Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

đề thi hsg hóa lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.38 MB, 15 trang )



UBND TỈNH THÁI NGUYÊN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
NĂM HỌC 2011-2012
MÔN THI: HOÁ HỌC LỚP 11
(Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề)

Câu I. (5,0 điểm)
1. X là nguyên tố thuộc nhóm A, hợp chất với hidro có dạng XH3. Electron cuối cùng trên

nguyên tử X có tổng 4 số lượng tử bằng 4,5. Ở điều kiện thường XH3 là một chất khí.
Viết công thức cấu tạo, dự đoán trạng thái lai hoá của nguyên tử trung tâm trong phân
tử XH3, trong oxit và hiđroxit ứng với hóa trị cao nhất của X.
2. X, Y, R, A, B theo thứ tự là 5 nguyên tố liên tiếp trong Hệ thống tuần hoàn (HTTH) có
tổng số điện tích là 90 (X có số điện tích hạt nhân nhỏ nhất).
a) Xác định điện tích hạt nhân của X, Y, R, A, B. Gọi tên các nguyên tố đó.
b) Viết cấu hình electron của X2−, Y−, R, A+, B2+. So sánh bán kính của chúng và
giải thích.
c) Trong phản ứng oxi hoá-khử, X2−, Y− thể hiện tính chất cơ bản gì? Vì sao?
d) Cho dung dịch A2X vào dung dịch phèn chua thấy có kết tủa xuất hiện và có khí
thoát ra. Giải thích và viết phương trình phản ứng.
3.
a) Giải thích vì sao cho dư NH4Cl vào dung dịch NaAlO2 rồi đun nóng thì thấy kết
tủa Al(OH)3 xuất hiện
b) Hoàn thành phương trình hóa học (PTHH) của phản ứng oxi hoá-khử sau và cân
bằng theo phương pháp cân bằng electron:


NaNO2 + KMnO4 + ?
? + MnSO4 + ? + ?
Câu II. (5,0 điểm)

1. Viết các PTHH của các phản ứng để thực hiện sơ đồ biến hoá hóa học sau:
B1
+H2O

CH3-CHO

B2
+H2O

CH3-CHO

hiđrocacbon X
+H2O

CH3-CHO

A1
+H2O

CH3-CHO

A2
+H2O

CH3-CHO


2. Khi cho 13,8 gam glixerin (A) tác dụng với một axit hữu cơ đơn chức (B) thu được chất
hữu cơ E có khối lượng bằng 1,18 lần khối lượng chất A ban đầu. Biết rằng hiệu suất phản
ứng đạt 73,75%. Tìm công thức cấu tạo của B và E.
Câu III. (5,0 điểm)

Hoà tan 2,16 gam hỗn hợp (Na, Al, Fe) vào nước dư thu được 0,448 lít khí (ở đktc)
và một lượng chất rắn. Tách lượng chất rắn này cho tác dụng hết với 60 ml dung dịch
CuSO4 1M thì thu được 3,2 gam Cu và dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng vừa đủ với
dung dịch NaOH để thu được lượng kết tủa lớn nhất. Nung kết tủa trong không khí đến
khối lượng không đổi thu được chất rắn B.
a) Xác định khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp.


b) Tính khối lượng chất rắn B.
Câu IV. (2,5 điểm)

Sau khi đun nóng 23,7gam KMnO4 thu được 22,74 gam hỗn hợp chất rắn. Cho hỗn hợp
chất rắn trên tác dụng hoàn toàn với dung dịch axit HCl 36,5% (d = 1,18g/ml) đun nóng.
1) Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.
2) Tính thể tích khí Cl2 thu được (ở đktc).
3) Tính thể tích dung dịch axit HCl cần dùng.
CâuV. (2,5 điểm)

Hòa tan x gam hỗn hợp gồm CuCl2 và FeCl3 vào nước, thu được dung dịch A. Chia
dung dịch A làm hai phần bằng nhau. Cho lượng dư khí hiđro sunfua vào phần một thu
được 1,28 gam kết tủa. Cho lượng dư dung dịch Na2S vào phần hai thu được 3,04 gam kết
tủa. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra và tính x.

SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ CHÍNH THỨC


KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 NĂM HỌC 2011-2012
ĐỀ THI MÔN: HOÁ HỌC
(Dành cho học sinh THPT)
(Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề)

Bài 1 (1,5 điểm ).
Thổi 672 ml (đktc) hỗn hợp khí A gồm một ankan, một anken và một ankin (đều có số nguyên tử cacbon
trong phân tử bằng nhau) qua lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, thì thấy có 3,4 gam AgNO3 đã tham gia
phản ứng. Cũng lượng hỗn hợp khí A như trên làm mất màu vừa hết 200 ml dung dịch Br2 0,15 M.
1) Xác định công thức cấu tạo và tính khối lượng mỗi chất trong A.
2) Đề nghị phương pháp tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp A.
Bài 2. (1,5 điểm).
Hòa tan hoàn toàn 26,4 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu trong dung dịch HNO3, thu được 7,84 lít NO (đktc)
và 800 ml dung dịch X. Cho từ từ dung dịch HCl vào X đến khi không còn khí thoát ra, thì thu được thêm
1,12 lít NO (đktc).
1) Xác định % khối lượng của mỗi kim loại trong A.
2) Tính số mol HNO3 đã tham gia phản ứng.
3) Tính CM của các chất trong X.
Bài 3 (1,5 điểm).
Thủy phân hoàn toàn 2,475 gam halogenua của photpho người ta thu được hỗn hợp 2 axit (axit của
photpho với số oxi hóa tương ứng và axit không chứa oxi của halogen). Để trung hòa hoàn toàn hỗn hợp
này cần dùng 45 ml dung dịch NaOH 2M. Xác định công thức của halogenua đó.
Bài 4 (2,0 điểm).
1.Chỉ dùng chất chỉ thị phenolphtalein, hãy phân biệt các dung dịch riêng biệt NaHSO4, Na2CO3, AlCl3,
Fe(NO3)3, NaCl, Ca(NO3)2. Viết các phản ứng minh họa dưới dạng ion thu gọn.
2. Cho các sơ đồ phản ứng sau:
a) X + O2

 … + H2O

 N2 + … + …
b) X + CuO 
 …
c) X + H2S 
d) X + CO2 
 … + H2O
 …
e) X + H2O + CO2 
Tìm công thức của khí X và hoàn thành các phương trình hoá học trên.
Bài 5 (1,5 điểm).


Hòa tan 4,8 gam kim loại M hoặc hòa tan 2,4 gam muối sunfua của kim loại này, bằng dung dịch HNO3
đặc nóng dư, thì đều thu được lượng khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất) như nhau.
1) Viết các phương trình phản ứng xẩy ra.
2) Xác định kim loại M, công thức phân tử muối sunfua.
3) Hấp thụ khí sinh ra ở cả hai phản ứng trên vào 300 ml dung dịch NaOH 1M, rồi thêm vào đó một ít
phenolphtalein. Hỏi dung dịch thu được có màu gì? Tại sao?
Bài 6. (1,0 điểm).
Hỗn hợp A gồm 2 ankan là đồng đẳng kế tiếp và 1 anken, trong đó có 2 chất có cùng số nguyên tử
cacbon.
Đốt cháy một lượng A thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 8,1 gam H2O. Xác định công thức phân tử của 3
hiđrocacbon trong A.
Bài 7 (1,0 điểm). Tìm các chất thích hợp ứng với các ký hiệu A1, A2, A3, A4, A5 trong sơ đồ sau và hoàn
thành các phương trình phản ứng dưới dạng công thức cấu tạo?
+Benzen/H+
Crackinh

CnH2n+2
A1(khí)


(1)

