Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

9 phần mềm trên web thú vị nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 78 trang )

TUẦN BÁO TIN HỌC 27
TỪ NGÀY 18 ĐẾN 25.1.2008
77 TRANG , DUNG LƯỢNG 2.80 mb

9 phần mềm trên web thú vị nhất
Cuộc cách mạng Web 2.0 thay đổi hoàn toàn cách làm việc khi các ứng dụng đều chạy trên nền tảng web.
Không phải download về máy - tất cả những gì bạn cần chỉ là trình duyệt và kết nối Internet.
Thử cùng điểm danh… ngược top 9 ứng dụng hữu ích và cũng kì lạ nhất nhé!

9. Qipit - Scan ảnh chụp và chuyển sang định dạng PDF qua đường email
Chụp một bức ảnh của một văn bản bất kì, hoặc thậm chí bảng viết bằng điện thoại di động và gửi qua email
đến qipit.com, site này sẽ scan, chuyển sang định dạng PDF và lưu trữ trực tuyến.
1


Qipit không phải là ứng dụng trực tuyến thú vị nhất, nhưng ít nhất cũng giúp các bức ảnh độ phân giải thấp
từ mobile phone trở nên… có giá hơn. Ngoài ra, Qipit còn cho phép bạn fax ảnh và tài liệu trực tuyến.

8. Ning - Công cụ thiết kế mạng xã hội trực tuyến miễn phí
Ning là bộ công cụ WYSIWYG (What-You-See-Is-What-You-Get: Những gì bạn thấy là những gì bạn nhận
được) cực kì trực quan, cho phép người dùng tạo nên một mạng xã hội của riêng mình với đầy đủ chức năng:
đăng kí người dùng, lý lịch, dự đoán, blog, album ảnh và thậm chí cả tên miền cá nhân.
Mặc dù vài khách hàng phàn nàn về sự ì ạch khi load các trang chứa nhiều nội dung, Ning thực sự là ứng
dụng web đáng giá, dễ làm quen và dễ dùng.

7. Jott - Làm mọi việc bằng giọng nói thay vì gõ tay
2


Ứng dụng web khá kì lạ này cho phép bạn gọi điện thoại đến máy chủ, sau đó phần mềm cài đặt trên máy
chủ sẽ tự động nhận dạng giọng nói và chuyển thành các kí tự thông thường, từ đó gửi qua email của bạn.


Các cuộc điện thoại này có thể chỉ là nhắc lịch làm việc, nhưng cũng có thể là một đoạn văn bản, hoặc thậm
chí một bài viết blog hoàn chỉnh...
Điểm đáng phàn nàn duy nhất: cước phí điện thoại giá... trên trời, và dịch vụ chỉ chấp nhận tiếng Anh.

6. Anywhere.FM - Nghe nhạc trực tuyến của .. chính bạn
Dịch vụ hosting miễn phí Anywhere.FM khác với các dịch vụ thông thường như yousendit, rapidshare ở chỗ:
site này cho phép người dùng upload (gửi lên) không giới hạn dung lượng file định dạng MP3, sau đó “phát
lại” trực tuyến ngay trên trình duyệt.
Có lẽ trong tương lai gần, dịch vụ này sẽ tính phí, nhưng tại sao không tận hưởng trong khi nó vẫn còn ..
miễn phí? Tất nhiên, giới hạn duy nhất của Anywwhere.FM nằm ở chất lượng đường truyền của chính bạn.

3


5. Doodle - Lên lịch gặp mặt cho các sự kiện lớn
Lại một ứng dụng web khá kì khôi nữa - Doodle giúp bạn lên lịch gặp mặt cho hàng trăm con người cùng
một lúc. Chỉ cần tạo phiếu thăm dò ý kiến chứa ngày giờ có thể tổ chức sự kiện, Doodle sẽ tự động gửi phiếu
tới tất cả khách mời nhằm thống nhất thời gian cuộc gặp.

4. Netvibes - Tự tạo trang chủ của trình duyệt web
Mỗi trình duyệt đều có trang chủ (startpage) đặc trưng, như FireFox với trang tìm kiếm Google FireFox, hay
Opera với trang quick dial. Bạn cũng có thể tạo trang chủ cho riêng mình với bộ công cụ Netvibes, chứa mọi
thông tin từ tin thời sự tới giá chứng khoán, email…

4


3. Zoho Suite - Ứng dụng Office trên nền web
Mặc dù Google Docs được khá nhiều người biết tới như đối thủ tiềm tàng của Microsoft Office, nhưng sản
phẩm của Zoho thực sự vượt trội về mặt chức năng: từ Word, Excel, Powerpoint, Email, Chat, Wiki, hội thảo

từ xa qua web… Tất cả những chức năng trên đều miễn phí chỉ với một kết nối Internet và trình duyệt bất kì.

2. Meebo - Chat bằng web
Meebo có lẽ không quá xa lạ với các chatter Việt Nam. Website này cho phép đăng nhập và chat với nhiều
mạng khác nhau, từ Yahoo tới MSN, ICQ, Jabber.. mà không cần mất thời gian download những phần mềm
chat rườm rà và nặng nề.

5


1. Remember the Milk - Nhắc nhở và quản lý công việc cá nhân qua web
Đứng đầu danh sách các ứng dụng web thú vị nhất là gói ứng dụng có cái tên khá ấn tượng: Remember the
Milk. Với giao diện hiện đại và chức năng thuận tiện, dễ sử dụng, bạn sẽ chợt nhận ra quá trình lên kế hoạch
làm việc của mình thực sự thú vị đến mức nào!
Theo Dân Trí

8 ấn tượng của mạng xã hội 2007
Năm 2007, bên cạnh sự chuyển mình của rất nhiều lĩnh vực khác trong đời sống, thế giới công nghệ cũng
chứng kiến nhiều sự kiện diễn ra suốt 12 tháng.

