Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tổng quan xây dựng bảng hỏi trong nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.48 KB, 17 trang )

Tổng quan tài liệu về phương pháp xây dựng bảng hỏi
TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
KHOA DU LỊCH HỌC

TIỂU LUẬN MÔN:

PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: TỔNG QUAN TÀI LIỆU XÂY DỰNG BẢNG HỎI

Giảng viên: PGS.TS. Trần Đức Thanh

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

Học viên:

Nguyễn Thị Thu Hương

Lớp:

CHDL K12

Page 1


Tổng quan tài liệu về phương pháp xây dựng bảng hỏi

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

Page 2



Tổng quan tài liệu về phương pháp xây dựng bảng hỏi
1. Lý do chọn đề tài
Trong nghiên cứu khoa học xã hội, nhân văn nói chung thường dùng
phương pháp nghiên cứu là phương pháp chuyên gia với việc điều tra bằng
bảng hỏi. Đây vốn là phương pháp của xã hội học nhưng được áp dụng phổ biến
trong hiều lĩnh vực.Việc sử dụng bảng hỏi để điều tra chính là một công cụ hỗ
trợ đắc lực đo lường định lượng cho kết quả khả quan đối với mục đích mà
người nghiên cứu muốn điều tra. Căn cứ vào đó người nghiên cứu đưa ra được
những kết luận, nhận định chính xác.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi chỉ đạt kết quả tốt, đem lại những kết
luận chính xác cho nghiên cứu khi việc điều tra phải đảm bảo về mặt kỹ thuật,
phương pháp từ các giai đoạn như chọn mẫu; xây dựng, thiết kế bảng câu hỏi và
xử lý kết quả điều tra. Trong đó việc xây dựng bảng câu hỏi luôn đóng vai trò
quan trọng bởi việc xác định mục tiêu, phạm vi và đúng đối tượng cần hỏi, cũng
như các nguyên tắc kỹ thuật đặt câu hỏi quyết định về các câu trả lời của người
được hỏi. Do vậy, tùy từng mục đích của cuộc điều tra, đối tượng điều tra và các
hình thức xây dựng bảng hỏi, kỹ thuật sử dụng câu hỏi sẽ khác nhau trong tùy
từng lĩnh vực nghiên cứu cụ thể.
Trong lĩnh vực du lịch, sử dụng phương pháp điều tra bằng bằng hỏi luôn
đóng vai trò quan trọng trong việc phục vụ các nghiên cứu. Việc thiết kế, xây
dựng bộ bảng hỏi để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu về du lịch hết sức cần
thiết và quyết định một phần về kết quả nghiên cứu của nhà nghiên cứu. Du lịch
được xác định là ngành kinh tế tổng hợp, góp phần không nhỏ trong sự phát triển
kinh tế - xã hội nói chung, do đó việc nghiên cứu tổng quan tài liệu về bảng hỏi
nhằm đưa ra những luận điểm, lý luận xây dựng tốt một bộ câu hỏi của bảng hỏi
trong các lĩnh vực nói chung và du lịch nói riêng là hết sức cần thiết và ý nghĩa.

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG


Page 3


Tổng quan tài liệu về phương pháp xây dựng bảng hỏi
2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở tổng quan tài liệu về bảng hỏi của các nhà nghiên cứu trong và
ngoài nước để từ đó phân tích và so sánh các quan điểm của các nghiên cứu về
bảng hỏi, nhìn nhận đúng vai trò của bảng hỏi trong nghiên cứu; cấu trúng bảng
hỏi và những nguyên tắc, lưu ý trong vấn đề đặt câu hỏi, đưa ra các nhận định và
phát triển với việc xây dựng bảng hỏi trong hoạt động du lịch.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Trong phạm vi nghiên cứu này, người viết xin được nghiên cứu các tài liệu
về bảng hỏi của một số công trình được công bố trong nước và quốc tế.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Bài viết này được sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu qua các nguồn
sách, internet….rồi tổng hợp, phân tích dữ liệu…
Tiêu chuẩn chọn tài liệu phải là những tài liệu gốc, có nguồn chính thống
và những tác giả có nghiên cứu khái quát nhất về bảng hỏi.

