Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

Đánh giá hiệu quả trồng và khai thác lâm sản mây ở huyện nam đông tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (801.07 KB, 74 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
----

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: HIỆU QUẢ TRỒNG VÀ KHAI THÁC LÂM SẢN MÂY TẠI HUYỆN NAM
ĐÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Giáo viên hướng dẫn

: TS. Phan Văn Hòa

Sinh viên thực hiện

: Trần Thị Phụng

Lớp

: K46B KTNN

MSV

: 1240110333

Thời gian thực tập

19/02 đến 10/05/ 2016


Đánh giá hiệu quả trồng và khai thác lâm sản mây ở huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế



Huế tháng 05-2016

2
GVHD: Tiến sỹ Phan Văn Hòa

2
SVTH: Trần Thị Phụng K46B KTNN


Đánh giá hiệu quả trồng và khai thác lâm sản mây ở huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế

Lời Cảm Ơn
Luận văn trước hết em xin chân thành gởi đến thầy
Phan Văn Hòa lời cảm ơn sâu sắc. Trong suốt quá trình
làm luận văn tốt nghiệp Thầy đã tận tình giúp đỡ và
hướng dẫn để em có thể hoàn thành đề tài này một
cách tốt nhất có thể. Thầy đã hướng dẫn những kiến
thức mà theo em nghĩ không những có ích trong luận
văn mà còn cả trong công việc sau này của em. Em
cũng xin gởi lòng biết ơn chân thành đến quý thầy cô
khoa Kinh tế - Phát triển trường Đại học Kinh Tế Huế đã
tận tình truyền đạt cho em những kiến thức nền tảng để
có thể bước vào đời. Em cũng xin gởi lời cảm ơn đến các
cô, chú, anh, chị đang công tác tại phòng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn huyện Nam Đông đặc biệt là
anh Nguyền Hà Nhân đã nhiệt tình giúp đỡ em trong
suốt thời gian thực tập tại đây. Ngoài ra em cũng xin
cảm ơn bà con nông dân huyện Nam Đông đã nhiệt tình
cung cấp số liệu cho em để có thể hoàn thành luận văn

tốt nghiệp cuối khóa. Cuối lời, em xin chúc Quý thầy cô
khoa Kinh tế -khoa Kinh tế - Phát triển trường Đại học
Kinh Tế Huế , các cô, chú, anh, chị làm việc tại phòng
Nông nghiệp và Phát triênt nông thôn huyện Nam Đông
nhiều sức khỏe, công tác tốt. Chúc bà con nông dân
huyện Nam Đông sản xuất hiệu quả, làm ăn phát đạt.
Huế, tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Phụng

3
GVHD: Tiến sỹ Phan Văn Hòa

3
SVTH: Trần Thị Phụng K46B KTNN


Đánh giá hiệu quả trồng và khai thác lâm sản mây ở huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế

MỤC LỤC

4
GVHD: Tiến sỹ Phan Văn Hòa

4
SVTH: Trần Thị Phụng K46B KTNN


Đánh giá hiệu quả trồng và khai thác lâm sản mây ở huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế


DANH MỤC VIẾT TẮT
LS

: Lâm sản

ĐDSH

: Đa dạng sinh học

Bộ NN và PTNT

: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

UBND

: Ủy ban nhân dân xã

BQLR

: Ban quản lý rừng

BQL

: Ban quản lý

TBKH

: Tiến bộ khoa học

5

GVHD: Tiến sỹ Phan Văn Hòa

5
SVTH: Trần Thị Phụng K46B KTNN


Đánh giá hiệu quả trồng và khai thác lâm sản mây ở huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế

DANH MỤC BẲNG

6
GVHD: Tiến sỹ Phan Văn Hòa

6
SVTH: Trần Thị Phụng K46B KTNN


Đánh giá hiệu quả trồng và khai thác lâm sản mây ở huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

7
GVHD: Tiến sỹ Phan Văn Hòa

7
SVTH: Trần Thị Phụng K46B KTNN


Đánh giá hiệu quả trồng và khai thác lâm sản mây ở huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Trong thời gian thực tập tại phòng NN& PTNT huyện Nam Đông tôi đã tiến
hành nghiên cứu, lựa chọn và thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả trồng và khai thác
lâm sản Mây tại huyện Nam Đông- tỉnh Thừa Thiên Huế” làm khóa luận tốt nghiệp
của mình.
Mục tiêu chính của đề tài là đánh hiệu quả trồng và khai thác lâm sản mây từ đó
đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trồng và khai thác
mây, khả năng tiếp cận, đưa lâm sản mây của người nông dân đến với thị trường tiêu
thụ.
Qua các số liệu sơ cấp thu được từ quá trình điều tra trực tiếp từ các hộ nông dân
cộng với số liệu thứ cấp thu thập được từ các phòng ban đặc biệt phòng nông nghiệp
huyện. Kết hợp với các biện pháp phân tích và xử lý số liệu để tiến hành nghiên cứu đề
tài.
Qua quá trình nghiên cứu tôi nhận thấy rằng: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
trồng và khai thác Mây của người dân chủ yếu là kinh nghiệm, tuổi tác, khả năng kinh
tế của gia đình,thị trường tiêu thụ… Hiệu quả kinh tế trồng và khai thác mây của các
hộ có hiệu quả. Các hộ trồng mây vẫn chưa thật sự chủ động trong việc tìm kiếm kênh
tiêu thụ, họ chỉ trông chờ vào người thu gom lớn đến thu mua hay các cấp chính quyền
vẫn chưa quan tâm, tìm kiếm mở rộng kênh tiêu thụ lạc cho người dân.
Trên cơ sở phân tích số liệu thu thập được, bài khóa luận đã đánh giá hiệu quả
trồng và khai thác Mây trên địa bàn huyện. Từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể, có tính
khả thi nhằm nâng cao hiệu quả trồng Mây cho các hộ nông dân.

