Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM THU hút KHÁCH DU LỊCH lưu TRÚ tại KHÁCH sạn BAMBOO SAPA (thuộc công ty cổ phần sa pa ngày nay)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.64 KB, 44 trang )

Lun vn tt nghip

Khoa: Qun lý kinh doanh

bộ giáo dục và đào tạo
trờng đại học kinh doanh và công nghệ Hà NộI
KHOA QUảN Lý KINH DOANH
------- -------

Luận văn tốt nghiệp
Đề tài:

MộT Số GIảI PHáP NHằM THU HúT KHáCH DU LịCH LƯU
TRú TạI KHáCH SạN BAMBOO SAPA
(Thuộc Công ty C phn Sa Pa Ngy Nay)

Giáo viên hớng dẫn
Sinh viên thực hiện
Lớp
Mã sinh viên

: THS. Trần thị thanh bình
: nguyễn TIếN THàNH
: 07C.QL201
: 7CD130670

Hà nội - 2016

SV: Nguyn Tin Thnh

MSV: 7CD130670




Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Quản lý kinh doanh

MỤC LỤC
MỤC LỤC.....................................................................................................2
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ.............................................................3
LỜI NÓI ĐẦU...............................................................................................4

SV: Nguyễn Tiến Thành

MSV: 7CD130670


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Quản lý kinh doanh

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
MỤC LỤC.....................................................................................................2
MỤC LỤC.....................................................................................................2
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ.............................................................3
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ.............................................................3
LỜI NÓI ĐẦU...............................................................................................4
LỜI NÓI ĐẦU...............................................................................................4

SV: Nguyễn Tiến Thành


MSV: 7CD130670


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Quản lý kinh doanh

LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng
đã có được những bước tăng trưởng, phát triển đáng kể trong những năm qua
nhất là từ sau chuyển đổi kinh tế từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang
nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế phát triển cộng
với việc ứng dụng thành công những tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế giới, đã
giúp tăng năng suất lao động, tăng thu nhập, đời sống vật chất của người dân
ngày càng được cải thiện, trình độ dân trí ngày càng nâng cao. Khi cuộc sống
của người dân được ổn định, họ sẽ hướng tới thoả mãn những nhu cầu cao cấp
hơn (nhu cầu thứ yếu) theo thứ bậc nhu cầu của A.Maslow, và nhu cầu đi du lịch
là một tất yếu.
Ở Việt Nam, tuy đây là một ngành kinh tế còn non trẻ nhưng tầm quan
trọng của du lịch đã được đánh giá đúng mức. Dựa trên những tiềm năng sẵn có
của du lịch Việt Nam và tiềm năng tài nguyên thiên nhiên phong phú, Đại hội
vm đã khẳng định: “Phát triển nhanh du lịch, từng bước đưa nước ta trở thành
trung tâm du lịch và thương mại có tầm cỡ”.
Song song với đó thì thực tế trong 3 năm từ 2012 tới năm 2014 đến nay số
lượng khách đến với khách sạn Bamboo Sapa đã giảm. Nếu như năm 2012 công
suất sử dụng phòng trung bình của khách sạn là 82% thì đến năm 2014 nó chỉ
còn 78%.

Từ những hiểu biết và suy nghĩ như vậy em đã chọn đề tài: “Một số giải

pháp nhằm thu hút khách du lịch lưu trú tại khách sạn Bamboo Sapa”.
Luận văn có kết cấu 3 chương
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SA PA NGÀY NAY
, KHÁCH SẠN BAMBOO SAPA
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH LƯU TRÚ
TẠI KHÁCH SẠN BAMBOO SAPA
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT KHÁCH DU
LỊCH LƯU TRÚ TẠI KHÁCH SẠN BAMBOO SAPA

SV: Nguyễn Tiến Thành

4

MSV: 7CD130670


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Quản lý kinh doanh
CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ KHÁCH SẠN BAMBOO SAPA

I. Lịch sử hình thành và phát triển khách sạn Bamboo Sapa
Khách sạn Bamboo Sapa là khách sạn đạt chuẩn 3 sao trực thuộc
Công ty Cổ phần Sa Pa Ngày Nay.
1. Giới thiệu sơ lược về khách sạn Bamboo Sapa.
Tọa lạc ngay gần chân núi Hàm Rồng đẹp huyền thoại, cuối đường” phố
cổ cầu Mây” phía trước khách sạn là thung lũng Mường Hoa và dãy Hoàng
Liên Sơn với đỉnh Fansifang hùng vĩ được mệnh danh là nóc nhà của Đông

Dương. Kết hợp phong cách kiến trúc truyền thống và lối kiến trúc biệt thự
kiểu pháp tạo nên 1 Bamboo Sa Pa rất riêng biệt.
Địa chỉ: Số 18, đường Mường Hoa, Huyện Sa Pa, Lào Cai
Điện thoại: 020871243
Fax: 023.871.844
Mã Số Thuế: 5300226254 (25-02-2006)
2. Chức năng và nhiệm vụ của khách sạn.
Khách sạn chủ yếu tập trung khai thác và phục vụ các dịch vụ liên quan
đến lưu trú cho khách như phong nghỉ, nhà hàng và các dịch vụ tour du lịch
3. Cơ cấu tổ chức của khách sạn
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của khách sạn
GIÁM ĐỐC

Phó giám đốc
kinh doanh

Phòng
Kinh doanh

Đội bảo
vệ

Phòng
CNTT

Phòng
Lữ Hành

Đội giặt



Phòng
Kế toán

Lễ tân

Buồng
phòng

Phòng
hành chính

Nhà
hàng

Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - Công ty Cổ phần Sapa
SV: Nguyễn Tiến Thành

5

MSV: 7CD130670


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Quản lý kinh doanh

4. Chức năng của các phòng ban

Giám Đốc: là người quyền lực cao nhất của khách sạn

• Quyết định chiến lược phát triển kinh doanh, kế hoạch kinh doanh.
• Ban hành và sửa đổi điều lệ của khách sạn trong khổ pháp lý cho phép.
• Quản lý vốn.
• Quyết định bộ nhiệm tổng giám đốc và vị trí quan trọng của công ty.
• Thảo luận và phê chuẩn phương án cải tổ bộ máy của tổ chức.

- Phó Giám Đốc: Có nhiệm vụ trợ lí, giúp đỡ giám đốc trong việc điều
hành hoạt động của khách sạn,trợ giúp trong việc xây dựng chiến lược và
chính sách kinh doanh.
- Phòng hành chính: sắp xếp đội ngũ lao động của khách sạn, phù hợp
với từng loại công việc nhằm nâng cao sử dụng lao động, thực hiện các quy
chế, nội quy, khen thưởng, kỉ luật, tiền lương.
- Phòng Kinh Doanh: Đăng ký chỗ, bán dịch vụ lưu trú và các dịch vụ
bổ trợ, tổ chức đón tiếp khách, sắp xếp chỗ cho khách, phục vụ khách trong
thời gian lưu trú. Tiếp nhận và cung cấp cho các bộ phận những thông tin về
nghiên cứu của khách, tiếp nhận khiếu nại của khách kịp thời thông tin phản
hồi cho các bộ phận liên quan nhằm đảm bảo phục vụ kịp thời với hiệu quả
cao, chất lượng tốt, làm tốt công tác thanh tra, thu ngân, theo dõi công nợ và
báo cáo kịp thời hàng ngày với bộ phận kế toán khách sạn.
- Phòng kế toán: Tham mưu cho Giám đốc xác định và tổ chức thực
hiện chiến lược phát triển và quản lý tài chính.
• Thực hiện các nghiệp vụ kế toán liên quan đến hoạt động kinh doanh
của khách sạn như: lập chứng tò, sổ sách về tiền lương, hoạt động nhập xuất
hàng vào kho, lập báo cáo tài chính về doanh thu, chi phí lợi nhuận...
• Diễn giải báo cáo tài chính cung cấp cho quản lý các bộ phận.
• Thực hiên chế độ Báo cáo định kỳ tình hình tài chính của khách sạn,
cấp số liệu một cách chính xác, kịp thời cho cấp trên.
- Đội bảo vệ: Đảm bảo an toàn thân thể và tài sản cho khách trong thời
SV: Nguyễn Tiến Thành