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

Page 4


Tổng quan tài liệu về phương pháp xây dựng bảng hỏi
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ XÂY DỰNG BẢNG HỎI
1.1 Lịch sử nghiên cứu
Trên thế giới, việc nghiên cứu bằng phương pháp điều tra bảng hỏi trở nên
rất phổ biến và được áp dụng trong nhiều lĩnh vực. Theo tác giả Hoàng Hoa –
Viện Xã hội học thì “khi tổng kết và hệ thống hóa quá trình phát triển của điều

tra xã hội học, các nhà xã hội học Nhật Bản đã nêu ý kiến cho rằng điều tra xã
hội được áp dụng từ rất sớm, trước khi phương pháp điều tra xã hội học ra đời”.
“Xã hội học ra đời ở các nước Tây Âu đầu thế kỷ 19, kỹ thuật điều tra
định lượng, quan sát và thống kê đã phát triển và ứng dụng rộng rãi trong khoa
học”[2]. Do vậy, trong cuốn “Sổ tay điều tra xã hội ” của nhà xã hội học Yasuda
Saburo “đã chỉ ra và phân loại tiến trình phát triển của các kiểu điều tra xã hội.
Từ những cuộc điều tra cũ nhất trong lịch sử là điều tra thống kê có tính chất
hành chính. Kỷ nguyên của nó được thể hiện ở Trung Quốc và Hy Lạp cổ đại
hàng ngàn năm trước Công nguyên” [4] và hoạt động thống kê hiện đại bắt đầu
từ thế kỷ 18. Đến những cuộc điều tra nghiên cứu tình hình xã hội, “tiêu biểu
“điều tra sinh hoạt của công nhân London” co C.Booth thực hiện và “điều tra
gia đình công nhân ” của L. Leplay tiến hành ở Châu Âm vào thế kỷ 19”[4].
Cũng theo tác giả Yasuda Saburo, thế kỷ 20 bắt đầu xuất hiện các cuộc điều tra
điển hình ở Mỹ, “ngoài việc tập hợp tư liệu đơn thuần còn sử dụng các phương
pháp đa dạng khác như trực tiếp phỏng vấn, hỏi giấy”[4]. Khi điều tra chọn mẫu
được thể nghiệm (năm 1912) thì H.A Fisher đã xây dựng và công bố lý thuyết
điều tra chọn mẫu – là một phần quan trọng trong điều tra bảng hỏi vào năm
1928. Đặc biệt, nhà xã hội học Yasuda Saburo cũng đã nêu ra rằng: “song song
với ba kiểu điều tra ứng dụng trên còn có một loại điều tra khác – đó là điều tra
nghiên cứu. Phương pháp của kiểu điều tra này có liên quan sâu sắc tới điều tra
xã hội học hiện đại” .[4]
Có thể thấy rằng, những nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại phương
Tây mới chỉ tập chung đến vấn đề lý luận cho một cuộc điều tra, và mới bước
NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

Page 5


Tổng quan tài liệu về phương pháp xây dựng bảng hỏi
đầu nhắc đến phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Chính vì vậy cũng chưa đưa

ra được nhiều lý luận về bảng hỏi.
Việc sử dụng bảng hỏi trong điều tra nghiên cứu và nắm rõ được vai trò
của bảng hỏi được tác giả Giuseppe Iarossi với cuốn sách “Sức mạnh của thiết kế
điều tra” được NXB Chính trị dịch năm 2006. Trong nghiên cứu này, Giuseppe
Iarossi chỉ ra hàng loạt những ảnh hưởng cố định của điều tra, cách lấy mẫu,
quản lý điều tra… đặc biệt là tác giả dành hẳn 1 chương để nói về cách thiết kế
bảng hỏi (từ trang 31- đến trang 110). Với việc nêu ra các thiết kế câu hỏi sai
như thế nào? Cách thiết kế bảng hỏi…
Tại Việt Nam, có nhiều công trình nghiên cứu về phương pháp nghiên cứu
khoa học được công bố và dùng làm tài liệu tham khảo, giảng dạy tại các trường
Đại học, Cao đẳng… Mỗi một công trình các tác giả đưa ra và đề cập đến đều
nhằm mục đích khác nhau cho các đối tượng. Trong đó không phải tác giả nào
cũng nhấn mạnh đến nghiên cứu điều tra bằng bảng hỏi. Trong cuốn Giáo trình
nguyên lý thống kê của tác giả Lê Thị Thu Trang – Đại học Lao động – Xã hội,
“Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thống kê” của Tổng cục thống kê Việt Nam cũng
đã nêu ra khái niệm, vai trò và kỹ thuật đặt câu hỏi trong nghiên cứu điều tra
bằng bảng hỏi. Các tác giả Vũ Cao Đàm, Phạm Viết Vượng đều có công trình
nghiên cứu và công bố rộng rãi về phương pháp luận nghiên cứu khoa học, trong
đó đánh giá cao việc nghiên cứu điều tra bằng bảng hỏi. Cả hai tác giả đả đồng
khẳng định điều tra bằng bảng hỏi là một phương pháp điều tra chuyên gia trong
các phương pháp nghiên cứu khoa học. Ngoài ra còn rất nhiều các báo cáo, bài
luận của các tác giả đưa ra những luận điểm về bảng hỏi, các thiết kế, cấu trúc
của bảng hỏi và những vấn đề cần lưu ý khi xây dựng bảng hỏi có hiệu quả…
1.2 Khái quát kết quả các công trình nghiên cứu, công bố
Theo tác giả Vũ Cao Đàm:“Điều tra bằng bảng hỏi thực chất là một
cuộc phỏng vấn, nhưng không đối thoại trực tiếp bằng lời mà bằng cách đưa

