BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------
TIÊU THỊ THU HIỀN
HỒN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SỐT NỘI BỘ
TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TP.HCM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã ngành: 60340102
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 09 năm 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------
TIÊU THỊ THU HIỀN
HỒN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SỐT NỘI BỘ
TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TP.HCM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã ngành: 60340102
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ QUANG HÙNG
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 09 năm 2014
CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. LÊ QUANG HÙNG
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 08 tháng 11 năm 2014
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
Họ và tên
Chức danh Hội đồng
TT
1
TS. LƯU THANH TÂM
Chủ tịch
2
TS. NGUYỄN VĂN KHOẢNG
Phản biện 1
3
TS. PHAN MỸ HẠNH
Phản biện 2
4
TS. VÕ TẤN PHONG
Ủy viên
5
TS. TRƯƠNG QUANG DŨNG
Ủy viên, Thư ký
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
TRƯỜNG ĐH CƠNG NGHỆ TP. HCM
CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày…. Tháng…. năm 2014
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: TIÊU THỊ THU HIỀN Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 16/03/1972 Nơi sinh:
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Hà Tĩnh
MSHV: 1341820019
I- Tên đề tài:
“ Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ
Chí Minh” .
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Bảo Hiểm xã
hội thành phố Hồ Chí Minh từ đó xây dựng hệ thống hóa các lý luận cơ bản về kiểm
sốt nội bộ trong đơn vị hành chính sự nghiệp.
Đề xuất các giải pháp hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ đối bộ với hoạt động Bảo
hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 24/03/2014
IV- Ngày hồn thành nhiệm vụ: 27/09/2014
V- Cán bộ hướng dẫn: TS.Lê Quang Hùng
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)
TS. Lê Quang Hùng
KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn, em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ
của quý Thầy, Cô, Ban lãnh đạo Bảo Hiểm Xã Hội Thành phố Hồ Chí Minh, bạn bè
và các đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn TS. LÊ QUANG HÙNG, người hướng dẫn khoa học
cho luận văn, đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ cho em về mọi mặt để hoàn thành
luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn quý Thầy, Cô Khoa Quản Trị Kinh Doanh, Phòng
Quản Lý Khoa Học – Đào Tạo sau Đại Học đã hướng dẫn và giúp đỡ em trong q
trình hồn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn quý Thầy, Cô trong Hội Đồng chấm luận văn đã có
những ý kiến đóng góp để luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Cho em cảm ơn sâu sắc đến Quý Thầy Cô trường Đại Học Công Nghệ
Thành Phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua đã truyền đạt cho em những kiến thức
quý báu.
Tác giả luận văn: TIÊU THỊ THU HIỀN
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
TP.Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 09 năm 2014
Học viên thực hiện luận văn
TIÊU THỊ THU HIỀN
iii
TÓM TẮT
Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế được bù đắp một phần thu nhập cho
người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một
quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà
nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an tồn đời sống cho người lao động và gia
đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an tồn xã hội. Chế độ BHXH phát triển cùng
với sự phát triển của nền kinh tế – xã hội của đất nước. Việc thực hiện việc chi trả
lương hưu và các chế độ theo quy định của pháp luật, quyền lợi của người tham gia
ngày càng được mở rộng các đối tượng tham gia. Việc giám sát, kiểm soát và ngăn
ngừa các rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động của BHXH là rất cần thiết.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống
kiểm soát nội bộ hoạt động tại BHXH Thành phố Hồ Chí Minh; trong đó hoạt động
đáng quan tâm nhất là quản lý thu – quản lý chi - quản lý quỹ BHXH.
Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về kiểm sốt nội bộ trong đơn vị hành chính
sự nghiệp
Phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống kiểm sốt nội bộ tại BHXH Thành
Phố Hồ Chí Minh.
Trên cơ sở phân tích các ưu, nhược điểm nghiên cứu đề xuất các giải pháp
hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ đối với hoạt động BHXH tại BHXH TP HCM.
Hy vọng rằng với những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần hồn
thiện một bước cơng tác kiểm sốt nội bộ hoạt động BHXH trong giai đoạn hiện
nay và trong tương lai để hoạt động của BHXH Việt Nam nói chung và BHXH
TP.Hồ Chí Minh nói riêng ngày càng có hiệu quả, thực sự là mạng lưới an toàn xã
hội góp phần đẩy nhanh sự nghiệp cơng nghiệp hố đất nước, làm cho dân giàu
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
iv
ABSTRACT
Social Insurance gurantees alternative compensations of income within cases
defined by laws. Regulations of SI develop together with development of the state
economy, so supervising , examining and preventing risks from occurring in SI is
definitely necessary.
This study aimed to suggest some solutions for perfecting internal control
system of HCMC Social Insurance - especially focussing on account receivable
management, as well as expenditure and fund management. The study sytemized
basic reasons of internal control in aministration agency. Furthermore, analyzing,
evaluating the actual state of internal control of HCMC Social Insurance. From the
analysis, the strengths and weaknesses of the internal control system of HCMC
Social Insurance, this study promoted some solutions for perfecting its operation.
