Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

đồ án tốt nghiệp : Đánh giá điều kiện ĐCTV khu vực thị trấn Bến Sung,huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa. Lập phương án thăm dò kết hợp khai thác nước dưới đất phục vụ cấp nước cho khu vực thị trấn Bến Sung với lưu lượng 500 m3ngày.đêm, thời gian thi công phư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 98 trang )

Đồ án tốt nghiệp

Trường đại học Mỏ - Địa chất

MỤC LỤC

Sinh viên: Nguyễn Văn Ngọc

1

Lớp: ĐCTV – ĐCCT B K56


Đồ án tốt nghiệp

Trường đại học Mỏ - Địa chất

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Sinh viên: Nguyễn Văn Ngọc

2

Lớp: ĐCTV – ĐCCT B K56


Đồ án tốt nghiệp

Trường đại học Mỏ - Địa chất

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


BTNMT

: Bộ tài nguyên và Môi trường

ĐC

: Địa chất

ĐC

: Địa chất công trình

ĐCTV

: Địa chất thủy văn

KPH

: Không Phát hiện

LK

: Lỗ khoan

PGS

: Phó giáo sư

TCN


: Tầng chứa nước

Th.s

: Thạc sĩ

Ts

: Tiến sĩ

Stt

: Số thứ tự

UBND

: Ủy ban nhân dân

Sinh viên: Nguyễn Văn Ngọc

3

Lớp: ĐCTV – ĐCCT B K56


Đồ án tốt nghiệp

Trường đại học Mỏ - Địa chất

MỞ ĐẦU

Trong thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Mỏ - Địa chất, tôi đã
được trang bị những kiến thức cơ bản về khoa học Địa chất (ĐC), Địa chất thủy văn
(ĐCTV), địa chất công trình (ĐCCT). Theo chương trình đào tạo, tôi được phân
công thực tập tốt nghiệp tại “Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước
quốc gia”, trong thời gian thực tập tôi đã được tham gia một số dạng công tác ngoài
thực địa: khảo sát ĐCTV, theo dõi khoan thăm dò ĐCTV, công tác lấy mẫu thí
nghiệm.... Kết thúc đợt thực tập tôi đã thu thập được 01 bản “Báo cáo Điều tra,
đánh giá nguồn nước dưới đất khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ”, “01 bản đồ
Địa chất thủy văn khu vực Bến Sung – Như Thanh – Thanh Hóa”.
Sau khi nghiệm thu kết quả thực tập và tài liệu thu thập, Bộ môn Địa chất
thủy văn đã giao cho tôi làm đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Đánh giá điều kiện
ĐCTV khu vực thị trấn Bến Sung,huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa. Lập
phương án thăm dò kết hợp khai thác nước dưới đất phục vụ cấp nước cho khu
vực thị trấn Bến Sung với lưu lượng 500 m 3/ngày.đêm, thời gian thi công
phương án 12 tháng”.
Trong quá trình làm đồ án, tôi đã nhận sự giúp đỡ tận tình của giáo viên
hướng dẫn ThS. Nguyễn Hữu Mạnh, các thầy cô trong Bộ môn Địa chất thủy văn và
các bạn. Sự đóng góp những ý kiến quý báu của các thầy, cô và các bạn đã giúp tôi
hoàn thành Đồ án tốt nghiệp đúng thời hạn. Nội dung đồ án gồm những phần sau:
Mở đầu
Phần 1: Phần chung và chuyên môn
Chương 1: Điều kiện địa lí tự nhiên, kinh tế,xã hội
Chương 2: Đặc điểm địa chất
Chương 3: Đặc điểm địa chất thủy văn
Chương 4: Đánh giá chất lượng và trữ lượng nước dưới đất
Phần 2: Phần thiết kế
Chương 5: Công tác thu thập tài liệu
Chương 6: Công tác khảo sát địa chất thủy văn
Chương 7: Công tác địa vật lý
Chương 8: Công tác khoan

Chương 9: Công tác hút nước thí nghiệm
Sinh viên: Nguyễn Văn Ngọc

4

Lớp: ĐCTV – ĐCCT B K56


Đồ án tốt nghiệp

Trường đại học Mỏ - Địa chất

Chương 10: Công tác lấy mẫu và phân tích mẫu
Chương 11: Công tác trắc địa
Chương 12: Công tác quan trắc động thái nước dưới đất
Chương 13: Công tác chỉnh lý tài liệu và viết báo cáo
Chương 14: Tính toán tổ chức thi công và dự trù kinh phí
Kết luận
Mặc dù đã cố gắng nhiều, nhưng do kinh nghiệm và trình độ chuyên môn
của tôi còn hạn chế, nên nội dung đồ án không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy
tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để đồ án được hoàn
thiện.
Một lần nữa, tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới tất cả sự giúp đõ
quý báu đó!
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Văn Ngọc

Sinh viên: Nguyễn Văn Ngọc


5

Lớp: ĐCTV – ĐCCT B K56


Đồ án tốt nghiệp

Trường đại học Mỏ - Địa chất

PHẦN I
PHẦN CHUNG VÀ CHUYÊN MÔN

Sinh viên: Nguyễn Văn Ngọc

6

Lớp: ĐCTV – ĐCCT B K56


Đồ án tốt nghiệp

Trường đại học Mỏ - Địa chất

CHƯƠNG 1 - ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN KHU VỰC
1.1. Vị trí địa lí
Thị trấn Bến Sung nằm ở phía đông của huyện Như Thanh với diện tích
56km2 bao gồm các xã Vân Khang, Mậu Lâm, Phú Nhuận, Yên Thọ, huyện Như
Thanh.
Khu vực nghiên cứu phía Đông Bắc giáp xã Phú Nhuận; Phía Tây
Nam giáp xã Xuân Lai; Phía Tây Bắc giáp xã Xuân Khang; Phía Đông Nam giáp

các xã Phú Long và xã Cự Thắng, huyện Như Thanh (hình 1.1).
Khu vực nghiên cứu được giới hạn bởi tọa độ địa lí:
A: 105º31'59.5"kinh độ Đông - 19º38'6.1"vĩ độ Bắc
B: 105º34'22.7"kinh độ Đông - 19º41'2.0"vĩ độ Bắc
C: 105º38'13.3"kinh độ Đông - 19º38'20.5"vĩ độ Bắc
D: 105º35'40.1"kinh độ Đông - 19º35'16.9"vĩ độ Bắc

