Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

MÔ tả sự THAY đổi một số CHỈ số THÔNG KHÍ PHỔI TRÊN đối TƯỢNG THỰC HÀNH bài tập SUỐI NGUỒI tươi TRẺ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (906.39 KB, 51 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC Y H NI

B Y T

Lấ TH VIT H

MÔ Tả Sự THAY ĐổI MộT Số CHỉ Số THÔNG KHí PHổI
TRÊN ĐốI TƯợNG THựC HàNH BàI TậP
SUốI NGUồI TƯƠI TRẻ

KHểA LUN TT NGHIP BC S Y KHOA
KHểA 2010 - 2016

Ngi hng dn khoa hc:
TS. Nguyn Th Bỡnh

H NI 2016


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành khoá luận tốt nghiệp bác sỹ đa khoa, tôi xin trân
trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đạo tạo đại học, Bộ môn Sinh lý, các ban
ngành đoàn thể trường Đại học Y Hà Nội, đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
giúp tôi hoàn thành khoá luận này.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Bình –
giảng viên bộ môn Sinh Lý – Người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, đóng góp
cho tôi những ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình thực hiện khoá luận.
Tôi xin cảm ơn thầy TS. Lê Đình Tùng – chủ nhiệm bộ môn Sinh lý học
cùng toàn thể các thầy cô, anh chị trong bộ môn đã nhiệt tình hướng dẫn, tạo


điều kiện cho tôi hoàn thành khoá luận này.
Tôi cũng xin cảm ơn công đoàn trường mầm non trường Việt Triều cùng
các cô giáo đã nhiệt tình tham gia nghiên cứu giúp đỡ tôi thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi vô cùng biết ơn gia đình, bạn bè, người thân đã ở bên cạnh
tôi, động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi mỗi lúc khó khăn giúp tôi có thêm động
lực trong suốt quá trình học tập và thực hiện khoá luận tốt nghiệp.

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2016
Sinh viên: Lê Thị Việt Hà


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------***--------

LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi: Phòng đào tạo trường Đại Học Y Hà Nội
Hội đồng chấm thi khoá luận tốt nghiệp
Tên tôi là: Lê Thị Việt Hà.
Sinh viên: tổ 7, lớp Y6B – trường Đại Học Y Hà Nội.
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là do bản thân tôi thực
hiện, những số liệu trong luận văn này là hoàn toàn khách quan và trung thực.
Kết quả thu được chưa được đăng tải dưới bất kỳ hình thức nào.

Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2016
Sinh viên: Lê Thị Việt Hà.


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


SVC

: Dung tích sống

FVC

: Dung tích sống thở mạnh

FEV1

: Thể tích thở ra tối đa giây đầu tiên

TV

: Thể tích khí lưu thông

cs

: Cộng sự


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐÊ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1......................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................................3
1.1. Giải phẫu và sinh lý hệ hô hấp.................................................................................3
1.2. Chức năng thông khí của phổi.................................................................................3
1.2.1. Các đôông tác hô hấp và cơ tham gia hô hấp:....................................................4

1.2.2. Các thể tích, dung tích và lưu lượng thở:..........................................................6
1.3. Bài tâôp suối nguồn tươi trẻ.....................................................................................10
1.4. Các phương pháp đo lường chức năng hô hấp.....................................................10
1.5. Môôt số ảnh hưởng về tuổi, BMI lên chức năng hô hấp...........................................11
1.5.1. Ảnh hưởng của tuổi lên chức năng hô hấp......................................................11
1.5.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của béo phì lên chức năng hô hấp.............................12
1.6. Các nghiên cứu về hoạt động thể lực làm cải thiện chức năng hô hấp..................13
1.6.1. Các nghiên cứu trên thế giới...........................................................................13
1.6.2. Các nghiên cứu ở Viêôt Nam............................................................................14

CHƯƠNG 2....................................................................................................15
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................15
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................15
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn........................................................................................15
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ...........................................................................................15
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu..........................................................................15
2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................15
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: theo dõi dọc trước sau 3 tháng tâôp luyêôn.......................15
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu.........................................................................................16
2.3.3. Phương tiêôn nghiên cứu..................................................................................16
2.3.4. Biến số, chỉ số.................................................................................................16
2.3.5. Quy trình thực hiêôn..........................................................................................17
2.3.6. Phương pháp thu thâôp số liêôu.........................................................................18


2.3.7. Các loại sai số và cách khắc phục...................................................................19
2.4. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................................19

CHƯƠNG 3....................................................................................................21
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................21