Hoping that the results of this thesis will play a role in perfecting the internal
control work of social insurance in this period and in the future at HCMC Social
Insurance. These suggestions aims to help Vietnamese SI in general and HCMC
Social Insurance in specific to operate more effectively. Also the result of this study
will help to build a network of safe society in Social Insurance.
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................................... ii
TÓM TẮT ...................................................................................................................................... iii
ABSTRACT .................................................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................................... x
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................................... xi
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ HỆ
THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG HỆ THỐNG BẢO HIỂM XÃ HỘI ........... 4
1.1
Tổng quan về hoạt động BHXH ....................................................................4
1.1.1
Lịch sử ra đời và phát triển của hoạt động BHXH .................................4
1.1.1.1 Khái niệm.............................................................................................4
1.1.1.2. Sơ lược lịch sử phát triển của bảo hiểm xã hội nói chung ..................5
1.1.2 Lịch sử ra đời và phát triển của hoạt động BHXH đối với khu vực Nhà
nước ......................................................................................................................6
1.1.2.1. Mục tiêu chung .....................................................................................6
1.1.2.2. Nhà nước quản lý thống nhất chính sách BHXH, tổ chức bộ máy thực
hiện chính sách BHXH ......................................................................................7
1.1.2.3. Hệ thống các chế độ BHXH .................................................................7
1.1.3
Sự phát triển của hoạt động BHXH tại Việt Nam ..................................9
1.1.3.1 Thời kỳ trước 1995 ...............................................................................9
1.1.3.2 Thời kỳ sau 1995 ................................................................................11
1.2 Tổng quan về kiểm soát nội bộ trong hoạt động BHXH .................................17
1.2.1 Lịch sử phát triển của hệ thống lý luận về KSNB trong hoạt động BHXH
............................................................................................................................17
1.2.1.1
Lịch sử phát triển của hệ thống lý luận về KSNB nói chung ..........17
1.2.2. Đặc điểm về Kiểm soát nội bộ của hoạt động BHXH .............................20
1.2.2.1 Khái niệm BHXH ...............................................................................20
1.2.2.2 Đặc điểm về kiểm soát nội bộ của hoạt động BHXH..........................20
vi
1.2.3 Lịch sử ra đời và phát triển của KSNB trong khu vực Nhà Nước
(INTOSAI) .........................................................................................................22
1.2.3.1 Định nghĩa về KSNB trong hoạt động BHXH ở khu vực Nhà nước ..22
1.2.3.2. Các yếu tố của hệ thống KSNB trong hoạt động BHXH khu vực nhà
nước.................................................................................................................23
1.3 Kiểm soát nội bộ về hoạt động BHXH của một số quốc gia ..........................24
1.3.1
Kiểm soát nội bộ đối với hoạt động BHXH tại Philippin .....................24
1.3.2
Kiểm soát nội bộ đối với hoạt động BHXH tại Mỹ và Canada ............25
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................................... 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI BẢO
HIỂM XÃ HỘI TP. HỒ CHÍ MINH ..................................................................................... 28
2.1
Giới thiệu tổng quan về TP. Hồ Chí Minh ..................................................28
2.1.1 Giới thiệu tổng quan về thành phố Hồ Chí Minh ......................................28
2.1.1.1 Lịch sử hình thành...............................................................................28
2.1.1.2 Vị trí - Dân số - Khí hậu ....................................................................28
2.1.1.3 Kinh tế - Văn hoá du lịch và dịch vụ giải trí......................................29
2.1.1.4 Tiềm năng kinh tế ..............................................................................30
2.1.2 Giới thiệu về BHXH TP. Hồ Chí Minh...................................................30
2.1.2.1 Q trình hình thành và phát triển ......................................................30
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức ...................................................................................32
2.1.2.3 Đặc điểm hoạt động tại BHXH TP. HCM .........................................34
2.2
Thực trạng hoạt động kiểm sốt nội bộ tại BHXH TP. Hồ Chí Minh .........41
2.2.1
Thực trạng kiểm sốt nội bộ trong cơng tác quản lý sổ, thẻ BHXH –
BHYT ...............................................................................................................41
Thực trạng kiểm soát nội bộ trong công tác cấp sổ BHXH ............................42
2.2.2 Thực trạng kiểm sốt nội bộ cơng tác quản lý Thu BHXH, BHYT, BHTN
............................................................................................................................45
2.2.2.1 Quy trình Thu BHXH, BHYT bắt buộc: .............................................46
2.2.2.2 Tình hình nợ BHXH, BHYT: ............................................................49
2.2.3
Thực trạng kiểm sốt nội bộ trong công tác quản lý Chi từ quỹ BHXH ..