6

MSV: 7CD130670


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Quản lý kinh doanh

gian khách lưu trú tại khách sạn. Phối hợp xử lý các hiện tượng vi phạm trong
khách sạn.Trông xe cho nhân viên và khách khi đến khách sạn.
- Đội tu sửa: Lập kế hoạch quản lý vận hành, bảo dưỡng, sữa chữa, đổi
mới các trang thiết bị trong khách sạn.
- Đội giặt là: Đáp ứng nhu cầu giặt là của khách nghĩ, đồng thời chịu
trách nhiệm giặt là đồ đùng của khách sạn và đồng phục của nhân viên
khách sạn.
- Bộ phận lễ tân: Bộ phận lễ tân đóng vai trò là “Chiếc cầu” nối giữa
khách với khách sạn, nối giữa các bộ phận riêng biệt lại với nhau, tạo sự nhịp
nhàng hớp,trong sự hoạt động đều đặn của khách sạn như một cơ thể thống
nhất.Ngoài ra còn là tham mưu cho giám đốc,cung cấp thông tin về khách
nhằm điều chỉnh chiến lược kinh doanh cho hợp lí.
- Bộ phận buồng:
• Thực hiện chức năng kinh doanh dịch vụ buồng.
• Chăm lo sự nghỉ ngơi cho khách trong khách sạn.
• Phối họp với bộ phận lẽ tận theo dõi và quản lý việc cho thuê buồng
của khách sạn.
• Chuẩn bị buồng để đón khách mới đến.
•Làm vệ sinh buồng hàng ngày, làm vệ sinh khu vực hành lang và nơi
công cộng trong khách sạn.
• Kiểm tra hoạt động các thiết bị trong buồng.

• Nhận và giao các dịch vụ phục vụ khách.
• Nắm được tình hình khách thuê buồng.
- Phòng công nghệ thông tin: Đóng vai trò bảo dưỡng, sửa chữa, các
thiết bị điện tử, thiết bị thông tin liên lạc, hướng dẫn sử dụng vi tính trong
việc quản lí khách sạn.
-Trung tâm du lịch: Có nhiệm vụ kinh doanh lữ hành, tìm hiểu thị trường
du lịch thông qua cơ quan cấp trên để nắm được những biến động của thị
trường du lịch nói chung và thị trường khách sạn nói riêng. Giới thiệu nhằm
SV: Nguyễn Tiến Thành

7

MSV: 7CD130670


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Quản lý kinh doanh

bán những sản phẩm hiện có của khách sạn, kí kết các họp đồng du lịch hoặc
đặt chỗ khách sạn và các dịch vụ khác.
- Nhà hàng: Nằm ở tầng 5 của khách sạn, có nhiệm vụ phục vụ các món
Âu – Á theo yêu cầu của khách nghỉ.
II. ĐẶC ĐIỂM CÁC NGUỒN LỰC CỦA KHÁCH SẠN BAMBOO SAPA

1. Đặc điểm về vốn
Với chiến lược phát triển vốn kinh doanh là đầu tư vốn từ quy mô nhỏ
đến quy mô lớn, tự đảm bảo kinh doanh bình thường đến nâng cấp khách sạn.
Bảng 1: Tình hình nguồn vốn của khách sạn Bamboo Sapa
giai đoạn 2012 – 2014

ĐVT: triệu đồng
Năm 2012
Chỉ tiêu

17,080

Tỷ
trọng
(%)
100

- Vốn vay chủ

8,000

46.84

sở hữu
- Vốn vay

9,080

53.16

- Vốn cố định
- Vốn lưu

9,145
7,935


53.54
46.46

Tổng vốn

Số
lượng

Năm 2013

So sánh tăng giảm
%

Năm 2014

Tỷ
Số
trọng
lượng
(%)
20,000
100 21,005
Chi theo sở hưu
9.015 45.08 10,000

Tỷ
trọng
(%)
100


10,985 54.93 11,005
Chia theo tính chất
11,127 55.64 12,000
8.873 44.37
9,005

Số
lượng

2013/201
2

2014/2013

117.1

105.03

47.61

112.69

110.93

52.39

120.98

100.18


57.13
42.87

121.67
111.82

107.85
101.49

động

Nguồn: Phòng Kế toán
Qua bảng 1 ta thấy khách sạn đầu tư vốn mỗi năm tăng lên theo sự phát
triển kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh năm 2013 so với 2012 số
bốn kinh doanh tăng 17.1% và 2014 so với 2013 tăng 5.3%. Lý do năm 2014
vốn kinh doanh tăng chậm là do công ty gặp đôi chút khó khăn về việc xoay
vòng vốn. Xét về cơ cấu,tỷ trọng vốn cố định chiếm 53.54% năm 2012 chiếm
55.64 năm 2013 và 2014 chiếm 57.13%. Như vậy vốn được tập trung vào xây
dựng cơ sở vật chất kĩ thuật.
2. Nguồn nhân lực
SV: Nguyễn Tiến Thành

8

MSV: 7CD130670


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Quản lý kinh doanh


Nguồn nhân lực là yếu tố đóng vai trò quyết định phát triển kinh doanh
và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Cơ cấu nguồn lao động của khác sạn Bamboo Sapa được sắp xếp theo
tiêu chuẩn đảm bảo chuyên môn hóa về chức năng của các bộ phận. Để đáp
ứng nhu cầu của công việc trong những năm qua, khách sạn Bamboo Sapa
cũng có sự tăng lên về số lượng lao động, tuy vậy tỉ trọng của từng nhóm lao
động lại có sự tăng giảm khác nhau (xem bảng 2)
Bảng 2: Cơ cấu nguồn nhân lực của khách sạn giai đoạn 2012 – 2014
ĐVT: người
Năm 2012
Chỉ tiêu

Tổng số lao động
Phân loại theo giới tính
- Nam
- Nữ
Phân loại theo trình độ
- Đại học và trên đại học
- Cao đăng và trung cấp
- PTTH, trung học cơ sở
Phân theo độ tuổi
- Trên 45 tuổi
- Từ 35 tuôi đên 45 tuôi
-Từ 25 tuổi đến 35 tuổi
- Dưới 25 tuổi

Số
lượng


Tỷ
trọng
(%)

85 100.00

Năm 2013
Tỷ
trọng
(%)

Số
lượng

88

So sánh tăng giảm
%

Năm 2014

100.0

Số
lượng

90

0


Tỷ
trọng
(%)

