Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Phân tích một số chỉ tiêu trong môi trường nước Viện Khoa học Môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.59 KB, 32 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Lời cảm ơn!
Môi trường - là một vấn đề nóng không chỉ riêng Việt Nam chúng ta
quan tâm mà là vấn đề của toàn thế giới.
Đối với toàn dân nói chung và đối với các chuyên gia môi trường nói
riêng, để có thể bảo vệ và cải thiện được môi trường thì cần phải có những
kiến thức và hiểu biết nhất định về môi trường. Có nhiều biện pháp để các
chuyên gia môi trường và người dân cùng tham gia bảo vệ và cải thiện môi
trường như: Tuyên truyền phổ biến pháp luật về môi trường, tổ chức và
tham gia các đội tình nguyện vì môi trường, thiết kế các quy trình, công
nghệ xử lý nước thải, phân tích hàm lượng các chất ô nhiễm trong môi
trường để có các biện pháp xử lý phù hợp…
Qua thời gian thực tập tại trường đồng thời qua thực tế tiếp xúc với
công việc tại Viện em đã hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường
đến sức khỏe con người và hệ sinh thái. Có thể trong thời gian thực tập tại
đây em đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm và quan trọng nhất là em
đã vận dụng tốt các kiến thức được học trong trường vào thực tiễn và nâng
cao kỹ năng của bản thân.
Bài báo cáo của em viết về một số các quy trình phân tích hàm lượng
các chất ô nhiễm trong môi trường nước theo các Tiêu chuẩn quốc gia đã
được ban hành và áp dụng trong thực tế hiện hành. Mặc dù đã cố gắng hết
sức, nhưng vì thời gian có hạn và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên
không thể tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được sự đóng góp
của các thầy cô, các anh chị và các bạn. Để bài báo cáo của em có thể
hoàn thiện hơn…
Em xin trân thành cảm các cán bộ Viện Khoa học môi trường – Tổng
cục Môi trường đã tạo điều kiện giúp đỡ để em hoàn thành tốt kì thực tập
của mình. Các cán bộ đã tận tình chỉ bảo để em có thể học hỏi, tích lũy
được những kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình thực tập tại đây.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm tới ơn cô giáo chủ nhiệm Đoàn Thị


Oanh và các thầy cô giáo bộ môn đã tận tình giảng dạy em trong suốt thời
gian vừa qua. Để em có được những kiến thức bổ ích làm nền tảng cho em,
tạo các cơ hội để học tập và tiếp xúc với thực tế.
Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
SVTH: Lưu Thị Hồng Thúy
MSV: CD01200964

Lớp: CĐ12CM
1


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
STT

Kí hiệu

Chú giải

1

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

2

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


3

Dd

Dung dịch

4

Tt

Thuốc thử

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1:Tổng quan chung về đơn vị thực tập .............................................. 04
SVTH: Lưu Thị Hồng Thúy
MSV: CD01200964

Lớp: CĐ12CM
2


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1. Giới thiệu chung ...................................................................................................... 04
1.1. Tổng cục Môi trường ............................................................................................ 04
1.2. Viện Khoa học Môi trường ................................................................................ 05
2. Các chức năng và nhiệm vụ chính của Viện Khoa học Môi trường ...................... 06
2.1. Chức năng ........................................................................................................... 06
2.2. Nhiệm vụ ............................................................................................................. 06
3. Tổ chức bộ máy ....................................................................................................... 08

CHƯƠNG 2: Kết quả thực hiện chuyên đề thực tập ........................................... 10
1. Mục đích .................................................................................................................. 10
2. Một số phương pháp phân tích mẫu ....................................................................... 10
3. Tổng quan về môi trường nước .............................................................................. 11
3.1. Giới thiệu chung về môi trường nước ................................................................ 11
3.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước ..................................................... 11
3.3. Các thông số gây ô nhiễm moi trường nước ...................................................... 12
3.4. Phân tích một số chỉ tiêu trong môi trường nước .............................................. 14
3.4.1. Xác định Fe trong nước – Phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1,10Phenalthroin (TCVN 6177:1996.................................................................................. 14
3.4.2. Xác định hàm lượng Nitrit (NO 2-) trong nước – Phương pháp trắc phổ hấp thụ
phân tử ......................................................................................................................... 18
3.4.3. Xác định hàm lượng NH4+ trong nước – Phương pháp trắc phổ thao tác bằng tay
(TCVN 6719-1:1996)................................................................................................... 22
3.4.4. Xác định hàm lượng NO3- trong nước- Phương pháp trắc phổ dùng acid
sunfosalixylic................................................................................................................ 27
Kết luận và kiến nghị ............................................................................................. 32
1. Kết luận ................................................................................................................... 32
2. Kiến nghị ................................................................................................................. 32
Tài liệu tham khảo................................................................................................... 33

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1. Giới thiệu chung:
1.1. Tổng cục Môi trường:
SVTH: Lưu Thị Hồng Thúy
MSV: CD01200964