...............................................................................................................55
vii
2.3
Nhận dạng và phân tích các nguyên nhân dẫn đến rủi ro của hoạt động
BHXH tại cơ quan BHXH TP. Hồ Chí Minh ........................................................58
2.3.1
Nhận xét về hoạt động kiểm sốt nội bộ tại BHXH TP. Hồ Chí Minh ..58
2.3.1.1 Nhận xét hoạt động kiểm soát nội bộ tại BHXH TP. Hồ Chí Minh ..58
2.3.1.2 Đánh giá hoạt động kiểm sốt nội bộ tại BHXH TP. Hồ Chí Minh ..59
2.3.2
Những ưu điểm và tồn tại của kiểm soạt nội bộ với các hoạt động
BHXH tại BHXH TP.Hồ Chí Minh ...................................................................60
2.3.2.1 Nhận dạng rủi ro ...............................................................................60
2.3.2.2. Phân tích các nguyên nhân .................................................................66
2.3.3 Những ưu điểm và tồn tại của kiểm soát nội bộ đối với hoạt động BHXH
tại BHXH TP.Hồ Chí Minh ................................................................................68
2.3.3.1 Mơi trường kiểm sốt ..........................................................................69
2.3.3.2 Các hoạt động kiểm sốt ....................................................................70
2.3.3.3 Thơng tin và truyền thơng ...................................................................71
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................................... 73
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT
NỘI BỘ TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TP. HỒ CHÍ MINH ................................................ 74
3.1
Quan điểm phát triển ...................................................................................74
3.1.1
Quan điểm phát triển.............................................................................74
3.1.2
Phương hướng phát triển ......................................................................74
3.1.3
Dự báo ..................................................................................................76
3.2
Đề xuất giải pháp hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ tại BHXH TP. Hồ
Chí Minh ................................................................................................................77
3.2.1
Giải pháp hạn chế nợ đọng đối với các đơn vị nợ BHXH ....................77
3.2.2
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý quỹ BHXH ................................78
3.2.3
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý phôi thẻ khám chữa bệnh .........80
3.2.4
Giải pháp hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ khác .........................82
3.2.4.1 Hồn thiện mơi trường pháp lý cho hoạt động BHXH......................82
3.2.4.2 Nâng cao vai trò giám sát, đánh giá hệ thống KSNB hoạt động
BHXH của bộ máy kiểm tra pháp chế thuộc BHXH Việt Nam .......................83
viii
3.2.4.3 Tạo lập các kênh thông tin đáng tin cậy cho hoạt động BHXH và các
đối tượng tham gia BHXH ..............................................................................84
3.3
Kiến nghị .....................................................................................................86
3.3.1
Kiến nghị với Ủy ban Nhân Dân TP. Hồ Chí Minh ..............................86
3.3.2
Kiến nghị với BHXH Việt Nam .............................................................86
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................................... 89
KẾT LUẬN .................................................................................................................................. 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 92
ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHXH TP.: Bảo hiểm xã hội TP.Hồ Chí Minh
BHYT:
Bảo hiểm y tế
BHTN:
Bảo hiểm thất nghiệp
NSNN:
Ngân sách nhà nước
NLĐ:
Người lao động
KSNB:
Kiểm soát nội bộ
ILO :
Tổ chức lao động Quốc Tế
INTOSAI : Tổ chức cơ quan kiểm toán tối cao quốc tế (Guideline for
International Standard)
COSO:
Ủy ban tổ chức đồng bảo trợ (Committee of Sponsoring
Organizations)
QLST:
Phần mềm quản lý sổ thẻ
x
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Mức đóng góp BHXH ở một số nước trên thế giới.......................................... 9
Bảng 1.2: Đối tượng đồng thời tham gia BHXH, BHYT, BHTN ................................. 15
Bảng 1.3: Người lao động là phu nhân (phu quân) hưởng lương từ Ngân sách của
Nhà nước ....................................................................................................................................... 15
Bảng 2.1: Tình hình thực hiện công tác cấp sổ BHXH từ 2011- 2013 ....................... 42
Bảng 2.2: Tình hình thực hiện cơng tác cấp thẻ BHYT từ 2011- 2013 ....................... 44
Bảng 2.3: Tình hình thực hiện công tác cấp phôi sổ BHXH, thẻ BHYT bị hư hỏng
từ 2011- 2013 ............................................................................................................................... 45
Bảng 2.4: Tình hình thực hiện công tác Thu BHXH từ 2011- 2013............................ 47
Bảng 2.5: Số lao động tham gia BHXH năm 2011 – 2013 ........................................... 48
Bảng 2.6: Tình hình thực hiện cơng tác nợ đọng BHXH từ 2011- 2013 .................... 50
Bảng 2.7: Tình hình nợ BHXH - BHYT tính đến 31/07/2014 ....................................... 52
Bảng 2.8: Tình hình khởi kiện năm 2013 ............................................................................. 54
Bảng 2.9: Tình hình chi BHXH năm 2011 - 2013 ............................................................ 57
xi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức BHXH TP. Hồ Chí Minh ......................................................... 34
Hình 2.2: Quy trình Thu BHXH, BHYT bắt buộc ........................................................... 46
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một một trong những chính sách xã hội quan
trọng của Đảng và Nhà nước đối với người lao động. Chế độ chính sách BHXH
khơng những có ý nghĩa đối với cán bộ, công nhân viên làm việc trong khu vực
kinh tế của nhà nước mà cịn có ý nghĩa rất lớn đối với người lao động làm việc
trong các doanh nghiệp. Bởi vì những doanh nghiệp này, nếu chế độ, chính sách
BHXH khơng được thực hiện thì chủ sử dụng lao động sẽ không bị ràng buộc về
trách nhiệm đối với người lao động khi người lao động bị ốm đau, thai sản, tai nạn
lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; khi hết tuổi lao động hoặc bị chết; khi sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp bị thua lỗ phải ngừng sản xuất hoặc phá sản, giải thể...
