Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

HIỆN THỰC và cổ TÍCH TRONG “THẾ GIỚI TRẺ EM” của k IBRAGIMOV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.53 KB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
------------

HOÀNG THỊ HOA

HIỆN THỰC VÀ CỔ TÍCH TRONG
“THẾ GIỚI TRẺ EM” CỦA K.IBRAGIMOV

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

HÀ NỘI, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
------------

HOÀNG THỊ HOA

HIỆN THỰC VÀ CỔ TÍCH TRONG
“THẾ GIỚI TRẺ EM” CỦA K.IBRAGIMOV

Chuyên ngành
Mã số

: Văn học nước ngoài
: 60220245

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Thị Hòa

HÀ NỘI, 2015


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Hà Thị Hoà – người đã
tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong tổ bộ môn văn
học Nga, khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, gia đình và bạn bè đã
tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Do điều kiện và trình độ còn hạn chế nên luận văn của tôi không tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu
của các thầy cô giáo để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Học viên

Hoàng Thị Hoa


Nhà văn Kanta Ibragimov


Tiểu thuyết “Thế giới trẻ em”


MỤC LỤC
HOÀNG THỊ HOA................................................................................................................................1
HOÀNG THỊ HOA................................................................................................................................2

Như vậy, đêm trên mặt đất gắn với những hiện thực trần trụi nhưng đầy ám ảnh.........................67


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Kanta Ibragimov là một cây bút tiểu thuyết nổi tiếng người
Chechnya. Ngay từ khi khởi nghiệp sáng tác, cuốn tiểu thuyết đầu tiên của
ông vừa ra mắt đã nhanh chóng được công chúng đón nhận nồng nhiệt. Hơn
nữa, với tài năng văn chương, Ibragimov đã hai lần vinh dự được đề cử vào
giải Nobel văn học. Có thể nói, đây là trường hợp hiếm có bởi Ibragimov
không chỉ là nhà văn mà còn là một nhà khoa học. Hiện nay, Kanta Ibragimov
là cái tên được nhắc đến rất nhiều trong lĩnh vực văn học ở Nga, sáng tác của
ông được độc giả đón đọc nhiều nhất. Tuy nhiên ở Việt Nam, cái tên này còn
rất mới mẻ với bạn đọc. Hiện tại, chỉ có hai cuốn tiểu thuyết của ông được
dịch ra tiếng Việt đó là: “Cuộc chiến đi qua” (2009) và “Thế giới trẻ em”
(2014). Song, với sự nổi tiếng của nhà văn trên nước Nga cùng với những
thành công rực rỡ của ông thì đây là một cây bút đáng để chúng ta nghiên
cứu, tìm hiểu.
1.2 Trong số hai cuốn tiều thuyết được chuyển ngữ sang tiếng Việt,
chúng tôi lựa chọn tác phẩm “Thế giới trẻ em” để nghiên cứu bởi lẽ ở Việt
Nam cuốn tiểu thuyết này còn khá mới nhưng ở Nga, nó đã rất nổi tiếng và
quen thuộc với độc giả. Hơn nữa, đây là cuốn tiểu thuyết suất xắc nhất của
nhà văn đã được đề cử vào giải Nobel văn học năm 2010. Khi chuyển ngữ
sang tiếng Việt, tác phẩm đã được in ra thành 1000 bản tại NXB Văn học để
giới thiệu tới đông đảo bạn đọc Việt Nam. Cuốn tiểu thuyết đã ghi lại lịch sử
đau buồn của vùng đất Bắc Kavkaz qua hai cuộc chiến tranh Chechnya lần
thứ nhất (1994- 1996) và lần thứ hai (1999- 2000). Bên cạnh giá trị hiện thực
sâu sắc, tác phẩm còn hấp dẫn người đọc bởi nghệ thuật viết văn độc đáo.
Thông qua nghệ thuật viết đặc sắc ấy, chúng ta không chỉ hiểu được cuộc
sống đau khổ của con người trong chiến tranh, về tình hình chiến sự của vùng


1


đất Bắc Kavkaz, mà còn có những suy ngẫm sâu sắc về số phận con người
đặc biệt là phụ nữ và trẻ em trong cảnh ngộ chiến tranh.
1.3 Là một tác phẩm hiện đại, “Thế giới trẻ em” của Ibraghimov khai
thác đề tài từ chính cuộc chiến tranh xảy ra trên vùng đất Bắc Kavkaz mà bản
thân tác giả là người đã từng trực tiếp tham gia vào cuộc chiến đó. Ngòi bút
của nhà văn rất tài hoa và tinh tế trong cách phối hợp chất hiện thực và cổ tích
khi dựng cảnh, tả người. Theo chúng tôi, nghệ thuật viết hấp dẫn chính là ở
yếu tố cổ tích mà nhà văn vận dụng trong tác phẩm. Đọc cuốn tiểu thuyết,
người đọc có thể nhận ra: tồn tại ngay trong hiện thực chiến tranh khốc liệt là
những điều phi lý đến khó tin, đôi khi lại là những điều kì diệu mà người ta
chỉ thấy trong thế giới cổ tích lung linh, huyền ảo. Yếu tố cổ tích đã tạo nên
tính li kì, mơ hồ, khó xác định của những hình tượng, những sự việc. Nó
khiến cho người đọc rơi vào trạng thái mơ hồ khi xác định hiện thực được tái
hiện trong tác phẩm là thực hay hư.
1.4 Lựa chọn đề tài “Hiện thực và cổ tích trong tiểu thuyết “Thế giới
trẻ em” của nhà văn K.Ibragimov” chúng tôi muốn làm rõ những nét đặc sắc
nghệ thuật nổi bật trong tác phẩm, để từ đó hiểu hơn về tài năng viết tiểu
thuyết của nhà văn; đồng thời có được cái nhìn và cảm nhận cụ thể, sâu sắc về
hiện thực mà nhà văn đề cập đến trong tác phẩm. Sự thực hiện đề tài này cũng
sẽ giúp chúng tôi củng cố thêm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ cho công tác
giảng dạy ở nhà trường phổ thông.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Kanta Ibragimov sinh năm 1960, là nhà văn người Chechnya, Liên
Bang Nga,


tiến sĩ kinh tế, viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học Cộng hoà

