Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Các chế độ làm việc của lò hơi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.08 KB, 20 trang )

Câu hỏi chương 1
Câu 1
-Phân biệt thiết bị chính và thiết bị phụ của lò hơi
TL
-Nhiệm vụ chính của lò hơi là đốt cháy nhiên liệu sinh ra nhiệt, dùng nhiệt
đó để đốt nóng nước thành hơi nước có áp suất và nhiệt độ nhất định. Do
vậy, lò hơi bao gồm 2 bộ phận chính là buồng đốt và bộ phận sinh hơi. Bộ
phận sinh hơi bao gồm bộ hâm nước, bộ quá nhiệt, bộ sấy không khí, dàn
ống sinh hơi, vòi phun, bao hơi, bộ khử bụi.
-Các bộ phận có tác dụng bổ trợ cho hoạt động của lò hơi là các thiết bị phụ
bao gồm: máy nghiền than, hệ thống cung cấp nhiên liệu, cửa quan sát, cửa
chọc xỉ, thiết bị điều khiển, quạt khói, van an toàn…
Câu 2
-Nêu đặc tính kỹ thuật của lò hơi ?
TL
Các đặc tính kỹ thuật cơ bản của lò hơi bao gồm
-Năng suất hơi
-Nhiệt thế thể tích, nhiệt thế diện tích
-Nhiệt độ nước cấp
-Hiệu suất lò hơi
-Suất tiêu hao nhiên liệu


Câu hỏi chương 2
Câu 1
-Phân biệt các khái niệm về chế độ làm việc: định mức, ổn định, quá độ, và
chế độ thay đổi của lò hơi ?
TL
-Chế độ định mức là chế độ ổn định, thông số theo thiết kế
-Chế độ ổn định là chế độ mà mọi thông số vận hành đều ổn định
-Chế độ quá độ: khi một hoặc một số thông số vận hành bị thay đổi, sẽ tác


động đến các thông số vận hành khác và lò muốn ổn định ở chế độ vận hành
mới thì cần có thời gian, thời gian này gọi là thời gian quá độ. Chế độ vận
hành tương ứng là chế độ quá độ của lò hơi
-Chế độ thay đổi là chế độ khi có một vài điều kiện vận hành thay đổi thì
phải có sự điều chỉnh cho phù hợp
Câu 2
-Trình bày quá trình biến đổi chế độ nhiệt trong lò khi hệ số không khí thừa
tăng hơn trị số định mức. Tại sao không cho phép hệ số không khí thừa nhỏ
hơn trị số định mức ?
TL
*Quá trình biến đổi chế độ nhiệt trong lò khi có hệ số không khí thừa tăng
hơn trị số định mức
-Giai đoạn đầu: thể tích khói tăng, tốc độ khói tăng khả năng trao đổi nhiệt
đối lưu ở các bộ quá nhiệt, bộ hâm nước, bộ sấy không khí làm nhiệt độ hơi
quá nhiệt và nhiệt độ không khí nóng tăng lên. Tuy nhiên, tổn thất khói thải
và lượng nhiên liệu bị cuốn theo khói cũng tăng
-Giai đoạn sau: khi quá nhiều không khí làm nhiệt độ khói thải giảm do đó
nhiệt độ hơi quá nhiệt và không khí nóng giảm
*Tại sao không cho phép hệ số không khí thừa nhỏ hơn trị số định mức


-Trong trường hợp này tổn thất nhiệt do khói thải giảm, tuy nhiên tổn thất q3
và q4 tăng cao làm hiệu suất của lò hơi giảm. Ngoài ra, trường hợp này còn
gây đóng xỉ các dàn ống sinh hơi, dàn feston, trên tường buồng lửa se rất
nguy hiểm. Vì vậy, không cho phép vận hành trong chế độ thiếu không khí
Câu 3
-Khi nào nhiệt độ nước cấp thay đổi trong quá trình vận hành lò hơi ? Trình
bày ảnh hưởng của nhiệt độ nước cấp thấp hơn tới chế độ làm việc của lò
hơi?
TL