8
GVHD: Tiến sỹ Phan Văn Hòa

8
SVTH: Trần Thị Phụng K46B KTNN



Đánh giá hiệu quả trồng và khai thác lâm sản mây ở huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế

PHẦN 1 : MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay, LSNG được quan tâm ở nhiều khía cạnh khác nhau, chúng có giá trị
góp vào việc phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. Giá
trị về mặt kinh tế thể hiện ở nguồn thu nhập cho các cộng đồng người dân sống gần
rừng. LSNG có thể là nguồn thu bằng tiền duy nhất để mua lương thực thực phẩm,
hàng tiêu dùng, và trang trải chi phí thuốc men, chi phí học hành của con trẻ đối với
các hộ nghèo. Ngoài ra LSNG còn góp phần rất lớn vào kinh tế đất nước. Về giá trị xã
hội, LSNG giúp ổn định về kinh tế và an ninh cho đời sống người dân phụ thuộc vào
rừng, tạo việc làm, bảo tồn kiến thức bản địa và giá trị về mặt môi trường, chúng góp
phần bảo vệ, điều tiết nguồn nước, chống xói mòn, bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan,
bảo tồn đa dạng sinh học.
Đã từ lâu, lâm sản ngoài gỗ được sử dụng đa mục đích trong nhiều lĩnh vực của
đời sống xã hội như làm dược liệu, đồ trang sức, đồ gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ,
thực phẩm…, do vậy chúng đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của nhân
dân. Tuy nhiên, sự thiếu hiểu biết về đặc tính và công dụng của các loại lâm sản ngoài
gỗ đã hạn chế nhiều giá trị kinh tế của chúng. Hơn nữa, do nhiều nguyên nhân khác
nhau mà một số loại lâm sản ngoài gỗ đang bị cạn kiệt cùng với sự suy thoái của rừng.
Như vậy, vấn đề đặt ra là phải nâng cao hiểu biết về lâm sản ngoài gỗ để quản lý, khai
thác, sử dụng, chế biến, tiêu thụ và phát triển bền vững nguồn tài nguyên quí giá
này.Bên cạnh các sản phẩm chính của rừng là gỗ, lâm sản ngoài gỗ có vai trò hết sức
quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của người dân sống ở gần
rừng cũng như đóng góp đáng kể cho việc phát triển kinh tế, xã hội của mỗi địa
phương. Trong vài thập kỷ vừa qua lâm sản ngoài gỗ đã thu hút được sự quan tâm của
các nhà khoa học, các nhà quản lý và các nhà kinh doanh cả ở trong và ngoài nước.
Đặc biệt, cây Mây (Calamus tetradactylus Hance) là một trong những loài lâm sản có
giá trị đứng hàng thứ 3 sau gỗ và tre nứa (Vũ Văn Dũng, 1996). Mây có những đặc
tính kỹ thuật quý như: tính chịu lực cao, đồng đều, bóng đẹp, mềm dẻo, dễ uốn, dễ kết

hợp với kim loại và các vật liệu khác như gỗ, da, nhựa... Vì vậy, cây Mây là nguyên
liệu chủ yếu để sản xuất nhiều mặt hàng như đồ gia dụng, bàn ghế, sản phẩm mỹ nghệ
9
GVHD: Tiến sỹ Phan Văn Hòa

9
SVTH: Trần Thị Phụng K46B KTNN


Đánh giá hiệu quả trồng và khai thác lâm sản mây ở huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế

dùng trong nước và xuất khẩu. Các sản phẩm làm từ Mây của nước ta đã được xuất
khẩu sang nhiều nước và vùng lãnh thổ như: Nhật Bản, Đức, Ý, Hồng Kông, Singapo,
Cuba… . Từ mục tiêu phát triển ngành công nghiệp song mây, nhiều dự án trồng song
mây được xúc tiến như Gắn môi trường vào quá trình phát triển bền vững của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ,Ta thấy được ngoài lâm sản gỗ thì lâm sản ngoài gỗ cũng
đóng vai trò quan trọng , Một trong những lâm sản ngoài gỗ có nhiều công dụng đóng
vai trò quan trọng cho nhiều nghành công nghiệp chế biến và xuất khẩu đó là lâm sản
mây song, mây song còn mang lại nguồn thu nhập cho bà con đồng bào vùng miền núi
cũng như công nghiệp chế biến, ngày nay nguồn nguyên liệu tự nhiên ngày càng cạn
kiệt, các nghành chế biến thiếu hụt trầm trọng đầu vào đảm bảo chất lượng và số
lượng, Trước những thách thức đó, việc nghiên cứu thực trạng sản xuất, những yếu tố
ảnh hưởng đến hiệu quả trồng mây là vấn đề cần thiết, nhằm đưa ra những biện pháp
để nâng cao hiệu quả sản xuất và đem lại thu nhập cao cho người dân của huyện Nam
Đông tỉnh Thừa Thiên – Huế. Vì vậy việc nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả trồng và
khai thác lâm sản mây ở huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế “ là vấn đề cần được
quan tâm.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
- Phân tích hiệu quả trồng và khai thác mây của các nông hộ tại huyện Nam

Đông tỉnh Thừa Thiên – Huế, đề xuất giải pháp nâng cao hiểu quả kinh tế trồng và
khai thác mây tại huyện Nam Đông trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về trồng mây ở huyện Nam Đông.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trồng và khai thác mây của huyện
trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu:


Đối tượng nghiên cứu :
Những vấn đề liên quan đến trồng và khai thác Mây ở huyện Nam Đông



Thời gian:
Phân tích giai đoạn 2013- 2015
10
GVHD: Tiến sỹ Phan Văn Hòa

10
SVTH: Trần Thị Phụng K46B KTNN


Đánh giá hiệu quả trồng và khai thác lâm sản mây ở huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế

1.4 Phương pháp nghiên cứu:
* Thu thập số liệu:


Số liệu thứ cấp: dựa vào những số liệu,bài báo cáo của phòng NN&PTNT huyện Nam

Đông cung cấp về các điều kiện tự nhiên-xã hội của huyện,ngoài ra có những tài liệu
trên báo,tạp chí,internet….
Số liệu sơ cấp: Thu thập và phân tích tài liệu sơ cấp, Khảo sát và phỏng vấn thực
tế hộ trồng mây.
* Phương pháp phân tích:



Phương pháp thống kê mô tả: Là công cụ quản lý vĩ mô nhằm giúp đánh giá dự báo
tình hình,hoạch định chiến lược,đáp ứng nhu cầu thông tin kinh tế.Sử dụng chỉ tiêu
kinh tế để nói lên hiệu quả của việc trồng Mây.




Phương pháp phân tổ thống kê:
Phương pháp so sánh: Dựa vào những sô liệu đã định lượng và so sánh với những chi
phí,doanh thu,lợi nhuận.

11
GVHD: Tiến sỹ Phan Văn Hòa

11
SVTH: Trần Thị Phụng K46B KTNN


Đánh giá hiệu quả trồng và khai thác lâm sản mây ở huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: SƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ TRỒNG

VÀ KHAI THÁC LÂM SẢN MÂY
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
- Hiệu quả: là việc xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các nguồn lực sao cho đạt
kết quả cao nhất. Hiệu quả bao gồm ba yếu tố: không sử dụng nguồn lực lãng phí, sản
xuất với chi phí thấp nhất, sản xuất để đáp ứng nhu cầu của con người
- Hiệu quả kinh tế: Khái niệm hiệu quả kinh tế được dùng như một tiêu chuẩn để
xem xét các tài nguyên được thị trường phân phối như thế nào Tiêu chí về hiệu quả
kinh tế thật ra là giá trị. Có nghĩa là, khi sự thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó
có hiệu quả và ngược lại thì không hiệu quả.
- Khái niệm nông hộ: Nông hộ hay còn gọi là hộ nông dân là hình thức tổ chức
sản xuất trong nông, lâm, ngư nghiệp, bao gồm một nhóm người có cùng chung huyết
tộc hoặc quan hệ huyết tộc sống chung trong một mái nhà, có chung một nguồn thu
nhập, tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp với mục đích chủ yếu phục vụ cho
nhu cầu của các thành viên trong hộ Kinh tế hộ gia đình là loại hình sản xuất có hiệu
quả kinh tế-xã hội, tồn tại và phát triển lâu dài có vị trí quan trọng trong sản xuất nông
nghiệp và quá trình công nghiệp hoá hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Kinh tế hộ
phát triển tạo ra sản lượng hàng hoá đa dạng, có chất lượng, giá trị ngày càng cao, góp
phần tăng thu nhập cho mỗi hộ nông dân, cải thiện đời sống mỗi mặt ở nông thôn,
cung cấp sản phẩm cho công nghiệp và xuất khẩu, đồng thời thực hiện chuyển dịch cơ
cấu từ kinh tế hộ

12
GVHD: Tiến sỹ Phan Văn Hòa

12
SVTH: Trần Thị Phụng K46B KTNN


Đánh giá hiệu quả trồng và khai thác lâm sản mây ở huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế


- Nguồn vốn trong sản xuất nông nghiệp được xem là yếu tố đầu vào có thể nâng
cao chất lượng và số lượng cho sản phẩm nông nghiệp.Vốn trong sản xuất nông
nghiệp bao gồm các máy móc thiết bị được sử dụng trong quá trình sản xuất.
- Khoa học- công nghệ kĩ thuật trong nông nghiệp phải vận dụng những tiến bộ
về sinh học, lấy công nghệ sinh học và sinh thái học làm trung tâm.