100.0

2014/2013

2015/2014

103.53

102.27

0

34
51

40.00
60.00

40
40

45.45
54.55

41
41


45.56
54.44

117.65
94.12

102.50
102.08

18
30
37

21.18
35.29
43.53

19
32
37

21.59
36.36
42.05

19
35
36


21.11
38.89
40.00

105.56
106.67
100.00

100.00
109.38
97.30

5
17
40
23

5.88
20.00
47.06
27.06

4
18
45
21

4.55
20.45
51.14

23.86

4
18
43
25

4.44
20.00
47.78
27.78

80.00
105.88
112.50
91.30

100.00
100.00
95.56
119.05

Nguồn: Phòng hành chính
Cụ thể là có sự chênh lệch lớn về trình độ chuyền môn giữa các nhóm
lao dộng. Số lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm một tỷ trọng
thấp hơn so với lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp PTTH và trung học
cơ sở, với 21,18 % trong tổng số lao động của năm 2012, 21,59 % trong tổng
số lao động của năm 2013 và 21,11 % tổng số lao động của năm 2014. Trong
khi đó, số lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp năm 2013 chiếm tỷ trọng
35,29 %, năm 2013 chiếm tỷ trọng 36,36 % và năm 2014 chiếm 38.89 %, số

lao động có trình độ PTTH và THCS chiếm tỷ trọng cao nhất như sau. Năm
SV: Nguyễn Tiến Thành

9

MSV: 7CD130670


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Quản lý kinh doanh

2012, nhóm lao động này là 37 người trên tổng số 85 người, chiếm tỷ trọng
43.53% . Sở dĩ có sự chênh lệch về lao động là do cần sử dụng nhiều lao động
phổ thông cho các vị trí. Bộ phận buồng, bộ phận giặt là, bộ phận bếp v.v..;
những công việc có tính phức tạp không cao, mạng tính áp dụng và có phần
đơn giản nên tập trung chủ yếu là lao động có trình độ PTTH và trung học.
Còn trình độ chuyên môn đại học và trên đại học đều là những người quản lý
điều hành doanh nghiệp: Giám đốc, Phó giám đốc và Trưởng các phòng.
Khách sạn Bamboo Sapa hoạt động kinh doanh khách sạn nên đòi hỏi phải có
trĩnh độ ( Đặc biệt là tiếng anh có thể nghe, nói, đọc, viết và biết thêm 1 ngoại
ngữ khác) để có thể đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng.
Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ khách sạn
nên chủ yếu là lao động trẻ. số lao động có đột tuổi tử 45 tuổi trở lên chiếm tỷ
trọng rất thấp, năm 2012 là 5 người, chiếm 5,88 % trên tổng số lao động và
giảm dần qua các năm, đến năm 2014 chỉ còn chiếm 4,44 %. Còn số lao động
có độ tuổi từ 25 - 35 tuổi chiếm đa phần số lao động của doanh nghiệp. Năm
2012 là 40 người, chiếm 47,06 % tổng số lao động, đến năm 2014 là 35
người. Do tính chất công việc là dịch vụ nên tỷ lệ ham và nữ chênh lệch
không cao, năm 2012 lao động nam chiếm 40% và lao động nữ chiếm 60%,

đến năm 2014 con số này đã khá đồng đều với nam chiếm tỷ trọng 45.56 %
và nữ 54.44 %
3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Khách sạn Bamboo Sapa gồm 85 phòng nghỉ được trang bị tiện nghi
hiện đại, nội thất sang trọng, điều hòa hai chiều, bồn tắm nóng lạnh, truyền
hình cáp, wifi cùng nhà hàng củng quầy bar, thực đơn Âu, Á, chuyên phục vụ
các bữa tiệc buffet có thể phục vụ đến 80 khách và các dịch vụ kèm theo như:
thuê xe, vận tải hành khách, massage ... Khách sạn Bamboo Sapa có 7 tầng.
Tầng hầm là khu vực Gara để xe, bên trên và ngoài cửa hầm là khu vực bảo
vệ. Dãy nhà bên cạnh một tầng có các phòng ban và khu vực sinh hoạt của
cán bộ nhân viên khách sạn.
SV: Nguyễn Tiến Thành

10

MSV: 7CD130670


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Quản lý kinh doanh

Ngoài các tài sản đã liệt kê, khách sạn còn có 2 ô tô du lịch 30 chỗ và 1 ô
tô 12 chỗ ngồi cùng với 48 xe đạp phục vụ khách có nhu cầu, 150 ghế ngồi
phòng hội nghị, 1 máy chiếu gồm màn hình, 1 tivi, 1 bộ dàn loa, đèn chiếu
sáng, 4 micro. Tất cả đều được sử dụng tốt và được tu sửa, thay thế này khi
phát hiện ra sai hỏng. Bamboo Sapa đặc biệt quan tâm tới nguồn vốn đầu tư
trang thiết bị kỹ thuật để hướng tới một khách sạn tiện nghi và làm hài lòng
khách hàng nhất.
III. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Bamboo Sapa
từ năm 2012 – 2014
S
TT
1
2
3

4
5
6
7
8
9
10

Các chỉ tiêu chủ yếu

Đơn vị tính

Năm

Năm

Năm

2012

2013


2014

So sánh tăng giảm
(%)
2013/2012

2014/2013

Tổng doanh thu
Tổng số lao động
Tổng số vốn kinh doanh bq
a, Vốn cố định bình quân

Triệu đồng
Triệu người
Triệu đồng
Triệu đồng

9,413
85
17,080
9,145

11,702
88
20,000
11,127

13,613
90

21,005
12,000

124.32
103.53
117.10
121.67

116.33
102.27
105.30
107.85

b, Vốn lưu động bình quân
Lợi nhuận sau thuế
Nộp ngân sách
Năng suât lao động bình quân
Thu nhập bình quân đầu người
Tỷ suât lợi nhuận/doanh

Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng

7,935
1,875
625
110.74

2.5

8,873
2,558
853
132.98
3.2

9,005
3,211
1,069
151.26
4

111.82
136.42
136,48
120.08
128.00

101.49
125.52
125,32
113.75
125.00

%

19.91


21.86

23.59

109.79

107.91

%

10.97

12.79

15.29

116.59

119.54

Vòng

1.19

1.32

1.51

111.18


114.63

thu tiêu thụ
Tỷ suât lợi nhuận/vôn
kinh doanh
Số vòng quay vốn lưu động

Nguồn: Phòng kế toán
Khách sạn Bamboo Sapa cũng đã chú trọng đổi mới và đầu tư, hoàn
thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thu hút khách. Trong những năm gần
đây (2012 - 2014), Khách sạn đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ được
phản ánh qua các chỉ tiêu: Doanh thu, nộp ngân sách nhà nước, lọi nhuận,
năng suất lao động bình quân... (bảng 3). Theo bảng 3 ta thấy doanh thu của
Khách sạn tăng dần qua các năm (năm 2013 tăng lên 24.32%, năm 2014 tăng
16.33%). Điều này thể hiện những cố gắng của khách sạn Bamboo Sapa trong
việc đổi mới, đầu tư và nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thu hút khách
SV: Nguyễn Tiến Thành