Lớp: CĐ12CM
3



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Ngày 30 tháng 9 năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định số
132/2008/QĐ-TTg thành lập Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi
trường.
Theo Quyết định số 132/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định Tổng
cục Môi trường thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường quản lý nhà nước về môi trường và thực hiện các dịch vụ công theo quy định
của pháp luật. Tổng cục Môi trường được thành lập dựa trên 3 đầu mối: Vụ Môi
trường, Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường, Cục Bảo vệ môi trường của
Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Tổng cục Môi trường được giao 18 nhiệm vụ và quyền hạn, trong đó có những
nhiệm vụ chuyên môn đặc thù như: Kiểm soát ô nhiễm; quản lý chất thải và cải thiện
môi trường; bảo tồn đa dạng sinh học; bảo vệ môi trường lưu vực sông, vùng ven biển;
thẩm định và đánh giá tác động môi trường; quan trắc và thông tin môi trường...
Về cơ cấu tổ chức, Tổng cục Môi trường có 12 đơn vị hành chính giúp Tổng cục
trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và có 6 đơn vị sự nghiệp trực thuộc
(Trung tâm quan trắc môi trường, Viện Khoa học quản lý môi trường, Trung tâm Đào
tạo và Truyền thông môi trường, Trung tâm Thông tin và Tư liệu môi trường, Trung
tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường, Tạp chí Môi trường).
Các đơn vị trực thuộc của Tổng cục Môi trường gồm:
1. Cục thẩm định và đánh giá tác động môi trường,
2. Cục Kiểm soát ô nhiễm,
3. Cục Quản lý Chất thải và Cải thiện Môi trường,
4. Cục Bản tồn và đa dạng sinh học,
5. Văn phòng,
6. Vụ Tổ chức,
7. Vụ Kế hoạch Tài chính,
8. Vụ Chính sách Pháp chế,
9. Vụ hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ,
10. Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường,

SVTH: Lưu Thị Hồng Thúy
MSV: CD01200964

Lớp: CĐ12CM
4


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
11. Trung tâm Quan trắc Môi trường,
12. Viện Khoa học Quản lý Môi trường. Cục Môi trường Miền Trung và Tây
Nguyên, Cục Môi trường miền Nam.

1.2.

Viện Khoa học Môi trường:

Ngày 18 tháng 8 năm 2009, Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường ký Quyết
định số 956/QĐ-TCMT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Viện Khoa học quản lý môi trường.
Viện Khoa học Môi trường thuộc Tổng cục Môi trường được thành lập vào năm
2009 là một đơn vị đã tập hợp được một đội ngũ cán bộ hùng hậu gồm 30 thành viên.
Các thành viên chủ chốt của Viện đều là những chuyên gia đầu ngành về các lĩnh vực
môi trường, hóa học, sinh học, độc chất ... với nhiều năm công tác cả trong và ngoài
nước, có trình độ chuyên môn cao, có bề dày kinh nghiệm thực tế phong phú, có uy tín
cao và đặc biệt đều có tinh thần làm việc khoa học, nghiêm túc, lòng say mê nghề
nghiệp. Tất cả đã đồng lòng đồng sức tập hợp trong một đơn vị để phát huy hết khả
năng, sức lực cho công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ nói chung và đặc biệt
trong lĩnh vực môi trường và bảo vệ môi trường nói riêng.
Tuy thời gian kể từ khi thành lập đến nay chưa được lâu, xong Viện đã thực hiện
một số đề tài, dự án với nhiều lĩnh vực như:

+ Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) các dự án, đề tài;
+ Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các đề tài về môi trường như : “Xây dựng cơ
sở khoa học và phương pháp luận lượng hoá giá trị kinh tế các vườn quốc gia phục vụ
công tác quản lý và phát triển bền vững”; “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn về
công cụ kinh tế trong quản lý môi trường nhằm sửa Luật bảo vệ môi trường năm
2005”; “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết bồi thường thiệt
hại do vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường”;….
Toàn bộ các đề tài/dự án do Viện thực hiện đều hoàn thành nhiệm vụ và được
đánh giá cao, thực sự góp phần không nhỏ trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa của đất nước và đặc biệt trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cho các tỉnh, thành mà
Viện thực hiện.
Chỉ với khoảng thời gian hơn 7 năm kể từ khi thành lập, Viện Khoa học Môi
trường thuộc Tổng cục Môi trường đã đạt được những thành tựu đáng kể, đặc biệt đã
đóng góp được công sức to lớn trong công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ và đặc
SVTH: Lưu Thị Hồng Thúy
MSV: CD01200964

Lớp: CĐ12CM
5


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
biệt trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và qua đó dần dần tạo nên một thương hiệu có
uy tín.

2. Các chức năng và nhiệm vụ chính của Viện Khoa học Môi trường:
2.1. Chức năng:
Viện Khoa học môi trường là tổ chức sự nghiệp khoa học trực thuộc Tổng cục
Môi trường, có chức năng giúp Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường nghiên cứu
chiến lược, chính sách về bảo vệ môi trường; tổ chức các hoạt động nghiên cứu cơ sở

khoa học và thực tiễn phục vụ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; tư
vấn, đào tạo, bồi dưỡng và thông tin thư viện về khoa học môi trường.