Chechnya, phó viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học thành phố Grozny,
giáo sư Đại học Tổng hợp quốc gia Chechnya. Ông vốn được sinh ra trong
một gia đình trí thức, cha là tiến sĩ Hoá học. Con đường đến với văn chương

2


của ông diễn ra dường như là ngẫu nhiên, tình cờ. Bởi lẽ từ trước năm 1999,
K.Ibragimov chỉ được mọi người biết đến với tư cách là một nhà khoa học có
gần ba mươi công trình nghiên cứu và đầu sách về kinh tế. Nhưng vốn là một
người có tầm hiểu biết phong phú cộng với niềm đam mê đặc biệt dành cho
văn chương, K.Ibragimov đã “ bén duyên”, lấn sân sang lĩnh vực văn học và
gặt hái được khá nhiều thành công. Những sáng tác của ông chủ yếu thuộc thể
loại tiểu thuyết. Cuốn tiểu thuyết đầu tay với nhan đề “Cuộc chiến đi qua”
sáng tác năm 1999 đã đưa tên tuổi của Ibragimov trở nên quen thuộc hơn với
công chúng. Tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn, còn tác giả thì trở nên nổi
tiếng và được đón đọc nhiều nhất ở nước Nga. Cuốn tiểu thuyết này cũng đã
mang lại vinh quang cho nhà văn. Bốn năm sau khi ra đời, tác phẩm đầu tay
của một nhà khoa học đã được Tổng thống Nga Vladimir Putin trao tặng Giải
thưởng Quốc gia Liên Bang Nga về Văn học nghệ thuật năm 2003. Thành
công nối tiếp thành công, sau đó, K.Ibragimov đã liên tiếp cho ra đời nhiều
tác phẩm hay và đặc sắc như: Kavkaz già nua (2001), Thầy giáo lịch sử
(2003), Thế giới trẻ em (2005), Truyện cổ phương Đông (2007), Ngôi nhà
hỗn tạp (2009), Avrora (2012), Viện sĩ Piotr Zakharov (2013). Nhà văn cũng
rất may mắn khi hai lần được đề cử vào giải Nobel Văn học: năm 2010 với
Thế giới trẻ em và năm 2012 với Avrora. Tác phẩm của ông nhanh chóng
được dịch sang tiếng Anh, Đức và bây giờ là tiếng Việt.
Với những thành tựu trong văn học, Kanta Ibragimov được kết nạp vào

Hội nhà văn Chechnya, Hội Nhà văn Liên Bang Nga và được bầu làm Chủ
tịch Hội nhà văn Chechnya. Hiện tại ông vẫn tiếp tục làm công tác khoa học
và sáng tác văn học. Với Ibragimov thì “công việc nghiên cứu khoa học và
giảng dạy là để nuôi sống gia đình với năm đứa con, còn văn chương là để
nuôi dưỡng tâm hồn” [22,9].

3


Như đã nói ở trên, nhà văn Kanta Ibragimov là một cái tên khá mới mẻ
đối với chúng ta nhưng ở Nga, ông đã rất nổi tiếng. Chính vì vậy, hai cuốn tiểu
thuyết “Cuộc chiến đi qua” và “Thế giới trẻ em” – hai tác phẩm thành công
nhất của ông, khi được dịch giả Đào Minh Hiệp chuyển ngữ sang tiếng Việt đã
nhanh chóng thu hút được đông đảo độc giả Việt Nam. Trong đó, cuốn tiểu
thuyết “Thế giới trẻ em” đã được dịch và in vào tháng 4 năm 2014 với số lượng
ban đầu là hơn 1000 bản tại NXB Văn học để giới thiệu tới bạn đọc.
“Thế giới trẻ em” xoay quanh số phận của ba nhân vật chính: nữ nghệ
sĩ violon đồng thời là nhà vật lý người Nga- bà Uchital, nữ y tá người
Chechnya tên là Roza và Cậu bé mồ côi. Chiến tranh đã cướp đi của họ hạnh
phúc, gia đình và tuổi trẻ, đẩy những con người đáng thương tội nghiệp ấy
vào cảnh ngộ bi kịch trớ trêu của cuộc đời. Song bằng nghị lực và sức mạnh
của tình thương, họ đã tìm được nguồn sống cho mình ngay trong môi trường
chiến tranh tàn khốc. Họ hiện lên với những phẩm chất và tài năng đáng quý,
lấp lánh vẻ đẹp kì diệu của những con người trong thế giới cổ tích. Tác phẩm
là lời cảnh báo về hậu quả nặng nề mà chiến tranh có thể gây ra cho con
người, là những thông điệp về hòa bình, về tình yêu thương giữa con người
với con người.
2.2. Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết “Thế giới trẻ em”
Như đã nói, tiểu thuyết “Thế giới trẻ em” của nhà văn Kanta Ibragimov
còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Chính vì vậy, khi tìm hiểu về tác phẩm này,

chúng tôi nhận thấy chưa có một công trình nào nghiên cứu về nó ngoài
những đánh giá của chính dịch giả Đào Minh Hiệp.
Do trình độ ngoại ngữ hạn chế nên khi tìm hiểu lịch sử nghiên cứu,
chúng tôi có thể không khai thác được hết những ý kiến đánh giá cũng như
các bài nghiên cứu của các nhà nghiên cứu nước ngoài về cuốn tiểu thuyết
này. Do đó, chúng tôi chỉ xin nêu một số những ý kiến đã được dịch ra tiếng

