Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Ứng dụng các thiết bị internet of things trong lĩnh vực truyền thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 40 trang )

Chuyên đề Truyền Thông ĐPT

Nguyễn Thế Phúc – D12TTDPT

MỤC LỤC
Trang

Trang | 1


Chuyên đề Truyền Thông ĐPT

Nguyễn Thế Phúc – D12TTDPT

LỜI NÓI ĐẦU
Truyền thông đã, đang, và sẽ là một hoạt động vô cùng quan trọng, diễn ra liên tục
trong đời sống của mỗi con người chúng ta. Sở dĩ, khi nhắc tới truyền thông, đó là quá trình
trao đổi và tiếp nhận thông tin giữa hai hoặc nhiều đối tượng, nhằm đáp ứng được một nhu
cầu hay đạt được một kết quả mong muốn nào đó. Trải qua thời kì phát triển của con người,
cả về mặt đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần, những phát kiến khoa học kỹ thuật, những
khám phá muôn màu về thế giới rộng lớn xung quanh … Và đương nhiên, hoạt động truyền
thông theo đó cũng dần trở nên đa dạng và phức tạp hơn. Đến ngày hôm nay, khi kinh tế xã
hội phát triển, cùng với khoa học công nghệ kỹ thuật ngày một phổ biến và dễ dàng tiếp cận
hơn đến tất cả mọi người, thì cũng là lúc truyền thông phát huy được tối đa vai trò của bản
thân nó, với sự trợ giúp của rất nhiều yếu tố phụ trợ khác nhau, tất cả hướng đến một thế giới
đầy ắp thông tin và tiện ích để có thể phục vụ cho đời sống con người trở nên tốt đẹp hơn ở
mọi mặt.
Và trong xu hướng phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin ngày nay, có một trào
lưu vô cùng nổi bật và được hứa hẹn có một tương lai tươi sáng khi được hiện diện tại mọi
lúc, mọi nơi trong đời sống con người – đó là các thiết bị mang khuynh hướng Internet of
Things (viết tắt là IoT – nghĩa là Internet vạn vật). Vì vậy, mục tiêu mà chuyên đề này muốn


hướng đến, chính là việc phân tích lý thuyết hoạt động truyền thông, các loại hình truyền
thông, mô hình truyền thông và các yếu tố gây ảnh hưởng đến quá trình truyền thông; khái
niệm về các thiết bị nền IoT, ứng dụng và triển vọng phát triển của thiết bị IoT trong các
trường hợp khác nhau, và có liên quan đến hoạt động truyền thông. Quan trọng hơn cả, đó
chính là mong muốn được phổ cập các thiết bị IoT đến nhiều người, giúp họ nhận biết được
tầm quan trọng của chúng trong cuộc sống hiện tại cũng như trong tương lai. Vì vậy, chuyên
đề này có tên là: “Ứng dụng các thiết bị Internet of Things trong lĩnh vực truyền thông”.
Nội dung chuyên đề gồm các phần sau:
CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận
Đưa ra các kiến thức liên quan đến hoạt động truyền thông, và về các thiết bị IoT.
CHƯƠNG II: Ứng dụng thiết bị IoT trong truyền thông
Ứng dụng của IoT trong truyền thông và đời sống hiện đại ngày nay

Trang | 2


Chuyên đề Truyền Thông ĐPT

Nguyễn Thế Phúc – D12TTDPT

BẢNG DANH SÁCH THUẬT NGỮ

Thuật ngữ
viết tắt
IoT

Thuật ngữ đầy đủ

Ý nghĩa/giải thích ngắn gọn


Internet of Things

Internet vạn vật
Chuẩn giao thức kết nối không dây cấp cao,
sử dụng để tạo ra mạng khu vực cá nhân
bằng các thiết bị kích thước nhỏ và ít tiêu
thụ năng lượng
Chuẩn giao thức kết nối rất phổ biến
giữa các thiết bị với nhau
Mạng di động thế hệ tiếp theo
Giao thức truyền dẫn điều khiển/giao thức
kết nối internet
Mạng di động thế hệ mới (Mạng 4G)
Đường truyền đăng kí kỹ thuật số
Công nghệ kết nối mạng cục bộ mà không
cần dây mạng
Mạng điều khiển khu vực

ZigBee
Bluetooth
NGN
LTE
DSL

Next Generation Network
Tranmission Control
Protocol/Internet Protocol
Long-Term Evolution
Digital Subscriber Line


Wi-Fi

Wireless Fidelity

CAN

Controller Area Network
Public Switched
Telephone Network

TCP/IP

PSTN

Ethernet
Firmware
Software
DIY

Thermostat
Do It Yourself

Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng
Công nghệ phổ biến dùng trong kết nối
mạng nội bộ (LAN – local area network)
Phần mềm mang tính cố định, phục vụ cho
hoạt động của nhiều thiết bị điện tử
Phần mềm dùng để thực hiện các chức
năng, thao tác, yêu cầu nhất định trên các
thiết bị.

Máy điều nhiệt
Tự tay làm/thực hiện

Trang | 3


Chuyên đề Truyền Thông ĐPT

Nguyễn Thế Phúc – D12TTDPT

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Truyền thông lý thuyết và kĩ năng cơ bản” – PGS.TS Nguyễn Văn Dững, TS.Đỗ Thị
Thu Hằng, Học Viện Báo Chí và Tuyên Truyền. NXB Chính Trị Quốc Gia, Sự Thật –
Năm 2012.
2. The
definition

of

“communication”,

Online

Etymology

Dictionary

/>3. ITU-T Recommendation Y.2060, June 2012. Overview of the Internet of Things.
/>4. Internet of Things (IoT): A vision, architectural elements, and future directions.
Jayavardhana Gubbi, Rajkumar Buyya, Slaven Marusic, Marimuthu Palaniswami The


University

of

Melbourne,

Vic

-

3010,

Australia.

/>5. />6. />7. />8. />9. />10. Lopez Research - "An Introduction to the Internet of Things"
/>11. Dave Evans (April 2011). "The Internet of Things: How the Next Evolution of the
Internet Is Changing Everything"
/>df
12. The 10 most popular Internet of Things applications right now
/>13. IoT Applications With Examples
/>14. Internet of Things Examples
/>15. Smart Cities - Seoul: a case study. ITU-T Technology Watch Report - February 2013
/>
Trang | 4


Chuyên đề Truyền Thông ĐPT

Nguyễn Thế Phúc – D12TTDPT


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. Các khái niệm và lý thuyết liên quan đến truyền thông
1.1.

