Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

7 điều cấm kị nếu KHÔNG MUỐN MÍCH LÒNG NGƯỜI KHÁC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.41 KB, 2 trang )

7 ĐIỀU CẤM KỊ NẾU KHÔNG MUỐN MÍCH LÒNG
NGƯỜI KHÁC
Thông thường khi giao tiếp ta có thể mích lòng nhau bằng những câu nói vô ý.
Có thể người nghe không tỏ thái độ bất đồng ngay lập tức, nhưng các câu nói
đó mãi là vết thương lòng cho đến sau này. Vì thế, đừng nói 7 loại câu sau đây
nếu bạn không muốn gây tổn thương người khác.
1. Tôi không quan tâm
Người khác sẽ hiểu rằng, “Tôi có nhiều thứ khác để làm hơn là ngồi nghe bạn
nói”.
Bạn cần giải thích rõ ràng về điều này hơn là nói một câu phủ trách nhiệm như
vậy. Nếu bạn cần thêm thời gian suy nghĩ trước khi đi ra quyết định, hãy nói rõ
điều đó. Nên nhớ rằng câu nói này mang nhiều ý nghĩa tiêu cực và làm cho
người nghe cảm thấy khó xử.
2. Bạn sai rồi
Người khác sẽ hiểu rằng, “Mày thật vô dụng và ngu ngốc.”
Đừng bao giờ phán xét người khác sai. Khi bạn cảm thấy không đồng tình với ý
kiến đó, bạn có thể nói là, “Theo tôi nghĩ thì…”. Mỗi người đều có lòng tự
trọng riêng, họ luôn muốn nêu ý kiến và được người khác công nhận. Nếu bạn
gạt ngang ý kiến của họ quá nhanh sẽ rất dễ sụp đổ mối quan hệ.
3. Bạn không làm được đâu
Người khác sẽ hiểu rằng, “Mày cố gắng bao nhiêu cũng không làm nổi đâu, cố
làm gì?”
Tại sao bạn phải mặc định thất bại của người khác? Thậm chí họ còn chưa bắt
đầu. Có thể bạn cảm thấy có trách nhiêm với bạn bè, cần cảnh báo với họ về
những điều không thể trước khi họ bị tổn thương tinh thần. Nhưng bạn biết
không, chính câu nói của bạn mới làm họ tổn thương nặng nề đấy. Hãy tưởng
tượng một người bạn tin tưởng nhưng họ lại không tin vào năng lực của bạn.
Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy thất vọng và mất niềm tin vào chính bản thân mình.
4. Cái này dễ mà
Người khác sẽ hiểu rằng, “Điều này dễ với mọi người. Nếu mày không làm
được thì chắc chắn mày không bình thường rồi”


Mức độ khó khăn tùy thuộc vào mỗi người, và thật sự mỗi người có mặt mạnh
mặt yếu khác nhau. Nếu ai đó khen bạn hoàn thành điều gì đó, bạn nói rằng
điều đó thật đơn giản chỉ vì muốn khiêm tốn. Tuy nhiên có thể tác dụng ngược
với người nghe rằng, “Anh đang tự đề cao mình quá đấy.” Vì thế nếu muốn
khiêm tốn thì hãy nói rằng, “Anh cũng làm được mà.”
5. Tôi đã nói rồi


Người khác sẽ hiểu rằng, “Mày không nghe lời tao. Đó là lỗi của mày. Đó là
cái giá của việc không nghe lời người giỏi hơn mình. “
Đây là câu nói hoàn toàn không có ý nghĩa, ngược lại hàm chứa đầy tiêu cực và
có thể làm sụp đổ mối quan hệ. Đừng cố chứng minh rằng người khác sai còn
mình đúng. Nếu cứ cố cạnh tranh nhau, sẽ có người thắng và người thua. Mối
quan hệ giữa người thắng và thua không bao giờ bền vững được.
6. Cái này tôi đã giải thích rồi mà
Người khác sẽ hiểu rằng, “Mày không chịu lắng nghe gì cả. Mày phải bắt tao
lặp lại nhiều lần. Mày phiền phức và ngu ngốc quá đấy.”
Câu nói này sẽ giết chết cuộc trò chuyện ngay từ lúc bắt đầu. Nếu ai đó hỏi bạn
và bạn cho rằng mình đã trả lời trước đó, họ sẽ cảm thấy khó chịu và không còn
tập trung vào những gì bạn nói nữa, thậm chí họ còn cố tìm ra điểm sai của bạn
và tập trung vào đó.
7. Chúc may mắn
Người khác sẽ hiểu rằng, “Mày chẳng bao giờ làm được điều gì nên thân, nên
tao chỉ cầu mong mày may mắn thôi.”
Thực ra câu nói này mang nhiều ý kiến trái ngược. Người phương Tây và đặc
biệt là người Mỹ thường chúc nhau câu nói này. Bởi vì họ quan niệm rằng có
những thứ ta không thể tiên đoán trước, vì thế may mắn sẽ phù hộ bạn. Ở Việt
Nam cũng tương tự, nhiều người chúc nhau chỉ vì muốn người khác may mắn
chứ không có ý gì khác. Nếu như bạn cảm thấy câu nói này đang làm xấu đi mối
quan hệ thì nên cân nhắc trước khi mở lời.




×