BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
NGUYỄN VĂN DU
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SỬ DỤNG
CỐT LIỆU XỈ THÉP ĐỂ SẢN XUẤT BÊ
TÔNG NHỰA NÓNG Ở KHU VỰC
PHÍA NAM VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT
HÀ NỘI - 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
NGUYỄN VĂN DU
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SỬ DỤNG
CỐT LIỆU XỈ THÉP ĐỂ SẢN XUẤT BÊ
TÔNG NHỰA NÓNG Ở KHU VỰC
PHÍA NAM VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT
Chuyên ngành : Xây dựng đường ôtô và đường thành phố
Mã số
: 62.58.02.05
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : GS-TS. BÙI XUÂN CẬY
PGS-TS. NGUYỄN VĂN HÙNG
HÀ NỘI - 2016
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án, tác giả trân trọng cảm ơn các cơ quan đã tạo
mọi điều kiện giúp đỡ: Trường Đại học Giao thông vận tải, Cơ sở II Trường Đại học Giao thông vận tải, Phòng Đào tạo Sau đại học, Khoa
Công trình, Bộ môn Đường bộ, Bộ môn Vật liệu Xây dựng, Trung tâm Đào
tạo Thực hành và Chuyển giao Công nghệ GTVT, Công ty Cổ phần UTC2,
Phòng thí nghiệm trọng điểm 3.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến các thầy
hướng dẫn là GS-TS. Bùi Xuân Cậy và PGS-TS. Nguyễn Văn Hùng đã hết
sức tận tình giúp đỡ, góp ý và định hướng nghiên cứu cho tác giả. Xin cảm
ơn đến các thầy cô trong Bộ môn Đường Bộ, Bộ môn Vật liệu Xây dựng,
Khoa Công trình, các thầy cô tại Cơ sở II, các nhà khoa học, các học viên
cao học và các em sinh viên đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ trong quá trình
nghiên cứu.
Tác giả xin chân thành cảm ơn GS-TS. Phạm Duy Hữu, TS. Nguyễn
Quang Phúc, PGS-TS. Lê Văn Bách, PGS-TS. Trần Thị Kim Đăng và rất
nhiều những người bạn thân thiết đã nhận xét, góp ý, tìm kiếm và cung cấp
nhiều tài liệu quý giá.
Cảm ơn gia đình và bạn bè, những người thân luôn ở bên tôi.
Hà Nội - 2016
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
NCS. Nguyễn Văn Du
I
MỤC LỤC
Trang
Lời cám ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Mở đầu
1
Lý do lựa chọn đề tài
3
Mục đích nghiên cứu
4
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4
Phương pháp nghiên cứu
4
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5
Cấu trúc của đề tài
5
Những đóng góp của đề tài trong lĩnh vực chuyên ngành
6
Chương 1: Tổng quan về xỉ thép và bê tông nhựa cốt liệu xỉ thép
7
1.1. Tổng quan về sản xuất thép và xỉ thép ở Việt Nam
7
1.1.1. Tổng quan về sản xuất thép ở Việt Nam
7
1.1.2. Quy trình sản xuất thép
8
1.1.3. Xỉ thép và phân loại xỉ thép
9
1.2. Tổng quan về sử dụng xỉ thép trong xây dựng đường ô tô ở Việt Nam
1.2.1. Các tiêu chuẩn về xỉ thép
10
10
1.2.2. Các nghiên cứu và ứng dụng xỉ thép trong xây dựng đường ô tô ở
Việt Nam
1.3. Tổng quan về sử dụng xỉ thép trong xây dựng đường ô tô trên thế giới
10
14
1.3.1. Phân tích một số tiêu chuẩn sử dụng xỉ thép trong xây dựng trên
thế giới
14
1.3.2. Các nghiên cứu và ứng dụng của xỉ thép trong xây dựng đường ô
tô trên thế giới
15
1.3.2.1. Các chỉ tiêu cơ lý của xỉ thép
15
1.3.2.2. Thành phần hóa học và khoáng vật của xỉ thép
16
II
1.3.2.3. Hàm lượng kim loại nặng trong xỉ thép
19
1.3.2.4. Nghiên cứu ứng dụng xỉ thép làm cốt liệu sản xuất BTN xây
dựng mặt đường ô tô
20
1.3.2.5. Nhận xét về các kết quả nghiên cứu và ứng dụng của xỉ thép
trên thế giới
25
1.4. Các vấn đề còn tồn tại trong việc nghiên cứu ứng dụng xỉ thép làm cốt
liệu sản xuất BTN
26
1.5. Mục tiêu của đề tài
26
1.6. Nội dung nghiên cứu
27
Chương 2: Nghiên cứu sử dụng xỉ thép ở khu vực phía Nam làm
cốt liệu sản xuất bê tông nhựa nóng
29
2.1. Nghiên cứu sản xuất xỉ thép ở khu vực phía Nam làm cốt liệu sản xuất
BTN
29
2.1.1. Nghiên cứu và lựa chọn tiêu chuẩn phân loại kích cỡ cốt liệu xỉ
thép sử dụng để sản xuất BTN
29
2.1.2. Công nghệ sản xuất đá dăm ở khu vực phía Nam
33
2.1.2.1. Sơ đồ công nghệ sản xuất đá dăm ở khu vực phía Nam
33
2.1.2.2. Các loại máy nghiền, sàng vật liệu
34
2.1.3. Dây chuyền công nghệ sản xuất cốt liệu xỉ thép ở Việt Nam và
trên thế giới
37
2.1.3.1. Công nghệ sản xuất xỉ thép ở Việt Nam
37
2.1.3.2. Dây chuyền công nghệ sản xuất cốt liệu xỉ thép trên thế giới
40
2.1.3.3. Đánh giá dây chuyền công nghệ sản xuất cốt liệu xỉ thép ở
Việt Nam và trên thế giới
42
2.1.4. Đề xuất dây chuyền công nghệ sản xuất cốt liệu xỉ thép để sản
xuất BTN ở khu vực phía Nam
2.2. Nghiên cứu tính chất của cốt liệu xỉ thép để sản xuất BTN
2.2.1. Nghiên cứu các tính chất cơ lý của xỉ thép
42
44
44
2.2.1.1. Kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của xỉ thép và đá dăm
sử dụng làm cốt liệu sản xuất BTN
44
2.2.1.2. Kết quả loại bỏ sai số thô, kiểm định phân phối chuẩn và
