Tải bản đầy đủ (.doc) (177 trang)

giáo trình kế hoạch hóa lao động trong doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (951.22 KB, 177 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

GIÁO TRÌNH

KẾ HOẠCH HÓA LAO ĐỘNG
TRONG DOANH NGHIỆP
BIÊN SOẠN:

TS. PHÍ VĂN KỶ
TS. ĐOÀN HƯU XUÂN
PGS.TS. VŨ VĂN HÂN
TS. NGUYỄN TỪ
ThS. LƯU HOÀI NAM

HÀ NỘI, 2012


ĐỀ DẪN
Quản lý nhân sự là nội dung về kiến thức chuyên ngành đào tạo cử nhân
quản lý kinh doanh của Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội.
Quản lý nhân sự là quản lý con người (nói chính xác hơn là sức lao động
nằm trong con người), nhằm quản lý, tổ chức, sử dụng và phát triển năng lực
con người. Đây là môn khoa học liên quan tới nhiều ngành khoa học thuộc
nhiều lĩnh vực khác về kinh tế, khoa học công nghệ, tâm lý, văn hóa - chính
trị - xã hội.
Có nhiều khái niệm của nhiều tác giả được phát biểu dưới các góc độ
nghiên cứu khác nhau về quản lý nhân sự. Ở đây chúng ta chỉ nghiên cứu các
nội dung quản lý con người tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong các
DN.


Đối tượng nghiên cứu quản lý nhân sự : Con người và các hoạt động của
con người trong sản xuất kinh doanh.
Mục đích nghiên cứu của quản lý nhân sự là : Sử dụng có hiệu quả nhất
về sức lao động.
Nhiệm vụ của quản lý nhân sự là : Đảm bảo cung cấp số lượng và chất
lương lao động để DN hoạt động sản xuất kinh doạnh đạt hiệu quả kinh tế cao
nhất.
Con người là mối quan hệ tổng hoà các mối quan hệ xã hội . Quản lý
nhân sự là quản lý các mối quan hệ này .
Như vậy, quản lý nhân sự trong DN là quá trình phân tích, tính toán
hoạch định, quản lý, tổ chức sắp xếp bố trí, tuyển dụng, đào tạo, thu hút lao
động, làm giầu nguồn lao động cũng như thực hiện các chế độ cho người lao
động nghỉ hưu, mất sức và cho thôi việc… tất cả nhằm nhằm đạt hiệu quả
kinh tế cao cho DN. Quản lý nhân sự không những là mội dung khoa học mà
còn là nghệ thuật cho các nhà tổ chức quản lý điều hành DN.
Quản lý nhân sự trong DN gồm các giáo trình:
1. Kế hoạch hóa lao động trong doanh nghiệp
2. Tiền lương và tiền công trong doanh nghiệp
2


3. Định mức lao động trong doanh nghiệp.
4. Tổ chức lao động một cách khoa học.
5. Quan hệ lao động trong doanh nghiệp.
Các nội dung của quản lý nhân sự được đưa vào kế hoach được gọi là kế
hoạch hoá lao động .
Giáo trình “ Kế hoạch hóa lao động trong doanh nghiệp ”, có nói đến các
nội dung trên nhưng chỉ mang tính hệ thống trong mối quan hệ về chuyên
môn giữa các giáo trình quản lý lao động.
Giáo trinh: “Kế hoạch hóa lao động trong DN”, nhằm trang bị cho sinh

viên những kiến thức cơ bản về lý luận kế hoạch hóa lao động, biết thực hiện
các nghiệp vụ phân tích các chỉ tiêu, hiệu quả tổ chức quản lý lao động và lập
được kế hoạch lao động, kế hoạch tuyển dung lao động, kế hoạch đào tạo lao
động và kế hoạch tiền lương cho các DN... Để nâng cao trình độ sinh viên cần
nắm được các vấn đề lya luận, vận dụng thực hành kết hợp tìm hiểu thực tiễn,
đồng thời đọc thêm các tài liệu có lien quan, các chính sách hiện hành của nhà
nước về lao động.
Giáo trình “Kế hoạch hóa lao động trong doanh nghiệp”, gồm 4 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về kế hoạch hóa lao động trong các doanh
nghiệp.
Chương 2: Cơ sở xây dựng kế hoach lao động
Chương 3: Kế hoạch lao động trong các doanh nghiệp
Chương 4:Tổ chức thực hiện kế hoạch lao động.
Sau các chương có câu hỏi ôn tập và sau 4 chương có các câu hỏi và bài
tập nhằm hệ thống lại nội dung chuyên môn và năng lực thực hành của sinh
viên theo giáo trình giảng dậy.

3


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ HOẠCH HÓA
LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm và sự cần thiết của kế hoạch hóa lao động trong các doanh
nghiệp.
1.1. Về lao động- Sức lao động- Hàng hoá sức lao động.
Trong nền kinh tế hàng hóa các yếu tố đầu vào là chi phí của quá trình sản
xuất: Lao động, máy móc thiết bị,vật tư nguyên vật liệu, tài chính, điện,
nước... thì lao động, nói chính xác hơn là sức lao động là một trong các yếu tố
không thể thiếu và quyết định đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp. Qúa trình sản xuất cũng là quá trình sử dụng sức lao động
của người lao động. Tất nhiên các yếu tố đầu vào của sản xuất là hàng hóa,
trong đó có sức lao động.
Sức lao động bao gồm toàn bộ sức cơ bắp, gân cốt và trí tuệ có trong
con người. Hàng hóa sức lao động mà giá cả của nó là tiền lương chiếm tỷ
trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Tăng năng suất lao động chính là giảm
chi phí tiền lương để hạ giá thành sản phẩm.
Hàng hóa sức lao động là loại hàng hóa đặc biệt, không những tạo ra giá
trị hàng hóa mà còn tạo ra giá trị thặng dư cho cho chủ DN. Xét về các nguồn
lực của doanh nghiệp: Lao động, tài chính, đất đai... thì nguồn lực lao động
hay còn gọi nguồn nhân lực có vai trò quan trọng nhất. Trong các nguồn lực
của xã hội, cũng như của các DN thì các nguồn lực khác là hữu hạn, nguồn
lực về sức lao động sáng tạo của con người là vô hạn.
Cho dù trong thời đại khoa học kỹ thuật hiện đại tiên tiến như ngày
nay, thiếu “ ấn nút” của một ngón tay con người, thì mọi vật trở thành vô tri
vô giác. Vai trò lao động của con người là nguồn gốc làm ra của cải xã hội.
Đối với xã hội là tài nguyên của mỗi quốc gia, với mỗi DN lao động là tài
sản, là nguồn lức quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao.
Do đó quản lý con người là nội dung quan trọng của quản lý DN.
Hiển nhiên con người là thực thể tồn tại hoàn toàn khác với đối tượng
lao động và tư liệu sản xuất. Con người động vật cao cấp có trí tuệ, tư duy, có
4