11

MSV: 7CD130670


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Quản lý kinh doanh

hàng. Tuy nhiên năm 2014 tăng chậm hơn so với năm 2013, sự chênh lệch
này khá rõ rệt bởi sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ừong năm
tới khách sạn có những chiến lược riêng để đối phó và biến thách thức này

thành cơ hội cho mình vươn lên. Số lao động tăng nhưng với tốc độ nhỏ hơn
hơn tốc độ tăng của doanh thu nên năng suất lao động bình quân theo doanh
thu liên tục tăng lên nhưng có sự chậm lại (năm 2013 tăng 3.53%, năm 2014
tăng2.27 %). Lợi nhuận của khách sạn Bamboo Sapa đều tăng qua các năm,
với tốc độ tăng lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu (năm 2014 doanh thu tăng
24.32%, lợi nhuận tăng 36.44?%, năm 2015 doanh thu tăng 16.33%, lợi nhuận
tăng 25.42%). Từ sự chênh lệch này cho thấy tốc độ tăng chi phí nhỏ hơn tốc
độ tăng của doanh thu, hay nói cách khác hiệu quả sự dụng chi phí tăng. Nếu
xét những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh dọanh của Khách sạn ta sẽ thấy
hoạt động kinh doanh của Khách sạn Bamboo Sapa chưa hiệu quả. Tỷ suất lợi
nhuận trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh liên tục tăng,
cho thấy tốc độ tăng của lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu và tốc
độ tăng của vốn. Tuy nhiên, những chỉ số này vẫn ở mức chưa cao. Việt Nam
hội nhập nền kinh tế thế giói sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp phát triển. Vì
vậy, Khách sạn Bamboo Sapa cần chú trọng công tác tiếp thị, quảng cáo, liên
kết với các hãnh du lịch lữ hành, doanh nghiệp, các công ty du lịch, thu hút
khách hàng nhằm tăng doanh thu, giảm chi phí nhằm tăng lợi nhuận để nâng
cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH LƯU TRÚ TẠI KHÁCH
SẠN BAMBOO SAPA
I. ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM CHÍNH CỦA KHÁCH SẠN BAMBOO SAPA

1. Kinh doanh khách sạn

Nói đến khách sạn chúng ta không thể không nói đến động kinh doanh
khách sạn vì khách sạn là đối tượng để cho nhà kinh doanh khai thác quản lý
SV: Nguyễn Tiến Thành

12


MSV: 7CD130670


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Quản lý kinh doanh

nhằm thu được lợi nhuận. Vậy kinh doanh khẩch sạn là hoạt động cung cấp
các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng
nhu cầu ăn, nghỉ, giải trí cho khách nhằm thu lợi nhuận..
Khách sạn Bamboo Sapa có định hướng đẩy mạnh thu hút khách quốc tế,
đặc biệt chú trọng tới khách quốc tịch Trung Quốc vì đây là nhóm khách hàng
tiềm năng, về doanh thu, ngoài việc đẩy mạnh doanh thu lưu trú, doanh thu ăn
uống khách sạn sẽ bổ sung thêm các dịch vụ bổ trợ phục vụ nhu cầu của
khách để doanh thu từ dịch vụ này.
Hiện nay, nhân viên của các doanh nghiệp nói chung và ngành khách sạn
nói riêng đang rơi vào tình trạng nhiệm vụ của ai người đấy làm, không có sự
kết hợp chặt chẽ, ăn ý với nhau để hoàn thiện công việc. Trong nghiệp vụ
khách sạn, các bộ phận có quan hệ trực tiếp mật thiết với nhau, có sự trao đổi
nhịp nhàng với nhau để hoàn thành công việc đạt hiệu quả tối đa.
2. Các sản phẩm chủ yếu của khách sạn Bamboo Sapa
2.1. Dịch vụ lưu trú
Khách sạn Bamboo Sapa với 85 phòng đạt chuẩn 3 sao, tọa lạc trên con
phố khá yên tĩnh nằm ngay tại trung tâm thị trấn SaPa, luôn là sự lựa chọn
hàng đầu của du khách khi đến với SaPa. Với dịch vụ đa dạng, trang thiết bị
tiện nghi đạt tiêu chuẩn và cung cấp đầy đủ các dịch vụ, tham qua, ngủ nghỉ,
vui chơi, giải trí. Đặc biệt khách sạn có 1 phòng họp hội nghị với các trang
thiết bị tân tiến nhất với sức chứa tối đa 150 người và đội ngũ nhân viên
được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp chắc chắn sẽ đáp ứng được yêu cầu

của quý khách.
2.2. Dịch vụ ăn uống
Phục vụ tất cả các món ăn Âu-Á, đặc sản dân tộc,đặc sản núi rừng tay
bắc với những đầu bếp có tay nghê cao và thâm niên nhiều năm trong nghề.
+ Ngoài ra tại khách sạn: còn có một số dịch vụ khác như:
- Bể bơi nước nóng trong nhà
- Phòng hội nghị với sức chứa lên đến 150 chỗ
SV: Nguyễn Tiến Thành

13

MSV: 7CD130670


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Quản lý kinh doanh

- Nhà hàng Mường hoa với 100 chỗ ngồi
- Quầy Tả Van bar với 80 chỗ ngồi
- Phòng chơi dành cho trẻ em
- Phòng massage
- Phòng xông hơi xông khô bể sục.
- Phòng đợi - khu dịch vụ tắm miễn phí
- Bàn bi - A
- Khu tìm hiểu về Sapa năm 1936
2.3. Đặc điểm khách du lịch lưu trú của khách sạn Bamboo Sapa
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển khách du lịch của khách
sạn Bamboo Sapa SaPa rất đa dạng và phong phú,thể hiện qua số lượng khách
du lịch trong nước và khách du lịch nước ngoài đã đến với khách sạn.Và

trong thời gian hoạt động khách sạn chủ yếu tập trung khai thác lượng khách
du lịch đến từ nước ngoài cụ thể là du khách đến từ các nước như Mỹ,Nhật,
và Pháp.Họ thường sẽ có thời gian lưu trú tại khách sạn khá lâu từ 5 đến 7
ngày để có thể thăm quan và khám phá hết vẻ đẹp của Sapa,với thời gian lưu
trú như vậy chắc chắn sẽ đem lại cho khách sạn 1 nguồn thu lớn từ các dịch
vụ lưu trú mà khách sạn có sẵn như ăn, ngủ, giải trí và bán tour. Những du
khách đến từ các nước nói trên đều là các nước phát triển trên thế giới với thu
nhập bình quân cao nên khả năng chi trả của khách là điều không phải bàn cãi
quan trọng hơn là đòi hỏi về chất lượng của họ dành cho khách sạn trong thời
gian lưu trú tại khách sạn đều không quá khắt khe và khách sạn hoàn toàn có
thể thực hiên được thậm chí còn trên mức mà họ yêu cầu. Ví dụ như phòng
nghỉ không cần phải dọn dẹp nhiều 1 ngày 1 lần là đủ nhưng vẫn phải đảm
bảo khâu vệ sinh và gọn gàng, đặc biệt nếu họ đặt điểm tâm sáng hoặc ăn tối
tại khách sạn thì họ chỉ yêu cầu đứng thời gian họ đã chỉ định và chỉ ăn các
món ăn mang đậm bản sắc Việt Nam. Tóm lại khách sạn luôn tập trung tối đa
các nguồn lực và điểm mạnh của mình để nhắm vào mảng du khách nước
ngoài vì nguồn khách này mang tới cho khách sạn 1 lượng khách du lịch dồi
SV: Nguyễn Tiến Thành

14

MSV: 7CD130670


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Quản lý kinh doanh

đào, luôn chuyển quanh năm,và khả năng chi trả cao, chứ không bị phụ thuộc
như khách du lịch trong nước chỉ đông vào mùa hè.

II. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT KHÁCH
DU LỊCH LƯU TRÚ TẠI KHÁCH SẠN BAMBOO SAPA
1. Nhân tố khách quan
1.1. Thị trường khách du lịch nói chung và chính sách của nhà nước
trong việc phát triển du lịch
-Trước tiên chứng ta hiểu thị trường là nơi tập trung giữa người mua và
người bán hay nói cách khác là nơi giao thoa giữa cung và cầu. Vì vậy sự biến
đổi của cung hay cầu đều dẫn đến sự biến đổi của thị trường. Và khách du lịch
cũng vậy, sở dĩ người ta đi du lịch trước tiên là sự lôi cuốn hấp dẫn của tài
nguyên du lịch vì tài nguyên du lịch đem lại những giá trị to lớn về tinh thần
cho du khách, họ đến điểm du lịch để chiêm ngưỡng sự kì diệu của tạo hóa,
để giải tỏa tinh thần. Điều này đã thôi thúc họ đi du lịch, nhưng chỉ có tài
nguyên du lịch thôi thì chưa đủ, là thiếu nếu như không có cơ sở vật chất kĩ
thuật. Tài nguyên hấp dẫn nên thơ nhưng hoang vắng không có cơ sở vật chất
kỹ thuật thì cũng không thu hút được khách du lịch, khách du lịch ngoài nhu
cầu cảm thụ cái đẹp thì họ có nhu cầu ăn uống, ngủ nghỉ, nếu cơ sở vật chất
kỹ thuật nghèo nàn, lạc hậu thì khó có thể thu hút được khách đến. Do vậy đối
với một doanh nghiệp khách sạn muốn thụ hút được đông đảo khách quốc tế
thì phải xây dựng ở nơi có tài nguyên du lịch, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật
phục vụ cho nhu cầu lưu trú của khách. Rõ ràng rằng nếu nhu cầu về lưu trú
của khách du lịch cao thì doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi để thu hút
được nhiều khách đến, mặt khác có kế hoạch để mở rộng quy mô của mình.
Đồng thời lúc này doanh nghiệp có thể lưa chọn được khách của mình để
phục vụ cho chu đáo, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngược lại nếu cầu về
lưu trú thấp, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp phải đối mặt với cạnh tranh
gay gắt vì trong chiến lược để thu hút khách đòi hỏi doanh nghiệp phải có
chính sách phù hợp về giá cả, các kênh phân phối để lôi kéo được nhiều du
SV: Nguyễn Tiến Thành

15


MSV: 7CD130670


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Quản lý kinh doanh

khách đến nhất.
- Chính sách của nhà nước trong việc phát triến du lịch
Ngày 30/12/2011, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã ký Quyết định
số 2473/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030". Chiến lược đề ra với những nội dung chủ yếu
quan điểm, mục tiêu, giải pháp và chương trình hành động cụ thể.
Quan điểm của ngành là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội; theo hướng chuyên nghiệp, có trọng tâm; phát triển
song song du lịch nội địa và du lịch quốc tế, gắn chặt với việc bảo-tồn và phát
huy các giá trị văn hóa dân tộc, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, tập chung huy
động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước cho sự phát triển du lịch. Để đạt
được những mục tiêu đề ra ngành du lịch phải có những giải pháp kịp thời
như: Phát triển sản phẩm du lịch; đầu tư hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ du lịch đi đôi với đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; phát
triển thị trường xúc tiến quảng bá thương hiệu, gắn liền với đầu tư và chính
sách phát triển đồng thời tích cực triển khai thực hiện hợp tác quốc tế về du
lịch, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách và liên quan đến du lịch. Chương
trình hành động cụ thể là hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách và nâng cao
năng lực quản lý nhà nước về du lịch; hoạch định chiến lược phát triển du lịch
trên các lĩnh vực như chất lượng phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam,
Chiến lược marketing, chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch; thực hiện

quy hoạch và đầu tư phát triển gắn liền với triển khai thực hiện các chương
trình, đề án phát triển du lịch.
1.2. Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm đường xa, hệ thống giao thông
vận tải,thông tin liên lạc, điện, nước...cỏ ảnh hưởng rất lớn đến việc khai thác
tài nguyên du lịch của một quốc gia, của vùng, ảnh hưởng đến việc phát triển
hệ thống khách sạn, dịch vụ và đương nhiên ảnh hưởng đến việc thu hút khách.
SV: Nguyễn Tiến Thành

16

MSV: 7CD130670


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Quản lý kinh doanh

Cơ sở hạ tầng tốt là điều kiện thuận lợi an toàn, tiết kiệm cho khách trong việc
đi lại, ăn ở, giúp cho hoạt động khách sạn được thông suốt đảm bảo năng suất
lao động và chất lượng phục vụ còn ngược lại sẽ hạn chế sự phát triển của từng
doanh nghiệp du lịch. Như vậy để công tác thu hút khách tiến hành thành công
thì chúng ta cần quan tâm thích đáng vào cơ sở vật chất kỹ thuật của từng
doanh nghiệp, ngành du lịch cũng như các địa phương, quốc gia.
1.3. Điều kiện tài nguyên du lịch
Điều kiện tài nguyên du lịch có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thu hút
khách là tiền đề để khách lựa chọn khi đi du lịch đồng thời cũng là yếu tố để
doanh nghiệp lựa chọn khi xây dựng khách sạn đưa khách sạn đi vào hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Là khách thể của du lịch và là cơ sở phát triển của ngành du lịch. Các nhà

nghiên cứu về du lịch đa ra khái niệm sau: Mọi nhân tố có thể kích thích động
cơ du lịch của khách du lịch đợc ngành du lịch tận dụng để sinh ra lợi ích kinh
tế và lợi ích xã hội đều được gọi là tài nguyên du lịch. Nói một cách khác, đã là
nhân tố thiển nhiên, nhân văn và xã hội có thể thu hút được khách du lịch thì
gọi chung là tài nguyên du lịch. Đây là một khái niệm rất rộng và rất bao quát,
rất thiết thực. Người ta cũng chia ra 3 loại tài nguyên du lịch, đó là:
- Tài nguyên du lịch thiên nhiên bao gồm khí hậu, địa hình, phong
cảnh..v.v, có thể nói chung là tất cả những gì thiên nhiên ban tặng con người.
-Tài nguyên du lịch nhân văn gồm có tài nguyên du lịch nhân văn vật
thể và tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể. Đó là những di sản do con ngời
tạo ra qua nhiều thế hệ và để lại cho các thế hệ mai sau. Tài nguyên du lịch
nhân văn vật thể bao gồm các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, văn
hoá, nghệ thuật..v.v. Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể bao gồm các
truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc, các phong tục tập quán, các loại hình
nghệ thuật truyền thống..v.v.
- Tài nguyên du lịch xã hội bao gồm các sự kiện chính trị, kinh tế, văn
hoá, xã hội do con người đương đại tổ chức cũng tạo ra sức hấp dẫn để thu
SV: Nguyễn Tiến Thành

17

MSV: 7CD130670


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Quản lý kinh doanh

hút khách du lịch. Ví dụ như: các sự kiện thể thao thế giới, các cuộc thi hoa
hậu thế giới và khu vực, các hội nghị chính trị - kinh tế như: Hội nghị APEC,