Khái niệm cơ bản

Chắc hẳn rằng, mỗi người chúng ta đều nghe đến cụm từ “truyền thông” trong suốt
cuộc sống hằng ngày. “Truyền thông” hiểu một cách ngắn gọn, chính là quá trình trao đổi
thông tin, thông điệp, cảm xúc, v.v… Đó là một hoạt động diễn ra liên tục, không ngừng
nghỉ, dưới nhiều phương thức khác nhau, giữa một hay nhiều cá thể với nhau, nhằm đáp ứng
những mục tiêu cụ thể nhất định nào đó. Trên đây là một cách hiểu đơn giản, ngắn gọn nhất
có thể mà bất cứ ai đều có thể nắm rõ và hiểu được một cách nhanh chóng.
Truyền thông, theo tiếng Anh được gọi là “communication”, ban đầu được xuất phát
từ một từ gốc Latin “commūnicāre”, có nghĩa là “chia sẻ”, “biến nó thành thông thường”,
“truyền tải” [1] [2]. Từ đó, chúng ta đã thấy bản chất của truyền thông từ đó đã được thể hiện hết
sức rõ ràng.
Và đương nhiên, khái niệm “truyền thông” đã xuất hiện trên thế giới từ khá lâu, và đã
có rất nhiều các nhà nghiên cứu, nhà khoa học đưa ra được quan điểm của mình rằng thế nào
được gọi là “truyền thông”: [1]


Theo John R.Hober (1954), truyền thông là quá trình trao đổi tư duy hoặc ý tưởng



bằng lời.
Martin P.Aldesm thì cho rằng, truyền thông là quá trình liên tục, qua đó chúng ta
hiểu được người khác và làm cho người khác hiểu được chúng ta. Đó là một quá




trình luôn thay đổi, biến chuyển và ứng phó với tình huống.
Với Dean C.Barlund (1964), truyền thông là quá trình liên tục nhằm làm giảm độ



không rõ ràng để có thể có hành vi hiệu quả hơn.
Còn Frank Dance (1970), truyền thông là quá trình làm cho cái trước đây là độc



quyền của một hoặc vài người trở thành cái chung của hai hoặc nhiều người
Theo S.Schaeter, truyền thông là một quá trình qua đó quyền lực được thể hiện và



tính độc quyền tăng lên.
Còn với Gerald Miler (1966), thì về cơ bản, truyền thông quan tâm nhất đến tình
huống hành vi, trong đó nguồn thông tin truyền nội dung đến người nhận với mục
đích tác động đến hành vi của họ.

Trang | 5


Chuyên đề Truyền Thông ĐPT




Nguyễn Thế Phúc – D12TTDPT

Dưới góc độ cấu trúc, Bess Sodel cho rằng, truyền thông là một quá trình chuyển
đổi từ một tình huống đã có cấu trúc như một tổng thể sang tình huống khác theo
một thiết kế có chủ đích.

Không chỉ vậy, còn tồn tại hàng trăm các quan niệm, định nghĩa khác nhau về truyền
thông. Với mỗi định nghĩa, quan điểm lại có những khía cạnh hợp lý riêng. Dù vậy, các định
nghĩa, quan điểm đó vẫn có những điểm chung, những nét tương đồng rất cơ bản. Để nói một
cách đầy đủ hơn, thì khái niệm truyền thông sẽ được định nghĩa như sau:
“Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm … chia
sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn
nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát
triển của cá nhân, của nhóm, của cộng đồng và xã hội.”

[1]

Một điều cần phải khẳng định, rằng chúng ta đang sống trong thời kì mà công nghệ
thông tin đang phát triển vô cùng mạnh mẽ, chính vì thế mà truyền thông ngày càng được
phát huy vai trò của nó một cách rõ ràng, tạo ra được một sự ảnh hưởng sâu sắc hơn đến đời
sống mỗi cá nhân, trong hoạt động công việc cũng như trong đời sống giao tiếp hằng ngày.

Truyền thông trong thế giới công nghệ hiện đại

Trang | 6


Chuyên đề Truyền Thông ĐPT

Nguyễn Thế Phúc – D12TTDPT


1.2. Các yếu tố cơ bản của quá trình truyền thông
Như chúng ta đã biết ở trên, thì truyền thông là một quá trình diễn ra một cách tuần tự
theo thời gian. Những yếu tố tham gia vào quá trình truyền thông bao gồm:


Nguồn: là yếu tố mang thông tin tiềm năng và khởi xướng quá trình truyền thông.
Nguồn phát có thể là một cá nhân hoặc một nhóm người mang nội dung thông tin trao



đổi với cá nhân hoặc nhóm khác.
Thông điệp: là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến đối tượng tiếp
nhận. Thông điệp chính là những tâm tư, tình cảm, mong muốn, đòi hỏi, ý kiến, hiểu
biết, kinh nghiệm sống, tri thức khoa học – kỹ thuật … được mã hóa theo một hệ



thống ký hiệu nào đó
Kênh truyền thông: là các phương tiện, con đường, cách thức truyền tải thông điệp từ



nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận.
Người nhận: là các cá nhân hay nhóm tiếp nhận thông điệp trong quá trình truyền



thông.
Phản hồi/hiệu quả: là thông tin ngược, là dòng chảy của thông điệp từ người nhận trở




về nguồn phát.
Nhiễu: là yếu tố gây ra sự sai lệch không có dự tính trước trong quá trình truyền
thông (ví dụ như tiếng ồn, tin đồn, các yếu tố tâm lý, các yếu tố kỹ thuật …), từ đó



khiến cho thông điệp, thông tin bị sai lệch.
Hiệu lực: khả năng gây ra và thu hút sự chú ý cho công chúng – nhóm đối tượng



truyền thông
Hiệu quả: những hiệu ứng xã hội về nhận thức, thái độ và hành vi của công chúng –
nhóm đối tượng do truyền thông tạo ra, phù hợp với mong đợi của nhà truyền thông.
*Hiệu lực và hiệu quả có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau.

1.3. Phân loại các hoạt động truyền thông
Dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau, có nhiều cách phân loại khác nhau dành cho truyền
thông.
1.3.1. Tính chủ đích trong truyền thông
Được chia làm ba loại: Truyền thông kinh nghiệm, truyền thông không chủ
đích, truyền thông có chủ đích.
 Truyền thông kinh nghiệm: là hoạt động truyền thông được thực hiện như
là những kinh nghiệm, hoặc kết quả của những kinh nghiệm được hình
thành trong quá trình sống cá nhân, với nhóm, và với cộng đồng. Hoạt

Trang | 7



Chuyên đề Truyền Thông ĐPT

Nguyễn Thế Phúc – D12TTDPT

động giao tiếp thông thường nhằm thỏa mãn những yêu cầu tối thiểu trong
cuộc sống của cá nhân trong gia đình, cộng đồng đòi hỏi rất nhiều các hình
thức truyền thông kinh nghiệm. Điều lưu ý ở đây, rằng với loại hình truyền
thông này, thì quá trình đào tạo nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng truyền
thông chưa được đề cập.
 Truyền thông có chủ đích: là hoạt động truyền thông có mục đích, được
xác định rõ ràng với các kế hoạch, quá trình truyền thông. Truyền thông có
chủ đích bao giờ cũng xuất phát từ mục đích của những người tham gia
vào hoạt động truyền thông. Có nhiều nhóm mục đích khác nhau nếu có
nhiều cá nhân/nhóm cùng tham gia vào hoạt động truyền thông. Các hoạt
động truyền thông, được thực hiện bởi các nhà truyền thông chuyên nghiệp
luôn là hoạt động truyền thông có chủ đích. Tính chủ đích thể hiện cao ở
các chương trình/dự án, chiến dịch truyền thông với những chiến lược và
các mục tiêu thống nhất cho nhiều hoạt động truyền thông có tổ chức trong
các thời điểm khác nhau hoặc cùng thời điểm nhằm đạt được sự tác động
mạnh mẽ hơn từ các nhà truyền thông.
 Truyền thông không chủ đích: hoạt động truyền thông không có mục đích
cụ thể, hoặc tạo ra những kết quả ngoài mục đích của những người tham
gia truyền thông. Loại truyền thông này chủ yếu là hoạt động giao tiếp
hằng ngày, ngẫu nhiên của con người hoặc các nhóm bạn bè. Nhìn chung,
truyền thông không chủ đích là loại hoạt động truyền thông không xảy ra
đối với các nhà truyền thông chuyên nghiệp.
1.3.2. Kênh truyền tải thông điệp và phương thức tiến hành truyền thông
Được chia làm hai loại: Truyền thông trực tiếp và truyền thông gián tiếp.

