Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Luận văn tình hình đầu tư phát triển tại công ty CP xây dựng và vật tư thiết bị thực trạng và giảm pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.41 KB, 58 trang )

Chuyên đề thực tập

LỜI MỞ ĐẦU:
Cùng với đầu tư phát triển mạnh mẽ như vũ bão của thế giới, Việt Nam đã và đang
trong thời kỳ mở cửa hội nhập, đem đến cho nền kinh tế nước ta và các doanh nghiệp
những cơ hội cũng như phải chịu những áp lực rất lớn trước nhiều thách thức, đặc biệt là
trong lĩnh vực đầu tư phát triển kỹ thuật vật tư của một Cơng ty cổ phần đặc biệt góp
phần tạo nên phát triển của xã hội. Để kinh doanh có hiệu quả, có thể cạnh tranh và đứng
vững trong thị trường đó, một biện pháp được các nhà quản lý doanh nghiệp rất chú trọng
đó là làm sao phải đảm bảo được chất lượng cũng như tiến độ thi công của các dự án.
Chính vì các lý do nên trên mà các thông tin về chu kỳ của dự án cũng như các
bước thực hiện dự án vô cùng quan trọng, được cung cấp bởi bộ phận kế hoạch đầu tư mà
cụ thể là Phịng Đầu tư. Nó giúp các nhà quản lý có cái nhìn tổng thể và chi tiết về các
nghiệp vụ kinh tế đầu tư đang phát sinh trực tiếp tại cơng ty, qua đó các nhà quản lý
doanh nghiệp phân tích, đánh giá mức độ hiệu quả của việc sử dụng chi phí sản xuất và
hạ giá thành sản phẩm, quản lý giám sát hoạt động đầu tư chặt chẽ hơn, đưa ra các quyết
định quản lý đúng đắn và kịp thời hơn.
Với Nhà nước, công tác kế hoạch đầu tư là cơ sở để Nhà nước kiểm soát vốn đầu
tư dự án và thu thuế. Với doanh nghiệp, việc quản lý hoạt động đầu tư ln đặt lên hàng
đầu bởi nó cho phép quản lý và tính tốn một cách chính xác, đầy đủ, khách quan các
bước phải làm từ lập kế hoạch, lập dự án và thẩm định dự án đến các khoản mục chi phí
đã bỏ ra. Thực hiện tốt cơng tác quản lý dự án là cơ sở để giám sát mọi hoạt động , từ đó
phát huy những tiềm năng thế mạnh của mình, khơng ngừng đổi mới, hồn thiện cho phù
hợp với cơ chế tài chính hiện nay của nước ta.
Nhận thức được những vấn đề trọng điểm nêu trên, Công ty Cổ phần Xây dựng và
Vật tư Thiết vị MESCO đã không ngừng đổi mới công tác kế hoạch đầu tư phù hợp với
tình hình thực tế tại cơng ty cũng như phù hợp với yêu cầu quản lý của Nhà nước. Từ
thực tiễn và các kiến thức đã tích luỹ, qua thời gian thực tập tại cơng ty đồng thời dưới sự
hướng dẫn tận tình của Th.s Nguyễn Thị Thu Hà và các anh chị trong Phòng Kế hoạch

Quách Sơn Lâm- KTĐT 47D



1


Chuyên đề thực tập

đầu tư, em đã quyết định chọn đề tài “Tình hình đầu tư phát triển tại Cơng ty Cổ phần
Xây dựng và Vật tư Thiết bị. Thực trạng và giảm pháp” làm chuyên đề tốt nghiệp.
Chuyên đề tốt nghiệp ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung được chia
thành 2 chương như sau:
Chương I: Thực trạng đầu tư phát triển tại Công ty Cổ phần Xây dựng và
Vật tư thiết bị giai đoạn 2005-2008.
Chương II: Một số giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển sản phẩm tại Công
ty Cổ phần Xây dựng và Vật tư Thiết bị MESCO.
Do kiến thức còn hạn chế và thời gian có hạn nên bài viết của em khơng tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự chỉ dạy của Cô giáo hướng dẫn
Ths.Nguyễn Thị Thu Hà, cùng các thầy các cô trong Khoa Đầu tư, các anh chị Phịng
Kế hoạch đầu tư tại Cơng ty để chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn!

Quách Sơn Lâm- KTĐT 47D

2


Chuyên đề thực tập

CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TI CTCPKTVT MESCO
GIAI ON 2005- 2008.


I- Quá trình hình thành phát triển của công ty cổ phần
kỹ thuật vật t mesco.
1) Quá trình hình thành và phát triển của CTCPKTVT Mesco.
1.1.Lịch sử hình thành
Cơng ty vật tư thiết bị và xây dựng là doanh nghiệp của Nhà nước thuộc Bộ Thủy
lợi (cũ) nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, được thành lập theo quyết định
số 921 TC/QĐ ngày 9/11/1974 của Bộ trưởng Bộ Thủy lợi. Với gần 30 năm xây dựng và
phát triển theo xu hướng phát triển kinh tế xã hội và chủ trương đường lối của Đảng và
Nhà nước, cơng ty đã có nhiều tên gọi khác nhau phù hợp với từng giai đoạn lịch sử cụ
thể:
Căn cứ nghị định 88- CP ngày 06/03/1979 của Hội đồng Chính phủ quy định về tổ
chức và hoạt động của Bộ Thủy lợi. Căn cứ vào quy chế về thành lập và giải thể doanh
nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo nghị định 388- HĐBT ngày 21/11/1991 và Nghị
định 156- HĐBT ngày 07/05/1992 của Hội đồng Bộ trưởng. Căn cứ ý kiến của Thủ tướng
Chính phủ đồng ý cho phép thành lập lại doanh nghiệp nhà nước tại thơng báo số 24- TB
ngày 06/02/1993 của Văn phịng chính phủ và theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ tổ chức
cán bộ, lao động. Ngày 15/03/1993 Bộ trưởng Bộ Thủy lợi ra quyết định thành lập doanh
nghiệp nhà nước: Công ty vật tư thiết bị thủy lợi I Bộ Thủy lợi. Với ngành nghề kinh
doanh chủ yếu là cung ứng vật tư, thiết bị, phụ tùng thủy lợi, khai thác vật liệu xây dựng,
nhập khẩu các thiết bị (vật tư, xe máy…) theo các dự án cho cơng trình thủy lợi. Cơng ty
hạch tốn kinh tế độc lập có tài khoản riêng và con dấu riêng.
Ngày 21/09/1996, căn cứ Nghị định 73 CP ngày 01/11/1995 của Chính phủ về
chức năng nhiệm vụ quyền hạn tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn (Bộ Thủy lợi cũ). Căn cứ Luật Doanh nghiệp Nhà nước công bố theo lệnh số 50- CP
ngày 28/08/1996 của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp
nhà nước và xét đề nghị của Hội đồng quản trị Tổng công ty Xây dựng Thủy lợi I. Bộ
trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ra quyết định đổi tên doanh nghiệp nhà
nước: “Công ty vật tư thiết bị và xây dựng” thành “công ty vật tư thiết bị và xây dựng”
trực thuộc Tổng công ty xây dựng thủy lợi I.