Hình 1.1: Vị trí khu vực nghiên cứu

Sinh viên: Nguyễn Văn Ngọc

7

Lớp: ĐCTV – ĐCCT B K56


Đồ án tốt nghiệp

Trường đại học Mỏ - Địa chất

1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Địa hình vùng nghiên cứu phức tạp và đa dạng. Tuy vậy, vẫn thể hiện chung
kiến trúc địa hình Việt Nam là dốc nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam với 2
dạng cơ bản: địa hình đồi núi thấp, đồng bằng kiểu thung lũng giữa núi.
1.2.1. Các dạng địa hình
- Địa hình đồi, núi thấp: Khu vực đồi, núi thấp bao quanh vùng. Cao độ cao
nhất là 281m, thấp nhất 24 m.
- Địa hình đồng bằng thung lũng giữa núi: khu vực đồng bằng phân bố ở thung
lũng giữa núi và dọc theo hai bờ sông. Đây là kiểu địa hình đồng bằng tích tụ nên
khá bằng phẳng, độ dốc nhỏ (với góc dốc trung bình khoảng 1 0). Nhìn chung địa

hình có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, càng về phía
Đông Nam địa hình càng bằng phẳng.
1.2.2. Đặc điểm địa mạo
Đặc điểm phân vùng địa mạo chia thành 2 nhóm bề mặt chính: địa hình bóc
mòn, địa hình tích tụ:
- Địa hình bóc mòn: Bề mặt sườn được thành tạo do rửa trôi bề mặt. Thành tạo
bề mặt này là các đá lục nguyên thuộc hệ tầng Hàm Rồng (ε3-o1hr), hệ tầng Đồng
Trầu (T2ađt), hệ tầng Sông Mã (ε2sm). Quá trình rửa trôi bề mặt phát triển mạnh mẽ
chủ yếu là do nước mưa chảy tràn trên bề mặt địa hình.
Hiện nay do quá trình bóc mòn xảy ra mạnh mẽ trên các đá lục nguyên của bề
mặt sườn rửa trôi, luôn có xu thế hạ thấp địa hình, trên bề mặt nhân dân trồng cây
xanh chống xói mòn làm thoái hoá đất.
- Địa hình tích tụ: Bề mặt bãi bồi hiện đại phân bố chủ yếu dọc sông Ngát và các
nhánh của chúng. Vật liệu thành tạo bề mặt này chủ yếu là bột sét lẫn cát màu nâu gụ
tuổi Holocen muộn. Địa hình bãi bồi bằng phẳng hơi nghiêng về phía lòng sông
- Địa hình nhân sinh: Được hình thành do quá trình tác động lâu dài của con
người vào tự nhiên. Quá trình khai thác và sử dụng các sản phẩm của nó làm thay đổi
các dạng địa hình nguyên sinh và tạo thành địa hình hoàn toàn mới mẻ là địa hình
nhân sinh. Trong vùng chủ yếu là san lấp phục vụ xây dựng ở thị trấn; khai thác vật
liệu xây dựng ở núi đá vôi làm cho địa hình biến dạng và có xu thế thấp dần đi.
1.3. Khí hậu
Thuộc loại hình khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một cách tổng quát, đây là vùng
có nền nhiệt độ cao, mùa đông không lạnh lắm, mùa hè tương đối mát nhưng một số
Sinh viên: Nguyễn Văn Ngọc

8

Lớp: ĐCTV – ĐCCT B K56



Đồ án tốt nghiệp

Trường đại học Mỏ - Địa chất

ngày có gió Tây khô nóng, có thể gặp những trận mưa lớn, bão mạnh trong mùa
nóng (tài liệu thu thập).
1.3.1. Nhiệt độ không khí
Chế độ nhiệt về cơ bản là chế độ nhiệt của nhiệt đới: nền nhiệt độ cao, biên độ
ngày lớn, tuy nhiên mùa đông lạnh hơn rất nhiều so với các vùng vĩ tuyến, xét về
trạng thái trung bình cũng như trạng thái cực đoan. Về các đặc trưng chủ yếu của
chế độ nhiệt, khí hậu thể hiện tính trung gian giữa khí hậu Bắc Bộ và khí hậu Bắc
Trung Bộ nhưng lạnh hơn các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.
Mùa nóng là mùa gió Tây khô nóng và là mùa nhiều giông bão. Mùa lạnh đồng
thời là mùa hanh, heo có sương giá, sương muối và ít mưa. Theo số liệu tại trạm khí
tượng Như Xuân – Thanh Hóa: mùa nóng thường kéo dài 5 tháng (V - IX) với nhiệt độ
trung bình tháng > 280C. Tháng VI, tháng VII là tháng nóng nhất với nhiệt độ trung
bình tháng là > 290C. Mùa lạnh thường kéo dài 4 tháng từ tháng XII năm trước đến
tháng III năm sau với nhiệt độ trung bình tháng ~ 20 0C. Tháng I là tháng rét nhất với
nhiệt độ không khí trung bình tháng là ~ 16 0C. Trong mùa lạnh, tình trạng rét lạnh
không phải là liên tục mà thành từng đợt tuỳ thuộc vào sự hoạt động của gió mùa đông
Bắc. Trong mùa lạnh có ngày nhiệt độ xuống tới 4 -5 0C, nhưng cũng có ngày lên tới
300C. Từ lạnh chuyển sang nóng thường là chậm chạp, nhưng từ nóng chuyển sang
lạnh có thể rất đột ngột bởi sự xâm nhập của gió mùa đông Bắc.
1.3.2. Độ ẩm không khí và bốc hơi
Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm khá ổn định và vào khoảng 85 86%, nhưng các tháng thì biến động nhiều, có tháng lên tới 90%. Các tháng I, II,
III do có mưa phùn độ ẩm thường lớn. Có 2 thời kỳ khô ngắn và không ổn định
xảy ra vào các tháng đầu mùa hè (tháng V và VI) và đầu mùa đông (tháng X và
XI). Những ngày khô hanh, ngày có gió tây khô nóng mạnh độ ẩm tương đối có
thể xuống dưới 40 - 45% hoặc thấp hơn nữa.
Giá trị độ ẩm trung bình của từng thập niên một trong 40 năm qua, cho thấy sự

biến động của độ ẩm tương đối trung bình là rất ít. Lượng bốc hơi tương đối lớn,
nhất là vào những tháng mùa hạ, vào thời kỳ hanh heo. Thời kỳ mưa phùn lại giảm
nhỏ hẳn.
1.3.3. Mưa
Có lượng mưa khá phong phú, theo số liệu thu thập 3 năm 2010, 2011, 2012
lượng mưa trung bình >1600 mm/năm. Vùng thành phố có lượng mưa năm trung
bình khoảng 1700 - 1800mm/năm, không có sự biến động nhiều qua các năm.