*Nhiệt độ nước cấp thay đổi trong quá trình vận hành lò hơi
-Nước cấp của lò hơi đến từ các bình gia nhiệt cao áp. Khi bình gia nhiệt cao
áp ngừng làm việc, nhiệt độ nước cấp giảm
-Khi ở cùng công suất tuabin, lượng nước cấp tăng lên thì nhiệt độ nước cấp
giảm
-Khi vận hành khối lò, công suất tổ máy tăng thì nhiệt độ nước cấp tăng
-Ngoài ra, nhiệt độ nước cấp còn phụ thuộc vào lưu lượng hơi trích ra từ
tuabin và độ bám bẩn đường ống
*Ảnh hưởng của nhiệt độ nước cấp thấp hơn tới chế độ làm việc của lò hơi
-Khi nhiệt độ nước cấp giảm, lượng nhiệt tính cho 1kg môi chất cần để gia
nhiệt từ nhiệt độ nước cấp tới nhiệt độ hơi ra khỏi lò tăng. Để duy trì tải lò
không đổi cần phải tăng lượng tiêu hao nhiên liệu làm nhiệt độ khói ra khỏi
buồng lửa tăng, lưu lượng khói tăng, lượng nhiệt hấp thụ ở bộ quá nhiệt tăng
nên nhiệt độ hơi quá nhiệt tăng
-Khi nhiệt độ nước cấp giảm, nhiệt cần để 1kg môi chất trong dàn ống sinh
hơi biến thành hơi bão hòa tăng nhiều lên, vì thế năng suất sinh hơi của dàn
ống giảm


Câu 4
-Khi phụ tải lò hơi tăng, chế độ nhiệt của lò hơi biến đổi thế nào ?
TL
-Khi phụ tải lò hơi tăng, cần phải tăng lượng than và hệ số không khí thừa
được tăng một cách hợp lý thì hiệu suất cháy cao hơn.
-Khi phụ tải lò hơi tăng, tổn thất nhiệt do khói thải tăng nhưng tổn thất q5
giảm. Suất sinh hơi của dàn ống giảm tức là lượng hơi sinh của dàn ống ứng
với 1kg nhiên liệu giảm
-Khi phụ tải lò hơi tăng, nhiệt lượng cháy trong buồng đốt tăng, nhiệt độ cực
đại trong buồng đốt và nhiệt độ khói ra khỏi buồng lửa tăng, tổng lượng
nhiệt bức xạ trong buồng lửa tăng

-Khi phụ tải tăng, nhiệt truyền bằng bức xạ giảm, nhiệt truyền bằng đối lưu
tăng. Vì vậy, lượng nhiệt mà bộ quá nhiệt đối lưu và bộ quá nhiệt trung gian
được nhận tăng làm nhiệt độ hơi quá nhiệt tăng
-Ở điều kiện nhất định của áp suất bao hơi và kích thước bao hơi, độ chứa
muối của nước lò không thay đổi, độ ẩm của hơi tăng theo sự tăng tải lò
Câu 5
-Trình bày ảnh hưởng của nhiệt trị than, độ tro, độ ẩm tới chế độ làm việc
của lò hơi
TL
*Thay đổi nhiệt trị
-Nhiệt trị thấp làm việc giảm ảnh hưởng tới quá trình cháy trong lò làm nhiệt
độ cháy lý thuyết giảm, mức độ nhiệt trung bình trong vùng cháy giảm, tổn
thất q3, q4 tăng. Khi nhiệt trị của than giảm, nếu tải lò không đổi, lượng
nhiên liệu cần tăng lên làm tổn thất q2 tăng
-Nhiệt trị của than tăng làm tăng nhiệt độ hơi quá nhiệt và quá nhiệt trung
gian


*Thay đổi độ tro
-Khi độ tro của than tăng, làm nhiệt trị của than giảm nên nhiệt độ cháy lý
thuyết giảm, nhiệt độ khói giảm nhưng tổn thất q4 tăng nhiều nên nhìn
chung hiệu suất lò hơi giảm. Muốn đảm bảo phụ tải lò, phải tăng lượng
nhiên liệu đưa vào, khi đó lượng tro bay theo khói tăng làm bám bẩn các bề
mặt trao đổi nhiệt
-Khi độ tro của than tăng, lượng than tăng làm tăng chi phí nghiền than. Tro
xỉ làm giảm tuổi thọ của thiết bị
*Thay đổi độ ẩm
-Khi than có độ ẩm cao làm nhiệt độ buồng lửa thấp, làm quá trình cháy mất
ổn định, lưu lượng khói lớn, nhiệt độ khói ra khỏi buồng đốt cao làm tăng
nhiệt độ hơi quá nhiệt, hiệu suất lò hơi giảm