3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu..................................................................21
3.1.1. Đăôc điểm về tuổi..............................................................................................21
3.1.2. Đăôc điểm về BMI của nhóm đối tượng............................................................22
3.1.3. Đăôc điểm về tần suất tâôp của nhóm nghiên cứu..............................................23
3.2. Đăôc điểm chung về môôt số chỉ số hô hấp trước và sau luyêôn tâôp..........................23
3.3. Đăôc điểm về môôt số chỉ thông khí phổi với các yếu tố liên quan............................24

CHƯƠNG 4....................................................................................................30
BÀN LUẬN....................................................................................................30
4.1. Đăôc điểm chung của đối tượng..............................................................................30
4.2. Đăôc điểm chung về các chỉ số hô hấp....................................................................31
4.3. Sự thay đổi môôt số chỉ số hô hấp của nhóm nghiên cứu với các yếu tố liên quan. 33

KẾT LUẬN....................................................................................................35
HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ KIẾN NGHỊ....................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Sự thay đổi cân nặng trước và sau tập ở nhóm đối tượng bình
thường và thừa cân........................................................................................22
Bảng 3.2: Một số chỉ số thông khí phổi trước và sau tập 3 tháng.............23
Bảng 3.3: Một số chỉ số thông khí phổi ở nhóm đối tượng lớn hơn hoặc
bằng 40 tuổi....................................................................................................24
Bảng 3.4. Một số chỉ số thông khí phổi ở nhóm đối tượng nhỏ hơn 40 tuổi
.........................................................................................................................25
Bảng 3.5: Một số chỉ số thông khí phổi trước và sau tập ở nhóm có chỉ số
BMI bình thường...........................................................................................26

Bảng 3.6: Một số chỉ số thông khí phổi trước và sau tập ở nhóm thừa cân
và béo phì.......................................................................................................27
Bảng 3.7: Một số chỉ số thông khí phổi trước và sau tập ở nhóm đối
tượng nghiên cứu tập luyện lớn hơn hoặc bằng 5 lần/tuần.......................28
Bảng 3.8: Một số chỉ số thông khí phổi ở nhóm đối tượng luyện tập nhỏ
hơn 3 lần/tuần................................................................................................29


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ về tuổi của đối tượng thực hành bài tập suối nguồn
tươi trẻ............................................................................................................21
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ về nhóm BMI của đối tượng thực hành suối nguồn
tươi trẻ............................................................................................................22
Biểu đồ 3.3: Biểu đồ về tần suất tập của nhóm đối tượng.........................23


1

ĐẶT VẤN ĐÊ
Ở người bình thường lúc nghỉ ngơi, nhịp thở là 14 – 18 lần/phút, thay
đổi theo giới, tuổi, và theo mức độ chuyển hoá của cơ thể . Hoạt động hô hấp
cung cấp oxy để sử dụng trong quá trình chuyển hoá của cơ thể, đồng thời đào
thải CO2 (sản phẩm của quá trình chuyển hoá) nhằm duy trì một sự hằng định
tương đối nồng độ Oxy và CO2 trong nội môi. Thở không chỉ là hoạt động tự
động mà còn là hoạt động được điều khiển bởi ý thức, tập luyện thở làm tăng
hoạt động phó giao cảm và giảm hoạt động giao cảm, cải thiện chức năng tim
mạch và hô hấp bằng việc ảnh hưởng đến tiêu thụ oxy, chuyển hoá và kháng
trở ,. Thở sâu làm giảm khoảng chết phế nang, làm mới không khí toàn phổi
ngược lại với thở nông chỉ làm mới không khí ở đáy phổi .

Yoga là một phương thức luyện tập có từ 3000 năm trước, bắt nguồn từ
văn hoá Hindu. Pranayama (yoga thở) là khoa học về kiểm soát hơi thở, bắt
nguồn từ tiếng Phạn cổ, ghép bởi 2 từ Prana – là hơi thở, ayama – là tăng
cường kiểm soát có ý thức . Pranayama cải thiện chức năng hô hấp trên cá thể
khoẻ mạnh, với phương pháp thở chậm và sâu này cũng mang lại nhiều ảnh
hưởng có lợi trên các đối tượng mắc các bênh hô hấp như bệnh hen. Nghiên
cứu của Berreza LA năm 2014 cho thấy cải thiện VC và VT sau 12 tuần tập
yoga ở 18 phụ nữ lớn tuổi . Nghiên cứu của Rai Kuman Yadav trên 60 phụ nữ
trẻ tuổi cho thấy có sự cải thiện VC, FEV1 sau 6 tuần tập yoga . Ở Việt Nam,
nghiên cứu của Lê Thị Kim Dung cho thấy sự thay đổi VC rõ rệt trên 22 đối
tượng hen phế quản sau 60 ngày tập dưỡng sinh.
Bài tập suối nguồn tươi trẻ được viết từ năm 1938, bởi tác giả Peter
Kelder, được dịch ra 36 thứ tiếng, phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, gồm 5
thức tập kết hợp giữa thở chậm, sâu với vận động các khớp và cơ trên cơ thể, phổ
biến khá rộng rãi trong cộng đồng và được cho là một bài tập giúp cải thiện sức