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN....v.v
1.4. Các điều kiện kinh tế, chính trị trong nước và quốc tế
Hoạt động kinh doanh của khách sạn gắn liền với sinh hoạt của con
người về ăn ở, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí ngoài nơi cư trú thường xuyên. Vì
vậy việc đảm bảo an ninh chính trị, an toàn xã hội cho khách và hoạt động
kinh doanh của khách sạn có ý nghĩa hết sức quan trọng. Yêu cầu này chỉ có
thể thực hiện được trong điều kiện của nền kinh tế chính trị của một quốc gia
ổn định và phát triển lành mạnh. Như vậy có nghĩa là tĩnh hình kinh tế chính
trị có ảnh hưởng rất lớn tới số lượng khách du lịch và lượng khách đến lưu trú
do vậy mà doanh nghiệp tùy theo điều kiện cụ thể mà có biện pháp phục vụ
khách chu đáo khi khách đến lưu trú tại khách sạn.
Ngày nay cùng với xu hướng quốc tế hóa, khu vực hóa, các hình thức
liên kết cả về chiều dọc hay chiều ngang được phổ biến ở mọi lĩnh vực và
trong cả hoạt động kinh doanh của các khách sạn. Các doanh nghiệp khách
sạn nằm trong quy luật vân động của ngành du lịch nên cũng chịu ảnh hưởng
của nhiều ngành kinh tế khác. Đó là mối liên hệ với ngành tài chính ngân
hàng, thông tin liên lạc, giao thong vận tải...Các ngành kinh, tế có tác động
qua lai thường xuyên tạo điều kiện thuận lợi hay khó khăn cho sự phát triển
của doanh nghiệp khách sạn.
1.5. Môi trường tự nhiên xã hội
Có thể nói ngành du lịch là một ngành kinh tế bấp bênh nhất trong các
ngành kinh tế nhưng đồng thời là ngành kinh tế có sự phục hồi kỳ diệu. Bởi vì
ngành du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp chịu ảnh hưởng của nhiều ngành
kinh tế khác nhau nên mỗi khi có ngành kinh tế nào bị khủng hoảng đều ảnh
hưởng ít hay nhiều đến ngành du lịch. Không chỉ có thể ngành du lịch còn
chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên xã hội, điều kiện kinh tế, chính trị của
một quốc gia. Sự phát triển của du lịch cũng như sự phát triển của một doanh
SV: Nguyễn Tiến Thành

18


MSV: 7CD130670


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Quản lý kinh doanh

nghiệp khách sạn sẽ gặp khó khăn nếu như đất nước xảy ra những biến cố làm
ảnh hưởng đến tình hình an ninh, chính trị, đe dọa trực tiếp hay gián tiếp đến
sự an toàn của du khách.
Thiên tai cũng có tác động đến sự phát triển của ngành du lịch và ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động của khách sạn hạn chế hoạt động thu hút khách
của khách sạn.
Sự phát sinh lây lan bệnh dịch cũng là nguy cơ đe dọa đến sức khỏe của
du khách, làm ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch của địa phương, quốc gia
hay khu vực..
1.6. Đối thủ cạnh tranh
+ Khách sạn Mường Thanh
-Về vị trí địa lí: yếu thế hơn so với Bamboo Sapa khi nằm cách xa trung
tâm các địa điểm vui chơi chính và khu mua sắm hơn. Nhưng về giao thông
thì vị trí của Mường Thanh lại thuận lợi Bamboo Sapa rất nhiều vì Mường
Thanh nằm ngay tại mặt đường lớn và là con đường bắt buộc phải đi qua nếu
muốn vào trung tâm thị trấn -Về đội ngũ lao động: Đội ngũ lao động của
Mường thanh có phần nhỉnh hơn Bamboo Sapa về số lượng cũng như trình độ
chuyên môn, các nhân viên có bằng cấp đúng ngành hay không đúng ngành
đều được học thêm một lóp bổ túc chuyên môn khách sạn nhà hàng điều này
Bamboo Sapa còn thiếu.
- Về chất lượng phục vụ: theo thông tin phản hồi từ nhiều khách hàng thì
chất lượng phục vụ của cả Mường Thanh và Bamboo Sapa mặc dù còn tồn tại

một số nhược điểm nhưng đa phần đều đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của
khách hàng. Nhưng do đội ngũ lao động bên Mường Thanh được đào tạo bài
bản và đung chuyên môn hơn nên vẫn nhận được nhiều sự ủng hộ và yêu
thích của khác hàng hơn. Đây là một điểm trừ lớn cho Bamboo Sapa khi để
đối thủ cạnh tranh trực tiếp với mình có được lợi thế về điểm này.
-Về chất lượng phòng: dù giá phòng của Mường Thanh có rẻ hơn đôi chút
so với Bamboo Sapa khi phòng của cả 2 khách sạn đều đạt chuẩn 3 sao nhưng
SV: Nguyễn Tiến Thành

19

MSV: 7CD130670


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Quản lý kinh doanh

khách hàng lại thích thú đến với Bamboo Sapa hơn do có sự đầu tư mạnh mẽ về
trang thiết bị cũng như sự khác biệt về phong cách thiết kế phòng.
- Về sự đa dạng của dịch vụ: điểm này Mường Thanh yếu thế hơn hẳn
khi chỉ tập trung khai thác về dịch vụ lưu trú, trong khi đó Bamboo Sapa còn
rất nhiều dịch vụ đi kèm, như vận chuyển du lịch, tour du lịch....
- Về lượng khách: cả Mường Thanh và Bamboo Sapa đều có lợi thế
riêng của mình. Khi Mường Thanh chủ yếu tập trung vào khách du lịch trong
nước thì lượng khách đến với Mường Thanh vào mùa hè rất đông hơn hẳn so
với Bamboo Sapa, nhưng về mùa đông với chiến lược tập trung vào khách
nước ngoài của Bamboo Sapa lại phát huy tác dụng khi đa số lượng khác tập
trung vào mùa đông.
+ Khách sạn Victoria

- Vị trí địa lí: cũng nằm ngay trong trung tâm thị trấn nhưng khác biệt được
tạo ra và cũng là điểm thu hút khách cực lớn đó là nằm trên đồi thông vừa thơ
mộng vừa yên tĩnh. Giao thông thuận lợi, tầm nhìn phong khoáng, cảm giác yên
bình là những thứ mà Bamboo Sapa thua thiệt khi so sánh với Victoria.
- Đội ngũ lao động: Được xây dựng và quản lí bới những người nước
ngoài nên trong quá trình tuyển dụng cũng như đào tạo khắt khe, Victoria đã
tạo ra lợi thế hơn hẳn so với Bamboo Sapa, mặc dù số lượng ít hơn Bamboo
Sapa nhưng trình độ lao động của khách sạn Victoria lại hơn Bamboo Sapa
rất nhiều khi 100% lao động của khách sạn Victoria đều được đào tạo đúng
chuyên ngành khách sạn và đều có kinh nghiệm trong nghề.
- Chất lượng phục vụ: Đa số là làm việc với những du khách nước ngoài
nên tác phong và phong cách phục vụ của đội ngũ nhân viên bên Victoria
cũng ở một đẳng cấp cao hơn so với Bamboo Sapa.
- Sự đa dạng về dịch vu: thì cả Victoria và Bamboo Sapa đều giống nhau
khi cả 2 đều có thể đáp ứng tất cả các dịch vụ liên quan đến du lịch mà khách
hàng của mình yêu cầu. Điểm này là lợi thế rất lớn của cả Victoria và
Bamboo Sapa khi so sánh với các đối thủ cùng ngành.
- Chất lượng phòng: Chất lượng phòng thì Victoria cũng không nhỉnh
SV: Nguyễn Tiến Thành