6


Ban nhạc rock Radiohead (Anh) chơi trội với phương thức tự
bỏ giá cho album. Sự kiện này đang dấy nên một cuộc tranh
luận sôi nổi trên Internet
Dưới đây là bình chọn 8 sự kiện được cho là có ảnh hưởng của năm 2007 do cộng đồng thành viên của các
mạng xã hội (social networking) phát triển nhất như MySpace, Facebook... bình chọn.
Có thể nhiều người sẽ cảm thấy sự bình chọn này hơi khác thường, bởi ngoài iPhone thì gần như không có
sản phẩm nào được coi là đột phá của năm qua - hoặc có nhiều sự kiện không kém phần nổi bật nhưng không

được đưa vào danh sách này. Nhưng đây chính là một nét đặc biệt, bởi ở đây chủ yếu nhắc đến những sự
kiện có ảnh hưởng tới mạng xã hội và các công nghệ liên quan. Tuy là sự kiện đã xảy ra nhưng dường như
đây là những hé lộ về tương lai của internet và sự phát triển công nghệ viễn thông trong năm 2008 sắp đến.
1. Nền tảng di động Android của Google
Giống như Apple với sản phẩm iPhone, dường như Google đã lựa chọn cách không tiết lộ một chút nào về
chiếc điện thoại Google phone cho tới khi nó được chính thức xuất hiện. Nhưng cuối cùng thì cũng ít nhiều
có những hé lộ về dự án Gphone khi hãng tìm kiếm internet số một thế giới này cho phép các nhà thiết kế
độc lập sử dụng phần mềm mới toanh mang tên Android hồi tháng 11. Android sẽ là nền tảng của một thế hệ
điện thoại di động trong tương lai. Được coi là nền tảng giải quyết được những hạn chế của hai cái tên thống
trị nhiều năm qua: Windows Mobile và Symbian, những người đứng đầu Google không ngần ngại khẳng
định bước tấn công đầu tiên vào thị trường điện thoại di động của họ sẽ thành công tốt đẹp. Tuy nhiên mọi
thứ sẽ chỉ thực sự ngã ngũ vào năm 2008 khi những chiếc điện thoại di động đầu tiên sử dụng nền tảng
Android được ra mắt người sử dụng.
2. Facebook và "vết nhơ" Beacon
Vốn được coi là một trong những trang web xã hội thành công và nghiêm túc nhất. Nhưng sự kiện Facebook
phải thừa nhận dịch vụ tiếp thị hàng hoá Beacon của họ đã xâm phạm tính cá nhân hơn so với những gì đưa
ra trước đó đã phủ bóng đen lên cộng đồng công dân mạng xã hội năm 2007. "Khả năng" theo dõi các hoạt
động của người dùng không chỉ trên Facebook mà cả những trang web thành viên và cả khi họ đã truy xuất
khỏi Facebook của Beacon đã khiến một làn sóng phẫn nộ dấy lên trong và ngoài thế giới ảo. "Một trong
những yếu tố khiến mạng xã hội phát triển là kích thích năng lực và biểu hiện cá nhân. Nhưng những gì mà
Beacon gây ra đã vượt qua cái giới hạn mong manh của sự hỗ trợ và can thiệp đời tư!" Phát biểu của website
MoveOn.org tiêu biểu cho những khó chịu của rất nhiều thành viên Facebook. Người ta vẫn chờ đợi những
động thái sửa sai của Facebook nhưng rõ ràng là chiến lược quảng cáo của hãng đã thất bại với Beacon.
3. Đấu giá mạng băng thông rộng 700 MHz
Google tiếp tục là tâm điểm của công nghệ thông tin và dân mạng năm qua với sự kiện đấu giá mạng băng
thông rộng 700 MHz của Uỷ ban quản lý truyền thông Mỹ FCC với cái giá 4,6 tỉ đôla. Đây tiếp tục là một
nước cờ chiến lược của gã khổng lồ internet với mục tiêu hiện thực hoá khái niệm mới mà họ đưa ra: open
network (mạng mở). Microsoft sẽ "trả đũa" đối thủ ngày một nguy hiểm này như thế nào khi mà rõ ràng là
Google đã tự khẳng định rằng phần mềm cho các thiết bị di động chính là vũ khí mạnh nhất mà họ sẽ sử
dụng để cạnh tranh với những người tiếp bước Bill Gates.

4. "Đế chế" MySpace bành trướng thị trường giải trí
7


Chắc chắn là chỉ cách đây một đến hai năm khó ai, kể cả các chuyên gia trong lĩnh vực giải trí có thể tưởng
tượng được cái viễn cảnh một website sẽ tạo ảnh hưởng mạnh tới các bảng xếp hạng âm nhạc thế giới, thậm
chí còn tạo cho mình một bảng xếp hạng riêng uy tín chẳng kém Billboard. "MySpace đã trở thành sàn diễn
tự do và đòi hỏi cao nhất sự thể hiện tài năng cá nhân của các nghệ sĩ độc lập mới bước chân vào con đường
âm nhạc.", một nhà phê bình phát biểu trên RollingStone.

Trong năm qua hàng loạt ban nhạc và nghệ sĩ xuất thân từ MySpace đã có mặt trên các bảng xếp hạng chính
thống và khuynh đảo kênh MTV. Cứ nhìn trường hợp của OneRepublic sẽ thấy, một ban nhạc rock lại được
producer da màu đang ăn khách Timbaland mời thực hiện album để rồi ca khúc của họ liên tục được phát
sóng và hâm mộ.
5. iPhone - Không có gì để bàn thêm
Chắc chắn đây là một trong những từ khoá được sử dụng và nhắc đến nhiều nhất trên thế giới trong năm
2007 vừa qua. Chính thức có mặt trên thị trường hồi tháng 6, chiếc điện thoại di động công nghệ cảm biến
của hãng Apple đã tạo ra theo nó cả một cuộc cách mạng trong công nghệ, thiết kế cũng như văn hoá sử
dụng.

8


Cho dù có những ì xèo về việc giảm giá cũng như những lỗi sử dụng không tránh được nhưng với việc cuộc
chạy đua phần mềm crack iPhone trên khắp thế giới đã khiến cho sản phẩm công nghệ đỉnh cao này có mặt ở
rất nhiều quốc gia trong đó có cả Việt Nam với sự đón nhận nồng nhiệt của dân đam mê công nghệ. Thậm
chí người ta còn chưa thể tưởng tượng được cái gì sẽ là phần tiếp theo của iPhone.
6. Yahoo! thử nghiệm Mash
Với những người đã coi blog là một phần của cuộc sống thì sự kiện Mash được coi là một trong những sự
kiện đáng quan tâm nhất của năm 2007.


Cùng với rất nhiều những nỗ lực khác nhằm nâng thị phần của mình trong lĩnh vực mạng xã hội, Yahoo! đã
quyết định nâng cấp dịch vụ Yahoo!360 lên "một tầm cao mới" với Yahoo! Mash. Đây là sự kiện trực tiếp
ảnh hưởng tới các blogger Việt nam khi mà Y!360 từ lâu đã trở thành một kênh thông tin và chia sẻ quá quen
9


thuộc với họ. Vẫn đang trong quá trình thử nghiệm nhưng Mash đã nhận được khá nhiều khen chê. Chắc
chắn cuộc đua trong năm 2008 còn nóng lắm bởi các nhà cung cấp dịch vụ còn quá nhiều thứ chưa tung ra.
7. Joost và văn hoá truyền hình mới
Với YouTube người ta có thể chia sẻ video nhưng với Joost người sử dụng thực sự được biết tới một thứ văn
hoá truyền hình mới.

