
Dựa vào đường mực nước đã xác định và tiêu chí xác định điểm tính toán, các
chuyên gia thuỷ văn-thuỷ lực lựa chọn các điểm tính toán. Vị trí và số điểm tính
toán phụ thuộc vào sự biến đổi của đường mực nước trên đoạn sông/ dòng sông.
3. Tham vấn ý kiến chuyên gia.
Bước 8: Tính toán Dòng chảy duy trì sông tại các điểm kiểm soát

15


Xác định nhu cầu nước tối thiểu để duy trì sông cho đoạn sông/dòng sông tính
toán cần xem xét theo từng trường hợp : đầy đủ số liệu quan trắc, thiếu số liệu quan
trắc, hoặc không có số liệu quan trắc.
* Trường hợp có đủ số liệu quan trắc.
Nếu vị trí điểm kiểm soát trùng với điểm tính toán thì kết quả tính toán tại
bước 6 là Dòng chảy tối thiểu đảm bảo duy trì sông tại điểm kiểm soát.
Nếu vị trí điểm kiểm soát không trùng với điểm tính toán cần tính chuyển đổi
từ vị trí tính toán đến điểm kiểm soát.
* Trường hợp thiếu số liệu quan trắc.
-


Trong trường hợp đoạn sông/ dòng sông thiếu số liệu quan trắc cần

kéo dài chuỗi số liệu theo phương pháp tương tự hoặc áp dụng các mô hình
thuỷ văn mưadòng chảy.
-

Sau khi kéo dài chuỗi số liệu, thực hiên tiếp từ bước 2 đến bước 6

* Trường hợp không có số liệu quan trắc
- Trong trường hợp dòng sông/đoạn sông không có tài liệu quan trắc có thể
tính toán dòng chảy các tháng mùa cạn theo phương pháp mượn trạm thuỷ văn
tương tự trong hoặc ngoài lưu vực hoặc hoặc mô phỏng chuỗi số liệu bằng các mô
hình thuỷ văn mưa-dòng chảy.
Tính toán theo phương pháp trạm tương tự trong hoặc ngoài lưu vực sông Xác
định lưu lượng trung bình tháng mùa cạn ứng với tần suất 90% -95% (tuỳ thuộc chế
độ dòng chảy mùa cạn của sông) cho trạm thủy văn tương tự, từ đó tính được lưu
lượng trung bình tháng mùa cạn tương ứng với tần suất xác định cho trạm tính toán.
Dựa vào chuỗi số liệu quan trắc của trạm tương tự, chọn mô hình dòng chảy
mùa cạn điển hình.
Dựa vào mô hình dòng chảy mùa cạn điển hình của trạm tương tự và lưu
lượng trung bình tháng mùa cạn ứng với tần suất 90-95% tại điểm tính toán, mô
phỏng được đường quá trình dòng chảy duy trì sông theo thời đoạn 10 ngày, hay
16


theo từng tháng tuỳ thuộc vào sự dao động dòng chảy trong các tháng mùa cạn của
sông/ đoạn sông tính toán