A2

A3

(3)

(2)
(4)
+H2O/H+

+O2,xt

A4

A5 (C3H6O)

(5) +O2/xt

SỞ GD-ĐT QUẢNG BÌNH
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 THPT
ĐỀ CHÍNH THỨC
Ngày 27 – 3 – 2013
Môn: Hóa
Số BD:……………..
Thời gian 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Bài 1 (2,25 điểm)
1. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau (nếu có):

a) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeSO4.
b) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4.
c) Sục khí H2S vào dung dịch nước brom.
d) Sục khí O3 vào dung dịch KI.
e) Sục khí SO2 vào dung dịch Fe2(SO4)3.
f) Nung hỗn hợp quặng photphorit, cát và than cốc ở 1200oC trong lò điện.
2. Hoàn thành phương trình hóa học của các phản ứng sau (nếu có):
to
a) Fe2O3 + HNO3 (đặc) 

b) Cl2O6 + NaOH (dư) 



c) Na2S2O3 + H2SO4 (loãng) 
d) PCl3 + H2O 
CH3COOH

e) Naphtalen + Br2 
f) CH3-C≡CH + HBr (dư) 

1:1
o

t

g) C2H5ONa + H2O 
h) Etylbenzen + KMnO4 

Bài 2 (1,75 điểm)

1. Hòa tan hết 31,89 gam hỗn hợp A gồm 2 kim loại Al và Mg trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng, thu
được 10,08 lít (đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và N2O) và dung dịch Y. Tỉ khối hơi của X so với khí hiđro là
59/3. Cô cạn dung dịch Y thu được 220,11 gam muối khan. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong
hỗn hợp A.
2. Trong tự nhiên Bo có 2 đồng vị: 10B và 11B. Biết thành phần % về khối lượng của đồng vị 11B trong
H3BO3 là 14,407%. Tính % số nguyên tử của mỗi đồng vị Bo trong tự nhiên.
Bài 3 (1,5 điểm)
1. Viết tất cả các đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C3H6O.
2. Viết các phương trình hóa học thực hiện chuyển hóa sau (biết A, B, C, D là các sản phẩm chính):

H SO ®Æ
c

H O

H SO ®Æ
c, 170oC

Cl , H O

KOH / ancol
2
4
2
2
2
2
4
 A 
 B 

2-brom-2-metylbutan 
C 
D
 A 
Bài 4 (2,0 điểm)
1. Chất A có công thức phân tử là C7H8. Cho A tác dụng với AgNO3 trong dung dịch amoniac dư được
chất B kết tủa. Phân tử khối của B lớn hơn của A là 214. Viết các công thức cấu tạo có thể có của A.


2. Hỗn hợp khí X gồm 2 anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn 5 lít hỗn hợp X cần
vừa đủ 18 lít khí oxi (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất).
a) Xác định công thức phân tử của 2 anken.
b) Hiđrat hóa hoàn toàn một thể tích X với điều kiện thích hợp thu được hỗn hợp ancol Y, trong đó tỉ lệ về
khối lượng các ancol bậc một so với ancol bậc hai là 28:15. Xác định % khối lượng mỗi ancol trong hỗn hợp
ancol Y.

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT
CHUYÊN
KHU VỰC DH & ĐB BẮC BỘ
ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC MỞ
RỘNG NĂM HỌC 2011- 2012
MÔN THI: HÓA HỌC LỚP 11
Ngày thi: 21 tháng 4 năm 2012
(Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (2,5 điểm)
1. Cho các chất BF3, CF4, NH3.
a. Viết công thức Lewis và cho biết dạng hình học của các phân tử trên.

b. Các chất trên, chất nào đóng vai trò là axit, bazơ theo Lewis?
2. Cho phản ứng:
3378
Fe3O4 (r) + H2 (k)
3 FeO (r) + H2O (k) (1)
có: lgKp = + 3,648.
T
FeO (r) + H2 (k)