Quách Sơn Lâm- KTĐT 47D

3


Chuyên đề thực tập

Ngày 02/04/1997 công ty vật tư thiết bị và xây dựng từ một thành viên hạch toán
độc lập trở thành hạch tốn phụ thuộc. Cơng ty có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp
của Tổng công ty và chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Tổng công ty.
Thực hiện chủ trương đổi mới doanh nghiệp của Chính phủ, ngày 07/03/2000 Bộ
trưởng Bộ NN và PTNN đã ký quyết định số 22/2000/QĐ/BNN- TCCB về việc “chuyển
công ty vật tư thiết bị và xây dựng thành công ty cổ phần xây dựng và vật tư thiết bị”
Tên doanh nghiệp : Công ty cổ phần xây dựng và vật tư thiết bị
Tên giao dịch đối ngoại: Material – Equipment Supply and Construction Joint
Stock Company
Tên viết tắt: MESCO.,JSC
Địa chỉ trụ sở : 3B phố Thể Giao, Phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng
Điện thoại : 043.9780048
Fax : 843.9780048
Email :
Số Đăng ký kinh doanh: 01030 000069 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà
Nội cấp ngày 07/06/2000
Cơng ty có mức vốn điều lệ là 6.000.000.000,00 VND. Tổng số vốn này chia
thành 33.000 cổ phần và được bán toàn bộ cho những người lao động trong công ty
( tức cổ phần của người lao động chiếm 100% cơ cấu vốn điều lệ của công ty).
Công ty là một pháp nhân theo luật pháp Việt Nam kể từ ngày được cấp đăng kí
kinh doanh, thực hiện chế độ hạch tốn độc lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại
Ngân Hàng, hoạt động theo Điều lệ của công ty và Luật Doanh nghiệp. Đến nay, cơng ty

khơng ngừng lớn mạnh và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm chuyên về thi công, xây dựng
các cơng trình thuỷ lợi, giao thơng, dân dụng.
Cơng ty có các đơn vị trực thuộc sau :
- Trung tâm phát triển Thương mại và Công nghệ
- Trung tâm Thương mại và Dịch vụ.
- Xí nghiệp Xây dựng và phát triển nơng thơn số 1
- Xí nghiệp Xây dựng và phát triển nông thôn số 2

Quách Sơn Lâm- KTĐT 47D

4


Chuyên đề thực tập

- Xí nghiệp Xây dựng và phát triển nơng thơn số 3
- Xí nghiệp Xây dựng và dân dụng
- Xí nghiệp Đê kè và phát triển hạ tầng
- Xí nghiệp kho vận
- Xí nghiệp Xây dựng và thi công cơ giới
- Trạm tiếp nhận vật tư tại HảI Phòng
- Văn phòng đại diện tại Thành phố Đà Nẵng
Từ khi cơng ty chuyển sang cổ phần hố, cơng ty vẫn duy trì được sự tồn tại và
khơng ngừng phát triển trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt của cơ chế thị trường.
1.2.Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơng ty
1.2.1.Chức năng
CTCPKTVT Mesco có những chức năng chủ yếu sau:
Một là, kinh doanh vật tư thiết bị phục vụ thủy lợi và các ngành khác, hàng tiêu
dùng, phương tiện vận tải.
Hai là, tư vấn mua sắm và tổ chức đấu thầu quốc tế vật tư thiết bị, xuất nhập khẩu

vật tư thiết bị cho các ngành.
Ba là, xây dựng các cơng trình thủy lợi (đập, cống, trạm bơm, trạm thủy điện, kè
đê sơng, đê biển…), các cơng trình giai thơng đường cầu cống, cơng trình dân dụng.
Bốn là, lắp đặt thiết bị trạm bơm, trạm thủy điện, lắp ráp xe hai bánh gắn máy
dạng IDK (tham gia chế tạo một phần phụ tùng)
Năm là, đào tạo huấn luyện công nhân, chuyên gia phục vụ công tác lao động đi
làm việc có thời hạn ở nước ngồi.
Sáu là, xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của công
ty theo quy chế hiện hành để thực hiện mục tiêu và nội dung hoạt động của cơng ty.
Bảy là, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của công ty, không ngừng
nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh để bảo toàn và phát triển vốn.
1.2.2.Nhiệm vụ
Để thực hiện tốt những chức năng trên, CTCPKTVT Mesco cần có những nhiệm
vụ sau:

Quách Sơn Lâm- KTĐT 47D

5


Chuyên đề thực tập

Thứ nhất, xây dựng và tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả các kế hoạch sản
xuất kinh doanh trong đó có kế hoạch kinh doanh xây dựng, kinh doanh xuất nhập khẩu
và các kế hoạch sản xuất kinh doanh khác nhằm phục vụ cho việc xây dựng các cơng
trình thủy lợi.
Thứ hai, trong q trình thi cơng các cơng trình thủylợi, cơng trình giao thơng
đường cầu cống, cơng trình dân dụng phải tổ chức giám sát chặt chẽ và chịu trách nhiệm
về chất lượng, tiến độ và kỹ thuật của cơng trình.
Thứ ba, quản lý xây dựng cơ bản theo quy chế và pháp luật của nhà nước cũng

như chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu và giao
dịch đối ngoại.
Thứ tư, thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước.
1.2.3.Quyền hạn
Công ty được phép ký kết hợp đồng kinh tế, hợp đồng về dịch vụ với các tổ chức
trong và ngoài nước về xuất nhập khẩu trực tiếp, kinh doanh hàng hóa, vật tư thiết bị, ủy
thức và nhận ủy thác trên cở sở bình đẳng, tự nguyện, các bên cùng có lợi.
Cơng ty cịn được vay vốn bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ tại các ngân hàng Việt
Nam và nước ngoài, được huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước,
được phép phát hành chứng khốn ra cơng chúng theo quy định của pháp luật về chứng
khoán nhằm phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty.
Nhà nước cũng cho phép Công ty đặt các chi nhánh, đại diện ở trong và ngoài
nước theo đúng quy định của Luật Việt Nam và nước sở tại.
1.3.Cơ cấu tổ chức công ty
1.3.1. Tổ chức bộ máy:
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Cơ cấu bộ máy
tổ chức của Công ty Cổ phần Xây dựng và Vật tư Thiết bị được mô tả qua sơ đồ sau:

Quách Sơn Lâm- KTĐT 47D

6


Chuyên đề thực tập

Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức quản lý của Cơng ty
Hội đồng Quản trị
Ban kiểm sốt
Tổng Giám đốc


P. Tổng giám đốc
(Thương mại)

P. Tổng giám đốc
(Nội chính)

P. Tổng giám đốc
(Xây dựng)

Phịng
Hành chính QT
Trung tâm
Thương mại

Phịng
Kế hoạch đầu tư

Trạm vật tư

Phịng Kế tốn

XN kho vận

Phịng
Tư vấn MS&ĐTQT
VP Đại diện
tại Đà Nẵng

Phòng
Kế hoạch

Phòng
Kỹ thuật
Ban
xây dựng

XNXD đề kè
và TC cơ giới

Chú thích:

Phịng
Kế hoạch

Kiểm tra giám sát
Chỉ đạo
Báo cáo

cơ giới

Qua lại

XNXD đê kè
và PTHT

Phòng
Kỹ thuật
Ban
xây dựng

Đội cung ứng

vật tư

Quách Sơn Lâm- KTĐT 47D

7

Đội thi công


Chuyên đề thực tập

1.3.2.Chức năng nhiệm vụ
Đại hội đồng cổ đông ( ĐHĐCĐ ): là cơ quan quyết định cao nhất của cơng ty.
Gồm tất cả các cổ đơng có quyền biểu quyết. ĐHĐCĐ có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi
nhiệm thành viên HĐQT, thành viên Ban kiểm sốt, thơng qua báo cáo tài chính hàng
năm, thơng qua định hướng phát triển của công ty, quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ
cơng ty...
Chủ tịch HĐQT có thể kiêm giám đốc công ty do HĐQT bầu ra trong số thành
viên HĐQT. Chủ tịch HĐQT có nhiệm vụ lập, chuẩn bị nội dung chương trình, kế hoạch
hoạt động của HĐQT, tổ chức việc thông qua quyết định của HĐQT và các quyền hạn
trách nhiệm khác ghi trong Điều lệ của công ty.
Giám đốc công ty do HĐQT bổ nhiệm trong số uỷ viên HĐQT. Giám đốc là
người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT về
việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Phòng Hành chính Quản trị: trực tiếp hỗ trợ Giám đốc trong việc thu nhập, tiếp
nhận, xử lý thông tin sau đó chuyển tải đến các phó giám đốc, các phịng ban khác của
cơng ty, có trách nhiệm tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo….
Phịng Kế tốn Tài chính: quản lý tồn bộ tình hình tài chính, kế tốn của công ty
trên cơ sở nhiệm vụ và quyền hạn được giao, đảm bảo thanh toán cho các hoạt động tài
chính của cơng ty trên cơ sở đã phê duyệt như: thanh tốn tiền mua sắm trang thiết bị,

máy móc, chi trả tiền lương cho cán bộ công nhân viên ….Tổ chức cơng tác kế tốn thu
thập thơng tin, quản lý chứng từ, sổ sách kế toán, lập các báo cáo tài chính, kế tốn và
hiểu rõ tình hình tài chính của cơng ty .
Phịng Kỹ thuật và Quản lý cơng trình: nghiên cứu, khảo sát, thiết kế và xây dựng
các dự án, cơng trình xây dựng, kiếm tra tiến độ, chất lượng, biện pháp thi cơng, an tồn
lao động, tính giá thành cơng trình thi cơng…
Phịng Thương mại và Marketing: có nhiệm vụ trợ giúp giám đốc cơng ty tìm
kiếm thị trường, xây dựng và tổng hợp các kế hoạch trung và dài hạn hàng năm của công
ty. Tổ chức công tác tiếp thị, xác nhận các mặt hàng kinh doanh sao cho có hiệu quả, lập
phương án kinh doanh trình Giám đốc phê duyệt…
Phịng tư vấn mua sắm và đấu thầu quốc tế: đảm đương toàn bộ các hoạt động về
xuất nhập khẩu của công ty (như nhận làm uỷ thác nhập khẩu hàng hoá đa dạng, nhập
hàng hố phục vụ sản xuất kinh doanh của cơng ty), tham gia tổ chức đấu thầu…

Quách Sơn Lâm- KTĐT 47D

8


Chuyên đề thực tập

Các xí nghiệp xây dựng, đội và ban chỉ huy công trường (gọi tắt là đơn vị thi
công): chịu sự chỉ đạo trực tiếp của công ty trong công tác xây dựng, đồng thời cũng là
bộ phận thi cơng trực tiếp của cơng ty. Các xí nghiệp này hạch tốn phụ thuộc cơng ty.
Xí nghiệp kho vận: có chức năng tổ chức các hoạt động kinh doanh kho bãi, bốc
xếp và vận chuyển hàng hố cho cơng ty và các đơn vị có nhu cầu.
2) Tình hình sản xuất và kinh doanh của công ty
Trước đây, CTCPKTVT Mesco là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán phụ
thuộc Tổng công ty xây dựng Thủy lợi I- Bộ Nông nghiệp và phát triển nơng thơn. Trong
một năm tài chính công ty được giao các chỉ tiêu như cung ứng vật tư, thiết bị phụ tùng

thủy lợi, nhập khẩu các thiết bị theo các dưh án xây dựng các công trình thủy lợi, khai
thác vật liệu xây dựng, thi cơng xây dựng các cơng trình dân dụng. Việc lập kế hoạch là
thuộc đơn vị cấp trên, cơng ty chỉ có trách nhiệm hồn thành các chỉ tiêu đó. Tuy nhiên
trong thời gian trước khi cổ phần hóa, cơng ty đã hoạt động khơng hiệu quả, thua lỗ và
tình trạng lao động dơi dư nhiều.
Nhận thức rõ tình hình thực tế của công ty, Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc
Tổng công ty xây dựng thủy lợi I và giám đốc CTCPKTVT Mesco đã đề xuất phương án
cổ phần hóa công ty lên Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn và đã được chấp nhận. Từ đó cơng ty tự chủ xây dựng chiến lược phát triển, kế
hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với chức năng nhiệm vụ của công ty và nhu cầu thị
trường, ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế đa ký kết với đối tác.
Trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty có nhiều
khả quan, trong 4 năm từ 2005- 2008, doanh thu và lợi nhuận của công ty đã tăng đáng
kể. Việc phân tích đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh qua từng thời kỳ nhất định là rất
cần thiết. Các kết quả phân tích này giúp cơng ty nhận biết được những mặt khó khăn,
thuận lợi, những thành tích đã đạt được cũng như những mặt cịn hạn chế. Từ đó cơng ty
đưa ra được những biện pháp thích hợp nhằm hồn thiện và nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh của công ty. Kết quả sản xuất kinh doanh thời gian của của công ty được
miêu tả qua bảng sau:

Quách Sơn Lâm- KTĐT 47D

9


Chuyên đề thực tập

Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh CTCPKTVT Mesco- giai đoạn 2005- 2008
Chỉ tiêu


ĐVT

2005

2006

2007

2008

Doanh thu

Tr.đ

38.285

38.856

39.665

46.350

Lợi nhuận

Tr.đ

3.848

4.025


4.433,50

4.825,55

Nộp ngân
sách NN

Tr.đ

2.335,40

2.499,50

3.302,60

3.825,5

Tỷ suất
LN/DT

%

10,5

10,36

11,18

11,67


(Trích số liệu phịng kế tốn)
Tình hình sản xuất kinh doanh của cơng ty thời gian qua nhìn chung là tốt. Doanh
thu liên tục tăng qua các năm, cụ thể, năm 2005 doanh thu đạt 38.285 triệu đồng, thì đến
năm 2008, doanh thu đã tăng đến 46.350 triệu đồng, tăng hơn 21% so với năm 2005. Lợi
nhuận của cơng ty cũng có xu hướng tăng từ 3.848 triệu đồng (2005) lên 4.825,55 triệu
đồng (2008), cho thấy bước đi đúng đắn của công ty từ khi chuyển sang cổ phần hóa đã
mang lại hiệu quả tích cực. Số nộp ngân sách nhà nước cũng được duy trì và phát triển
khơng ngừng. Năm 2005 là 2.335,4 triệu đồng, thì đến năm 2008, cơng ty đã đóng góp
vào ngân sách số tiền là 3.825,5 tỷ đồng tăng gần 64% so với năm 2005. Đây quả là mức
tăng trưởng ấn tượng. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cũng có xu hướng tăng dần qua
các năm. Nếu như năm 2005, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty là 10,5%, đến
năm 2006 giảm xuống cịn 10,36% thì liên tục qua 2 năm 2007 và 2008, chỉ tiêu này
tăng lên đạt mức 11,67%, con số này cho thấy tình hình tài chính của cơng ty tương đối
ổn định và bền vững. Điều này sẽ tạo điều kiện để công ty mở rộng hoạt động kinh doanh
và nâng cao khả năng cạnh tranh của cơng ty.
Có thể thấy rõ hơn xu hướng phát triển rất khả quan của công ty qua sơ đồ sau:

Sơ đồ2: Kết quả sản xuất kinh doanh CTCPKTVT Mesco (thời kỳ 2005- 2008)

Quách Sơn Lâm- KTĐT 47D

10


Chuyờn thc tp

II- Thực trạng đầu t phát triển tại công ty cổ phần kỹ
thuật vật t mesco.
1) Tỡnh hình về vốn đầu tư phát triển của CTCPKTVT Mesco
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung cũng như hoạt động đầu tư

nói riêng, các doanh nghiệp phải có vốn. Vốn đầu tư đóng vai trị quan trọng trong công
cuộc đầu tư. Đây là một nhân tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông
qua khối lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh; khả năng phân
phối, đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn
kinh doanh. Yếu tố vốn là yếu tố chủ chốt quyết định tới quy mô hoạt động doanh
nghiệp, nó phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp, là sự đánh giá hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp.
Chính vì thế, doanh nghiệp cần phải có các biện pháp tài chính cần thiết cho việc
huy động và sử dụng các nguồn vốn nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh cũng như
đầu tư được tiến hành liên tục và có hiệu quả.
1.1.Quy mơ vốn đầu tư của CTCPKTVT Mesco
Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang trên đà phát triển, đứng trước tình
hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường bất kỳ một doanh nghiệp nào đều có
nhu cầu về vốn để phục vụ cho hoạt động đầu tư phát triển nâng cao khả năng cạnh tranh
của mình.
Đối với CTCPKTVT Mesco vấn đề huy động vốn phục vụ cho công tác đầu tư lại
càng mang ý nghĩa vô cùng quan trọng. Với đặc trưng mặt hàng kinh doanh là thiết bị,

Quách Sơn Lâm- KTĐT 47D

11


Chuyên đề thực tập

vật tư phục vụ cho ngành thủy lợi, cũng như xây dựng các cơng trình thủy lợi, cơng trình
dân dụng… máy móc thiết bị đóng vai trị quan trọng tới hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty. Bên cạnh đó nhu cầu đầu tư (hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, phát triển thị trường…) của công ty ngày càng tăng. Do vậy nhu cầu về
nguồn vốn cho hoạt động đầu tư phát triển luôn được đặt ra.

Bảng 2: Quy mô vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2005- 2008 CTCPKTVT Mesco
Chỉ tiêu

ĐVT

2005

2006

2007

2008

Khối lượng vốn ĐTPT

Tr.đ

2.025

2.577

3.112

3.323

Giá trị gia tăng

Tr.đ

-


552

535

211

Tốc độ tăng liên hồn

%

-

27,26

20,76

6,78

Tốc độ tăng định gốc

%

-

27,26

53,68

64,1


(Nguồn: Phịng kế hoạch đầu tư)
Từ bảng 2 về quy mô vốn đầu tư phát triển trong giai đoạn 2005- 2008 của công ty
ta có thể nhận thấy, tổng vốn đầu tư phát triển hàng năm của công ty tăng dần theo từng
năm. Điều này chứng tỏ hoạt động đầu tư phát triển tại công ty đã và đang mang lại hiệu
quả tốt đẹp. Chính kết quả này tác động ngược trở lại thúc đẩy xí nghiệp đẩy mạnh hoạt
động đầu tư. Cụ thể năm 2006 tăng 27,26% so với năm 2005, năm 2007 tăng 20,76% so
với năm 2006, đặc biệt năm 2008 lượng vốn là 3.323 triệu đồng, tăng 64,1% so với năm
2005. Có thể nói, cơng ty đã có kế hoạch đầu tư hợp lý và đã chú trọng đầu tư không
ngừng để mở rộng quy mô và hiệu quả sản xuất kinh doanh của cơng ty. Ta có thể thấy rõ
hơn quy mô và xu hướng tăng trưởng vốn đầu tư phát triển của CTCPKTVT Mesco giai
đoạn 2005- 2008 qua sơ đồ sau:

Biểu đồ 2: Quy mô vốn đầu tư phát triển của CTCPKTVT Mesco giai đoạn 2005- 2008

Quách Sơn Lâm- KTĐT 47D

12


Chuyên đề thực tập

1.2.Nguồn hình thành vốn đầu tư:
Với đặc thù là công ty cổ phần, nguồn vốn chủ yếu để tiến hành các cơng cuộc đầu
tư được hình thành từ 3 nguồn sau: Nguồn vốn từ phát hành cổ phiếu, nguồn vốn vay tín
dụng và các nguồn huy động khác. Tùy thuộc vào từng dự án, tỷ trọng cơ cấu các nguồn
vốn đầu tư được sử dụng có thể được thay đổi cho hợp lý. Nhưng thông thường đối với
các dự án có quy mơ lơn, ngn vốn huy động từ phát hành cổ phiếu chiếm phần lớn từ
50% tới 60% tổng số vốn đầu tư của mỗi dự án, lượng vốn tự có thường chiếm từ 10%
tới 15% cịn lại là vốn có được từ vay tín dụng

Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn huy động cho hoạt động đầu tư phát triển giai đoạn 2002008 CTCPKTVT Mesco
Năm

VĐT

Phát hành cổ phiếu

Từ nguồn khác

Vay tín dụng

(triệu
đồng)

Triệu
đồng

%

Triệu
đồng

%

Triệu
đồng

%

2005


2.025

992,3

49%

546,75

27%

485,95

24%

2006

2.577

1.468

57%

386,55

15%

722,5

28%


2007

3.113

1774,4

57%

435,82

14%

902,8

29%

2008

3.323

2093,5

63%

299

9%

931


28%

(Nguồn: Phịng kế hoạch đầu tư)

Quách Sơn Lâm- KTĐT 47D

13


Chuyên đề thực tập

Từ bảng 3 về cơ cấu nguồn vốn huy động cho hoạt động đầu tư phát triển giai
đoạn 2005- 2008 ta có thể thấy rằng nguồn vốn đầu tư của CTCPKTVT Mesco có sự
chuyển đổi trong cơ cấu, cụ thể:
Nguồn vốn từ phát hành cổ phiếu chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng lượng vốn sử
dụng vào đầu tư của công ty và qua các năm lượng vốn này đang có xu hướng ngày càng
tăng lên. Điều này là rất hợp lý vì một là CTCPKTVT Mesco là một cơng ty cổ phần,
chính vì vậy khi nguồn huy động đầu tư đầu tiên phải tính đến là phát hành cổ phiếu. Hơn
nữa với tính chất ưu việt của mình, nguồn vốn đầu tư huy động từ phát hành cổ phiếu lý
giải tại sao nguồn vốn này lại chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn đầu tư. Năm
2005, nguồn vốn từ phát hành cổ phiếu chiếm 49% tổng vốn đầư tư của công ty, đến năm
2008, tỷ trọng nguồn vốn này trong tổng vốn đầu tư đã tăng lên 63% cho thấy tầm quan
trọng của nguồn vốn này đối với hoạt động đầu tư phát triển của cơng ty thời gian qua.
Nguồn vốn vay tín dụng có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2005 số vốn
huy động từ nguồn này mới chỉ là 485,95 triệu đồng, nhưng đến năm 2008 con số này đã
lên tới 931 triệu đồng. Điều này phù hợp với xu thế hiện nay khi nhu cầu về vốn ngày
càng gia tăng. Mặt khác khi sử dụng vốn vay tín dụng tức là sử dụng vốn của người khác
điều này làm tăng quy mơ đầu tư khi vốn tự có của công ty là không đủ. Hoạt động này
sẽ làm giảm nguy cơ ứ đọng vốn trong công ty nếu như tất cả lượng vốn đầu tư đều sử