Sinh viên: Nguyễn Văn Ngọc

9

Lớp: ĐCTV – ĐCCT B K56


Đồ án tốt nghiệp

Trường đại học Mỏ - Địa chất

Trong 1 năm mưa chia làm 2 mùa, mùa ít mưa và mùa mưa nhiều. Mùa mưa
nói chung bắt đầu vào tháng V và kết thúc vào cuối tháng X. Các tháng mưa nhiều
nhất là VII, VIII, IX ở phía bắc và VIII, XI, X ở phía nam. Mưa ít nhất vào các
tháng XII, I, II. Lượng mưa của mùa mưa nhiều có thể chiếm 80 - 90 % tổng lượng
mưa cả năm. Trong mùa mưa nhiều có thể xảy ra những trận mưa rất lớn.
Thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa biến động khá nhiều qua các năm, sớm
muộn có thể tới cả tháng, thậm chí tới 2 tháng.
Bảng 1.3. Bảng tổng hợp các yếu tố khí tượng trung bình các năm 2010 - 2012 tại
trạm khí tượng Như Xuân - Thanh Hóa.

Sinh viên: Nguyễn Văn Ngọc


10

Lớp: ĐCTV – ĐCCT B K56


Đồ án tốt nghiệp

Trường đại học Mỏ - Địa chất

Hình 1.2: Biểu đồ biểu diễn các yếu tố khí tượng trung bình các năm tại trạm khí
tượng Như Xuân 2010 - 2012.
1.4. Mạng thuỷ văn
Hệ thống sông suối trong vùng dày đặc, có hệ thống Sông Mực, Sông Ngát
chảy qua và các con sông nhỏ khác, ngoài ra còn có các con suối nhỏ và các hồ
nước.
Trong hệ thống Sông Mực có hồ Sông Mực được xây dựng năm 1977 để cung
cấp nước sinh hoạt và tưới cho hai huyện Như Xuân và Như Thanh, tỉnh Thanh
Hoá. Tuy nhiêu các suối và hồ chứa nước trong vùng hầu như bị cạn kiệt vào mùa
khô gây nhiều khó khăn cho sinh hoạt và thủy lợi của dân địa phương trong vùng.
1.5. Dân cư – kinh tế - xã hội – giao thông
1.5.1. Dân cư
Dân số trong vùng khoảng 7400 người gồm người kinh, thái, mường sống
xen kẽ nhau trong các làng bản. Sống tập trung chủ yếu ở thị trấn, thị tứ ngoài ra
sống rải rác trên toàn vùng.
1.5.2. Kinh tế
Kinh tế trong vùng ngày càng phát triển, người dân hoạt động chủ yếu trong
các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, nông lâm
nghiệp. Trong vùng có hệ thống trường học bệnh viện, đài phát thanh, truyền hình...
phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân.


Sinh viên: Nguyễn Văn Ngọc

11

Lớp: ĐCTV – ĐCCT B K56


Đồ án tốt nghiệp

Trường đại học Mỏ - Địa chất

1.5.3. Giao thông
Hệ thống giao thông trong vùng chủ yếu là đường bộ, có đường quốc lộ 45
chạy qua và một số đường nhánh khác, ngoài ra còn có hệ thống đường liên xã, liên
huyện, có thể vận chuyển được, ngoài ra còn có thể vận chuyển bằng đường thuỷ
nội địa theo hệ thống sông Mực, sông Ngát.
Kết luận: Khu vực nghiên cứu có kiểu địa hình hình đồng bằng thung lũng
giữa núi, bao quanh là đồi, núi thấp. Giao thông khu vực khá thuận tiện, có đường
quốc lộ 4 chạy qua nối liền vùng với vùng trung tâm và các khu vực khác. Dân cư
trong vùng chủ yếu dùng nước mặt ở các nguồn lộ và các giếng đào nhưng chất
lượng và trữ lượng không đảm bảo cho nhân dân sử dụng trong mùa khô. Vì vậy,
tìm kiếm và thăm dò nước dưới đất phục vụ nhu cầu của dân cư khu vực này là
nhiệm vụ cấp thiết.

Sinh viên: Nguyễn Văn Ngọc

12

Lớp: ĐCTV – ĐCCT B K56



Đồ án tốt nghiệp

Trường đại học Mỏ - Địa chất

CHƯƠNG 2 - ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT
2.1. Lịch sử nghiên cứu địa chất
Các công tác điều tra địa chất và địa chất thủy văn tỷ lệ nhỏ đã được nhiều tác
giả nghiên cứu trên diện tích của tỉnh Thanh Hóa nói chung và các vùng điều tra chi
tiết nói riêng. Tuy nhiên các công tác tìm kiếm và thăm dò nước dưới đất chi tiết
chưa được tiến hành một cách tổng thể trên địa bàn vùng nghiên cứu.
Vùng thị trấn Bến Sung đã được điều tra địa chất- địa chất thủy văn tỷ lệ
1/50.000 bởi “Liên đoàn quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền Bắc” do Đỗ
Văn Thế thành lập năm 2010. Công trình này đã xác lập sự có mặt của các phân vị
địa chất có mặt trong vùng điều tra như: hệ tầng Sông Mã (ε2sm), hệ tầng Hàm
Rồng (ε3-o1hr), hệ tầng Đồng Trầu phân hệ tầng dưới (T 2ađt1), hệ tầng Đồng Trầu
phân hệ tầng trên (T2ađt2), và hệ Đệ Tứ.
2.2. Địa tầng
Căn cứ vào tài liệu thu thập, chúng tôi khái quát các phân vị địa tầng địa chất trong
vùng nghiên cứu từ cổ đến trẻ như sau: (xem bản đồ địa chất)
GIỚI PALEOZOI
2.2.1. Hệ Cambri, thống trung, Hệ tầng Sông Mã (ε 2sm)
Hệ tầng Sông Mã do Phạm Kim Ngân, Trần Văn Trị xác lập năm 1977 tại
khu vực Tây Bắc Bộ tỉnh Thanh Hóa, Sơn La, Lai Châu, lộ rõ ở bờ phải sông Lò
từ Hồi Xuân đi về phía làng Bai, Hồi Xuân, Thanh Hóa (x = 20o22'; y =105o06').
Tại khu vực nghiên cứu các đá của hệ tầng Sông Mã năm rải rác về phía Tây
Bắc, Đông Bắc vùng, có diện lộ khoảng 14,5 km 2. Thành phần chủ yếu là cát kết,
bột kết màu vàng rơm. Dày 500-600 m.
Trong đá chứa hóa thạch của Cyclolorenzella sp, Damesellidae, Agnostidae.