 Truyền thông trực tiếp: là hoạt động truyền thông trong đó có sự tiếp xúc
trực tiếp đối mặt giữa những người tham gia truyền thông (giữa chủ thể và
nhóm đối tượng truyền thông). Truyền thông trực tiếp có thể là truyền
thông 1-1 (2 người truyền thông trong bối cảnh gặp gỡ trực tiếp), truyền
thông 1-nhóm (giáo viên giảng bài cho cả lớp học), truyền thông trong
nhóm (các nhóm cùng thảo luận về một chủ đề nhất định) … Thậm chí,
một số loại hình truyền thông biểu diễn hay sân khấu với khán giả trực
tiếp, hoặc hoạt động diễn thuyết trước đám đông cũng được coi là một
hoạt động truyền thông trực tiếp.

Trang | 8


Chuyên đề Truyền Thông ĐPT

Nguyễn Thế Phúc – D12TTDPT

 Truyền thông gián tiếp: là hoạt động truyền thông trong đó những chủ thể
truyền thông không tiếp xúc trực tiếp với với đối tượng tiếp nhận mà thực
hiện quá trình truyền thông nhờ sự hỗ trợ của người khác (mang tính chất
trung gian) hoặc các phương tiện truyền thông khác, tức là dùng phương
tiện kỹ thuật (hoặc con người) làm lực lượng trung gian truyền dẫn thông
điệp. Có thể nêu ví dụ như: bưu điện (thư tay, gọi điện thoại); Internet (thư
điện tử, VoIP, instant messaging, diễn đàn, báo mạng điện tử, mạng xã hội,
trò chơi trực tuyến …); các phương tiện thông tin đại chúng (sách, báo in,
tạp chí, tờ rơi, phát thanh, truyền hình, …)
1.3.3. Phạm vi tham gia và chịu ảnh hưởng của truyền thông
Được chia làm bốn loại: Truyền thông nội cá nhân, Truyền thông liên cá nhân,
Truyền thông nhóm, Truyền thông đại chúng.
 Truyền thông nội cá nhân: là quá trình truyền thông diễn ra trong mỗi cá

nhân do tác động của môi trường bên ngoài. Truyền thông nội cá nhân của
mỗi cá nhân càng tích cực và chủ động bao nhiêu, quá trình tích lũy kiến
thức, kỹ năng, kinh nghiệm càng cao bấy nhiêu. Dạng thức truyền thông
này diễn ra thường xuyên, liên tục ở mỗi cá nhân. Tất cả nhằm vào mục
đích nâng cao năng lực tư duy theo hướng chủ động và tích cực của cá
nhân để hình thành nên được “vốn con người” trong quá trình hình thành
kinh tế tri thức, trong một thế giới đang dần bị phẳng hóa.
 Truyền thông liên cá nhân: là hoạt động truyền thông trong đó các cá
nhân tham gia tổ chức. thực hiện việc trao đổi thông tin, suy nghĩ, tình cảm
…, tạo ra sự hiểu biết và những ảnh hưởng lẫn nhau về nhận thức, thái độ,
hành vi. Đó là quá trình thông tin – giao tiếp và liên kết các cá nhân, chịu
tác động và ảnh hưởng lẫn nhau.
 Truyền thông nhóm: là hoạt động truyền thông được thực hiện và tạo ảnh
hưởng trong phạm vi từng nhóm nhỏ hoặc các nhóm xã hội cụ thể. Thông
thường, truyền thông nhóm được phân chia ra thành hai loại chính. Thứ
nhất là truyền thông 1-1 nhóm và giữa các nhóm với nhau; thứ hai là
truyền thông bên trong nhóm. Khác với truyền thông liên cá nhân, các hoạt
động truyền thông nhóm kể trên đòi hỏi kỹ năng giao tiếp ở cấp độ cao
hơn, khả năng liên kết rộng hơn.

Trang | 9


Chuyên đề Truyền Thông ĐPT

Nguyễn Thế Phúc – D12TTDPT

 Truyền thông đại chúng: là hoạt động truyền thông – giao tiếp xã hội trên
phạm vi rộng lớn được thực hiện thông qua các phương tiện kỹ thuật và
công nghệ truyền thông. Một số loại hình truyền thông đại chúng tiêu biểu

chính là những phương tiện truyền thông gián tiếp như đã nêu ở phần nội
dung tương ứng ở phía trên. Đặc biệt, phải nhấn mạnh một điều rằng, với
sự phát triển của công nghệ số vô cùng mạnh mẽ, thì lĩnh vực truyền thông
đa phương tiện chính là xu hướng chủ đạo trong thời đại ngày nay.
1.4. Các mô hình truyền thông
Như đã đề cập từ các nội dung trước, truyền thông là một hiện tượng phức tạp, bao
gồm hàng loạt các thành tố trong sự tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy, làm thế nào để sắp
xếp các thành tố đó một cách logic để hình dung một cách tổng quát hiện tượng truyền
thông, quá trình truyền thông là một nhiệm vụ hết sức quan trọng.
Mô hình truyền thông là những bản vẽ, các bảng, biểu đồ, lược đồ, sơ đồ, hình
tượng, v.v … được sử dụng để quy những ý kiến phức tạp về cách biểu đạt mang tính chất
đồ họa, từ đó cho phép chúng ta có cách nhìn nhận sâu sắc hơn, ở nhiều góc độ khác nhau
với một khái niệm rất phức tạp, mà ở đây là truyền thông.
1.4.1. Mô hình của Lasswell
Có thể nói rằng, đây là mô hình truyền thông được nhắc đến nhiều nhất. Mô
hình này xuất hiện từ năm 1948, do Harold Lasswell, một nhà khoa học xã hội, sử
dụng để mô tả hoạt động truyền thông của con người. Trong mô hình này, không thể
thiếu bất cứ một yếu tố nào hoặc một giai đoạn nào, vì nếu thiếu thì không thể thực
hiện được quá trình truyền thông.
Đây là một mô hình truyền thông đơn giản, nhưng rất thuận lợi khi cần chuyển
các thông tin khẩn cấp. Tuy nhiên, trong mô hình này, những thông tin phản hồi từ
phía đối tượng tiếp nhận như là một yếu tố quan trọng nhằm tăng cường hiệu quả của
các hoạt động truyền thông, lại chưa được đề cập.
Sau đây là mô hình truyền thông của H.Lasswell:

Nguồn
phát

Thông
điệp


Kênh

Tiếp nhận

Trang | 10


Chuyên đề Truyền Thông ĐPT

Nguyễn Thế Phúc – D12TTDPT

 Nguồn phát: người gửi hay nguồn gốc của thông điệp
 Thông điệp: ý kiến, cảm xúc, suy nghĩ hay thái độ … được truyền đi
 Kênh: phương tiện mà nhờ đó các thông điệp được chuyển đi từ nguồn đến
người nhận
 Tiếp nhận: là cá nhân hay nhóm người mà thông điệp hướng tới.
1.4.2. Mô hình của Claude Shannon
Mô hình truyền thông 2 chiều của Claude Shannon được đưa ra vào năm 1949.
Mô hình này đã khắc phục được nhược điểm của mô hình truyền thông một chiều
bằng cách nhấn mạnh vai trò của thông tin phản hồi từ đối tượng tiếp nhận. Do đó, mô
hình này thể hiện rõ hơn tính tương tác, bình đẳng cũng như sự chuyển đổi giữa chủ
thể và khách thể truyền thông trong quá trình giao tiếp. Mặt khác, mô hình này cũng
chú ý tới hiệu quả truyền thông – mong đợi của bất kì nhà truyền thông nào khi chuẩn
bị hoạt động của mình.
Dưới đây là mô hình truyền thông của C.Shannon:
N
Chú thích:
S = Source, SSender
M = Message

C = Channel
R = Receiver
E = Effect
N = Noise
F = Feedback

M

F

C phát, chủ thểR truyền thông E
Nguồn
Thông điệp, nội dung truyền thông
Kênh truyền thông
Người nhận thông điệp
Hiệu quả truyền thông
Nhiễu (gây cản trở thông điệp)
Phản hồi

Trang | 11


Chuyên đề Truyền Thông ĐPT

Nguyễn Thế Phúc – D12TTDPT

1.4.3. Mô hình của Shannon và Weaver (mô hình đường nghe)
Các tác giả của mô hình này đều là các nhà vật lý học và nhà toán học. Mô
hình này đã giải thích cho chúng ta rằng người truyền tin đã gửi thông tin như thế nào.
Điểm mới của mô hình này chính là yếu tố vật truyền tin. Theo các tác giả của

mô hình này, vật truyền tin là yếu tố quan trọng, từ đó nguồn thông tin được mã hóa
thành các ký hiệu, bao gồm các mạch và sóng điện từ, được chuyển đến các thiết bị
thu nhận. Vật truyền tin hàm chứa thông tin tiềm năng, từ đó thiết lập thông tin thực tế
- thông tin tiếp nhận và hướng đến thông tin hữu ích; đồng thời đóng vai trò quan
trọng tạo nên dòng thông tin phản hồi – tương tác với công chúng – nhóm đối tượng
truyền thông. Thông tin, trong trường hợp này được xác định là ký hiệu nhiều hơn là
nội dung các thông điệp. Như vậy, vật truyền tin liên quan đến các thiết bị như điện
thoại, radio, tivi, nhưng kết quả của vật truyền và sự tiếp nhận trước hết là ý nghĩa và
hiệu quả của thông điệp. Khoa học, công nghệ càng phát triển, vật truyền tin càng đa
dạng, phong phú và tiện ích. Vật truyền tin trong công nghệ truyền thông số có vai trò
đặc biệt quan trọng, thậm chí ảnh hưởng đến cách nghĩ, cách ứng xử, văn hóa giao
tiếp của mỗi cá nhân và cộng đồng. Nó góp phần định dạng nhân cách cá nhân và diện
mạo văn hóa cộng đồng.

Nói cách khác, mô hình truyền tin của Shannon và Weaver là một mô hình
đường nghe, mô tả cái gì xảy ra vớiNhiễu
cách truyền tin bằng sóng điện từ. Vật truyền tin
là các thiết bị tăng (giảm) âm thanh, cái có thể đưa các thông điệp thành các ký hiệu
được mã hóa (byte), chuyển các kí hiệu qua các tần số (bước sóng) đến người nhận,
một thiết bị dịch mã (ví dụ như máy thu hình), sẽ giải mã những ký hiệu này trở lại
với nội dung ban đầu để người nhận (hay nơi mà thông tin đến) có thể hiểu được. Phía
Nguồn
Người
Nơi tin
Vật
Kênh
ngoài của mô hình này là “nhiễu” hay những yếu tố có thể giảm độ chính xác, tính rõ
tin
nhận
đến

truyền
ràng hay sự toàn vẹn của ký hiệu trên đường truyền của nó giữa người đưa tin và
người nhận. Chính vì vậy, nhiễu là các yếu tố tác động trực tiếp vào kênh truyền
thông và quá trình truyền thông. Có thể thấy trong quá trình truyền thông, có nhiều
loại nhiễu khác nhau. Nhiễu từ môi trường tự nhiên, từ kênh truyền tải, từ nguồn và từ
Nhiễu
người tiếp nhận, hoặc từ nhiều yếu tố hợp thành. Phán đoán nguồn nhiễu và có cách
thức hạn chế nhiễu là trách nhiệm của nhà truyền thông nhằm làm cho quá trình

Trang | 12


Chuyên đề Truyền Thông ĐPT

Nguyễn Thế Phúc – D12TTDPT

truyền thông đạt hiệu quả. Mỗi loại nhiễu cần có cách thức và công cụ hạn chế khác
nhau.
1.5. Môi trường của truyền thông
Mọi quy trình truyền thông đều diễn ra trong những môi trường cụ thể. Môi trường
truyền thông có vai trò tác động đến năng lực và hiệu quả truyền thông. Do đó, việc nắm
bắt, làm chủ và chi phối môi trường truyền thông nhằm tạo ra được hiệu quả cao là một
công việc cần thiết.
Môi trường truyền thông bào gồm hai nhóm yếu tố chính: môi trường tự nhiên – kỹ
thuật và môi trường tâm lý – xã hội. Các yếu tố thuộc hai loại này có mối quan hệ với
nhau trong điều kiện cụ thể mà quá trình truyền thông diễn ra.
1.5.1. Các yếu tố môi trường tự nhiên – kỹ thuật
Các yếu tố của môi trường tự nhiên – kỹ thuật bảo đảm cho thông điệp được
truyền đến đối tượng một cách đầy đủ và trọn vẹn.
Địa hình, quang cảnh, môi trường xung quanh … các phương tiện kỹ thuật

truyền dẫn có tác động trực tiếp đến chất lượng truyền thông. Địa hình có nhiều núi
cao có thể ngăn cản sóng truyền hình. Thời tiết xấu có thể ảnh hưởng đến chất lượng
sóng phát thanh; ngoại trừ radio kỹ thuật số. Tiếng ồn, cấu tạo phòng – hội trường
cũng ảnh hưởng đến chất lượng tiếp nhận thông điệp. Những rào cản này có thể khắc
phục nếu có sự chuẩn bị hoặc đầu tư thỏa đáng.
Nhận thức môi trường truyền thông này có ý nghĩa rất quan trọng, nhà truyền
thông cần chú ý làm chủ điều kiện.
1.5.2. Các yếu tố môi trường tâm lý – xã hội
Trong quá trình truyền thông, các nhà truyền thông cần lưu ý đến các yếu tố
tâm lý – xã hội, vì các yếu tố này tác động, chi phối rất lớn đến năng lực và hiệu quả
truyền thông.
Sự hưng phấn, cường độ của sự chú ý, sự nhiệt tình tham gia, tâm trạng, tâm
lý … của đối tượng tiếp nhận thông điệp, thuộc các yếu tố môi trường tâm lý – xã hội
có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng truyền thông. Do đó, nhà truyền thông cần cố
gắng làm chủ môi trường truyền thông. Trước hết, cần tập trung chuẩn bị nội dung