Fe(r) + H2O(k)

(2)

có: lgKp = 

748
+ 0,573.
T

a. Xác định H0; S0 của (1) và (2) giả thiết rằng H0; S0 không phụ thuộc vào nhiệt độ.
b. Trong một bình kín dung tích không đổi tại nhiệt độ 10000C, ban đầu có 0,1 mol Fe3O4,
người ta 0,4 mol cho H2 vào. Xác định thành phần của hệ tại thời điểm cân bằng.
Câu 2: (2,5 điểm)
1. A là một hợp chất của nitơ và hiđro với tổng số điện tích hạt nhân bằng 10. B là một oxit của
nitơ, chứa 36,36% oxi về khối lượng.
a. Xác định các chất A, B, D, E, G và hoàn thành các phương trình phản ứng:
1:1

 G + H2
A + NaClO 

X + NaCl + H2O
;
A + Na 


X + HNO2 
D + H2O
;
G + B 
D + H2O

D + NaOH 
E + H2O
b. Viết công thức cấu tạo của D và nêu các tính chất hóa học đặc trưng của D.
2. Để định lượng đồng người ta hoà tan 1,080 gam quặng đồng trong môi trường thích hợp tạo
muối đồng (II), rồi thêm KI dư. Sau đó chuẩn độ iot giải phóng ra hết 15,65 ml Na2S2O3
0,0950M. Tính % khối lượng Cu trong quặng.
Câu 3: (2,5 điểm)
1. Điện phân dung dịch X chứa NiSO4 0,02M và CoSO4 0,01M trong axit H2SO4 0,5M ở 250C,
dùng điện cực Pt với dòng điện I = 0,2A.


a. Viết phương trình phản ứng xảy ra ở các điện cực, tính thế của các cặp oxi hóa khử ở từng điện
cực và cho biết hiệu thế tối thiểu phải đặt vào hai cực để quá trình điện phân bắt đầu xảy ra.
b. Cation nào bị điện phân trước? Khi cation thứ hai bắt đầu điện phân thì nồng độ của cation
thứ nhất còn bao nhiêu?
2. Nếu điện phân dung dịch chứa NiSO4 0,02M; CoSO4 0,01M và NaCN 1M thì kim loại nào sẽ
tách ra trước? Có thể tách hai kim loại ra khỏi nhau bằng phương pháp điện phân dung dịch
này không? Biết rằng một ion được coi là tách hoàn toàn khỏi dung dịch khi nồng độ ion của
nó còn lại trong dung dịch nhỏ hơn 10-6 M.

Cho biết ở 250C, Eo Ni2+/Ni = - 0,233V; Eo Co2+/Co = - 0,277V; Eo O2,H+/H2O = 1,23V; PO2= 0,2 atm.
Các phức chất: [Co(CN)6]4- có lg1 = 19,09; [Ni(CN)4]2- có lg2 = 30,22.
Quá thế của H2/Pt đủ lớn để quá trình điện phân H+ và nước tại catot không xảy ra.
Câu 4: (2,5 điểm)
1. Tiến hành chuẩn độ dung dịch CH3COOH (0,15M) bằng dung dịch NaOH (0,10M), người ta
lấy 10 ml mẫu cho vào bình tam giác và thêm 2-3 giọt dung dịch chất chỉ thị sau đó nhỏ từ từ
từng giọt dung dịch NaOH từ buret và lắc đều đến khi chỉ thị chuyển màu. Cho pK(CH3COOH)
= 4,76.
a. Tính pH tại điểm tương đương của phép chuẩn độ.
b. Tính thể tích dung dịch NaOH đã thêm nếu sử dụng chất chỉ thị:
 Metyl da cam (pT = 4,4).
 phenolphtalein (pT = 9,0).
0
 C(k) (1) tại 400 C có năng lượng hoạt động hóa học (năng
2. Cho phản ứng: 2A(k) + B(k) 
lượng hoạt hóa) là 140 KJ/mol; khi có mặt chất xúc tác, năng lượng hoạt hóa giảm còn 60 KJ/mol.
a. So sánh tốc độ phản ứng khi có chất xúc tác với tốc độ phản ứng khi không có chất xúc tác?
b. Ở nhiệt độ bao nhiêu (trong điều kiện không có chất xúc tác) tốc độ của (1) bằng tốc độ của
phản ứng ở 4000C có xúc tác trên.
Câu 5: (2,5 điểm)
1. a. Sáu chất có công thức phân tử C4H8O, đều quang hoạt và có các tính chất vật lý thông thường
khác nhau (nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi ...). Hãy biểu diễn cấu trúc của chúng.
b. Năm chất cũng có công thức phân tử C4H8O, đều không quang hoạt nhưng có các tính chất vật
lý thông thường khác nhau (nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi ...). Hãy biểu diễn cấu trúc của
chúng.
2. Cho sơ đồ