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

Page 6



Tổng quan tài liệu về phương pháp xây dựng bảng hỏi
những câu hỏi in sẵn trên giấy, gửi đến người được phỏng vấn để nhận được ý
kiến trả lời theo những câu hỏi mà người nghiên cứu đặt ra”[3] Trong đó, việc
thiết kế bảng câu hỏi điều tra là một trong 3 nội dung chính của phương pháp
điều tra bằng bảng hỏi.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về bảng hỏi của các nhà nghiên cứu
trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Dưới mỗi một góc nhìn, mục đích
khác nhau mà các tác giả đưa ra những quan điểm khác nhau về bảng hỏi cũng
như những lý luận xung quanh nó. Chính vì vậy, trong cuốn Nguyên lý thống kê,
tác giả Lê Thị Thu Trang đã nói: “Bảng hỏi (phiếu điều tra) là hệ thống các câu
hỏi được sắp xếp trên cơ sở nguyên tắc, trình tự logic và theo nội dung nhất định
nhằm giúp cho người điều tra có thể thu được thông tin về hiện tượng nghiên
cứu một cách đầy đủ, đáp ứng mục tiêu nghiên cứu đã được thiết lập”.[8].
Cũng đồng quan điểm, trong cuốn Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thống kê
của Tổng cục thống kê Việt Nam còn khẳng định bảng hỏi là phương tiện để thu
thập thông tin theo từng chủ đề nghiên cứu. Do vậy có thể hiểu bảng hỏi “là tổ
hợp các câu hỏi – chỉ báo đã được vạch ra nhằm cung cấp dữ liệu cho việc kiểm
định các giả thuyết hoặc các vấn đề cần tìm kiếm”. [7] Vì vậy, nó được coi là
một phương tiện để giao tiếp với đối tượng được hỏi. Chính vì vậy có thể thấy
rằng, bảng hỏi trong điều tra là sự thể hiện cụ thể toàn bộ nội dung nghiên cứu.
Đây là công cụ quan trọng để người nghiên cứu truyền tải thông tin qua câu hỏi
đến đối tượng và thu nhận được thông tin ngược lại thông qua câu trả lời của
người được hỏi. Thông qua bảng hỏi, có thể biết được cuộc điều tra được tiến
hành giải quyết vấn đề gì, nghiên cứu vấn đề gì và như thế nào.
Do vậy, xây dựng bảng hỏi là một nghệ thuật, mà ở đó đòi hỏi phải có
nhiều suy xét, quyết định về nội dung, từ ngữ, hình thứ, thứ tự… Các suy xét này
có ảnh hưởng quyết định đến toàn bộ nghiên cứu. Khi viết câu hỏi thì cần quan
tâm đến: quyết định mục đích, phạm vi và nội dung câu hỏi; chọn dạng câu trả

lời sử dụng thể thu thập thông tin từ người trả lời; sử dụng từ ngữ để khiến cho
NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