Trang | 13


Chuyên đề Truyền Thông ĐPT

Nguyễn Thế Phúc – D12TTDPT

thông điệp (từ tên chiến dịch truyền thông, đoạn dẫn nhập, mở đầu câu chuyện …)
cho phù hợp với nhóm công chúng đối tượng để lôi kéo và kích thích sự chú ý của đối
tượng; mặt khác, tận dụng mọi điều kiện có thể để thu hút sự tham gia của đối tượng
truyền thông.
Nhận thức vài trò quan trọng của môi trường truyền thông, nhà truyền thông
cố gắng làm chủ môi trường, phán đoán và dự báo trước để có phương cách đề phòng
và hạn chế hậu quả các rủi ro có thể xảy ra, hoặc khai thác tối đa các ưu thế.

2. Internet of Things – Internet vạn vật
2.1. Khái niệm cơ bản.

Những thiết bị mang xu hướng IoT
Trong cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta hiện nay, thì các thiết bị điện tử có kết
nối với Internet đã trở nên quá đỗi quen thuộc, thậm chí là một phần không thể thiếu. Đó
là công cụ giúp chúng ta cập nhật thông tin hằng ngày; liên lạc trao đổi thông tin với gia
đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp; thư giãn giải trí … Có thể kể đến những thiết bị
như máy vi tính, điện thoại di động, máy tính bảng, … cho tới các vật dụng hằng ngày
như tivi, tủ lạnh, máy giặt, thậm chí cả đồng hồ hay kính mắt, đến những ứng dụng mang
tính chuyên ngành đặc thù cao đòi hỏi ứng dụng trao đổi thông tin vô cùng đa dạng và
nhanh chóng, tất cả chúng hoàn toàn có khả năng kết nối với Internet. Từ đó, một xu
hướng thiết bị mới từ đó dần hình thành, và hứa hẹn trở nên phổ biến hơn trong tương lai,
chính là xu hướng Internet vạn vật – Internet of Things. Đây hứa hẹn là một trong những

Trang | 14


Chuyên đề Truyền Thông ĐPT

Nguyễn Thế Phúc – D12TTDPT

thành tố vô cùng quan trọng trong một thế giới kết nối đa dạng và phẳng hóa, khi mà
thông tin được trao đổi liên tục với số lượng và tần suất vô cùng lớn.
Sau đây là định nghĩa về Internet of Things:
“Internet of Things là một hệ thống mạng lưới gồm các đối tượng vật lý – thiết bị,
xe cộ, nhà cửa, và các thứ khác – được tích hợp các thiết bị điện tử, các cảm biến và có
kết nối mạng nhằm cho phép chúng có thể tiếp nhận và trao đổi thông tin”.
Khi xét đến khía cạnh công nghệ, kỹ thuật:
“Internet of Things là một hệ thống mang tính toàn cầu dành cho môi trường xã

hội thông tin, cho phép sự hoạt đông của những dịch vụ nâng cao bằng cách liên kết
các vật dụng/thiết bị (vật lý lẫn ảo) dựa trên các thành tựu công nghệ thông tin và
truyền thông đã có sẵn và không ngừng tiến hóa về mặt trao đổi dữ liệu”. [3]
Chúng ta có thể nhận thấy được rằng, IoT đã đem lại thêm một hướng truyền thông
mới, truyền thông trên “mọi vật” trong hoạt động công nghệ thông tin và truyền thông,
mà ở đó đã tồn tại sẵn hai cách thức truyền thông tại “mọi lúc” và “mọi nơi”, như sơ đồ
dưới đây: [3]

Truyền thông mọi lúc
-

-

Khi di chuyển
Buổi tối
Ban ngày
Truyền thông mọi vật

Trong nhà
Ngoài trời (không dùng máy tính)
Tại máy tính
Truyền thông mọi nơi

-

Giữa các máy tính
Người với người (không qua máy tính)
Người với vật (sử dụng thiết bị)
Vật với vật


Trang | 15


Chuyên đề Truyền Thông ĐPT

Nguyễn Thế Phúc – D12TTDPT

Đối với khái niệm IoT, “Things” hay nói cách khác, các “vật” ở đây là các đối tượng
trong thế giới vật lý (gọi là thiết bị) hay là các đối tượng của thế giới thông tin (thế giới
ảo) có khả năng được nhận dạng và tích hợp vào trong các mạng lưới truyền thông. Các
vật đều có các thông tin liên quan, có thể là thông tin tĩnh hoặc động.
Các vật tồn tại trong thế giới vật lý và có khả năng được nhận biết, khởi động và kết
nối. Có thể đưa ra những ví dụ như môi trường xung quanh, robot công nghiệp, đồ dùng
thiết yếu và các thiết bị điện.
Các đối tượng ảo tồn tại trong thế giới thông tin và có khả năng được lưu trữ, xử lý và
truy cập. Ví dụ như các nội dung đa phương tiện và các phần mềm ứng dụng.
2.2. Tổng quan về mặt kỹ thuật
Dưới đây là hình ảnh thể hiện tổng quan về mặt kỹ thuật của thiết bị IoT. [3]

Chú thích:
Device..............................Thiết bị

Mapping..................................................Đánh dấu

Gateway..........................Cổng ra/vào

Communication via gateway.................TĐTT qua cổng

Physical thing.................Đối tượng vật lý


Communication w/o gateway................TĐTT ko cổng

Virtual thing...................Đối tượng ảo

Direct communication...........................TĐTT trực tiếp

Communication..............Sự trao đổi thông tin (TĐTT)