4


Việt và một số ý kiến của tác giả nước ngoài. Theo nhận xét của các nhà phê
bình văn học Nga thì sự thành công trong lĩnh vực văn học của Ibragimov là
nhờ vốn hiểu biết phong phú và khách quan của tác giả về lịch sử miền đất
quê hương, hoà quyện với những sáng tạo nghệ thuật độc đáo mà không cần
phải dùng đến những thủ pháp giả tạo. Và quan trọng hơn nữa đó là: ông
“không bị ràng buộc bởi bất cứ khuôn khổ, công thức hay phương pháp sáng
tác nào cả, điều đó không chỉ cần thiết trong Văn học mà còn ở tất cả mọi
lĩnh vực” [22, 8].
Khi nói về tiểu thuyết “Thế giới trẻ em” của nhà văn Kanta Ibragimov,
một nhà báo người Nga đã có nhận xét như sau: “Cuốn sách của nhà văn
Chechnya, Kanta Ibragimov, đã diễn tả rất đúng và nặng nề về cuộc chiến ở
Chechnya những năm 94 – 96”. (“Вышла в свет книга чеченского
писателя Канта Ибрагимова “Детский мир”. Очень правдивая и
тяжелая история о войне в Чечне 94-96 годов”) [ 51].
Nhà nghiên cứu người Nga, Maxim Shevchenko sau khi đọc tiểu thuyết
“Thế giới trẻ em” của nhà văn Kanta Ibragimov, cũng đã có nhận xét: “Thế
giới trẻ em, đó là một trong những bằng chứng bi thảm nhất và khủng khiếp
của tội phạm cam kết trong chiến tranh ở Chechnya chống lại công dân Nga
thuộc các quốc tịch khác nhau” (“Детский мир”, который является одним
из самых трагических и страшных свидетельств преступлений,

совершенных в ходе чеченской войны против граждан РФ разных
национальностей”[51].
Còn ở Việt Nam, khi chuyển ngữ cuốn tiểu thuyết “Thế giới trẻ em”
của nhà văn Kanta Ibragimov sang tiếng Việt, dịch giả Đào Minh Hiệp đã
đánh giá đây là một câu chuyện thấm đẫm chất nhân văn: “Dẫu vậy trên nền
câu chuyện bi thương ấy vẫn hiện lên những tấm lòng nhân ái và những
phẩm chất tốt đẹp đã được vun đắp từ hàng nghìn năm qua, làm nên một

5


nước Nga hùng mạnh. Tác phẩm toát lên ý nghĩa nhân văn cao cả hướng con
người đến những giá trị chân – thiện – mĩ vì một tương lai tươi sáng” [22, 8].
Tác phẩm là những câu chuyện bi thương, đẫm nước mắt về cuộc đời nhiều
đau khổ, nhiều sóng gió, tai ương của ba con người, ba số phận bất hạnh nhất
trong xã hội. Nhưng bằng cái nhìn tinh tế và cảm nhận thấm thía, dịch giả
Đào Minh Hiệp đã nhận ra phẩm chất tốt đẹp ẩn bên trong những con người
nghèo khổ để từ đó ông đi đến khẳng định giá trị nhân văn cao cả ở một tác
phẩm hiện thực. Cảm nhận này của tác giả cũng là cảm nhận chung của người
đọc khi tiếp cận, tìm hiểu tác phẩm.
Ngoài ra, trong quá trình tìm hiểu và dịch cuốn tiểu thuyết “Thế giới
trẻ em”, dịch giả Đào Minh Hiệp còn đưa ra một đánh giá nữa đó là: “Câu
chuyện về một đứa bé, nhưng tác phẩm lại dành cho người lớn và buộc người
lớn phải ngẫm nghĩ về thế hệ tương lai của dân tộc” [22, 7]. Chính lời nhận
định này của ông đã giúp cho bạn đọc có một định hướng đúng đắn khi tiếp
cận tác phẩm.
Bản thân tác giả, nhà văn Kanta Ibragimov khi được hỏi về cuốn tiểu
thuyết “Thế giới trẻ em”, ông đã chia sẻ: “Thế giới trẻ em là lời sám hối đối
với những lỗi lầm của những tấn bi kịch của cả dân tộc. Vì vậy nó là một
trong ba tác phẩm mà tôi ưng ý nhất” [50] . Ngay trong lời tâm sự của mình,

nhà văn cũng đã có sự đánh giá cao về tác phẩm của mình. Tác giả coi việc
sáng tác cuốn tiểu thuyết này có ý nghĩa như “một lời sám hối” tức là ông viết
nó như là một cách để nhận lỗi về mình. Điều này khiến cho tác phẩm khi
được viết ra mang đậm cảm xúc nhân văn của nhà văn.
Ngay trong phần kết của cuốn tiểu thuyết, nhà văn Ibragimov đã thừa
nhận câu chuyện diễn ra trong tác phẩm là câu chuyện cổ tích: “Nhưng hồi đó
tôi đã quá bạc nhược, nếu không muốn nói là hèn nhát, tôi đã không dám
quay về để kể câu chuyện cổ tích như đã hứa…Mãi đến tận bây giờ tôi mới

6


làm được chút gì đó.” [22, 528-529]. Trong lời sám hối của tác giả, ta có thể
nhận thấy những gì mà ông viết ra trong tác phẩm nó cứ mơ hồ, chập chờn
giữa hai miền hư thực, để rồi chính ông cũng khẳng định chất cổ tích đậm nét
ngay trong một tác phẩm hiện thực sâu sắc. Từ đó, chúng ta có thể nhận thấy
chất cổ tích là yếu tố nổi bật đã góp phần làm nên sự độc đáo hấp dẫn trong
tiểu thuyết “Thế giới trẻ em”.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu tìm hiểu về tác phẩm này còn rất mới mẻ.
Chính vì vậy, lựa chọn đề tài nghiên cứu “Hiện thực và cổ tích trong tiểu
thuyết “Thế giới trẻ em” của nhà văn K.Ibragimov”, chúng tôi mong muốn
giúp cho bạn đọc có thêm những cái nhìn cụ thể, sâu sắc về các vấn đề mà
nhà văn đặt ra trong tác phẩm.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Hiện thực và cổ tích trong tiểu thuyết “Thế giới trẻ
em” của nhà văn K.Ibragimov” là để khám phá giá trị nội dung cũng như
những đặc sắc nghệ thuật làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm. Qua đó, chúng
tôi mong muốn giúp người đọc có được cái nhìn toàn diện về hiện thực đời
sống và số phận con người trong chiến tranh, từ đó có những nhận thức sâu

sắc về chiến tranh, về hòa bình và về tình thương của nhân loại. Đồng thời
qua luận văn này, người viết cũng muốn lý giải cho bạn đọc thấy được tại sao
trong tác phẩm chỉ có một nhân vật trẻ em nhưng nhà văn lại đặt tên cho cuốn
tiểu thuyết là “Thế giới trẻ em”.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đặt ra cho mình nhiệm vụ đó là:
Trên cơ sở khảo sát, thống kê, chúng tôi đi vào phân tích những biểu hiện cụ
thể của sự hòa trộn hai yếu tố hiện thực và cổ tích trên các phương diện nhân
vật, không gian, thời gian, cốt truyện và một số chi tiết nghệ thuật. Thông qua