Page 7


Tổng quan tài liệu về phương pháp xây dựng bảng hỏi
vấn đề trở nên thú vị; Sau khi đã viết xong câu hỏi, cần xem xét nên đặt chúng ở
đâu cho hợp lý. [10]
Trong sự phát triển chung của thế giới, việc thu thập thông tin từ những
cuộc điều tra, khảo sát, phỏng vấn quyết định về thông tin và chất lượng của
thông tin đóng vai trò quan trọng. Tác giả Giuseppe Iarossi khẳng định vai trò,
sức mạnh của các cuộc điều tra “là một phần tất yếu của cuộc sống. Thậm chí
ngay cả những cư dân sống ở một ngôi làng xa xôi nhất cũng bị ảnh hưởng bởi
các cuộc điều tra” [6]. Cũng theo ông, bảng hỏi và những vấn đề liên quan đến
bảng hỏi hết sức quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều tra. Ông
khẳng định rằng “cách thức câu hỏi được đưa ra thường dẫn đến kết quả câu trả
lời sẽ thế này hoặc thế kia. Ảnh hưởng này rất lớn, có thể thay đổi tới 30% thái
độ”.[6]
Chất lượng của cuộc điều tra bị ảnh hưởng nhiều bởi chất lượng câu hỏi,
chính vì vậy theo Floyd Fowler (Cải thiện các bảng hỏi điều tra, thiết kế và
đánh giá): “Cải tiến việc thiết kế câu hỏi là một trong những bước dễ nhất và
hiệu quả nhất về chi phí để cải thiện chất lượng số liệu điều tra”[6].
Việc xây dựng bảng hỏi với nhiều mục đích và vai trò khác nhau của bảng
hỏi. Tùy từng mục đích nghiên cứu mà bảng hỏi có các vai trò nhất định và ý
nghĩa riêng cho nghiên cứu đó. Chính vì vậy, trong cuốn “Tài liệu bồi dưỡng
nghiệp vụ thống kê” của Tổng cục thống kê Việt Nam: “Bảng hỏi được coi là
một bộ công cụ định lượng quan trọng để đo lường các biến số nhất định có liên
quan đến chủ đề cần nghiên cứu; giữ vai trò cầu nối giữa người nghiên cứu với
người trả lời; được coi là hình thức của toàn bộ của cuộc điều tra, nó thể hiện

nội dung nghiên cứu và chất lượng của bảng hỏi thể hiện chất lượng của cuộc
điều tra; được xem là công cụ để đạt được mục tiêu nghiên cứu”.[7] . Vì vậy
thiết kế bảng hỏi tốt là: thu thập được thông tin chính xác nhất; tăng tỷ lệ người
trả lời; có giá trị và đáng tin cậy; tiết kiệm thời gian và tiền bạc; tỷ lệ trả lời tối

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

Page 8


Tổng quan tài liệu về phương pháp xây dựng bảng hỏi
đa. Ngược lại một thiết kế bảng hỏi không tốt đem lại kết quả không chính xác;
tỉ lệ trả lời thấp; giảm tính hiệu quả của cỡ mẫu; giảm sức mạnh nghiên cứu.
Khẳng định vai trò quan trọng của bảng hỏi, “Tài liệu Bồi dưỡng nghiệp
vụ thống kê” đã đưa ra các yêu cầu, nguyên tắc khi xây dựng một bảng hỏi: c hỉ
nên bao gồm câu hỏi thể hiện nội dung cần quan tâm phù hợp với mục đích, đề
tài nghiên cứu; đòi hỏi sự logic về nội dung, hình thức; có những hướng dẫn cho
người được hỏi; đảm bảo phù hợp với trình độ, khả năng của người trả
lời….Ngoài ra, tác giả còn đề cập đến một cấu trúc xây dựng bảng hỏi bao gồm
5 phần chính tạo nên bố cục của bảng hỏi: “Tên bảng hỏi; Thư giải thích; các
hướng dẫn; lời cảm ơn và phần quản lý”[7]
Trong một nghiên cứu về bảng hỏi của tác giả Phạm Thị Châu Quyên và
Trương Hoàng Anh Thơ đưa ra 7 bước thiết kế một bảng khảo sát trong nghiên
cứu khoa học và những vấn đề cần lưu ý khi thiết kế bảng khảo sát: “Xác định cụ
thể dữ liệu cần thu thập và đối tượng khảo sát căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu;
xác định phương pháp phỏng vấn; xác định nội dung câu hỏi; xác định hình
thức câu trả lời; xác định cách sử dụng từ ngữ; xác định trình tự và hình thức
bảng câu hỏi; phỏng vấn thử và hoàn thiện câu hỏi”.[9]
Chính vì xác định được tầm quan trọng của thiết kế bảng hỏi mà các
nghiên cứu đề cập nhiều đến vấn đề đưa ra câu hỏi như thế nào cho đúng, cho đủ