Trang | 16


Chuyên đề Truyền Thông ĐPT

Nguyễn Thế Phúc – D12TTDPT

Hãy nhìn vào hình minh họa thể hiện ở trên. Dưới đây là sự giải thích cụ thể hơn.
Một đối tượng vật lý có thể được đại diện trong thế giới thông tin thông qua một hay
nhiều đối tượng ảo (nhờ vào đánh dấu), tuy nhiên một đối tượng ảo cũng có thể tồn tại
mà không có một đối tượng vật lý nào liên kết với nó.
“Thiết bị” là một vật dụng có những khả năng cần thiết để trao đổi thông tin, ngoài ra
còn có khả năng cảm nhận, vận hành, thu nhận dữ liệu, lưu trữ dữ liệu và xử lý dữ liệu.
Các thiết bị thu thập vô vàn các loại thông tin và cung cấp nó cho các mạng thông tin và
truyền thông để xử lý thêm. Một số thiết bị cũng có thể thực hiện các tác vụ dựa trên
thông tin được tiếp nhận từ mạng thông tin và truyền thông.
Các thiết bị có thể trao đổi thông tin với nhau: chúng có thể trao đổi qua mạng truyền
thông thông qua một cổng ra/vào (trường hợp a), không qua cổng ra/vào (trường hợp b),
hoặc trao đổi trực tiếp mà không cần mạng (trường hợp c). Thêm vào đó, sự kết hợp của
các trường hợp a và c, trường hợp b và c đều khả thi; ví dụ như, các thiết bị có thể liên
kết với nhau sử dụng kết nối trao đổi trực tiếp thông qua một mạng nội bộ (trường hợp c),
sau đó trao đổi thông tin qua mạng truyền thông nhờ vào một cổng ra/vào nội bộ (trường

hợp a).
*Lưu ý: Hình minh họa trên chỉ đưa ra các tương tác diễn ra trong thế giới vật lý (sự
trao đổi thông tin giữa các thiết bị), còn các tương tác khác vẫn diễn ra trong thế giới
thông tin (sự trao đổi giữa các đối tượng ảo) và giữa thế giới vật lý và thế giới thông tin
(sự trao đổi giữa các đối tượng vật lý và các đối tượng ảo).
Các mạng thông tin truyền thông thực hiện truyền dẫn dữ liệu được tiếp nhận bởi các
thiết bị đến các ứng dụng và các thiết bị khác, cùng với những chỉ dẫn từ các ứng dụng
đến các thiết bị. Mạng thông tin truyền thông cung cấp những khả năng truyền tải dữ liệu
một cách ổn định và hiệu quả. Cơ sở hạ tầng mạng của IoT có thể được nhận ra thông qua
các hệ thống mạng sẵn có, như mạng TCP/IP truyền thống, và/hoặc các mạng hiện đại
tiến hóa, ví dụ như Next Generation Networks (NGN).
Dưới đây là hình minh họa các loại thiết bị và mối quan hệ của chúng với các đối
tượng vật lý: [3]

Trang | 17


Chuyên đề Truyền Thông ĐPT

Nguyễn Thế Phúc – D12TTDPT

Điều kiện yêu cầu tối thiểu của các thiết bị nằm trong môi trường IoT là chúng phải
hỗ trợ khả năng trao đổi thông tin. Các thiết bị được chia vào các nhóm như được mô tả
dưới đây như sau:


Data-carrying device (Thiết bị mang dữ liệu): thiết bị được gắn vào một đối
tượng vật lý nhất định để kết nối đối tượng vật lý đó một cách gián tiếp với mạng




thông tin truyền thông.
Data-capturing device (Thiết bị thu dữ liệu): thiết bị đọc/ghi với khả năng tương
tác với các đối tượng vật lý. Quá trình tương tác có thể diễn ra một cách gián tiếp
thông qua các thiết bị mang dữ liệu, hoặc trực tiếp qua một vật mang dữ liệu được
gắn vào đối tượng vật lý. Trong trường hợp đầu tiên, thiết bị thu dữ liệu đọc thông
tin từ trong thiết bị mang dữ liệu, và có thể viết thêm thông tin được gửi từ mạng
thông tin truyền thông trong thiết bị mang dữ liệu.
* Các công nghệ được dùng trong quá trình tương tác giữa các thiết bị thu và
mang dữ liệu hoặc các vật mang dữ liệu bao gồm tín hiệu radio, tín hiệu hồng



ngoại, tín hiệu quang học và hoạt động bằng pin.
Sensing/actuating device (Thiết bị cảm ứng và vận hành): Một thiết bị cảm ứng
và vận hành có thể phát hiện hoặc đo lường thông tin liên quan đến môi trường
xung quanh và biến đổi nó trở thành các tín hiệu số điện tử. Nó cũng có thể biến
đổi tín hiệu số điện tử từ mạng thông tin thành các bước/quá trình. Thông thường,
việc nhận biết và vận hành các thiết bị từ mạng nội bộ trao đổi với nhau sử dụng
các công nghệ mạng có dây hoặc không dây, rồi sử dụng các cổng ra/vào để kết
nối đến các mạng thông tin truyền thông.

Trang | 18


Chuyên đề Truyền Thông ĐPT



Nguyễn Thế Phúc – D12TTDPT


General device (thiết bị thông thường): Thiết bị thông thường có khả năng xử lý
và trao đổi thông tin được tích hợp sẵn và có thể trao đổi với mạng thông tin
truyền thông thông qua kết nối có dây hoặc không dây. Các thiết bị đó có thể bao
gồm dụng cụ và các đồ dùng cho các chủ ứng dụng IoT, như các máy móc công
nghiệp, thiết bị điện trong nhà hay điện thoại thông minh.

2.3. Những đặc điểm cơ bản và những đòi hỏi cao cấp của thiết bị IoT
2.3.1. Những đặc điểm cơ bản
 Khả năng liên kết: Để tương xứng với khái niệm IoT, bất cứ thứ gì cũng
có thể kết nối được với thế giới thông tin và hạ tầng trao đổi thông tin.
 Các dịch vụ liên quan đến vật/đối tượng: Thiết bị IoT có khả năng cung
cấp các dịch vụ liên quan đến vật và nằm trong phạm vi của chúng, giả dụ
như bảo vệ quyền riêng tư và sự ổn định giữa đối tượng vật lý và đối
tượng ảo có liên kết với nó. Để có thể cung cấp được các dịch vụ đó, cả
công nghệ trong thế giới vật lý lẫn trong thế giới thông tin sẽ thay đổi.
 Tính không đồng nhất: Các thiết bị nằm trong xu hướng IoT mang bản
chất không đồng nhất vì chúng dựa theo các nền tảng phần cứng và mạng
khác nhau. Chúng có thể tương tác với các thiết bị khác hoặc các nền tảng
dịch vụ thông qua các mạng khác nhau.
 Biến đổi năng động: Trạng thái các thiết bị thay đổi một cách tùy biến
khác nhau; ví dụ như khi đi ngủ và khi thức dậy, kết nối và dừng kết nối,
cùng với bối cảnh của thiết bị bao gồm địa điểm và tốc độ. Ngoài ra, số
lượng các thiết bị cũng có thể thay đổi khác nhau.
 Con số phát triển khổng lồ: Số lượng các thiết bị cần để được quản lý và
trao đổi với nhau sẽ ít nhất là lớn hơn rất nhiều so với số lượng các thiết bị
đang kết nối với Internet hiện tại. Tỉ lệ trao đổi được tạo ra bởi các thiết bị
so với trao đổi do con người tạo ra sẽ dần dịch chuyển sang phía thiết bị
một cách rõ ràng hơn. Và quan trọng hơn, đó là việc quản lý dữ liệu được
tạo ra và công tác biên dịch cho các mục đích trong ứng dụng. Điều đó liên

quan tới việc tìm hiểu ý nghĩa của dữ liệu, cũng như là quản lý dữ liệu sao
cho hiệu quả.