20

MSV: 7CD130670


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Quản lý kinh doanh

hơn hay yếu thế hơn Bamboo Sapa khi cả 2 đều mang trong mình phong cách

thiết kế kiểu Châu Âu và đều có sự đầu tư và chăm chút kĩ lưỡng về nội thất
cũng như các trang thiết bị trong phòng.
- Lượng khách: về lượng khách trong khi cả 2 đều tập trung chủ yếu vào
khách du lịch nước ngoài, nhưng lượng khách của khách sạn Victoria không
ổn định bằng Bamboo Sapa khi Victoria không khai thác lượng khách Việt
Nam,có chăng chỉ là khách Việt tự mình tìm đến. Trong khi đó Bamboo Sapa
lại làm tốt hơn tuy không tập trung mạnh mẽ nhưng Bamboo Sapa cũng cố
gắng hết sức khai thác lượng khách thuộc địa dồi dào. Điều này dẫn đến
lượng khách quanh năm của Bamboo Sapa ổn định hơn. Trong khi Victoria
chỉ chủ yếu về mùa đông.
2. Những nhân tố chủ quan
2.1. Vị trí kiến trúc của khách sạn
Khách sạn Bamboo Sapa được xây dựng trên 1 vị trí rất thuận lợi, từ đi
lại đến mua sắm và đặc biệt là tầm VEW. Nằm trên đường Đồng Lợi thuộc
phố Cầu Mây, một khu phố tập trung rất nhiều nhà hàng và khách sạn và
thuộc khu phát triển nhất của thị trấn SaPa, hơn nữa khoảng cách đến các
điểm du lịch trong thị trấn cũng rất gần, như tới khu du lịch Hàm Rồng chỉ
khoảng 0.5km, bờ hồ lkm, chợ 1.5km...một điểm thuận lợi nữa là giao thông
khu vực quanh khách ô tô xe máy đều di chuyển dễ dàng điều đặc biệt đem lại
từ vị trí của khách sạn đó là toàn bộ phòng của khách sạn đều hướng ra khung
cảnh hùng vĩ của núi rừng Hoàng Liên Sơn và thung lũng Mường Hoa thơ
mộng, đem lại cho khách du lịch một nơi nghỉ dưỡng tuyệt đẹp, để cảm nhận
hương sắc núi rừng SaPa.
2.2. Uy tín của khách sạn
Danh tiếng và uy tín của khách sạn là hai phạm trù khác biệt nhau nhưng có
mối quan hệ biện chứng qua lại với nhau và hỗ trợ cho nhau. Ngày nay khi mà
môi trường cạnh tranh đang trở nên quyết liệt thì danh tiếng và uy tín sẽ là ưu thế
để thu hút khách đến. Mặc dù nền kinh tế phát triển, đời sống của con người tăng
SV: Nguyễn Tiến Thành


21

MSV: 7CD130670


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Quản lý kinh doanh

lên khách đi du lịch có thể chi trả lớn nhưng không vì thế mà họ mạo hiểm với
đồng tiền của mình. Mỗi khách đi du lịch họ đều mong muốn đảm bảo chắc chắn
rằng mình sẽ được an toàn phục vụ chu đáo với ý nghĩ như vậy khách sẽ lựa
chọn những khách sạn và có danh tiếng và uy tín trên thị trường.
Được đưa vào hoạt động từ tháng 7/ 2001, Khách sạn Bamboo Sapa
Sapa được sự quản lý của Công ty Cổ phần Sapa ngày nay đã dần khẳng định
là một trong những đơn vị kinh doanh du lịch & khách sạn hàng đầu tại
Sapa.Trong 14 năm hoạt động và trưởng thành với sự cố gắng nỗ lực của toàn
thể cán bộ công nhân viên công ty,công ty đã đạt được nhiều giải thưởng cao
quý của Đảng và Nhà Nước trao tặng.Và từ năm 2011 trở lại đây khách sạn
đã đầu tư khá nhiều vào việc quảng bá rộng hình ảnh của khách sạn đến toàn
thể bạn bè cả nước và du khách quốc tế thông qua các kênh quảng cáo,các
chương trình du lịch của các công ty lữ hành tổ chức.Ngoài ra còn liên kết
hợp tác với rất nhiều công ty lữ hành trên cả nước,như Vietdiscovery, Buffalo
trace distillery...
2.3. Thứ hạng của khách sạn
Thứ hạng của khách sạn cũng được nhiều người quan tâm, việc phân thứ
hạng của khách sạn dựa vào rất nhiều yếu tố như vệ sinh, an toan, cơ sở vật
chất kỹ thuật...điều đó có nghĩa là chất lượng sản phẩm của khách sạn sẽ được
các cấp thẩm quyền chứng nhận, đồng nghĩa với việc chất lượng sản phẩm
của khách sạn được đảm bảo theo đúng thứ hạng của khách sạn. Vì thế khách

sạn phải làm sao đầu tư và duy trì để luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm, uy
tín theo đúng thứ hạng mà khách sạn có được.
Đánh giá sức thu hút của khách sạn Bamboo Sapa so với khách sạn
khác
Bảng 4. Đánh giá của khách hàng với 10 khách sạn tiêu biểu tại SaPa
Khách sạn
Bảo Ngọc Hotel
Paradise hotel
Mường Thanh

Điểm
chung
8.8
7.5
8.4

SV: Nguyễn Tiến Thành

Sạch
sẽ
9
7.2
8.1

Thoải
mái
8.5
7.2
8.1


22

Địa
điểm
8.5
8.6
8.3

Tiện
nghi
8.5
7.2
7.9

N/V
phục vụ
9.2
7.9
9.2

Giá
tiền
8.9
7.2
9

MSV: 7CD130670


Luận văn tốt nghiệp

Sapa Loged hotel
Queen hotel
Holiday hotel
Bamboo Sapa hotel
pinochio guest hourse
Royal hotel
Victoria