và đạt hiệu quả cao. Theo Warwick và Lininger việc thiết kế bảng hỏi cần quan
tâm tới thiết kế câu hỏi và luôn nhớ quy tắc “đối tượng được điều tra có thể
không nghĩ về các câu hỏi ở mức độ chi tiết như cuộc điều tra yêu cầu”[6]. Vì
vậy, tác giả Giuseppe Iarossi cũng đã đưa ra 2 nguyên tắc cơ bản để đảm bảo tạo
ra một câu hỏi hay đó là thích hợp và chính xác. Tác giả giải thích rằng sự thích
hợp của câu hỏi sẽ có được khi chính là người thiết kế bảng hỏi hiểu sâu sắc về
những câu hỏi đó, biết được chính xác mục đích của các câu hỏi đó và loại thông
tin cần thiết. Và một câu hỏi chính xác nếu nó thu các nguồn thông tin theo
phương thức phù hợp và đáng tin cậy.[6]
NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

Page 9


Tổng quan tài liệu về phương pháp xây dựng bảng hỏi
Do vậy, khi nhắc đến câu hỏi người ta thường nghĩ đến mục đích của cuộc
điều tra câu hỏi. Tuy nhiên trong thiết kế bảng hỏi, mỗi câu hỏi có tác dụng, mục
đích khác nhau. Vì vậy, cần phân chia thành các loại câu hỏi khác nhau để nhằm
tạo ra những tác dụng chính của câu hỏi cũng như những đặc điểm cần chú ý
trong mỗi loại câu hỏi.
Theo tác giả Vũ Cao Đàm (2005), khi đề cập đến việc thết kế bảng câu hỏi
phải cần được quan tâm nhiều nhất đó là các loại câu hỏi và trật tự logic của các
câu hỏi. Khi phân loại câu hỏi tác giả đã đề cập đến bao gồm 4 loại câu hỏi được
cho là thông dụng trong các cuộc điều tra: câu hỏi kèm phương án trả lời “có”
và “không”; câu hỏi kèm theo nhiều phương án trả lời để mở rộng khả năng
lựa chọn; câu hỏi kèm theo phương án trả lời có trọng số để phân biệt mức độ
quan trọng; và những câu hỏi mở.[3] Cũng theo tác giả, để tạo ra sự logic cho
các câu hỏi thì cần sử dụng phép suy luận trong quá trình tổ chức bộ câu hỏi: suy
luận diễn dịch, suy luận quy nạp, loại suy.
Đồng nhất với quan điểm đánh giá cao vai trò của các câu hỏi, tuy nhiên

khi đề cập đến việc phân loại câu hỏi và các kỹ thuật đưa ra câu hỏi tác giả Lê
Thị Thu Trang (Giáo trình Nguyên lý thống kê) lại đề cập và phân rõ từng chi
tiết các loại câu hỏi để theo từng mục đích sử dụng, từng loại đối tương khác
nhau. Theo đó, tác giả đã phân loại thành 2 loại câu hỏi: câu hỏi theo công dụng
(câu hỏi theo nội dung: câu hỏi sự kiện,- câu hỏi về tri thức; câu hỏi về thái độ,
quan điểm động cơ và câu hỏi theo chức năng :câu hỏi tâm lý; câu hỏi lọc; câu
hỏi kiểm tra; câu hỏi thông tin); loại thứ hai là câu hỏi theo biểu hiện với phân
loại: câu trả lời (câu hỏi đóng, câu hỏi mở, câu hỏi nửa đóng) và câu hỏi ( trực
tiếp, gián tiếp)[8]. Theo đó tác giả cũng có những lý luận, phân tích cặn kẽ về
từng loại câu hỏi đối với từng mục đích của người nghiên cứu.
Đứng trên một khía cạnh khác để đưa ra được những kết luận định lượng,
hoặc định tính, các nhà nghiên cứu khi đề cập đến bảng hỏi cũng đưa ra những lý
luận về thang đo. Theo bài giảng về Thiết kế bảng hỏi của Trung tâm nghiên cứu
NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