Trang | 19


Chuyên đề Truyền Thông ĐPT

Nguyễn Thế Phúc – D12TTDPT

2.3.2. Những đòi hỏi cao cấp
 Kết nối mang tính chất nhận diện: Thiết bị IoT cần phải hỗ trợ một điều
rằng kết nối giữa một vật và thiết bị IoT được thiết lập dựa trên yếu tố định
dạng ra vật. Cùng với đó, điều đấy cũng thể hiện rằng các yếu tố định dạng
không đồng nhất của các vật khác nhau đều được xử lý theo một cách
đồng nhất.
 Khả năng hoạt động tương kết: Đây là một yếu tố cần thiết được đảm bảo
bên trong các hệ thống không đồng nhất và được phân bổ cụ thể, nhằm
cung cấp và sử dụng các thông tin và dịch vụ đa dạng khác nhau.
 Kết nối mạng tự trị: bao gồm các khả năng tự quản lý, tự thiết lập, tự phục
hồi, tự cải thiện, tự bảo vệ - tất cả đều cần được hỗ trợ trong các chức năng
quản lý mạng của thiết bị IoT, để có thể thích nghi được với các đòi hỏi
ứng dụng khác nhau, các môi trường truyền thông khác nhau, số lượng
thiết bị cũng như chủng loại thiết bị vô cùng lớn.
 Cung cấp các dịch vụ tự trị: Các dịch vụ phải có khả năng được đem lại
bởi thu nhận, trao đổi và xử lý một cách tự động dữ liệu của các vật dựa
trên các điều luật được thiết lập bởi nhà vận hành hoặc được tùy biến bởi
người sử dụng. Các dịch vụ tự trị có thể phụ thuộc vào các kỹ năng tự
động kết hợp dữ liệu và khai thác dữ liệu.
 Khả năng dựa theo vị trí: Các hoạt động trao đổi thông tin và dịch vụ liên

quan sẽ phụ thuộc vào thông tin địa điểm của vật và/hoặc người sử dụng.
Điều này là cần thiết để nhận biết và theo dõi thông tin vị trí một cách tự
động. Các hoạt động và dịch vụ liên quan đến vị trí có thể bị giới hạn bởi
luật lệ và điều khoản, và nên tuân thủ theo các yêu cầu bảo mật.
 Bảo mật: Trong môi trường IoT, mọi “thứ” đều được kết nối, từ đó hình
thành nên những mối đe dọa bảo mật vô cùng to lớn, chẳng hạn như đe
dọa liên quan đến tính an toàn mật, sự đáng tin cậy, sự toàn vẹn của cả
thông tin lẫn dịch vụ. Đơn cử, đó là sự cần thiết của việc tích hợp các
chính sách + phương pháp bảo mật khác nhau liên quan tới sự đa dạng về
mặt thiết bị và người sử dụng mạng trong hệ thống IoT.
 Bảo vệ riêng tư: Rất nhiều thiết bị và vật dụng có chủ nhân, người sử
dụng. Các dữ liệu từ đối tượng được nhận biết có thể chứa các thông tin cá
nhân khiến người chủ/sử dụng lo lắng. Hệ thống IoT cần có sự hỗ trợ bảo
vệ riêng tư trong quá trình truyền dữ liệu, tập hợp, lưu trữ, khai thác và xử

Trang | 20


Chuyên đề Truyền Thông ĐPT

Nguyễn Thế Phúc – D12TTDPT

lý. Bảo vệ riêng tư không nên tạo ra rào cản đối với việc kiểm chứng
nguồn gốc thông tin
 Các dịch vụ chất lượng cao và bảo mật tốt liên quan đến cơ thể con
người: Đây cũng là một yếu tố để các thiết bị IoT cần được hỗ trợ. Các
nước đều có các điều luật, yêu cầu khác nhau về các dịch vụ này.
 Cắm và chạy: Cho phép ngay lập tức việc phân chia thế hệ, thành phần
cấu tạo hay quá trình tiếp nhận các thiết lập mang tính định nghĩa nhằm
tạo ra sự tích hợp nhanh chóng và phối hợp hoạt động của các đối tượng

được liên kết với các ứng dụng, và sự đáp ứng được các nhu cầu của ứng
dụng.
 Khả năng quản lý: Bảo đảm các hoạt động mạng một cách bình thường.
Các ứng dụng thuộc hệ thống IoT thường hoạt động một cách tự động mà
không cần sự can thiệp của con người, nhưng toàn bộ quá trình hoạt động
nên được quản lý bởi các tổ chức thích hợp.
2.4. Mô hình thiết bị IoT kiểu mẫu

Hình minh họa cho một mẫu thiết bị IoT

Trang | 21


Chuyên đề Truyền Thông ĐPT

Nguyễn Thế Phúc – D12TTDPT

Mẫu thiết bị IoT bao gồm có 4 lớp thành phần chính, cùng với đó là khả năng quản lý
và khả năng bảo mật liên kết với 4 lớp thành phần đó.



Lớp ứng dụng (Application layer)
Lớp hỗ trợ dịch vụ và hỗ trợ ứng dụng (Service support and Application support




layer)
Lớp mạng (Network layer)

Lớp thiết bị (Device layer)

2.4.1. Lớp ứng dụng
Lớp ứng dụng chứa các ứng dụng của các hệ thống IoT.
2.4.2. Lớp hỗ trợ dịch vụ và hỗ trợ ứng dụng
Lớp này bao gồm hai nhóm khả năng như sau:
 Khả năng hỗ trợ nói chung: là những khả năng thông thường mà các ứng
dụng IoT khác nhau có thể sử dụng được, chẳng hạn như xử lý dữ liệu, lưu
trữ dữ liệu. Những khả năng này cũng có thể được kêu gọi bởi các khả
năng hỗ trợ cụ thể hơn, như để xây dựng thêm các khả năng hỗ trợ cụ thể
khác.
 Khả năng hỗ trợ cụ thể: là những khả năng cụ thể hướng đến những yêu
cầu của những ứng dụng mang tính đa dạng, phong phú. Chúng có thể bao
gồm rất nhiều nhóm khả năng mang tính chi tiết, nhằm mục đích cung cấp
các chức năng hỗ trợ khác nhau cho các ứng dụng IoT khác nhau.
2.4.3. Lớp mạng
Lớp này bao gồm hai loại khả năng như sau:
 Các khả năng mạng: cung cấp các chức năng điều khiển kết nối mạng
thích hợp, như truy cập và vận chuyển các chức năng điều khiển tài
nguyên, quản lý di động hay AAA (authentication – quá trình xác thực;
authorization – quá trình cấp phép; accounting – quá trình tính toán).
 Các khả năng truyền tải: tập trung vào việc cung cấp kết nối cho quá trình
truyền tải của dịch vụ vầ các thông tin dữ liệu đặc thù của ứng dụng trong
các thiết bị IoT, cũng như là truyền tải các thông tin liên quan đến việc
điều khiển và quản lý các thiết bị IoT.