2

khoẻ, chữa trị các chứng đau nhức, tăng trí nhớ, cải thiện giấc ngủ, giúp thân thể
thon gọn… Nhằm bổ sung bằng chứng khoa học về tác dụng của bài tập giúp cải
thiện chức năng hô hấp, nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu:
1. Mô tả sự thay đổi một số chỉ số thông khí phổi trên đối tượng thực
hành bài tập suối nguồn tươi trẻ sau 3 tháng.
2. Nghiên cứu sự thay đổi chỉ số thông khí phổi với một số yếu tố liên quan.


3

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Giải phẫu và sinh lý hệ hô hấp
Hô hấp là một đặc trưng cơ bản của sinh vật. Bộ máy hô hấp của người
và động vật có vú bao gồm đường dẫn khí, phổi, lồng ngực và cơ hô hấp.
Lồng ngực là buồng hoàn toàn kín, xung quanh là khung xương, trên có
các cơ và mô liên kết vùng cổ, dưới có cơ hoành ngăn cách với ổ bụng. Cơ
hoành là một cơ vân, hình vòm. Thành lồng ngực gồm xương ức, 12 đôi
xương sườn và các cơ liên sườn, lại có một lượng lớn mô liên kết đàn hồi .
Đường dẫn khí gồm có mũi, miệng, sau đó đến hầu (họng), thanh quản,
khí quản, phế quản, các tiểu phế quản, đến các tiểu phế quản tận là các tiểu
phế quản trước ống phế nang, đến các túi phế nang và các phế nang.
Đường hô hấp trên được tính từ mũi, miệng, hầu và thanh quản.
Đường hô hấp dưới bắt đầu tính từ khí quản đến phế quản và các tiểu phế
quản. Đường hô hấp dưới được chia làm các thế hệ (các mức hoặc các đoạn).
Thế hệ số không là khí quản, sau đó thế hệ số một là phế quản gốc, tiếp theo ở
mỗi một bên của phổi cứ mỗi lần phế quản và tiểu phế quản phân chia là một thế
hệ. Có từ hai mươi tới hai mươi ba thế hệ trước khi đến phế nang .
Phế nang là đơn vị cấu tạo cuối cùng ở phổi và là đơn vị chức năng thực
hiện quá trình trao đổi khí. Phế nang được bao bọc bởi mạng lưới các mao
mạch phổi. Phế nang nhận không khí từ đường dẫn khí và thực hiện trao đổi
khí thông qua hiện tượng khuếch tán oxy qua màng hô hấp .
1.2. Chức năng thông khí của phổi
Phổi có nhiều chức năng như: thông khí, bảo vệ, chuyển hoá, phát âm,
tham gia điều hoà cân bằng acid – base nhưng thông khí là chức năng chính.


4

Phổi thông khí thông qua các động tác hô hấp thông thường và hô hấp đặc

biệt như ho, rặn, hắt hơi, nói. Để đánh giá chức năng thông khí của phổi thì
nghiên cứu này đề cập tới các động tác hô hấp thông thường như: hít vào
thông thường, thở ra thông thường, hít vào gắng sức, thở ra gắng sức.
1.2.1. Các động tác hô hấp và cơ tham gia hô hấp:
1.2.1.1. Động tác hít vào
o Hít vào thông thường là một động tác chủ động, đòi hỏi tiêu tốn năng
lượng cho sự co các cơ hô hấp. Các cơ hô hấp tham gia hoạt động tạo nên
động tác hít vào thông thường bao gồm: cơ hoành, cơ bậc thang, cơ răng to,
cơ liên sườn trong và cơ liên sườn ngoài. Khi các cơ hô hấp này co lại làm
tăng kích thước lồng ngực theo cả ba chiều, đó là chiều thẳng đứng (trên –
dưới), chiều trước sau và chiều ngang (phải – trái).
 Tăng chiều đứng thẳng:
Đáy của lồng ngực là cơ hoành. Bình thường cơ hoành lồi lên phía lồng
ngực theo hai vòm là vòm gan và vòm dạ dày. Khi cơ hoành co, hai vòm này
phẳng ra và hạ thấp về phía bụng, do đó làm cho kích thước theo chiều đứng
thẳng của lồng ngực được tăng lên. Cơ hoành hạ thấp 1 cm có thể là tăng thể
tích lồng ngực lên 250 cm3. Hít vào thông thường cơ hoành hạ thấp 1,5 cm,
diện tích cơ hoành khoảng 250 cm2. Cơ hoành là cơ hô hấp quan trọng.
 Tăng chiều trước sau và chiều ngang:
Ở tư thế nghỉ ngơi, các xương sườn chếch ra trước và xuống dưới. Khi các
cơ hít vào co lại, xương sườn quay ra xung quanh một trục đi qua hai điểm khớp
đốt sống và xương ức, làm cho xương sườn chuyển từ tư thế chếch xuống sang
tư thế nằm ngang của lồng ngực. Động tác hít vào là động tác tích cực vì được
thực hiện nhờ năng lượng co cơ của cơ hoành và các cơ hít vào khác.