Hệ tầng Sông Mã nằm chỉnh hợp dưới hệ tầng Hàm Rồng.
2.2.2. Hệ cambri thượng-Hệ Ordovic hạ, Hệ tầng Hàm Rồng (ε 3-o1hr)
Hệ tầng Hàm Rồng được Jacob C xác lập năm 1921 tại khu vực Núi Bo
(đỉnh 80) đến đền Bà Triệu, Hoằng Hóa, Thanh Hóa (x = 19o54'; y = 105o49').
Tại khu vực nghiên cứu các đá của hệ tầng Hàm Rồng nằm ở phíaTây Bắc
vùng có diện lộ khoảng 2,5 km2, thành phần chủ yếu là đá phiến sét vôi, phiến
cenricit màu xám xanh, xám đen. Dày 650-850 m.

Sinh viên: Nguyễn Văn Ngọc

13

Lớp: ĐCTV – ĐCCT B K56


Đồ án tốt nghiệp

Trường đại học Mỏ - Địa chất

Trong đá của hệ tầng này có các hóa thạch động vật được Jacob C xác đinh:
Billingsella sp),
Mansuyia sp,
Proceratopyge
sp,
Saukia
sp,
Prosaukia sp, Huenella sp, Pseudokoldinia sp, Calvinella walcotti. Hệ tầng Hàm
Rồng phủ chỉnh hợp lên hệ tầng Sông Mã.
GIỚI MESOZOI
2.2.3. Hệ Triat- thống trung, Hệ tầng Đồng Trầu (T2ađt)

Hệ tầng Đồng Trầu được Jamoiđa và Mareichev xác lập năm 1965 tại khu
vực trên đường từ Đồng Nông đến làng Mô, vùng Đồng Trầu, nam Thanh Hoá (x =
19°42’, y = 105°27’).
Tại khu vực nghiên cứu các đá của hệ tầng Đồng Trầu nằm rải rác ở phía
Đông Nam, Tây Nam vùng với 2 phân hệ:
+ Phân hệ tầng dưới (T2ađt1): có diện lộ khoảng 9 km2, thành phần chủ yếu là
bột kết, cát kết, màu xám xanh. Dày 1200-1400 m.
+ Phân hệ tầng trên (T2ađt2): c,ó diện lộ khoảng 5,5 km2, thành phần chủ yếu
là đá phiến sét, vôi sét, đá vôi, màu xám xanh, xám đen. Dày 1200-1400 m.
Trong lỗ khoan Th11 tại khu vực nghiên cứu gặp đá cát kết, bột kết thuộc
phân hệ tầng dưới (T2ađt1) của hệ tầng Đồng Trầu bắt đầu từ độ sâu 20m trở xuống.
Trong đá của hệ tầng Đồng Trầu có chứa các hóa thạch của các loài động
vật: Balatonites cf. balatonicus, Acrochordiceras sp, Cuccoceras annamiticum,
Paraceratites sp, Amphipopanoceras aff. A. dzeginense, Costatoria curvirostris,
Daonella laluensis.
GIỚI KAINOZOI
2.2.5. Hệ Đệ Tứ không phân chia (Q)
Có diện lộ khoảng 14,5 km 2, phân bố rải rác trong các thung lũng giữa núi,
Thành phần chủ yếu là sét bột lẫn sạn sỏi màu nâu, chúng có nguồn gốc sườn tích,
lũ tích. Chiều dày thay đổi từ 5-10 m.
2.2.6. Hệ Đệ Tứ, thống Holocen thượng (aQ23)
Có diện lộ khoảng 10 km2, phân bố dọc 2 bên bờ sông, thành phần chủ yếu là
cát, sét, bột màu nâu gụ. Chiều dày thay đổi 5-10 m.
2.3. Kiến tạo
Trong vùng phát triển các đứt gãy nhỏ (F1, F2, F3, F4, F5) kéo dài về phía
Tây Bắc-Đông Nam vùng, chiều dài mỗi đứt gãy khoảng 2-3 km, đó là các đứt gãy
phân tầng. Các đứt gãy này không cắt nhau mà phát triển gần như song song.
Sinh viên: Nguyễn Văn Ngọc

14


Lớp: ĐCTV – ĐCCT B K56


Đồ án tốt nghiệp

Trường đại học Mỏ - Địa chất

CHƯƠNG 3 - ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN
3.1. Lịch sử nghiên cứu địa chất thủy văn
Kèm theo các nhiệm vụ nghiên cứu về địa chất và khoáng sản của các nhóm
tờ trên, các công tác điều tra ĐCTV cũng đã được tiến hành song khá sơ lược. Các
tác giả đã sơ bộ mô tả mức độ nứt nẻ của đất đá, khả năng chứa nước của chúng,
lưu lượng các nguồn lộ và loại hình nước của các phân vị địa chất thủy văn. Tuy
nhiên do điều tra trên một diện tích lớn của nhóm tờ vì vậy các đặc điểm địa chất
thủy văn chưa đại diện tốt cho các vùng điều tra, và các nghiên cứu về chất lượng
nước cũng như khả năng khai thác tiềm năng của nước dưới đất hầu như chưa có gì.
Bản đồ địa chất thủy văn vùng thị trấn Bến Sung được thành lập theo nguyên
tắc dạng tồn tại của nước dưới đất trong Qui chế lập bản đồ ĐCTV tỷ lệ 1:50.000
(1:25.000) của Bộ Công nghiệp ban hành theo Quyết định 53/2000/QĐ-BCN ngày
14/9/2000.
Trên cơ sở tổng hợp các tài liệu thu thập và các tài liệu từ thi công đề án về
cấu trúc địa chất, dạng tồn tại của nước trong các đơn vị địa chất khác nhau và thành
phần hóa học nước, các đơn vị địa chất thủy văn trong vùng nghiên cứu được chia ra
như sau:
3.2. Các tầng chứa nước
3.2.1. Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích hệ Đệ Tứ không phân chia (q)
Có diện lộ khoảng 14,5 km 2, phân bố rải rác trong vùng. Thành phần chủ
yếu là sét bột lẫn sạn sỏi. Dày 5-10 m.
Theo tài liệu thu thập cho thấy các giếng đào đều gặp nước,nước có quanh

năm, mùa mưa mực nước cách mặt đất 2-3 m, mùa khô từ 3,5-4,5 m, giếng sâu 9-12
m. như vậy, động thái của nước trong tầng phụ thuộc chế độ khí tượng thủy văn.
Nước trong tầng thuộc loại nước nhạt (M<0,5g/l), thường có loại hình hóa học là
Bicarbonat Canci đến Bicarbonat Clorur Canci Natri.
Kết quả phân tích mẫu nước giếng BS195 như sau:
M 0.058