13
GVHD: Tiến sỹ Phan Văn Hòa

13
SVTH: Trần Thị Phụng K46B KTNN


Đánh giá hiệu quả trồng và khai thác lâm sản mây ở huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế

1.1.2 Một số chỉ tiêu kinh tế để đánh giá hiệu quả kinh tế


Chi phí : chi phi nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh
với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh
doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất của nông hộ nhằm đến
việc đạt được mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận.
Chi trồng mây gồm các chi phí sau: Chi phí khai hoang vườn trồng, Chi phí
giống,chi phí phân bón, chi phí thuốc, chi phí khấu hao vườn, chi phí nhiên liệu, chi
phí lao động gia đình quy ra tiền, và các khoản chi phí khác.
Tổng chi phí = Chi phí lao động + Chi phí vật chất + Chi phí khác
Trong đó:
Chi phí lao động bao gồm các khâu: trồng, chăm sóc và thu hoạch.
Chi phí lao động = Chi phí lao động gia đình + Chi phí lao động thuê.

Chi phí lao động thuê =số ngày công x số tiền công trả /ngày.
Tương tự, tính chi phí lao động gia đình được quy ra tính như lao động thuê, giá
tiền lao động gia đình bằng với giá tiền lao động thuê.
Chi phí vật chất bao gồm: chi phí phân bón + chi phí thuốc
Chi phí khấu hao vườn: (chi phí này được tính theo phương pháp khấu hao tài
sản cố định hữu hình theo quy định của Bộ Tài chính) được tính bằng phương pháp
đường thẳng với công thức: Chi phí khấu hao= Nguyên giá/ Thời gian sử dụng. Trong
đó, nguyên giá gồm chi phíkhai hoang vườn trồng và các chi phí (chi phí lao động)
(trong luận văn thời gian khấu hao cho vườn)
Mây là 10 năm), thời gian sử dụng được tham khảo quy định về thời gian sử
dụng tài sản cố định hữu hình là vườn cây lâu năm của Bộ Tài chính.
14
GVHD: Tiến sỹ Phan Văn Hòa

14
SVTH: Trần Thị Phụng K46B KTNN


Đánh giá hiệu quả trồng và khai thác lâm sản mây ở huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế



Doanh thu: là toàn bộn số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, tức là tổng sốtiềnmà
nông hộ nhận được khi bán mây



Doanh thu = Giá bán * Tổng sản lượng




Lợi nhuận: là số tiền mà nông hộ nhận được khi bán mây đã trừ đi các khoản chi phí



Lợi nhuận = Doanh thu - Tổng chi phí



Có 2 loại lợi nhuận: Lợi nhuận chưa tính lao động gia đình và lợi nhuận có tính lao
động gia đình
Để đánh giá hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng mây, trong đề tài sửdụng một số
chỉ tiêu sau:



Doanh thu / Chi phí: cho biết một đồng chi phí mà người trồng mây bỏ ra đầu tư sẽ thu
lại được bao nhiêu đồng doanh thu.



Lợi nhuận / Doanh thu: cho biết trong một đồng doanh thu mà nông hộ cóđược thì sẽ
có bao nhiêu đồng lợi nhuận trong đó.



Lợi nhuận / Chi phí: cho biết một đồng chi phí mà chủ đầu tư bỏ ra sẽ thu lại được bao
nhiêu đồng lợi nhuận.
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả trồng và khai thác lâm sản mây ở
huyện Nam Đông




Nhân tố con người
Con người có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất áp dụng các chuyển
giao tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào sản xuất, chính sự áp dụng này đã làm ảnh hưởng
đến kết quả và hiệu quả của các mô hình canh tác nông nghiệp



Nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội
15
GVHD: Tiến sỹ Phan Văn Hòa

15
SVTH: Trần Thị Phụng K46B KTNN


Đánh giá hiệu quả trồng và khai thác lâm sản mây ở huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế

Trong điều kiện kinh tế' - chính trị, xã hội ổn định thì hiệu quả kinh tế' sẽ đạt
được cao, cho dù có một số yếu tố có thể không hoàn thiện. Mặt khác các yếu tố khác
đều hoàn thiện mà điều kiện kinh tế' - chính trị xã hội không ổn định thì hiệu quả kinh
tế' đạt được là không cao.


Nhân tố môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh chịu sự chi phối bởi điều kiện kinh tế' - xã hội đã ảnh
hưởng đến kết quả hiệu quả kinh tế' của doanh nghiệp nông nghiệp và người nông dân.




Nhân tố vốn Vốn
Là vấn đề cần thiết và quan trọng đối với hô nông dân nhằm đầu tư cho sản xuất,
thâm canh tăng năng suất nông lâm nghiệp.Nếu thiếu vốn hiệu quả kinh tế sử dụng đất
sẽ không được cải thiện.Vì vậy vốn là nhân tố hết sức quan trọng trong quá trình sản
xuất.