5

Do kích thước của lồng ngực tăng lên cả ba chiều nên dung tích của lồng
ngực tăng lên, áp suất trong lồng ngực và trong phổi âm hơn giai đoạn trước

hít vào, tạo nên sự chênh lệch áp suất giữa môi trường bên ngoài và phổi,
không khí di chuyển từ bên ngoài môi trường vào phổi.
Như vậy động tác hít vào đã dẫn đến không khí di chuyển từ ngoài môi
trường vào phổi đến tận các phề nang .
o Hít vào gắng sức: Nếu ta cố gắng hít vào gắng sức, thêm một số cơ hô
hấp phụ tham gia vào động tác hít vào như cơ ức đòn chũm, cơ ngực, cơ chéo,
đó là cơ hít phụ. Trong động tác này cơ hoành tiếp tục hạ thấp so với hít vào
thông thường, có thể hạ thấp hơn 7 – 8 cm, có thể làm tăng thể tích lồng ngực
thêm 1500 – 2000 cm3. Kết quả là không khí có thể di chuyển thêm vào phổi
khoảng 1500 – 2000 ml .
1.2.1.2. Động tác thở ra
o Thở ra thông thường: thở ra thông thường là một động tác thụ động vì
nó không đòi hỏi năng lượng co cơ, các cơ hít vào ở giai đoạn này không có
nữa, chúng giãn ra trở về vị trí cũ, làm cho lồng ngực trở về vị trí ban đầu
dưới tác dụng của sức đàn hồi ngực phổi và sức chống đối của các tạng bụng.
Các xương sườn hạ xuống, các vòm hoành lại lỗi lên phía trên lồng ngực. Kết
quả là dung tích lồng ngực giảm làm cho áp suất của phổi tăng lên có tác
dụng đẩy không khí từ phổi ra ngoài môi trường.
o Động tác thở ra gắng sức: khi cố gắng thở ra hết sức, cần huy động
thêm một số cơ nữa, chủ yếu là cơ thành bụng. Những cơ này khi co lại kéo
xương sườn xuống thấp hơn nữa, đồng thời ép thêm các tạng ở ổ bụng, dồn cơ
hoành lồi thêm lên phía trên lồng ngực làm dung tích lồng ngực tiếp tục giảm,
ép vào phổi làm áp suất phổi tăng lên và kết quả là không khí tiếp tục được
đẩy từ phổi ra ngoài môi trường .


6

1.2.2. Các thể tích, dung tích và lưu lượng thở:


Đồ thị biểu diễn các thể tích và dung tích phổi
1.2.2.1. Các thể tích hô hấp
o Thể tích khí lưu thông (Tidal Volume – TV): Thể tích khí lưu thông là
thể tích khí lưu chuyển trong một lần hít vào hoặc thở ra thông thường. Để đo
thể tích khí lưu thông đối tượng đo thở ra hít vào bình thường, sẽ ghi được thể
tích khí lưu thông. Ở người trưởng thành, bình thường thể tích khí lưu thông
khoảng 400 – 500 ml, nó chiểm khoảng 12% dung tích sống. Thể tích khí lưu
thông ở nam cao hơn nữ và giảm ở người già.
o Thể tích dự trữ hít vào (Inspiratory Reserve Volume – IRV): Thể tích
khí dự trữ hít vào là thể tích khí thu được khi cố gắng hít vào hết sức sau khi
hít vào thông thường. Thể tích này khoảng 1500 – 2000 ml. Thể tích dự trữ
hít vào còn được gọi là dung lượng dự trữ hít vào hoặc dung lượng bổ túc. Đo
IRV bằng cách cho đối tượng hít vào hết sức sau khi hít vào thông thường.
o Thể tích dự trữ thở ra (Expiratory Reserve Volume – ERV): Thể
tích dự trữ thở ra là thể tích khí thu được khi cố gắng thở ra hết sức sau khi


