Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Tìm hiểu về nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về bảo vệ môi trường tại công viên hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.7 KB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÔ THỊ

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Chuyên ngành: Kinh tế – Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Đề tài : Tìm hiểu về nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về bảo vệ
môi trường tại công viên Hòa Bình
Sinh viên : Đoàn Ngọc Minh
Lớp : Kinh tế Quản lý Tài nguyên và Môi trường 54
Khoá : 54
Hệ : CQ
Người hướng dẫn : 1) TS. Bùi Hùng
Khoa Môi trường & Đô thị, ĐHKTQD
2) ThS. Đoàn Văn Khoa
Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Tin học và Trắc địa Bản
đồ Bình Minh

Hà Nội, tháng 5 năm 2016


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Bùi Hùng

MỤC LỤC

SV: Đoàn Ngọc Minh

Lớp Kinh tế Quản lý TN&MT 54



Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Bùi Hùng

DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU

SV: Đoàn Ngọc Minh

Lớp Kinh tế Quản lý TN&MT 54


Chuyên đề thực tập

4

GVHD: TS. Bùi Hùng

LỜI MỞ ĐẦU
1.1.

Tính cấp thiết của chuyên đề:

Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và cũng là
kinh đô của rất nhiều vương triều Việt cổ. Do đó, lịch sử Hà Nội gắn liền với sự thăng
trầm của lịch sử Việt Nam qua các thời kì. Hà Nội là thành phố lớn nhất Việt Nam về
diện tích với 3328,9 km2. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008,
Hà Nội hiện nay gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành. Hiện nay, Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm kinh tế - xã hội đặc biệt quan trọng của Việt
Nam. Hà Nội dồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với 7.500.000

người (năm 2015). Hiện nay, thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là đô thị loại
đặc biệt của Việt Nam.
Hà Nội đóng vai trò vô cùng lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Theo đó, trong năm 2015, kinh tế thủ đô có chuyển biến rất tích cực, đạt kết quả
khá. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 9,24% - mức tăng cao nhất trong 4
năm trở lại đây và đạt kế hoạch của năm 2015. Quy mô GRDP đạt khoảng 27,6 tỷ
USD, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 3.600 USD - gấp 1,8 lần so với năm 2010.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế và cơ sở hạ tầng, Hà Nội
cũng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong các vấn đề về môi trường như: ô
nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm tiếng ồn, hiện tượng đảo nhiệt… Vì
vậy, hệ thống công viên, vườn hoa, cây xanh, sông hồ trong nội đô có ảnh hưởng sâu
sắc đến môi trường sống và đời sống của người dân. Hệ thống này có tác dụng điều
tiết, giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực từ những vấn đề môi trường đã nêu trên.
Để hệ thống này hoạt động hiệu quả, người dân thủ đô cần phải có nhận thức đầy đủ
trong vấn đề bảo vệ môi trường.
Công viên Hòa Bình là một trong rất nhiều các công viên, vườn hoa tại Hà Nội,
mới được đưa vào hoạt động năm 2010. Công viên được xây dựng trong khu vực có
các khu đô thị mới nên hứa hẹn sẽ phục vụ nhu cầu cho một số lượng lớn người dân.
Vì vậy, việc điều tra, tìm hiểu nhận thức của người dân tại đây là rất cần thiết. Chuyên
đề: “Tìm hiểu về nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về bảo vệ môi trường tại
công viên Hòa Bình” sẽ làm rõ vấn đề này.

SV: Đoàn Ngọc Minh

Lớp Kinh tế Quản lý TN&MT 54


Chuyên đề thực tập

5


GVHD: TS. Bùi Hùng

Mục tiêu nghiên cứu:
− Điều tra, đánh giá nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về bảo vệ môi
trường.
− Đề xuất ra các hoạt động, biện pháp nhằm giúp người dân nhận thức rõ ràng hơn
tầm quan trọng của bảo vệ môi trường công viên Hòa Bình
− Kêu gọi người dân, nhất là thanh niên và trẻ em quanh công viên vào các công
việc giúp bảo vệ môi trường và cải thiện cảnh quan môi trường công viên.
1.3.
Đối tượng nghiên cứu:
1.2.

Đối tượng nghiên cứu là người dân khu vực xung quanh công viên và các đối
tượng ra công viên đi bộ và giải trí, bao gồm: học sinh, sinh viên các trường đại học
khu vực lân cận, người dân trong các khu dân cư gần công viên và các đối tượng khác
(được điều tra ngay tại công viên).
Phạm vi nghiên cứu:

1.4.

Phạm vi nghiên cứu là công viên Hòa Bình và các khu dân cư lân cận từ tháng 3
đến tháng 4/2016.
Phương pháp nghiên cứu:

1.5.

Bao gồm các phương pháp sau: phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn
cá nhân trực tiếp.

Phương pháp quan sát: là phương pháp ghi lại có kiểm soát các sự kiện hoặc các
hành vi ứng xử của con người. Phương pháp này thường được dùng kết hợp với
các phương pháp khác để kiểm tra chéo độ chính xác của dữ liệu thu thập.
− Phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp: người điều tra đến gặp trực tiếp đối
tượng được điều tra để phỏng vấn theo một bảng câu hỏi đã soạn sẵn. Áp dụng
khi hiện tượng nghiên cứu phức tạp, cần phải thu thập nhiều dữ liệu; khi muốn
thăm dò ý kiến đối tượng qua các câu hỏi ngắn gọn và có thể trả lời nhanh được,

1.6.
Kết cấu chuyên đề:


Chuyên đề “Tìm hiểu về nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về bảo vệ
môi trường tại công viên Hòa Bình” bao gồm ba chương:



Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo vệ môi trường tại Việt Nam
Chương II: Thực trạng về nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về bảo

SV: Đoàn Ngọc Minh

Lớp Kinh tế Quản lý TN&MT 54


Chuyên đề thực tập

6

GVHD: TS. Bùi Hùng


vệ môi trường tại công viên Hòa Bình
− Chương III: Các giải pháp nâng cao nhận thức, thái độ và hành vi của người
dân nhằm bảo vệ môi trường công viên Hòa Bình
Để hoàn thành tốt chuyên đề này, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Công ty Cổ phần
Công nghệ Tin học và Trắc địa Bản đồ Bình Minh và TS. Bùi Hùng đã hết lòng giúp
đỡ tôi trong quá trình thực tập.