-Độ ẩm của than cao gây ảnh hưởng xấu tới quá trình làm việc của máy
nghiền than


Câu hỏi chương 3
Câu 1
-Phân biệt các chế độ khởi động và ngừng lò, nhiệm vụ của người vận hành
khi trông coi và điều khiển chế độ lò hơi
TL
*Khởi động lò hơi phân thành 2 chế độ
-Khởi động trạng thái lạnh là khởi động lò hơi khi lò hơi không có áp suất,
nhiệt độ lò hơi bằng nhiệt độ môi trường xung quanh, thường là khởi động
các lò mới lắp, sau đại tu hoặc dự phòng lâu dài
-Khởi động trạng thái nóng là khởi động khi lò vẫn còn ở áp suất nào đó,
nhiệt độ cao hơn nhiệt độ xung quanh
*Dừng lò hơi chia làm 2 chế độ
-Dừng lò bình thường là việc dừng lò theo kế hoạch kiểm tra, sửa chữa hoặc
dừng theo điều hành của điều độ để đưa tổ máy về trạng thái dự phòng
-Dừng lò sự cố là dừng lò khi có sự cố. Tùy theo mức độ nghiêm trọng, nếu
phải ngừng lò ngay lập tức là dừng lò khẩn cấp, nếu sự cố không nghiêm
trọng nhung để đảm bảo an toàn cho thiết bị cần ngừng lò 1 thời gian gọi là
ngừng lò sự cố
*Nhiệm vụ của người vận hành khi trông coi và điều khiển lò hơi
-Đảm bảo nguyên tắc an toàn và hiệu quả kinh tế
-Không gây quá tải, đóng xỉ và vượt các thông số định mức
-Không gây sự cố, giảm tuổi thọ và hiệu suất của máy móc, thiết bị
-Thực hiện nghiêm túc các quy trình vận hành, hiểu biết sâu sắc về các quá
trình biến đổi có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và độ bền của thiết bị



Câu 2
-Trình bày các công việc chuẩn bị trước khi khởi động lò ?
TL
-Nén nước để tra độ kín và khả năng chịu áp
+Cấp nước đã xử lý nén tới áp suất định mức , sau đó tiến hành kiểm tra các
mối hàn ở dàn ống sinh hơi, ống góp, ống xuống… nếu có hiện tượng rò rỉ
dù nhỏ phai tiến hành hàn lại
-Kiểm tra trong lò hơi
+Xem xét bên trong bao hơi, xem xét mức cáu cặn, vị trí lắp đặt bộ phân ly
hơi.
+Kiểm tra độ dày của thành ống, chất lượng kim loại và chất lượng mối hàn
-Kiểm tra bên ngoài lò hơi
+Xem xét buồng lửa, đường khói có tạp chất k; xem xét bề mặt đốt, bề mặt
trao đổi nhiệt tránh bám bẩn, ăn mòn
+Xem xét vòi phun, đường cấp gió, vòi thổi bụi, đai cháy
+Kiểm tra độ kín của bộ sấy không khí, cửa xem lửa, không gian quanh
tường lò
+Khởi động thử quạt gió, quạt khói; kiểm tra hoạt động của máy nghiền
than, hệ thống thải tro xỉ
-Kiểm tra thiết bị bảo vệ
+Kiểm tra, thử nghiệm đồng hồ kiểm tra nhiệt, đặc biệt quan tâm đồng hồ
theo dõi, điều chỉnh chế độ làm việc an toàn và kinh tế lò hơi
+Kiểm tra các van an toàn, bộ giảm ôn. Bề mặt các bộ giảm ôn không có
dầu, đường ống hệ thống bột than không tích tro, đường khói gió hoàn thiện
-Kiểm tra biên bải tài liệu nghiệm thu, quyết định cho phép khởi động lò hơi
Câu 3


-Những quy định gì nhằm đảm bảo an toàn cho bao hơi khi cấp nước vào lò.
Làm thế nào để bảo đảm nhiệt độ nước cấp trước khi vào bao hơi ?

TL
*Quy định đảm bảo an toàn cho bao hơi khi cấp nước vào lò
-Vách bao hơi: cần quan tâm tới tốc độ nước cấp để tránh tạo ứng suất nhiệt
quá mức
-Sai lệch nhiệt độ tối đa cho phép giữa nước-vách-mặt trong-mặt ngoàithành vách-kim loại đầu ống phải dưới 40 độ
-Khi khởi động lò ở trạng thái nguội cần nhiệt độ nước vào nhỏ hơn 90 độ
-Nguồn nước thường dùng là nước trong bình khử khí thường có nhiệt độ
lớn hơn 90 độ. Biện pháp khắc phục là làm nguội nước trên đường dẫn tới
bao hơi
*Biện pháp đảm bảo nhiệt độ nước cấp trước khi vào bao hơi là làm nguội
nước trên đường dẫn tới bao hơi
-Dùng bơm nước công suất thấp, ống dẫn nước có tiết diện nhỏ để dòng
chảy chậm và lưu lượng nhỏ
-Dẫn nước qua bộ hâm nước
-Kéo dài thời gian cấp nước, thời gian bơm cần kéo dài vừa phải tùy theo
điều kiện thời tiết và chất lượng của thiết bị lò hơi
-Có thể dùng thêm quạt khói tiến hành làm mát bổ sung để hạ thấp thêm
nhiệt độ dòng nước cấp
-Nước bị làm nguội 1 phần, nhiệt độ nước khi tới bao hơi và giai đoạn mới
bơm chỉ còn 60-70 độ và sau đó sẽ nóng dần theo thời gian bơm
Câu 4
-Những quy định nhằm đảm bảo an toàn cho bao hơi khi đốt lửa khởi động
lò? Kiểm tra đánh giá sự giãn nở đồng đều của các dàn ống như thế nào?
TL