7

thở ra thông thường. Thể tích này khoảng 1100 – 1500 ml. Bình thường thể
tích khí dự trữ thở ra còn gọi là dung lượng dự trữ thở ra hay lượng khí dự
trữ của phổi. Đo ERV bằng cách cho đối tượng thở ra hết sức sau khi thở
ra thông thường.
o Thể tích khí cặn (Residual Volume – RV): Thể tích khí cặn là thể tích
khí còn lại trong phổi sau khi đã thở ra hết sức. Bình thường thể tích khí cặn
khoảng 1000 – 1200 ml. Thể tích khí cặn tăng lên làm cho tỷ số thông khí
giảm, khả năng đổi mới thành phần khí phế nang giảm. Thể tích khí cặn được
đo theo nguyên tắc pha loãng khí. Có thể dùng các khí nitơ hoặc heli để đo.
1.2.2.2. Các dung tích hô hấp
Theo quy ước quốc tế, dung tích hô hấp là tổng của hai hay nhiều thể

tích thở, như vậy dung tích ở đây cũng là một đại lượng thể tích chứ không
phải sức chứa theo quan niệm của vật lý học.
o Dung tích sống (Vital Capacity – VC, còn được kí hiệu là SVC – slow
vital capacity): Dung tích sống là tổng thể tích khí thở ra hết sức sau khi hít
vào hết sức. Dung tích sống là tổng của thể tích lưu thông, thể tích dự trữ hít
vào, thể tích dự trữ thở ra: VC = TV + IRV + ERV. Để đo VC có nhiều cách
đo, nhưng cách đo thông thường nhất là đo dung tích sống thở ra, nguyên tắc
đo là cho đối tượng hít vào hết sức rồi thở ra từ từ hết sức, chúng ta ghi được
đồ thị SVC.
o Dung tích sống thở mạnh (Forced Vital Capacity – FVC): Dung tích
sống thở mạnh là thể tích khí thu được do hít vào thật hết sức rồi thở ra thật
nhanh, mạnh và thật hết sức. Cách đo FVC cũng giống như VC chỉ khác là
khi thở ra hết sức là phải thở ra nhanh, mạnh, thật hết sức.
o Dung tích hít vào (Inspiratory Capacity – IC): Dung tích hít vào là số
lít hít vào tối đa kể từ vị trí cuối thì thở ra bình thường, bao gồm thể tích khí
lưu thông và thể tích khí dự trữ hít vào: IC = TV + IRV.


8

o Dung tích cặn chức năng (Functional Residual Capacity – FRC):
Dung tích cặn chức năng là số lít khí có trong phổi cuối thì thở ra bình
thường, bao gồm thể tích khí cặn và dự trữ thở ra: FRC = RV + ERV.
o Dung tích toàn phổi (Total Lung Capacity – TLC): Dung tích toàn
phổi là toàn bộ số lít khí có trong phổi sau khi hít vào tối đa, bao gồm dung
tích sống và thể tích khí cặn: TLC = VC + RV.
1.2.2.3. Các lưu lượng thở
Lưu lượng thở là số lượng thể tích khí được huy động trong một đơn vị
thời gian. Đơn vị là lít trong một phút (lít/phút) hoặc lít trong một giây
(lít/giây). Lưu lượng thở nói lên khả năng hay tốc độ huy động khí đáp ứng

với nhu cầu cơ thể và sự thông thoáng đường dẫn khí.
Để đo các lưu lượng thở người ta đo dung tích sống thở mạnh. Đo dung
tích sống thở mạnh, từ đó phân tích đồ thị FVC về mặt thời gian sẽ cho biết
các thông số sau:
o Lưu lượng tối đa trung bình trong một khoảng FVC: thường được kí
hiệu là FEF (Forced Expiratory Flow) hoặc MEF (Maximal Expiratory Flow)
cùng với khoảng phần trăm của FVC đã thở ra.
 FEF 0,2 – 1,2: là lưu lượng trung bình thở ra ở quãng đầu của FVC,
đánh giá mức độ thông thoáng của phế quản lớn.
 FEF 25 – 75: là lưu lượng trung bình thở ra ở quãng giữa của FVC,
đánh giá mức độ thông thoáng của các phế quản vừa và nhỏ.
o Lưu lượng tức thời tại một thời điểm xác định của FVC: thông thường
được kí hiệu là FEF đi cùng với một số % thể tích của FVC đã thở ra hoặc
MEF đi cùng với % thể tích của FVC còn lại trong phổi.