Xem, thưởng thức, bình luận và thậm chí là trực tiếp sản xuất và phát sóng chương trình truyền hình, thực sự
những gì phần mềm này hướng tới đang nâng cấp hơn nữa tính tương tác của những tiện ích Internet. Tất
nhiên lượng người sử dụng ghê gớm cùng những tiện ích của Joost đã khiến nó nhận được sự tài trợ của
những cái tên rất lớn như Nike hay Coca Cola.
8. Radiohead chơi trội
Ban nhạc rock Anh quốc đã thực hiện một chiêu thức quảng bá chưa từng có với album mới phát hành In
Rainbows của mình đó là cho phép người nghe tự bỏ giá cho album mình mua dù đó là cái giá bao nhiêu đi
nữa. Sự kiện này đã khiến cho rất nhiều nghệ sĩ, nhà sản xuất cũng như chính người hâm mộ ban nhạc phải
sửng sốt bởi nếu bỏ giá 0 pound thì họ vẫn được nhận bản MP3 của album với không một lời phàn nàn nào.
Rõ ràng là khi mà cuộc tranh cãi về sở hữu trí tuệ trên internet đang có những biến động thì hành động của
Thom Yorke và các bạn anh là rất thức thời. Ở cái thời mà chẳng cần tới một nhà sản xuất cũng "phát hành"
được album thì việc kiếm tiền bằng bán CD đã bắt đầu trở nên lỗi thời rồi. Liệu Radiohead có phải người
tiên phong cho một phong trào tương tự vào năm tới?
Theo SGTT

Avatar: đâu phải nhỏ như con thỏ...
10



(Zing) - … Bởi nó chính là hình ảnh đại diện, giới thiệu xì-tai của bạn trên thế giới ảo, với toàn thể cư dân
trong không gian ba chiều.

Philip Linden - avatar của Philip Rosedale, người sáng lập
nên Second Life.
Muôn hình muôn sắc với avatar
Avatar là một trong những yếu tố hấp dẫn nhất của Second Life (SL). Trong thế giới thực, bạn phải ăn mặc
và làm tóc cho phù hợp với bối cảnh và người mà mình sẽ gặp. Ở thế giới ảo cũng vậy, bề ngoài sẽ nói lên
chút gì đó về bạn và những gì bạn muốn người khác nghĩ về mình.
Dĩ nhiên, trong SL, mọi thứ thuộc vẻ bên ngoài được gói gọn trong: tóc, quần áo, vóc dáng và thậm chí là
giới tính và kiểu cách. Đặc biệt, với những người điều hành công việc kinh doanh trên SL, “mặt tiền” luôn
được họ chăm chút khá kỹ.
Thử bắt đầu với avatar của Mitch Kapor, chủ tịch của Linden Lab, nhà tiên phong về máy tính và là nhà đầu
tư cho bảng tính Lotus 1-2-3. Ông có một avatar khá giống chính ông ngoài đời, thậm chí những chiếc áo
“chim cò” kiểu Hawaii cũng là một phần thương hiệu của Kapor.

11


Kapor của đời thực (ảnh trên) và trong
SL (ảnh dưới)
Ông tiết lộ: trên SL, nếu bạn đang giao thiệp với người biết bạn ngoài đời thực thế nào, bạn sẽ muốn avatar
giống như chính mình vậy!
Không có gì là sai trái với chuyện “nặc danh” và “nhập vai” trong SL (SL vốn dĩ là trò chơi nhập vai trực
tuyến mà). Nhưng các thành viên cần đến những diện mạo và cách hành xử khác biệt hơn cho avatar tùy theo
mục đích riêng – giống như khi làm việc bạn có cách ăn mặc và cư xử khác với lúc vui chơi.
Khi một công ty gia nhập SL, người đứng đầu cũng theo thông lệ – tức là phải tạo một avatar trông giống
với phong cách đời thực. Đó là một trong những chỉ dấu cho biết địa vị trên thực tế ngay tại SL: nếu avatar

của bạn giống như bạn ngoài đời, bạn đang truyền đi ấn tượng mình là ai đó làm nên chuyện trong thế giới
thực. Thế nhưng nhiều người có địa vị trên thực tế lại chọn avatar khác xa với chính mình ở thế giới ảo hoặc
thậm chí biến thành những người… kỳ khôi.
Các chuyên viên thiết kế trên SL có vẻ muốn được xem như... ninja. Nếu thấy một avatar mang hình dáng
đàn ông mặc một bộ com-lê và đeo cà vạt, đeo cây kiếm dài sau lưng, bạn biết ngay đó là một nhà thiết kế.
Phụ nữ thường thích thể hiện chính mình như đàn ông trên SL. Theo cách đó, họ tránh được những lời tán
tỉnh ve vãn và những rắc rối thường thấy. Mặt khác, nhiều avatar của phe tóc dài hoàn toàn biến thành những
“quả bom” lộng lẫy cứ như các ngôi sao điện ảnh.

Avatar quyến rũ như ngôi sao điện ảnh.
Một số khác chọn đại các avatar tẻ nhạt, được sửa lại sơ sài từ những hình ảnh mặc định mà Linden cung
cấp. Thường thì các nữ doanh nhân sẽ mặc cho các avatar những bộ đồng phục gồm váy, thêm vào đó là đôi
tai cáo, cánh hoặc chiếc đuôi có lông tơ mịn màng để hoàn chỉnh ấn tượng "độc" về mình.
Nhiều doanh nhân trên SL có các tài khoản khác nhau để tiêu khiển và họ không liên kết nhân thân thực tế
với các tài khoản này. Họ muốn tự do khám phá SL chứ không thích để cho danh tiếng trong kinh doanh làm
12


“rối” những gì mình đang thực hiện. Thỉnh thoảng, họ chỉ muốn thư giãn trên thế giới ảo mà không cần gây
chú ý bằng những tin nhắn từ các đối tác làm ăn của mình.
Một avatar mang nét đẹp lạ thường luôn gây chú ý. Tên robot giết người tên Benjamin Linden này đã xuất
hiện tại hội thảo Life 2.0. Thường thì họ Linden cho biết anh ta đang làm việc ở Linden Lab. Rất có thể
avatar này dựa theo hình ảnh của nhân vật Shrike trong loạt tiểu thuyết khoa học giả tưởng The Hyperion
Cantos của Dan Simmons.