dụng từ vốn tự có, hơn nữa nó sẽ san sẻ bớt rủi ro trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên
bên cạnh những thuận lợi đó thì việc sử dụng vốn vay cơng ty phải trả chi phí sử dụng
vốn (tiền lãi) mà chi phí này thường cũng khá cao. Điều này lý giải cơ cấu nguồn vốn
tăng nhưng chậm.
Nguồn vốn từ các nguồn khác của cơng ty có tỷ trọng thấp nhất và có xu hướng
ngày càng giảm (về tương đối). Năm 2005 tỷ trọng vốn tự có chiếm 27% tổng nguồn vốn
huy động, tới năm 2008 tỷ lệ này chỉ còn 9% trên tổng số vốn đầu tư huy động. Điều này
chứng tỏ tình hình tài chính của cơng ty rất ổn định, đồng thời uy tín của cơng ty ngày
càng cao, minh chứng bởi việc cơng ty có khả năng huy động một lượng vốn cho đầu tư
mà chỉ phải sử dụng rất ít vốn tự có trong tổng nguồn vốn đầu tư.

Quách Sơn Lâm- KTĐT 47D

14


Chuyên đề thực tập

Biểu đồ 3: Cơ cấu nguồn vốn cho đầu tư phát triển giai đoạn 2005- 2008 CTCPKTVT
Mesco

2005

2008

2) Thực trạng đầu tư phát triển xét theo nội dung
2.1.Đầu tư vào tài sản cố định
Với đặc trưng là ngành cơng nghiệp xây dựng các cơng trình thủy lợi, cơng trình
dân dụng và cung cấp vật tư thiết bị cho thủy lợi do vậy mà máy móc thiết bị của cơng ty
có giá trị rất lớn, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị tài sản của công ty. Máy móc

thiết bị của cơng ty chủ yếu là máy móc nhập khẩu từ nước ngồi như Hàn Quốc, Đài
Loan…và chủ yếu vẫn là của Liên Xô cũ.
Hàng năm, công ty luôn dành một phần rất lớn từ nguồn vốn đàu tư phát triển để
đầu tư tài sản cố định (xây lắp mới và tiến hành sửa chữa định kỳ) tỷ lệ đầu tư này luôn
chiếm trên 80% tổng lượng vốn đầu tư. Cụ thể:

Bảng 4: Khối lượng vốn đầu tư vào tài sản cố định của CTCPKTVT Mesco

Quách Sơn Lâm- KTĐT 47D

15


Chuyên đề thực tập

giai đoạn 2005- 2008
Chỉ tiêu

ĐVT

2005

2006

2007

2008

Vốn đầu tư vào
tài sản cố định


Tr.đ

1.600

2.113

2.489,6

2675

Lượng tăng tuyệt
đối

Tr.đ

-

513

376,6

185,4

Tốc độ tăng liên
hoàn

%

-


32

17,82

7,45

Tốc độ tăng định
gốc

%

-

32

55,6

67,2

Tỷ trọng trong
tổng VĐT

%

79

82

80


80,5

(Nguồn: phịng kế hoạch đầu tư)
Có thể thấy, trong thời kỳ 2005- 2008, lượng vốn đầu tư cho tài sản cố định không
ngừng gia tăng. Từ 1.600 triệu đồng năm 2005, đến năm 2008 đã tăng lên 2.675 triệu
đồng, tăng 67,2% so với năm 2005. Điều này chứng tỏ, công ty đã nhận thức được tầm
quan trọng của cơ sở hạ tầng cũng như các trang thiết bị, nói chung là các tài sản cố định
phục vụ trực tiếp và gián tiếp trong quá trình thi cơng xây dựng cơng trình và kinh doanh
vật tư thiết bị. Tỷ trọng nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực này luôn chiếm tỷ lệ cao trong
tổng vốn đầu tư phát triển của công ty. Cao nhất là năm 2006, vốn đầu tư cho tài sản cố
định chiếm tới 82% tổng vốn đầu tư, thấp nhất là năm 2004 với tỷ trọng khiêm tốn hơn 1
chút – 79% trên tổng vốn đầu tư. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu vì cơng ty hoạt động
trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh vật tư thiết bị, tài sản cố định là một nhân tố quan
trọng không thể thiếu và chiếm phần lớn giá trị tổng tài sản của công ty. Ta có thể thấy rõ
hơn xu hướng tăng của vốn đầu tư cho lĩnh vực này qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 4: Vốn đầu tư cho tài sản cố định CTCPKTVT Mesco thời kỳ 2005- 2008

Quách Sơn Lâm- KTĐT 47D

16


Chun đề thực tập

Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy rõ xu hướng tăng lên của vốn đầu tư cho tài sản cố
định của công ty thời kỳ 2005- 2008, trong thời gian tới, công ty cần đẩy mạnh hơn nữa
hoạt động đầu tư cho tài sản cố định của công ty nhằm nâng cao năng lực sản xuất và
năng lực cạnh tranh của công ty.

2.2. Đầu tư nâng cao chất lượng lao động
Đầu tư cho nguồn nhân lực là một trong những hoạt động đầu tư không thể thiếu
được ở bất kỳ một tổ chức nào. Hiện nay ở công ty, số lượng người lao động từ giai đoạn
mới thành lập CTCPKTVT Mesco cho tới nay, số lượng lao động công ty biến động
không nhiều. Tại thời điểm bàn giao chuyển đổi sang Công ty Cổ phần, tổng số lao động
của công ty là 304 người. Đội ngũ lao động công tác trong công ty luôn được chọn lọc kỹ
càng và có trình độ chun mơn nhất định.
Tuy nhiên cùng với sự phát triển nhanh chóng của thị trường là sự lớn mạnh của
các đối thủ cạnh tranh. Có được điều đó một phần là do các doanh nghiệp này có một đội
ngũ quản lý cùng các cơng nhân nói chung là nguồn nhân lực có chất lượng. Bởi vì chất
lượng lao động là một trong những yếu tố mang tính chất quyết định tới khả năng hoạt
động kinh doanh của cơng ty. Chính vì vậy đầu tư nâng cao chất lượng của lao động là
một trong những yếu cầu mang tính chất sống cịn khơng chỉ riêng ở CTCPKTVT Mesco
mà ở bất cứ một doanh nghiệp nào. Hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng lao động của
cơng ty được cụ thể thơng qua các chính sách đào tạo, lương, thưởng, trợ cấp được áp
dụng cho người lao động. Trong từng giai đoạn khác nhau, công ty áp dụng những chính
sách khác nhau cho phù hợp với các giai đoạn phát triển của cơng ty nhưng nhìn chung
lại tất cả nhằm mục đích khuyến khích người lao động đóng góp một cách tốt nhất khả
năng của mình vào công ty.