7


đó, chúng tôi đi tìm bức thông điệp của “Thế giới trẻ em” mà nhà văn gửi
gắm trong tác phẩm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giới thuyết khái niệm
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những biểu hiện của hai yếu tố
hiện thực và cổ tích được thể hiện trong xây dựng nhân vật, tổ chức không
gian và thời gian, trong đường dây cốt truyện và các chi tiết nghệ thuật trong
tiểu thuyết “Thế giới trẻ em” của nhà văn Kanta Ibragimov.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về “Hiện thực và cổ tích trong tiểu thuyết “Thế
giới trẻ em” của nhà văn K.Ibragimov” do đó chúng tôi chỉ tập trung nghiên
cứu tiểu thuyết “Thế giới trẻ em” của tác giả. Đây sẽ là tư liệu chính để luận
văn khai thác, tìm hiểu và phân tích. Cuốn tiểu thuyết này được Kanta
Ibragimov sáng tác vào năm 2005 và được dịch giả Đào Minh Hiệp chuyển
ngữ sang tiếng Việt vào tháng 4 năm 2014, in tại nhà xuất bản Văn học.
4.3. Giới thuyết khái niệm
Hiện thực là thế giới có thật, là cái tồn tại trên thực tế bao gồm tất cả

mọi sự vận động và đứng yên diễn ra xung quanh cuộc sống của con người,
được con người cảm nhận bằng các giác quan của mình. Đi vào trong văn
chương nghệ thuật, hiện thực đã có những thay đổi nhất định theo ý muốn chủ
quan của người viết, hiện thực đã trở thành siêu hiện thực. Hiện thực trong tác
phẩm văn học là kết quả của quá trình nhà văn tích luỹ, trải nghiệm vốn sống,
là vốn kiến thức, nền tảng văn hoá của một cá nhân. Tuy nhiên, khi đọc những
tác phẩm văn học, người đọc vẫn có thể nhận ra hiện thực ngoài đời sống từ
hiện thực trong văn chương. Bởi lẽ văn học là tấm gương phản ánh đời sống
cho nên ở một khía cạnh nào đó nó vẫn phải đảm bảo tính có thật của hiện
thực đời sống.

8


Trong tiếng Nga, từ “cổ tích” được gọi là Xkazka, đồng nghĩa với bịa
đặt. Theo duy danh định nghĩa thì “cổ” có nghĩa là cũ, “tích” có nghĩa là dấu
vết còn để lại. “Cổ tích là những truyện từ xưa còn truyền lại”. “Cổ tích”
vốn là khái niệm nằm trong “truyện cổ tích”. Theo Từ điển văn học thì:
“truyện cổ tích nảy sinh từ xã hội nguyên thuỷ, song phát triển chủ yếu trong
xã hội có giai cấp, chủ đề chủ yếu của nó là chủ đề xã hội. Nó biểu hiện cách
nhìn hiện thực của nhân dân đối với thực tại đồng thời nói lên những quan
điểm đạo đức, những quan niệm về công lý xã hội và ước mơ về một cuộc
sống tốt đẹp hơn cuộc sống hiện tại. Truyện cổ tích là sản phẩm của trí tưởng
tượng phong phú của nhân dân; yếu tố tưởng tượng thần kì tạo nên một đặc
trưng nổi bật trong phương thức phản ánh hiện thực và ước mơ”. [18, 45].
Như vậy, chúng ta có thể thấy cổ tích là những điều không có thật trong hiện
thực cuộc sống, là những câu chuyện mà con người bịa đặt ra để nhằm đạt
được một mục đích nào đó. Trong văn học, nói đến cổ tích là nói đến một thể
loại của văn học dân gian. Nó ra đời sau truyền thuyết, thần thoại. Vậy truyện
cổ tích ra đời nhằm mục đích gì? Cũng giống như thần thoại, truyện cổ tích ra

đời khi mà mối quan hệ giữa con người với con người có những mâu thuẫn
nhất định, khi xã hội có sự phân chia giai cấp rõ rệt, từ đó nảy sinh sự phân
hoá giàu nghèo trong cộng đồng, những con người nghèo khổ luôn phải chịu
những thiệt thòi, bất công. Từ đó, truyện cổ tích ra đời như một phương thức
cứu dỗi, đem đến cho những số phận bất hạnh ấy một cuộc đời tươi sáng. Cổ
tích được xây dựng trên trí tưởng tượng của con người. Nó hướng con người
đến một cuộc sống tốt hơn thế giới mà mình đang tồn tại. Đồng thời cổ tích
còn tiếp thêm nghị lực, sức mạnh để con người vượt qua những khó khăn, thử
thách trong cuộc sống.
Cổ tích vốn không có thật cho nên đặc trưng nổi bật của nó đó là yếu tố
tưởng tượng, kì ảo, hoang đường. Tác giả dân gian đã tạo dựng cho câu