Avatar Benjamin Linden dựa theo nhân vật robot trong truyện
khoa học giả tưởng.
Còn đây là một ví dụ khác cho thế giới đa dạng của avatar – nhân vật Ziggy Figaro. Chủ nhân của nó, Mitch
Wagner đã mua lại hình ảnh này và cho sửa sang chút đỉnh nhưng lại không thấy ưng ý vì có vẻ như Wagner
không “kiểm soát” được Ziggy.

Trong đời thực, Wagner béo nên khi nhìn avatar mảnh khảnh đó, anh có cảm giác như mình đang “lừa đảo”.
Theo anh, đây là một lựa chọn mang tính cá nhân và duy mỹ, chứ không hề mang tính đạo đức gì cả. Và anh
đã cố hết sức để làm cho Ziggy giống mình trong thực tế, ngoại trừ một điều: thân hình Ziggy vẫn khác biệt
đáng kể so với Wagner “thứ thiệt” – “anh ta” săn chắc nhưng vẫn “ốm o” hơn Wagner ngoài đời nhiều.
Bạn có thể xem hai avatar của Wagner trước và sau khi điều chỉnh để thấy anh đã “o bế” vẻ ngoài của mình
trên SL thế nào.

Avatar Ziggy ban đầu của
13


Wagner

Sau khi "tân trang nhan sắc", Ziggy trông thế này...
“Giải phẫu thẩm mỹ” cho avatar
Mắt kiếng mà Ziggy đeo cũng giống hai mảnh “miểng chai” của Wagner trong thực tế - có thể đổi màu và
tính chắn sáng chỉ bằng cách click chuột. Nhưng quần áo của Ziggy thì “ngon lành” và bắt mắt hơn Wagner.
Nếu muốn thay đổi diện mạo của mình trên thế giới ảo này, có nhiều cách cho bạn lựa chọn. Bạn có thể mua
thứ gì đó rất khác với bản thân – chuyện này hoàn toàn được chấp nhận. Hãy tìm những “bộ da” bằng các
công cụ tìm kiếm. Naughty Design, nơi Wagner đã mua “bộ da” đầu tiên, sẽ cho bạn nhiều lựa chọn tuyệt
vời. Và còn có nhiều shop “da” đẹp khác gần đó nữa!
Bạn có thể thay đổi hình dáng và đặc điểm. Thật vậy, SL có khoảng 100 bộ điều chỉnh dành cho khách hàng
để bạn sửa lại “dung nhan”, kiểm soát các đặc tính như: dạng đầu, chiều dài và rộng của thân hình, độ dài
của chân tay, cỡ tay, độ lớn và khoảng cách giữa hai mắt và chỗ húp dưới mắt, chiều dài tóc và thậm chí là
chiều rộng lẫn sâu của đường kẽ giữa hai môi và mũi.

14


"Tân trang" avatar để trở thành cô dâu ảo xinh

đẹp.
Cách tốt nhất để “chỉnh hình” là đặt một tấm hình của mẫu người mà bạn thích trước mặt hoặc kéo người đó
lại đứng gần bạn, sau đó xem kỹ giữa tấm hình và avatar bạn sẽ chỉnh sửa. Với cách đó, bạn có thể sửa sang
dung mạo của avatar mà không cần phải có kỹ năng hội hoạ đặc biệt gì.
Tateru Ninu, người viết blog cho Second Life Insider, tư vấn thế này: Có thể nhờ người thân đưa ra những
gợi ý khi bạn tiến hành cuộc “giải phẩu thẩm mỹ” cho avatar, vì họ biết khuôn mặt bạn rõ hơn bạn nhiều!
Bạn có thể lưu lại định dạng cho diện mạo và thế là sẽ có một thân hình, khuôn mặt và tóc tai khác. Nếu
muốn, hãy làm một avatar thật giống bạn trong đời thực cho công việc, và một avatar khác dành cho những
sở thích/nhu cầu riêng – một con… ma cà rồng chẳng hạn.
Bạn còn có thể thuê người tạo avatar theo ý mình. Hình dưới đây là Dobbs Fredriksson – avatar đại diện cho
Jon Erickson, trưởng Ban biên tập của Dr. Dobb’s Journal (DDJ – chung một nhà xuất bản với
InformationWeek).
Avatar trông rất giống ông ấy ngoài đời. Nó được tạo ra từ đôi tay tài hoa của Rockwell Maltz – người làm
việc cho Made Men. Jon còn giắt trên vành tai một cây bút chì – đây là tác phẩm của John Jainschigg (trên
SL là John Zhaoying), cũng làm việc tại DDJ.

Avatar Jon Erickson (ảnh lớn) giống y Dobbs Fredriksson
ngoài đời (ảnh nhỏ)
Nhân tiện, bạn có để ý: các doanh nhân thường chọn tên cho avatar cũng hơi giống với tên thật của mình
không, ví dụ như Jainschigg/Zhaoying hay Dobbs Fredriksson/Jon Ericksson.
Khi đăng ký gia nhập SL, bạn sẽ được chọn một cái tên lúc tạo tài khoản. Linden Lab đưa ra một danh sách
Họ để bạn chọn và cho bạn tùy chọn bất cứ Tên nào (trong giới hạn cho phép). Thỉnh thoảng, Linden Lab rút
bớt một số tên cũ ra và bổ sung thêm tên mới.
15


Giới thiệu với bạn một vài hình ảnh tại buổi hội thảo Life 2.0 diễn ra cuối tháng 4/2007:

Ban chủ tọa hội thảo.


Toàn cảnh khu vực khán giả dự hội thảo.

16


Avatar Ziggy (cũ) của Wagner (ngồi bên
phải) trong buổi hội thảo.
Vậy còn bạn, nhìn bạn thế nào trong SL? Vì sao bạn lại lựa chọn diện mạo ấy? Nếu vẫn chưa có avatar trên
SL, bạn có từng nghĩ: bạn muốn trông mình sẽ ra sao khi gia nhập vào không gian 3D này?
An Nhiên
(Theo InformationWeek)

Powell nói: Tôi “Google”!
Zing [Phẳng] – Phong cách Powell cũng hé mở điều mới mẻ khi ta di chuyển từ một thế giới dọc sang một
thế giới phẳng, ngang hơn nhiều.
>>> Viết vội bốn từ: Thế giới là phẳng!
>>> Outsourcing: chuyện kể từ Đại Liên
>>> Homesourcing và đồng xu -sourcing
>>> Chim ưng đêm, mười năm tới?
>>> Đua hàng không = Đua ngựa?
>>> Các Zippie ở đây!
Trước khi Collin Powell từ chức Ngoại trưởng Mỹ, tôi đã tham dự một cuộc phỏng vấn có sự tham gia của
hai cố vấn báo chí của ông, ở tầng bảy của Bộ Ngoại giao.
Tôi đã không thể không hỏi rằng khi nhận ra rằng thế giới phẳng, ông đã ở đâu?
Ông trả lời bằng một từ: “Google.”
Powell nói rằng khi nhậm chức Ngoại trưởng năm 2001, ông đã không ít lần lúng túng trong xử lý thông tin.
Khi cần thông tin về một vấn đề nào đó, thí dụ về một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, ông phải gọi trợ lý và
chờ đợi, có khi đến hàng giờ, để ai đó tìm kiếm cho ông.