SV: Đoàn Ngọc Minh

Lớp Kinh tế Quản lý TN&MT 54


Chuyên đề thực tập

7

GVHD: TS. Bùi Hùng

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện, không sao
chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác; nếu sai phạm tôi xin chịu kỷ
luật với Nhà trường.
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2016
Ký tên

SV: Đoàn Ngọc Minh

Lớp Kinh tế Quản lý TN&MT 54



Chuyên đề thực tập

8

GVHD: TS. Bùi Hùng

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TẠI VIỆT NAM
1.1.

Khái quát về môi trường:

1.1.1. Môi trường:
a) Định nghĩa:

Môi trường là khái niệm có nội hàm vô cùng rộng và được sử dụng trong nhiều
lĩnh vực khác nhau. Trong cuộc sống người ta dùng nhiều khái niệm môi trường như
môi trường sư phạm, môi trường xã hội, môi trường giáo dục… Môi trường theo định
nghĩa thông thường “là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội trong đó
con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người hay
sinh vật ấy”; là “sự kết hợp toàn bộ hoàn cảnh hoặc điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng
tới sự tồn tại, phát triển của một thực thể hữu cơ”.
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì “Môi trường là một tổ hợp các yếu
tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống nào đó. Chúng tác động
lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể
coi là một tập hợp, trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con. Môi trường
của một hệ thống đang xem xét cần phải có tính tương tác với hệ thống đó” hay có một
định nghĩa rõ ràng hơn như: “Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã
hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động

sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các
thể chế”.
Theo Luật Bảo vệ Môi trường 2014, tại khoản 1 Điều 3 thì “Môi trường là hệ
thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát
triển của con người và sinh vật”.
Với định nghĩa trên thì “môi trường” được tạo thành bởi vô số các yếu tố vật
chất. Trong số đó, những yếu tố vật chất tự nhiên như đất, nước, không khí, ánh sáng,
âm thanh, các hệ thực vật, hệ động vật có ý nghĩa đặc biệt và quan trọng hơn cả.
Những yếu tố này được coi là những thành phần cơ bản của môi trường. Chúng hình
thành và phát triển theo những quy luật tự nhiên vốn có và nằm ngoài khả năng quyết

SV: Đoàn Ngọc Minh

Lớp Kinh tế Quản lý TN&MT 54


Chuyên đề thực tập

9

GVHD: TS. Bùi Hùng

định của con người. Con người chỉ có thể tác động tới chúng trong chừng mực nhất
định. Môi trường tự nhiên cung cấp các nguồn tài nguyên tự nhiên cho con người như
không khí để thở; nước được sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất kinh doanh; đất để
xây dựng nhà cửa, trồng cây, chăn nuôi, các loại khoáng sản cho sản xuất, tiêu thụ và
là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp giải trí tăng khả
năng sinh lý của con người. Bên cạnh những yếu tố vật chất tự nhiên, môi trường còn
bao gồm cả những yếu tố nhân tạo. Những yếu tố này do con người tạo ra nhằm tác
động tới các yếu tố thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu của bản thân mình, như: hệ

thống đê điều, các công trình nghệ thuật, các công trình văn hoá kiến trúc mà con
người từ thế hệ này sang thế hệ khác dựng nên.
Tóm lại, môi trường của một khách thể bao gồm các vật chất, điều kiện hoàn
cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh khách thể này
hay các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng.
b) Thành phần:

Thành phần môi trường hết sức phức tạp, trong môi trường chứa đựng vô số các
yếu tố hữu sinh và vô sinh, vì vậy khó mà diễn đạt hết các thành phần môi trường.
Ở tầm vĩ mô để xét thì thành phần môi trường có thể chia ra 5 quyển sau đây:


Khí quyển:

Khí quyển là vùng nằm ngoài vỏ trái đất với chiều cao từ 0 - 100 km. Trong khí
quyển tồn tại các yếu tố vật lý như nhiệt, áp suất, mưa, nắng, gió, bão. Khí quyển chia
thành nhiều lớp theo độ cao tính từ mặt đất, mỗi lớp có các yếu tố vật lý, hóa học khác
nhau. Tầng sát mặt đất có các thành phần: khoảng 79% là Nitơ; 20% oxy; 0,93%
Argon; 0,02% Ne; 0,03% CO2; 0,005% He; một ít Hydro, trong không khí còn có hơi
nước và bụi. Khí quyền là bộ phận quan trọng của môi trường, nó được hình thành sớm
nhất trong quá trình kiến tạo trái đất.


Thạch quyển:

Địa quyển chỉ phần rắn của trái đất có độ sâu từ 0 - 60 km tính từ mặt đất và độ
sâu từ 0 - 20km tính từ đáy biển, người ta gọi đó là lớp vỏ trái đất. Thạch quyển chứa
đựng các yếu tố hoá học, như các nguyên tố hoá học, các hợp chất rắn vô cơ, hữu cơ.
Thạch quyển là cơ sở cho sự sống.



Thuỷ quyển :

SV: Đoàn Ngọc Minh

Lớp Kinh tế Quản lý TN&MT 54


Chuyên đề thực tập

10

GVHD: TS. Bùi Hùng

Là nguồn nước dưới mọi dạng. Nước có trong không khí, trong đất, trong ao hồ,
sông, biển và đại dương. Nước còn ở trong cơ thể sinh vật. Tổng lượng nước trên hành
tinh khoảng 1,4 tỷ Km3, nhưng khoảng 97% trong đó là ở đại dương, 3% là nước ngọt,
tập trung phần lớn ở các núi băng thuộc bắc cực và Nam cực. Như vậy lượng nước
ngọt mà con người có thể sử dụng được chiếm tỷ lệ rất ít của thuỷ quyển. Nước là
thành phần môi trường cực kỳ quan trọng, con người cần đến nước không chỉ cho sinh
lý hàng ngày mà còn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ ở mọi lúc mọi nơi.


Sinh quyển:

Sinh quyển bao gồm các cơ thể sống (các loài sinh vật) và những bộ phận của
thạch quyển, Thủy quyển và Khí quyển tạo nên môi trường sống của các cơ thể sống.
Ví dụ các vùng rừng, ao hồ, đầm lầy, nơi đang tồn tại sự sống. Sinh quyển có các thành
phần hữu sinh và vô sinh quan hệ chặt chẽ và tương tác phức tạp với nhau. Đặc trưng
cho hoạt động của sinh quyển là các chu trình trao đổi chất và các chu trình năng

lượng.