9


chuyện của mình những cảnh tượng kì ảo, hoang đường, sáng tạo nên những
nhân vật thần kì. Điều này xuất phát từ niềm tin của con người khi họ luôn tin
rằng có một thế giới khác bên cạnh thế giới trần thế mà ở đó có sự công bằng,
ở đó con người được làm chủ và hành động theo ý muốn của mình, sẽ không
còn những áp bức, bất công trong xã hội nữa. Đó là thế giới tồn tại trong niềm
mơ ước của con người. Những gì diễn ra trong cổ tích thường là không có
thật, đặc biệt là những kết thúc trong mỗi câu chuyện cổ tích. Nhưng chính
những điều tưởng chừng như phi lý, không có thật ấy lại có vai trò vô cùng to
lớn trong việc nuôi dưỡng và củng cố niềm tin của con người vào một tương
lai tốt đẹp ở cuộc sống ngày mai. Trong mỗi câu chuyện cổ tích, kết thúc bao
giờ cũng có hậu. Những nhân vật hiền lành, tốt bụng, những người nghèo khổ
bao giờ cũng được hưởng hạnh phúc còn kẻ ác thì phải bị trừng trị thích đáng.
Nhân vật trong truyện cổ tích hết sức đa dạng, phong phú: có thể là
những con người có tài lạ, nhân vật mồ côi, nhân vật người em út, nhân vật có
ngoại hình xấu xí, nhân vật nghèo khổ phải đi ở cho địa chủ, thậm chí nhân

vật là loài vật…Nhân vật thường được hình thành theo hai tuyến đối lập:
thiện và ác, tốt và xấu. Tuyến thiện là những nhân vật xuất thân nghèo khó,
mồ côi, những con người “thấp cổ bé họng” trong xã hội, họ không có được
tiếng nói trong xã hội mà mình tồn tại. Tuy nhiên họ chính là những nhân vật
chính nghĩa hội tụ đầy đủ những nét đẹp và phẩm chất tốt của con người: cần
cù, chăm chỉ, chịu thương chịu khó, nhân hậu, thông minh, hiền lành, vị tha,
thật thà, chất phác. Ngược lại, đại diện cho tuyến ác là những kẻ nắm trong
tay quyền lực về kinh tế và chính trị. Khi xây dựng nhân vật, các tác giả dân
gian luôn tô đậm nhân vật của mình đã tốt thì tốt trọn vẹn, tốt từ đầu đến cuối,
đã xấu thì xấu toàn diện, xấu từ đầu đến kết thúc tác phẩm. Đây là cách xây
dựng nhân vật theo hướng lý tưởng hoá. Bên cạnh hai tuyến nhân vật thiện và
ác, trong thế giới cổ tích người ta còn thấy xuất hiện loại nhân vật thứ ba, đó

10


là những ông bụt, bà tiên. Họ thường đứng về phe thiện, xuất hiện kịp thời,
đúng lúc để cùng với những phép màu kì diệu và những đồ vật kì diệu, họ sẽ
giúp cho những con người bất hạnh vượt qua được khó khăn, thử thách để
cuối cùng được hưởng hạnh phúc, sung sướng.
Trong truyện cổ tích thường tồn tại hai không gian có tính chất đối lập
nhau, đó là không gian thực và không gian ảo. Không gian thực là không gian
của trần thế, ở đó con người xuất hiện với những công việc lao động thường
ngày, với những mối quan hệ xã hội. Còn không gian ảo là không gian huyền
thoại gắn với những khung cảnh kì lạ, ở đó con người nhất là những con
người nghèo khổ được toả sáng bằng tài năng của mình, ở đó họ được sống
một cuộc đời hạnh phúc, sung túc. Việc tạo dựng không gian ảo đã đáp ứng
được nhu cầu và ước mơ của con người về một thế giới tốt đẹp mà ở đó có sự
công bằng xã hội.
Truyện cổ tích tồn tại nhiều xung đột khác nhau như xung đột về chính

trị, xung đột giai cấp, xung đột giàu- nghèo, xung đột trong quan hệ gia
đình…trong đó, xung đột đạo đức là xung đột cơ bản nhất. Thông qua xung
đột thiện – ác, tác giả dân gian muốn cho vạch trần bộ mặt xấu xa, tàn bạo của
những thế lực tối cao trong xã hội, đồng thời ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của
những người dân hiền lành, lương thiện. Thông qua xung đột đạo đức, nhân
dân ta còn muốn gửi gắm vào đó quan niệm về sự công bằng xã hội: “ở hiền
gặp lành”, “ác giả ác báo”, “gieo nhân nào gặt quả nấy”, …Đặc biệt, trong
truyện cổ tích luôn luôn có sự xuất hiện của những đồ vật thần kì. Sự có mặt
của những vật thần kì này có tác dụng như một công cụ đắc lực, một phép
màu kì diệu giúp cho những con người bất hạnh vượt qua được thử thách, khó
khăn trong cuộc sống.
Từ việc hiểu hai khái niệm hiện thực và cổ tích như trên, chúng tôi sẽ
tiến hành triển khai đề tài “Hiện thực và cổ tích trong tiểu thuyết “Thế giới

11


trẻ em” của nhà văn K.Ibragimov” theo các hướng đó là: hiện thực và cổ tích
trong xây dựng nhân vật, trong tổ chức không gian và thời gian, trong tạo
dựng cốt truyện.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống
Khi triển khai đề tài, chúng tôi sẽ hướng vào ba vấn đề chính đó là:
xem xét màu sắc hiện thực và cổ tích trong nhân vật, không gian và thời gian,
trong tạo dựng cốt truyện. Do đó, chúng tôi sẽ tiếp cận tác phẩm trong tính hệ
thống, chỉnh thể của nó, không bỏ qua bất cứ một chi tiết hay hình ảnh nghệ
thuật nào.
5.2. Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại
Điều này có nghĩa là trong quá trình đọc hiểu tác phẩm, chúng tôi sẽ
phải thống kê xem có bao nhiêu nhân vật được đề cập đến trong cuốn tiểu

thuyết này, bao nhiêu lần các chi tiết nghệ thuật đắt giá được nhắc đến…Làm
như vậy, nghĩa là chúng tôi sẽ có được cái nhìn bao quát về tác phẩm. Đồng
thời, trên cơ sở thống kê, chúng tôi sẽ phân loại những vấn đề nổi bật đó
thành các luận điểm rõ ràng để từ đó hình dung được một cách cụ thể, chi tiết
những việc mà chúng tôi phải triển khai trong bài viết.
5.3. Phương pháp so sánh
Trong quá trình phân tích, ở một số luận điểm, chúng tôi sẽ có sự đối
chiếu so sánh giữa chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm với những câu chuyện
cổ tích dân gian để từ đó có được những nhận thức sâu sắc về vấn đề mà nhà
văn đề cập đến trong tác phẩm.
5.4. Phương pháp phân tích tác phẩm theo thể loại
Phương pháp này giúp chúng tôi có những định hướng rõ ràng, đúng
đắn khi phân tích tác phẩm. Vì đây là tác phẩm thuộc thể lại tiểu thuyết cho