HCO 3 42 NO 3 26Cl25
PH 8.05
Ca68 Na27

Công thức Kurlov:

Nước thuộc loại nước nhạt có loại hình hoá học Bicarbonat Nitơrat Clo-Calci
Natri. Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa và thấm xuyên từ các tầng xung
Sinh viên: Nguyễn Văn Ngọc

15

Lớp: ĐCTV – ĐCCT B K56


Đồ án tốt nghiệp

Trường đại học Mỏ - Địa chất

quanh, miền thoát có thể thấm xuống tầng chứa nước khe nứt hệ tầng Đồng Trầu.
Nhìn chung có thể xếp tầng này thuộc loại chứa nước trung bình.
3.2.2. Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích holocen (qh)
Có diện lộ khoảng 10 km2, phân bố dọc 2 bên bờ sông Âm. Thành phần chủ

yếu là cát, sét, bột màu nâu gụ. Dày 5-15 m.
M 0.118

HCO 386
PH 8.2
Ca67 Na17 Mg16

Theo tài liệu thu thập
cho thấy các giếng đào đều
gặp nước, nước có quanh năm, mùa mưa mực nước cách mặt đất 2.5-3.0 m, mùa
khô từ 3.5-4.0 m, giếng sâu 9-13 m. Động thái của nước trong tầng phụ thuộc chế
độ khí tượng thủy văn. Nước trong tầng thuộc loại nước nhạt (M<0,5g/l) thường có
loại hình là Bicarbonat Canci. Nhìn chung có thể xếp tầng này thuộc loại chứa nước
trung bình. Kết quả phân tích mẫu nước giếng BS192 như sau:
Công thức Kurlov:
Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa và thấm xuyên từ các tầng xung
quanh. Tầng này có mức độ chứa nước trung bình. Hiện tại nhân dân đang khai thác
nước phục vụ cho sinh hoạt gia đình bằng các giếng đào.
3.2.3. Tầng chứa nước khe nứt trong các trầm tích lục nguyên, hệ tầng Đồng
Trầu, phân hệ tầng trên (t22)
Có diện lộ khoảng 9 km 2, nằm rải rác ở phía Đông Nam, Tây Nam vùng,
thành phần chủ yếu là bột kết, cát kết, đá phiến sét vôi, vôi sét.
M 0.316

HCO3
85
pH 7.8
Ca Mg Na15
62
21


Theo tài liệu thu thập cho thấy mức độ xuất lộ
nước tầng này kém, chỉ phát hiện 3 nguồn lộ có lưu lượng đạt từ 0.15-0.2l/s. Đá nứt
nẻ chứa nước nhưng không đều, theo tài liệu địa vật lý và lỗ khoan TH.12 cho thấy
đá nứt nẻ và chứa nước đến độ sâu 100m. Theo tài liệu hút nước thí nghiệm lỗ
khoan TH.12 cho kết quả như sau: lưu lượng 0,53l/s, mực nước tĩnh 1,85m, mực
nước hạ thấp 42m. Nước trong tầng này thuộc loại nước nhạt (M<0,5g/l), có loại
hình hóa học là Bicarbonat Canci. Kết quả phân tích nước tại lỗ khoan TH12:

Sinh viên: Nguyễn Văn Ngọc

16

Lớp: ĐCTV – ĐCCT B K56


Đồ án tốt nghiệp

Trường đại học Mỏ - Địa chất

Theo tài liệu thu thập cho thấy một số giếng đào của dân trong tầng này có
mực nước thay đổi theo mùa rõ rệt, mùa mưa mực nước giếng dâng cao, mùa khô
mực nước giếng tụt xuống sâu.
Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa và thấm xuyên từ các tầng chứa nước
lỗ hổng hệ Đệ Tứ xuống, miền thoát là thoát hở qua các nguồn lộ.
Nhìn chung có thể xếp tầng này thuộc loại chứa nước trung bình.
3.2.4. Tầng chứa nước khe nứt trong các trầm tích lục nguyên, hệ tầng Đồng
Trầu, phân hệ tầng dưới (t21)
Có diện lộ khoảng 5,5 Km2, nằm rải rác ở phía Đông Nam, Tây Nam vùng,
thành phần chủ yếu là đá phiến sét, vôi sét, đá vôi.

Theo tài liệu thu thập cho thấy đá nứt nẻ chứa nước nhưng không đều cả theo
diện và theo chiều sâu, mức độ nứt nẻ theo chiều sâu đến 100m, nơi có đứt gãy đi
qua có thể các đá nứt nẻ đến chiều sâu lớn hơn. Theo tài liệu đo vẽ các giếng đào
trong tầng đều có nước, nước có quanh năm. Theo tài liệu bơm nước thí nghiệm lỗ
khoan TH11 cho kết quả như sau lưu lượng 3l/s, mực nước tĩnh 4,8m, mực nước hạ
thấp 15,26m.
Theo tài liệu phân tích mẫu nước giếng BS01xác định công thức Kurlov:
M 0.232

HCO 392
PH 7.96
Ca89

Nước thuộc loại nước nhạt có loại hình hoá học Bicarbonat Calci.
ΗCΟ3
87
Μ 0 ,125
pΗ 7 ,61
Cα61 Να23 Μg 13

Kết quả phân tích mẫu nước tại lỗ khoan TH11:

Kết quả phân tích vi lượng cho thấy các hàm lượng kim loại nặng độc hại
như Cu, pb, Zn, Hg, As… đều nhỏ hơn giới hạn theo Quy chuẩn về chất lượng nước
Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Riêng hàm lượng Phenol có cao hơn giới
hạn cho phép chút ít.
Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa và thấm xuyên từ các tầng chứa nước
lỗ hổng hệ Đệ Tứ ở trên nó thấm xuống.
Sinh viên: Nguyễn Văn Ngọc