Quách Sơn Lâm- KTĐT 47D

17


Chuyên đề thực tập

Trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty tương đối cao, số lao
động có trình độ đại học chiếm tới 29,39% tổng số lao động trong công ty, số công nhân
kỹ thuật có bậc tay nghề từ 5/7 trở lên chiếm 45% tổng số cơng nhân kỹ thuật. Kết quả

này có được là do hàng năm công ty không ngừng đầu tư nâng cao tay nghề cho đội ngũ
công nhân để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của việc hiện đại hóa trang thiết bị bằng các
lớp tập huấn. Cho đến nay cơng nhân của cơng ty hồn tịan có thể làm chủ cơng nghệ.
Bảng 5: Lao động phân theo trình độ của CTCPKTVT Mesco năm 2008
Chỉ tiêu

Số lượng (người)

%

Công nhân kỹ thuật

242

57,76

Đại học và trên đại học

123

29,39

Cao đẳng trung cấp

54

12,85

Tổng số


419

100
(trích số liệu phịng tổ chức)

Cơ cấu lao động theo trình độ của cơng ty có thể thấy rõ qua sơ đồ sau:
Biểu đồ 5: Cơ cấu lao động theo trình độ CTCPKTVT Mesco

Cơ cấu lao động theo trình độ của công ty trên đây thể hiện một phần nào kết quả
của hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng nguồn lao động của CTCPKTVT Mesco. Đầu
tư vào nguồn nhân lực luôn là một hướng đi đúng đắn và không thể thiếu được trong mơi
trường cạnh tranh hiện nay. Tình hình hoạt động đầu tư của cơng ty nâng cao chất lượng
lao động được cụ thể qua các năm như sau:

Quách Sơn Lâm- KTĐT 47D

18


Chuyên đề thực tập

Bảng 6: Tình hình đầu tư nâng cao chất lượng lao động CTCPKTVT Mesco giai đoạn
2005- 2008
Chỉ tiêu

ĐVT

2005

2006


2007

2008

Vốn đầu tư nâng
cao chất lượng
NNL

Tr.đ

243

230

405

427

Lượng tăng tuyệt
đối

Tr.đ

-

-13

175


22

Tốc độ tăng liên
hồn

%

-

-5,3

76,1

5,4

Tốc độ tăng định
gốc

%

-

-5,3

66,67

75,72

Tỷ trọng trong
tổng VĐT


%

12

9

13

12,85

(trích số liệu phịng kế hoạch đầu tư)
Nhìn chung lượng vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực của cơng ty có xu
hướng tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2008, lượng vốn dành cho lĩnh vực này là 427
triệu đồng, tăng 5,4% so với năm 2007 và tăng 75,72% so với năm 2005. Năm 2005,
lượng vốn đầu tư cho lĩnh vực này mới chỉ là 243 tỷ đồng, nhưng các năm sau liên tục
tăng mạnh, chứng tỏ cơng ty đã có sự quan tâm kịp thời, đúng mức đến việc đầu tư cho
nguồn nhân lực của công ty. Tỷ trọng vốn đầu tư cho phát triển nhân lực cũng thường
xuyên được duy trì đạt khoảng 9%- 13%, chứng tỏ quỹ vốn đầu tư cho lĩnh vực này ln
được duy trì và quan tâm thích đáng. Tình hình cụ thể như sau:
Về công tác tuyển dụng: nguồn lao động của công ty chủ yếu được thu hút từ 3
nguồn chính là : từ các trường đại học cao đẳng, con em cán bộ công nhân viên trong
công ty và tuyển dụng tại các trung tâm giới thiệu việc làm. Để đáp ứng được yêu cầu về
nâng cao trình độ của cán bộ cơng nhân viên nên hàng năm cơng ty ln có các chính
sách đãi ngộ nhằm thu hút nhân tài vào làm việc cho công ty.
Về công tác đào tạo: công ty có nhiều hình thức đầu tư trong lĩnh vực đào tạo
nguồn lao động, đặc biệt là nguồn lao động trẻ. Trong năm 2008 công ty đã tổ chức được
26 lượt người tham gia vào các khóa đào tạo trong nước: 8 người được đào tạo nâng cao
khả năng quản lý, 32 người được tham gia vào các khóa đào tạo về nâng cao hiệu quả và


Quách Sơn Lâm- KTĐT 47D

19


Chun đề thực tập

tiết kiệm trong q trình thi cơng xây dựng cơng trình, được tổ chức tại các trường đại
học. Ngồi ra hàng năm theo định kỳ cơng ty còn mở các lớp đào tạo nâng cao tay nghề
cho cơng nhân, thi nâng bậc… đây là hình thức đào tạo kèm tại phân xưởng, là một trong
các hoạt động đầu tư nhằm nâng cao trình độ của cơng nhân mang lại hiệu quả cao bởi vì
đào tạo tại phân xưởng sẽ tạo điều kiện giúp cơng nhân nhanh chóng tiếp thu và giảm
thiểu thời gian làm quen với công việc, giảm thất thốt trong đầu tư. Cơng ty đã chú trọng
vào công tác đào tạo cán bộ trong lĩnh vực kinh doanh từ đó nâng cao trình độ quản lý
của các cán bộ trong công ty.
Đầu tư phát triển năng lực quản lý: lực lượng cán bộ quản lý của CTCPKTVT
Mesco tuy khơng đơng đảo nhưng lại có tính quyết định tới sự thành bại trong hoạt động
sản xuất kinh doanh vì đây là những người đưa ra những quyết định quan trọng nhất, là
những người định ra các mục tiêu và phương hướng biện pháp nhằm thực hiện các mục
tiêu đó. Biểu hiện của hoạt động quản lý hiệu quả ở cơng ty là việc các phịng ban bộ
phận trong công ty luôn phối hợp với nhau một cách tốt nhất mang lại hiệu quả cao trong
kinh doanh; luôn đưa ra các quyết định chỉ đạo giải quyết các vấn đề một cách chính xác
và kịp thời. Đứng trước tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong hoạt động quản lý công
ty đã không ngừng đầu tư phát triển nguồn nhân lực này.
2.3) Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và triển khai KH & CN
Đối với tất cả các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh vật tư thiết
bị và thi công xây dựng công trình, để có thể kinh doanh hiệu quả, mở rộng thị trường và
có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác kinh doanh cùng mặt hàng vật tư thiết
bị thì nhiệm vụ hết sức quan trọng là phải nhanh chóng nắm bắt cơng nghệ hiện đại để
nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển.

Để phục vụ cho cơng tác thi cơng, xây dựng các cơng trình thủy lợi, cơng trình dân
dụng, cơng ty đã đầu tư mua sắm nhiều máy móc thiết bị hiện đại, cơng suất khá lớn.
Đồng thời với q trình mua sắm, cơng ty cũng tiến hành hoạt động chuyển giao công
nghệ, tiếp thu các công nghệ hiện đại để phục vụ cho quá trình thi cơng được thuận lợi.
Việc nghiên cứu và triển khai KH& CN được công ty thường xuyên tiến hành để
nhanh chóng nắm bắt các cơng nghệ hiện đại, tiên tiến cũng như phù hợp với nhu cầu và
trình độ trong nước, từ đó nhập khẩu và kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở
rộng thị trường và củng cố uy tín của cơng ty đối với các bạn hàng. Mặt khác, công ty
cũng tiến hành nhiều hoạt động nghiên cứu, tìm ra kỹ thuật xây dựng phục vụ trực tiếp
cho q trình thi cơng, mang lại những kết quả thiết thực, đóng góp vào doanh thu của
cơng ty thời gian qua.