Page 10


Tổng quan tài liệu về phương pháp xây dựng bảng hỏi
chính sách và phát triển (DEPOCEN), lý luận về thang đo được phân loại thành
các loại: “Thang Likert/Guttman scale; Ranking scale: người TL đánh giá các
câu trả lời theo thứ tự tương ứng (bằng số); Choice-one answers: các phương
án trả lời có sự loại trừ nhau ; Choice-multiple answers: các phương án trả lời
không loại trừ nhau và NTL có thể lựa chọn nhiều phương án; Rating scale (one
answer/multi choice); Thang định danh: các câu hỏi về tên và địa chỉ; Yes/no:
người trả lời chỉ có hai phương án cho câu hỏi; Open-ended: người trả lời tự
điền câu trả lời, không bị bó buộc theo các phương án sẵn có”[1] Theo đó, đây
cũng là một hình thức khác, khía cạnh khác khi nghiên cứu dưới góc độ là câu
trả lời của người được nghiên cứu.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu về bảng hỏi còn được các nhà nghiên cứu

đánh giá và đề cập đến những ưu và nhược điểm khi sử dụng phương pháp điều
tra bằng bảng hỏi. Theo một bài giảng “Cách thức thực hiện khảo sát bằng bảng
hỏi” của tác giả Lê Ngọc Hùng – Nguyễn Thị Hiền ở Viện Xã hội học , Học viện
Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh thì đây là một “ phương pháp có
năng suất, chất lượng và hiệu quả khoa học cao”[5]:. Bởi vì, khảo sát bằng bảng
hỏi sẽ khảo sát được nhiều người thuộc nhiều giai tầng xã hội khác nhau; trong
một thời gian ngắn; bảng hỏi gồm nhiều câu hỏi tập trung được vào một số chủ
đề nhất định; thu thập được nhiều loại câu trả lời cần thiết; các câu trả lời thu
được qua bảng hỏi có thể được xử lý phân tích định lượng và định tính
1.3. Kiến nghị
Dưới mỗi góc độ khác nhau, lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, các tác giả sẽ
đưa các quan điểm khác nhau về một bảng hỏi hoàn chỉnh cho lĩnh vực mình
nghiên cứu mà sẽ không có sự đồng nhất về nội dung của một bảng hỏi cho từng
lĩnh vực. Bởi phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu của tác giả mà bảng hỏi được
đưa ra với những bộ câu hỏi phù hợp cho từng lĩnh vực đó. Chẳng hạn như một
số nghiên cứu dành cho điều tra bảng hỏi trong ngành khoa học xã hội; nghiên

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

Page 11


Tổng quan tài liệu về phương pháp xây dựng bảng hỏi
cứu xây dựng bảng hỏi đối với lĩnh vực giáo dục và y tế (Thiết kế bảng hỏi trong
nghiên cứu khoa học giáo dục –tác giả Đào Thị Oanh – Viện nghiên cứu sư
phạm; kỹ thuật chọn mẫu và xây dựng phiếu điều tra trong nghiên cứu khoa học
giáo dục – Lê Công Triêm – tạp chí khoa học ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh…;
giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học – Trường ĐH Y Huế - dùng cho BS
Đa Khoa hệ 6 năm….) .
Chính vì vậy, khi xét vai trò của bảng hỏi trong nghiên cứu nói chung và

nghiên cứu hoạt động du lịch nói riêng thì vấn đề đặt ra là ngoài việc sử dụng
các cơ sở lý luận chung về bảng hỏi trong các lĩnh vực thì cần thiết đưa ra
những vấn đề cần lưu ý về xây dựng bảng hỏi cho lĩnh vực du lịch không chỉ
dành cho 1 tổ chức mà cả cá nhân những người nghiên cứu, học viên, sinh
viên…. Bởi du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, khi có những nghiên cứu với
việc điều tra khảo sát bằng bảng hỏi sẽ đem lại nhiều kết quả khoa học hiệu quả,
hữu ích cho sự phát triển chung của ngành du lịch.
Thông qua việc tổng quan tài liệu về xây dựng bảng hỏi, người viết xin
đưa ra một số vấn đề lưu ý cho việc nghiên cứu xây dựng bảng hỏi trong hoạt
động du lịch.
- Tên của bảng hỏi: người nghiên cứu cần nắm rõ các bố cục chung của
một bảng hỏi trong điều tra. Tuy nhiên cần lưu ý đến tên của bảng hỏi. Bởi thông
thường tên bảng hỏi thường được lấy tên đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, hoạt động
nghiên cứu du lịch tên của bảng hỏi cần đề rõ phân loại bảng hỏi cho loại đối
tượng nào để người nghiên cứu gửi bảng hỏi đến. Chẳng hạn như khi nghiên cứu
một hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch của điểm đến, người nghiên cứu điều tra
cần xây dựng bộ câu hỏi cho đối tượng là khách du lịch trong nước và quốc tế;
xây dựng bộ câu hỏi cho những doanh nghiệp lữ hành… Tùy từng mục đích của
đề tài nghiên cứu mà người nghiên cứu có những tên tiêu bảng hỏi phù hợp với
đối tượng được hỏi.