Nhân tố tự nhiên
Điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ ảnh hưởng lớn không chỉ đến quá trình sản xuất
mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế.Vì vậy phải dựa vào điều kiện tự
nhiên để thúc đẩy quá trình sản xuất nông lâm nghiệp, yếu tố tự nhiên đã tác đông đến
năng suất, sản lượng của quá trình sản xuất.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Từ mục tiêu ban đầu chỉ là biện pháp thử nghiệm giúp người dân sử dụng một
phần đất dưới tán rừng để trồng cây Mây nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất ổn định và
bền vững. Đến nay, việc trồng cây Mây dưới tán rừng đã trở thành một phương thức
hữu hiệu của người dân cho sinh kế của mình trong lúc chờ đợi rừng trồng hàng chục
năm mới cho thu hoạch.
Một điều dễ nhận thấy là khi đất rừng của người dân trước đây vốn là đất canh
tác nương rẫy nay được phủ kín bằng cây trồng của dự án, khi đó người dân sẽ lâm
16
GVHD: Tiến sỹ Phan Văn Hòa

16
SVTH: Trần Thị Phụng K46B KTNN



Đánh giá hiệu quả trồng và khai thác lâm sản mây ở huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế

vào cảnh thiếu đất sản xuất nông nghiệp mùa vụ hàng năm. Trong lúc chờ thu hoạch
rừng, người dân phải tự xoay sở tìm kế sinh nhai cho mình. Hiển nhiên dù muốn hay
không, để có tư liệu sản xuất người dân chỉ còn cách phát rừng làm rẫy “chui”, và cái
vòng luẩn quẩn “đắp chỗ này bục chỗ khác” trong trồng rừng sẽ lại tái diễn.Lường
trước được tình trạng đó, dự án KfW4 đã đề xuất ý tưởng giúp người dân tìm đầu ra
cho bài toán sinh kế trước mắt bằng các chương trình trồng Mây dưới tán rừng. Mô
hình này là nhu cầu thực tế mong đợi của người dân, dự án chỉ hỗ trợ người dân tham
gia thiết lập mô hình thông qua lựa chọn những địa điểm trồng mây phù hợp trên hiện
trường và cung cấp cây giống, phân bón, kỹ thuật trồng và chăm sóc bảo vệ…
Người ta công nhận rằng đa số những người nông dân nghèo đều sống nhờ
những lâm sản ngoài gỗ như là song mây và tre. Những cố gắng của các nhà nghiên
cứu để đưa ra được những biện pháp bảo tồn cũng cần tránh gây ảnh hưởng đến nhu
cầu sống hàng ngày của người dân sống do khai thác và sử dụng những nguồn tài
nguyên này cũng như đối với thu nhập nói chung của người dân và những người sống
ở trong rừng. Muốn được như vậy thì cần ưu tiên cho việc khai thác của những người
dân sống trong rừng hoặc sống nhờ vào rừng đặc biệt là khi việc khai thác này là kế
sinh nhai của họ. Đây cũng là một yếu tố rất quan trọng trong việc bảo tồn bền vững
nguồn gen song mây và tre trong rừng nơi có người dân sinh sống. Những hoạt động
này sẽ bao gồm: việc đánh giá lợi ích kinh tế thông qua khai thác song mây và tre; xác
định, chọn lọc chất liệu song mây và tre thích hợp với những hệ sinh thái và môi
trường khác nhau và xác định, chọn lọc những loài thích hợp để trồng nhằm làm giảm
sức ép đối với những lâm phần tự nhiên.
Để phát triển những phương pháp nghiên cứu từ những khía cạnh sinh học có
liên quan đến bảo tồn và đa dạng gen áp dụng rộng rãi cho các loài tre và song mây thì
cần chú ý đến phạm vi rộng lớn về phân bố, sử dụng và đa dạng khác loài. Nói một
cách khác, mặc dù khi nghiên cứu chỉ chọn lọc một số loài và ở một số vùng nhưng
những kết quả của công tác nghiên cứu này vẫn phải áp dụng được với nhiều loài và
nhiều vùng khác nhau. Để những kết quả này được áp dụng rộng rãi trên diện rộng thì

việc trao đổi thông tin là rất cần thiết, đồng thời cần cố gắng để nắm được bức tranh
toàn cảnh về bảo tồn và sử dụng các loài tre và song mây.
17
GVHD: Tiến sỹ Phan Văn Hòa

17
SVTH: Trần Thị Phụng K46B KTNN


Đánh giá hiệu quả trồng và khai thác lâm sản mây ở huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế

Hiện nay, có 10 dự án đang được thực hiện với mạng lưới cộng tác viên ở 8 nước
trong khu vực Châu á- Thái Bình Dương . Thêm vào đó, 20 dự án đã được hoàn thành
sớm hơn dự kiến. Kết quả của các dự án đã hoàn tất được phổ biến qua những cuộc hội
thảo và giá trị của những ấn phẩm đã được xuất bản là rất lớn.
Những ảnh hưởng xấu trong một thời gian dài do việc khai thác quá mức nguồn
tài nguyên song mây và tre tự nhiên là một vấn đề bức xúc ở nhiều nước. Vẫn có sự
thiếu hụt lớn thông tin sề tái sinh hạt và ảnh hưởng của kinh tế xã hội đến bảo tồn và
khai thác.
Kết quả của những hoạt động nghiên cứu song mây và tre đã mang lại lợi nhuận
cho một số nước có liên quan và cũng thúc đẩy những quốc gia này quan tâm nhiều
hơn
Từ thành công của dự án, ngành chức năng đề ra chủ trương phát triển, nhân rộng
mô hình trồng song mây. Cơ quan chuyên môn nên có bản đề xuất suất đầu tư, khoản
lợi nhuận cụ thể trên từng đơn vị diện tích để đồng bào nắm và có thể chủ động đầu tư.
Chất lượng giống song mây cũng là vấn đề quan trọng, phải không ngừng nghiên cứu
tìm nguồn giống đạt năng suất, chất lượng cao, có khả năng kháng bệnh cao để tạo độ
tin cậy cho dân

Chương 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KHAI THÁC VÀ TRỒNG

LÂM SẢN SONG MÂY CỦA HUYỆN NAM ĐÔNGTỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1 Một số đặc điểm tự nhiên – xã hội của huyện Nam Đông
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
*Vị trí địa lý
Nam Đông là một huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên-Huế

18
GVHD: Tiến sỹ Phan Văn Hòa

18
SVTH: Trần Thị Phụng K46B KTNN


Đánh giá hiệu quả trồng và khai thác lâm sản mây ở huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế

Huyện lị huyện Nam Đông là thị trấn Khe Tre và 10 xã: Hương Giang,Hương
Hòa, Hương Hữu, Hương Lộc, Hương Phú, Hương Sơn, Thượng Lộ, Thượng Long,
Thượng Nhật, Thượng Quảng.
Tổng diện tích: 651,95 km2
- Vị trí địa lý:
+ Phía Đông giáp huyện Phú Lộc
+ Phía Tây giáp huyện A Lưới
+ Phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng
+ Phía Bắc giáp thị xã Hương Thủy.
*Điều kiện khí hậu, thủy văn:
- Khí hậu:
Toàn bộ diện tích của Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Đông nằm trong vùng khí
hậu nhiệt đới gió mùa.Do ảnh hưởng của dãy Trường Sơn nên lượng mưa trung bình
tương đối cao,trong năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ bình quân năm là 24,80C, nhiệt độ cao nhất là 38,40C

và nhiệt độ thấp nhất là 12,20C.
- Chế độ mưa: Tổng lượng mưa trung bình năm là 3.600mm nhưng phân bố
không đồng đều.Mưa thường tập trung,cường độ mạnh vào tháng 10 và tháng
11,chiếm tỷ lệ 60-70% lượng mưa năm.
- Độ ẩm không khí bình quân năm 88%,độ ẩm không khí thấp nhất vào những
ngày có gió Tây Nam hoạt động có thể xuống dưới 60%.
- Chế độ gió: Khu vực có hai loại gió mùa chính:
19
GVHD: Tiến sỹ Phan Văn Hòa

19
SVTH: Trần Thị Phụng K46B KTNN


Đánh giá hiệu quả trồng và khai thác lâm sản mây ở huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế

+ Gió mùa Đông Bắc hoạt động từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau Gió thổi theo
hướng Bắc hoặc Đông Bắc.Nhiệt độ không khí thấp,ẩm độ cao,thường kéo theo mưa
phùn.
+ Gió mùa Tây Nam hoạt động từ tháng 4 đến tháng 9,do bị chắn bởi dãy Trường
Sơn nên biến tính khô nóng, nhiệt độ cao,ẩm độ thấp.
- Thuỷ văn:
Toàn bộ diện tích đất đai của Ban quản lý nằm trên thượng nguồn lưu vực sông
Hương,có khe suối chằng chịt với nhiều khe suối ngắn và dốc nên lưu tốc dòng chảy
vào mùa lũ rất lớn.
Nhìn chung điều kiện khí hậu và thủy văn ở khu vực tương đối thuận lợi cho cho
sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.Tuy nhiên do chế độ mưa tập trung theo
mùa, số ngày mưa trong năm lớn đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản
xuất, nhất là khâu khai thác rừng của đơn vị.
* Đặc điểm về đất đai:

Qua khảo sát thực tế và thu thập các tài liệu về nông hoá thổ nhưỡng của một số
công trình cho thấy trong khu vực có các loại đất phổ biến như sau:
- Nhóm dạng đất Feralit nâu vàng phát triển trên đá Granit.
- Nhóm dạng đất Feralít đỏ vàng, xám vàng phát triển trên các loại đá phiến
thạch sét và đá Sét.
Thành phần cơ giới thịt trung bình, độ dày tầng đất 60-80cm, hàm lượng mùn từ
trung bình đến cao, đất xốp, độ ẩm mát, tỉ lệ đá lẫn 10-25%, đá nổi 5-10%, mức độ xói
mòn mặt trung bình.
2.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội
20
GVHD: Tiến sỹ Phan Văn Hòa