các yếu tố tâm sinh lý, xã hội. Chỉ có con người trước khi làm việc gì phải suy
nghĩ, đề ra định hương, mục đích, có kế hoạch, có tổ chức và thực hiện các
hoạt động lao động để đạt được những kết quả phục vụ chính con người.
Cũng vì thế C.Mác từng so sánh công việc của con ong xây tổ với công việc
của kiến trúc sư. Các yếu tố đó tạo ra tính cách của mỗi con người riêng biệt.
Do đó quản lý con người là nghệ thuật bởi nó bao gồm nhiều vấn đề phức tạp,

liên quan đến nhiều ngành khoa học khác nhau.
Bất cứ DN nào từ khi khởi sự đều phải có chiến lược phát triển sản xuất
kinh doanh: đây là kế hoạch, viễn tưởng tương lai đi tới của DN. Đồng thời
trong viễn cảnh tương lai của DN cũng chỉ ra được cơ hội và thách thức và
cũng định liệu cần làm gì tranh sự cạn tranh của kinh tế thị trương. Khi hoạch
định mục tiêu chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh DN, thì các kế hoạch,
các phương án tổ chức thực hiện cụ thể hóa để tác nghiệp, như: lao động, tài
chính, vật tư… đồng thời cũng phải tiến hành xây dựng. Nói một cách cụ thể
hóa chiến lược sản xuất kinh doanh của DN là hệ thống các kế hoạch tác
nghiệp về nguồn lực của DN. Kế hoạch hóa lao động là trung tâm trong các
kế hoạch của DN nhằm: Đảm bảo có lao động đủ về số lượng và chất lượng
cho sản xuất kinh doanh của DN, xác định thừa, thiếu lao động ở từng bộ, đưa
ra các biện phấp sử dụng, tuyển dụng, đào tạo lao động, kế hoạch tiền lương
có hiệu quả. Như vậy nội dung trên của kế hoạch hóa lao động là nội dung
chính của quản trị nhân lực trong DN.
Vậy quản lý nhân sự mang hàm ý rộng hơn gồm các chức năng hành
chính, tổ chức bộ náy, phân chia trách nhiệm quyền hạnh chỉ đạo,lãnh đạo,
ban hành qui định, chính sách …của DN đối với lao động. Quản lý lao động
bao hàm các nội dung : Kế hoạch, tổ chức, sử dụng , tuyển dung, đào tạo và
tạo các động lực về vật chất , tinh thần cho người lao động để thực hiện nhiệm
tốt nhất các mục tiêu mà chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh đề ra.
Việc quản lý con người trong các DN phải hướng vào các mục tiêu:
- Tiết kiệm chi phí lao động, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản
phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm.
5


- Phát huy mọi năng lực, nâng cao vị thế người lao động, tạo cơ hội
thành đạt cho người lao động.
1.2. Khái niệm kế hoạch hoá lao động trong DN

Kế hoạch hóa lao động là bao gồm các kế hoạch tác nghiệp nhằm thực
hiện chiến lược và hoạch định phát triển sản xuất kinh doanh của DN. Kế
hoạch hóa lao động còn là quá trình kết hợp sức lao động với tư liệu lao động
(máy móc, thiết bị, công cụ) với đối tượng lao động (nguyên, vật liệu, đất
đai…), gắn kết các nguồn lực, bộ phận sản xuất với nhau nhằm tạo ra sản
phẩm, dịch vụ phục vụ con người. Việc sử dụng lao động có hiệu quả trong
quá trình sản xuất là tiết kiệm lao động sống làm ra sản phẩm.
Từ kế hoạch hóa lao động DN để có các phương án, giải pháp tổ chức
sử dụng có hiệu quả lao động, đào tạo, thực hiện các chế độ đãi ngộ... nhằm
tiết kiệm lao động sống, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, hoàn
thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của DN đề ra trong kỳ kế hoạch.
Khái niệm về kế hoạch hóa lao động hay kế hoạch hóa nhân sự hoặc kế
hoạch hóa nguồn lực được nhiều tác giả nêu ra dưới các góc nhìn khác nhau:
- Kế hoạch hoá nguồn nhân lực là quá tŕnh nghiên cứu, xác định nhu cầu
nguồn nhân lực, đưa ra các chính sách và thực hiện các chương tŕnh, hoạt
động bảo đảm cho doanh nghiệp có đủ nguồn nhân lực với các phẩm chất, kỹ
năng phù hợp để thực hiện công việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao
(Quản trị nhân sự - Trần Kim Dung)
- Kế hoạch hoá nguồn nhân lực (hoạch định tài nguyên nhân sự) là một tiến
tŕnh quản trị bao gồm việc phân tích các nhu cầu nhân sự của một tổ chức
dưới những điều kiện thay đổi và sau đó triển khai các chính sách và các biện
pháp nhằm thoả măn nhu cầu đó (Quản trị nhân sự - Nguyễn Thanh Hội).
- Kế hoạch hoá nguồn nhân lực là quá tŕnh đánh giá, xác định nhu cầu về
nguồn nhân lực để đáp ứng mục tiêu công việc của tổ chức và xây dựng các
kế hoạch lao động để đáp ứng được các nhu cầu đó (Giáo tŕnh QTNL Nguyễn Vân Điềm & Nguyễn Ngọc Quân)