17

Lớp: ĐCTV – ĐCCT B K56


Đồ án tốt nghiệp

Trường đại học Mỏ - Địa chất

Nhìn chung có thể xếp tầng này thuộc loại chứa nước trung bình.
3.2.5. Tầng chứa nước khe nứt trong các trầm tích lục nguyên, hệ tầng Hàm
Rồng (ε3-o1)
Có diện lộ khoảng 2,5 Km2, nằm ở phíaTây Bắc vùng, thành phần chủ yếu là
đá phiến sét vôi, phiến cericit.
Theo tài liệu thu thập cho thấy các giếng đào đều gặp nước nhưng ít nước,
mùa khô có khi cạn tới đáy. Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa và thấm xuyên từ
các tầng xung quanh, miền thoát là những thung lũng, khe núi cắt sâu vào địa tầng.
Căn cứ vào thành phần thạch học, đất đá chứa nước có thể xếp tầng này vào loại
nghèo nước.
3.2.6. Tầng chứa nước khe nứt trong các trầm tích lục nguyên, hệ tầng Sông Mã
(ε2)
Có diện lộ khoảng 14,5 km2, năm rải rác về phía Tây Bắc, Đông Bắc vùng,
thành phần chủ yếu là cát kết, bột kết.
M 0.078

HCO 350Cl19 NO 319
PH 8.35
Ca62 Na33

Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa và thấm

xuyên từ các tầng xung quanh, miền thoát là những thung lũng, khe núi cắt sâu vào
địa tầng. một điểm lộ lưu lượng đo được 0.2 l/s. Các giếng đào đều gặp nước nhưng
ít nước, mùa khô có khi cạn tới đáy. Nhìn chung có thể xếp tầng này vào loại nghèo
nước. Kết quả phân tích mẫu nước giếng BS115 như sau:
Công thức Kurlov:

Nước thuộc loại nước nhạt có loại hình hoá học Bicarbonat-Calci Natri.
Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa và thấm xuyên từ các tầng xung
quanh, miền thoát là những thung lũng, khe núi cắt sâu vào địa tầng.
*Kết luận: Từ các đặc điểm địa chất thuỷ văn vùng nghiên cứu như đã nêu
trên chúng tôi thấy rằng trong vùng nghiên cứu nước dưới đất thuộc tầng chứa nước
khe nứt trong các trầm tích lục nguyên, hệ tầng Đồng Trầu, phân hệ tầng dưới (t 2a1)
là tầng chứa nước triển vọng có khả năng cung cấp nước với quy mô lớn cho các
mục đích khác nhau.

Sinh viên: Nguyễn Văn Ngọc

18

Lớp: ĐCTV – ĐCCT B K56


Đồ án tốt nghiệp

Trường đại học Mỏ - Địa chất

CHƯƠNG 4 - ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VÀ TRỮ LƯỢNG NDĐ
4.1. Đánh giá chất lượng nước
Chất lượng nước dưới đất được đánh giá theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về chất lượng nước ngầm QCVN 09-MT:2015/BTNMT ban hành theo Thông tư số

66 /2015/TT-BTNMT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường.
Trong vùng nghiên cứu xác định nước dưới đất thuộc tầng chứa nước khe
nứt trong các trầm tích lục nguyên, hệ tầng Đồng Trầu, phân hệ tầng dưới (t 2a1) là
tầng chứa nước triển vọng. Qua kết quả thu thập tài liệu cho thấy: nước thuộc loại
nước nhạt có loại hình hóa học Bicarbonat Calci. Kết quả đánh giá chất lượng nước
tầng chứa khe nứt trong các trầm tích lục nguyên hệ tầng Đồng Trầu, phân hệ tầng
dưới được tổng hợp trong bảng 4.1:

Sinh viên: Nguyễn Văn Ngọc

19

Lớp: ĐCTV – ĐCCT B K56


Đồ án tốt nghiệp

Trường đại học Mỏ - Địa chất

Bảng 4.1. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng nước tầng chứa khe nứt trong các trầm tích lục nguyên hệ tầng
Đồng Trầu, phân hệ tầng dưới.

Sinh viên: Nguyễn Văn Ngọc

20

Lớp: ĐCTV – ĐCCT B K56



Đồ án tốt nghiệp

S
T
T

Trường đại học Mỏ - Địa chất

ĐV

Chỉ tiêu đánh giá

Tiêu
chuẩ
n

Số mẫu
vượt tiêu
chuân cho
phép

Số
mẫu
nghiê
n
cứu

Max

Mi

n

TB

Mẫ
u

Tỷ lệ
%

Giá trị tổng hợp

1

pH

-

5,58,5

5

8,22

4,8

7,32
4

0


0,00

2

Clorua(Cl-)

mg/l

250

5

39

4,4
3

4,43

0

0,00

3

Florua (F-)

mg/l


1,0

4

Nitrit(NO2-)(tính theo N) mg/l

1,0

5

104,
25

0,0

0,0

1

20,00

5

Nitrat(NO3-)(tinh
N)

mg/l

15


5

16,8

0,0

0,0

1

20,00

6

Sulfat(SO42-)

mg/l

400

5

24,0
2

0,0

0,0

0


0,00

7

Sắt(Fe)

mg/l

5

5

0,0

0

0,00

theo

Nhìn vào bảng kết quả phân tích trên ta thấy hàm lượng các chất đều nhỏ
hơn giới hạn theo Quy chuẩn về chất lượng nước Bộ Tài nguyên và Môi trường ban
hành.
4.2. Đánh giá trữ lượng nước dưới đất
Đánh giá trữ lượng nước dưới đất chính là chứng minh khả năng lấy được
lượng nước theo công trình lấy nước với chất lượng thoả mãn nhu cầu đặt ra.
Vùng nghiên cứu có tầng chứa nước triển vọng là tầng chứa nước khe nứt
trong các trầm tích lục nguyên hệ tầng Đồng Trầu, phân hệ tầng dưới. Tầng chứa
nước này có nứt nẻ chứa nước nhưng không đều cả theo diện và chiều sâu, mức độ