17



CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI
LƯU VỰC SÔNG CẢ
2.1. Đặc điểm kiều kiện địa lí tự nhiên
2.1.1. Đặc điểm điều kiện địa lý tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Lưu vực sông Cả nằm ở vùng Bắc Trung bộ, theo toạ độ địa lý trên bản đồ
1/100.000. Lưu vực sông Cả có toạ độ địa lý:
18015' đến 20010'30'' vĩ độ Bắc; 103045'20'' đến 105015'20'' kinh độ Đông.
Điểm đầu của lưu vực nằm ở toạ độ: 20 010'30'' độ vĩ Bắc; 103045'20'' kinh độ
Đông.
Cửa ra của lưu vực nằm ở toạ độ: 18045’27” độ vĩ Bắc; 105046’40” kinh độ
Đông
Điểm sông Cả chảy vào đất Việt Nam tại Biên giới trên dòng Nậm mô có toạ
độ: 19024'59'' độ vĩ Bắc; 104004'12'' kinh độ Đông.
b. Phạm vi hành chính
Lưu vực sông Cả nằm trên hai quốc gia, phần thượng nguồn nằm trên đất tỉnh
Phông Sa Vẳn và Sầm Nưa của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Ở Việt Nam
sông Cả nằm trên địa phận của 3 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.
c. Giới hạn lưu vực sông Cả.
Lưu vực sông Cả được giới hạn bởi phía Bắc tỉnh từ đường 1A lên giáp với lưu
vực sông Hoàng Mai, Khe Dứa, Độ Ông - lưu vực sông Mực - lưu vực sông Chu.
Phía Tây giáp lưu vực sông Mã, sông Mê Kông. Phía Nam giáp lưu vực sông Gianh,
sông Trí và sông Rào Cái. Biển ở phía Đông.
2.1.2. Diện tích tự nhiên lưu vực sông Cả
18


Theo tài liệu đặc trưng mạng lưới sông ngòi Việt Nam của tổng cục Thuỷ Văn

xuất bản diện tích tự nhiên toàn bộ lưu vực sông Cả, tính từ thượng nguồn đến cửa
sông là 27.200 Km2. Diện tích lưu vực sông Cả được phân bố trên các địa dư hành
chính như sau:
Bảng 1. Phân bố diện tích theo địa bàn hành chính

Lưu vực nằm ở

Đơn
vị

Diện tích

Diện tích

Diện tích Diện tích

tự nhiên

lâm

nông

(Km2)

nghiệp

nghiệp

(ha)


(ha)

khác
(ha)

Toàn lưu vực

Km2

27.200

1.798.830

449.266

471.910

CHDCND Lào

Km2

9.470

681.840

66.290

198.870

CHXHCN Việt Nam Km2


17.730

1.116.990

382.976

273.034

Thanh Hoá

Km2

441,21

32.400

1.500

10.221

Nghệ An

Km2

13860,79

884.410

331.734


169.935

Hà Tĩnh

Km2

3.428

200.180

49.742

92.878

Diện tích khu hưởng

Km2

2.405,76

105,990

108.042

14.544

Nghệ An

Km2


167.395

84.450

7.258

12.687

Hà Tĩnh

Km2

731,81

11.540

37.784

23.857

Tổng diện tích
nghiên cứu

Km2

29.601,76

1.894.820


557.380

507.976

lợi

19


Hình 2. Bản đồ lưu vực sông Cả
2.1.3. Đặc điểm địa hình
Lưu vực sông Cả phát triển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nghiêng dần ra
biển Đông. Phía Bắc và Tây Bắc của lưu vực đường phân thuỷ nước qua vùng đồi
núi thấp của Nghệ An với độ cao trung bình từ 400600m và vùng núi cao của
huyện Quế Phong với độ cao trên 1.000m và vùng núi cao của tỉnh Xiêng Khoảng
bên Lào với đỉnh núi cao như Phu Hoạt với độ cao 2.000m. Phía Tây được án ngữ
bởi dãy Trường Sơn với độ cao đỉnh núi trên 2.000m như đỉnh Phi Xai Leng có độ
cao 2.711m. Càng dần về phía Nam, Tây Nam đường phân nước của lưu vực đi trên
những đồi núi thấp có độ cao đỉnh núi từ 1.3001.800m chạy dọc theo dãy Trường
Sơn Bắc, đi vào địa phận tỉnh Hà Tĩnh, độ dốc bình quân lưu vực là 1,8%, hệ số
hình dạng lưu vực là 0,29, mật độ lưới sông 0,6km/km2.
Đặc điểm địa hình nổi bật trên lưu vực sông Cả là địa hình núi thấp và đồi, địa
hình đồng bằng chiếm khoảng 13%. Độ cao bình quân toàn lưu vực khoảng 294 m.
20


×