6


Tóm lại theo giáo trình này: Kế hoạch hóa lao động trong doanh

nghiệp là quá trình nghiên nghiên cứu, đánh giá, xác định nhu cầu về lao
động, đưa ra các chính sách, các giải pháp để thực hiện nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao của doanh nghiệp trong thời gian nhất
định.
1.3. Các hình thức của kế hoạch lao động.
Các kế hoạch lao động trong các DN chia thành :
- KHHLĐ dài hạn (3-5 năm): là kế hoạch được lập khi tổ chức đưa ra
chiến lược kinh doanh trong dài hạn, khi đó công tác KHHNNL sẽ xem xét cơ
cấu nhân lực về mặt dài hạn, điểm mạnh, điểm yếu có tác động ǵ đến kế
hoạch sản xuất kinh doanh của tổ chức hay không.
- KHHLĐ trung hạn (1-3 năm): là kế hoạch được lập khi doanh nghiệp
xác định được mục đích và mục tiêu kinh doanh cụ thể trong ṿng 1-3 năm tới,
lúc này công tác KHHLĐ xem xét cần bao nhiêu nhân lực cho từng loại công
việc cụ thể, dự định tỷ lệ luân chuyển lao động, những thay đổi về năng suất
lao động có ảnh hưởng như thế nào đến cầu nhân lực của tổ chức.
- KHHLĐ ngắn hạn (<1 năm): là kế hoạch được đưa ra khi doanh
nghiệp đi vào tính toán cụ thể trong năm tới sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm,
khi đó công tác KHHLĐ xác định rơ cơ cấu nhân lực cụ thể, thời điểm cần,
tŕnh độ lành nghề, kỹ năng cần thiết, sự dư thừa hay thiếu hụt lao động trong
năm tới từ đó đưa ra quyết.
KHHLĐ bao gồm các nội dung chính : Kế hoạch lao động, kế hoạch
tiền lương, kế hoạch đào tạo, kế hoạch tuyển dụng, kế hoạch bảo nộ lao động.
Trong giáo trình KHHLĐ tập trung giới thiệu về kế hoạch lao động.
Kế hoạch lao động trong các DN nhằm đề ra các mục tiêu, dự kiến kết
quả và phương án tổ chức thực hiên.
Một là: Mục tiêu kế hoạch lao động nhằm :
- Thực hiện nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh của DN trong thời
gian nhất định.

7



- Đảm bảo cơ cấu lao động về số lượng, trình độ chuyên môn để thực
hiện sản xuất kinh doanh sản phẩm, mặt hàng theo yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo
chất lượng theo kế hoach sản xuất kinh doanh.
Hai là: Dự tính kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ kế hoạch:
- Các chỉ tiêu về năng suất lao động.
- Các chỉ tiêu tiền lương bình quân của DN.
- Chỉ tiêu về lợi nhuận.
- Giá thành sản phẩm.
- Khả năng cạn tranh của DN: chất lương và giá thành sản phẩm.
Ba là: Tổ chức thực hiện :
- Các hình thức tổ chức sử dụng, quản lý lao động.
- Tuyển dụng và cho lao động thôi việc
- Xây dựng các cơ sở như định mức lao động, năng suất lao động, hình
thức chế độ tiền lương, tiền thưởng...tạo điều kiện để thực hiện kế hoạch lao
động.
- Đào tạo phát triển nguồn lao động đáp ứng sự phát triển DN.
- Gắn kết các hoạt động của người lao động với kết quả công việc, thu
nhập của người lao động.
Như vậy chúng ta đã trả lời câu hỏi: Tại sao phải lập kế hoạch lao động
trong DN ?
1.4. Nguồn nhân lực- nguồn lao động- Lao động trong DN.
Thuật ngữ nguồn nhân lực và nguồn lao động có nội dung cơ bản
giống nhau, đều tính đến lao động của con người.
Tuy vậy khi nghiên cứu nguồn nhân lực là tính đến cả người đã đến
tuổi lao động bổ xung cho lực lượng lao động xã hội và kể cả người lao động
hết tuổi lao động nhưng còn tham gia lao động. Như vậy có thể nói nguồn lao
động xã hội hay nguồn nhân lực xã hội là dân số trong độ tuổi lao động có
khả năng lao động.


8


LAO
LAOĐỘNG
ĐỘNGVIỆT
VIỆTNAM
NAM
Theo

bộ
điều
tra
Theo sơ bộ điều tralao
laođộng,
động,việc
việclàm
làmquí
quíI Inăm
năm2012,
2012,lực
lựclương
lươnglao
lao
động
độngtừtừ1515tuổi
tuổitrở
trởlên
lêncủa

củacảcảnước
nướclàlà52,2
52,2triệu,
triệu,tăng
tăng827,3
827,3ngàn
ngànngười
ngườisosolực
lực
lượng
lượnglao
laođộng
độngbình
bìnhquân
quânnăm
năm2011.
2011.Tong
Tongtổng
tổnglực
lựclượng
lượnglao
laođộng
độngnam
nam26,9
26,9
triệu
triệungười,
người,tăng
tăng400,9
400,9nghìn

nghìnngười;
người;nữ
nữlàlà25,3
25,3triệu
triệungười,
người,tăng
tăng426,4
426,4nghìn
nghìn
người.
người.Lực
Lựclương
lươnglao
laođộng
độngtrong
trongđộđộtuổi
tuổilao
laođộng
độngcảcảnước
nướclàlà46,9
46,9triệu
triệungười,
người,
tăng
tăng403,6
403,6nghìn
nghìnnguối
nguốivới
vớisốsốbình
bìnhquân

quânnăm
nămtrước,
trước,trong
trongđóđónam
namlàlà2525triệu
triệu
người,
tăng
148,3
nghìn
người;
nữ

21,9
triệu
người,
tăng
255,3
nghìn
người, tăng 148,3 nghìn người; nữ là 21,9 triệu người, tăng 255,3 nghìn
người.
người.
(Bộ
(Bộ KH
KH && ĐTĐT- Tổng
Tổng cục
cục Thống
Thống kêkê –– SốSố 40/BC
40/BC –– TCTK,
TCTK, ngày

ngày

Khi nói đến nguồn lao động người ta chỉ tính đến người ở tuổi lao động
28/3/2012.)
28/3/2012.)

có khả năng lao động, kể cả có việc làm và không có hoặc chưa có việc làm.
Nhiều quốc gia người ta lấy tuổi lao động tối thiểu là 15 tuổi, còn tối đa có sự

khác nhau, có nước lấy 60, 65 và có nước 70,75 tuổi, tùy thuộc vào tình hình
kinh tế xã hôi, sức khỏe, tuổi thọ con người để qui định. Riêng ở Úc không có
qui định tuổi hưu, như vậy không có qui định tuổi tối đa cho người lao động.
Trong nội dung nghiên cứu của giáo trình này, thuật ngữ: “nguồn nhân
lực” được dùng chỉ nguồn nhân lực của xã hội. Với các doanh nghiệp “ nguồn
nhân lực”, gọi là “nguồn lao động”.
Như vậy, vậy thuật ngữ nguồn nhân lực chỉ để nghiên cứu một bộ phận
dân cư xã hội, gắn với các nội dung phát triển, hoàn thiện, nâng cao chất
lượng nguồn lực, biểu hiện trình độ giáo dục quốc dân, trình độ kỹ thuật
chuyen môn, sức khỏe và thể lực cũng như ý thức, đạo đức của nguồn lực xã
hội, trong DN không đề cập. Nhiều tác giả cùng nghiên cứu về vấn đề lao
động đã dùng tập hợp từ nguồn nhân lực và nguồn lao động với cùng hàm ý.
Nguồn lao động trong doanh nghiệp là lực lượng lao động của từng
doanh nghiệp, là số người có trong danh sách của doanh nghiệp, do doanh
nghiệp trả lương.
Nguồn lao động của mỗi DN là tài sản riêng của mỗi DN. Do đó phải
được coi trọng, phải có kế hoạch sử dụng và làm giầu nguồn lao động là một
trong nhiệm vụ trọng tâm của DN
9