Trong những trường hợp trên, nếu các chế độ, chính sách BHXH được thực hiện thì
quyền lợi người lao động theo quy định sẽ được đảm bảo, góp phần ổn định cuộc
sống cho bản thân và gia đình họ. Trường hợp ngược lại, người lao động sẽ được
hưởng các quyền lợi chính đáng, hết sức quan trọng đó.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, q trình đổi mới tồn diện trong tất cả các lĩnh
vực của đất nước đang diễn ra từng ngày. Nền kinh tế đất nước đang phát triển
mạnh mẽ theo định hướng đa thành phần kinh tế. Thực hiện tốt chế độ, chính sách
BHXH trong các doanh nghiệp ngồi quốc doanh là yếu tố hết sức quan trong để
đảm bảo sự công bằng giữa những người lao động làm việc trong các thành phần
kinh tế khác nhau. Đó là sự cơng bằng về nghĩa vụ đóng góp cho đất nước, cho xã
hội cũng như công bằng về các quyền lợi mà họ cần được hưởng từ nhà nước, từ xã
hội. Chính sự bình đẳng này sẽ tạo điều kiện thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
Nói cách khác, đó là sự thúc đẩy quá trình sản suất phát triển lên một trình độ mới,
cao hơn.
Trong số các đơn vị BHXH ở Việt Nam, BHXH Thành phố Hồ Chí Minh là
đơn vị BHXH có mức đóng góp vào Quỹ BHXH Việt Nam cao nhất. Với địa bàn
quản lý rộng, số lượng các doanh nghiệp nhiều, đa dạng và ngày càng phát triển
đang là một vấn đề khó khăn đặt ra cho cơ quan trong quá trình quản lý hoạt động
BHXH.
Tất cả các lý do trên đòi hỏi Cơ quan BHXH TP HCM phải có một hệ thống
2
kiểm soát nội bộ (KSNB) hữu hiệu. Với những lý do trên đây, tơi chọn đề tài "Hồn
thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh” là yêu
cầu tất yếu.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Nhận thấy mơi trường kiểm sốt là nền tảng của kiểm soát nội bộ trong hoạt
động BHXH. Các u cầu về mơi trường kiểm sốt trong hoạt động BHXH về cơ
bản khá tương đồng với hoạt động của doanh nghiệp. Bao gồm các chính sách, thủ
tục, kỹ thuật và cơ chế nhằm thực hiện các chỉ đạo của người lãnh đạo. Các hoạt
động kiểm soát cũng hỗ trợ cho cho việc đối phó với rủi ro.
Kiểm sốt cơng tác quản lý tài chính và nghiệp vụ kế toán BHXH quận
huyện và đại diện chi trả, bảo đảm cơng tác tài chính ngày càng chặt chẽ, đúng quy
định hơn. Việc chi bảo hiểm thất nghiệp được quản lý ngày càng chặt chẽ, thuận
tiện.
3. Mục tiêu đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Mục tiêu chung của đề tài:
Nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống Kiểm sốt nội bộ tại BHXH
thành phố Hồ Chí Minh từ đó xây dựng hệ thống hóa các lý luận cơ bản về kiểm sốt
nội bộ trong đơn vị hành chính sự nghiệp. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hồn
thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ đối bộ với hoạt động Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ
Chí Minh.
Mục tiêu cụ thể:
- Kiểm sốt chặt chẽ có hiệu quả việc thực hiện chính sách pháp luật về
BHXH – BHYT – BHTN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
- Kiểm sốt q trình thực hiện cơng tác thu – cơng tác chi – giải quyết chế độ
chính sách BHXH – BHYT – BHTN cho người lao động, người dân trên địa bàn
TP. Hồ Chí Minh.
- Đảm bảo tuân thủ các qui định và luật BHXH hiện hành một cách khoa học
mang lại hiệu quả cao.
- Bảo vệ tài sản, nguồn tiền, nguồn lực để chống thất thốt quỹ, lãng phí....
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động của BHXH, trong đó hoạt động kiểm
3
soát nội bộ:
Quản lý thu – quản lý chi - quản lý phôi thẻ BHXH, quản lý quỹ bảo hiểm xã hội
- Phạm vi nghiên cứu: Bảo Hiểm Xã Hội TP. Hồ Chí Minh.
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp:
Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp so sánh; Phương pháp thống kê
toán học; phương pháp phân tích, dự báo.