*Những quy định nhằm đảm bảo an toàn cho bao hơi khi đốt lửa khởi động

-Trong giai đoạn đầu khởi động, cần khống chế nghiêm ngặt tốc độ tăng áp
suất, quá trình tăng áp phải tuân theo đúng đường cong áp suất. Nếu phát

hiện chênh nhiệt độ trên và dưới bao hơi quá lớn cần phải dừng tăng áp suất.
Biện pháp căn bản để khống chế tốc độ tăng áp suất là khống chế lượng
nhiên liệu đốt
-Trong giai đoạn đầu khởi động, cần tiến hành xả định kỳ lò có tác dụng
nhằm giảm sự chênh lệch giữa vách trên và vách dưới bao hơi
-Sự tăng áp suất trong giai đoạn đầu cần ổn định, cố gắng không để dao
động
-Tăng xả ống góp dưới ở các dàn giãn nở chậm để tăng tốc độ tuần hoàn và
hệ số truyền nhiệt
-Áp dụng biện pháp dùng các vòi đốt đối xứng và dùng nhiều vòi đốt để duy
trì cháy ổn định với lượng nhiên liệu nhỏ
*Cách kiểm tra sự giãn nở đồng đều của các dàn ống và biện pháp khắc phục
-Quá trình giãn nở giữa các dàn ống phải tuyệt đối giống nhau nếu có sai
khác là có vấn đề
-Có yếu tố cản trở quá trình giãn nở như kẹt khe dãn nở giữa các ống, dàn
ống … sẽ gây cong vênh, trương phồng, đẩy bao hơi lên cao
-Thể hiện ở mức độ mỏi
Biện pháp khắc phục:
-Trong quá trình tăng áp sau khi nhóm lò, cần cho các vòi đốt làm việc đối
xứng, tránh cho các dàn ống nhận nhiệt không đều mà giãn nở không đều
-Ngoài ra, tăng cường xả nước ống góp dưới để xác lập tuần hoàn nước bình
thường ở các dàn ống, để bảo vệ các dàn ống
+Trong quá trình đầu khởi động, cần tăng áp suất chậm


+Gia nhiệt nước trước khi đưa vào lò, tránh việc các dàn ống bị đốt
nóng
Câu 5
-Tại sao chênh lệch nhiệt độ kim loại và hơi trong ống quá nhiệt lại lớn trong
quá trình khởi động. Người ta thông thổi bộ quá nhiệt bằng hơi nhằm mục

đích gì ? Trình bày các biện pháp tiên tiến tận dụng nhiệt và nước ngưng của
hơi xả
TL
*Nguyên nhân chênh lệch nhiệt độ kim loại và hơi trong ống quá nhiệt lại
lớn trong quá trình khởi động
-Trong quá trình khởi động lò, dù nhiệt độ khói không cao nhưng nhiệt độ
vách ống bộ quá nhiệt vẫn có thể nóng quá mức. Đó là do khi khởi động,
trong ống bộ quá nhiệt không có hơi đi qua hoặc có rất ít mà bộ quá nhiệt
vẫn ở trạng thái đốt khô nên có sự chênh lệch nhiệt độ lớn
*Bộ quá nhiệt treo sẽ có vấn đề về nước ngưng đọng lại trong ống. Nước
đọng trong ống gây cản trở chuyển động của dòng hơi, gây quá nhiệt cục bộ
làm nổ ống. Để khắc phục hiện tượng này người ta dùng biện pháp thông
thổi bộ quá nhiệt bằng hơi. Dùng hơi ngoài hoặc hơi do lò sinh ra, tăng tốc
độ lưu lương hơi cao một chút. Phần nhiệt và nước ngưng, hơi sau khi thông
thổi có thể bị xả bỏ ( nếu lò nhỏ ), hoặc cố gắng tận thu nếu lò hơi lớn
Câu 6
-Trình bày đặc điểm cấp nước cho lò trong quá trình khởi động và các biện
pháp đảm bảo an toàn cho bộ hâm ?
TL
*Đặc điểm cấp nước cho lò trong quá trình khởi động