Trí quyển:

Từ khi xuất hiện con người và xã hội loài người, do bộ não người ngày càng
hoàn thiện nên trí tuệ con người ngày càng phát triển, nó được coi như công cụ sản
xuất chất xám đã tạo nên một lượng vật chất to lớn, làm thay đổi diện mạo của hành
tinh chúng ta. Chính vì vậy, ngày nay người ta thừa nhận sự tồn tại của một quyển mới,
là trí quyển, bao gồm các bộ phận trên trái đất, tại đó có tác động của trí tuệ con người.
Trí quyển là một quyển năng động.
Sự phân chia cấu trúc của môi trường thành các quyển trên đây cũng rất tương
đối. Thực ra trong lòng mỗi quyển đều có mặt các phần quan trọng của quyển khác,
chúng bổ sung cho nhau rất chặt chẽ.
c) Tính chất:

Hệ thống môi trường có những đặc trưng cơ bản sau đây:


Tính cơ cấu (cấu trúc) phức tạp

Hệ thống môi trường (gọi tắt là hệ môi trường) bao gồm nhiều phần tử (thành
phần) hợp thành. Các phần tử đó có bản chất khác nhau (tự nhiên, kinh tế, dân cư, xã
hội) và bị chi phối bởi các quy luật khác nhau, đôi khi đối lập nhau.
Cơ cấu của hệ môi trường được thể hiện chủ yếu ở cơ cấu chức năng và cơ cấu

SV: Đoàn Ngọc Minh

Lớp Kinh tế Quản lý TN&MT 54



Chuyên đề thực tập

11

GVHD: TS. Bùi Hùng

bậc thang. Theo chức năng, người ta có thể phân hệ môi trường ra vô số phân hệ.
Tương tự như vậy, theo thứ bậc (quy mô), người ta cũng có thể phân ra các phân hệ từ
lớn đến nhỏ.
Dù theo chức năng hay theo thứ bậc, các phần tử cơ cấu của hệ môi trường
thường xuyên tác động lẫn nhau, quy định và phụ thuộc lẫn nhau (thông qua trao đổi
vật chất - năng lượng - thông tin) làm cho hệ thống tồn tại, hoạt động và phát triển. Vì
vậy, mỗi một sự thay đổi, dù là rất nhỏ, của mỗi phần tử cơ cấu của hệ môi trường đều
gây ra một phản ứng dây chuyền trong toàn hệ, làm suy giảm hoặc gia tăng số lượng và
chất lượng của nó.


Tính động

Hệ môi trường không phải là một hệ tĩnh, mà luôn luôn thay đổi trong cấu trúc,
trong quan hệ tương tác giữa các phần tử cơ cấu và trong từng phần tử cơ cấu. Bất kì
một sự thay đổi nào của hệ đều làm cho nó lệch khỏi trạng thái cân bằng trước đó và hệ
laị có xu hướng lập lại thế cân bằng mới. Đó là bản chất của quá trình vận động và phát
triển của hệ môi trường. Vì thế, cân bằng động là một đặc tính cơ bản của môi trường
với tư cách là một hệ thống. Đặc tính đó cần được tính đến trong hoạt động tư duy và
trong tổ chức thực tiễn của con người.


Tính mở


Môi trường, dù với quy mô lớn nhỏ như thế nào, cũng đều là một hệ thống mở.
Các dòng vật chất, năng lượng và thông tin liên tục “chảy” trong không gian và thời
gian (từ hệ lớn đến hệ nhỏ, từ hệ nhỏ đến hệ nhỏ hơn và ngược lại: từ trạng thái này
sang trạng thái khác, từ thế hệ này sang thế hệ nối tiếp, v.v…). Vì thế, hệ môi trường
rất nhạy cảm với những thay đổi từ bên ngoài, điều này lý giải vì sao các vấn đề môi
trường mang tính vùng, tính toàn cầu, tính lâu dài (viễn cảnh) và nó chỉ được giải quyết
bằng nỗ lực của toàn thể cộng đồng, bằng sự hợp tác giữa các quốc gia, các khu vực
trên thế giới với một tầm nhìn xa, trông rộng vì lợi ích của thế hệ hôm nay và các thế
hệ mai sau.


Khả năng tự tổ chức và điều chỉnh

Trong hệ môi trường, có các phần tử cơ cấu là vật chất sống (con người, giới
sinh vật) hoặc là các sản phẩm của chúng. Các phần tử này có khả năng tự tổ chức lại

SV: Đoàn Ngọc Minh

Lớp Kinh tế Quản lý TN&MT 54


Chuyên đề thực tập

12

GVHD: TS. Bùi Hùng

hoạt động của mình và tự điều chỉnh để thích ứng với những thay đổi bên ngoài theo
quy luật tiến hoá, nhằm hướng tới trạng thái ổn định.

Đặc tính cơ bản này của hệ môi trường quy định tính chất, mức độ, phạm vi can
thiệp của con người, đồng thời tạo mở hướng giải quyết căn bản, lâu dài cho các vấn đề
môi trường cấp bách hiện nay (tạo khả năng tự phục hồi của các tài nguyên sinh vật đã
suy kiệt, xây dựng các hồ chứa và các vành đai cây xanh, nuôi trồng thuỷ và hải sản,
v.v…)
d) Chức năng:

Môi trường có ba chức năng cơ bản sau đây:


Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật.

Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi một người đều cần một không gian nhất định
để phục vụ cho các hoạt động sống như: nhà ở, nơi nghỉ, nơi để sản xuất...Như vậy
chức năng này đòi hỏi môi trường phải có một phạm vi không gian thích hợp cho mỗi
con người. Không gian này lại đòihỏi phải đạt đủ những tiêu chuẩn nhất định về các
yếu tố vật lý, hoá học, sinh học, cảnh quan và xã hội.
Yêu cầu về không gian sống của con người thay đổi tuỳ theo trình độ khoa học
và công nghệ. Tuy nhiên, trong việc sử dụng không gian sống và quan hệ với thế giới
tự nhiên, có 2 tính chất mà con người cần chú ý là tính chất tự cân bằng, nghĩa là khả
năng của các hệ sinh thái có thể gánh chịu trong điều kiện khó khăn nhất và tính bền
vững của hệ sinh thái.


Môi trường là nơi cung cấp các nhu cầu về tài nguyên cho con người như đất,
đá, tre, nứa, tài nguyên sinh vật.