Các phương pháp này được sử dụng kết hợp hoặc riêng rẽ trong quá trình
nghiên cứu.
4. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay đã có rất nhiều cơng tình nghiên cứu về lĩnh vực BHXH. Phần
lớn các cơng trình này chủ yếu tập trung nghiên cứu rộng, tầm bao quát cao ở các
lĩnh vực định hướng chiến lược BHXH, quản lý quỹ BHXH như đề tài luận án tiến
sĩ kinh tế “Hoàn thiện quản lý Quỹ Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam” năm 2005 – TS
Đỗ Văn Sinh.
Luận văn thạc sĩ kinh tế - chun ngành Kinh tế học: “Hồn thiện cơng tác
chi trả chế độ Bảo hiểm xã hội ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” năm 2007 – TS
Lý Thị Tuyết Mai; Tác giả đã nêu được thực trạng hoạt động chi trả các chế độ
BHXH trên các mặt như: Mẫu biểu chi BHXH; về quản lý đối tượng chi trả; quy
trình chi trả các chế độ BHXH; Tác giả đã đánh giá được thực trạng và nêu lên được
những ưu điểm, nhược điểm còn tồn tại trong quản lý công tác chi trả, đã đưa ra các
kiến nghị nhằm hồn thiện cơng tác chi trả các chế độ BHXH.
5. Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu; phần kết luận ; Nội dung nghiên cứu gồm có 03
chương:
Chương 1: Tổng quan về hoạt động BHXH và hệ thống kiểm soát nội bộ
trong hệ thống BHXH
Chương 2: Thực trạng về hệ thống kiểm soát nội bộ tại BHXH TP. Hồ Chí
Minh
Chương 3: Đề xuất giải pháp hồn thiện thống kiểm sốt nội bộ tại BHXH
TP. Hồ Chí Minh
4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM XÃ
HỘI VÀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG HỆ
THỐNG BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.1
Tổng quan về hoạt động BHXH
1.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của hoạt động BHXH
1.1.1.1 Khái niệm
“Bảo hiểm là một phương pháp lập quỹ dự trữ bằng tiền do những người có
cùng khả năng góp một loại rủi ro nào đó đóng góp tạo nên”. Định nghĩa này chỉ
mới đề cập đến phương pháp lập quỹ dự trữ bảo hiểm, mà chưa rõ phương thức sử
dụng nó.
“ Bảo hiểm là hoạt động thể hiện người bảo hiểm cam kết bồi thường cho
người tham gia bảo hiểm trong từng trường hợp xảy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo
hiểm với điều kiện người tham gia nộp một khoản phí cho chính anh ta hoặc cho
người thứ ba”. Điều này có nghĩa là người tham gia chuyển giao rủi ro cho người
bảo hiểm bằng cách nộp khoản phí để hình thành quỹ dự trữ. Khi người tham gia
gặp rủi ro dẫn đến tổn thất, người bảo hiểm lấy quỹ dự trữ trợ cấp hoặc bồi thường
thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm cho người tham gia. Phạm vi bảo hiểm là những
rủi ro mà người tham gia đăng ký với người bảo hiểm.
Đây là những định nghĩa mang tính chất chung của bảo hiểm. Có định nghĩa
chỉ rõ đặc trưng riêng của loại bảo hiểm xã hội. Chẳng hạn:
“BHXH là sự đảm bảo đời sống vật chất cho người lao động và gia đình họ
khi có nguy cơ mất an toàn về kinh tế do bị giảm hoặc mất khả năng lao động thông
qua việc sử dụng nguồn quỹ huy động từ người tham gia và sự tài trợ của Nhà
nước”. Định nghĩa này chỉ rõ mục đích của BHXH là đảm bảo đời sống cho người
lao động và gia đình họ thơng qua sử dụng quỹ huy động từ người tham gia và sự
tài trợ của Nhà nước để trợ cấp cho người lao động bị giảm sức lao động hoặc mất
sức lao động.
Bảo hiểm nói chung hay BHXH nói riêng đều mang lại những lợi ích kinh tế
– xã hội thiết thực. Trước hết bảo hiểm góp phần ổn định tài chính cho người tham
gia trước tổn thất do rủi ro gây ra. Bảo hiểm góp phần đề phòng và hạn chế tổn thất,
giúp cho cuộc sống con người an toàn hơn, xã hội trật tự hơn, giảm bớt nỗi lo cho
5
mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp. Ngoài ra, bảo hiểm góp phần ổn định chi tiêu của
ngân sách Nhà nước.
Với quỹ bảo hiểm do các thành viên tham gia đóng góp, cơ quan, cơng ty
bảo hiểm sẽ trợ cấp hoặc bồi thường tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm cho người
tham gia để họ khôi phục đời sống, sản xuất kinh doanh. Như vậy, ngân sách Nhà
nước không phải chi ra để trợ cấp cho các thành viên, các doanh nghiệp khi gặp rủi
ro, tất nhiên trừ trường hợp tổn thất có tính thảm họa, mang tính xã hội rộng lớn.