20
SVTH: Trần Thị Phụng K46B KTNN


Đánh giá hiệu quả trồng và khai thác lâm sản mây ở huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế

*Dân số,dân tộc và lao động
Đặc điểm lao động và việc làm Nhìn chung, lao động trên địa bàn chủ yếu là lao
động phổ thông, làm việc trong lĩnh vực Nông - Lâm - Thủy sản nên thu nhập thấp.Vì
thế, trong thời gian tới cần phát triển các loại hình tiểu thủ công nghiệp, mở các trung
tâm dạy nghề nhằm tạo việc làm tại chỗ cho người dân, góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội huyện nhà. Nam Đông là huyện miền núi, người dân nơi đây chủ yếu
là đồng bào dân tộc 38 thiểu số với trình độ văn hóa thấp, phương thức canh tác còn
lạc hậu, sống chủ yếu dựa vào rừng nên làm cho rừng ngày càng giảm về trữ lượng và
chất lượng.
- Dân số: 42.490 người
- Mật độ dân số: 65,17 người/km2
Hiện trạng và cơ cấu dân số Huyện Nam Đông có 2 dân tộc chính là dân tộc

Kinh và dân tộc KaTu, trong đó dân tộc Ka Tu (9.320 người) chiếm 40,81%.Dân số
trung bình năm 2009 là 23.362 người và chủ yếu sống ở vùng nông thôn (chiếm
85,34%).Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện năm 2009 là 1,41% và có chiều hướng
ngày càng giảm, chiếm 41%. Toàn huyện có 10 xã trong đó có 7 xã đặc biệt khó khăn
mà 6 xã là người dân tộc thiểu số chiếm trên 70%
* Kinh tế
Là một huyện có dân số ít nhưng là huyện có địa bàn phức tạp, trình độ dân trí
thấp, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo có giảm nhưng
vẫn đang ở mức cao.Trong những năm qua được sự đầu tư của nhà nước,công tác định
canh định cư của dồng bào dân tộc thiểu số ngày càng đi vào thế vững chắc,tỉ lệ hộ đói
nghèo giảm.Hồ xuân hợp.Trên địa bàn huyện hiện nay diện tích rừng trồng ngày càng
được mở rộng,diện tích trồng mây cũng ngày càng tốt hơn có cải thiện đáng kể.
 Nông – lâm nghiệp:
21
GVHD: Tiến sỹ Phan Văn Hòa

21
SVTH: Trần Thị Phụng K46B KTNN


Đánh giá hiệu quả trồng và khai thác lâm sản mây ở huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế

Hộ nông dân chủ yếu trồng lúa, trồng câ rừng xung quanh nhà là chủ yếu quy mô
nhỏ lẻ mang tính hộ gia đình.Chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô nhỏ và thường chăn
thả ở những khu đất công cộng.Một số người dân sống dựa vào rừng bằng việc đi kiếm
củi và hái các loài cây thuốc, rau rừng để bàn cho người dân và khách du lịch.
 Thương mại – dịch vụ - du lịch:

Nhìn chung việc phát triển kinh tế thương mại tại địa phương còn ở mức nhỏ
lẻ.Các hoạt động thương mại chủ yếu là buôn bán trao đổi các mặt hàng thiết yếu cho

cuộc sống của người dân như: lương thực, thực phẩm, hải sản,một số đồ dùng gia đình
và một số mặt hàng khác.

22
GVHD: Tiến sỹ Phan Văn Hòa

22
SVTH: Trần Thị Phụng K46B KTNN


Đánh giá hiệu quả trồng và khai thác lâm sản mây ở huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên:
* Thuận lợi:
- Đất đai: Phần lớn đất đai có độ dày tầng đất tương đối cao,giàu chất dinh dưỡng
là điều kiện tốt cho cây trồng sinh trưởng và phát triển.
- Điều kiện khí hậu: Lượng mưa nhiều và tập trung,độ ẩm cao thích hợp với đặc
điểm sinh thái của nhiều loài cây nên tổ thành rừng rất phong phú.
* Khó khăn:
Do điều kiện địa hình cao, độ dốc tương đối lớn nên bên cạnh những thuận lợi về
điều kiện khí hậu cũng gây ra không ít những khó khăn như lượng mưa nhiều, cường
độ lớn tập trung làm cơ sở hạ tầng bị xuống cấp nghiêm trọng, diện tích rừng đơn vị
quản lý tập trung ở vùng sâu vùng xa vì vậy công tác QLBVR đặc biệt khó khăn trong
mùa mưa bão.
2.2. Thực trạng khai thác và trồng lâm sản mây của huyện Nam Đông-tỉnh
Thừa Thiên Huế.
2.2.1. Khái quát về đặc điểm thực vật của lâm sản Mây
Song Mây thuộc họ cau dừa (Aracaceae) phân bố tự nhiên ở vùng nhiệt đới và á
nhiệt đới. Trên thế giới có khoảng 600 loài Song Mây thuộc 14 chi.Mây là tên gọi
chung cho khoảng 600 loài cây, chủ yếu thuộc các chi Calamus (khoảng 400 loài) và