a/ Đề nghị cơ chế chi tiết quá trình hình thành X.
b/ Trong quá trình tạo ra (X) còn sinh ra 4 sản phẩm phụ (X1, X2, X3 và X4) là đồng phân cấu tạo
của X. Hãy biểu diễn cấu tạo của chúng.

Câu 6: (2,5 điểm)


1. Có 5 lọ không nhãn được kí hiệu từ A đến E chứa riêng lẻ 5 hợp chất thơm sau:
C6H5COCH2CH3, C6H5COOH, C6H5COCH3, C6H5CH(OH)CH3 và C6H5CHO. Dựa vào
các kết quả thí nghiệm sau đây nhận biết hóa chất có trong mỗi lọ:
- Cho vào mỗi lọ 1 giọt dung dịch K2Cr2O7/H2SO4 rồi lắc đều. Sau vài phút thấy lọ A và C
biến đổi dung dịch màu da cam thành xanh lục.
- Cho vào mỗi chất một ít dung dịch NaOH loãng thì chỉ riêng lọ B tan được.
- Khi cho tác dụng với I2 trong dung dịch kiềm thì lọ A và E cho kết tủa vàng.
- Lọ C, D và E đều tác dụng với 2,4-đinitrophenylhydrazine cho kết tủa đỏ, da cam.
2. So sánh tính axit của các chất dưới đây và giải thích ngắn gọn.
a. Axit bixiclo[1.1.1]pentan-1-cacboxylic (A) và axit 2,2-đimetyl propanoic (B)
b. C6H5CO2H (E), C6H5CO3H (F) và C6H5SO3H (G)
c.
COOH

M

COOH

N OH

,

COOH ,
HO

P


HO

COOH

Q

Câu 7: (2,5 điểm)
1. Cho sơ đồ chuyển hóa :

a. Biểu diễn cấu tạo của X, Y, Z.
b. Biểu diễn 1 cấu trúc của Y và cho biết cấu hình tuyệt đối của các nguyên tử cacbon
bất đối.
2. Chất A có CTPT là C8H16O và có phản ứng Iođofom nhưng không cộng được H2. Khi đun A
với H2SO4 đặc ở 170oC ta thu được hỗn hợp X trong đó có 3 chất B, C và D có cùng CTPT
là C8H14 , đều không có đồng phân hình học. Nếu ozon phân khử hoạc oxy hóa hỗn hợp X
thì sản phẩm thấy xuất hiện xiclopentanon.
a. Xác định công thức cấu tạo của A, B, C, D.
b. Trình bày cơ chế chuyển A thành B, C, D.
Câu 8: (2,5 điểm)
1. Thủy phân hợp chất A (C13H18O2) trong môi trường axit HCl loãng cho hợp chất B (C11H14O).
Chất B cũng được tạo ra khi cho cumen tác dụng với axetylclorua (xúc tác AlCl3). Khi B phản
ứng với brom trong NaOH, sau đó axit hóa thì thu được axit C. Nếu đun nóng B với hỗn hợp
hiđrazin và KOH trong glicol thì cho hiđrocacbon D. Mặt khác, B tác dụng với benzanđehit
trong dung dịch NaOH loãng (có đun nóng) thì tạo thành E (C18H18O). Cho E tác dụng NaBH4
được hợp chất F. Cho F tác dụng với Br2/CCl4 thu được G.
a. Hãy cho biết công thức cấu tạo của các hợp chất từ A đến G.