2.2.

Nhiệm vụ:

1. Giúp Tổng Cục trưởng xây dựng, đề xuất chiến lược, chính sách, chương
trình, qui hoạch, kế hoạch, giải pháp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt
Nam.
2. Xây dựng, nghiên cứu và tổ chức thực hiện các chương trình, đề tài, dự án,
nhiệm vụ về khoa học môi trường; xét duyệt, thẩm định và nghiệm thu các chương
trình, đề tài, dự án, nhiệm vụ về khoa học môi trường theo phân công của Tổng Cục
trưởng.
3. Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ công tác xây dựng và hoàn
thiện các chính sách, văn bản pháp luật, hệ thống tổ chức quản lý về bảo vệ môi trường
ở Việt Nam.
4. Nghiên cứu cơ chế chính sách, các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường;
các phương pháp lượng giá hàng hoá, dịch vụ môi trường và đa dạng sinh học; xác
định các thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường và biến đổi khí
hậu gây ra.
5. Nghiên cứu, đánh giá diễn biến và dự báo xu thế các tác động qua lại giữa
các hoạt động kinh tế, xã hội và môi trường, các vấn đề môi trường và hội nhập kinh tế
quốc tế, các vấn đề môi trường toàn cầu và môi trường Việt Nam.
6. Nghiên cứu, đánh giá, dự báo, cảnh báo tình trạng ô nhiễm, suy thoái, sức
chịu tải và mức độ tổn thương các thành phần môi trường theo khu vực; đề xuất các

SVTH: Lưu Thị Hồng Thúy
MSV: CD01200964


Lớp: CĐ12CM
6


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó, xử lý và khắc phục ô nhiễm môi trường, sự
cố môi trường.
7. Nghiên cứu, xác định, cảnh báo các yếu tố môi trường có nguy cơ cao đối với
sức khỏe con người; đề xuất các giải pháp ngăn chặn, giảm thiểu ảnh hưởng của ô
nhiễm môi trường đến sức khỏe cộng đồng; xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại
đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra.
8. Nghiên cứu và đề xuất các mô hình phát triển bền vững, các giải pháp bảo
tồn, phục hồi môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên trong khai thác, sản xuất và
tiêu dùng.
9. Nghiên cứu, xây dựng các chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững về
môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu theo khu công nghiệp, khu đô thị, làng nghề,
nông thôn, miền núi và các khu vực khác theo quy định.
10. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, triển khai tiến bộ khoa học và công nghệ
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; xây dựng, thực hiện các nghiên cứu mô hình thử
nghiệm và chuyển giao công nghệ về: Sản xuất và tiêu thụ bền vững, sản xuất sạch
hơn, sử dụng năng lượng sạch và năng lượng tái tạo.
11. Tổ chức hoặc tham gia thực hiện các dịch vụ, tư vấn về khoa học và công
nghệ môi trường theo quy định của pháp luật.
12. Xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu về khoa học môi trường; phối hợp thực
hiện công tác quản lý, thống kê và lưu trữ thông tin, tư liệu.
13. Tổ chức, hợp tác với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo trong nước và ngoài
nước về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực khoa học môi trường theo quy định của
pháp luật.
14. Xây dựng, thực hiện các nhiệm vụ, dự án hợp tác quốc tế về khoa học môi
trường; tham gia thực hiện các nhiệm vụ, dự án hợp tác quốc tế khác theo phân công

của Tổng Cục trưởng; tham gia tư vấn hỗ trợ lập hồ sơ đề cử trao các giải thưởng quốc
tế môi trường, giải thưởng thành phố bền vững về môi trường.
15. Hỗ trợ về kỹ thuật và chuyên môn cho các đơn vị quản lý trực thuộc Tổng
cục qua hình thức cử chuyên gia tư vấn và biệt phái cán bộ tham gia các nhiệm vụ
công tác của Tổng cục.
16. Tổ chức thực hiện cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải
cách hành chính của Tổng cục và phân công của Tổng Cục trưởng.
SVTH: Lưu Thị Hồng Thúy
MSV: CD01200964

Lớp: CĐ12CM
7


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
17. Quản lý tài chính, tài sản thuộc Viện; thực hiện nhiệm vụ của đơn vị dự
toán cấp III trực thuộc Tổng cục theo quy định của pháp luật.
18. Quản lý tổ chức, biên chế, viên chức, lao động hợp đồng theo quy định.
19. Thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được
giao.
20. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Cục trưởng giao.

3. Tổ chức bộ máy:

- Viện trưởng, Phó viện trưởng.
- Văn phòng.
- Phòng Khoa học và Công nghệ môi trường.
- Phòng Kinh tế môi trường.
- Phòng Quản lý môi trường và Phát triển bền vững.
- Phòng Thông tin, Tư vấn và Đào tạo.


