Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

CHẾ ĐỘ NƯỚC CỦA LÒ HƠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.57 KB, 3 trang )

CHƯƠNG 12 CHẾ ĐỘ NƯỚC CỦA LÒ HƠI

I.Đặc tính của nước thiên nhiên cung cấp cho lò hơi
-Trong các nhà máy nhiệt điện ngưng hơi, nước cấp cho lò bao gồm chủ yếu
là nước ngưng tụ trong bình ngưng của tuabin, là loại nước có chỉ tiêu chất
lượng cao và chỉ có một phần nhỏ nước bổ sung là nước nguồn đã qua xử lý
để bổ sung cho những tổn thất hơi và nước ngưng không quay lại chu trình
-Trong các nhà máy nhiệt điện trích hơi, tỷ lệ nước bổ sung khá cao nhiều
khi tới 100% phần nước cấp cho lò. Nguồn nước bổ sung chủ yếu là nước
sông, hồ, biển. Trong những nguồn nước này có nhiều tạp chất
+Những chất không tan làm cho nước bị đục. Những hạt có kích thước dưới
0,0001mm hầu như không lắng đọng lại mà lơ lửng trong nước gọi là những
hạt keo
+Những chất hòa tan trong nước phân hủy thành những ion
*Những chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước
-Chỉ tiêu nồng độ ion hydro có trong nước hay còn gọi là độ pH. Đây là chỉ
tiêu quan trọng nhất của nước để khảo sát quá trình tạo nên cáu cặn của lò
hơi
-Độ cứng của nước là tổng nồng độ các ion canxi và magie có trong nước.
-Độ kiềm của nước là tổng hàm lượng những ion bicacbonat, cacbonat,
hydrat, và những gốc muối của axit yếu
-Độ khô kết là tổng hàm lượng các vật chất còn lại sau khi chưng cất nước
II.Nhiệm vụ của chế độ nước cho lò hơi
-Ngăn ngừa tạo nên cáu bám bẩn trên các bề mặt đốt
-Duy trì độ sạch của hơi ở một mức độ cần thiết
-Ngăn ngừa quá trình ăn mòn trong đường ống nước và hơi


III.Quá trình sinh cặn trong lò hơi và đường nước cấp
-Quá trình sinh cặn có thể xảy ra trực tiếp trên bề mặt đốt. Hiện tượng như
thế gọi là quá trình sinh cáu sơ cấp, pha cứng tách ra khỏi nước gọi là cáu


bám
-Quá trình sinh cặn thứ cấp được đặc trưng bởi việc sinh cặn trong lớp nước
gọi là bùn nếu không thải ra khỏi lò có thể bám lại trên bề mặt đốt
-Để nghiên cứu quá trình sinh cáu, trước hết xét tích số độ hòa tan. Tích số
độ hòa tan của một chất hòa tan trong nước là tích số nồng độ giữa cation và
anion của chất đó ở trạng thái bão hòa trong dung dịch nước
-Nguyên nhân sinh cáu trong lò hơi
+Giảm độ hòa tan của các muối khi tăng nhiệt độ
+Bốc hơi nước liên tục làm cho nồng độ muối tăng dần lên cho tới khi nồng
độ ion đạt tới tích số độ hòa tan và pha cứng tách ra khỏi nước
+Trong quá trình đốt nóng và bốc hơi nước gây hiện tượng phân ly ion để
tạo thành những ion khác cho muối khó hòa tan và dung dịch sẽ rất chóng
đạt tới trạng thái bão hòa đối với muối đó
-Biện pháp làm sạch cáu
+Biện pháp bằng cơ khí: búa đập, dao cạo
+Biện pháp bằng hóa chất: dùng kiềm hoặc axit
IV.Ăn mòn kim loại bề mặt đốt
1.Ăn mòn điện hóa học
-Ăn mòn kiềm là dạng ăn mòn khi trong nước có nồng độ xút cao. Những
chế độ vận hành gây ra nồng độ kiềm cao chủ yếu là trong các dàn ống sinh
hơi bốc hơi mạnh hoặc có chế độ chuyển động phân lớp. Lúc ấy sự phá hủy
xảy ra ở giới hạn phân chia 2 môi trường. Ở phần hơi, các giọt nước có trong
hơi có nồng độ kiềm rất cao cũng gây nên ăn mòn kiềm. Kiềm có tác dụng
hòa tan các vẩy oxit do đó làm tăng quá trình ăn mòn


-Ăn mòn mỏi là dạng hư hỏng đặc biệt của bề mặt đốt. Nó sinh ra do tác
dụng đồng thời của ăn mòn điện hóa và của ứng suất nhiệt khi thay đổi nhiệt
độ. Hay xảy ra ở chỗ nối của đường nước cấp với bao hơi
2.Ăn mòn hóa học

-Ăn mòn chủ yếu là ăn mòn bởi hơi nước, phá hủy kim loại dưới tác dụng
của hơi quá nhiệt
-Ăn mòn khi nghỉ là dạng ăn mòn xảy ra khi lò ngưng làm việc, không khí
lọt vào bên trong lò gây ăn mòn



×