Quách Sơn Lâm- KTĐT 47D

20


Chuyên đề thực tập

2.4) Đầu tư cho các hoạt động Marketing, xúc tiến hỗn hợp, củng cố uy tín và
thương hiệu
Trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt hiện nay, yếu tố quyết định tính trung thành
của khách hàng trong việc tiêu thụ một hàng hóa sản phẩm nào đó khơng phải chỉ nằm ở
chất lượng mẫu mã của hàng hóa sản phẩm mà còn phụ thuộc lớn vào hoạt động
marketing quảng bá thương hiệu sản phẩm, hoạt động marketing đã dần dần trở thành
một hoạt động mang tính chiến lược để tạo nên doanh số cho bất kỳ công ty nào.
CTCPKTVT Mesco cũng khơng nằm ngồi quy luật này. Vì thế, thời gian qua công ty đã
chú trọng nhiều hơn tới hoạt động marketing quảng bá thương hiệu của mình, tạo lịng tin
cho khách hàng về sản phẩm. Thơng qua hoạt động đầu tư, công ty đã thực hiện khá tốt
điều này trong cả quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Ta có thể theo dõi tình hình

đầu tư cho các hoạt động marketing củng cố uy tín thương hiệu của công ty qua bảng số
liệu sau:
Bảng 7: Vốn đầu tư cho marketing – CTCPKTVT Mesco giai đoạn 2005- 2008
Chỉ tiêu

ĐVT

2005

2006

2007

2008

Vốn đầu tư vào
Marketing

Tr.đ

182,25

231,9

217,84

221

Lượng tăng tuyệt
đối


Tr.đ

-

48,75

-14,06

3,26

Tốc độ tăng liên
hoàn

%

-

26,75

-6,06

1,45

Tốc độ tăng định
gốc

%

-


26,75

19,53

21,26

Tỷ trọng trong
tổng VĐT

%

9

9

7

6,65

(Nguồn: phòng kế hoạch đầu tư)
Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy vốn đầu tư cho lĩnh vực marketing của cơng
ty có xu hướng tăng lên theo thời gian. Năm 2005, lượng vốn đầu tư cho lĩnh vực này là
182,25 triệu đồng, thì đến năm 2008 đã tăng lên 221 tỷ đồng, tăng 21,26% so với năm
2005. Tuy quy mơ vốn cịn nhỏ song đã thể hiện sự quan tâm phần nào đến lĩnh vực
marketing củng cố thương hiệu của công ty. Lượng vốn cho lĩnh vực này lớn nhất là năm
2006 đạt 231,9 triệu đồng, tăng 26,75% so với năm 2005, thấp nhất là năm 2005 đạt
182,25 triệu đồng. Tỷ trọng vốn đầu tư cho lĩnh vực marketing vẫn còn nhỏ, chỉ chiếm từ

Quách Sơn Lâm- KTĐT 47D


21


Chuyên đề thực tập

7- 9%, cá biệt có năm chỉ chiếm 6,65% (2008). Điều này chứng tỏ công ty vẫn chưa thực
sự chú trọng đến tầm quan trọng của hoạt động marketing hoặc cũng có thể do cơng ty
chưa đủ tiềm lực tài chính để thúc đẩy hoạt động marketing mở rộng thị trường. Hy vọng
trong thời gian tới, cùng với sự tăng trưởng nhanh trong hoạt động sản xuất kinh doanh,
công ty sẽ chú trọng hơn nữa đến hoạt động Marketing, đầu tư lượng vốn lớn hơn để thúc
đẩy hoạt động marketing được hiệu quả hơn, góp phần nâng cao uy tín của cơng ty trên
thị trường. Sau đây là biểu đồ thể hiện xu hướng tăng của vốn đầu tư cho lĩnh vực này
của công ty thời gian qua:
Biểu đồ 6: Vốn đầu tư cho marketing - CTCPKTVT Mesco giai đoạn 2005- 2008

Cụ thể, hoạt động đầu tư cho lĩnh vực marketing, xúc tiến hỗn hợp, củng cố uy tín
của cơng ty trên thị trường tập trung vào các lĩnh vực chính sau:
2.4.1.Quảng bá thương hiệu
Cơng ty đã bước đầu xây dựng thương hiệu cho riêng mình, ta có thể dễ dàng tìm
thấy thơng tin về cơng ty khi tìm tên cơng ty bằng cơng cụ tra cứu trực tuyến. Tuy nhiên
với quy mơ hoạt động cịn nhỏ hẹp, đại lý và văn phòng đại diện chưa được mở mang
rộng khắp, điều dễ nhận thấy là tên tuổi của công ty vẫn chưa được phổ biến rộng rãi và
được các bạn hàng khắp cả nước biết đến. Công ty chỉ thực sự tạo được uy tín đối với
những bạn hàng, đối tác lâu năm, do vậy thời gian tới, công ty cần đẩy mạnh hơn nữa
việc quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp mình, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh
như hiện nay. Nếu chỉ có sản phẩm tốt, giá cả phù hợp nhưng không biết PR tên tuổi của
mình, marketing sản phẩm đến người tiêu dùng thì việc sản xuất kinh doanh sẽ không thể
suôn sẻ và phát triển được. Do vậy, việc xây dựng và quảng bá thương hiệu của công ty


Quách Sơn Lâm- KTĐT 47D

22


Chuyên đề thực tập

một cách rộng rãi chính là một yếu tố sống còn, quyết định sự tồn tại và phát triển của
công ty.
2.4.2.Chiến lược giá
Công ty xác định giá bán theo định hướng đảm bảo hiệu quả kinh doanh, tăng khả
năng cạnh tranh và đảm bảo tính chủ động cho hệ thống phân phối. Chính sách giá được
cơng ty thay đổi một cách linh hoạt, phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh và tình
hình thị trường theo từng thời kỳ, tạo ra sự chủ động cho các đại lý trong việc tham gia và
mở rộng thị trường. Việc chuyển giao cơ chế giá đảm bảo sự phù hợp với mơ hình tổ
chức kênh phân phối như trên, nâng cao trách nhiệm của các đại lý trong việc kiểm sốt
chi phí.
2.4.3.Xúc tiến bán hàng
Cơng ty đã có các chính sách ưu đãi đối với các đại lý nhằm khuyến khích việc
tiêu thụ sản phẩm. Ngồi ra cịn có các chính sách ưu đãi trả chậm nhằm tạo điều kiện
thuận lợi hơn cho các đại lý trong quá trình kinh doanh. Nhờ đó hoạt động kinh doanh vật
tư thiết bị của công ty được thực hiện khá thuận lợi. Công ty cũng đưa ra mức chiết khấu
hợp lý đối với các đại lý tiêu thụ và các khách hàng trực tiếp để tạo uy tín cho khách
hàng. Ngồi ra đối với các bạn hàng truyền thống, cơng ty cịn đưa ra nhiều ưu đãi để
củng cố hơn nữa lòng tin của khách hàng đối với công ty.
3) Thực trạng đầu tư phát triển xét theo chu kỳ dự án
Chu kỳ dự án đầu tư là các bước hoặc giai đoạn mà một dự án phải trải qua bắt
đầu tư khi dự án mới chỉ là ý đồ cho đến khi dự án được hoàn thành chấm dứt hoạt động.
Thực chất cho đến nay, hoạt động đầu tư của công ty chưa hoàn toàn là đầu tư
theo dự án. Trong giai đoạn 2005- 208 cơng ty đã có nhiều cơng cuộc đầu tư mở rộng sản