17



Ông nói: “Bây giờ, tôi chỉ việc gõ vào Google ‘UNSC Resolution 242’ [nghị quyết 242 của Hội đồng Bảo
An LHQ] và văn bản trên lập tức hiện lên.”
Powell giải thích rằng sau mỗi năm, ông thấy mình làm ngày càng nhiều công việc nghiên cứu của riêng
mình. Vào lúc đó, một trợ lý báo chí của ông nhận xét: “Đúng vậy, bây giờ ông không còn yêu cầu thông tin
nữa. Ông đã có thông tin rồi. Ông yêu cầu hành động.”
Là một cựu thành viên Hội đồng Quản trị của AOL, Powell cũng thường xuyên dùng e-mail để tiếp xúc với
các Ngoại trưởng các nước khác. Theo một trong các trợ lý của ông, ông vẫn thường xuyên nhắn tin cho
Ngoại trưởng Anh Jack Straw, tại các cuộc gặp thượng đỉnh, như thể họ là một đôi bạn sinh viên đại học.
Powell nói: Nhờ điện thoại di động và công nghệ không dây, tôi có thể tiếp cận bất cứ bộ trưởng Ngoại giao
nào. Ông nói tuần trước ông muốn gặp Ngoại trưởng Nga. Đầu tiên, ông đã theo dõi và gọi được ông ta trên
điện thoại di động của ông ta ở Moscow, rồi sau đó trên điện thoại di động của ông ta ở Iceland, và sau đó
trên điện thoại di động của ông ta ở Viên Chăn, Lào. “Chúng tôi có số điện thoại di động của mỗi người.” Powell nói về các Ngoại trưởng đồng nghiệp của mình.

Điểm mà tôi rút ra từ tất cả điều này là khi thế giới trở nên phẳng, các cơ cấu thứ bậc không chỉ được làm
phẳng bởi những kẻ nhỏ có khả năng hành động lớn. Chúng cũng được san phẳng bởi những người quan
trọng có thể hành động thực sự nhỏ - theo nghĩa rằng họ có khả năng tự mình làm nhiều thứ hơn nhiều.
Tôi thực sự hiểu được điều đó khi phụ tá cố vấn báo chí của Powell, một phụ nữ trẻ, dẫn tôi xuống từ văn
phòng của ông và nhận xét dọc đường rằng do có e-mail, Powell có thể tóm được cô và sếp của cô bất cứ lúc
nào, thông qua điện thoại di động BlackBerry của họ, và ông đã làm như thế.
“Tôi không thể thoát khỏi lão.” - cô nói đùa về các chỉ thị bằng e-mail liên hồi của ông. Nhưng tiếp đó, cô kể
thêm rằng cuối tuần trước, khi đang dạo phố mua hàng với vài người bạn thì cô nhận một tin nhắn tức thì từ
Powell yêu cầu cô làm công vụ nào đó. “Các bạn tôi đều bị ấn tượng.” - cô nói - “Xem này, tôi đang nói
chuyện với ngài Ngoại trưởng đấy!”

18


Đấy là cái xảy ra khi bạn di chuyển từ một thế giới dọc (mệnh lệnh và chỉ huy) sang một thế giới phẳng,

ngang hơn nhiều (kết nối và cộng tác). Sếp của bạn có thể làm việc của ông và việc của bạn. Ông ta có thể
là secretary of state: Ngoại trưởng, đồng thời là thư ký riêng của mình. Ông ta có thể chỉ thị cho bạn dù là
ngày hay đêm. Như thế, bạn chẳng bao giờ ở ngoài cuộc cả. Bạn luôn luôn ở trong cuộc. Vì thế, bạn luôn
luôn sẵn sàng.
Các sếp, nếu thích, có thể cộng tác trực tiếp hơn với nhiều nhân viên của họ hơn trước đây - bất luận họ là ai
hay họ ở đâu trong bộ máy thứ bậc. Nhưng các nhân viên cũng sẽ phải làm việc cật lực hơn nhiều, để nắm
nhiều thông tin hơn các sếp của họ.
Ngày nay, có nhiều cuộc nói chuyện giữa các sếp và nhân viên bắt đầu như thế này: “Tôi biết rồi! Tôi đã tự
Google lấy. Bây giờ tôi làm gì với nó?”
Hãy sắp xếp lại điều đó.
Thomas L. Friedman
(*) Tựa do Zing đặt lại
Trích từ “THẾ GIỚI PHẲNG, tóm lược lịch sử thế giới thế ký XXI”
(bản dịch của NXB Trẻ, 2006)

Toàn cầu hoá 3.0: Ai hưởng lợi?
[Phẳng] - Thế giới có thật sự “phẳng”, như Bill Gates và Thomas Friedman hào hứng tuyên bố?
>>> Thế giới không hoàn toàn phẳng
“The world is flat” là một cách chơi chữ của Thomas Friedman. Thông thường câu “The world/earth is flat”
được sử dụng để diễn tả quan niệm thời xa xưa, khi khoa học còn chưa phát triển và nhân loại còn tin rằng
trái đất là một cái đĩa dẹp hay là một hình vuông bằng phẳng.
Trong cuốn sách của Friedman, “The world is flat” được dùng đế ám chỉ đến một “thế giới phẳng” trong đó
các nền kinh tế bấy lâu nay vẫn bị gạt ra bên rìa của nền kinh tế thế giới như Trung Quốc và Ấn Độ có khả
năng cạnh tranh ngang bằng với các cường quốc đã phát triển.
Nói cách khác, “phẳng” ở đây ám chỉ đến điều kiện cạnh tranh kinh tế giữa các cá nhân hay các công ty trên
thế giới là ngang bằng nhau, không ai có ưu thế hơn ai vì các hàng rào đã bị phá bỏ.
Như Friedman lập luận trong sách của mình, thế giới đã trải qua ba giai đoạn toàn cầu hóa 1.0, 2.0 và 3.0, và
ở mỗi giai đoạn kích thước trái đất càng lúc càng “bị thu nhỏ” lại. Ứng với mỗi giai đoạn thu nhỏ kích thước
trái đất lại là mức độ và phạm vi toàn cầu hóa càng lúc càng gia tăng – từ toàn cầu hóa quốc gia xuống toàn
cầu hóa công ty và cuối cùng là toàn cầu hóa từng cá nhân.