9



Lưu lượng đỉnh (Peak Expiratory Flow – PEF): lưu lượng đo tại

điểm bắt đầu thở ra gắng sức sau khi đã hít vào hết sức. Bình thường PEF
có giá trị gần bằng dung tích toàn phổi, và nó phụ thuộc vào khả năng
gắng sức của đối tượng.
 FEF 25 hay MEF 75: lưu lượng thở ra tại vị trí còn lại 75% của FVC,
đánh giá mức độ thông thoáng của phế quản lớn.
 FEF 50 hoặc MEF 50: lưu lượng thở ra tại vị trí còn lại 50% của FVC,
đánh giá mức độ thông thoáng của các phế quản vừa.
 FEF 75 hoặc MEF 75: lưu lượng thở ra tại vị trí còn 25% của FVC,

đánh giá mức độ thông thoáng của các phế quản nhỏ.
o Thể tích thở ra tối đa trong giây đầu tiên – FEV1 là thể tích khí lớn
nhất có thể thở ra trong một giây đầu tiên. Trên một người bình thường FEV1
chiếm khoảng 75% dung tích sống.
o Thông khí phút: là lưu lượng khí thở ra trong một phút nghỉ ngơi,
được tính bằng thể tích khí lưu thông nhân với tần số thở.
o Thông khí tối đa phút: là lượng khí tối đa có thể huy động được trong
một phút, đo được bằng cách cho đối tượng thở ra nhanh và sâu trong khoảng
6 giây rồi quy ra một phút.
o Thông khí phế nang: là mức không khí trao đổi ở tất cả phế nang trong
một phút. Liên tục phân tích thành phần không khí trong một lần thở cho thấy
lúc đầu thành phần không khí rất giống khi hít vào, về sau tỷ lệ CO 2 tăng lên,
O2 giảm đi gần giống khí trong phế nang. Thông khí phế nang chính là mức
thông khí có hiệu lực vì nó tham gia vào trao đổi khí.


10

1.3. Bài tập suối nguồn tươi trẻ
Suối nguồn tươi trẻ có nguồn gốc từ Tây Tạng, bài tập gồm 5 động tác
kết hợp giữa hít thở và vận động các khớp và cơ trên cơ thể. Mỗi động tác thở
trong bài tập bao gồm hít vào chậm và sâu, giữ hơi thở 5 – 10s, thở ra kéo dài(
phụ lục 1).
Thở chậm và sâu đã được chứng minh mang lại phản ứng sinh lý đặc
trưng là giảm nhịp tim, giảm huyết áp, giảm tiêu thụ oxy, tăng hoạt động phó
giao cảm và giảm hoạt động giao cảm . Hít thở chậm sâu cũng làm tăng áp
suất âm của khoang màng phổi, phổi được làm trống rỗng và làm đầy hoàn
toàn và hiệu quả hơn làm phát triển các cơ hô hấp, vì thế làm cải thiện chức
năng hô hấp , .
1.4. Các phương pháp đo lường chức năng hô hấp

Đo các thể tích, dung tích và lưu lượng thở nhằm đánh giá chức năng
thông khí phổi. Lịch sử của phép đo này được bắt đầu từ năm 1846 khi
Hutchinson chế tạo ra máy hô hấp kế (spirometer). Tên máy và nguyên lý cấu
tạo còn đến ngày nay. Sau đó, máy được cải tiến để ghi lại đường biến đổi thể
tích theo thời gian và máy đó tên là hô hấp ký .
Đầu thế kỷ XIX đánh dấu sự ra đời của phương pháp pha loãng khí để
đo thể tích, dung tích hô hấp. Vào thời điểm này, DaVy đã đo được thể tích
khí cặn (RV) bằng phương pháp pha loãng khí Hydro. Năm 1923, cũng bằng
phương pháp trên, Vanslyke và Binger đã đo dung tích cặn chức năng (FRC)
sau đó tính ra TLC và RV. Cùng thời gian này, Christie đo được dung tích cặn
chức năng bằng phương pháp rửa sach khí nitơ. Năm 1948, Meneely đã dùng
phương pháp pha loãng khí Heli để đo thể tích cặn ở người bình thường và


11

giãn phế nang. Tiffeneau và Briell đưa ra khái niệm và FEV1, giúp phân biệt
hai hội chứng rối loạn thông khí tắc nghẽn và thông khí hạn chế .
Năm 1933, lần đầu tiên phương pháp X – quang được sử dụng để tính TLC,
được áp dụng bởi Hurtado và Frey, nhưng phương pháp này không đo được các
thể tích khí thành phần của dung tích phổi, cũng như các lưu lượng phổi.
Máy thể tích khí thân hiện đại được ra đời năm 1956 bởi Dubois cho
phép đo được nhiều thông số như dung tích toàn phổi, dung tích cặn chức
năng, thể tích khí cặn, sức cản đường thở (raw) .
Năm 1983, Cộng đồng than thép Châu Âu và Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
thống nhất có 5 phương pháp thăm dò chức năng thông khí phổi gồm có:
•Phương pháp đo thể tích thở (spirometer).
•Phương pháp phế lưu (pneumotachography).
•Phương pháp pha loãng khí (gasdilution methods).
•Phương pháp thể tích khí toàn thân (body plethysmography).