Theo cơ cấu chức năng, nguồn lao động trong DN được chia thành hai
loại:
Lao động gián tiếp gồm có:
- Lao động quản lý, trong đố:
* Lãnh đạo DN
* Các phòng ban chuyên môn.
* Phụ trách phân xưởng, trưởng ca, kíp.
* Các bộ phận phục vụ chung cho cả DN, như: Đoàn thể, y tế,
phong trào.
- Lao động trực tiếp sản xuất – kinh doanh, gồm có:
• Lao động chính,
• Lao động phụ
• Lao động phục vụ sản xuất.
Theo thời gian làm việc của người lao động với doanh nghiệp, chia
thành:
- Lao động hợp đồng dài hạn, đây là lao động ký hợp đồng làm việc với
DN suốt đời.
- Lao động ngắn hạn là lao động thỏa thuận với DN làm việc trong
khoảng thời gian nhất định.
- Lao động thời vụ là lao động mà DN thuê làm theo thời vụ như các
nhà máy mía đường, nhà máy chế biến hoa quả, chế biến cà phê, chế biến
nông sản theo thời vụ trong năm.
Trong báo cáo tình hình về lao động của DN hàng năm thường được
thể hiện qua bảng tổng hợp, trong đó có các chỉ tiêu chính : Tổng số lao động,
giới tính, trình độ nghề nghiệp, phân loại lao động theo tính chất công việc,
độ tuổi người lao động.

10



Thí dụ :
Có báo cáo về tình hình lao động của DN như sau :
Cơ cấu lao động của Công ty từ năm 2009 đến 2011
Đơn vị tính: Người
Năm
2009

Năm
2010

Năm
2011

Số
tuyệt
đối

Tỷ lệ
(%)

Số
tuyệt
đối

Tỷ lệ
(%)

56

68


75

12

121,4

7

110,3

- Đại học

13

14

14

1

107,7

0

100

- Cao đẳng

8


8

11

0

100

3

137,5

- Trung cấp

15

17

18

2

113,3

1

105,9

- Lao động phổ thông


20

29

32

9

145

3

110,3

- Lao động nam

51

58

65

7

113,7

7

112,1


- Lao động nữ

5

10

10

5

200

0

100

- Lao động trực tiếp

48

56

63

8

116,7

7


112,5

- Lao động gián tiếp

8

12

12

4

150

0

100

- Trên 45 tuổi

2

3

3

1

150


0

100

- Từ 35 đến 45 tuổi

5

5

5

0

100

0

100

- Từ 25 đến 35 tuổi

21

27

29

6


128,6

2

107,4

- Dưới 25 tuổi

28

33

Chỉ tiêu
Tổng số lao động
1. Trình độ học vấn

2. Giới tính

3. Tính chất sử dụng

4. Phân theo độ tuổi

38
5
117,9
5
115,2
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính


Từ biểu trên tích thấy :
- Nhìn vào bảng cơ cấu lao động của Công ty ta thấy rằng lực lượng
lao động không đòi hỏi số lượng nhiều, lượng lao động giữa các năm tăng
giảm không đáng kể. Năm 2010 tăng thêm 12 người, tỷ lệ tăng là 21,43% so
với năm 2009. Trong đó lao động trực tiếp chiếm 14,29% lao động gián tiếp
chiếm 7,14%. So sánh tương tự năm 2011 số lao động tăng là 7 người lượng
tăng là 10,3% toàn bộ trong số đó là lao động trực tiếp.
11


- Đội ngũ lao động ở các vị trí quan trọng được đào tạo tại các trường
đại học và cao đẳng như: Đại học bách khoa Hà Nội, Học viện tài chính, Cao
đẳng công nghiệp Hà Nội. Ngoài ra trong sosod dó có rất nhiều người đã
dược đưa sang Nhật đào tạo. Đội ngũ lao động này đã và đang đáp ứng đủ
các kỹ năng cần thiết về trình độ chuyên môn phục vụ trong quá trình sản
xuất.
- Theo giới tính: lao động nam chiếm nhiều hơn nữ. Do công ty hoạt
động và sản xuất trong lĩnh vực cơ khí chế tạo, gia công các sản phẩm cơ khí,
sản xuất khuôn mẫu nên đòi hỏi phải có đội ngũ công nhân lành nghề và có
sức khỏe.
- Theo trình độ: ngoài những vị trí quan trọng, đòi hỏi trình độ thì lực
lượng lao động chủ yếu là lao động phổ thông.
- Theo độ tuổi: Tuổi đời bình quân của các cán bộ công nhân trong
Công ty chiếm số đông là lao động trẻ, có nhiệt huyết và mong muốn cống
hiến lâu dài cho Công ty.
1.5. Mục đích, ý nghĩa của kế hoạch hóa lao động trong doanh nghiệp.
Kế hoạch lao động nhằm mục đích có được đúng số lao động và chất
lượng lao động để bảo đảm hoàn thành kế họah các mục tiêu sản xuất kinh
doanh theo đúng thời gian mà DN đã định.
Nói cách khác: Mục đích của kế hoạch lao động nhằm bố trí số lượng

và chất lượng cho các bộ phận sản xuất - kinh doanh trong DN hoạt động ăn
khớp, gắn kết với nhau, tiết kiệm lao động sống, tăng năng suất lao động, hạ
giá thành sản phẩm.
Kế hoạch hóa nguồn lao động là nội dung cơ bản của công tác quản lý
lao động trong các DN(Tiền lương- tiền công, bảo hiểm xã hội, định mức lao
động, tổ chức lao động khoa học,..)
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh dài, trung hạn, hay ngắn hạn
để xây dựng kế hoạc lao động cho phù hợp.

12


Ý nghĩa của kế hoạch hoá lao động trong doanh nghiệp.
Không có kế hoạch lao động ta không hiểu có đi đúng hướng đến sự
hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh của DN. Theo George T.
Milkovich và John W. Boudreau, tác giả “ Quản trị nguồn nhân lực”, thì qua
cuộc điều tra trên 500 công ty lớn của Ftunne để đánh giá ý nghĩa kế hoạch
lao động trong DN: 82% cho rằng quan trọng và rất quan trọng. Bởi rằng lợi
thế cạnh tranh của DN phụ thuộc vào con người và “ con người dẫn đến mọi
thứ”.
Kế hoạch lao động trong các doanh nghiệp có ý nghĩa:
- Trung tâm của công tác quản lý kinh tế trong DN. Kế hoạch lao động
sẽ dự kiến số lượng lao động, chất lượng lao động, tuyển dụng và đào tạo lao
động đảm bảo cho sản xuất kinh doanh; Cơ sở tính năng suất lao động, quĩ
tiền lương, bảo hiểm xã hội, giá thành sản phẩm của DN.
- Tác động quyết định đến hoàn thành mục tiêu sản xuất kinh doanh
của doanh của DN.
- Điều hòa lao động giữa các bộ phận, các khâu công việc ở dây chuyền
sản xuất trong những trường hợp khi có thay đổi nhiệm vụ sản xuất hoặc sự
cố đột xuất xẩy ra.