19


Thomas Friedman: Sân chơi sẽ là không công bằng nếu chỉ
thu hút và trao đặc quyền cho một nhóm gồm những
người sáng tạo. Nhưng nó hoàn toàn công bằng vì đang thu
hút và trao đặc quyền cho cả những người đàn ông và đàn bà
giận dữ, căm phẫn và bị làm nhục.
Friedman trích dẫn cách giải thích của Bill Gates về ý tưởng này như sau: Cách đây 30 năm, nếu phải chọn
lựa giữa được sinh ra là một thiên tài tại Bombay hay Thượng Hải và sinh ra là một người bình thường ở
Poughkeepsie (Mỹ), người ta sẽ chọn Poughkeepsie bởi vì khả năng được sống một cuộc sống sung túc ở
Poughkeepsie là hơn hẳn ở hai nơi kia. Nhưng trong thế giới phẳng của năm 2005, Bill Gates cho biết: ”Giờ
đây, tôi sẽ chọn là một thiên tài ở Trung Quốc hơn là một người bình thường ở Poughkeepsie.” Lý do: Hiện
tại. Microsoft và những công ty khác đang tìm kiếm những người có tài năng trên khắp thế giới và cho dù họ
ở đâu, họ vẫn có cơ hội có được một công việc thích hợp và lương cao.
Có thật vậy không? Có thật là các công ty và cá nhân ở các nước thứ ba có cơ hội cạnh tranh ngang bằng với
các công ty và cá nhân ở các cường quốc công nghiệp phát triển?
Ai được hưởng lợi ở kỷ nguyên toàn cầu hóa này?
Tuần trước, tôi đang ngồi học trong sân trường thì gặp một người sinh viên Ấn Độ đến mượn cây bút viết.
Sau khi nói chuyện qua lại, nó hỏi tôi học xong sẽ ở lại hay về (cũng lại câu hỏi này!), tôi nói “Sẽ về” và hỏi
ngược lại nó: “Còn mày?”. Nó trả lời là nó sẽ ở lại Mỹ kiếm việc làm.
Do vừa mới xem qua các lập luận “Thế giới phẳng” của Friedman, tôi bèn hỏi nó: “Vậy sao tao nghe nói cơ
hội kiếm việc làm ở Ấn Độ bây giờ tốt lắm?”
Nó trả lời: “Đúng vậy. Nhưng tiền lương ở Ấn Độ vẫn không bằng ở Mỹ. Những công việc phổ biến và dễ
kiếm vẫn là những công việc lương thấp.”
Mấy hôm sau, tôi gặp một sinh viên Ấn Độ khác trên xe bus và lần này câu trả lời “ở hay về” của anh ta cũng
không khác gì với người người sinh viên trên. Hai người sinh viên Ấn Độ tôi đã gặp không phải là hai trường
20



hợp ngoại lệ, tôi dám đoan chắc 99.9% sinh viên Ấn độ sẽ quyết định ở lại Mỹ kiếm việc làm sau khi tốt
nghiệp chứ không quay về nước.
Vậy có gì không ổn trong lập luận của Friedman và Gates? Tại sao họ không muốn quay về nước sống và
làm việc nếu cơ hội tham gia vào nền kinh tế toàn cầu ở Ấn là ngang bằng với ở Mỹ?
Thế giới có thật sự “phẳng” như Gates và Friedman hào hứng tuyên bố?
Có lẽ Bill Gates đã dùng rất chính xác chữ “thiên tài” (genius) để giải thích ý tưởng của mình. Nếu bạn là
một “thiên tài” thì cơ hội kinh doanh hay kiếm tiền của bạn ở Trung Quốc, Ấn Độ có thể còn cao hơn ở Mỹ,
vì môi trường kinh doanh ở thị trường Trung Quốc còn rất nhiều “đất trống”, còn rất nhiều cơ hội để triển
khai, thành lập các ngành kinh doanh, dịch vụ đáp ứng các nhu cầu ngày càng gia tăng của một nền kinh tế
đang phát triển, ngược lại với tình trạng gần như bão hòa của thị trường Mỹ.
Vấn đề ở đây là bao nhiêu phần trăm người dân ở Trung Quốc có thể là “thiên tài”, tức bao nhiêu phần trăm
người dân Trung Quốc có khả năng xây dựng được một sản nghiệp lớn hơn một người dân trung lưu ở Mỹ?
Một phần ngàn hay một phần trăm ngàn? Hay một phần triệu? Đó là ta chưa bàn tới việc những “thiên tài”
này hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp nào? Một thiên tài trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, kinh
doanh, chứng khoán, quản lý, ngân hàng, v.v… chắc chắn sẽ có cơ hội tìm được một công việc lương bổng
hậu hỉ ở Trung Quốc hay ở Việt Nam. Nhưng nếu giả sử bạn là một tiến sĩ Việt Nam tốt nghiệp ngành Xã
hội học ở Mỹ (có thể coi là một “thiên tài” học thuật của Việt Nam vì cho tới giờ hình như Việt Nam vẫn
chưa có mấy người có bằng tiến sĩ về lĩnh vực này), nếu quay về Việt Nam chưa chắc bạn có nhiều cơ hội để
phát triển đời sống vật chất lẫn phát huy khả năng nghiên cứu của mình so với việc ở lại Mỹ và tìm được một
chân giảng dạy tại một trường đại học nào đó.

Có gì không ổn trong lập luận của Friedman?
Nói cách khác, những cá nhân có khả năng được hưởng lợi từ quá trình toàn cầu hóa 3.0 là rất nhỏ và chỉ tồn
tại trong một số lĩnh vực nhất định.