Viện trưởng, Phó Viện trưởng

VĂN PHÒNG

PHÒNG
SVTH: Lưu Thị Hồng PHÒNG
Thúy
KHOA HỌC
MSV: CD01200964
KINH
VÀ CÔNG
TẾ MÔI
NGHỆ MÔI
TRƯỜNG
TRƯỜNG

PHÒNG
QUẢN LÝ
MÔI
8 TRƯỜNG VÀ
PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG

PHÒNG
THÔNG
Lớp: CĐ12CM
TIN, TƯ
VẤN VÀ
ĐÀO TẠO



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
1. Mục đích:
Vấn đề môi trường đã trở thành vấn đề chung của toàn cầu, được toàn Thế Giới
quan tâm. Nằm trong khung cảnh chung của Thế Giới, đặc biệt là khu vực Châu Á Thái Bình Dương, môi trường Việt Nam đang xuống cấp cục bộ, có nơi bị hủy hoại
nghiêm trọng gây nên nguy cơ mất cân bằng sinh thái, sự cạn kiệt các nguồn tài
nguyên làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững của đất nước.
Hơn nữa kinh tế Việt Nam đang chuyển hướng mạnh mẽ sang nền kinh tế thị
trường cùng với sự mở rộng các khu đô thị mới, khu công nghiệp đã và đang nảy sinh
SVTH: Lưu Thị Hồng Thúy
MSV: CD01200964

Lớp: CĐ12CM
9


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
các vấn đề về môi trường. Tuy nhiên, nếu có những biện pháp quản lí tốt sẽ phòng
ngừa và ngăn chặn được đáng kể quá trình suy thoái tài nguyên, ô nhiễm và tai biến
môi trường, chính vì vậy đòi hỏi mỗi chúng ta cần có ý thức hơn trong việc giữ gìn và
bảo vệ môi trường.
Theo học chuyên ngành Công nghệ kĩ thuật môi trường tại Trường Đại học tài
nguyên và môi trường Hà Nội trong khoảng thời gian học tập 3 năm em đã tạo dựng
cho bản thân một khối kiến thức và có cái nhìn tổng quan hơn về lĩnh vực môi trường
và em mong muốn sẽ trở thành một cán bộ công nghệ kỹ thuật môi trường để áp dụng
kiến thức chuyên ngành của mình vào thực tế.


2. Một số phương pháp phân tích mẫu:
Trong thời gian thực tập tại phòng phân tích chất lượng môi trường của Viện, em
đã được cô và các cán bộ trong phòng phân tích hướng dẫn và chỉ bảo một số phương
pháp phân tích mẫu đất, nước và không khí.
Trong thời gian thực tập, em cũng đã được tham gia trực tiếp hội thảo về ô nhiễm
môi trường không khí và được cùng các cán bộ trong Viện, các bạn sinh viên trường
Đại học Phương Đông cùng tham gia lấy mẫu không khí và phỏng vấn các nhóm đối
tượng bị tác động; ảnh hưởng.
Dưới đây là một số phương pháp phân tích một số chỉ tiêu trong môi trường nước
em đã được các cán bộ hướng dẫn thực hành trong thời gian thực tập tại đây. Đây đều
là những TCVN đang được áp dụng hiện hành.

3. Tổng quan về môi trường nước:
3.1.
Giới thiệu chung về môi trường nước:
Khoảng 71% (với 36 triệu km2) bề mặt Trái Đất bao phủ bởi mặt nước. Nước
tồn tại ở 3 trạng thái rắn (băng, tuyết ), thể lỏng, khí (hơi nước).
Nước là yếu tố của hệ sinh thái, là nhân tố quyết định môi trường sống của con
người ở đâu có nước ở đó có sự sống. Nước có những đặc trưng vật lí mà chất lỏng
khác không có được.

SVTH: Lưu Thị Hồng Thúy
MSV: CD01200964

Lớp: CĐ12CM
10


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Nước là tài nguyên có thể tái tạo sau một thời gian có thể dùng được, nằm trong

chu trình tuần hoàn của nước dưới dạng mây, mưa, trong các vật thể chứa nước như
sông, suối, ao, hồ..., sau một thời gian có thể dùng được. Nước là thành phần cấu tạo
nên sinh quyển. Trong cơ thể sống nước chiếm tỷ lệ lớn, chiếm 70% khối lượng cơ thể
con người. Nước tác động đến thạch quyển, khí quyển dẫn tới sự biến đổi khí hậu, thời
tiết.
Nhu cầu về nước luôn luôn là vô tận đối với sự sống trên Trái Đất. Thực tế mọi
phản ứng sinh hóa trong mỗi tế bào sống là những phản ứng trong dung dịch nước. Đa
số các quá trình công nghệ trong các xí nghiệp, công nghệ hóa học, trong các ngành
sản xuất dược phẩm và thực phẩm đều liên quan tới nước. Vì vậy việc phân tích nước
để biết chính xác thành phần định lượng của nước luôn là điều cần thiết của các ngành
khoa học kĩ thuật cũng như ngành kinh tế khác.