-Nước cấp đưa bao hơi lấy từ các bình khử khí có nhiệt độ lớn hơn 90 độ, vì
vậy trên đường tới bao hơi cần phải làm nguội chúng để thỏa mãn yêu cầu
nhỏ hơn 90 độ trước khi vào bao hơi
-Trong giai đoạn đầu lượng hơi còn nhỏ, lò hơi chỉ cần cấp nước định kỳ.
Khi ngừng cấp nước, nước trong bộ hâm có thể sinh hơi cục bộ dẫn đến
phân lớp hơi-nước trong các ống, phần vách ống tiếp xúc với hơi có thể bị
đốt nóng quá mức. Nhiệt độ nước khi cấp nước định kỳ có thay đổi, vách
ống bộ hâm có thể xuất hiện các ứng suất nhiệt dao động gây các hư hỏng

mỏi vào mùa đông không nên nhỏ hơn 4 tiếng, các mùa khác không nên nhỏ
hơn 2-3 tiếng, giai đoạn đầu cần chậm hơn nữa
-Tốc độ nước cấp vào lò trước khi khởi động không được quá nhanh, nói
chung
*Các biện pháp bảo vệ bộ hâm nước
-Phần lớn các lò hơi đều có đường tái tuần hoàn giữa bao hơi và bộ hâm
nước. Khi dừng cấp nước, mở van tái tuần hoàn trên đường tái tuần hoàn, do
chênh lệch mật độ nước trong bộ hâm nước vafnuocws trong đường ống
xuống, có 1 dòng nước lưu động trong bộ hâm nước làm mát ống của bộ
hâm nước, nhiệt độ nước ra khỏi bộ hâm nước giảm nên giảm các dao động
về ứng suất nhiệt
-Khi cấp nước, cần đóng van tái tuần hoàn, nếu không nước cấp theo đường
tái tuần hoàn đi thẳng lên bao hơi, bộ hâm nước mất nước làm mát. Sau khi
cấp nước xong, đồng thời với việc đóng van cấp nước cần mở lại van tái
tuần hoàn
Câu 7
-Nêu đặc điểm làm việc và biện pháp bảo vệ bộ sấy không khí khi khởi động
lò ?
TL


*Đặc diểm làm việc của bộ sấy không khí
-Khi nhiệt độ vách của bộ sấy không khí thấp hơn nhiệt độ đọng sương của
khói sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn thấp và tắc tro. Hiện tượng ăn mòn nhiệt
độ thấp và tắc tro xảy ra rất nhanh trong thời gian khởi động đặc biệt vào
mùa đông là do các nguyên nhân sau
+Nhiệt độ khói thải khi khởi động thấp, lượng khói nhỏ, nhiệt độ mặt ngoài
bộ sấy không khí thấp
+Lò hơi khởi động ở phụ tải 30% bằng dầu, hàm lượng S trong dầu cao làm
tăng khả năng tạo axit ăn mòn

*Biện pháp bảo vệ bộ sấy không khí
-Thực hiện sấy sơ bộ bộ sấy không khí bằng hơi nước
-Dùng vật liệu có khả năng chịu ăn mòn để chế tạo bộ sấy không khí
-Tái tuần hoàn gió nóng từ sau bộ sấy không khí cấp 2 về đầu hút quạt gió
-Nếu có hiện tượng nhiệt độ khói tăng vọt và xảy ra cháy trong đường khói
phải lập tức dập lửa bằng nước phun
-Việc chạy quạt khói, thông thổi buồng lửa trước khi khởi động, kiểm tra tro
bụi đọng trong bộ sấy là bắt buộc
-Với bộ sấy không khí kiểu quay, để bảo vệ do bị gia nhiệt dẫn đến hiện
tượng giãn nở không đều, trước khi nhóm lò cần khởi động và cho quay bộ
sấy
Câu 8
-Trình bày các quy định an toàn và các phương pháp sấy các đường ống dẫn
hơi tới ống góp hơi chung
TL
*Các quy định an toàn khi sấy đường ống dẫn hơi
-Thời gian sấy, tốc độ sấy nâng nhiệt độ, áp suất theo quy trình khống chế
tốc độ tăng nhiệt độ ở mức 1-1,5 độ/ph