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

Page 12


Tổng quan tài liệu về phương pháp xây dựng bảng hỏi
- Đối tượng cung cấp thông tin trong bảng hỏi nghiên cứu du lịch: Đối
tượng trong hoạt động du lịch được nhà điều tra hướng đến hết sức đa dạng và
phức tạp. Trong mỗi đề tài nghiên cứu sẽ có những đối tượng mà người điều tra

hướng đến để điều tra. Có thể phân loại đối tượng nghiên cứu như sau: dân cư
địa phương – khi một nghiên cứu muốn tìm hiểu về cộng đồng, vai trò của cộng
đồng địa phương, phát triển du lịch của địa phương có ảnh hưởng như thế nào
đối với cộng đồng....; doanh nghiệp đang làm trong hoạt động du lịch như khách
sạn nhà hàng, các hướng dẫn viên… ; khách du lịch (phân loại khách quốc tế,
khách trong nước)
- Phương pháp thu thập thông tin: Trong phương pháp phỏng vấn để lấy
thông tin của bảng hỏi có thể sự dụng phỏng vấn trực diện, phỏng vấn qua điện
thoại và phỏng vấn bằng cách gửi thư. Tùy từng mục đích mà người điều tra có
thể dùng các phương pháp thu thập thông tin khác nhau. Mỗi loại có những đặc
điểm riêng biệt. Tuy nhiên, khi xây dựng bảng hỏi trong nghiên cứu điều tra
bảng hỏi về du lịch thì việc sử dụng phương pháp thu thập thông tin trực diện
đem lại hiệu quả cao hơn. Tại đó, người nghiên cứu cần phải xác định và lựa
chọn mẫu để thu thập thông tin sao cho phù hợp và có kết quả khả quan.
- Về sử dụng thang đo: trong xây dựng bảng hỏi của nghiên cứu hoạt
động du lịch thì có thể thấy rằng trong bộ câu hỏi của hoạt động du lịch hết sức
linh hoạt và đa dạng. Trong cùng 1 bảng hỏi có thể sử dụng các câu hỏi với thang
đo định tính và định lượng. Bởi sự nghiên cứu hoạt động du lịch còn phụ thuộc
nhiều vào sự cảm nhận, nhận xét chủ quan của người được hỏi. Do đó, tùy từng
mục đích của đề tài nghiên cứu mà người nghiên cứu lựa chọn các câu hỏi với
thang đo định tính hay định lượng để căn cứ có được kết quả khoa học chính
xác.
- Kỹ thuật đặt câu hỏi: Kỹ thuật đặt câu hỏi trong xây dựng bảng hỏi
luôn quan trọng. Đặc biệt là trong nghiên cứu hoạt động du lịch. Bởi có nhiều
đối tượng khác nhau, mục đích khác nhau của nhà nghiên cứu mà câu hỏi thường
NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