phương sai kết quả thí nghiệm
48
III
2.2.1.3. Đánh giá tính chất cơ lý của xỉ thép
51
2.2.2. Nghiên cứu thành phần hóa học của xỉ thép
52
2.2.3. Nghiên cứu thành phần khoáng vật của xỉ thép
54
2.2.4. Nghiên cứu hàm lượng kim loại nặng trong xỉ thép
55
2.3. Kết luận Chương 2
56
Chương 3: Nghiên cứu trong phòng các tính chất của bê tông
nhựa nóng cốt liệu xỉ thép
3.1. Nghiên cứu thực nghiệm các tính chất cơ lý của BTN cốt liệu xỉ thép
3.1.1. Các tính chất cơ lý của BTN
58
60
60
3.1.1.1. Các tính chất liên quan đến đặc tính thể tích của hỗn hợp BTN
60
3.1.1.2. Các tính chất cơ học của BTN
61
3.1.2. Thiết kế thí nghiệm các tính chất cơ lý của BTN
61
3.1.3. Nghiên cứu quy trình chế tạo mẫu BTN cốt liệu xỉ thép trong
phòng thí nghiệm
67
3.1.4. Kết quả thí nghiệm, đánh giá các tính chất cơ lý của BTN cốt liệu
xỉ thép
71
3.1.4.1. Đánh giá độ chụm khi thí nghiệm BTN theo tiêu chuẩn châu
Âu
71
3.1.4.2. Phân tích thống kê kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý BTN
74
3.1.4.3. Tổng hợp kết quả thí nghiệm, đánh giá các đặc tính thể tích,
chỉ tiêu cơ lý của BTN cốt liệu xỉ thép
3.2. Nghiên cứu cấu trúc của BTN đá dăm và BTN cốt liệu xỉ thép
83
97
3.3. Nghiên cứu thực nghiệm các chỉ tiêu phục vụ công tác thiết kế và khai
thác của BTN cốt liệu xỉ thé
100
3.3.1. Thí nghiệm vệt hằn bánh xe (WTT-Wheel Tracking Test)
101
3.3.2. Thí nghiệm xác định độ nhám lớp mặt BTN bằng con lắc Anh
104
3.3.3. Thí nghiệm độ hao mòn bề mặt
105
3.3.4. Thí nghiệm xác định cường độ ép chẻ (cường độ kéo gián tiếp)
106
3.3.5. Thí nghiệm xác định mô đun đàn hồi sử dụng tải trọng tĩnh
107
3.3.6. Thí nghiệm kéo gián tiếp tải trọng lặp xác định mô đun đàn hồi
động
3.3.7. Thí nghiệm xác định mô đun phức động
108
109
IV
3.3.8. Thí nghiệm xác định độ bền mỏi
3.4. Kết luận chương 3
112
113
Chương 4: Đề xuất khả năng sử dụng bê tông nhựa nóng cốt liệu
xỉ thép làm mặt đường ô tô ở khu vực phía Nam
116
4.1. Phân tích, đánh giá kết cấu mặt đường mềm sử dụng BTN cốt liệu xỉ
thép bằng phương pháp cơ học thực nghiệm
4.1.1. Trình tự phân tích kết cấu mặt đường theo MEPDG
116
117
4.1.1.1. Các thông số đầu vào
118
4.1.1.2. Các kết quả phân tích tính toán
119
4.1.2. Thiết kế thực nghiệm phân tích kết cấu mặt đường bằng MEPDG
119
4.1.2.1. Xác định các biến trong phân tích
119
4.1.2.2. Các kết quả giới hạn tuổi thọ
120
4.1.3. Mô hình nghiên cứu
121
4.1.3.1. Phần mềm nghiên cứu
121
4.1.3.2. Kết cấu mặt đường phân tích
121
4.1.3.3. Các thông số sử dụng trong phân tích
122
4.1.4. Kết quả phân tích
123
4.1.4.1. Phân tích kết quả nghiên cứu bằng phần mềm Minitab
125
4.1.4.2. Nhận xét – Đánh giá
134
4.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng BTN cốt liệu xỉ thép làm mặt
đường ô tô ở khu vực phía Nam
135
4.2.1. Tính giá thành sản xuất BTN
135
4.2.2. Tính cự ly vận chuyển kinh tế sản phẩm BTN
137
4.3. Kết luận Chương 4
Kết luận và kiến nghị
Danh mục công trình của tác giả
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
139
140
V
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
AASHTO:
Hiệp hội những người làm đường và vận tải toàn nước Mỹ
Adj MS:
Trung bình cộng các bình phương điều chỉnh (Adjusted Mean of
Squares)
Adj SS:
Tổng bình phương điều chỉnh (Adjusted Sums of Squares)
AFT:
Chiều dày màng nhựa biểu kiến (Apparent Film Thickness)
ASA:
Hiệp hội xỉ thép Úc
ASTM:
Tiêu chuẩn thí nghiệm vật liệu Mỹ
BOF:
Xỉ thép lò thổi ô xy
BTN:
Bê tông nhựa
BTN ĐD:
Bê tông nhựa cốt liệu đá dăm
BTNC:
Bê tông nhựa chặt
BTNR:
Bê tông nhựa rỗng
BTN XT:
Bê tông nhựa cốt liệu xỉ thép
CP:
Cấp phối
D/B:
Tỷ lệ bột khoáng/hàm lượng nhựa (Dust/Binder ratio)
DF:
Số bậc tự do (Degree of Freedom)
DOE:
Phương pháp thiết kế thực nghiệm (Design of Experiments)
EAF:
Xỉ thép lò điện hồ quang
EN:
Tiêu chuẩn châu Âu
Euroslag:
Hiệp hội xỉ thép châu Âu
F:
Giá trị giới hạn kiểm định F
H BTN:
Chiều dày lớp bê tông nhựa
H CPĐD GCXM: Chiều dày lớp cấp phối đá dăm gia cố xi măng
IRI:
Chỉ số độ bằng phẳng quốc tế (International Roughness Index)
JIS:
Tiêu chuẩn Nhật Bản
KCN:
Khu công nghiệp
KC:
Kết cấu
LA:
Độ hao mòn Los-Angeles
MEPDG:
Phương pháp cơ học thực nghiệm
P:
Giá trị p (p-value)
VI
QCVN :
Quy chuẩn Việt Nam
QĐ:
Quyết định
Seq SS
Tổng bình phương liên tiếp (Sequential Sums of Squares)
TCN:
Tiêu chuẩn ngành
TCVN:
Tiêu chuẩn Việt Nam
TCXD:
Tiêu chuẩn xây dựng
TNHH:
Trách nhiệm hữu hạn
VAT:
Thuế giá trị gia tăng
VLXD:
Vật liệu xây dựng
VFA:
Độ rỗng lấp đầy nhựa
VMA:
Độ rỗng cốt liệu
Va :
Độ rỗng dư
VSA:
Hiệp hội thép Việt Nam
XT:
Xỉ thép
ГОСТ:
Tiêu chuẩn Nga
VII
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1.