-Khi sấy phải xả nước đọng trong ống xả đến khi hết nước đọng trong ống
rồi đóng lại
-Khi sấy ống phải quay roto bằng bộ quay trục để nhỡ van stop trước tuabin
hở thì trục sẽ bị cong nếu không quay
-Hé mở nước tuần hoàn qua bình ngưng để làm mát ống đề phòng hơi rò
xuống làm nóng ống, khi cho nước vào đột ngột gây vỡ ống trong bình
ngưng
*Phương pháp sấy ống
-Ban đầu, khi nhiệt độ ống thấp, chọn tốc độ gia nhiệt cao
-Về cuối giai đoạn sấy, khi nhiệt độ ống cao, chọn tốc độ gia nhiệt theo quy

phạm
-Kết hợp đồng thời quá trình sấy đường ống dẫn hơi và quá trình khởi động

-Sử dụng hơi thông thổi bộ quá nhiệt để sấy ống dẫn hơi
-Sử dụng hơi thổi ngược từ đường ống dẫn hơi chung
Câu 9
-Đặc điểm khởi động khối theo thống số trượt ? Nêu ưu điểm và khuyết
điểm của phương pháp này
TL
*Đặc điểm của việc khởi động theo thông số trượt
-Tiến hành khởi động đồng thời lò hơi và tuabin cùng một lúc; trong quá
trình nhóm lửa lò hơi, tăng áp, tăng nhiệt độ lò hơi, cũng đồng thời tiến hành
xung động tuabin, tăng số vòng quay, hòa lưới điện và tăng tải cho đến khi
lò hơi đạt thông số định mức thì tổ máy tuabin và máy phát điện cũng đạt
công suất định mức
*Ưu điểm


-Sự gia nhiệt roto và stato đồng đều hơn, giảm ứng suất nhiệt và tổn thất
nhiệt khi khởi động, điều kiện làm mát bộ quá nhiệt chính và bộ quá nhiệt
trung gian cũng được cải thiện
-Thời gian khởi động toàn bộ tổ máy rút ngắn, giảm tiêu hao năng lượng khi
khởi động, tính cơ động của tổ máy tăng
-Khởi động theo áp suất trượt là phương pháp khởi động theo thông số trượt
phổ biến nhất. Khi áp dụng phương pháp này, động lực xung động của
tuabin lớn, lưu lượng hơi nước nhiều nên dễ duy trì thông số cần thiết để
xung động
-Hiệu suất sử dụng thiết bị cao, vận hành và điều tải linh hoạt
-Giảm ô nhiễm, cải thiện môi trường
*Nhược điểm

-Khi khởi động theo áp suất trượt, trước khi xung động tuabin, toàn bộ lượng
hơi vẫn phải đưa vào bình ngưng nên gây tổn thất nhiệt lớn
Câu 10
-Khi khởi động khối từ trạng thái nóng cần lưu ý điều gì ?
TL
-Khi khởi động từ trạng thái nóng, nước trong lò vẫn còn nóng nên chỉ cần
cấp nước đủ để duy trì mức nước trung bình ở bao hơi
-Sau khi nhóm lò có thể khởi động nhanh đường hơi đi tắt, điều chỉnh cháy
thực hiện nhanh hơn, không cần phải thông thoáng đường khói lò, có thể gây
dao động áp suất bao hơi
-Trước khi xung động phải đưa hệ thống nghiền vào làm việc để có đủ hơi
thỏa mãn yêu cầu tăng số vòng quay tuabin
-Khi khởi động ở trạng thái rất nóng, điểm mấu chốt khi khởi động là phải
phối hợp tốt với lò hơi để có nhiệt độ hơi phù hợp với nhiệt độ kim loại
tuabin, tránh chênh lệch nhiệt độ làm giảm tuổi thọ tuabin


-Trước và sau khi khởi động tuabin, đều phải có biện pháp phòng ngừa nước
đọng lọt vào tuabin. Các van xả ống góp hơi quá nhiệt, quá nhiệt trung gian,
các ống hơi cấp 1 đều phải mở. Các van mở khi khởi động nói trên, sau khi
xung động tuabin hoặc sau khi mang tải tối thiểu mới được đóng lại
Câu 11
-Hãy nêu các trường hợp gấp không được khởi động lò ?
TL
-Hỏng một trong các bảo vệ tác động ngừng lò
-Không điều khiển được từ xa các thiết bị và các van điều chỉnh, xử lý sự cố
-Hỏng tất cả các đồng hồ đo lưu lượng nước cấp
-Hỏng một trong các van an toàn
-Xì hở các dàn ống sinh hơi, bộ quá nhiệt, bộ hâm nước, các đường ống
nước xuống …