21


Joseph Stiglizt có nhận xét sau trong bài phê bình của ông (Global Playing Field: More Level, but It Still

Has Bumps, tháng 4/2005) về cuốn The World is flat:
“Mặc dù cuối cùng tự do thương mại có thể giúp tất cả các quốc gia trở nên sung túc hơn, không phải tất cả
các cá nhân đều trở nên sung túc hơn. Sẽ có người thắng cuộc và người thua cuộc; và mặc dù trên nguyên
tắc người thắng cuộc sẽ bù đắp cho người thua cuộc nhưng điều này thường không xảy ra…
Có thể là sân chơi đang trở nên ngày càng bằng phẳng hơn, nhưng điều đó không có nghĩa là ai cũng có
khả năng tham gia như nhau.
Trong chuyến đi thăm Ấn Độ của mình, tôi dành hơn ½ thời gian để tham quan vùng đất quê quanh thành
phố Bangalore [trung tâm kinh tế lớn, có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất ở Ấn Độ], đi 10 dặm
khỏi Bangalore giống như đi du hành ngược thời gian 2.000 năm. Những người nông dân vẫn làm ruộng như
cách thức tổ tiên họ vẫn làm.“
Qua đó, có thể thấy thành phần được hưởng lợi nhiều nhất từ quá trình toàn cầu hóa ở các quốc gia đang phát
triển là những người có xuất phát điểm thuận lợi hơn đa số những thành phần khác trong nền kinh tế. Họ
thường là những người có học vấn cao, có kỹ năng công nghệ thông tin và sinh sống ở các thành phố lớn.
Thế giới có thể là một con đường khá bằng phẳng đối với những con người mặc đồ tây, đi giày tây và đeo cà
vạt này, nhưng đối với những người nhà quê, chân đất mắt toét, thì thế giới vẫn còn là một con đường khấp
khểnh, gập ghềnh và đầy đá nhọn mà đôi chân trần của họ phải thận trọng, dò dẫm trong từng bước đi.
Một thiếu sót nghiêm trọng khác của Friedman được giáo sư Joseph Stiglizt chỉ ra là Friedman đã bỏ quên
vai trò của chính phủ trong việc hỗ trợ các công trình nghiên cứu mũi nhọn, để từ đó các doanh nghiệp tư
nhân có được những ứng dụng quan trọng trong công nghệ thông tin và thu lợi nhuận từ thị trường. Vì những
nghiên cứu trong lĩnh vực Internet thường tốn kém và đòi hỏi nhiều chi phí hỗ trợ, chính phủ một quốc gia
càng lớn và giàu càng, việc hỗ trợ càng dễ dàng. Với khả năng tài chính khó khăn, việc các quốc gia nhỏ và
nghèo gặp thiệt thòi là chuyện tất nhiên. Ngoài ra, khi “các quy tắc của cuộc chơi”, đặc biệt là các quy định
về quyền sở hữu trí tuệ, là do các quốc gia đã phát triển đặt ra, đó lại là một yếu tố quan trọng khác khiến sân
chơi không bằng phẳng và giúp những quốc gia đang dẫn đầu vẫn tiếp tục giữ vững vị thế dẫn đầu của mình.
Vài phê bình khác
1. Sự lạc quan quá mức của Friedman về quá trình toàn cầu hóa và tự do thương mại thế giới “thể hiện một
sự thiếu hiểu biết không thể tưởng nỗi về lịch sử kinh tế và chính trị Mỹ, khi ông cho rằng nước Mỹ từ
trước đến nay vẫn luôn tuân thủ các nguyên tắc tự do ngoại thương cơ bản. Sự thật là nước Mỹ là một quốc
gia áp dụng các chính sách bảo hộ mậu dịch trong suốt một thời gian dài trong lịch sử nước Mỹ mãi cho đến
thời kỳ New Deal.”

2. Friedman đã đơn giản hóa các vấn đề phức tạp trên thế giới như tôn giáo, chính trị, chiến tranh, v.v... và
xem nguồn gốc của chúng là do sự kém phát triển về kinh tế gây nên, và bỏ qua các yếu tố như lòng tự hào
dân tộc, ý thức hệ, văn hóa.
Để giải quyết những vấn đề này, theo Friedman, chỉ cần hai quốc gia tham gia vào nền kinh tế toàn cầu và
trao đổi thương mại với nhau là những xung đột quân sự có thể tránh khỏi. Friedman đưa ra lý thuyết ngăn
ngừa xung đột Dell: không có hai quốc gia nào thuộc cùng một dây chuyền cung cấp sản phẩm trên toàn cầu,
22


như dây chuyền cung ứng sản phẩm của Dell, lại gây chiến với nhau. Đây là một sai lầm cơ bản về kiến
thức lịch sử!
Friedman không biết rằng mãi cho đến khi Chiến Tranh Thế giới lần I sắp nổ ra, các học giả Anh vẫn còn
dám bảo đảm rằng Anh và Đức sẽ không gây chiến với nhau vì sự trao đổi ngoại thương giữa hai nước là quá
quan trọng.

Thế giới chưa thật phẳng mà còn lồi
lõm, và vãn còn đó các 'đỉnh'1
Khuynh hướng xem xét mọi vấn đề thông qua lăng kính kinh tế học khiến Friedman quan niệm toàn bộ
cuộc sống con người là do các yếu tố kinh tế chi phối và thúc đẩy, một quan niệm không khác bao nhiêu so
với quan niệm hạ tầng kiến trúc kinh tế quyết định thượng tầng kiến trúc xã hội của Marx.
3. Friedman trình bày lịch sử thế giới cứ như thể lịch sử chỉ mới bắt đầu khi Friedman được sinh ra và quan
điểm lịch sử của Friedman là quan điểm “dĩ Âu vi trung”, lấy châu Âu làm cái rốn của thế giới và xem tất
cả những gì thuộc về châu Âu là bao quát toàn thế giới.
Friedman cho rằng toàn cầu hóa 1.0 bắt đầu từ khi Columbus khám phá ra châu Mỹ mà hoàn toàn không hề
biết rằng đã có nhiều học giả tranh luận rằng đã có nhiều giai đoạn toàn cầu hóa khác nhau xảy ra trong lịch
sử thế giới, trước khi Colombus vượt Đại Tây Dương.
Chẳng hạn, người Phê-ni-xi (Phoenician) đã giong buồm vượt biển đến châu Phi, Anh, và thậm chí châu Mỹ
vào thế kỷ thứ I TCN.
Và nếu không có sự kiện nước Mông Cổ chinh phục một phần lớn đáng kể lãnh thổ vùng Âu-Á và tạo ra một
kỷ nguyên Thái bình Mông Cổ, khiến cho các nền văn minh châu Âu ý thức được sự hiện diện của các nền

văn minh Đông Á và thúc đẩy sự tò mò của châu Âu muốn tìm hiểu nhiều hơn về các nền văn minh Á Đông
này thì chưa chắc đã có một Colombus tham vọng tìm một con vòng đi qua thế giới Hồi giáo để đến Trung
Quốc.
Cái mà Friedman gọi là toàn cầu hóa 1.0 thật ra nên gọi một cách chính xác hơn là kỷ nguyên đầu tiên của
toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa.
Tất cả những phê bình trên không có nghĩa là ta phủ nhận toàn bộ giá trị cuốn Thế giới phẳng của Friedman.
Cần hiểu rằng không có tác phẩm nào là hoàn hảo và các nhà học giả “kiếm cơm” bằng hoạt động trí óc. Họ
23


thích phê bình và chỉ ra điểm sai của nhau, một phần là để được tiếng, và quan trọng hơn là để những người
đi sau tránh được các sai lầm tương tự để các công trình nghiên cứu về sau càng lúc càng hoàn thiện hơn.
Theo Hoàng Thạch Quân
Nguồn: Blog Hoang Tran, Minh Biện