Bảng tổng hợp kết quả các chỉ tiêu cơ lý xỉ thép của các nghiên cứu
trên thế giới
Bảng 1.2.
16
Bảng tổng hợp thành phần hoá học của xỉ thép của các nghiên cứu
trên thế giới
Bảng 1.3.
18
Bảng tổng hợp thành phần khoáng vật của xỉ EAF của các nghiên
cứu trên thế giới
Bảng 1.4.
Bảng tổng hợp thành phần kim loại nặng của các nghiên cứu trên thế
giới
Bảng 1.5.
19
19
Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý của BTN cốt liệu xỉ thép của các
nghiên cứu trên thế giới
22
Bảng 1.6.
Theo dõi vệt bánh mặt đường BTN cốt liệu xỉ thép ở Croatia
24
Bảng 2.1.
Tiêu chuẩn kích cỡ cốt liệu mịn (AASHTO - M29)
29
Bảng 2.2.
Tiêu chuẩn kích cỡ cốt liệu thô (ASTM D448)
30
Bảng 2.3.
Bảng thiết kế thành phần cấp phối BTNC 12,5
31
Bảng 2.4.
Bảng thiết kế thành phần cấp phối BTNC 19
32
Bảng 2.5. Tổ hợp số mẫu thí nghiệm chỉ tiêu cơ lý
44
Bảng 2.6.
Kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của đá dăm
46
Bảng 2.7.
Kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của xỉ thép
47
Bảng 2.8.
Kết quả loại trừ sai số thô chỉ tiêu cơ lý theo tiêu chuẩn Tuten – Mua
48
Bảng 2.9.
Tổng hợp tính chất cơ lý của xỉ thép và đá dăm đã được xử lý thống
kê
50
Bảng 2.10. Bảng tổng hợp đánh giá các chỉ tiêu cơ lý của xỉ thép
52
Bảng 2.11. Bảng tổng hợp so sánh thành phần hoá học của xỉ thép và đá dăm
53
Bảng 2.12. Bảng tổng hợp đánh giá thành phần khoáng vật của xỉ thép
55
Bảng 2.13. Bảng tổng hợp đánh giá hàm lượng kim loại nặng của xỉ thép
55
Bảng 3.1. Thành phần hạt của cấp phối thiết kế BTNC 12,5
63
Bảng 3.2. Thành phần hạt của cấp phối thiết kế BTNC 19
63
Bảng 3.3. Tổ hợp số mẫu thí nghiệm tính chất BTN
67
Bảng 3.4. Các chỉ tiêu kỹ thuật BTNC 12,5 - CP2 (khi thay đổi nhiệt độ trộn)
68
Bảng 3.5.
69
Các chỉ tiêu kỹ thuật BTNC 12,5 - CP2 (khi thay đổi thời gian trộn)
VIII
Bảng 3.6.
Quy định độ chụm về độ ổn định, độ dẻo Marshall của BTN
71
Bảng 3.7. Đánh giá độ chụm của độ ổn định các mẫu BTN
72
Bảng 3.8. Đánh giá độ chụm của độ dẻo các mẫu BTN
73
Bảng 3.9.
84
Chỉ tiêu cơ lý, các đặc tính thể tích của BTNC 12,5
Bảng 3.10. Chỉ tiêu cơ lý, các đặc tính thể tích của BTNC 19
84
Bảng 3.11. Chỉ tiêu cơ lý, các đặc tính thể tích của BTN R19
85
Bảng 3.12. Chiều dày màng nhựa và tỷ lệ bột khoáng/hàm lượng nhựa có hiệu
của các hỗn hợp BTN
93
Bảng 3.13. Tổ hợp số mẫu thí nghiệm chỉ tiêu phục vụ công tác thiết kế và
khai thác BTN
101
Bảng 3.14. Kết quả thí nghiệm lún vệt bánh xe BTNC 12,5
102
Bảng 3.15. Kết quả thí nghiệm lún vệt bánh xe BTNC 19
103
Bảng 3.16. Kết quả thí nghiệm độ nhám BTNC 12,5
104
Bảng 3.17. Kết quả thí nghiệm độ nhám BTNC 19
104
Bảng 3.18. Kết quả thí nghiệm độ mài mòn bề mặt
105
Bảng 3.19. Kết quả thí nghiệm cường độ chịu kéo khi ép chẻ BTNC 12,5 và C19
106
Bảng 3.20. Kết quả thí nghiệm mô đun đàn hồi tĩnh ở nhiệt độ 300C
107
Bảng 3.21. Chương trình thí nghiệm mô đun đàn hồi động
108
Bảng 3.22. Kết quả thí nghiệm mô đun đàn hồi động ở các nhiệt độ
109
Bảng 3.23. Chương trình thí nghiệm mô đun phức động
110
Bảng 3.24. Kết quả thí nghiệm mô đun phức động ở các nhiệt độ BTNC 12,5
110
Bảng 3.25. Kết quả thí nghiệm mô đun phức động ở các nhiệt độ BTNC 19
110
Bảng 3.26. Bảng tổng hợp kết quả thí nghiệm độ bền mỏi BTNC 12,5
112
Bảng 4.1.
Ma trận phân tích kết cấu mặt đường bằng MEPDG
120
Bảng 4.2.
Tổ hợp các kết cấu sử dụng để phân tích
121
Bảng 4.3.
Thông số tải trọng xe
123
Bảng 4.4.
Kết quả phân tích kết cấu KC1_1 và KC2_1
123
Bảng 4.5.
Tổng hợp kết quả phân tích bằng MEPDG
125
Bảng 4.6.
Đơn giá vật liệu để sản xuất BTN
136
Bảng 4.7.
Giá thành sản phẩm BTNC12,5 cốt liệu đá dăm
136
Bảng 4.8.
Giá thành sản phẩm BTNC12,5 cốt liệu xỉ thép
137
Bảng 4.9.
Tổng hợp so sánh giá thành sản xuất BTNC12,5
137
IX
Bảng 4.10. Giá thành sản phẩm BTNC12,5 tính đến chân công trình (Nhà máy
sản xuất BTN tại KCN. Mỹ Xuân 1 – Bà Rịa Vũng Tàu)
138
Bảng 4.11. Giá thành sản phẩm BTNC12,5 tính đến chân công trình (Nhà máy
sản xuất BTN tại KCN. Biên Hòa 1 – Đồng Nai)
138
Bảng 4.12. Giá thành sản phẩm BTNC12,5 tính đến chân công trình (Nhà máy
sản xuất BTN tại Thủ Đức – Tp. Hồ Chí Minh)
139
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1.
Mô hình ngành thép Việt Nam
7
Hình 1.2.