Trong lịch sử phát triển, loài người đã trải qua nhiều giai đoạn. Bắt đầu từ khi
con người biết canh tác cách đây khoảng 14-15 nghìn năm, vào thời kỳ đồ đá giữa cho
đến khi phát minh ra máy hơi nước vào thế kỷ thứ XVII, đánh dấu sự khởi đầu của

công cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong mọi lĩnh vực.
Nhu cầu của con người về các nguồn tài nguyên không ngừng tăng lên về cả số
lượng, chất lượng và mức độ phức tạp theo trình độ phát triển của xã hội. Chức năng
này của môi trường còn gọi là nhóm chức năng sản xuất tự nhiên gồm:


Rừng tự nhiên: có chức năng cung cấp nước, bảo tồn tính đa dạng sinh học và
độ phì nhiêu của đất, nguồn gỗ củi, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh thái.

SV: Đoàn Ngọc Minh

Lớp Kinh tế Quản lý TN&MT 54


Chuyên đề thực tập







13

GVHD: TS. Bùi Hùng

Các thuỷ vực: có chức năng cung cấp nước, dinh dưỡng, nơi vui chơi giải trí và
các nguồn thuỷ hải sản.
Động - thực vật: cung cấp lương thực, thực phẩm và các nguồn gen quý hiếm.
Không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, nước, gió: có chức năng duy trì các

hoạt động trao đổi chất.
Các loại quặng, dầu mỏ: cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho các hoạt động
sản xuất...
Môi trường là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải của con người trong quá
trình sử dụng các tài nguyên thải vào môi trường.

Trong quá trình sống Trong quá trình sống, con người luôn đào thải ra các chất
thải vào môi trường. Tại đây các chất thải dưới tác động của vi sinh vật và các yếu tố
môi trường khác sẽ bị phân huỷ, biến đổi từ phức tạp thành đơn giản và tham gia vào
hàng loạt các quá trình sinh địa hoá phức tạp.
Trong thời kỳ sơ khai, khi dân số của nhân loại còn ít, chủ yếu do các quá trình
phân huỷ tự nhiên làm cho chất thải sau một thời gian biến đổi nhất định lại trở lại
trạng thái nguyên liệu của tự nhiên. Sự gia tăng dân số thế giới nhanh chóng, quá trình
công nghiệp hoá, đô thị hoá làm số lượng chất thải tănglên không ngừng dẫn đến chức
năng này nhiều nơi, nhiều chổ trở nên quá tải, gây ô nhiễm môi trường.
Khả năng tiếp nhận và phân huỷ chất thải trong một khu vực nhất định gọi là
khả năng đệm (buffer capacity) của khu vực đó. Khi lượng chất thải lớn hơn khả năng
đệm, hoặc thành phần chất thải có nhiều chất độc, vi sinh vật gặp nhiều khó khăn trong
quá trình phân huỷ thì chất lượng môi trường sẽ giảm và môi trường có thể bị ô nhiễm.
Chức năng này có thể phân loại chi tiết như sau:
Chức năng biến đổi lý - hoá học (phân huỷ hoá học nhờ ánh sáng, hấp thụ, tách
chiết các vật thải và độc tố)
• Chức năng biến đổi sinh hoá (sự hấp thụ các chất dư thừa, chu trình ni tơ và
cacbon, khử các chất độc bằng con đường sinh hoá)
• Chức năng biến đổi sinh học (khoáng hoá các chất thải hữu cơ, mùn hoá, amôn
hoá, nitrat hoá và phản nitrat hoá).


Ngoài ra, môi trường còn có một số chức năng quan trọng sau đây:



Môi trường là nơi làm giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con
người và các sinh vật trên trái đất

SV: Đoàn Ngọc Minh

Lớp Kinh tế Quản lý TN&MT 54


Chuyên đề thực tập

14

GVHD: TS. Bùi Hùng

Môi trường trái đất được xem là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con
người. Bởi vì chính môi trường trái đất là nơi:
Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử trái đất, lịch sử tiến hoá của vật chất và
sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người.
• Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tín chất tín hiệu và báo động
sớm các hiểm hoạ đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như phản ứng
sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến tự nhiên và các hiện tượng
tai biến tự nhiên, đặc biệt như bão, động đất, núi lửa...
• Cung cấp và lưu giữ cho con người các nguồn gen, các loài động thực vật, các
hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh quan có giá trị thẩm mỹ để
thưởng ngoạn, tôn giáo và văn hoá khá
− Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người


Các thành phần trong môi trường còn có vai trò trong việc bảo vệ cho đời sống

của con người và sinh vật tránh khỏi những tác động từ bên ngoài như: tầng Ozon
trong khí quyển có nhiệm vụ hấp thụ và phản xạ trở lại các tia cực tím từ năng lượng
mặt trời.
e) Phân loại:

Hiện nay, có rất nhiều cách khác nhau để phân loại môi trường.



Phân loại theo chức năng:
Môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh
học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con
người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả không khí, động, thực vật, đất,nước…
Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cây, chăn
nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng cần cho sản xuất, tiêu thụ và
là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải, cung cấp cho ta cảnh để giải trí, làm cho cuộc
sống con người thêm phong phú.


Môi trường xã hội

Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ xã hội giữa người với người, đó là
những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định… Ở các cấp khác nhau như: Liên Hiệp Quốc,
hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm,

SV: Đoàn Ngọc Minh

Lớp Kinh tế Quản lý TN&MT 54



Chuyên đề thực tập

15

GVHD: TS. Bùi Hùng

các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể… Môi trường xã hội định hướng hoạt động của
con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự
phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.











Môi trường nhân tạo: Tất cả những thứ do con người tạo ra, làm thành những
tiện nghi cho cuộc sống như: tivi, xe đạp, xe máy, máy bay, nhà, khu trung cư,
đô thị, công viên nước...
Phân loại theo quy mô: Theo không gian địa lý ta có:
Môi trường toàn cầu (Toàn thế giới).
Môi trường khu vực. Ví dụ: Châu Á, Đông Nam Á.
Môi trường Quốc Gia. Ví dụ: Việt Nam, Nhật Bản.
Môi trường vùng. Ví dụ: miền bắc nước ta.

Môi trường địa phương. Ví dụ: Thành phố Hà Nội, Tỉnh Lai Châu.
Phân loại theo mục đích nghiên cứu sử dụng:
Môi trường theo nghĩa rộng

Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho
sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước,
ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...