3.2.

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước:

Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây
ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật. Khi sự thay đổi
thành phần và tính chất của nước vượt quá ngưỡng cho phép thì ô nhiễm nước đã đến
mức nguy hiểm và sẽ gây ra một số bệnh ở người.
• Sự gây ô nhiễm nước do nguồn gốc tự nhiên:
Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt... Nước mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà, đường
phố đô thị, công nghiệp... kéo theo chất bẩn xuống sông, ao, hồ hoặc các sản phẩm của
hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng.
• Sự ô nhiễm nước do nguồn gốc nhân tạo:
Do xả nước thải từ khu dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải,
thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón hóa học trong nông nghiệp vào môi trường
nước.

3.3.


Các thông số gây ô nhiễm môi trường nước:

• Thông số hóa lí gây ô nhiễm môi trường nước:
-

Màu sắc

SVTH: Lưu Thị Hồng Thúy
MSV: CD01200964

Lớp: CĐ12CM
11


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
-

Mùi và vị

-

Độ đục

-

Nhiệt độ

-


Chất rắn lơ lửng

-

Độ cứng

-

Độ dẫn điện

-

Độ pH

-

Nồng độ oxy hòa tan (DO)

-

Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD)

-

Nhu cầu oxy hóa học (COD)

• Thông số hóa học gây ô nhiễm môi trường nước:
-

Các kim loại nặng: Hg, As, Cd, Cr, Cu, Pb, Mn


- Các anion: NO3-, PO43-, SO42-, các nguyên tố S, P, N ở nồng độ thấp là các chất
dinh dưỡng đối với tảo và các sinh vật dưới nước, nhưng nếu ở nồng độ cao các chất
này gây ra sự phú dưỡng hoặc biến đổi sinh hóa trong cơ thể sinh vật và con người
như hàm lượng NO3- nhiều sẽ gây bệnh ung thư.
- Thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ): Là chất có nguồn gốc tự
nhiên hoặc tổng hợp hóa học được dùng để phòng trừ sinh vật có hại cho cây trồng và
nông sản.


Thông số sinh học gây ô nhiễm môi trường nước:

- Người ta thường xác định chỉ số Coliform, E.coli để đánh giá mức độ ô nhiễm
môi trường nước do các thông số sinh học.

SVTH: Lưu Thị Hồng Thúy
MSV: CD01200964

Lớp: CĐ12CM
12


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

3.4. Phân tích một số chỉ tiêu trong môi trường nước:
3.4.1.Xác định Fe trong nước – Phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử
1,10- Phenalthroin (TCVN 6177:1996)
a. Nguyên tắc:
-


Chuyển toàn bộ các dạng sắt về sắt tan

-

Khử toàn bộ lượng Fe3+  Fe2+

Trong môi trường axit pH= 2,5 9; Fe2+ tác dụng với thuốc thử 1,10
phenalthroin tạo thành phức màu da cam - đỏ.
pH=2.5Thúy
SVTH: Lưu Thị Hồng
MSV: CD01200964

Lớp: CĐ12CM
13


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Fe2+
510nm.

phức màu đỏ - da cam → đo Abs bước sóng
TT 1-10 phenantrolin

b. Tài liệu trích dẫn:
TCVN 6177: 1996 - Chất lượng nước - Xác định sắt bằng phương pháp trắc phổ
dùng thuốc thử 1,10 - Phenalthroin.

c. Thiết bị:
Các dụng cụ thủy tinh cần được tráng rửa kĩ bằng nước trước khi dùng.
d. Hóa chất:

- Dung dịch đệm axetat: cân 40g amoni axetat (CH 3COONH4) + 50ml acid axetic
-

(CH3COOH) trong nước  thêm nước tới 100ml.
Hidroxyl- amoni clorua, dung dịch 100g/l: cân 10g (NH 2OH.HCl)  thêm nước

-

tới 100ml. (Dung dịch này ổn định trong 1 tuần).
Dung dịch thuốc thử 1,10- phenantrolin: 0,5g 1,10- phenantrolin ngậm 1 phân tử

nước (C12H9ClN2.H2O)  100ml nước cất
- Dung dịch Kali peroxodisunfat (K2S2O8): hòa tan 4g K2S2O8 trong 100ml nước.
• Dung dịch chuẩn:
+ Dung dịch sắt chuẩn gốc 1000ppm/l (1)
+ Dung dịch sắt chuẩn 100ppm/l: Hút 10ml (1)  định mức 100ml bằng nước cất
+ Dung dịch sắt làm việc 10ppm/l: hút 10ml dung dịch sắt chuẩn  hòa tan trong
nước cất và định mức 100ml.
e. Xây dựng đường chuẩn:
STT

0

1

2

3

4


5

6

7

Dd làm việc 10ppm
(ml)