- Đào tạo, bồi dưỡng năng cao chất lượng lao động: Trên cơ sở yêu cầu
kỹ thuật công việc với tay nghề, trình độ lao động hiện có để thấy thừa lao
động loại nào, thiếu thợ tay nghề loại nào để có kế hoạch đào tạo, nâng cao
tay nghề.
Như vậy, kế hoach lao động là nội dung quan trọng, là trung tâm trong
các nội dung kế hoạch hóa sản xuất – kinh doanh của DN (Kế hoạch sản xuất,
kế hoạch tài chính, kế hoạch vật tư, kế hoạch khoa học công nghệ...).
2. Các nội dung của kế hoạch hoá lao động trong doanh nghiệp.
2.1. Các nội dung chính của kế hoạch lao động trong các doanh nghiệp.
Một là: Phân tích thực trạng tổ chức quản lý lao động trong kỳ báo cáo.

13


Đây là nội dung xem xét đánh giá tình hình khái quát sản xuất kinh
doanh của DN năm báo cáo, từ đố làm cơ sở xây dựng kế hoạch lao động cho
năm tới.
Các chỉ tiêu nghiên cứu, phân tích thường có:
1. Giá trị tổng sản lượng hàng hóa tính theo giá cố định.
2. Doanh thu theo giá hiện hành.
3. Tổng nguồn vốn, trong đó :
- Vốn chủ sở hữu, vốn vay.
- Theo tính chất vốn (vốn cố định, vốn lưu động).
4. Lợi nhuận.
5. Nộp ngân sách.
6. Tổng số lao động.
7. Năng suất lao động bình quân.
8. Thu nhập (tiền lương) bình quân của lao động.
9. Tỷ suất lợi nhuận / vốn kinh doanh.
10. Vòng quay của vốn.

11. Mối quan hệ giưa tốc độ tăng tiền lương bình quân với tăng năng
suất lao động bình quân.
V.v…
Thí dụ :
Báo cáo thực hiện kế hoach sản xuất kinh doanh của DN X
Trong báo cáo thường có các chỉ tiêu chủ yếu:

14


Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2009 - 2011

Các chỉ tiêu
chủ yếu

Đơn
vị
tính

Năm
2009

Năm
2010

Năm
2011

1. Tổng doanh thu


Tr.đ

3.500

4.950

2. Tổng số lao động

người

90

3. Lợi nhuận

Tr.đ

4. Nộp ngân sách

So sánh năm
10/09

So sánh năm
11/10

Số tuyệt
đối

%

Số tuyệt

đối

%

6.897

1.450

41,43

1.947

39,33

97

105

7

7,78

8

8,24

829

1.435


1.867

606

73,1

432

30,10

Tr.đ

72

186

280

114

1,58

94

50,5

5. Tổng vốn KD

Tr.đ


13.279

17.511

21.000

4.232

31,87

3.489

19,92

5a. Vốn cố định

Tr.đ

7.857

9.375

15.000

1.518

19,32

5.625


60

5b. Vốn lưu động

Tr.đ

5.422

8.136

6.000

2.714

4,06

-2,136

-26,3

6. Thu nhập bình quân

Tr.đ/
tháng

1,8

2,1

2,4


0.3

16,67

0,3

14,28

7. Năng suất LĐBQ

Tr.đ

3.24

4,25

5,47

1,01

31,17

1,22

4,19

8. Tỷ suất lợi nhuận/
doanh thu tiêu thụ


%

23,68

28,99

27,07

5,31

24,42

-1,92

-6,67

9. Tỷ suất LĐ/VKD

%

6,24

8,19

8,89

1,95

31,25


0,7

8,54

10. Vòng quay vốn lưu
động

Vòng

0,65

0,61

1,15

-0,04

6,15

0,54

88,5

11. Tổng chi phí

Tr.đ

2.623

3.371


5.065

748

28,51

1694

50,1

%

31,60

42,57

36,86

10,97

34,71

-5,71

-13,41

Tr.đ

1.944


2.444,4

12. Tỷ suất lợi nhuận/
chi phí
13. Tổng quỹ lương

3.024
500,4
24,74
579,6
23,71
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán

Hai là: Phân tích thực trạng kết cầu lao động của DN: số lượng, các
loại lao động, tay nghề, trình độ, độ tuổi.
- Từ báo cáo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của DN, để thấy rõ tình
hình thực hiện các chỉ tiêu: lao động, năng suất lao động, tiền lương bình
quân… có đảm bảo cho DN hoạt động có hiệu quả hay không? Có đảm bảo
tốc độ tăng năng suất lao động bình quân tăng nhanh hơn tốc độ tăng tiền
lương bình quân không?

15


- Trên cơ sở số liệu báo cáo phân tích về kết cấu lao đông trong DN:
kết cấu lao động, phân loại lao động, giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình
độ…tác động đến hoạt động của DN.
- Tiến hành phân tích vào thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế
hoạch lao động về số lượng, chất lượng lao động đã phù hợp hay chưa đáp

ứng cho DN. Từ đó dự kiến lao động cho kế hoạch năm sau.
- Theo chỉ tiêu kế hoạch sản lượng từng loại sản phẩm A,B,C...dựa trên
định mức lao động, dự kiến năng suất lao động của từng loại sản phẩm
A,B,C...và quĩ thời gian làm việc bình quân của lao động dự kiến để tính lao
động kế hoạch.
Khi tính quĩ thời gian làm việc bình quân trong năm phải chú ý đến cơ
cấu tuổi, giới tính, lao động nữ tuổi sinh đẻ…
Thí dụ : Ngày công theo chế độ trong năn của nam giới
Ngày công theo chế độ của phụ nữ nói chung
Ngày công, giờ công phụ nữ tuổi sinh đẻ, nuôi con.
Ngày công theo chế độ nói chung được Luật lao động qui định: Ngày
dương lịch trong năm trừ đi các này lễ tết hưởng nguyên lương trong năm,
nghỉ phép năm.
Ngày công làm việ thực tế trong năm của lao động là ngày công theo
chế độ trừ: ngày nghỉ hưởng BHXH như ốm đau, sinh đẻ, nuôi con và các
ngày nghỉ việc riêng được hưởng lương và không lương.
Nếu DN có tỷ lệ lao đông nữ cao, số người độ tuổi sinh đẻ lớn cần tính
toán số lao động, sắp xếp, bố trí công việc khác với các DN có tỷ lệ nam giới
cao.
Ba là: Phân tích nguồn cung về lao động.
Trước hết xem xét nguồn lao động tại chỗ của DN về số lượng và chất
lượng, các loại thợ có đáp ứng không? Từ đó có các giải pháp điều động, sắp
xếp, tổ chức lại lao động cho phù hợp trên cơ sở lao động sẵn có.
Trong trường hợp thừa lao động rơi vào các lao động trẻ sẽ:
- Cho đi học nâng cao tay nghề.
16


- Mở rộng thêm sản xuất sản phẩm mới, dịch vụ mới.
- Cho liên hệ chuyển công tác.