Môi trường theo nghĩa hẹp

Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao
gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con
người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy
của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như
Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định bất thành
văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính
các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định.
Phân loại theo thành phần:
Theo thành phần tự nhiên thì môi trường được chia ra làm 4 loại: đất, nước,
không khí, biển.
− Theo thành phần dân cư thì môi trường được chia ra làm 2 loại: thành thị và
nông thôn.
f) Mối quan hệ của môi trường và phát triển kinh tế - xã hội:


Môi trường và phát triển kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít. Phát triển
kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con

SV: Đoàn Ngọc Minh


Lớp Kinh tế Quản lý TN&MT 54


Chuyên đề thực tập

16

GVHD: TS. Bùi Hùng

người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất
lượng văn hoá. Mà môi trường cung cấp nguyên liệu và không gian cho sản xuất xã
hội. Sự giàu nghèo của mỗi nước phụ thuộc khá nhiều vào nguồn tài nguyên : Rất
nhiều quốc gia phát triển chỉ trên cơ sở khai thác tài nguyên để xuất khẩu đổi lấy ngoại
tệ, thiết bị công nghệ hiện đại,... Có thể nói, tài nguyên nói riêng và môi trường tự
nhiên nói chung (trong đó có cả tài nguyên) có vai trò quyết định đối với sự phát triển
bền vững về kinh tế ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương.


Thứ nhất, môi trường không những chỉ cung cấp “đầu vào” mà còn chứa đựng
“đầu ra” cho các quá trình sản xuất và đời sống.

Hoạt động sản xuất là một quá trình bắt đầu từ việc sử dụng nguyên, nhiên liệu,
vật tư, thiết bị máy móc, đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật khác, sức lao động của con
người để tạo ra sản phẩm hàng hoá. Những dạng vật chất trên không phải gì khác, mà
chính là các yếu tố môi trường.
Các hoạt động sống cũng vậy, con người ta cũng cần có không khí để thở, cần
có nhà để ở, cần có phương tiện để đi lại, cần có chỗ vui chơi giải trí, học tập nâng cao
hiểu biết... Những cái đó không gì khác là các yêu tố môi trường.
Như vậy chính các yếu tố môi trường (yếu tố vật chất kể trên - kể cả sức lao

động) là “đầu vào” của quá trình sản xuất và các hoạt động sống của con người. Hay
nói cách khác: môi trường là “đầu vào” của sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, cũng phải
nói rằng môi trường tự nhiên cũng có thể là nơi gây ra nhiều thảm hoạ cho con người
(thiên tai), và các thảm hoạ này sẽ tăng lên nếu con người gia tăng các hoạt động mang
tính tàn phá môi trường, gây mất cân bằng tự nhiên.
Ngược lại môi trường tự nhiên cũng lại là nơi chứa đựng, đồng hoá “đầu ra” các
chất thải của các quá trình hoạt động sản xuất và đời sống. Quá trình sản xuất thải ra
môi trường rất nhiều chất thải (cả khí thải, nước thải, chất thải rắn). Trong các chất thải
này có thể có rất nhiều loại độc hại làm ô nhiễm, suy thoái, hoặc gây ra các sự cố về
môi trường. Quá trình sinh hoạt, tiêu dùng của xã hội loài người cũng thải ra môi
trường rất nhiều chất thải. Những chất thải này nếu không được xử lý tốt cũng sẽ gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng.


Thứ hai, môi trường liên quan đến tính ổn định và bền vững của sự phát triển
kinh tế - xã hội.

SV: Đoàn Ngọc Minh

Lớp Kinh tế Quản lý TN&MT 54


Chuyên đề thực tập

17

GVHD: TS. Bùi Hùng

Phát triển kinh tế - xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và
tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội,

nâng cao chất lượng văn hoá. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ chặt
chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên
nhân tạo nên các biến đổi của môi trường.
Trong hệ thống kinh tế - xã hội, hàng hoá được di chuyển từ sản xuất đến lưu
thông, phân phối và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của nguyên liệu, năng lượng,
sản phẩm, chất thải. Các thành phần đó luôn luôn tương tác với các thành phần tự
nhiên và xã hội của hệ thống môi trường đang tồn tại trong địa bàn đó.
Tác động của con người đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo
môi trường tự nhiên hoặc có lợi là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần
thiết cho quá trình cải tạo đó, nhưng có thể gây ra ô nhiễm môi trường tự nhiên hoặc
nhân tạo.
Mặt khác, môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triển kinh tế
- xã hội thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên - đối tượng của sự phát triển
kinh tế - xã hội hoặc gây ra các thảm họa, thiên tai đối với các hoạt động kinh tế - xã
hội trong khu vực.
Để phát triển, dù là giàu có hay nghèo đói đều tạo ra khả năng gây ô nhiễm môi
trường. Vấn đề ở đây là phải giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa phát triển và bảo vệ
môi trường.


Thứ ba, môi trường có liên quan tới tương lai của đất nước, dân tộc.

Như trên đã nói, bảo vệ môi trường chính là để giúp cho sự phát triển kinh tế
cũng như xã hội được bền vững. kinh tế - xã hội phát triển giúp chúng ta có đủ điều
kiện để đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững độc lập chủ quyền của dân tộc. Điều đó
lại tạo điều kiện ổn định chính trị xã hội để kinh tế - xã hội phát triển. bảo vệ môi
trường là việc làm không chỉ có ý nghĩa hiện tại, mà quan trọng hơn, cao cả hơn là nó
có ý nghĩa cho tương lai. Nếu một sự phát triển có mang lại những lợi ích kinh tế trước
mắt mà khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, huỷ hoại môi trường, làm cho các thế
hệ sau không có điều kiện để phát triển mọi mặt (cả về kinh tế, xã hội, thể chất, trí tuệ,

con người...), thì sự phát triển đó phỏng có lợi ích gì ! Nếu hôm nay thế hệ chúng ta
không quan tâm tới, không làm tốt công tác bảo vệ môi trường, làm cho môi trường bị
huỷ hoại thì trong tương lai, con cháu chúng ta chắc chắn sẽ phải gánh chịu những hậu