0

0,5

2

2,5

5

10

20

25

Tia nước cất tới khoảng 40ml
Dd K2S2O8 (ml)

5,0


Cô cặn trên bếp tới còn khoảng 20ml nhấc xuống để nguội
SVTH: Lưu Thị Hồng Thúy
MSV: CD01200964

Lớp: CĐ12CM
14


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Dd hydroxyl- amoni
clorua (ml)

1,0

Đệm axetat (ml)

2,0

Tt 1,10- Phenalthroin
(ml)

2,0

Định mức 50ml  đo quang λ=510nm

f. Kết quả đường chuẩn:

STT


Vhút

Vđm

Cđo

Abs

0

0

50

0

0,014

1

0,5

50

0,1

0,030

2


2,0

50

0,4

0,071

3

2,5

50

0,5

0,087

4

5,0

50

1,0

0,152

5


10

50

2,0

0,255

6

20

50

4,0

0,502

7

25

50

5,0

0,610

• Đường chuẩn:
SVTH: Lưu Thị Hồng Thúy

MSV: CD01200964

Lớp: CĐ12CM
15


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

g. Quy trình phân tích mẫu:
-

Axit hóa mẫu ngay đến pH= 1 sau khi lấy mẫu

-

Lấy 25ml mẫu đã axit hóa tiến hành làm theo đúng quy trình ( tùy thuộc vào
hàm lượng sắt trong nước mà lấy nhiều hay ít).
Vmẫu
(tùy vào loại nước mà lấy nhiều hay ít)
20ml nước cất

5ml K2S2O8

Đun 40p còn khoảng 20ml Để nguội
1ml Hidroxyl – amoni clorua
2ml đệm axetat
2ml 1,10 – Phenalthroin
Vđịnh mức= 50ml (màu đỏ cam)

• Kết quả phân tích mẫu:

STT Vhút
1

25

Vđm

Vđm/Vhút

Abs

50

2

0,208

SVTH: Lưu Thị Hồng Thúy
MSV: CD01200964

Abs MT Abs chuẩn
0,006

0,202

mg/l
3,030

Lớp: CĐ12CM
16



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2

25

25

1

0,105

0,006

0,099

0,650

3

25

50

2

0,106

0,006


0,100

1,310

4

25

50

2

0,143

0,006

0,137

1,930

5

25

100

4

0,188


0,006

0,182

5,380

6

25

50

2

0,125

0,006

0,119

1,630

7

25

50

2


0,235

0,006

0,229

3,490

• Cách tính kết quả:
C(mg/l) = Cđo x (Vđm/Vhút)

3.4.2.Xác định hàm lượng Nitrit (NO2-) trong nước – Phương pháp trắc phổ
hấp thụ phân tử .
a. Phạm vi áp dụng:
Phương pháp này quy định kiểm tra hàm lượng nitrit trong các mẫu nước sinh
hoạt, nước thải, nước ngầm bằng thiết bị đo quang UV - 722N - cuvet có chiều dài
đường kính 10mm.
Giới hạn xác định nằm ở khoảng có nồng độ nitơ dạng nitrit từ 0,01 – 0,02mg/l;
thể tích mẫu thử tối đa là 40ml.

b. Nguyên tắc:
Nitrit có trong mẫu thử phản ứng với thuốc thử 4- aminobenzen sufonamid với
sự có mặt của acid octhophosphoric ở pH=1,9 để tạo muối diazo, mà muối này sẽ tạo
thuốc nhuộm màu hồng với N-(1naphtyl)-1,2 diamonietan dihydroclorua (được thêm
vào bằng thuốc thử 4- aminobenzen sufonamid).
Đo quang ở bước sóng λ = 540nm.
SVTH: Lưu Thị Hồng Thúy
MSV: CD01200964


Lớp: CĐ12CM
17


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

c. Tiêu chuẩn trích dẫn:
TCVN 6178:1996 – Chất lượng nước - Xác định Nitrit – Phương pháp trắc phổ
hấp thụ phân tử.

d. Hóa chất:
- Acid octhophosphoric 15mol/l; (A)
- Acid octhophosphoric 1,5mol/l;
Hút 25ml dd (A) vào 150ml nước cất, khuấy đều tới nhiệt độ phòng. Chuyển
dung dịch sang bình định mức 250, định mức tới vạch.
Lưu ý: Dung dịch đựơc bảo quản trong lọ thủy tinh màu hổ phách, bền ít nhất 6 tháng.
- Thuốc thử màu; (thuốc thử này là chất độc - tránh tiếp xúc với da hoặc nuốt
phải các thuốc thử thành phần của nó).
Hòa tan 40g 4-aminobenzen sufonamid (NH2C6H4SO2NH2) trong hỗn hợp 100ml
acid octophosphoric 15mol/l và 500ml nước trong cốc thủy tinh. (B)
Hòa tan 2g 1,2 diamonietan dihydroclorua (C 10H7-NH-CH2-CH2-NH2-2HCl)
trong dung dịch (B). Chuyển sang bình định mức1000ml và pha loãng tới vạch bằng
nước.
Lưu ý: Bảo quản trong lọ thủy tinh màu hổ phách, dung dịch bền trong 1 tháng
nếu giữ nhiệt độ từ 2-50C.
• Dung dịch chuẩn:
-