Sản lượng thép phôi của Việt nam từ năm 2001 – 2013 (nguồn VSA)
8
Hình 1.3.
Sơ đồ công nghệ sản xuất thép bằng công nghệ lò điện hồ quang
8
Hình 1.4.
Nguyên nhiên liệu sử dụng và các phát thải môi trường của công
nghệ luyện thép lò điện trung bình
Hình 1.5.
Sản xuất vật liệu xây dựng từ xỉ thép ở Công ty Vật Liệu Xanh
Hình 1.6.
Xỉ thép làm móng đường nội bộ nhà máy sản xuất thép đặc biệt
POSCO SS-VINA - KCN Phú Mỹ 1, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Hình 1.7.
13
13
Sử dụng xỉ thép làm vật liệu lót móng nhà xưởng Ba Con Cò - KCN
Phú Mỹ 1, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Hình 1.9.
12
Nền đất ngập nước được xử lý bằng xỉ thép - Nhà máy sản xuất
nhôm định hình Toàn Cầu - KCN Mỹ Xuân B1, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Hình 1.8.
9
Xỉ thép làm nền hạ Công trình Kho Ngoại quan Thorensen
13
13
Hình 1.10. Mô đun đàn hồi của hỗn hợp BTN ở Malayxia
23
Hình 1.11. Kết quả thí nghiệm mô đun đàn hồi SMA ở Malayxia
23
Hình 1.12. Chiều sâu lún vệt bánh của hỗn hợp BTN ở Malayxia
24
Hình 1.13. Kết quả thí nghiệm lún vệt bánh xe của SMA ở Malayxia
24
Hình 1.14. Quan hệ giữa độ bằng phẳng mặt đường BTN cốt liệu xỉ thép và thời
gian khai thác
25
Hình 1.15. Quan hệ giữa độ nhám mặt đường BTN cốt liệu xỉ thép và thời gian
khai thác
25
Hình 1.16. Sơ đồ tổng thể nghiên cứu khả năng sử dụng xỉ thép để sản xuất
BTN ở khu vực phía Nam
Hình 2.1.
Thiết kế phối trộn cốt liệu tiêu chuẩn cho BTNC 12,5
27
32
X
Hình 2.2.
Thiết kế phối trộn cốt liệu tiêu chuẩn cho BTNC 19
32
Hình 2.3.
Sơ đồ công nghệ nghiền sàng dạng 1
33
Hình 2.4.
Sơ đồ công nghệ nghiền dạng 2
33
Hình 2.5.
Sơ đồ công nghệ nghiền sàng dạng 3
34
Hình 2.6.
Sơ đồ công nghệ nghiền sàng dạng 4
34
Hình 2.7.
Sơ đồ cấu tạo máy nghiền má lắc đơn giản
35
Hình 2.8.
Sơ đồ cấu tạo máy nghiền má lắc phức tạp
35
Hình 2.9.
Sơ đồ cấu tạo máy nghiền côn (máy xay đá)
36
Hình 2.10. Sơ đồ cấu tạo máy nghiền búa
36
Hình 2.11. Sơ đồ cấu tạo máy nghiền kiểu trục ép
37
Hình 2.12. Tổng thể một máy sàng rung dùng để phân loại sản phẩm nghiền
37
Hình 2.13. Sơ đồ công nghệ sản xuất cốt liệu xỉ thép ở Công ty Vật Liệu Xanh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
38
Hình 2.14. Dây chuyền sản xuất cốt liệu xỉ thép ở Công ty Vật Liệu Xanh - tỉnh
Bà Rịa Vũng Tàu
38
Hình 2.15. Thành phần hạt xỉ thép đang sản xuất tại Công ty Vật Liệu Xanh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
39
Hình 2.16. Cốt liệu xỉ thép sau khi đã loại bỏ hạt không đảm bảo quy cách
39
Hình 2.17. Sơ đồ công nghệ sản xuất cốt liệu xỉ thép dạng 1
40
Hình 2.18. Sơ đồ công nghệ sản xuất cốt liệu xỉ thép dạng 2
41
Hình 2.19. Sơ đồ công nghệ sản xuất cốt liệu xỉ thép dạng 3
41
Hình 2.20. Sơ đồ công nghệ sản xuất cốt liệu xỉ thép để sản xuất BTN
43
Hình 2.21. Phối cảnh sơ đồ công nghệ sản xuất cốt liệu xỉ thép để sản xuất BTN
43
Hình 2.22. Lấy mẫu đá dăm tại Công ty Cường Thuận IDICO - Đồng Nai và xỉ
thép tại Công ty Vật Liệu Xanh – Bà Rịa Vũng Tàu
45
Hình 2.23. Thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý đá dăm, xỉ thép tại Phòng thí nghiệm –
Trường ĐH. Giao thông Vận tải Cơ sở II
45
Hình 2.24. Biểu đồ kiểm định phân phối chuẩn kết quả thí nghiệm khối lượng
riêng
49
Hình 2.25. Tính chất cơ lý của xỉ thép và đá dăm (giá trị trung bình)
50
Hình 2.26. Tính chất cơ lý của xỉ thép và đá dăm – tiếp theo (giá trị trung bình)
51
Hình 2.27. Kết quả phân tích thành phần khoáng của xỉ Thép Việt
54
XI
Hình 2.28. Kết quả phân tích thành phần khoáng của xỉ Thép Miền Nam
Hình 3.1.
54
Sơ đồ thực nghiệm nghiên cứu sử dụng xỉ thép làm cốt liệu sản xuất
BTN
59
Hình 3.2.
Sơ đồ về các lỗ rỗng và thành phần hỗn hợp BTN đầm chặt
60
Hình 3.3.
Cấp phối thiết kế BTNC 12,5
64
Hình 3.4.
Cấp phối thiết kế BTNC 19
64
Hình 3.5.
Cấp phối thiết kế BTN R19
64
Hình 3.6.
Độ ổn định, độ dẻo Marshall khi thay đổi nhiệt độ trộn - BTNC 12,5
70
Hình 3.7.
Độ ổn định, độ dẻo Marshall khi thay đổi thời gian trộn - BTNC 12,5
70
Hình 3.8.
Thí nghiệm Marshall - tại Phòng thí nghiệm, Công ty Cổ phần
UCT2, Trường Đại học Giao thông Vận tải Cơ sở II
Hình 3.9.