b. Từ 1 cấu hình của F, cho biết cấu hình của G.
2. Tetrađec-11-enyl axetat là chất dẫn dụ của sâu đục hạt ngô. Một đồng phân hình học của chất

này (K) được tổng hợp theo sơ đồ dưới đây:

a. Biểu diễn cấu tạo của các chất từ A đến K.
b. Để có sản phẩm là đồng phân hình học của K, cần điều chỉnh giai đoạn nào trong sơ đồ
tổng hợp trên?

SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO
HÀ TĨNH

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT
NĂM HỌC 2012-2013
MÔN THI: HOÁ HỌC LỚP 11
Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề thi có 02 trang, gồm 6 câu)

Câu I:
Nguyên tử của nguyên tố R ở trạng thái cơ bản có tổng số electron ở các phân lớp s là 7.
a. Viết cấu hình electron nguyên tử của R ở trạng thái cơ bản, xác định tên nguyên tố R.
b. Với R có phân lớp 3d đã bão hoà, hoà tan hoàn toàn m gam một oxit của R trong dung dịch H2SO4
đặc, nóng, dư sinh ra 0,56 lít (điều kiện tiêu chuẩn) khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất. Toàn bộ lượng
khí SO2 trên phản ứng vừa đủ với 2 lít dung dịch KMnO4 thu được dung dịch T (coi thể tích dung
dịch không thay đổi).
- Viết các phương trình hoá học, tính m và tính nồng độ mol/l của dung dịch KMnO4 đã dùng.
- Tính pH của dung dịch T (bỏ qua sự thủy phân của các muối).
Biết axit H2SO4 có Ka1 =+∞; Ka2 = 10-2.
Câu II:
1. Thêm 1ml dung dịch MgCl2 1M vào 100 ml dung dịch NH3 1M và NH4Cl 1M được 100 ml dung
dịch A, hỏi có kết tủa Mg(OH)2 được tạo thành hay không?

Biết: TMg(OH)2 =10-10,95 và K b(NH3 ) = 10-4,75.
2. Tính pH của dung dịch thu được khi trộn lẫn các dung dịch sau:
a. 10ml dung dịch CH3COOH 0,10M với 10ml dung dịch HCl có pH = 4,00
b. 25ml dung dịch CH3COOH có pH = 3,00 với 15ml dung dịch KOH có pH = 11,00
c. 10ml dung dịch CH3COOH có pH = 3,00 với 10ml dung dịch axit fomic (HCOOH) có pH=3,00.
Biết Ka của CH3COOH và HCOOH lần lượt là 10-4,76 và 10-3,75 (Khi tính lấy tới chữ số thứ 2 sau dấu
phẩy ở kết quả cuối cùng).
Câu III:
1. Cho 2,16 gam hỗn hợp gồm Al và Mg tan hết trong dung dịch axit HNO3 loãng, đun nóng nhẹ tạo
ra dung dịch A và 448 ml (đo ở 354,9 K và 988 mmHg) hỗn hợp khí B gồm 2 khí không màu, không
đổi màu trong không khí. Tỉ khối của B so với oxi bằng 0,716 lần tỉ khối của CO2 so với nitơ. Làm
khan A một cách cẩn thận thu được chất rắn D, nung D đến khối lượng không đổi thu được 3,84 gam
chất rắn E. Tính khối lượng D và thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban
đầu.