Khoa: Quản lý kinh doanh
8.3
8
6.6
8.1
7.4
8.3
9.7

10
8
7.1
8
7.7
8.4
10

8.8
8
6.5
8.2
6.9

7.8
9.7

5.8
8.3
7.1
9
7.3
8.1
10

8.3
7.4
6.3
7.5
7.3
8
9.1

9.6
8.1
6.3
7.8
7.9
8.8
10

7.5
8.3
6.5

8
7.5
8.5
9.4

Nguồn: baolaocai.vn
Từ bảng điểm trên ta thấy đối với khách sạn Bamboo Sapa khách hàng cho
điểm cao nhất là địa điểm với số điểm 9, bên cạnh đó điểm thấp nhất rơi vào
phần tiện nghi -7.5. Đối với cách phục vụ của nhân viên cũng chưa thực sự làm
hài lòng khách hàng mặc dù đã đề cao chất lượng phục vụ lên hàng đầu. Tóm lại,
tổng điểm 8.1 và không phải thấp nhưng so với các khách sạn trên vị trí thứ 4
phản ánh khách sạn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu cơ bản của khách, về
mặt vệ sinh, phong cách phục vụ là những điểm tất yếu và cơ bản đối với bất cứ
một khách sạn nào thì khách sạn Bamboo Sapa chưa làm tốt. Nếu muốn cải thiện
vị trí của mình trên bảng xếp hạng các khách sạn hàng đầu tại SaPa thì Bamboo
Sapa phải chú trọng hoàn thiện hơn nhiều các điểm yếu của mình thì mới có thể
trở thành 1 trong những khách sạn đáng đến nhất tại SaPa.
2.4. Các đối tác kinh doanh.
Các đối tác kinh doanh của khách sạn Bamboo Sapa chủ yếu là các công
ty lữ hành chuyên tổ chức các tour du lịch và một số văn phòng đại diện của
các tạp đoàn lớn.
- Công ty TNHH du lịch 1 thành viên greensapa tour
Những du khách đến từ nước Pháp và thường đi theo gia đình với kỳ
nghỉ dài từ 5 đến 7 ngày là nguồn khách chủ yếu mà Greensapa tour mang lại
cho Bamboo Sapa,và 20% tổng số tiền thanh toán trong kì nghỉ tại khách sạn
Bamboo Sapa của khách sẽ được chi trả cho bên Green.
- Công ty TNHH du lịch Đường mòn miền núi.
Cũng liên kết giống như green nhưng hình thức liên kết của Đường Mòn
Miền Núi với Bamboo Sapa được thể hiện qua việc vận chuyển khách du
lịch..Nhưng ở đây là Bamboo Sapa sẽ trực tiếp gọi cho Đường Mòn nếu như

có khách có nhu cầu dùng phương tiện đi thăm quan..
SV: Nguyễn Tiến Thành

23

MSV: 7CD130670


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Quản lý kinh doanh

- Công ty TNHH du lịch Cường Hương....
Họ cũng là đối tác của khách sạn Bamboo Sapa trong việc liên kết vận
chuyển khách du lịch.
-Công ty TNHH du lịch Khám Phá Việt(Vietdiscovery).
Đây là đối tác thân thiết và quan trọng nhất của khách sạn Bamboo Sapa,vì
lượng khách Bamboo Sapa có được chủ yếu thông qua công ty này,và điều
thường thấy trong mọi phòng nghỉ hay sảnh chính của khách sạn,những chỗ đẹp
thường thấy logo của Vietdiscovery.Hai bên tương trợ và quảng bá hình ảnh của
nhau thông qua các nguồn lực mình có, một liên kết đôi bên cùng có lợi.
III. NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CHO KHẢ NĂNG THU HÚT
KHÁCH DU LỊCH LƯU TRÚ CỦA KHÁCH SẠN BAMBOO SAPA
1. Cơ sở vật chất
Khách sạn Bamboo Sapa đạt chuẩn 3 sao, tọa lạc trên con phố khá yên
tĩnh nằm ngay tại trung tâm thị trấn SaPa, luôn là sự lựa chọn hàng đầu của du
khách khi đến với SaPa.Với dịch vụ đa dạng,trang thiết bị tiện nghi đạt tiêu
chuẩn 3 sao và cung cấp đầy đủ các dịch vụ, tham qua, ngủ nghỉ, vui chơi,
giải trí phục vụ tất cả các món ăn Âu-Á với những đầu bếp nổi tiếng, chắc
chắn sẽ mang lại cho các bạn 1 kì nghỉ hết sức thú vị và thoải mái. Đặc biệt

khách sạn có 1 phòng họp hội nghị với các trang thiết bị tân tiến nhất với sức
chứa tối đa 150 người và đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản và chuyên
nghiệp chắc chắn sẽ đáp ứng được yêu cầu của quý khách.
Trong 14 năm hoạt động và trưởng thành với sự cố gắng nỗ lực của toàn
thể cán bộ công nhân viên công ty, công ty đã đạt được nhiều giải thưởng cao
quý của Đảng và Nhà Nước trao tặng.
Khách sạn Bamboo Sapa gồm 85 phòng nghỉ được trang bị tiện nghi
hiện đại, nội thất sang trọng, điều hòa hai chiều, bồn tắm nóng lạnh, truyền
hình cáp, wifi cùng nhà hàng củng quầy bar, thực đơn Âu, Á, chuyên phục vụ
các bữa tiệc buffet có thể phục vụ đến 80 khách và các dịch vụ kèm theo như:
thuê xe, vận tải hành khách, massage ... Khách sạn Bamboo Sapa có 7 tầng.
Tầng hầm là khu vực Gara để xe, bên trên và ngoài cửa hầm là khu vực bảo
SV: Nguyễn Tiến Thành

24

MSV: 7CD130670


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Quản lý kinh doanh

vệ. Dãy nhà bên cạnh một tầng có các phòng ban và khu vực sinh hoạt của
cán bộ nhân viên khách sạn.
Ngoài các tài sản đã liệt kê, khách sạn còn có 2 ô tô du lịch 30 chỗ và 1 ô
tô 12 chỗ ngồi cùng với 48 xe đạp phục vụ khách có nhu cầu, 150 ghế ngồi
phòng hội nghị, 1 máy chiếu gồm màn hình, 1 tivi, 1 bộ dàn loa, đèn chiếu
sáng, 4 micro. Tất cả đều được sử dụng tốt và được tu sửa, thay thế này khi
phát hiện ra sai hỏng. Bamboo Sapa đặc biệt quan tâm tới nguồn vốn đầu tư

trang thiết bị kỹ thuật để hướng tới một khách sạn tiện nghi và làm hài lòng
khách hàng nhất.
BỘ PHẬN PHÒNG: 85 PHÒNG
Bảng 5: Phân loại phòng lưu trú tại Khách sạn Bamboo Sapa năm 2014
STT

Loại phòng

Số lượng
(phòng)

Giá trị

Giá phòng
(1000 VNĐ)

1

Superior 1

20

2.000

1.300

2

Superio 2


19

2.500

3

Duluxe 1

2

2.500

4

Duluxe 2

42

3.500

5

Suite

2

3.500

Tổng
cộng


Đơn 2.010
Đôi 2.100
1.350
Đon 2.400
Đôi 2.500
Đơn 3.150
Đôi 3.500

Dịch vụ đi kèm
Gôm 10% VAT với 5% phí
dịch vụ
Gôm 10% VAT với 5% phí
dịch vụ
Gôm 10% VAT với 5% phí
dịch vụ
Gôm 10% VAT, 5% phí
dịch vụ và ăn sang tự chọn
Gôm 10% VAT, 5% phí
dịch vụ với ăn sang tự chọn

85

Nguồn: Phòng hành chính
2. Trình độ lao động
Đội ngũ nhân viên của khách sạn có sự kết hợp của sự trẻ trung, năng động
của những nhân viên trẻ cùng vẻ dằm thắm của các cô các bác tuổi tứ tuần, họ đã
có nhiều năm kinh nghiệm trong phục vụ khách và thầu hiểu tâm lý khách.
Chính vì thế mà đội ngũ nhân viên của khách sạn có thể làm vừa lòng những vị
khách khó tính nhất.

Bảng 6: Trình độ lao động của khách sạn Bamboo Sapa năm 2014
STT

Nội dung

SV: Nguyễn Tiến Thành

SL (Người)

25

Tỷ trọng
(%)

MSV: 7CD130670


×