Đồ thị đánh giá số dư của độ ổn định Marshall
71
74
Hình 3.10. Đồ thị đánh giá các yếu tố ảnh hưởng chính đến độ ổn định Marshall
74
Hình 3.11. Đồ thị ảnh hưởng tương tác các yếu tố đến độ ổn định Marshall
75
Hình 3.12. Đồ thị đánh giá các yếu tố ảnh hưởng chính đến độ dẻo Marshall
76
Hình 3.13. Đồ thị ảnh hưởng tương tác các yếu tố đến độ dẻo Marshall
77
Hình 3.14. Đồ thị đánh giá các yếu tố ảnh hưởng chính đến thương số Marshall
78
Hình 3.15. Đồ thị ảnh hưởng tương tác các yếu tố đến thương số Marshall
78
Hình 3.16. Đồ thị đánh giá các yếu tố ảnh hưởng chính đến độ rỗng dư
79
Hình 3.17. Đồ thị ảnh hưởng tương tác các yếu tố đến độ rỗng dư
80
Hình 3.18. Đồ thị đánh giá các yếu tố ảnh hưởng chính đến độ rỗng cốt liệu
80
Hình 3.19. Đồ thị ảnh hưởng tương tác các yếu tố đến độ rỗng cốt liệu
81
Hình 3.20. Đồ thị đánh giá các yếu tố ảnh hưởng chính đến độ rỗng lấp đầy
81
Hình 3.21. Đồ thị ảnh hưởng tương tác các yếu tố đến độ rỗng lấp đầy
82
Hình 3.22. Đồ thị đánh giá các yếu tố ảnh hưởng chính đến độ ổn định còn lại
82
Hình 3.23. Đồ thị ảnh hưởng tương tác các yếu tố đến độ ổn định còn lại
83
Hình 3.24. Biểu đồ thể tích nhựa có hiệu của BTNC 12,5
85
Hình 3.25. Biểu đồ thể tích nhựa có hiệu của BTNC 19
85
Hình 3.26. Độ ổn định Marshall của BTNC 12,5
85
Hình 3.27. Độ ổn định Marshall của BTNC 19
86
Hình 3.28. Độ dẻo của BTNC 12,5
86
Hình 3.29. Độ dẻo của BTNC 19
86
XII
Hình 3.30. Thương số Marshall của BTNC 12,5
86
Hình 3.31. Thương số Marshall của BTNC 19
87
Hình 3.32. Độ ổn định còn lại của BTNC 12,5
87
Hình 3.33. Độ ổn định còn lại của BTNC 19
87
Hình 3.34. Độ rỗng còn dư của BTNC 12,5
87
Hình 3.35. Độ rỗng còn dư của BTNC 19
88
Hình 3.36. Mô hình chiều dày màng nhựa biểu kiến
90
Hình 3.37. Quan hệ tốc độ lún vệt bánh và chiều dày màng nhựa biểu kiến
90
Hình 3.38. Hình dạng của cốt liệu đá dăm và xỉ thép
99
Hình 3.39. Mẫu BTNC 12,5 cốt liệu đá chụp dưới kính hiển vi điện tử x50 và
x100
100
Hình 3.40. Mẫu BTNC 12,5 cốt liệu xỉ chụp dưới kính hiển vi điện tử x50 và
x100
100
Hình 3.41. Thí nghiệm Wheel tracking - Trường ĐHGTVT – CSII
101
Hình 3.42. Độ lún vệt bánh xe BTNC 12,5
102
Hình 3.43. Biểu đồ lún vệt bánh xe BTNC 12,5
102
Hình 3.44. Độ lún vệt bánh xe BTNC 19
103
Hình 3.45. Biểu đồ lún vệt bánh xe BTNC 19
103
Hình 3.46. Thí nghiệm độ nhám bằng con lắc Anh - Trường ĐHGTVT – CSII
104
Hình 3.47. Biểu đồ độ nhám BTNC 12,5
104
Hình 3.48. Biểu đồ độ nhám BTNC 19
105
Hình 3.49. Thí nghiệm độ mài mòn bề mặt tại Phòng Thí nghiệm Trọng điểm
Đường bộ III
105
Hình 3.50. Thí nghiệm ép chẻ - Trường ĐHGTVT – CSII
106
Hình 3.51. Biểu đồ cường độ chịu kéo khi ép chẻ BTNC 12,5 và C19
106
Hình 3.52. Thí nghiệm mô đun đàn hồi tĩnh - Trường ĐHGTVT
107
Hình 3.53. Mô đun đàn hồi tĩnh của BTNC 12,5 và BTNC 19
108
Hình 3.54. Thí nghiệm mô đun đàn hồi động - Trường Đại học GTVT
109
Hình 3.55. Mô đun đàn hồi động của BTNC 12,5 và BTNC 19
109
Hình 3.56. Mô đun phức động của BTNC 12,5
111
Hình 3.57. Mô đun phức động của BTNC 19
111
Hình 3.58. Sơ đồ thí nghiệm mỏi uốn dầm 4 điểm (trước và sau khi đặt tải)
112
XIII
Hình 3.59. Quan hệ chu kỳ tải với mức suy giảm mô đun độ cứng ban đầu ở
20oC, 5Hz – thể hiện dưới dạng trục logarit
112
Hình 3.60. Quan hệ chu kỳ tải với mô đun độ cứng (S) ở 20oC, 5Hz
113
Hình 4.1.
Giao diện phần mềm MEPDG
117
Hình 4.2.
Kết cấu mặt đường sử dụng trong phân tích MEPDG
121
Hình 4.3.
Tính toán theo tiêu chuẩn lún vệt bánh KC1_1 và KC2_1
124
Hình 4.4.
Tính toán theo tiêu chuẩn IRI: KC1_1 và KC2_1
124
Hình 4.5.
Đồ thị đánh giá số dư của độ lún BTN
126
Hình 4.6.
Đồ thị đánh giá các yếu tố ảnh hưởng chính đến độ lún BTN
127
Hình 4.7.
Đồ thị ảnh hưởng tương tác các yếu tố đến độ lún BTN
127
Hình 4.8.
Đồ thị đánh giá các yếu tố ảnh hưởng chính đến độ bằng phẳng IRI
128
Hình 4.9.
Đồ thị ảnh hưởng tương tác các yếu tố đến độ bằng phẳng IRI
129
Hình 4.10. Đồ thị đánh giá các yếu tố ảnh hưởng chính đến độ lún kết cấu
130
Hình 4.11. Đồ thị ảnh hưởng tương tác các yếu tố đến độ lún kết cấu
130
Hình 4.12. Đồ thị đánh giá các yếu tố ảnh hưởng chính đến tuổi thọ kết cấu theo
độ lún
131
Hình 4.13. Đồ thị ảnh hưởng tương tác các yếu tố đến tuổi thọ kết cấu theo độ
lún
132
Hình 4.14. Đồ thị đánh giá các yếu tố ảnh hưởng chính đến tuổi thọ kết cấu theo
IRI
133
Hình 4.15. Đồ thị ảnh hưởng tương tác các yếu tố đến tuổi thọ kết cấu theo IRI
134
1
MỞ ĐẦU
Hiện nay, ngành công nghiệp xây dựng của nước ta đang phát triển rất nhanh, nhu
cầu sử dụng các loại vật liệu xây dựng ngày càng lớn, cả về số lượng và chất lượng.