12


nên chúng tôi sẽ phân tích vấn đề theo đặc trưng của tiểu thuyết chứ không
được phân tích theo đặc trưng của thơ ca hay kịch.
5.5. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Đây là phương pháp phổ biến, cơ bản trong nghiên cứu văn học nói
chung. Chính vì thế trong khi triển khai luận văn, chúng tôi sẽ sử dụng chủ
yếu phương pháp này để phân tích những câu văn giàu hình ảnh và giá trị
biểu đạt, phân tích những chi tiết nghệ thuật đắt giá nhằm mục đích minh hoạ
cho những luận điểm, luận cứ trong luận văn của mình. Trên cơ sở phân tích
các luận cứ, luận chứng, chúng tôi sẽ tổng hợp lại và đưa ra những đánh giá,
nhận xét để thâu tóm vấn đề mà mình đã trình bày.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Hiện thực và cổ tích trong xây dựng nhân vật.

Chương 2: Hiện thực và cổ tích trong tổ chức không gian, thời gian.
Chương 3: Hiện thực và cổ tích trong tạo dựng cốt truyện.

13


Chương 1: HIỆN THỰC VÀ CỔ TÍCH
TRONG XÂY DỰNG NHÂN VẬT
Trong mỗi tác phẩm văn học, nhân vật có vai trò rất quan trọng bởi đây
là nhân tố tham gia trực tiếp vào diễn biến của câu chuyện, đồng thời là hình
tượng mà nhà văn gửi gắm vào đó những quan niệm nhân sinh của mình về
nghệ thuật và cuộc đời. Đến với tiểu thuyết “Thế giới trẻ em” của nhà văn
Kanta Ibragimov, chúng tôi nhận thấy có một thế giới nhân vật đông đúc, đa
dạng và phong phú, đủ các hạng người, các tầng lớp trong xã hội từ người già,
phụ nữ đến trẻ em; từ những con người hiền lành, tốt bụng cho đến những kẻ
xấu xa, đê tiện; từ những kẻ cậy quyền cậy thế, ức hiếp dân lành cho đến
những con người bất hạnh, khốn khó…Khảo sát toàn bộ tác phẩm, chúng tôi
thấy có tới gần 60 nhân vật được nhà văn đề cập đến. Có những nhân vật
được ông miêu tả kĩ, có nhân vật lại chỉ được miêu tả phác qua trong một vài
hành động, lời nói, thậm chí có nhân vật chỉ được nhắc đến qua lời nói của
người khác.
Trong tổng số gần 60 nhân vật của cuốn tiểu thuyết, căn cứ vào tần số
xuất hiện của các nhân vật, chúng tôi có thể chia nhân vật thành từng loại như
sau : nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm. Khi khảo sát các loại
nhân vật này trong tiểu thuyết, chúng tôi xác định :
- Nhân vật trung tâm : Cậu bé mồ côi.
- Nhân vật chính được khắc họa nhiều : bà Anastasya, dì Roza,
Stoletov và Guta Tuaev.
- Nhân vật phụ : số còn lại (khoảng 50 nhân vật) có tên và không tên
như: đại uý Golovachov, Zhenya, bé Zoia, cha của Cậu bé, cô bảo mẫu,

Philatov…
Tìm hiểu các nhân vật được nhà văn tập trung khắc hoạ trong tác
phẩm ở hai loại: nhân vật trung tâm và nhân vật chính, chúng tôi nhận thấy
chúng có bóng dáng của các nhân vật trong cổ tích. Bởi lẽ nếu như truyện cổ

14


tích tập trung vào khai thác xung đột đạo đức thông qua hai tuyến nhân vật
thiện- ác thì trong tiểu thuyết “Thế giới trẻ em”, ta cũng thấy mặc dù tác phẩm
lấy bối cảnh từ hai cuộc chiến tranh khốc liệt của vùng đất Bắc Kavkaz nhưng
nhà văn không khai thác xung đột chính trị giữa hai phe phái, mà ngòi bút của
ông tập trung vào khai thác xung đột về đạo đức, cụ thể là xung đột giữa cái
thiện và cái ác ở các tuyến nhân vật: tuyến thiện với những con người nghèo
khổ nhưng tốt bụng và tuyến ác bao gồm những kẻ lợi dụng địa vị của mình
trong xã hội để lộng quyền, vơ vét. Xung đột giữa hai tuyến nhân vật này
được nhà văn khắc hoạ đậm nét trong tác phẩm. Qua đó, tác giả phơi bày hiện
thực bất công của xã hội: những kẻ có tiền, có thế thì có quyền xâm phạm và
quyết định số phận của người khác; còn những người dân đen thì luôn phải
chịu đựng những thiệt thòi, bị áp bức đè nén.
Ở tuyến nhân vật đại diện cho cái thiện, nhà văn tập trung khắc hoạ
cuộc đời và số phận của ba nhân vật chính trong tác phẩm, đó là bà Uchital, di
Roza và Cậu bé mồ côi. Họ đều là những con người có số phận bất hạnh: bất
hạnh trong tình yêu, hôn nhân, bất hạnh trong số phận của một đứa trẻ mồ côi.
Song cuộc đời dù có nghiệt ngã đến đâu thì những con người kém may mắn
ấy vẫn luôn toả sáng, họ vẫn giữ được cho mình tấm lòng trong sạch, lương
thiện. Còn ở tuyến ác, nhà văn tập trung vào hai nhân vật Stoletov và Guta
Tuaev – những kẻ mạnh mà ác.
1.1. Những phụ nữ khổ đau và bất hạnh nhưng giàu tình yêu thương
Trong thế giới nhân vật cổ tích, ta thấy ở tuyến nhân vật tốt, bên cạnh