2. Cho 20 gam hỗn hợp A gồm FeCO3, Fe, Cu, Al phản ứng với 60 ml dung dịch NaOH 2M được
2,688 lít hiđro. Thêm tiếp vào bình sau phản ứng 740 ml dung dịch HCl 1M và đun nóng đến khi
ngừng thoát khí, được hỗn hợp khí B, lọc tách được cặn C (không chứa hợp chất của Al). Cho B hấp
thụ từ từ vào dung dịch nước vôi trong dư được 10 gam kết tủa. Cho C phản ứng hết với HNO3 đặc
nóng dư thu được dung dịch D và 1,12 lít một khí duy nhất. Cho D phản ứng với dung dịch NaOH dư
được kết tủa E. Nung E đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Tính khối lượng mỗi chất
trong A, tính m, biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
Câu IV:
Đốt cháy hoàn toàn 0,047 mol hỗn hợp X gồm 3 hiđrocacbon mạch hở rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy
hấp thụ vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,0555M được kết tủa và dung dịch M. Lượng dung dịch M
nặng hơn dung dịch Ca(OH)2 ban đầu là 3,108 gam. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch M
thấy có kết tủa lần 2 xuất hiện. Tổng khối lượng kết tủa hai lần là 20,95 gam. Cùng lượng hỗn hợp X
trên tác dụng vừa đủ với 1 lít dung dịch Br2 0,09M. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo
của các hiđrocacbon biết có 2 chất có cùng số nguyên tử cacbon, phân tử khối các chất trong X đều

bé hơn 100 và lượng hỗn hợp trên tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch AgNO3 0,2M trong NH3
được 3,18 gam 1 kết tủa.
Câu V:
1. Hợp chất X có công thức phân tử C6H10 tác dụng với hiđro theo tỉ lệ mol 1: 1 khi có chất xúc tác.
Cho X tác dụng với dung dịch KMnO4 trong H2SO4 loãng, đun nóng thu được HOOC(CH2)4COOH.
a. Xác định công thức cấu tạo, gọi tên X và viết phương trình phản ứng
b. Viết phương trình phản ứng oxi hoá X bằng dung dịch KMnO4 trong nước
2. Đốt cháy hoàn toàn 0,02 mol hỗn hợp X gồm 3 hiđrocacbon đồng phân A, B, C. Hấp thụ toàn bộ
sản phẩm cháy vào 5,75 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02M thu được kết tủa và khối lượng dung dịch tăng
lên 5,08 gam. Cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch thu được, kết tủa lại tăng thêm, tổng khối lượng kết tủa
2 lần là 24,305 gam.
a. Xác định công thức phân tử của 3 hiđrocacbon
b. Xác định công thức cấu tạo A, B, C biết:
- Cả 3 chất đều không làm mất màu dung dịch brom.
- Khi đun nóng với dung dịch KMnO4 loãng trong H2SO4 thì A và B đều cho cùng sản phẩm C9H6O6
còn C cho sản phẩm C8H6O4.
- Khi đun nóng với brom có mặt bột sắt A chỉ cho một sản phẩm monobrom. Còn chất B, C mỗi chất
cho 2 sản phẩm monobrom
Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra




TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ I
Ngày 14/3/2013
( Đề thi gồm có 01 trang)

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2012-2013
MÔN HÓA HỌC LỚP 11
Thời gian :120 phút