Bảo hiểm còn là phương thức huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế xã
hội. Bảo hiểm còn góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế giữa các nước thông
qua hoạt động tái bảo hiểm. Bảo hiểm thu hút số lượng lao động nhất định của xã
hội, góp phần giảm bớt tình trạng thất nghiệp cho xã hội, góp phần tạo ra một bộ
phận tổng sản phẩm trong nước của quốc gia. Cuối cùng bảo hiểm là chỗ dựa tinh
thần cho mọi người, mọi tổ chức kinh tế – xã hội; giúp họ yên tâm trong cuôc sống,
sinh hoạt và trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.1.1.2. Sơ lược lịch sử phát triển của bảo hiểm xã hội nói chung
BHXH là nhu cầu khách quan của người lao động, nó đảm bảo thay thế hoặc
bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ gặp phải những sự kiện bảo
hiểm làm giảm hoặc mất khả năng lao động nhằm đảm bảo đời sống cho người lao
động và gia đình họ.
BHXH mang tính cộng đồng và nhân đạo và nhân văn sâu sắc – BHXH phát
sinh trên cơ sở quan hệ lao động và thể hiện mối quan hệ 3 bên, bên tham gia
BHXH, bên BHXH và bên được BHXH. Trách nhiệm về quyền lợi các bên được
luật pháp quy định rõ ràng.
Bảo hiểm y tế (BHYT) được tách ra từ chế độ “chi phí y tế” trong hệ thống
các chế độ BHXH. Do đó, nó mang đầy đủ của tính chất của BHXH. BHYT đáp
ứng nhu cầu khám và chữa bệnh của mọi thành viên trong xã hội nên nó khơng chỉ
dừng lại ở lực lượng lao động mà mở rộng đến mọi đối tượng có nhu cầu dưới hình
thức tự nguyện.
BHXH xuất hiện khá sớm và phát triển theo quá trình phát triển của xã hội.
Năm 1883, ở nước Phổ (Cộng hòa Liên bang Đức ngày nay) đã ban hành luật bảo
hiểm ốm đau đầu tiên trên thế giới, đánh dấu sự ra đời của BHXH. Một số nước
6
châu Âu và Bắc Mỹ mãi đến cuối năm 1920 mới có đạo luật về BHXH. BHXH lần
lượt xuất hiện ở các nước dưới mức độ khác nhau nhưng cũng chung mục đích là
đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ.
BHXH đã trở thành một trong những quyền của con người và được xã hội
thừa nhận. Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hợp Quốc (10/08/1945) đã ghi: “ Tất
cả mọi người lao động với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng bảo
hiểm xã hội…”. Ngày 4 tháng 6 năm 1952, Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã ký
công ước Giơ – ne – vơ (Công ước số 102) về “Bảo hiểm xã hội cho người lao
động” và khuyến nghị các nước thực hiện BHXH cho người lao động theo khả năng
và điều kiện kinh tế của mỗi nước. Từ đó, các nước vận dụng khuyến nghị của ILO,
đã có chính sách, biện pháp phù hợp với từng điều kiện cụ thể, tạo môi trường cho
BHXH phát triển không ngừng.
1.1.2 Lịch sử ra đời và phát triển của hoạt động BHXH đối với khu vực Nhà
nước
1.1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu của BHXH là nhằm thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của người
lao động trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm. Mục tiêu này
đã được tổ chức lao động quốc tế (ILO) cụ thể hóa như sau:
- Đền bù cho người lao động những khoản thu nhập bị mất để đảm bảo nhu
cầu sinh sống thiết yếu của họ.
- Chăm sóc sức khỏe và chống bệnh tật.
- Xây dựng điều kiện sống đáp ứng các nhu cầu của dân cư và các nhu cầu
đặc biệt của người già, người tàn tật và trẻ em.
Hầu hết các nước khi mới có chính sách BHXH, đều thực hiện BHXH đối
với các viên chức Nhà nước, những người làm công hưởng lương.
BHXH là một bộ phận quan trọng trong chính sách bảo đảm xã hội, Ngồi
BHXH, chính sách bảo đảm xã hội cịn có cứu trợ xã hội và ưu đãi xã hội.
Cứu trợ xã hội là sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội về thu nhập và các điều
kiện sinh sống khác đối với mọi thành viên của xã hội, trong những trường hợp bị
bất hạnh, rủi ro, nghèo đói, khơng đủ khả năng để tự lo cuộc sống tối thiểu của bản
thân và gia đình. Sự giúp đỡ này được thực hiện bằng các nguồn quỹ dự phòng của
7
Nhà nước, bằng tiền hoặc hiện vật, đóng góp của các tổ chức xã hội và những người
hảo tâm.
Ưu đãi xã hội là sự đãi ngộ đặc biệt cả về vật chất và tinh thần của Nhà nước,
của xã hội nhằm đền đáp công lao đối với những người hay một bộ phận xã hội có
nhiều cống hiến cho xã hội. Chẳng hạn những người có cơng với đất nước, liệt sỹ và
thân nhân liệt sỹ, thương binh, bệnh binh… đều là những đối tượng được hưởng sự
đãi ngộ của nhà nước, của xã hội.