Mười nhân tố làm phẳng thế giới
[Phẳng] - Theo tác phẩm Thế giới phẳng của Thomas Friedman, mười nhân tố này khiến sự tiếp xúc giữa
các cá nhân trở nên dễ dàng và chặt chẽ hơn trước.
>>> Thế giới không hoàn toàn phẳng
Ba kỷ nguyên toàn cầu hoá
Nhìn chung, Thế giới phẳng là một tác phẩm hay, thể hiện được kiến thức uyên thâm và kinh nghiệm về kinh
doanh và ngoại giao của một nhà báo quốc tế lão luyện.
Thomas L. Friedman, biên tập viên chuyên mục ngoại giao và kinh tế của báo New York Times, viết về đề tài
toàn cầu hóa rất thành công, đã gây ra rất nhiều tranh cãi và tạo ra nhiều hướng đi khác nhau trong nghiên
cứu học thuật về tác động của toàn cầu hóa.

Ai hưởng lợi từ Toàn cầu hoá 3.0?
Sau thành công của tác phẩm Chiếc Lexus và cây ô-liu nói về toàn cầu hóa xảy ra ở cấp độ quốc gia và sự
ảnh hưởng của các tập đoàn kinh tế và công ty đa quốc gia; trong tác phẩm Thế giới phẳng (The World is
Flat, 2005) gồm 15 chương được chia ra sáu chủ điểm, Friedman đã tóm lược lịch sử phát triển thế giới dưới

tác động của toàn cầu hóa theo ba kỷ nguyên phát triển chủ yếu.
24


Kỷ nguyên thứ nhất (hay Toàn cầu hóa 1.0) xảy ra từ năm 1492 đến 1800 khi Columbus tình cờ khám phá ra
châu Mỹ, kích thích sự phát triển thương mại giữa Thế giới Cũ và Thế giới Mới, kèm theo sự mở rộng của
chế độ thực dân và sự tận dụng sức mạnh cơ bắp của con người là động lực chủ yếu. Toàn cầu hóa trong giai
đoạn này xảy ra ở cấp độ quốc gia, trong quá trình cạnh tranh và sự cố gắng vươn mình ra khỏi phạm vi biên
giới lãnh thổ (trang 25).
Giai đoạn 2.0 bắt đầu từ năm 1800 đến khoảng năm 2000, với sự gián đoạn của cuộc Đại Khủng hoảng ở
Mỹ vào thập niên 20 của thế kỷ XX và hai cuộc Chiến tranh Thế giới. Tác nhân chủ yếu của toàn cầu hóa
thời gian này là do sự phát triển vượt bậc của thông tin, vận tải, và sự thống trị kinh tế và ảnh hưởng chính trị
của các công ty đa quốc gia lên vai trò chính phủ. Vấn đề cốt lõi của toàn cầu hóa của thế kỷ XX là sự vươn
mình của các tập đoàn kinh tế đã phá vỡ các rào cản cho sự hội nhập kinh tế quốc tế (tr. 26).
Trong tác phẩm Thế giới phẳng, Friedman nhấn mạnh đến sự phát triển toàn cầu hóa giai đoạn 3.0 từ những
năm đầu của thế kỷ XXI, khi mười nhân tố lớn liên quan đến kinh tế và khoa học kỹ thuật trên thế giới cùng
nhau tác động, khiến cho các mô hình xã hội, chính trị và xã hội đã bị thay đổi và thế giới trở nên phẳng hơn
bao giờ hết khi sự tiếp xúc giữa các cá nhân trở nên dễ dàng và chặt chẽ hơn trước.

Mười tác nhân làm phẳng thế giới
1. Sự sụp đổ của Bức tường Berlin vào ngày 9 tháng 11 năm 1989 và sự lớn mạnh của phần mềm
Windows đã “làm nghiêng cán cân quyền lực” (tr. 82) về tay những ai cổ súy hướng phát triển thị trường tự
do và cách quản lý từ cơ sở lên trung ương, chứ không phải theo hướng ngược lại.
Các cách tổ chức hành chính và quản lý bắt đầu được tiến hành theo hướng nằm ngang thay vì theo trục
thẳng đứng, khi mọi người đều được trao quyền tự do và bình đẳng trong cuộc sống. Sự kiện này giúp các
nước thay đổi cách tư duy về thế giới theo một thể thống nhất toàn cầu, và nó thúc đẩy việc khai thác tri thức
của nhau trong khoảng thời gian ngắn nhất.
Một tác nhân không kém phần quan trọng trong thời kỳ phát triển rực rỡ của nền kinh tế tri thức toàn cầu là
sự ra đời, cải tiến liên tục của máy tính cá nhân và phần mềm Windows (được dịch ra 38 ngôn ngữ), tạo điều
kiện tốt cho cuộc cách mạng thông tin toàn cầu. Hai sự kiện này giúp nhân loại xích lại gần nhau hơn trong

phạm vi xử lý công việc, giao tiếp và chia sẻ thông tin giữa các cá nhân.
2. Sự ra đời của mạng web với sự xuất hiện của mạng toàn cầu với www. vào năm 1991 do ông Tim
Berners-Lee thiết kế, đã giúp các nhà khoa học chia sẻ kết quả nghiên cứu và giúp người ta truy cập thông tin
nhanh hơn bao giờ hết. Hệ thống ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML, định vị tài nguyên duy nhất URL
hay giao thức truyền siêu văn bản HTTP, v.v… đã cho phép những người bình thường với kiến thức mạng có
thể làm chủ các trang web và kết nối với các nguồn tài liệu khác trên toàn cầu, và nó thật sự giúp nhân loại
tiến lại gần nhau hơn, không những trong giao tiếp điện tử mà còn cả việc truyền tải và truy cập thông tin
(tr. 97).
Sự ra đời của cáp quang thương mại băng rộng có tín hiệu cao và được truyền tới khoảng cách xa bằng vận
tốc nhanh nhất đã tạo ra cuộc cạnh tranh và cải tiến vượt bậc của các công ty viễn thông.
Ngoài ra, cuộc cách mạng kỹ thuật số trong hầu như các lĩnh vực kinh tế và giải trí chủ đạo đã dẫn đến sự
bùng nổ giao dịch chứng khoán của các công ty dot.com (công ty kinh doanh trên Internet). Sự kiện này
25


×