SV: Đoàn Ngọc Minh

Lớp Kinh tế Quản lý TN&MT 54


Chuyên đề thực tập

18

GVHD: TS. Bùi Hùng

quả tồi tệ.
Nhận thức rõ điều đó, trong bối cảnh chúng ta bước vào thời kỳ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, Bộ Chính trị ban chấp hành TW Đảng CS Việt Nam đã ra
Chỉ thị 36/CT/TW ngày 25/6/1998 về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước". Ngay những dòng đầu tiên, Chỉ thị đã
nêu rõ: “bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại; là
nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xoá đói giảm nghèo ở mỗi
nước, với cuộc đấu tranh vì hoà bình và tiến bộ trên phạm vi toàn thế giới". Như vậy
bảo vệ môi trường có ý nghĩa hết sức lớn lao đối với sự nghiệp phát triển của đất nước.
Mục tiêu “dân giàu, nước mạch, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” không thể thực
hiện được nếu chúng ta không làm tốt hơn nữa công tác bảo vệ môi trường.
1.1.2. Chất lượng môi trường:
Chất lượng môi trường là một điều kiện quan trọng cho sự phát triển của con
người và các sinh vật sống, được đo thông qua các chỉ tiêu đánh giá chất lượng đất,
không khí, nước… Ví dụ như đánh giá chất lượng môi trường nước thông qua chỉ tiêu

DO (hàm lượng oxigen hòa tan), COD (nhu cầu oxigen hóa học), BOD (nhu cầu
oxigen sinh hóa)…
Gần đây tại Việt Nam, suy giảm chất lượng môi trường đang là một vấn đề thời
sự. Vì vậy, cải thiện chất lượng môi trường là hoạt động cần được quan tâm và đẩy
mạnh trong thời gian tới.
1.1.3. Ô nhiễm môi trường:
a) Định nghĩa:

Theo Luật Bảo vệ Môi trường 2014, tại khoản 8 Điều 3 định nghĩa: “Ô nhiễm
môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy
chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người
và sinh vật”.
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc
năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến
sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm
bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa
hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.

SV: Đoàn Ngọc Minh

Lớp Kinh tế Quản lý TN&MT 54


Chuyên đề thực tập

19

GVHD: TS. Bùi Hùng

Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng

độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con
người, sinh vật và vật liệu.
b) Các dạng ô nhiễm chính:

Dưới đây là các hình thức ô nhiễm và các chất ô nhiễm liên quan:


Ô nhiễm không khí:

Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi
quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi
khó chịu, giảm thị lực khi nhìn xa do bụi.


Ô nhiễm nước:

Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều tiêu cực của các tính chất vật lý – hoá
học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn
nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong
nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng
lo ngại hơn ô nhiễm đất.


Ô nhiễm đất:

Ô nhiễm môi trường đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm
lượng vượt quá giới hạn thông thường)do các hoạt động chủ động của con người như
khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ
sâu quá nhiều,... hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm. Phổ biến nhất trong các loại
chất ô nhiễm đất là hydrocacbon, kim loại nặng, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, và các

hydrocacbon clo hóa.
Ô nhiễm phóng xạ
Ô nhiễm tiếng ồn: bao gồm tiếng ồn do xe cộ, máy bay, tiếng ồn công nghiệp
Ô nhiễm sóng: do các loại sóng như sóng điện thoại, truyền hình... tồn tại với
mật độ lớn.
− Ô nhiễm ánh sáng: hiện nay con người đã sử dụng các thiết bị chiếu sáng một
cách lãng phí ảnh hưởng lớn tới môi trường như ảnh hưởng tới quá trình phát
triển của động thực vật
c) Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường:




SV: Đoàn Ngọc Minh

Lớp Kinh tế Quản lý TN&MT 54


Chuyên đề thực tập

20

GVHD: TS. Bùi Hùng

Tổ chức Bảo vệ môi trường Green Cross của Thụy Sĩ và Viện Blacksmith của
Mỹ đã công bố kết quả nghiên cứu và đưa ra 10 nguyên nhân ô nhiễm môi trường gây
tác hại nghiêm trọng nhất trên thế giới:


Khai thác vàng thủ công:


Với phương tiện đơn giản nhất như quặng vàng trộn lẫn với thủy ngân, hỗn hợp
này sẽ được nung chảy, thủy ngân bốc hơi, chất còn lại là vàng. Hậu quả, người khai
thác hít khí độc, còn chất thải thủy ngân gây ô nhiễm, môi trường, tích tụ trong cây cối,
động vật và từ đó lan sang chuỗi thực phẩm.


Ô nhiễm mặt nước:

Dân số tăng, tài nguyên nước ngày càng khan hiếm và bị ô nhiễm nặng nề. Con
người bị nhiễm độc có thể do uống phải nước hoặc ăn thức ăn bị nhiễm độc.


Ô nhiễm nước ngầm:

Tại các khu đô thị, việc chọn vị trí đổ chất thải hoặc nhà vệ sinh làm không tốt
nên chất độc cũng như các tác nhân gây bệnh có thể ngấm vào nguồn nước ngầm.
Ngoài ra, các loại dầu máy thải, chất tẩy rửa, thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học dùng
trong nông nghiệp cũng gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.


Ô nhiễm không khí do môi trường sống;

Hơn 50% dân số thế giới, chủ yếu ở các nước đang phát triển, sử dụng than, củi
và rơm rạ để đun nấu. Đây là nguyên nhân gây 3 triệu ca tử vong hằng năm trên thế
giới và 4% trường hợp bị đau ốm. Việc đun nấu thường diễn ra ở một khu vực chật
chội, không có hệ thống thoát khí.


Khai khoáng công nghiệp:


Khó khăn lớn nhất là xử lý chất thải dưới dạng đất đá và bùn. Chất thải này có
thể có các hóa chất độc hại mà người ta sử dụng để tách quặng khỏi đất đá. Chất thải ở
các mỏ thường có các hợp chất sulfid-kim loại, chúng có thể tạo thành axít, với khối
lượng lớn chúng có thể gây hại đối với đồng ruộng và nguồn nước ở xung quanh. Bùn
từ các khu mỏ chảy ra sông suối có thể gây ùn tắc dòng chảy từ đó gây lũ lụt.


Các lò nung và chế biến hợp kim:
Trong quá trình sản xuất và chế biến các kim loại như đồng, ni-ken, kẽm, bạc,

SV: Đoàn Ngọc Minh

Lớp Kinh tế Quản lý TN&MT 54


Chuyên đề thực tập

21

GVHD: TS. Bùi Hùng

cobalt, vàng và cadmium, môi trường bị ảnh hưởng nặng bởi các chất thải như:
hydrofluor, sunfua đioxit, nitơ oxit khói độc cũng như các kim loại nặng như chì,
arsen, chrom, cadmium, ni-ken, đồng và kẽm. Một lượng lớn axit sunfuaric được sử
dụng để chế biến. Chất thải rắn độc hại cũng gây hại đến môi trường. Thông thường
con người hít thở các chất độc hại này hoặc chúng thâm nhập vào chuỗi thực phẩm.