- Người sắp đến tuổi nghỉ hưu động viên và có chế độ cho nghỉ hưu
sớm.
Với trường hợp tuyển dụng mới trước hết:
- Tìm nguồn lao động địa phương,
-

Thợ bậc cao họăc lao động đòi hỏi trình độ cao về kinh tế, tin học điện tử...tuyển dụng từ các địa phương khác, từ các trường đào tạo
công nhân kỹ thuật, các trường đại học.

Bốn là: Phân tích mối quan hệ cung và cầu lao động.
Trên cơ sở phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh
và kế hoạch lao động kỳ báo cáo để so sánh với kế hoạch năm tới, từ đó dự
báo lao động và đưa ra các giải pháp thực hiện.
Giải quyết mối quan hệ cung – cầu lao động trong DN :
-Tránh tối đa tình trạng thừa- thiếu lao động, gây căng thẳng giả tạo ở
ngay từ các bộ phận của bộ máy tổ chức quản lý, các phân xưởng, tổ sản xuất
ca làm việc trên dây chuyền sản xuất của DN.
- Tuyển dụng và đào tao lao động cung cấp kịp thời phục vụ sản xuất
kinh doanh của DN trong tình trạng ổn định và thay đổi bất thường.
- Tránh sa thải, gây căng thẳng cho người lao động.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của DN về thu hút và đãi ngộ lao động
sử dụng công nghệ cao.
Thí dụ: Một DN năm tới để đáp ứng thị trường sản phẩm A giảm, lao
động cơ khí ở đây sẽ giảm, trong khi đó DN mở thêm sản xuất mặt hàng mới
lại cần thêm lao động làm sản phẩm B. Như vậy kế hoạch lao động phải điều
chỉnh: giải quyết lao động thừa do giảm sản phẩm A bằng cách cho đi học
nghề mới, điều động sang các bộ phận khác, cho chuyển công tác… Đồng
thời điều động lao động nội bộ, tuyển dụng thêm lao động bên ngoài cho sản
xuất sản phẩm B.


17


Năm là: Lập kế họạch lao động.
- Căn cứ nhiệm sản xuất kỳ kế hoạch của DN (từ các bộ phận trong dây
chuyền sản xuất)
- Trên cơ sở các định mức lao động cho từng loại sản phẩm, công việc.
- Dự tính năng suất lao động kỳ kế hoạch (các nhân tố tác động tăng năng
suất lao động)
- Dự tính lao động cho kế hoạch (tổng hợp từ yêu cầu lao động của các bộ
phận).
- Lập bảng cân đối lao động:
• Kỳ báo cáo (kỳ gốc)
• Yêu cầu kế hoạch sản xuất kinh doanh (sản lượng kỳ kế hoạch tính
bằng giá trị, hiện vật)
• Năng suất lao động bình quân của lao động dự tính (tính theo giá trị,
hiện vật)
• Dự tính lao động kỳ kế hoạch
• Cân đối với lao động hiện có xem thừa hay thiếu. Thiếu bộ phận
nào, thừa bộ phận nào bao nhiêu người, thợ gì …
Sáu là: Xây dựng các giải pháp về chính sách, về tổ chức thực hiện kế
hoạch lao động.
Đề xuất các phương án, các giải pháp cho tình thế:
Trường hợp thừa lao động :
- Bố trí, điều động lao động trong nội bộ DN.
- Cho thôi việc, thuyên chuyển công tác…
- Mở thêm sản xuất phụ.
- Cho đi đào tạo nâng cao tay nghề.
- V.v...
Nếu thiếu lao động:

- Đầu tư trang thiết bị mới, công nghệ mới, cải tiến kỹ thuật
- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao tay nghề tại DN
- Làm thêm giờ
18


- Tuyển dụng lao động mới bổ xung.
- Khuyến khích vật chất: Lương, thưởng
Bẩy là: Kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch lao động quí,
sáu tháng, năm.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ.
- Điều chỉnh kế hoạch lao động cho phù hợp.
2.2. Kế hoạch hóa lao động đảm bảo doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
- Sử dụng lao động hợp lý, tiết kiện lao động tăng năng suất lao động.
- Điều động, tổ chức, bố trí lao động có trình độ, tay nghề phù hợp theo
yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm hay công việc,
- Bố trí lao động phù hợp qui trình chế tạo hoặc các bước công việc.
- Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề.
- Khuyến khích lao động cải tiến kỹ thuật, tiết kiện thời gian lao động,
tiết kiện vật tư nguyên liệu trong sản xuất.
Hiệu quả của DN được thể hiện chủ yếu ở chỉ tiêu: Năng suất lao động,
hạ giá thành sản phẩm.
2.3. Kế hoạch hóa lao động là cơ sở cho tổ chức, quản lý, sử dụng, đào tạo
và phát triển nguồn lao động.
- Dựa vào kế hoạch lao động đã giao các bộ phận, các khâu công việc
có kế hoạc cụ thể bố trí lao động phù hợp công viêc.
- Kế hoạch hóa lao động là cơ sở để phân bổ, tổ chức, bố trí lao động
đảm bảo cân đối lao động với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Kế hoạch hóa lao động trong DN là cơ sở tuyển dụng, đào tạo lao

động.