•Phương pháp chụp X – quang (radiography).
1.5. Một số ảnh hưởng về tuổi, BMI lên chức năng hô hấp.
1.5.1. Ảnh hưởng của tuổi lên chức năng hô hấp.
Hệ thống hô hấp phải trải qua nhiều thay đổi về giải phẫu học, sinh lý
học và miễn dịch với tuổi. Phổi trưởng thành ở độ tuổi từ 20 – 25 năm, sau đó
lão hoá có liên quan đến sự giảm dần chức năng phổi. Khoảng chết phế nang
tăng theo tuổi, ảnh hưởng tới O2 máu động mạch, nhưng không làm suy yếu
việc loại bỏ CO2. Các thụ thể đường hô hấp trải qua sự thay đổi chức năng
theo độ tuổi và ít đáp ứng với thuốc được sử dụng cho đối tượng trẻ để điều
trị những rối loạn tương tự .


12

Tất cả các thành phần hô hấp bị ảnh hưởng bởi tuổi tác, dù ở mức độ
khác nhau:
•Sự giãn nở đàn hồi của phổi giảm.
•PaO2 giảm và D(A – a)O2 tăng.
•Thành ngực trở nên cứng hơn.
•Các cơ hít vào lỏng lẻo.
•Trung tâm hô hấp kém nhạy cảm.
•Thể tích khí cặn và thể tích khí cặn chức năng tăng, trong khi dung tích
sống và FEV1 dần dần giảm .
1.5.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của béo phì lên chức năng hô hấp.
Theo WHO (1995): BMI = cân nặng/(chiều cao)2.
Tháng 2 năm 2000, cơ quan khu vực Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế
thế giới (WPRO) và Hội nghiên cứu béo phì quốc tế đã phối hợp với Viện
nghiên cứu Bệnh đái tháo đường Quốc tế (IDI). Trung tâm hợp tác Dịch tễ
học đái tháo đường, và các bệnh không lây của Tổ chức Y tế thế giới đã đưa
ra khuyến nghị về chỉ tiêu phân loại béo phì cho cộng đồng các nước châu Á

(IDI & WPRO, 2000).
IDI & WPRO BMI

Phân loại

WHO BMI (kg/m2)

Gầy

<18.5

<18,5

Bình thường

18,5 – 24,9

18,5 – 22,9

Thừa cân

25 – 29,9

23 – 24,9

Béo phì độ I

30 – 34,9

25 – 29,9


Béo phì độ II

35 – 39,9

30 – 40

(kg/m2)


13

Thừa cân được định nghĩa khi chỉ số khối cơ thể BMI > 23 và béo phì
khi BMI ≥ 25 (theo WPRO).
Tại Việt Nam, kết quả điều tra dinh dưỡng trên 17213 đối tượng từ 25
đến 64 tuổi ở 64 tỉnh thành phố đại diện cho 8 vùng sinh thái trên toàn quốc
cho thấy tỷ lệ thừa cân/béo phì (BMI > 23) là 16,3%. Tỷ lệ thừa cân/béo phì
đang gia tăng theo tuổi, cao hơn ở nữ giới so với nam, thành thị cao hơn so
với nông thôn (32,5% và 13,8%) .
Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường,
viêm khớp,…Béo phì còn liên quan mật thiết tới các triệu chứng và bệnh lý
hô hấp như hen, COPD .
Theo tác giả Jone RL và cộng sự, nghiên cứu về ảnh hưởng của BMI tới
dung tích phổi năm 2006, có sự tương quan có ý nghĩa thống kê giữa BMI với
dung tích sống (VC) và tổng dung tích toàn phổi (TLC), nhưng giá trị trung
bình của nhóm vẫn trong giới hạn bình thường kể cả bệnh nhân béo phì. Tuy
nhiên thể tích cặn chức năng và khối lượng dự trữ thở ra giảm theo cấp số
nhân với sự gia tăng BMI. Tại BMI là 30 kg/m 2 FRC và ERV chỉ là 75% và
47% so với người có chỉ số BMI là 20 kg/m2 .
1.6. Các nghiên cứu về hoạt động thể lực làm cải thiện chức năng hô hấp.