Chất thải phóng xạ và chất thải từ việc khai thác urani:


Chất phóng xạ được sử dụng để sản xuất điện, dùng trong lĩnh vực quân sự và y
học. Việc xử lý chất thải phóng xạ từ các lò phản ứng dưới dạng thanh đốt vô cùng khó
khăn. Việc chôn vĩnh viễn loại chất thải này hầu như là chuyện không thể. Quá trình
khai thác urani tuy không tạo ra chất thải phóng xạ nguy hiểm, nhưng lại tạo ra một
lượng lớn chất thải có lượng phóng xạ tương đối thấp.


Nước thải không được xử lý:

Ở nhiều vùng, phân người và nước thải sinh hoạt không được xử lý nước thải
mà quay trở lại vòng tuần hoàn của nước. Nước thải không được xử lý chảy vào sông
rạch và ao hồ gây thiếu hụt ôxy làm cho nhiều loại động vật và cây cỏ không thể tồn
tại. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong năm 2008, có khoảng 2,6 tỉ người
không được tiếp cận với các công trình vệ sinh. Đây chính là nguyên nhân vì sao ở các
TP, nước bị ô nhiễm nặng nề bởi chất bài tiết của con người. Mỗi năm có khoảng 1,5
triệu người chết liên quan đến nước thải không được xử lý.


Ô nhiễm không khí ở các đô thị:

Khí thải từ xe máy, ô tô, các nhà máy điện, khu công nghiệp chứa nhiều hợp
chất độc hại và bụi mịn. Những chất này khi phản ứng với ánh sáng mặt trời hình thành
những hợp chất mới, ví dụ ozon, loại khí này ở gần mặt đất rất độc hại.
Theo dự đoán của WHO, mỗi năm có khoảng 865.000 trường hợp tử vong do ô
nhiễm không khí gây nên.


Sử dụng lại bình ắc quy:


Ắc quy ô tô có nhiều tấm chì ngâm trong axít có thể nạp điện để sử dụng nhiều
lần. Những bình ắc quy cũ này thường được vận chuyển từ các nước giàu sang các
nước nghèo thuộc thế giới thứ ba để tái sử dụng. Việc tháo gỡ các bình ắc quy này
được thực hiện hết sức thủ công và không bảo đảm điều kiện an toàn nên thường xảy ra

SV: Đoàn Ngọc Minh

Lớp Kinh tế Quản lý TN&MT 54


Chuyên đề thực tập

22

GVHD: TS. Bùi Hùng

các vụ ngộ độc chì đối với những lao động tiếp xúc trực tiếp với bình ắc quy cũ. Ngoài
ra, về lâu dài, nó còn gây ngộ độc mãn tính: chì tích tụ dần do khối lượng rất nhỏ qua
hệ thống hô hấp và tích tụ ở xương.
d) Hậu quả của ô nhiễm môi trường:

Ô nhiễm môi trường có thể gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề cho con
người và các sinh vật sống trên trái đất:
Ô nhiễm nước là nguyên nhân xảy ra hiện tượng "thủy triều đỏ", gây ô nhiễm
nặng nề và làm chết ngạt các sinh vật sống ở môi trường nước.
− Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và “sương mù”, gây nhiều
bệnh cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu rừng
và các cánh đồng.
− Làm tăng mạnh hiện tượng hiệu ứng nhà kính, điều này sẽ thúc đẩy quá trình
nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng



Nếu không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà kính thì trong vòng 30 năm
tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m. Có nhiều khả năng lượng CO2 sẽ tăng
gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất
diễn ra nhanh chóng. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,60 °C, và mỗi
thập kỷ sẽ tăng 0,30 °C. Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua
nhiệt độ Trái Đất tăng 0,40 °C. Tại hội nghị khí hậu tại châu Âu được tổ chức gần đây,
các nhà khí hậu học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050 nhiệt độ của Trái
Đất sẽ tăng thêm 1,5 – 4,50 °C nếu như con người không có biện pháp hữu hiệu để
khắc phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính.


Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người.

Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng, đau
ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn
uống bằng nước bẩn chưa được xử lý ở các nước đang phát triển. Các chất hóa học và
kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư không thể chữa trị.


Các loài động vật có thể xâm lấn,cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm
nguy hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học.

1.1.4. Bảo vệ môi trường:

SV: Đoàn Ngọc Minh

Lớp Kinh tế Quản lý TN&MT 54



Chuyên đề thực tập

23

GVHD: TS. Bùi Hùng

Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp,
cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả
xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và
tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc gia về tài nguyên và môi trường, thống nhất quản
lý bảo vệ môi trường trong cả nước, có chính sách đầu tư, bảo vệ môi trường, có trách
nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ,
phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về bảo vệ môi trường. Luật Bảo vệ Môi
trường 2014 của Việt Nam ghi rõ tại khoản 1 Điều 4: “Bảo vệ môi trường là trách
nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân”.
1.2.

Thực tiễn về môi trường và bảo vệ môi trường:

1.2.1. Trên thế giới:
Hiện nay môi trường đang bị đe dọa trầm trọng vì tình hình thế giới phát triển
càng lúc càng cao, các nhà máy, công trình, xưởng sản xuất mỗi ngày thải ra ngoài môi
trường rất nhiều khí thải, chất thải nguy hại, dẫn đến môi trường bị đe dọa ô nhiễm.
Môi trường toàn cầu hiện nay đầy những yếu tố, nào là hạn hán, đói kém, thiên tai, lũ
lụt.


Nguồn nước đang bị khan hiếm


Hiện nay trên trái đất, diện tích nước chiếm tới khoảng 70% bề mặt, tuy nhiên chỉ
có khoảng 2% là nước phù hợp cho tiêu dùng, được coi là nước tinh khiết. Nước được
xem là một dạng tài nguyên được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Vấn đề nhắc tới là
lượng nước sạch đến với mọi người trên thế giới là không đều.
Nhiều khu vực vẫn phụ thuộc vào lượng nước mưa dự trữ, tuy nhiên nếu khí hậu
biến đổi thì nguồn nước cung cấp từ thiên nhiên là vô cùng khan hiếm, dẫn đến khan
hiếm nước cho sinh hoạt. Tuy nhiên có nơi lại lũ lụt thiên tai, lũ quét làm phá hủy hệ
sinh thái tự nhiên và nhân tạo trong khu vực.
Ngoài ra, một trong những mối quan tâm lớn về y tế liên quan trực tiếp với vấn đề
môi trường này là việc tiếp cận với nước sạch. Rất ít người trên toàn thế giới có thể
truy cập nguồn nước uống. Điều này gây ra một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho
những người dân sống ở khu vực đó.