Daemonorops (khoảng 115 loài), Song mây là loài lâm sản ngoài gỗ, là nhóm lâm sản
đứng hàng thứ 2 sau gỗ. Song mây là một trong những bộ phận quan trọng của hệ sinh
thái rừng ở Ban QLRPH Nam Đông. Thực tế cho thấy từ trước đến giờ người dân chỉ
quan tâm đến khai thác mà không chú ý đến bảo tồn và sử dụng bền vững. Đến nay ở
Việt Nam đã xác định được trên 30 loài mây thuộc 5 chi : chi Mây (camalmus L.) gồm
có 22 loài, chi Hèo (Daemonorop) có 3 loài, chi liệt công (Pletocomia) gồm có 2 loài,
chi Mây bột (Korthalsia) có 2 loài và chi Song rụp (Myrialepis) có 1 loài. Cũng như
23
GVHD: Tiến sỹ Phan Văn Hòa

23
SVTH: Trần Thị Phụng K46B KTNN


Đánh giá hiệu quả trồng và khai thác lâm sản mây ở huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế

các địa điểm khác ở huyện Nam Đông, songmây ở Ban QLRPH Nam Đông rất phong
phú và đa dạng. phân bố tự nhiên thuộc các khu vực nhiệt đới của Châu Á , Châu Úc,
Châu Phi. Mây là lâm sản ngoài gỗ được sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất hàng
thủ công mỹ nghệ, đồ dùng trong gia đình (nội thất) như bàn, ghế hay giỏ đựng...
Chúng rất giống cây tre, nhưng mây dễ phân biệt với tre là chúng đặc chứ không có
thân rỗng như tre, ngoài ra để sinh trưởng tốt, mây cần có một sự chăm sóc từ phía con
người (tuy nhiên nó cũng rất dễ sống trong điều kiện hoang dại), trong khi tre có thể
không cần điều này. Điều này làm cho nó trở thành một công cụ tiềm năng trong việc
bảo vệ rừng, do nó đem lại một số lợi ích và lợi nhuận hơn là loài cây cần phải loại bỏ.
Thân mây được sử dụng trong đời sống hàng ngày nhứ lạt buộc, đan rổ, rá, bàn
ghế, là nguyên liệu sản xuất các mặt hàng thue công mỹ nghệ đáp ứng nhu cầu trong
nước và xuất khẩu. đặc biệt, quả chín có thể ăn và cây có tác dụng làm hàng rào bảo vệ
quanh nhà quanh vườn rất tốt
Mọc thành bụi, gồm 2 bộ phận chính là thân khí sinh và thân ngầm. Mỗi thân khí

sinh dài tới 20-30 cm, to 5-8 mm, lóng dài khoảng 20cm, có các tai hình sợi, mang
vuốt, dài 1 cm.Thân được bao bọc quanh các bẹ lá xanh lá cây, phía ngoài có gai. Lá
cả bẹ dài chừng 80 cm, cuống lá dài 12-15 cm, có gai. Lá chét hình mũi mác dài 15-20
cm, rộng 2-3 cm, có 3-5 gân nỗi rõ, mép có gai nhỏ.
Cụm hoa là một bông mo dạng đặc biệt, hoa xuất hiện trên csc tay mây ở phía
ngọn, dài 0,8- 1 m, gồm nhiều chùm hoa nhỏ, màu vàng có hương thơm. Quả hình cầu
to 7-10 mm, khi chín có màu trắng ngà, rất bóng.
Mọc tự nhiên ở hầu hết các vùng có rừng thường xanh và được trồng nhiều ở các
vùng trung du và đồng bằng.Thích hợp với khí hậu có nhiệt độ 20-30 0C, lượng mưa
trung bình 1500-2000mm, độ ẩm không khí rất cao. Đất sâu ẩm, thoát nước, giàu mùn,
pH4,5-6,0 nhất là ven khe suối, trên các thung lũng ,chân sườn ít dốc, độ cao từ 200300 m so với mực nước biển, độ tàn che 0,4-0,5 và có cây gỗ cho cây leo.Không trông
mây ở rừng rụng lá và vùng có lượng mưa dưới 700-800 mm.
24
GVHD: Tiến sỹ Phan Văn Hòa

24
SVTH: Trần Thị Phụng K46B KTNN


Đánh giá hiệu quả trồng và khai thác lâm sản mây ở huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế

Thu hái vào tháng 4-6 nhữngquả chín vỏ có màu trắng, nếm có vị chua, hạt có
màu đen ở vây mẹ trên 7 tuổi, sinh trưởng tốt, thân không bò ngang. Quả mât tốt, trung
bình đạt 3200-3500 quả/kg

25
GVHD: Tiến sỹ Phan Văn Hòa

25
SVTH: Trần Thị Phụng K46B KTNN



×