Nguồn vật liệu cung cấp cho ngành xây dựng nói chung và trong xây dựng đường ô tô
nói riêng đang ngày càng khan hiếm. Ở khu vực phía Nam, các vật liệu khoáng dùng
trong sản xuất bê tông nhựa (BTN) như cốt liệu đá, cát chủ yếu được khai thác tại các
tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu ... Tuy nhiên, do yêu cầu bảo vệ tài
nguyên và môi trường nên khối lượng và khả năng khai thác của các loại vật liệu này
đang bị hạn chế. Các mỏ đá để sản xuất đá 0,5x1, 1x2, … đã được khai thác từ khá lâu
và hầu hết thời gian được phép khai thác còn khá ngắn 30. Các nguồn cát hạt thô, hạt
trung đang ngày càng khan hiếm, nguồn cát cung cấp cho xây dựng còn lại chủ yếu là
cát hạt mịn. Vì vậy, để đảm bảo nguồn vật liệu cho xây dựng, xu hướng sử dụng các vật
liệu nhân tạo, tái tạo để thay thế một phần vật liệu khoáng tự nhiên trở thành giải pháp
tối ưu.
Theo quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn 2007 – 2015, có xét đến
năm 2025, chỉ tính riêng khu vực phía Nam nếu các nhà máy thép cùng đi vào hoạt động
với công suất luyện thép từ 4 – 5 triệu tấn/năm thì lượng xỉ thép được tạo ra gần 1 triệu
tấn/năm. Lượng xỉ thép hiện nay ở nước ta trung bình từ 0,5 - 1,0 triệu tấn/năm, riêng ở
khu vực phía Nam (chủ yếu là tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), trong 10 năm gần đây, khối lượng
xỉ thép do các nhà máy thép sản xuất, ước tính khoảng 0,3 - 0,5 triệu tấn/năm 20, 24,
41.
Chuyện các dòng sông ở khắp nơi trong cả nước bị bức tử bởi chất thải công nghiệp
chưa qua xử lý đang là vấn đề thời sự nóng bỏng. Trong khi đó người dân ở một số địa
phương (điển hình là huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu; quận Thủ Đức - Tp. Hồ Chí
Minh …) lại phải hứng chịu ô nhiễm ngay trên mặt đất. Các vụ đổ xỉ thép ra môi trường
liên tục xảy ra: xỉ thép được đổ tại khuôn viên chùa Đại Tòng Lâm, thị trấn Phú Mỹ,
huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 31; 4 tuyến đường nội bộ nhà máy thép
Pomina (KCN Phú Mỹ I, huyện Tân Thành) đã được san lấp bằng xỉ thép với diện tích
khoảng hơn 7.000 m2 35; xỉ thép được đổ ở khu đất đang được san lấp và đường vào
để xây trường học tại phường Trường Thọ (Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh) 34; Nhà
máy Luyện phôi thép Pomina 3 (KCN Phú Mỹ I) đổ trực tiếp xỉ thép chưa qua xử lý ra
2
môi trường 32.
Trong khi, các cơ quan quản lý, các địa phương có các nhà máy thép đóng trên địa
bàn đang lay hoay tìm giải pháp cho việc xử lý xỉ thép thì một số doanh nghiệp, nhà
máy phải dành một phần không nhỏ quỹ đất để lưu giữ xỉ thép. Tuy nhiên, đây là giải
pháp tạm thời, về lâu dài không có đủ các bãi chứa để chứa lượng xỉ thép phát sinh ra
hàng ngày.
Theo Quyết định số 12/2006/QĐ-BTNMT ngày 08/9/2006 16 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về danh mục các phế liệu được phép nhập khẩu có xỉ hạt nhỏ từ quá trình
luyện thép, không chứa chất phóng xạ, kim loại nặng, chất thải nguy hại (mục 20, Mã
HS: 2618 00 00) để sử dụng làm vật liệu xây dựng, hạn chế khai thác tài nguyên thiên
nhiên; Quy định của Chính phủ tại Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 19 về
quản lý chất thải rắn và Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 21 của Thủ
tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn
đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 cũng đã khẳng định: Nhà nước ưu tiên, khuyến
khích tái chế, tái sử dụng chất thải rắn thông thường, hạn chế chôn lấp; Quyết định số
567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 22 của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt Chương
trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020 khẳng định quan điểm “tận
dụng tối đa phế thải của các ngành công nghiệp khác” để sản xuất vật liệu xây dựng
không nung; Mới đây, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 798/QĐ-TTg ngày
25/5/2011 23 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình đầu tư xử lý chất
thải rắn giai đoạn 2011-2020. Trong đó cụ thể hóa mục tiêu tái chế chất thải rắn thông
thường từ 2011-2015 là 70%; TCVN 6705:2009 - 10 Phân loại chất thải rắn thông
thường quy định xỉ thép được xem là chất thải rắn công nghiệp thông thường (không
nguy hại). Vì vậy, xỉ thép được khuyến khích tái chế, tái sử dụng, góp phần bảo vệ môi
trường, tiết kiệm tài nguyên.
Như vậy, việc doanh nghiệp luyện thép mang xỉ thải đi chôn lấp là không phù hợp
với chủ trương, chính sách chung về quản lý chất thải rắn. Nhưng nếu không đem đi
chôn lấp thì hiện nay lại không có đơn vị tái chế được xỉ thép thành những sản phẩm
được thị trường chấp nhận. Lượng xỉ thép đang tồn giữ tại các nhà máy không đơn thuần
là chiếm giữ đất, làm kém hiệu quả sử dụng đất mà còn dễ phát tán trong không trung
vào những khi gió lớn, gây bụi và ô nhiễm môi trường xung quanh, gây ảnh hưởng đến
đời sống và sức khỏe của người dân xung quanh.