19


3. Mối quan hệ của kế hoạch hóa lao động với các nội dung quản lý
kinh tế trong các doanh nghiệp
3.1. Kế hoạch hóa lao động với: kế hoạch sản xuất, tài chính, vât tư, kỹ
thuật…
Kế hoạch lao động được xây dựng trên cơ sở đáp ứng với yêu cầu sản
xuất kinh doanh của DN. Tức là phải xác định được: số lượng, chất lượng
từng loại thợ, tay nghề loại thợ để thực hiện từng loại sản phẩm, công việc mà
các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất dài hạn, trung hạn, ngắn hạn của DN. Như vậy
kế hoạch lao động phải từ kế hoạch sản xuất kinh doanh, phải phù hợp, gắn
với kế hoạch sản xuất kinh doanh của DN và phục vụ kế hoạch sản xuất kinh
doanh của DN.Trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của DN luôn luôn có sự
biến động, do đó kế hoạch lao động luôn ứng phó linh hoạt cho phù hợp.
Kế hoạch lao động gắn kết các tổ chức, gắn kết các nguồn lực, các
họat động với kết quả lao động và tính lợi nhuận thu được từ vốn đầu tư cho
lao động của DN.
Đối với kế hoạch tài chính, kế hoạch lao động phải xác định mức lao
động khoa học, thực hiện các biện pháp tăng năng suất lao động và đảm bảo
nguyên tắc tăng nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân để giản chi phí
lao động sống, hạ giá thành sản phẩm. Hay nói cách khác kế hoạch tài chính
sẽ tạo nguồn vốn cho kế hoạc lao động (sử dụng, tuyển dụng, đào tạọ, trả
lương…), đồng thời kế hoạc lao động là cơ sở cho hạch toán kinh tế trong
DN.
Các DN trên cơ sở kế hoạch hóa lao để tính tiền lương và các chi phí
khác cho sản phẩm để xây dựng kế hoạch giá thành sản phẩm. Tùy theo tính
chất sản xuất mà tiền lương chiếm trong tỷ lệ giá thành nhiều hay ít, thường

đứng trước hoặc sau chi phí nguyên vật liệu.

20


Thí dụ :
CƠ CẤU GIÁ THÀNH SẢN XUẤT MỘT TẤN CỦA CTY CP ĐÔNG PHÚ

CƠ CẤU GIÁ THÀNH 1 TẤN SẢN PHẨM KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN CAO SU
KẾ HOẠCH NĂM 2010

STT

KHOẢN MỤC

1 Chi phí nguyên vật liệu TT
- Phân bón
- Vật liệu phụ, nhiên liệu
2 Chi phí nhân công trực tiếp (Phụ cấp + BH)
3 Chi phí sản xuất chung
4 Chi phí quản lý
5 Chi phí bán hàng
Trong đó Khấu hao TSCĐ
TỔNG CỘNG

Cơ cấu Z
(%)
13,1%
7,4%
5,6%

57,3%
20,9%
7,5%
1,2%
6,4%
100%

Trong cơ cấu chi phí giá thành của 1 tấn cao su khai thác và chế biến :
- Chi phí lao động (tiền lương) chiếm 57,30%,
- Chi phí chung 20,9%
- Chi phí nguyên vật liệu trồng trọt 13,1%
- Còn lại các chi phí khác chi phí sản xuất chung, chế biến, quản lý, bán
hàng.
Trong giá thành 1 tấn cao su: Chi phí tiền lương cao nhất, vỳ thế quản lý,
sử dụng…giảm chi phí tiền lương trong giá thành là rất cần thiết.
Đối với kế hoạch khoa học kỹ thuật (KHKT) có tác động, tích cực đến
việc sử dụng: Công cụ lao động hiện đại, công nghệ chế tạo tiên tiến...giảm
lao động nặng nhọc, giảm thời gian phụ...tăng năng suất lao động.
Kế hoạch hóa lao động phải dựa vào kế hoạch KHCN để dự tính lao
động cho phù hợp. Bởi khoa học công nghệ là yếu tố quan trọng nhất tác động
đến tăng năng suất lao động. Dự tính kế hoạch lao động trên cơ sở kế hoạch
kỳ báo cáovà ứng dụng KHCN đến giảm lao động.
3.2. Kế hoạch hóa lao động dựa trên cơ sở: Định mức, tổ chức lao động
khoa học.
- Định mức lao động là cơ sở để xây dựng kế hoạch lao động.
21


Như trong giáo trình: Tổ chức lao động một các khoa học đã nói kỹ nội
dung này. Ở đây chỉ nhắc lại: Định mức là cơ sở để xác định hao phí lao động

cho sản phẩm, từ đó dự tính lao động cho kỳ kế hoạch và là biện pháp quản lý
lao động có hiệu quả của các DN. Qua trình định mức lao động cũng là quá
trình phân chia qui trình công nghệ thành những bước công nghệ nhỏ từ đó
xác định mức lao động hao phí nhất định.
- Dựa trên định mức lao động để sắp xếp bố trí lao động nơi làm việc
hợp lý.
Trên cơ sở mức lao động đã xác định số lương, yêu cầu bậc thợ cụ thể
cho nơi làm việc từ đó để có phân công, bố trí lao động hợp lý được. Các mức
lao động phải đảm bảo phân chia các bước công việc, bố trí loại thợ tay nghề
phù hợp trong điều kiện làm việc cho người lao động thường xuyên phấn đấu
nâng cao tay nghề, tăng năng suất lao động, tăng tiền lương.
- Để vượt mức lao động, tăng năng suất càng đòi hỏi phải tổ chức lao
động khoa học từ mỗi nơi làm việc trên dây chuyền sản xuất. Bởi vì nơi làm
việc được bố trí khoa học tạo điều kiện cho người lao động làm việc thoải
mái, bớt căng thẳng, bớt các thao tác thừa, bớt thời gian phụ tăng thời gian
chính chế tạo sản phẩm.
- Định mức lao động là căn cứ tính lương sản phẩm cho người lao
động. Không có định mức lao động không thể trả lương theo sản phẩm.
Lsp = q x Đg
Lsp: Lương sản phẩm của người lao động.
q: Số sản phẩm của người lao động làm được đã nghiệm thu trong đợ vị
thời gian.
Đg : Đơn giá lương tính cho một sản phẩm.
Đơn giá lương sản phẩm đưc tính:
Lcbcv
Đg = –––––––
Qn
Trong đó : Lcbcv là lương cấp bậc công việc của bậc thợ cho công việc
nào đó.
Qn: Số lượng sản phẩm định mức cho một ca làm việc.