nứt nẻ theo chiều sâu đến 100m, nơi có đứt gãy đi qua có thể các đá nứt nẻ đến
chiều sâu lớn hơn. Tầng chứa nước nước khe nứt trong các trầm tích lục nguyên hệ
tầng Đồng Trầu có thành phần chủ yếu là đá phiến sét, vôi sét, đá vôi, có lỗ khoan
thăm dò khai thác là TH11. Lỗ khoan này thăm dò vào tầng chứa nước khe nứt
trong các trầm tích lục nguyên hệ tầng Đồng Trầu, phân hệ tầng dưới.
4.2.1.Đánh giá trữ lượng khai thác tiềm năng theo phương pháp cân bằng
* Luận chứng lựa chọn phương pháp
Đánh giá trữ lượng khai thác bằng phương pháp cân bằng là xác định lưu
lượng của nước dưới đất có thể nhận được nhờ các công trình khai thác trong phạm
vi một vùng nào đó trong một thời hạn khai thác nhất định bằng cách thu hút nước
từ một số nguồn hình thành trữ lượng. Phương pháp cân bằng chỉ cho phép xác định
Sinh viên: Nguyễn Văn Ngọc

21

Lớp: ĐCTV – ĐCCT B K56


Đồ án tốt nghiệp

Trường đại học Mỏ - Địa chất

trị số hạ thấp mực nước trung bình của tầng khai thác chứ không xác định được trị
số hạ thấp mực nước trong các lỗ khoan. Phương phương pháp cân bằng cũng
không thể xác định lưu lượng có thể khai thác được của từng lỗ khoan. Sử dụng
phương pháp cân bằng tuy không xác định được trị số hạ thấp tại các công trình
khai thác nhưng xác định trị số hạ thấp mực nước chung cho cả tầng chứa nước. Do
tài liệu thu thập được và yêu cầu của đề tài nên tôi chọn phương pháp này để tính.
* Tính toán trữ lượng khai thác tiềm năng
Trữ lượng khai thác tiềm năng là lượng nước có thể khai thác từ các tầng

chứa nước trong vùng đó mà không làm suy thoái, cạn kiệt nguồn nước và biến đổi
môi trường vượt quá mức cho phép.
Trữ lượng khai thác tiềm năng bao gồm trữ lượng động tự nhiên, trữ lượng
tĩnh trọng lực.

Qkt = Qđtn +
Trong đó:

Vtl
t

(4.1)

Qkt: Trữ lượng khai thác tiềm năng, m3/ngày.
Qđtn: Trữ lượng động tự nhiên, m3/ngày
Vtl: Trữ lượng tĩnh tự nhiên, m3/ngày.
t: Thời gian khai thác, thường được ấn định là 27 năm (104 ngày).

a. Trữ lượng động tự nhiên (Qtn)
Trữ lượng động tự nhiên là lượng cung cấp nước dưới đất trong tự nhiên khi
chưa bị phá hủy bởi các hoạt động khai thác nước hoặc các hoạt động khác của con
người. Lượng cung cấp tự nhiên cho nước dưới đất có thể ngấm từ nước mưa, thấm
xuyên từ các tầng chứa nước liền kề.
Trữ lượng động tự nhiên có thể tính toán bằng nhiều phương pháp tùy thuộc
vào điều kiện cụ thể của vùng nghiên cứu. Đối với đặc tính lãnh thổ tỉnh Thanh Hóa
là vùng núi uốn nếp được kết cấu bởi các thành tạo đá cổ. Nước dưới đất tồn tại
trong môi trường khe nứt ở phần trên của mặt cắt địa chất. Do đặc điểm phân cách
sâu nên nước dưới đất có điều kiện thoát hoàn toàn ra sông suối. Phương pháp xác
định trữ lượng động tự nhiên nước dưới đất là tính toán sự biến đổi của lưu lượng
mùa khô của các sông suối. Cơ sở của phương pháp này là vào mùa khô, khi không

có sự cung cấp từ trên mặt do mưa, lưu lượng đo được ở các sông suối chính là lưu
lượng dòng chảy dưới đất trong lưu vực thoát ra. Các trạm đo thủy văn được thiết
kế thành mạng lưới trải đều trên diện tích nghiên cứu, khắp các lưu vực trong nội
Sinh viên: Nguyễn Văn Ngọc

22

Lớp: ĐCTV – ĐCCT B K56


Đồ án tốt nghiệp

Trường đại học Mỏ - Địa chất

tỉnh, nằm ở các vùng có điều kiện địa chất, địa chất thủy văn khác nhau. Ở các đoạn
này thực hiện đo 9 đến 11 lần lưu lượng rải đều trong 1 đến 2 mùa khô của thời kỳ
thực hiện đề án. Lưu lượng sử dụng để tính trữ lượng động tự nhiên nước dưới đất
là giá trị trung bình tháng tối thiểu ứng với tần suất 95% được quy đổi theo các
phương pháp tương quan hoặc tỷ số dựa theo các trạm thủy văn quốc gia, với các
thời kỳ quan trắc dài nhiều năm ở trong vùng. Trong đó chấp nhận lưu vực dòng
chảy trên mặt bằng lưu vực dòng chảy dưới đất. Modul dòng chảy nước dưới đất
được xác định bằng công thức:

Mn =
Trong đó:

Q.10 3
F

Mn: modul dòng chảy dưới đất (l/s.km2)

Q: lưu lượng dòng chảy (m3/s)
F: diện tích lưu vực (km2)

Modul dòng chảy nước dưới đất được lấy theo kết quả tính toán giá trị lưu
lượng trung bình tháng tối thiểu ứng với tần suất 95% của các trạm thủy văn, các
trạmđo dòng kiệt trong báo cao tổng quan, tỷ lệ 1: 200.000 tỉnh Thanh Hoá.
Vùng điều tra

Ký hiệu
tầng chứa
nước (m)

Diện tích tầng
chứa nước
(km2)

Mn (l/s.km2)
TS 95%

Q đtn (m3/ng ày)