-Hỏng tất cả các đồng hồ đo mức nước bao hơi từ xa
-Chất lượng nước cấp quá xấu
-Thiết bị khử tro, xỉ không làm việc
-Chưa thu dọn hết các tạp vật trong lò
Câu 12
-Hãy trình bày quá trình cắt dầu và chuyển lò sang đốt bột than ?
TL
*Ban đầu cần có dầu để mồi và hộ trợ quá trình cháy. Khi nhiệt độ lớn hơn
1000 độ nhiệt độ mà bột than có thể tự bắt cháy, chuẩn bị chuyển sang chế
độ cháy bột than. Thứ tự chuyển chế độ cháy dầu sang cháy bộ than
-Thông thổi các đường ống dẫn hỗn hợp than bột
-Chạy không tải các máy cấp than bột ở tốc độ vòng quay thấp nhất
-Mở lá chắn, đưa than vào một máy cấp, kiểm tra sự bắt cháy trong buồng
lửa


-Nếu cháy không tốt điều chỉnh gió hoặc ngừng cấp than
-Nếu cháy tốt khi tới vòi phun cấp 1 thực hiện lần lượt quá trình cấp than
trên ở các vòi phun khác
-Việc tăng số vòi phun cấp than nếu thành công phải đi cùng với quá trình
giảm lượng dầu
-Nếu vòi phun bố trí 2 hàng chồng lên nhau, nên cho đồng thời các vòi phun
hàng dưới vào làm việc để sấy lò, nâng nhiệt độ lò được đều hơn
Câu 13
-Làm thế nào để thay đổi phụ tải lò ? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chế
độ cháy trong buồng lửa ?
TL
*Thay đổi phụ tải
-Thay đổi phụ tải lò bằng cách thay đổi chế độ cấp nhiên liệu song song với
việc thay đổi chế độ cháy trong buồng lửa.

-Tăng lượng than bằng tăng tốc độ máy cấp than, tăng số vòi phun đưa vào
làm việc nếu có và điều chỉnh độ mịn của bột than
-Điều chỉnh áp suất gió và lượng gió bằng việc mở các lá chắn gió và theo
dõi qua đồng hồ đo lưu lượng gió
*Những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình cháy trong lò
-Chất lượng nhiên liệu
+Hàm lượng chất bốc
+Nhiệt trị của nhiên liệu
+Độ ẩm
-Đường kính vòng tròn ngọn lửa
-Nồng độ bột than


-Phụ tải lò: khi phụ tải lò giảm, nhiệt độ trung bình trong buồng đốt và nhiệt
độ trong vùng cháy giảm tới một nhiệt độ nhất định cần phải dầu hỗ trợ sự
cháy
-Sự phối hợp giữa gió cấp 1 và cấp 2
-Nhiệt độ gió cấp 1
Câu 14
-Điều chỉnh sức hút buồng lửa như thế nào ? Trình bày các biện pháp điều
chỉnh nhiệt độ hơi quá nhiệt
TL
*Sức hút buồng lửa
-Sức hút của buồng lửa rất quan trọng, có ảnh hưởng tới chế độ khí động,
trung tâm cháy, đóng xỉ, và ảnh hưởng trực tiếp tới nhiệt độ hơi quá nhiệt.
Theo quy định, áp suất buồng lửa phải từ 2-3mmH2O tại mọi mức phụ tải lò
hơi.
-Nếu áp suất trong buồng lửa giảm, ngọn lửa sẽ bị phì ra ngoài làm nóng
khung, có thể làm phân ly than bột
-Nếu áp suất hơi quá nhiệt lớn, ngọn lửa dâng cao làm tăng nhiệt độ khói ra,

làm tăng nhiệt độ hơi quá nhiệt, tăng tổn thất
-Trong trường hợp khẩn cấp, có thể thay đổi sức hút để điều chỉnh nhiệt độ
hơi quá nhiệt nếu vượt quá khả năng điều chỉnh nhiệt độ của bộ giảm ôn.
Thay đổi sức hút buồng lửa bằng cách thay đổi độ mở của lá chắn quạt gió,
thay đổi lưu lượng không khí vào buồng lửa
*Các biện pháp điều chỉnh nhiệt độ hơi quá nhiệt
-Sử dụng bộ giảm ôn kiểu phun. Nguyên lý làm việc là phun trực tiếp nước
rất sạch vào hơi, nước sạch hấp thụ nhiệt của hơi nước hóa thành hơi do đó
thay đổi được nhiệt độ hơi quá nhiệt. Sự thay đổi nhiệt độ hơi quá nhiệt là