Mặc dù có nhiều điểm khác nhau về đối tượng, phạm vi và cách thức thực
hiện, song BHXH, cứu trợ xã hội và ưu đãi xã hội đều là những chính sách xã hội
khơng thể thiếu được của một Quốc gia.
1.1.2.2. Nhà nước quản lý thống nhất chính sách BHXH, tổ chức bộ máy
thực hiện chính sách BHXH
Đối với việc đảm bảo vật chất cho BHXH thì vai trị của Nhà nước phụ
thuộc vào chính sách BHXH do Nhà nước quy định. Nếu những mơ hình về đảm
bảo vật chất cho BHXH do ngân sách Nhà nước cung cấp thì vai trị của nhà nước là
trực tiếp và toàn diện. Nếu nguồn đảm bảo trợ cấp do người sử dụng lao động,
người lao động và Nhà nước đóng góp thì Nhà nước tham gia quản lý.
Để quản lý BHXH, Nhà nước sử dụng các công cụ chủ yếu như luật pháp và
bộ máy tổ chức. Nhìn chung, hầu hết các nước trên thế giới, việc quản lý vĩ mô
BHXH đều được Nhà nước giao cho Bộ Lao động hoặc Bộ Xã hội trực tiếp điều
hành.
1.1.2.3. Hệ thống các chế độ BHXH
Chính sách BHXH là một trong những chính sách xã hội cơ bản của mỗi
quốc gia. Việc ban hành chính sách BHXH phải dựa vào điều kiện kinh tế – xã hội
của đất nước trong từng thời kỳ và xu hướng vận động khách quan của tồn bộ nền
kinh tế, xã hội. Chính sách này có thể biểu hiện dưới dạng các văn bản pháp luật,
Hiến pháp… Chế độ BHXH là sự cụ thể hóa chính sách BHXH, là hệ thống các quy
định cụ thể và chi tiết, là sự bố trí, sắp xếp các phương tiện để thực hiện BHXH đối
với người lao động.
Theo khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã nêu trong Công
ước số 102 tháng 6 năm 1952 tại Giơnevơ, hệ thống các chế độ BHXH gồm:
8
- Chăm sóc y tế (1)
- Trợ cấp ốm đau (2)
- Trợ cấp thất nghiệp (3)
- Trợ cấp tuổi già (4)
- Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (5)
- Trợ cấp gia đình (6)
- Trợ cấp sinh đẻ (7)
- Trợ cấp khi tàn phế (8)
- Trợ cấp cho người cịn sống ( trợ cấp người ni dưỡng) (9)
Tùy điều kiện kinh tế – xã hội mà mỗi nước tham gia cơng ước Giơnevơ thực
hiện khuyến nghị đó ở mức độ khác nhau, nhưng ít nhất phải thực hiện được 5 chế
độ. Trong đó, ít nhất phải có một trong năm chế độ: (3), (4), (5), (8), (9).
Quỹ BHXH là qũy tái chính độc lập, tập trung nằm ngồi Ngân sách Nhà
nước. Quỹ có mục đích và chủ thể riêng. Quỹ BHXH ra đời, tồn tại và phát triển
gắn với sự phát triển kinh tế hàng hóa, với các mối quan hệ thuê mướn nhân công.
Mặc dù thu và chi đều được Nhà nước quy định bằng các văn bản pháp luật, nhưng
chủ yếu dựa vào quan hệ kinh tế, quan hệ lợi ích giữa các bên tham gia theo nguyên
tắc có tham gia mới được hưởng quyền lợi BHXH.