3,5

1,8

544,32

11

2,2


2090,88

3

1,8

466,56

7

2,2

1330,56

t2a2

5,5

1,8

855,36

t2a1

9

1,8

1399,68


e3-o1

2,5

1,8

388,8

e2

3

1,8

466,56

Q

Thị trấn Bến
Sung

Qh

b.Trữ lượng tĩnh tự nhiên(Vtn)
Là thể tích nước dưới đất trong tầng chứa nước ở điều kiện tự nhiên. Đối với
nước không có áp lực, là khối lượng nước tồn tại trong tầng chứa nước có thể di
chuyển được dưới tác dụng của trọng lực (lượng nước tĩnh trọng lực - V tl). Đối với
nước có áp lực, ngoài trữ lượng tĩnh trọng lực còn có trữ lượng tĩnh đàn hồi (V đh) là
khối lượng nước có thể lấy ra được khi hạ thấp cột áp lực. Ở các vùng nghiên cứu,

các tầng chứa nước chủ yếu là nước không áp, do đó chỉ tính trữ lượng tĩnh trọng
lực, trong đó các tầng chứa nước có mức độ chứa nước trung bình trở lên mới có trữ
Sinh viên: Nguyễn Văn Ngọc

23

Lớp: ĐCTV – ĐCCT B K56


Đồ án tốt nghiệp

Trường đại học Mỏ - Địa chất

lượng tĩnh trọng lực đáng kể (do có hệ số nhả nước lớn), còn các tầng nghèo nước
trữ lượng tĩnh trọng lực rất nhỏ, có thể bỏ qua.
Trữ lượng tĩnh trọng lực được xác định bằng công thức sau đây:
Vtl = µ.h. F
Trong đó:

(4.4)

Vtl - Trữ lượng tĩnh trọng lực, (m3)
µ - Hệ số nhả nước của đất đá

Các lỗ khoan trong vùng đều hút nước thí nghiệm đơn với 1 đợt hạ thấp mực
nước, vì vậy không đủ điều kiện để tính hệ số nhả nước. Hệ số nhả nước theo kinh
nghiệm của OV. Skigello, đối với đá nứt nẻ là: 0,08 ÷ 0,1. Vùng nghiên cứu lấy hệ
số nhả nước trung bình là µtb = 0,09
h - Chiều dày tầng chứa nước, (m). h = 45m
F - Diện tích tầng chứa nước, (m2). F=5,5×106 m2

Từ (5.4) => Vtl = µ.h. F = 0,09×45×5,5×106 = 222,75×105 (m3)
Trữ lượng tĩnh tự nhiên được xác định theo công thức sau:
Qttn = α ×

Vtl
t

(4.5)

Trong đó:

α

: Hệ số xâm phạm trữ lượng tĩnh,

α

= 0,25 – 0,3, lấy

α

= 0,3

Thay số vào (4.5) ta có:
Qttn = (0,3×222,75×105): 104 = 668,25 (m3/ngày)
Như vậy trữ lượng khai thác tiềm năng là:
Qkttn = Qttn + Qđtn = 668,25 + 1399,68= 2067,93(m3/ngày)
Kết luận:
Với trữ lượng khai thác tiềm năng Qkttn = 2067,93 m3/ngày thì đảm bảo đáp
ứng được yêu cầu thiết kế của phương án đề ra với lưu lượng khai thác Q kt = 500

m3/ngày trong suốt thời gian khai thác.
4.2.2. Đánh giá trữ lượng khai thác nước dưới đất bằng phương pháp thủy lực
*Luận chứng số lượng lỗ khoan và lưu lượng khai thác của mỗi lỗ khoan
Mục tiêu của bản đồ án là thăm dò kết hợp khai thác nước dưới đất cung cấp
Sinh viên: Nguyễn Văn Ngọc

24

Lớp: ĐCTV – ĐCCT B K56


Đồ án tốt nghiệp

Trường đại học Mỏ - Địa chất

cho thị trấn Bến Sung với lưu lượng yêu cầu 500 m 3/ngày, đêm. Theo kết quả hút
nước thí nghiệm của lỗ khoan TH11 trong khu vực thị trấn Cao Phong ở giai đoạn
trước, tôi thấy lưu lượng của lỗ khoan TH11 đã được thăm dò trong vùng là 375,84
m3/ngày. Để đạt công suất khai thác 500 m 3/ngày tôi dự kiến thiết kế 1 lỗ khoan
thăm dò kết hợp khai thác với lưu lượng 200 m 3/ngày. Nhưng do thiết kế ở tầng
chứa nước đá nứt nẻ không đồng nhất hệ thống thủy lực phức tạp nên tỷ lệ các lỗ
khoan có nước chỉ là 50%, do đó tôi sẽ tiến hành khoan thêm 1 lỗ khoan thăm dò.
Như vậy, số lỗ khoan dự kiến thi công sẽ là 2 lỗ khoan.
*Luận chứng vị trí đặt lỗ khoan
Dựa vào lượng nước yêu cầu của phương án, tôi dự kiến sơ đồ bố trí các lỗ
khoan thăm dò khai thác nước dưới đất dựa theo các nguyên tắc sau:
- Bố trí vào nơi giàu nước nhất.
- Số lượng lỗ khoan dự kiến khai thác phải đảm vào đạt lượng nước yêu cầu
và làm việc ổn định trong thời gian khai thác.
- Nơi bố trí công trình phải đảm bảo thuận lợi khi thi công, tiện đường giao

thông, ít phải đền bù, xa bãi rác, nghĩa trang.
- Khu vực bố trí công trình khai thác tối ưu nhất được thiết kế đảm bảo
những yêu cầu về khoa học, kinh tế môi trường và phù hợp với sơ đồ quy hoạch
phát triển của vùng nghiên cứu trong tương lai.
Từ các nguyên tắc và căn cứ vào các phân tích nghiên cứu của tầng chứa
nước, tôi thiết kế hành lang khai thác nước tại vùng nghiên cứu gồm 2 lỗ khoan
thăm dò kết hợp khai thác nằm gần lỗ khoan TH11 thăm dò khai thác ở giai đoạn
trước. Khoảng cách giữa các lỗ là 300m. Lưu lượng mỗi lỗ khoan là 200 m 3/ngày.
Tọa độ của các giếng khoan như sau:
- Tọa độ 2 lỗ khoan:
+ Lỗ khoan LK1: (x = 558,619.68; y = 2,172,660.34)
+ Lỗ khoan Lk2: (x = 558,735.08; y = 2,172,377.79)
Chi tiết xem bản vẽ số 03 (Sơ đồ bố trí công trình thăm dò).
* Luận chứng lựa chọn phương pháp
Để tính trữ lượng khai thác, tôi chọn phương pháp thủy lực. Đây là phương
pháp bán thực nghiệm đảm bảo độ tin cậy cao đối với công trình khai thác nước với
số lượng lỗ khoan không lớn.

Sinh viên: Nguyễn Văn Ngọc

25

Lớp: ĐCTV – ĐCCT B K56


×