nhân vật mồ côi, những người anh hùng, những chàng ngốc, nhân vật xấu
xí…thì nhóm nhân vật phụ nữ cũng được các tác giả dân gian xây dựng đậm
nét. Ở đó, họ là những người phụ nữ hiền lành và tốt bụng nhưng cuộc đời lại
gặp phải những sóng gió, truân chuyên, bị rơi vào bàn tay lừa lọc của những
kẻ gian manh, để rồi đến cuối tác phẩm, nhờ vào sự giúp đỡ của những thế lực

15


bên ngoài, cùng với nghị lực của mình, những người phụ nữ ấy đã tìm được
hạnh phúc cho bản thân.
Đến với tiểu thuyết “Thế giới trẻ em” của nhà văn Kanta Ibragimov, ta
thấy nhân vật phụ nữ trong tác phẩm cũng là những con người mang dấu ấn
của nhân vật nữ trong truyện cổ tích. Trong số rất nhiều nhân vật được nhắc
đến ở cuốn tiểu thuyết, nhà văn đặc biệt dành nhiều trang viết để tập trung
khắc hoạ và làm nổi bật cuộc đời và số phận của hai người phụ nữ, đó là bà
Anastasya và dì Roza. Họ đều là những người phụ nữ nhỏ bé có một cuộc đời
nhiều bất hạnh, tai ương nhưng ở họ vẫn toát lên những nét phẩm chất cao
quý, một tấm lòng nhân hậu, hiền từ.
1.1.1. Nhân vật bà Anastasya
Đây là một trong hai nhân vật nữ chính của cuốn tiểu thuyết, mang đậm
dấu ấn cổ tích. Anastasya còn có tên gọi khác là bà Uchital, cái tên thân thương
mà Cậu bé mồ côi đã dùng để gọi bà hàng ngày. Đây là nhân vật bi kịch nhất
trong tác phẩm mà có lẽ cuộc đời của bà chỉ có thể gói gọn trong hai chữ “nước
mắt”. Cuộc đời của Anastasya là chuỗi những tháng ngày bi kịch từ lúc còn trẻ
tuổi cho đến lúc lìa đời. Viết về cuộc đời của người phụ nữ bất hạnh này, cũng
giống như hai nhân vật chính còn lại, tác giả không đi theo trật tự thời gian
tuyến tính mà có sự đảo ngược trật tự các sự kiện trong cốt truyện đi từ hiện tại
về quá khứ rồi lại tiếp nối câu chuyện ở hiện tại, khiến cho cuộc đời của nhân
vật thêm li kì, hấp dẫn như câu chuyện cổ tích thời xa xưa.

Bất hạnh đầu tiên trong cuộc đời của Anastasya đó là bất hạnh của một
người con gái có tài năng, đam mê nhưng lại không thực hiện được ước mơ
của mình. Anastasya vốn là một cô gái có năng khiếu về âm nhạc. Mặc dù cô
luôn mơ ước được vào học tại Học viện Âm nhạc nhưng chiến tranh đã gián
tiếp ngăn cản con đường đến với âm nhạc của cô gái trẻ này, nhất là sự can
ngăn của cha mẹ cô khi họ cho rằng: “Đất nước này, âm nhạc không cần
nhiều lắm đâu, hành khúc và quốc ca là chính…Tốt nhất là con nên thi vào

16


ngành gì đó để có thể kiếm được miếng bánh mì nuôi ống bản thân.” [22,
169] Vì tương lai cuộc đời phía trước, Anastasya đã phải ngậm ngùi chôn vùi
niềm đam mê nghệ thuật của mình. Còn gì đáng buồn hơn khi con người
không được sống thật với niềm đam mê của mình.
Bất hạnh thứ hai đến với Anstasya đó là bất hạnh của một người con
gái bị tổn thương trong tình yêu và hôn nhân. Nếu đọc toàn bộ tác phẩm ta sẽ
thấy Anastasya là một người phụ nữ rất có duyên. Rất nhiều anh chàng đã
từng để ý theo đuổi, cũng có những mối tình đến với cô, tuy nhiên tất cả chỉ
mang lại cho cô những giọt nước mắt và sự đau đớn, tủi nhục đến ê chề.
Anastasya đã từng có mối tình đẹp với cậu bạn học cùng trường nhạc tên là
Zhenya. Thế nhưng, cô gái bất hạnh đó đã không may mắn có được hạnh
phúc cho riêng mình. Bất hạnh trong tình yêu là nỗi đau khổ lớn nhất với
người con gái. Trước khi đến với Zhenya, chỉ vì sự ngây thơ, khờ dại, cô sinh
viên trẻ tuổi đã đánh mất sự trinh trắng của một người con gái trong tay gã
trưởng khoa tệ bạc –Stoletov. Cô đau khổ, xấu hổ với chính bản thân mình.
Nhưng rồi, sau lần gặp lại Zhenya, trái tim người con gái ấy lại thổn thức,
rung động. Một tình yêu đẹp đến với cô như là một sự bù đắp cho nỗi đau.
Nhờ có Zhenya, Anastasya đã vượt qua được mọi khó khăn trong cuộc sống.
Nhưng khi câu chuyện tình yêu của họ đang giữa lúc đẹp nhất, sắp đến ngày

ra hoa kết trái thì một tai hoạ xảy đến với cô. Cô bị toà án triệu tập và bắt
giam. Cũng chính những tháng ngày ở trong phòng giam, nhân vật mới nhận
ra bản chất giả dối của người đàn ông mà bấy lâu cô vẫn dành trọn tình yêu
cho hắn. Càng mong ngóng sự thăm hỏi, an ủi, động viên của Zhenya,
Anastasya càng rơi vào trạng thái tuyệt vọng bởi chính mẹ cô cũng không biết
anh ta đi đâu. Và sau này, ngay cả khi được Stoletov cứu ra khỏi nhà tù, suốt
một năm trời tìm kiếm vị hôn phu của mình, người con gái bất hạnh ấy cũng
chỉ thu về kết quả là con số không. Cuộc đời phải chăng đã quá bất công với