Nạn phá rừng

SV: Đoàn Ngọc Minh

Lớp Kinh tế Quản lý TN&MT 54


Chuyên đề thực tập

24

GVHD: TS. Bùi Hùng

Ngày nay thiên tai lũ lụt, hạn hán ngày càng nặng nề, đáng cảnh bảo, nguyên nhân
sâu xa là do phần rừng bị khai thác một cách vô tội vạ. Nạn phá rừng hầu như xảy ra

trên toàn thế giới, các tổ chức cây xanh trên thế giới đã cảnh báo rất nhiều về việc tàn
phá hệ sinh thái cây xanh sẽ ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu.
Cuộc sống phát triển, nhu cầu tiêu thụ nhu yếu phẩm, thực phẩm tăng lên, dẫn
đến con người phải phá bỏ nhiều diện tích rừng cho việc trồng trọt. Xã hội phát triển,
các đô thị, thành phố lớn mọc ra khiến các cánh rừng bị thay thế bới các tòa cao ốc.
Khai thác khoáng sản, dầu và các tài nguyên khác cũng dẫn đến nạn phá rừng
Với nạn phá rừng làm cho nhiều loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Xói lở đất,
biến đổi khí hậu đáng kể và trong một số trường hợp thiên tai như sạt lở đất và lũ quét
có thể là do, trực tiếp hoặc gián tiếp phá rừng .


Sự biến đổi khí hậu toàn cầu

Sự tăng nhiệt độ trái đất đáng kể trong những năm vừa qua đang làm cho thế giới
không an tâm. Biến đổi khí hậu trên thế giới dẫn đến thiên tai, động đất, sóng thần, lũ
lụt ngày càng xuất hiện với mật độ nhiều và nặng hơn.
Những báo cáo về sự tăng nhiệt độ trong mùa hè, mùa đông không đủ lạnh và khối
lượng đất đóng băng cũng giảm. Toàn bộ thế giới bị ảnh hưởng bởi sâu rộng trong tự
nhiên. Ảnh hưởng của nó không chỉ gây tử vong cho con người mà còn cho các loài
khác sống ở hành tinh này.


Quản lý chất thải nguy hại

Quản lý chất thải nguy hại liên kết chặc chẽ với phát triển dân số nhanh chóng trên
toàn thế giới và tỷ lệ tiêu thụ, chất thải, và quản lý của nó đã trở thành một vấn đề lớn
trên thế giới. Việc xử lý chất thải được tạo ra trong nhiều hình thức, mà có thể được
phân loại rộng rãi trong hai hình thức. Một số chất thải phân hủy sinh học và một số
không như vậy.
Vấn đề mất gốc trong lối sống của chúng ta, đó là chuyển động nhanh và nhẫn

tâm trong suy nghĩ và hành động. Vấn đề này thể hiện rõ ràng hơn xung quanh các
vùng đô thị của thế giới. Các giải pháp sửa chữa nhanh chóng của các bãi chôn lấp và
các trung tâm tái chế không được chứng minh. Trong thực tế, tràn đầy các bãi chôn lấp,
đặc biệt là ở các nền kinh tế phát triển trên thế giới, đang gây ra sức khỏe nghiêm trọng
hơn và các vấn đề môi trường trong khu vực.

SV: Đoàn Ngọc Minh

Lớp Kinh tế Quản lý TN&MT 54


Chuyên đề thực tập



25

GVHD: TS. Bùi Hùng

Đa dạng sinh học và sử dụng đất

Đa dạng sinh học có nghĩa là sự đa dạng của cuộc sống tồn tại trong bất kỳ khu
vực nhất định. Hôm nay với dân số ngày càng tăng và nhu cầu ngày càng tăng cho các
nhu cầu cơ bản, đa dạng sinh học đang bị đe dọa ở nhiều khu vực trên thế giới. Nhu
cầu cao cho quần áo, thực phẩm và nơi sinh ở đã dẫn đến một mô hình sử dụng đất sai
lệch.
Đất canh tác cho nông nghiệp hiện nay đang ít dần, cộng với nhiều vùng miền
đang thiếu nước canh tác, hoặc nước nhiểm mặn không thế canh tác.Nhiều đất canh tác
có thể dẫn đến các vấn đề về tình trạng thiếu nước và xâm nhập mặn đất. Điều này
cũng dẫn đến các vấn đề khác như khai thác quá nhiều . Họ có thể để trồng thực phẩm

hoặc các loại ngũ cốc hoặc thậm chí cả cây, nhưng những ảnh hưởng của sự thay đổi
đó có ảnh hưởng lâu dài và gây hại cho môi trường làm cho các vấn đề môi trường
ngày càng nghiêm trọng.


Hóa chất, chất thải độc hại và kim loại nặng

Nhiều chất thải được tạo ra bởi con người có chứa một lượng cao các hóa chất
và các chất độc. Chúng có tác động xấu đến môi trường. Các vấn đề của mưa axít là
một ví dụ. Một số hóa chất và kim loại nặng có một hiệu ứng có thể gây tử vong trên
con người cũng như đời sống động vật.Cần được chăm sóc thực hiện để ngăn chặn điều
này xảy ra. Định mức phát thải nghiêm ngặt kiểm soát và các quy định cần phải được
thực hiện để bảo vệ hệ sinh thái cũng như sức khỏe của con người từ vấn đề chết người
này. Tái tạo nguồn năng lượng không tái tạo năng lượng, nhu cầu và tiêu thụ của họ là
một nguyên nhân của vấn đề môi trường xung quanh hành tinh .


Khoa học Di truyền

Là một vấn đề rất nhạy cảm và rất gây tranh cãi. Khoa học đã giúp con người rất
nhiều và đã đạt được nhiều bước đột phá về y học, công nghệ, y tế, thông tin liên lạc,
vv . Trong thực tế, tất cả các khía cạnh của đời sống con người được cải thiện rất nhiều
với sự giúp đỡ của khoa học. Sửa đổi di truyền của thực vật, động vật và có lẽ ngay cả
con người trong tương lai gần có thể gây ra thiệt hại nhiều hơn lợi.
1.2.2. Tại Việt Nam:
a) Thực trạng về môi trường:

SV: Đoàn Ngọc Minh

Lớp Kinh tế Quản lý TN&MT 54



×