3
Lý do chọn đề tài:
Trên thế giới, xỉ thép đã được nghiên cứu, sử dụng làm cốt liệu để sản xuất BTN
trong xây dựng đường ô tô ở nhiều nước như: Mỹ, Nga, Trung Quốc, Đức, Italia, Anh,
Malayxia, Bỉ, Croatia, ... Kết quả của các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng xỉ thép thay
thế cốt liệu đá dăm làm cốt liệu sản xuất BTN có tính khả thi cao, đồng thời nó còn thể
hiện một số tính chất vượt trội như: xỉ thép hình khối, góc cạnh nhiều, thô ráp, độ rỗng
lớn, bề mặt rỗ làm các hạt có thể chèn móc vào nhau, ổn định cao nếu được đầm chặt;
hàm lượng tạp chất hữu cơ, hàm lượng hạt thoi dẹt, độ mài mòn Los-Angeles, độ nén
dập trong xi lanh, độ dính bám với nhựa đường đều rất tốt; các tính chất cơ học và các
chỉ tiêu đánh giá chất lượng sử dụng khi làm mặt đường ô tô của BTN cốt liệu xỉ thép
đều tương đương hoặc tốt hơn so với BTN cốt liệu đá dăm.
Các nghiên cứu ở Việt Nam trong việc sử dụng xỉ thép làm cốt liệu sản xuất BTN,
bước đầu cho thấy BTN cốt liệu xỉ thép đáp ứng tốt các yêu cầu kỹ thuật để làm các lớp
mặt cho mặt đường ô tô và có nhiều ưu điểm hơn so với BTN cốt liệu đá dăm.
Tuy nhiên, kết quả của một số nghiên cứu còn có sự khác biệt và có khi trái ngược
nhau (hàm lượng nhựa tối ưu, độ rỗng cốt liệu, độ rỗng còn dư của BTN). Từ việc ứng
dụng của xỉ thép cho thấy quá trình hydrat hóa các ô xít CaO, MgO tự do là nguyên nhân
tiềm ẩn gây ra những thay đổi lớn về thể tích. Nghiên cứu của Emery 60, khi sử dụng
xỉ thép trong BTN đã xuất hiện các vết nứt và đứt gãy mặt đường, các hiện tượng này
có liên quan đến sự kém ổn định của xỉ thép bởi các ô xít CaO, MgO tự do.
Ở khu vực phía Nam, các ứng dụng của xỉ thép còn rất hạn chế, khối lượng xỉ thép
được đưa vào xử lý rất ít chỉ chiếm gần 20% 33. Xỉ thép sau khi được xử lý một phần
được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất xi măng, phần lớn được gia công thành xỉ hạt,
cấp phối xỉ sử dụng để san lấp mặt bằng, làm móng các công trình nội bộ.
Như vậy, nghiên cứu các tính chất của xỉ thép và khả năng sử dụng cốt liệu xỉ thép
trong sản xuất BTN sử dụng làm mặt đường ô tô, giúp chúng ta đánh giá được tính chất
của xỉ thép, lựa chọn tiêu chuẩn cốt liệu xỉ thép, đề xuất quy trình công nghệ sản xuất
cốt liệu xỉ thép, BTN cốt liệu xỉ thép, đánh giá được các tính chất của BTN cốt liệu xỉ
thép, phạm vi sử dụng hợp lý BTN cốt liệu xỉ thép làm mặt đường ô tô ở khu vực phía
Nam. Việc sử dụng cốt liệu xỉ thép để sản xuất BTN một cách hiệu quả sẽ góp phần tạo
ra một lượng vật liệu không nhỏ để giải quyết việc khan hiếm vật liệu trong xây dựng
đường ô tô hiện nay. Ngoài ra, còn giải quyết việc xử lý loại phế thải này phải tốn kém
4
kinh phí và ảnh hưởng đến môi trường.
Mục đích nghiên cứu:
Thông qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong việc sử dụng
BTN cốt liệu xỉ thép làm mặt đường ô tô, kết hợp việc nghiên cứu lý thuyết, phân tích
các kết quả thực nghiệm trong phòng về xỉ thép, BTN cốt liệu xỉ thép, nghiên cứu phạm
vi sử dụng BTN cốt liệu xỉ thép làm mặt đường ô tô. Trên cơ sở đó, đánh giá được khả
năng sử dụng xỉ thép để thay thế đá dăm làm cốt liệu sản xuất BTN, ứng dụng trong xây
dựng mặt đường ô tô ở khu vực phía Nam.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu các chỉ tiêu cơ lý, các chỉ tiêu phục vụ công tác
thiết kế và khai thác BTN cốt liệu xỉ thép, ứng dụng làm mặt đường ô tô ở khu vực phía
Nam.
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu xỉ thép sử dụng làm cốt liệu để sản xuất BTN,
nghiên cứu quy trình sản xuất mẫu BTN cốt liệu xỉ thép, nghiên cứu các tính chất của
BTN cốt liệu xỉ thép, nghiên cứu phạm vi sử dụng BTN cốt liệu xỉ thép làm mặt đường
ô tô ở khu vực phía Nam.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê: điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về nguồn xỉ thép và tình
hình xử lý xỉ thép ở khu vực Phía Nam, tình hình sử dụng xỉ thép ở Việt Nam và một số
nước trên thế giới;
- Kết hợp nghiên cứu các lý thuyết và kinh nghiệm ở trong nước và trên thế giới
trong sản xuất và sử dụng xỉ thép làm cốt liệu sản xuất BTN;
- Phương pháp thực nghiệm: phân tích, đánh giá các tính chất của xỉ thép, BTN cốt
liệu xỉ thép … trong thực nghiệm có dùng phương pháp đối chứng để so sánh với các
tính chất của đá dăm, BTN cốt liệu đá dăm và các quy định của tiêu chuẩn hiện hành.
- Phân tích, luận chứng, đưa ra các đề xuất về khả năng sử dụng BTN cốt liệu xỉ thép
làm mặt đường ô tô ở khu vực phía Nam.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Ý nghĩa khoa học của đề tài:
- Chứng minh bằng thực nghiệm có thể sử dụng xỉ thép khu vực phía Nam làm cốt
liệu cho BTN thỏa mãn các tiêu chuẩn kỹ thuật và đảm bảo tính kinh tế;
- Đánh giá được ảnh hưởng của các yếu tố cơ bản của hỗn hợp như loại cấp phối, cỡ
5
hạt danh định lớn nhất, hàm lượng nhựa đến các chỉ tiêu cơ lý của BTN sử dụng cốt liệu
xỉ thép;
- Phân tích được cấu trúc của BTN cốt liệu đá dăm và cốt liệu xỉ thép. Giải thích
được cơ chế liên kết giữa nhựa và cốt liệu xỉ thép.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
- Đề xuất cải tiến dây chuyền công nghệ sản xuất cốt liệu xỉ thép cho BTN ngay từ
các nhà máy thép;
- Đề xuất quy trình sản xuất mẫu BTN cốt liệu xỉ thép, xác định và đánh giá các chỉ
tiêu cơ lý, các chỉ tiêu phục vụ công tác thiết kế và khai thác BTN cốt liệu xỉ thép, phạm
vi sử dụng của BTN cốt liệu xỉ thép trong xây dựng mặt đường ô tô ở khu vực phía nam
Việt Nam.