nhờ việc điều chỉnh lượng nước phun. Lò hơi hiện đại bố trí 2 cấp bộ giảm
ôn kiểu phun
-Phương pháp điều chỉnh phân đoạn: ở các tải khác nhau, đều duy trì nhiệt
độ hơi ở các phân đoạn ở một giá trị xác định, mỗi phân đoạn có hệ thống
điều chỉnh độc lập
-Điều chỉnh vòi phun. Vòi phun dẹt có thể xoay hướng được thì sự điều
chỉnh nhiệt độ hơi quá nhiệt nhờ sự điều chỉnh góc xoay của vòi phun ( nâng
lên tăng nhiệt độ, chúc xuống giảm nhiệt độ ). Mức điều chỉnh phụ thuộc
vào số dãy vòi phun và góc quay vòi phun
Câu 15
-Tại sao mức nước thực trong bao hơi lại cao hơn mức nước thực trong ống
thủy ? Các dấu hiệu của sự sôi bồng trong bao hơi ? Cấp nước cho lò hơi khi
lò làm việc bình thường như thế nào
TL
-Mức nước thực tế trong bao hơi thường cao hơn mức nước trong ống thủy
là do chênh lệch nhiệt độ, lượng muối trong nước bao hơi, do lượng hơi.
Lượng muối càng nhiều sự chứa hơi càng lớn, sai số càng cao. Sản lượng
hơi càng lớn, độ phồng càng nhiều, sai số càng tăng
Câu 16

-Những yếu tố nào ảnh hưởng tới chất lượng nước lò và chất lượng hơi ?
Trình bày sơ đồ xả liên tục và xả định kỳ
TL
*Những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nước lò
-Độ pH là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá quá trình tạo cáu cặn trong lò
hơi
-Nồng độ muối có ở trong nước lò


-Độ kiềm của nước là tổng hàm lượng những ion bicacbonat, cacbonat,
hydrat, và những gốc muối của axit yếu. Độ kiềm có ảnh hưởng trực tiếp tới
quá trình ăn mòn điện hóa học trong lò
- Nồng độ các ion canxi và magie có trong nước sẽ tạo nên những cáu chắc
trong lò
*Những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng hơi
- Sự có mặt của những giọt hơi ẩm trong hơi là nguồn bẩn chủ yếu của hơi
bão hòa ở áp suất trung bình và áp suất thấp. Do trong hơi có lẫn những giọt
nước lò có chứa nồng độ khá cao các muối dễ hòa tan và những hạt cứng lơ
lửng, khi hơi bão hòa được quá nhiệt trong bộ quá nhiệt thì vật chất này trở
thành cáu đóng lại đóng lại trong bộ quá nhiệt, 1 phần muối tan vào trong
hơi quá nhiệt
Câu 17
-Trình bày các chế độ ngừng lò để dự phòng nóng và dự phòng nguội? Sau
khi ngừng lò phải thực hiện trông coi và bảo dưỡng như thế nào
TL
-Chế độ ngừng lò để dự phòng nóng là chế độ cần giữ nhiệt để lò sẵn sàng
đưa vào làm việc khi cần. Sẽ cho dừng khối đột ngột ngay từ phụ tải cao,
không chạy quạt gió, đóng kín cửa xem,cửa chui
-Chế độ ngừng lò dự phòng nguội là chế độ cần làm nguội nhanh để tiến
hành sửa chữa lò.

*Trông coi và bảo dưỡng lò hơi sau khi ngừng lò
-Sau khi dừng lò cần theo dõi nhiệt độ khói thải, kiểm tra phần đuôi lò để đề
phòng có cháy lại trong đường khói phần đuôi lò
-Sau khi ngừng lò không cho nước đi qua đường hơi chính và đường hơi quá
nhiệt trung gian đi vào tuabin
-Thực hiện các phương pháp chống ăn mòn


+Phòng mòn khô: bảo dưỡng bằng cách nạp khí nito, sấy khô, dùng các chất
hút ẩm
+Phòng mòn ướt
>Dùng NH3 đóng vai trò chất khử oxy trong nước cấp lò hơi và chất làm
sạch bề mặt đốt
>Nạp đầy vào lò nước cấp có áp suất cao đã khử oxy
>Dùng dung dịch xut. Phương pháp này là cho thêm xut vào nước lò để độ
Ph của nước lò cao hơn 10
>Dùng dung dịch Na3PO4 sẽ có tác dụng tạo lớp màng mỏng bảo vệ bề mặt
kim loại



×