1.6.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Theo Lidia Aguiar Berreza và cộng sự, nghiên cứu năm 2014, ở đối
tượng phụ nữ lớn tuổi tập yoga sau 12 tuần, thì ở 18 đối tượng tập yoga có sự
thay đổi VT, VC, VE có ý nghĩa thống kê sau tập so với trước tập, còn 18 đối
tượng phụ nữ lớn tuổi không tập thì không có sự thay đổi về các chỉ số hô hấp
trước sau 3 tháng .


14

Ở nghiên cứu của Rai Kuman Yadav (2001) trên 60 phụ nữ trẻ tuổi, sau
tập yoga 6 tuần và 12 tuần, có sự thay đối có ý nghĩa thống kê ở các chỉ số
VC, FEV1 sau 6 tuần và 12 tuần so với ngày đầu tiên, còn chỉ số PEF có sự
thay đổi sau 6 tuần và 12 tuần so với ngày 1, nhưng giá trị p chỉ có ý nghĩa
thống kê sau 12 tuần so với ngày 1 .
Một nghiên cứu khác trên cả nam và nữ, do Dr Sheetal Panwar và cs
thực hiện năm 2012, 75 sinh viên y khoa (50 nữ và 25 nam) từ 18 – 25 tuổi
được đào tạo và thực hành pranayama 30 phút mỗi ngày trong 3 tháng, đối
tượng được đo chức năng hô hấp trước và sau khi hoàn thành 3 tháng tập
luyện. Kết quả được phân tích bằng kiểm định T – test và đã có sự cải thiện
đáng kể các chỉ số TV, SVC, FVC, FEV1 .
1.6.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Theo Lê Thị Kim Dung (2009) nghiên cứu về sự biến đổi chức năng
thông khí ở người 22 bệnh nhân mắc hen phế quản ở 2 giai đoạn trước và sau
tập khí công dưỡng sinh 60 ngày, mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 45 phút. Kết quả
cho thấy có sự thay đổi rõ rệt SVC, PEF, tuy nhiên không thấy sự thay đổi rõ
rệt của FEV .
Hoàng Thị Ái Khuê (2014) nghiên cứu trên 58 bệnh nhân hen phế quản
tập yoga sau 3 tháng, so sánh các chỉ số FVC, FEV1 sau so với trước tập cải
thiện có ý nghĩa thống kê. .



15

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nam và nữ độ tuổi từ 23 đến 52 tuổi.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
Đồng ý tham gia nghiên cứu.
Không hút thuốc.
Chức năng hô hấp bình thường.
Hiện không tham gia yoga hoặc các bài thể dục khác.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Mắc các bệnh mũi, họng, phế quản.
Mắc các bệnh lồng ngực, cong, gù, vẹo cột sống.
Mắc các bệnh tim mạch.
Không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 12/2014 tới tháng 4/2015.
Địa điểm nghiên cứu: Bộ môn sinh lý học, trường Đại Học Y Hà Nội.
Phương pháp tập: 5 thức tập của bài tập Suối Nguồn tươi trẻ.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: theo dõi dọc trước sau 3 tháng tập luyện.


16

2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Theo công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu trước sau của Nguyễn Văn

Tuấn (2005) :

Trong đó
n: cỡ mẫu
C: hằng số tính theo công thức:
ES là hệ số ảnh hưởng tính theo công thức:

Nghiên cứu của chúng tôi lấy C = 13, tương đương với α = 0,05 và β = 0,05
r = 0,8;

= 0,09; s = 0,22 theo kết quả của Berreza LA thì tính ra n = 32.

2.3.3. Phương tiện nghiên cứu
Máy hô hấp kế HI 801 spirometer – hãng Chest Nhật Bản.
Máy điều hoà nhiệt độ – độ ẩm, hút ẩm.
Thước đo chiều cao, cân đo cân nặng.
2.3.4. Biến số, chỉ số
Nhóm thông tin chung: tuổi, cân nặng, chiều cao.
Nhóm các thông số về chức năng hô hấp: SVC, FVC, TV, FEV1.


17

2.3.5. Quy trình thực hiện
QUY TRÌNH THỰC HIỆN

Chọn đối tượng phù hợp với
nghiên cứu

Khai thác tiền sử, đo chiều cao,

cân nặng

Lấy các thông số hô hấp

Hướng dẫn đối tượng tập bài tập
suối nguồn tươi trẻ và theo dõi

Lấy các thông số hô hấp sau 3
tháng

Nhập, xử lý và phân tích số liệu


×