Page 13



Tổng quan tài liệu về phương pháp xây dựng bảng hỏi
có sự nhạy cảm, mang tính cá nhân. Do vậy người điều tra cần nghiên cứu kĩ các
câu hỏi và đưa ra để tránh các lỗi gặp phải khi đặt câu hỏi cho đối tượng.
- Lựa chọn cỡ mẫu và thời gian điều tra: Ngoài một số vấn đề cần lưu
ý trong xây dựng bảng hỏi của hoạt động du lịch. Cũng cần lưu ý về việc lựa
chọn cỡ mẫu và thời gian điều tra. Cỡ mẫu điều tra trong nghiên cứu hoạt động
du lịch được phân bổ theo tùy từng đối tượng mà nhà điều tra mong muốn trong
nghiên cứu của mình. Do vậy việc chọn mẫu điều tra của những nhà điều tra cần
có sự linh hoạt và nhanh nhạy.
Hơn nữa một vấn đề cần quan tâm đó là du lịch mang tính mùa vụ cao, do
vậy khi tiến hành điều tra người nghiên cứu cần phải chọn lựa thời điểm và thời
gian điều tra thích hợp với hoạt động du lịch theo đề tài người nghiên cứu mong
muốn. Chẳng hạn như khi điều tra về chất lượng phục vụ khách du lịch tại các
khách sạn ở Cửa Lò, người điều tra không thể lựa chọn vào thời điểm vắng
khách và cũng không chỉ lựa chọn vào thời điểm đông khách. Bởi ở 2 thời điểm
khác nhau chất lượng tại điểm đến cũng có sự khác biệt rõ ràng. Do vậy người
điều tra cần lập kế hoạch tốt để đưa ra những phương án điều tra, thời điểm điều
tra phù hợp đem lại hiệu quả.
-Điều tra thử: Bên cạnh đó việc điều tra thử hết sức cần thiết đối với việc
xây dựng bảng hỏi. Đặc biệt là đối với lĩnh vực du lịch. Do vậy nhà điều tra cần
tiến hành xây dựng bảng hỏi phù hợp với từng đối tượng rồi lên phương án điều
tra thử để có những điều chỉnh hợp lý.
Trong tổng quan về các tài liệu mà các tác giả trên thế giới, và Việt Nam
nghiên cứu và đề cập đến lý luận về bảng hỏi. Có thể thấy rằng các tác giả đã
phát triển ngày càng hoàn thiện và đồng nhất về cơ sở lý luận chung cho việc
xây dựng bảng hỏi trong điều tra để phục vụ nghiên cứu. Từ những quan điểm,
khái niệm, đến các bước tiến hành 1 bảng hỏi, bố cục của một bảng hỏi và những
kỹ thuật để đưa ra bảng hỏi tốt có hiệu quả đặc biệt là những vấn đề lưu ý để
tránh những sai sót khi đưa ra bảng hỏi.


NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

Page 14


Tổng quan tài liệu về phương pháp xây dựng bảng hỏi
Việc tiến hành lập phương án điều tra và xây dựng bảng hỏi có ý nghĩa hết
sức quan trọng trong quá trình nghiên cứu, đánh giá bất kỳ đối tượng nào. Đó là
việc có cái nhìn khách quan, chính xác nhất đối với đối tượng được điều tra. Để
đạt được những kết quả khoa học có hiệu quả cao, thì việc xây dựng bộ câu hỏi
để phục vụ điều tra trong từng lĩnh vực nghiên cứu, điều tra là hết sức quan trọng
và đòi hỏi sự thực hiện nghiêm túc. Đặc biệt là đối với lĩnh vực nghiên cứu về du
lịch, không chỉ đưa ra những kết quả định tính và định lượng, mà còn góp phần
tạo hiệu quả ứng dụng cao cho các nghiên cứu về du lịch để góp phần phát triển
ngành du lịch nói riêng và nghiên cứu khoa học nói chung.

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

Page 15


Tổng quan tài liệu về phương pháp xây dựng bảng hỏi
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

8.
9.
10.

Trung tâm nghiên cứu chính sách và phát triển (DEPOCEN), truy cập ngày, tại trang web
/>Nguyễn Đức Chiện (2012), Khảo sát xã hội và nghiên cứu xã hội thực nghiệm, Xã hội học,
4(120).
Vũ Cao Đàm (2015), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản giáo
dục Việt Nam, 207.
Hoàng Hoa (1998), Một số nét về điều tra xã hội ở Nhật Bản, Xã hội học, 1,2, tr. 98.
Lê Ngọc Hùng Cách thức thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi, truy cập ngày, tại trang web
/>Guiseppe Iarossi (2006), Sức mạnh của thiết kế điều tra, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 301.
Tổng cục thống kê Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thống kê, Nhà xuất bản thống kê.
Nguyễn Lê Anh Lê Thị Thu Trang Nguyên lý thống kê, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.
Trương Hoàng Anh Thơ Phạm Thị Châu Quyên 7 bước thiết kế bảng khảo sát trong nghiên
cứu khoa học truy cập ngày, tại trang web />Tài liệu Thu thập và xử lý dữ liệu định lượng và định tính, truy cập ngày, tại trang web
/>
NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

Page 16


Tổng quan tài liệu về phương pháp xây dựng bảng hỏi

Phụ lục: Sơ đồ phân loại câu hỏi trong xây dựng bảng hỏi nghiên cứu khoa học

Nguồn:[7]

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG


Page 17



×