(Không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2 điểm)
1. Dẫn hỗn hợp khí C gồm N 2 , O2 , NO2 vào dung dịch NaOH dư tạo dung dịch D và hỗn hợp khí không
bị hấp thụ. Cho D vào dung dịch KMnO4 trong H 2 SO4 thì mầu tím bị mất, thu được dung dịch G.
Cho vụn Cu, thêm H 2 SO4 vào dung dịch G rồi đun nóng được dung dịch X khí Y (Y hóa nâu trong không
khí). Viết các phương trình phản ứng, xác định vai trò của mỗi chất trong mỗi phản ứng?
2. Cho sơ đồ pư sau:
o

o

Cl2 ,as
dd NaOH , t
H 2 SO4 , t
C4 H10 
 A1 
A2 
 A3  A4 (A3 khí, A4 lỏng, H 2 SO4 đặc nóng)
A1 là hỗn hợp của 1-clobutan, 2-clobuatan. A2, A3, A4 đều là hỗn hợp của các sản phẩm hữu cơ.
a. Viết CTCT của C4H10 và các chất có trong A2, A3, A4?
b. So sánh nhiệt độ sôi, độ tan trong nước của các chất trong A2 với các chất trong A1. Giải thích?
Câu 2. (2,5 điểm): Hỗn hợp khí A gồm H 2 và một olefin ở 81,9 o C , 1atm với tỷ lệ mol là 1:1. Đun nóng
hỗn hợp A với bột Ni (xt) được hỗn hợp khí B có tỉ khối so với H 2 bằng 23,2, hiêu suất phản ứng là h%.
a. Lập biểu thức tính h theo a?
b. Tìm công thức phân tử của olefin và tính h?
c. Đốt cháy hoàn toàn V lít hỗn hợp B ở 81,9 o C , 1atm cho tất cả các sản phẩm cháy qua bình đựng 128
gam dung dịch H 2 SO4 98%. Sau phản ứng nồng độ axit là 0,6267M. Tính V?
Câu 3. (2 điểm) Khi hòa tan cùng một lượng kim loại M vào dung dịch HNO3 đặc nóng và dung dịch
H 2 SO4 loãng thì thể tích khí NO2 thu được gấp 3 lần thể tích khí H 2 ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.

Khối lượng muối sunfat thu được bằng 62,81% khối lượng muối nitrat tạo thành.
1. Xác định kim loại M?
2
2. Nếu nung nóng cùng một lượng kim loại M như trên cần thể tích oxi bằng
thể tích NO2 nói trên
9
(cùng điều kiện) và thu được chất rắn X là một oxit của M. Hòa tan 10,44 gam X vào dung dịch
HNO3 6,72 % thu được 0,336 lít (đktc) khí N x Oy . Tính khối lượng dung dịch HNO3 đã dùng?
Câu 4 (2 điểm)
1. pH của một dung dịch bazơ yếu B bằng 11,5. Hãy xác định công thức của bazơ, nếu thành phần khối
lượng của nó trong dung dịch này bằng 0,17%, còn hằng số của bazơ K b  104 . Tỉ khối của dung

dịch là 1g / cm3 .
2. Dung dịch CH 3COOH 0,1M có pH = 2,88. Cần pha loãng dung dịch này bao nhiêu lần để cho độ
điện li  tăng 5 lần ?
Câu 5 (1,5 điểm) Một dung dịch chứa bốn ion của hai muối vô cơ; trong đó có ion SO42  , khi tác dụng vừa
đủ với dung dịch Ba (OH )2 , đun nóng cho một khí, một kết tủa X và một dung dịch Y. Dung dịch Y sau khi
axit hóa bằng dung dịch HNO3 , tạo với AgNO3 kết tủa trắng hóa đen ngoài ánh sáng.
Kết tủa X đem nung nóng đến khối lượng không đổi được a gam chất rắn Z. Giá trị của a thay đổi tùy
theo lượng Ba (OH ) 2 dùng. Nếu vừa đủ a đạt giá trị cực đại, còn lấy dư a giảm dần đến giá trị cực tiểu. Khi
lấy chất rắn Z với giá trị cực đại a = 8,51 gam, thấy Z chỉ phản ứng hết với 50 ml dung dịch HCl 1,2 M, còn
lại bã rắn nặng 6,99 gam. Hãy biện luận xác định 2 muối trong dung dịch đầu?
-------------------Hết------------------Họ tên thí sinh………………………………………….SBD………





Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×