17


người con gái tài hoa ấy. Sự trinh trắng của một người con gái trong cô sớm
đã bị gã trưởng khoa tồi tệ cướp đi mất, những tưởng Zhenya sẽ là vị cứu tinh
của đời cô, mang đến cho Anastasya một cuộc sống hạnh phúc, vậy mà chính
hắn lại là kẻ thứ hai đánh cắp trái tim đầy yêu thương của cô. Bi kịch bị người
tình bỏ rơi là nỗi đau khiến cho người con gái khó có thể vượt qua được mặc
cảm về số phận.
Không chỉ trong tình yêu mà trong cả hôn nhân, Anastasya lại một lần
nữa rơi vào bi kịch. Người ta vẫn thường đùa với nhau rằng: hôn nhân là mồ
chôn của tình yêu, hạnh phúc. Điều đó phải chăng đúng với Anastasya. Thất
bại hai lần trong tình yêu khiến cho trái tim của người con gái ấy bị chai sạn.
Cô không còn cảm giác yêu đương khi đứng trước những lời tán tỉnh của đám
đàn ông. Bởi vậy khi đến với mối tình thứ ba, Anastasya đến với Philatov
không phải vì tình yêu mà phần nhiều xuất phát từ tấm lòng đồng cảm của
những con người cùng cảnh ngộ. Những trang văn viết về cuộc hôn nhân của
bà với người chồng Philip thật cảm động nhưng cũng đầy xót xa. Hai người
đến với nhau khi cả hai đều gặp phải những trắc trở trong tình yêu. Hai con
người cùng cảnh ngộ đã tìm được cho nhau nhịp thở chung. Trải qua bao khó
khăn, trở ngại, cuối cùng họ cũng quyết định sống cùng nhau trong một mái

ấm gia đình. Những ngày sống cùng Philatov, Anastasya không chỉ cảm nhận
được hạnh phúc gia đình, mà cô còn có thời gian làm công việc nghiên cứu
khoa học của mình. Đặc biệt, với niềm khát khao được làm mẹ, vượt qua
những khó khăn về sức khoẻ, Anastasya cuối cùng cũng sinh được một cậu bé
trong niềm hạnh phúc vỡ òa. Những tưởng nó sẽ là nguồn sống tinh thần giúp
cô có sức mạnh vượt qua mọi khó khăn trong cuộc đời. Nhưng trớ trêu thay,
đứa bé ấy sinh ra chẳng khác nào mầm xanh vừa nhú lên khỏi mặt đất đã bị
quật nát bởi những loài sâu bọ: xanh xao, ốm yếu vì bệnh tật. Và chỉ trong
vòng một năm, người phụ nữ đáng thương ấy lại phải liên tiếp chứng kiến sự

18


ra đi của hai người thân yêu nhất đời mình: người chồng qua đời vì bệnh tật,
đứa con cũng ốm yếu bỏ chị mà đi. Còn nỗi đau nào hơn thế? Khó khăn lắm
Anastasya mới tìm được chỗ dựa cho mình, vậy mà giờ đây, hạnh phúc chỉ
như ngọn đèn leo lét vụt tắt khi cơn gió thổi qua. Cuộc đời của cô lại một lần
nữa khắc thêm nỗi đau. Nỗi đau mất chồng, nỗi đau mất con, và cô trở thành
người đàn bà goá bụa. Vẫn biết đó là quy luật thông thường của tạo hoá
nhưng mọi chuyện xảy ra quá bất ngờ khiến cho nhân vật rơi vào tâm trạng
hụt hẫng, bất lực. Con mất, chồng mất, điều đó đồng nghĩa với việc Anastasya
đã mất tất cả. Thật đúng là: “tài tử đa tình, hồng nhan đa truân”, “chữ tài
liền với chữ tai một vần”. Những trang văn viết về cuộc đời của Anastasya
thật cảm động, có sức ám ảnh lạ thường. Nhà văn Ibragimov viết về nỗi đau
của người phụ nữ nhưng dường như nỗi đau ấy vượt quá sức chịu đựng của
con người.
Bất hạnh thứ ba trong cuộc đời của Anastasya đó là bất hạnh một người
con gái yếu đuối phải chịu cuộc sống oan nghiệt của những lần tù tội mà tội
lỗi không phải do mình gây nên. Vào tù ra tội, cái án đó đến với cô một cách
khách quan không lường trước được. Trong tác phẩm, nếu tính cả lần bị phạt

giam khi cô mới gia nhập quân ngũ thì có tất cả ba lần Anastasya bị bắt giam.
Đây có lẽ là con số đáng sợ đối với cuộc đời của một con người nhất là với
người phụ nữ. Lần thứ nhất là trong một lần sơ ý, đề cao cái “tôi” cá nhân của
mình, vì sự phản ứng không tốt trước vị chỉ huy phó, Anastasya phải lĩnh ba
ngày phạt giam. Cứ ngỡ đó chỉ là chuyện đùa, cô bật cười, ngay lập tức anh ta
tuyên bố cô bị giam thêm ba ngày nữa. Thế là lệnh đã ra, cô gái lập tức bị áp
giải vào phòng cách ly. Bàng hoàng, ngỡ ngàng đến sợ hãi, Anastasya phát
cuồng lên bởi “nơi đây chỉ có bóng tối lạnh lẽo, nỗi khiếp sợ trong bốn bức
tường xi măng thậm chí cũng không có chỗ để ngồi” [22, 185]. Mặc dù chỉ có
mấy ngày nhưng đó thực sự là chuỗi ngày rùng rợn nhất trong đời lính của

19


×