22


Ngoài hình thức lương sản phẩm từ cơ sở mức biên chế cho những
công việc không định mức được người ta trả lương theo thời gian.
- Tổ chức khoa học nơi làm việc mà mục đích nhằm tạo điều kiện làm
việc về không gian và thời gian cho nhiều lao động có các nghề khác nhau và
trình độ tay nghề khác nhau cùng tham gia sản xuất đạt hiệu quả cao nhất. Tổ
chức lao động là đơn vị (tổ, đôi, phân xưởng...), cơ sở để xác địnhkhối lượng
công việc, số lao động cần cho các nơi làm việc một cách hợp lý.
3.3. Kế hoạch hóa lao động là cơ sở lập kế hoạch: Tiền lương, đào tạo
nguồn lao động, tuyển dụng, cho thôi việc.
- Từ kế hoạch lao động để tính toán quĩ lương.
- Từ bảng cân đối lao động để thấy thừa thiếu, lao động cụ thể ở các
bộ phận và toàn bộ doanh nghiệp.
- Có kế hoạch cụ thể tuyển dụng, đào tạo lao động cho thích ứng,
cũng từ đó tính đến các giải pháp cho lao động nghỉ hưu, nghỉ mất sức,
cho chuyển công tác hoặc cho nghỉ việc.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kế hoạch hóa lao động
4.1.Các yếu tố về tăng năng suất lao động
Thứ nhất: Các nhóm yếu tố về KHCN
Như chúng ta đã biết quá trình CNH- HĐH đất nước chính là đấp ứng
để tăng năng suất lao động xã hội và trong các ngành, các DN rên cơ sở trình
độ KHCN phát triển cao và các yếu tố liên quan khác. Trong đó vai trò của
yếu tố KHCN rất lớn đến tăng năng suất lao động.
Các thành tưu của KHCN được đưa vào ứng dụng sản xuất: Công cụ
lao động, nguyên liệu sản xuất, phương pháp sản xuất mới đã đem lại kết quả
tăng sản lương, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các sản phẩm phục vụ cho
đời sống con người ngày một nâng cao. Đó chính là kết quả KHCN đưa năng
suất lao động không ngừng tăng lên.Ngược lại khi năng suất lao động tăng lên

sẽ tạo điều kiện thúc đẩy KHCN phát triển hơn nữa. Đây cũng là điều liện
KHCN trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, C.Mác đã từng nói: “ Thiên
nhiên không tạo ra máy móc, đầu máy xe lửa, điện báo. Tất cả những thứ đó
23


là thành quả của bộ óc con người, được bàn tay con người tạo ra, là sức mạnh
tri thức đã được vật hóa. Sự phát triển của vốn cố định là chỉ tiêu cho thấy
rằng, tri thức xã hội chung đã biến thành lực lượng sản xuất trực tiếp với mức
độ nào đó và do đó cũng là chỉ tiêu nói lên mức độ phụ thuộc và biến đổi
chính những điều kiện của hoạt động xã hội với trí tuệ chung…” (C.Mác và
F. Ang ghen - Toàn tập).
Ở đây chúng ta cũng cần làm rõ các nội dung của KHCN. KHCN là tập
hợp từ mang ý nghĩa về khoa học và công nghệ khác nhau
Về khoa học:
- Là quá trình nghiên cứu, tìm tòi phát hiện hiện định luật của các lĩnh
vựctự nhiên và xã hội khác nhau. Thí dụ: Khoa học tự nhiên toán học, vậy lý,
hóa học...Sinh học: Biến đổi gien, di truyền…
- Là các nghiên cứu làm ra các máy móc thiết bị, công cụ lao động hoặc
các sản phẩm phục vụ lợi ích cho nhu cầu xã hội: Tầu thủy, đầu máy xe lửa,
máy dệt, otoo, máy bay, tầu vũ trụ...điện ảnh, điện thắp sáng, máy hát, điện
thoại, ti vi, mấy vi tính và thông tin điện tử ngày nay.
Công nghệ:là quá trình chuyển giao các phương pháp thực hiện từ các
kết quả nghiên cứu khoa học, ký thuật ứng dụng vào sản xuất và đời sống.
Đó chính là cách thức, những qui trình chế tạo, để làm ra một sản phẩm nào
đó, một công việc nào đó...gọi là công nghệ.
Chẳng hạn như: Qui trình công nghệ chế biến chè của các nhà máy chè
phải: Vò, ủ, xao, vò, xấy và dóng gói, tất cả sử dụng mấy móc thiết bị cơ khí
hóa tự động hóa trong dây chuyền sản xuất.
Hay công nghệ sản xuất xi măng cúa nhà máy Xi măng Hoàng Thạch:

Đập đất sét, đập đá vôi, qua nghiền, lò nung…đóng bao. Để thực hiện qui
trình công nghệ này DN phải bố trí các mấy móc thiết bị: Máy đập đá vôi,
máy đất sét, máy nghiền than, máy nghiền xi măng, lò nung và khâu hoàn
chỉnh máy cân đo, máy đóng gói bao bì xi măng. Dây chuyền sản xuất của
nhà máy tiên tiến, hiện đại: cơ khí hóa tất cả các công đoạn và tự động hóa
khâu sản xuất chính. Từ trung tâm thông qua máy tính điện tử, thiết bị xử lý
24


vi tính, hệ thống sơ đồ công nghệ gắn đèn chỉ dẫn, tình trạng hoạt động của
thiết bị có camera quan sát giúp lao động điều hành.
Thực hiện CNH- HĐH hiện nay chủ yếu đưa KHCN váo sản xuất theo
hướng:
* Điện tử và tin học:
* Tự động hóa (Tự động hoa theo chức năng sản xuất, theo chế độ làm
việc liên tục, điều khiển kỹ thuật số, lập trình, roobots…)
* Vật liệu mới (Các vật liêu thay thế có tính chịu đựng cao nhiệt độ, độ
cứng…, các bán dẫn, siêu dẫn chế tạo phụ kiện cho tầu vũ trụ, kính thiên văn,
năng lương mặt trời, máy vi tính...)
* Năng lượng (Đa dạng hóa các nguồn năng lượng dầu mỏ, than, điện
hạt nhân, năng lượng gió, mặt trời, dầu sinh học...).
* Công nghệ sinh học (Công nghệ vi sinh, kỹ thuật gien, nuôi cấy tế
bào, công nghệ chế biến thực phẩm…).
Đối với các DN có sự lựa chọn ứng dụng KHCN mới vào sản xuất cho
phù hợp thực tế về vốn, trình độ lao động. Ứng dụng KHCN vào sản xuất để
đảm bảo: Sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường trong nước, xuất khẩu về
chất lượng sản phẩm và giá thành.
- Yêu cầu kỹ thuật của từng loại sản phẩm, công việc. Từ đó cần có các
loại lao động về số lượng, trình độ tay nghề, loại thợ đáp ứng.
- Tính ổn định của sản phẩm để tuyển dụng, đào tạo lao động cho phù

hợp
- Tính đặc thù của sản phẩm liên quan đến lao động đặc thù, với nguồn
nguyên liệu thay đổi.
Thứ hai: Nhóm các nhân tổ về tổ chức quản lý kinh tế trong các doanh
nghiệp.
- Về tổ chức và quản lý kinh tế, trong đó quản lý nhân sự với các DN
thuộc các thành phần kinh tế.
* Qui mô các loại DN: Lớn, Vừa và nhỏ
* DN trong các ngành kinh tế.
25


×