xuất kinh doanh. Quá trình thực hiện của các công cuộc đầu tư này cũng trải qua 3 giai
đoạn là chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư, tuy nhiên vẫn cịn
thiếu rất nhiều yếu tố để có thể coi đó là đầu tư theo dự án, đặc biệt là trong giai đoạn
chuẩn bị đầu tư.
Trước tiên ta xem xét một cách khái quát công tác kế hoạch hóa đầu tư của cơng
ty. Cơng ty khơng có cơng tác kế hoạch hóa đầu tư riêng mà chỉ có kế hoạch hóa hoạt
động sản xuất kinh doanh, trong đó có bao hàm kế hoạch hóa đầu tư. Hoạt động kế hoạch
hóa của cơng ty diễn ra như sau:
- Hội đồng quản trị xác định chiến lược phát triển của công ty trong dài hạn, căn
cứ vào quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia, ngành, địa phương.

Quách Sơn Lâm- KTĐT 47D

23


Chuyên đề thực tập

- Xây dựng kế hoạch 5 năm:
+ Sau khi có chiến lược dài hạn, từng thành viên Hội đồng quản trị sẽ làm việc độc
lập và vạch ra những ý tưởng cho kế hoạch 5 năm của công ty. Những ý tưởng này nếu
thuộc về lĩnh vực hiểu biết chun mơn của thành viên đó thì cần được chi tiết hơn.
+ Hội đồng quản trị họp và xem xét các ý tưởng cho kế hoạch 5 năm của các thành
viên, sau đó tổng hợp thống nhất ý kiến. Sau cuộc họp, Chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ xây
dựng bản thảo kế hoạch 5 năm của công ty. Trong kế hoạch 5 năm sẽ nêu ra những ngành
nghề chủ chốt công ty sẽ hoạt động, phương thức huy động vốn cho sản xuất của công ty,
kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, phát triển thương hiệu…
+ Hội đồng quản trị họp và thông qua kế hoạch 5 năm của công ty.
Cũng như ở các đơn vị khác, kế hoạch 5 năm là hình thức chủ yếu của cơng tác kế
hoạch hóa, chức năng của nó là cụ thể hóa các chiến lược dài hạn nhằm đảm bảo sự phát

triển của công ty.
- Xây dựng kế hoạch hàng năm:
+ Dựa vào kế hoạch 5 năm , giám đốc điều hành lập ra kế hoạch của năm tới sau
khi có sự tham khảo từ phó giám đốc và lãnh đạo các phịng của cơng ty.
+ Hội đồng quản trị sẽ tiến hành xem xét và đánh giá kế hoạch hàng năm, có sự
tham gia của các phịng ban.
+ Sau khi đã thống nhất được nội dung kế hoạch hàng năm, kế hoạch sẽ được công
bố và đưa vào chuẩn bị thực hiện.
Về hoạt động đầu tư của công ty xét theo chu kỳ dự án, qua quá trình nghiên cứu
tác giả có một số tổng hợp về hoạt động đầu tư của công ty xét theo 3 giai đoạn chuẩn bị
đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư như sau:
3.1) Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Trong giai đoạn này, những căn cứ chính để công ty quyết định đầu tư vào lĩnh
vực kinh doanh vật tư thiết bị là:
+ Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước: các lĩnh vực xây dựng dân dụng,
xây dựng và kinh doanh các vật tư thiết bị phục vụ cho thủy lợi là lĩnh vực được Nhà
nước khuyến khích đầu tư.

Quách Sơn Lâm- KTĐT 47D

24


Chuyên đề thực tập

+ Thị trường đầu ra: hiện tại, các dự án nông nghiệp phát triển nông thôn vẫn đang
được chú trọng đầu tư, các cơng trình thủy lợi nhỏ, đê kè, phục vụ nông nghiệp vẫn đang
được thực hiện với quy mô ngày càng rộng rãi, do vậy thị trường của cơng ty trong cung
cấp máy móc thiết bị cho các cơng trình thủy lợi, xây dựng cơng trình dân dụng là rất
rộng rãi. Trong tương lai, nếu biết khai thác và tận dụng những thế mạnh sẵn có, đồng

thời có phương án đầu tư hợp lý, mở rộng quy mô, khẳng định thương hiệu, thị trường
đầu ra của công ty sẽ ngày càng được mở rộng hơn nữa.
+ Về thị trường cung ứng đầu vào: Hiện nay vật liệu xây dựng sử dụng trong thi
cơng cơng trình của công ty chủ yếu do các công ty trong nước cung cấp và lượng cung
này là rất dồi dào, cơng ty cũng có những bạn hàng, những nhà cung cấp lâu năm. Do vậy
nguồn cung là tương đối ổn định. Về mặt hàng máy móc, vật tư thiết bị, chủ yếu được
cơng ty nhập khẩu từ nước ngồi, giá cả nhiều khi biến động khó kiểm sốt, tuy nhiên
cơng ty cũng đã tạo được mối quan hệ với một số nhà cung cấp trong nước cũng như
nước ngoài đáng tin cậy nên nguồn cung khá đảm bảo.
Sau khi nhận diện cơ hội đầu tư, những thành viên của hội đồng quản trị sẽ cùng
làm việc và thống nhất với nhau về những vấn đề chính như:
+ Những sản phẩm chính sau khi thực hiện đầu tư, số lượng sản phẩm, giá bán sản
phẩm…
+ Quy mô nhà xưởng, số lượng máy móc thiết bị đầu tư ban đầu
+ Nguồn vốn: các thành viên hội đồng quản trị sẽ có cam kết về số lượng vốn và
tiến độ góp vốn để cơng cuộc đầu tư có thể triển khai thực hiện.
Từ các chỉ tiêu trên, phịng kế tốn sẽ tính ra một số chỉ tiêu hiệu quả của công
cuộc đầu tư như: tổng vốn đầu tư ban đầu, doanh thu từng năm tương ứng với công suất
hoạt động.
Hoạt động đầu tư ở cơng ty chưa hồn tồn là đầu tư theo dự án bởi vì trong giai
đoạn chuẩn bị đầu tư công ty sử dụng chưa nhiều những chỉ tiêu định lượng, có độ chính
xác cao để tiến hành phân tích, ví dụ trong phân tích tài chính chưa có sự tính tốn các
chỉ tiêu hiệu quả tài chính như NPV, IRR, B/C…Thời gian hoàn vốn cũng chưa được
xem xét một cách tỷ mỷ. Đặc biệt công ty chưa lập ra hồ sơ dự án, đây chính là căn cứ để
khẳng định hoạt động đầu tư của cơng ty chưa hồn toàn là đầu tư theo dự án. Thực tế do
các thành viên chủ chốt đều tham gia trong quá trình lập kế hoạch cho công cuộc đầu tư
nên khâu thẩm định hiệu quả phương án đầu tư của công ty là khơng có.

Qch Sơn Lâm- KTĐT 47D


25


×