Dung dịch nitrit chuẩn gốc, 1000mg/l


Hòa tan 0,75g NaNO2 (sấy khô ở nhiệt độ 1050C trong 2h) trong khoảng 500ml
nước. Chuyển toàn bộ dung dịch sang bình định mức 500ml và định mức tới vạch.
Lưu ý: Bảo quản trong lọ thủy tinh màu nâu có nút kín, nhiệt độ từ 2-5 0C. Dung
dich này bền ít nhất 1tháng.
- Dung dịch nitrit chuẩn, 100mg/l: Dùng pipet chuyển 5ml dung dịch chuẩn gốc
sang bình định mức 50ml pha loãng tới vạch.
- Dung dịch chuẩn làm việc, 2mg/l: Hút 5ml dd chuẩn sang bình định mức 250ml
và định mức tới vạch bằng nước cất.
SVTH: Lưu Thị Hồng Thúy
MSV: CD01200964

Lớp: CĐ12CM
18


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

e. Xây dựng đường chuẩn:
STT

0

1

2

3

4


5

6

7

Dd làm
việc 2ppm
(ml)

0

0,5

2,5

5

10

20

30

40

Dd thuốc
thử (ml)

1,0

Định mức 50ml tới vạch bằng nước cất để ổn định 30p

f. Kết quả đường chuẩn:

STT

Vhút

V định mức

2ppm/l

Abs

Cmẫu
1

0

50

0

0,007

2

0,5

50


0,020

0,018

3

2,5

50

0,100

0,060

4

5

50

0,200

0,112

5

10

50


0,400

0,210

6

20

50

0,800

0,405

7

30

50

1,200

0,583

8

40

50


1,600

0,751

SVTH: Lưu Thị Hồng Thúy
MSV: CD01200964

Lớp: CĐ12CM
19


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
• Đường chuẩn

g. Quy trình:
Vhút (V=25ml)

1ml thuốc thử  lắc đều

Định mức bằng bình 50ml tới vạch màu hồng đậm)

Để 30p- đo quang λ=540nm.

* Cách tính kết quả:

CNO2 (mg/l) = Cđo (mg/l) * K
Hoặc mg/l NO2- _N = mg/l NO2*0.3

Trong đó: Cđo - Nồng độ đo được dựa trên độ hấp thụ đo được

K- Hệ số pha loãng của mẫu thử
SVTH: Lưu Thị Hồng Thúy
MSV: CD01200964

Lớp: CĐ12CM
20


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
với hệ số chuyển đổi 0.3 từ NO2- sang N.

STT

Vđm/Vhút

Abs

MMT

Absc

Cmẫu

Hệ số

NO2-N

1

25/26


0,036

0,005

0,031

0,035

0,3

0,010

2

25/26

0,028

0,005

0,023

0,017

0,3

0,005

3


25/26

0,038

0,005

0,033

0,039

0,3

0,012

3.4.3.Xác định hàm lượng NH4+ trong nước – Phương pháp trắc phổ thao
tác bằng tay (TCVN 6719-1:1996)
a.

Nguyên tắc:

Đo quang phổ ở bước sóng khoảng 655 nm của hợp chất màu xanh được tạo
bởi phản ứng của amoni với salixilat và ion hypoclorit có sự tham gia của natri
nitrosopentaxyano sắt (III) taxyano sắt (III) (natrinitroprusiat). Các ion hypoclorit
được tạo trong situ bằng cách thuỷ phân kiềm của N,N / dicloro - 1,3,5 - triazin 2,4,6
(1H, 3H, 5H) trion, muối natri (natri dicloroisoxyanurat). Phản ứng của cloramin với
natrisalisilat xảy ra ở độ pH =12,6 có sự tham gia của natri nitroprusiat. Bất kỳ chất
cloramin nào có mặt trong mẫu thử cũng đều được xác định. Natri xitrat có trong thuốc
thử để cản sự nhiễu do các cation, đặc biệt là canxi và magiê.


b.

Tài liệu trích dẫn:

Tiêu chuẩn Việt nam 6179-1: 1996 ISO 7150-1 : 1984 (E) - Chất lượng nước Xác định amoni. Phần 1: Phương pháp trắc phổ thao tác bằng tay .

c.