Phần lớn các nước trên thế giới, quỹ BHXH đều được hình thành từ các
nguồn sau đây:
- Người sử dụng lao động đóng góp
- Người lao động đóng góp
- Nhà nước đóng góp và hỗ trợ thêm
- Các nguồn khác ( cá nhân, tổ chức từ thiện ủng hộ, lãi do đầu tư phần quỹ
nhàn rỗi)
Tuy nhiên phương thức đóng góp và mức đóng góp của các bên tham gia
BHXH có khác nhau. Về mức đóng góp BHXH thay đổi theo thời gian từ năm 1993
đến nay đã thay đổi mức đóng là 06 lần, một số nước quy định người sử dụng lao
động phải chịu toàn bộ chi phí cho chế độ tai nạn lao động phải chịu tồn bộ chi phí
cho chế độ tai nạn lao động. Chính phủ trả chi phí y tế và trợ cấp gia đình, các chế
độ cịn lại cả người lao động và người sử dụng lao động cùng đóng góp mỗi bên
9
một phần bằng nhau. Một số nước khác lại quy định, Chính phủ bù thiếu cho quỹ
BHXH hoặc chịu tồn bộ chi phí quản lý BHXH…
Bảng 1.1: Mức đóng góp BHXH ở một số nước trên thế giới
Tỷ lệ đóng góp Tỷ lệ đóng góp của
Tên nước
Chính phủ
của
người
lao người sử dụng lao
động so với tiền động so với quỹ
lương (%)
lương (%)
CHLB Đức
Bù thiếu
14,8 – 18,8
16,3 – 22,6
CH Pháp
Bù thiếu
11,82
19,68
Indonexia
Bù thiếu
3,0
6,5
Philippin
Bù thiếu
2,85 – 9,25
6,85 – 8,05
Malaixia
Chi toàn bộ chế độ
9,5
12,75
ốm đau, thai sản
Nguồn: tài liệu BHXH TP.HCM
1.1.3 Sự phát triển của hoạt động BHXH tại Việt Nam
1.1.3.1 Thời kỳ trước 1995
- Đặc điểm tổ chức quản lý BHXH
Thời kỳ trước năm 1995, Nhà nước gần như bao cấp cho quá trình thực hiện
chính sách BHXH. Đối tượng được hưởng BHXH chủ yếu là người lao động trong
biên chế thuộc khu vực Nhà nước. Nội dung chế độ BHXH trong thời kỳ này quy
định rất đơn giản, mức trợ cấp có tính chất hỗ trợ cho cán bộ, công nhân, viên chức
và qn nhân trong kháng chiến, mức hưởng cịn mang tính bình qn, diện đối
tượng hưởng chế độ BHXH cịn ít, chưa có quỹ riêng để thực hiện.
Trong giai đoạn từ 1954 đến 1993, nước ta thực hiện chữa bệnh miễn phí cho
người dân và hoạt động BHXH y tế thời kỳ này nằm trong chương trình chăm sóc y
tế chung của quốc gia. Do vậy, hàng năm Nhà nước phải đầu tư một khoản kinh phí
khơng nhỏ từ ngân sách Nhà nước cho việc thực hiện chính sách chăm sóc y tế miễn
phí tồn dân.
Đến năm 1989, bắt đầu có Quyết định số 45/HĐBT ngày 24 – 4- 1989 của
Chính phủ về việc thu một phần viện phí. Do đặc điểm hoạt động BHXH và BHYT
giai đoạn này, nên quá trình thực hiện chính sách BHXH có những đặc điểm riêng.
10
Trước năm 1995 nhà nước giao cho 3 cơ quan quản lý thu và chi các chế độ
BHXH như sau:
- Tổng Cơng đồn Lao động Việt Nam quản lý thu (mức 3,7% tổng lương
của đơn vị) và tổ chức chi các chế độ trợ cấp ngắn hạn như: ốm đau, thai sản, tai
nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
- Bộ Nội vụ quản lý khoản thu (1% tổng quỹ lương) thông qua hệ thống ngân
sách Nhà nước và thực hiện giải quyết chế độ, tiến hành chi các chế độ trợ cấp dài
hạn: hưu trí, mất sức lao động, tử tuất cấp phát từ ngân sách.
- Quỹ thu về Bộ Tài chính quản lý và tiến hành cấp phát kinh phí chi cho các
chế độ dài hạn hàng năm theo kế hoạch của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Công tác kiểm tra
Về nguyên tắc chung, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phải tổ chức thu
đủ và tự cân đối các khoản chi cho các chế độ ngắn hạn theo yêu cầu. Trong những
năm cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, Chính phủ bổ sung chế
độ nên số thu cho các chế độ ngắn hạn không đủ bù chi, nên đầu những năm 90, Bộ
tài chính đã phải cấp bổ sung một phần kinh phí cho hoạt động này, làm cho tình
hình tài chính quốc gia đang bị thâm hụt lại càng thiếu hụt nghiêm trọng hơn.
Vì chưa xác định rõ vị trí của hoạt động BHXH y tế nên q trình thực hiện
chính sách y tế ở nước ta đã có lúc các nhà quản lý hoạt động BHYT điều hành cơ
quan BHYT Việt Nam theo kiểu Công ty bảo hiểm thương mại.
Những năm cuối thập niên 60 và thập niên 70, kiểm tra các cấp Cơng đồn
tại một số đơn vị Cơng đồn cơ sở về cơng tác quản lý BHXH đã phát hiện thấy có
sự bng lỏng, chưa coi trọng việc kiểm tra, xác nhận các thủ tục thanh toán nghỉ
hưởng BHXH, để một số người xấu lợi dụng chế độ, chính sách BHXH của nhà
nước hưởng không đúng với chế độ quy định.
Cuối những năm 1980 và đầu 1990, Chính phủ ra quyết định số 227/HĐBT
ngày 29/12/1987 của Hội đồng Bộ trưởng về việc cho phép các đơn vị kinh tế quốc
doanh áp dụng điều kiện giảm bớt tuổi về hưu và quyết định số 176/HĐBT ngày
9/10/1989 của Hội đồng Bộ trưởng về giải quyết trợ cấp nghỉ thôi việc một lần cho
người lao động.
Giai đoạn này cũng bộc lộ việc giải quyết chính sách BHXH có nhiều vi