Trang | 22


Chuyên đề Truyền Thông ĐPT


Nguyễn Thế Phúc – D12TTDPT

2.4.4. Lớp thiết bị
Được chia làm hai loại khả năng như sau:
 Khả năng của thiết bị (Device capabilities):
Bao gồm những điều sau, và không giới hạn chỉ ở những điều đó:
- Tương tác trực tiếp với mạng thông tin truyền thông: Các thiết bị có
thể thu nhận và tải lên thông tin một cách trực tiếp (không cần qua khả
năng của cổng ra/vào) đến mạng và có thể trực tiếp nhận được thông
-

tin (ví dụ như các câu lệnh) từ mạng.
Tương tác gián tiếp với mạng thông tin truyền thông: mọi hoạt động
diễn ra như trên, nhưng theo một cách gián tiếp (thông quả cổng

-

ra/vào).
Ad-hoc networking (mạng không thể thức): các thiết bị có thể xây dựng
các mạng theo tính chất không thể thức trong một số trường hợp cần để

-

nâng cao khả năng nâng cấp và triển khai một cách nhanh chóng.
Ngủ và thức tỉnh: hai khả năng được hỗ trợ nhằm hướng đến mục tiêu

-

tiết kiệm năng lượng cho thiết bị.

Lưu ý: một thiết bị hỗ trợ cả hai khả năng trao đổi thông tin trực tiếp

và gián tiếp với mạng là một điều không bắt buộc.
 Khả năng của cổng ra/vào (Gateway capabilities):
Bao gồm những điều sau, và không giới hạn chỉ ở những điều đó:
- Hỗ trợ nhiều giao diện: Tại lớp thiết bị, khả năng của cổng hỗ trợ các
thiết bị được kết nối thông qua các loại kết nối có dây và không dây
khác nhau, như tuyến điều khiển mạng khu vực (CAN bus – controller
area network bus), ZigBee, Bluetooth, hay Wi-Fi. Tại lớp mạng, khả
năng này có thể trao đổi thông qua nhiều công nghệ khác nhau, như
PSTN; mạng di động 2G, 3G; mạng di động LTE, Ethernet hoặc đường
-

truyền DSL.
Sự biến đổi giao thức: Có hai trường hợp cần đến khả năng cổng
ra/vào. Một trường hợp là khi quá trình trao đổi thông tin tại lớp thiết
bị sử dụng các giao thức lớp thiết bị khác nhau, ví dụ như ZigBee và
Bluetooth. Trường hợp còn lại là khi cả lớp thiết bị và lớp mạng sử
dụng các giao thức khác nhau, chẳng hạn lớp thiết bị sử dụng ZigBee
còn lớp mạng sử dụng công nghệ 3G.

Trang | 23


Chuyên đề Truyền Thông ĐPT

Nguyễn Thế Phúc – D12TTDPT

2.4.5. Các khả năng quản lý
Tương tự với các mạng truyền thống, các khả năng quản lý của thiết bị IoT

bao trùm các lỗi truyền thống, quá trình thiết lập, quá trình tính toán, các cấp hoạt
động và bảo mật
Khả năng quản lý của thiết bị IoT có thể được chia làm hai loại: khả năng
quản lý nói chung, khả năng quản lý đặc thù riêng biệt.
Quản lý nói chung trong các thiết bị IoT cơ bản bao gồm:
 Quản lý thiết bị, có thể đó là kích hoạt và ngừng kích hoạt thiết bị từ xa,
các hoạt động kiểm tra, cập nhật firmware và software, quản lý trạng thái
hoạt động của thiết bị.
 Quản lý cấu trúc mạng nội bộ
 Quản lý đường dữ liệu và ùn tắc, cụ thể hơn là việc phát hiện ra các điều
kiện mạng quá tải và việc thực hiện dự trữ tài nguyên cho các luồng dữ
liệu mang tính quan trọng về mặt thời gian và/hoặc sự sống còn.
Quản lý đặc thù được tích hợp gần gũi với các yêu cầu đặc thù của ứng dụng.
Chẳng hạn như yêu cầu đòi hỏi quản lý hệ thống đường dây truyền tải điện thông
minh.
2.4.6. Các khả năng bảo mật
Tương tự như vậy, có hai loại khả năng bảo mật: Bảo mật nói chung và bảo
mật đặc thù. Trong đó, bảo mật nói chung không phụ thuộc vào các ứng dụng. Cụ thể
như sau:
 Tại lớp ứng dụng: quyền truy cập, quyền xác thực, bảo mật dữ liệu của
ứng dụng và bảo vệ tích hợp, bảo vệ quyền riêng tư, kiểm toán bảo mật và
chống phần mềm phá hoại (anti-virus).
 Tại lớp mạng: quyền truy cập, quyền xác thực, sử dụng dữ liệu và đưa ra
tín hiệu dữ liệu bảo mật, đưa ra tín hiệu bảo vệ tích hợp.
 Tại lớp thiết bị: quyền truy cập, quyền xác thực, xác định thiết bị nguyên
bản hợp lệ, điều khiển truy cập, dữ liệu bảo mật an toàn và bảo vệ tính
nguyên bản.
Bảo mật đặc thù được tích hợp gần gũi với yêu cầu đặc thù của ứng dụng. Thí
dụ như thanh toán trên di động, các nhu cầu an ninh bảo mật.


Trang | 24


Chuyên đề Truyền Thông ĐPT

Nguyễn Thế Phúc – D12TTDPT

3. Thống kê sự phát triển, triển vọng trong tương lai của thiết bị IoT
Phải khẳng định rằng, xu hướng các thiết bị IoT đang bùng nổ vô cùng mạnh mẽ. Đó có
thể bao gồm những thiết bị nhỏ li ti cho đến những cỗ máy khổng lồ, sử dụng công nghệ
không dây để có thể giao tiếp với nhau (và với chính con người chúng ta). Thế giới IoT của
chúng ta đang tăng trưởng với một tốc độ đáng kinh ngạc – từ 2 tỷ thiết bị vào năm 2006 lên
đến con số dự đoán vào khoảng 200 tỷ thiết bị vào năm 2020, hay nói cách khác có khoảng
26 thiết bị thông minh ở xung quanh mỗi con người trên Trái Đất ! (Theo IDC, Intel, Liên
Hợp Quốc). [7]

Mọi thứ chưa dừng lại ở đây. Thiết bị IoT sẽ xuất hiện phần lớn tại các nhà máy, cơ
quan, và lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Vì sao ư? Để những thiết bị thông minh đó có thể
theo dõi được kho hàng, quản lý máy móc, gia tăng hiệu quả, tiết kiệm chi phí, và cả cứu
sống mạng người. Vai trò của thiết bị IoT ngày một to lớn, đôi khi chúng ta đã có thể
chứng kiến được sự hiện hữu của chúng, ở cuộc sống quanh ta thôi, có thể là không phải

Trang | 25


×