Hóa chất:
- Muối natri salixylat (C7H6O3Na )
- Trinatri xytrat ngậm hai phân tử nước (C6H5O7Na3.2H2O)

SVTH: Lưu Thị Hồng Thúy
MSV: CD01200964

Lớp: CĐ12CM
21


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Natri nitrosopentaxyano sắt (III) ngậm hai phân tử nước [natri nitroprusiat,
{Fe(CN)5NO}Na2. 2H2O ].
- Natri dicloroisoxyanurat {C2N3O3Cl2Na.2H2O}
- NaOH tinh khiết
- Muối NH4Cl tinh khiết (hãng merck)


Thuốc thử:

- Hoà tan 65 g - Muối natri salixylat (C7H6O3Na ) và 65g Trinatri xytrat ngậm hai

phân tử nước (C6H5O7Na3.2H2O) trong bình định mức 500 ml thêm nước cất đến
300ml, lắc đều và cân 0,485g Natri nitrosopentaxyano sắt (III) ngậm hai phân tử nước
vào dung dịch, lắc đều dung dịch cho đến khi tan hết rồi định mức đến vạch bằng nước
cất tinh khiết không có amoni (Dung dịch thuốc thử 1 - Thuốc thử mầu).
- Cân 16g NaOH cho vào cốc 500 ml đã chứa sẵn 300 ml nước cất tinh khiết.
Khuấy đều bằng đũa thuỷ tinh và làm nguội đến nhiệt độ phòng. Cân tiếp 1g - Natri
dicloroisoxyanurat {C2N3O3Cl2Na.2H2O} hoà tan vào dung dịch trên, chuyển toàn bộ
dung dịch vào bình định mức 500 ml và định mức đến vạch bằng nước cất tinh khiết
không có amoni (dung dịch thuốc thử 2)
Lưu ý: Bảo quản dung dịch trong lọ thủy tinh màu. Sử dụng trong 1 tháng giữ ở
nhiệt độ từ 20C – 50C.
• Dung dịch chuẩn:
-

Chuẩn bị dung dịch nitrit chuẩn gốc ρNH4 = 1000mg/l

Cân chính xác 1,486 g NH4Cl (đã được sấy khô ở nhiệt độ 1050C trong thời gian
2giờ) chuyển vào cốc 500 ml đã chứa sẵn 200ml nước cất tinh khiết không có amoni,
khuấy đều cho tan rồi chuyển sang bình định mức 500ml và định mức bằng nước cất
đến vạch
Lưu ý: Đựng trong lọ thủy tinh mầu, để ở nhiệt độ 20C- 50C, có thể để được 1 tháng
- Dung dịch chuẩn nitrit ρNH4=100ppm
Dùng pipét chuyển 5ml dung dịch amoni chuẩn (4.3.1) sang bình định mức 50ml và
pha loãng bằng nước cất tới vạch mức. Bảo quản dung dịch trong lọ thuỷ tinh. Thời
hạn dùng không quá một tuần
-

Dung dịch nitrit làm việc ρNO2=5ppm

SVTH: Lưu Thị Hồng Thúy

MSV: CD01200964

Lớp: CĐ12CM
22


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Dùng pipét chuyển 2,5ml dung dịch amoni chuẩn 100ppm sang bình định mức 50ml
và pha loãng bằng nước cất tới vạch.
Lưu ý: Dung dịch này chỉ sử dụng trong ngày làm việc.
d.

Xây dựng đường chuẩn:

STT

1

2

3

4

5

6

7


8

9

D2 chuẩn 5ppm (ml)

0

0,5

1

2

4

6

8

10

20

Tia đều nước cất tới khoảng 30ml

e.

Thuốc thử 1 (ml)


4,0

Thuốc thử 2 (ml)

4,0

Kết quả đường chuẩn:
STT

Vhút

Vđịnh mức

Cmẫu

Abs

1

0

50

0

0,004

2

0,5


50

0,05

0,043

3

1

50

0,10

0,075

4

2

50

0,20

0,173

5

4


50

0,40

0,349

6

6

50

0,60

0,531

7

8

50

0,80

0,716

SVTH: Lưu Thị Hồng Thúy
MSV: CD01200964


Lớp: CĐ12CM
23


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
8

10

50

1,00

0,892

9

20

50

2,00

1,681

• Đường chuẩn:

f.

Quy trình:

Vhút
4ml Thuốc thử 1

4ml thuốc thử 2

Lắc đều, định mức 50ml bằng nước cất
Chờ lên màu 60p, đo quang λ= 655nm
• Cách tính kết quả:
mg/l NH4+= C*K
hoặc

mg/l NH4_N= NH4+ * 0,777

Trong đó:
C- Nồng độ đo được dựa trên độ hấp thụ đo được
K- Hệ số pha loãng của mẫu thử
SVTH: Lưu Thị Hồng Thúy
MSV: CD01200964

Lớp: CĐ12CM
24


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
0,777- Hệ số chuyển đổi NH4+ theo N
Abs MMT = 0,002

STT

Vhút/Vdm


Abs

Abs
chuẩn

1

25/50

0.353

0.35

0.80

0.78

0.62

2

1/100

1.67

1.67

195.15


0.78

151.78

3

10/50

0.458

0.46

2.63

0.78

2.04

4

1/100

0.837

0.84

97.12

0.78


75.54

SVTH: Lưu Thị Hồng Thúy
MSV: CD01200964

mg/l

Hệ số - N

mg/l-N

Lớp: CĐ12CM
25


×