Cấu trúc của đề tài:
Gồm phần mở đầu, tiếp theo là bốn chương, phần kết luận và kiến nghị, dự kiến
hướng nghiên cứu tiếp theo, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Cụ thể như sau:
-
Phần mở đầu
-
Chương 1: Tổng quan xỉ thép và BTN cốt liệu xỉ thép
-
Chương 2: Nghiên cứu sử dụng xỉ thép ở khu vực phía Nam làm cốt liệu sản
xuất BTN nóng
-
Chương 3: Nghiên cứu trong phòng các tính chất của BTN nóng cốt liệu xỉ
-
Chương 4: Đề xuất khả năng sử dụng BTN nóng cốt liệu xỉ thép làm mặt
thép
đường ô tô ở khu vực phía Nam
-
Phần kết luận và kiến nghị
-
Danh mục các công trình nghiên cứu đã công bố của tác giả
-
Tài liệu tham khảo và phần phụ lục.
Những đóng góp của đề tài trong lĩnh vực chuyên ngành:
-
Trên cơ sở tham khảo các tài liệu trên thế giới và trong nước, luận án đã tập
hợp được các tiêu chuẩn kỹ thuật, thành phần hóa lý của xỉ thép làm cốt liệu cho BTN
phù hợp với điều kiện phía nam Việt Nam;
-
Đề xuất tiêu chuẩn cấp phối cốt liệu và đề xuất cải tiến dây chuyền công nghệ
sản xuất cốt liệu xỉ thép cho BTN ngay từ các nhà máy luyện thép;
-
Xác định công thức chế tạo và các tiêu chuẩn kỹ thuật của BTNC 12.5; BTNC
6
19 sử dụng cốt liệu xỉ thép;
-
Đề xuất trình tự trộn, chế tạo BTN nóng cốt liệu xỉ thép trong phòng thí
nghiệm. Xác định và đánh giá các chỉ tiêu cơ lý phục vụ công tác thiết kế và khai thác
BTN cốt liệu xỉ thép. Đề xuất phạm vi sử dụng của BTN cốt liệu xỉ thép trong xây dựng
mặt đường ô tô ở khu vực phía nam Việt Nam;
-
Bước đầu chứng minh bằng thực nghiệm có thể sử dụng xỉ thép khu vực phía
Nam làm cốt liệu cho BTN nóng thỏa mãn các tiêu chuẩn kỹ thuật và đảm bảo tính kinh
tế;
-
Sử dụng cốt liệu xỉ thép để sản xuất BTN làm mặt đường ô tô ở khu vực phía
Nam, góp phần làm phong phú thêm chủng loại vật liệu xây dựng và giải quyết được
nguồn vật liệu làm đường ôtô ngày càng khan hiếm, bảo vệ tài nguyên môi trường, khắc
phục được vấn đề chôn lấp và đổ đống xỉ thép tại các khu xử lý chất thải tập trung, bảo
đảm các quy định về bảo vệ môi trường.
7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ XỈ THÉP VÀ BÊ TÔNG NHỰA
CỐT LIỆU XỈ THÉP
1.1. Tổng quan về sản xuất thép và xỉ thép ở Việt Nam.
1.1.1. Tổng quan về sản xuất thép ở Việt Nam 24.
Ngành công nghiệp thép Việt Nam được bắt đầu từ năm 1959 với việc xây dựng
Khu gang thép Thái Nguyên. Từ năm 1992 trở lại đây, nhiều nhà máy thép đi vào sản
xuất, công nghệ luyện thép đã có nhiều cải tiến làm cho chất lượng và năng suất sản
xuất phôi thép tăng lên rõ rệt. Các nhà máy sản xuất thép của nước ta hiện nay tập trung
chủ yếu ở miền Bắc và miền Nam. Ở miền Bắc, các nhà máy thép tập trung ở các tỉnh
Thái Nguyên, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh. Ở miền Nam, các nhà máy thép tập
trung tại thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu. Trong
tương lai, một số nhà máy luyện kim liên hợp sẽ được xây dựng ở miền Trung như nhà
máy luyện kim liên hợp 4,5 triệu tấn/năm tại Hà Tĩnh và Quảng Ngãi (Hình 1.1).
Trong những năm gần đây, ngành thép Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao, trên
18%/năm. Sản lượng phôi thép của nước ta, theo số liệu của Hiệp hội thép Việt Nam
được thể hiện trong Hình 1.2.
Sản xuất phôi thép theo quy hoạch đến năm 2015 đạt 6 - 8 triệu tấn/năm; năm
2020 đạt 9 - 11 triệu tấn/năm và năm 2025 đạt 12 - 15 triệu tấn/năm.
TỔNG
CÔNG TY
MIỀN BẮC: GANG
THÉP THÁI
NGUYÊN 500.000T
PHÂN PHỐI THÉP
Kim khí HN
LIÊN DOANH
Poscovina
Vinausteel
Nasteel
250
200
120 (ngàn tấn)
Vinakyoei
Tây đô
300
100
THÉP MIỀN NAM
BIÊN HÒA - THỦ ĐỨC - NHÀ BÈ - PHÚ MỸ- PFS
(150)
(150)
(200)
(400)
(400)
NĂNG LỰC SX: 0.9 TRIỆU TẤN
Kim khí Miền trung
Kim khí Hải phòng
GIA CÔNG CÁN NGUỘI
Kim khí TP.HCM
Hình 1.1. Mô hình ngành thép Việt Nam
8
Sản lượng phôi thép (triệu tấn)
6
5
4
3
2
1
0
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
Hình 1.2. Sản lượng thép phôi của Việt Nam từ năm 2001 – 2013 (nguồn
VSA)
1.1.2. Quy trình sản xuất thép 41:
Hiện nay, thép được sản xuất bằng 3 công nghệ: Công nghệ lò cao - lò chuyển
thổi ô xy - đúc liên tục; Công nghệ lò điện hồ quang - đúc liên tục; Công nghệ lò thùng.
Ngoài các công nghệ chính nêu trên, có hai công nghệ mới phát triển là: hoàn nguyên
nấu chảy - luyện thép lò chuyển - đúc liên tục, hoàn nguyên trực tiếp - luyện thép lò
điện - đúc liên tục. Ở Việt nam, phần lớn thép được sản xuất bằng công nghệ lò điện hồ
quang - đúc liên tục (Hình 1.3 và Hình 1.4).
Thép phế liệu
(Thép tái chế)
Điện cực than chì
Thép phế liệu +
Vôi/dolomite
Xỉ EAF
Thép
Hình 1.3.
Sơ đồ công nghệ sản xuất thép bằng công nghệ lò điện hồ quang