Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

QUY TRÌNH của một BUỔI PHỎNG vấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.29 KB, 2 trang )

QUY TRÌNH CỦA MỘT BUỔI PHỎNG VẤN

Một cuộc phỏng vấn thông thường không kéo dài lâu, chỉ gói gọn trong khoảng thời gian từ
30-60 phút và được chia làm 3 phần. Nếu bạn có thể gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng
ngay trong phần đầu, coi như bạn đã nắm trong tay 80% cơ hội thành công.
Một cuộc phỏng vấn thông thường không kéo dài lâu, chỉ gói gọn trong khoảng thời gian từ
30-60 phút và được chia làm 3 phần. Nếu bạn có thể gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng
ngay trong phần đầu, coi như bạn đã nắm trong tay 80% cơ hội thành công.

Phần 1: Màn chào hỏi
Có thể coi như đây là phần khởi động. Trong những phút đầu tiên, nhà tuyển dụng có vẻ
như không có “ý đồ” gì, nhưng thực ra họ đang ngầm quan sát bạn đấy. Cách chào hỏi, cái
bắt tay chuyên nghiệp, cách ăn mặc, thậm chí cả hương thơm của bạn, sẽ tạo ra ấn tượng
ban đầu.
Nhà tuyển dụng sẽ bắt đầu bằng những câu hỏi liên quan đến sở thích của bạn, về thời tiết
ngày hôm đó thế nào, bạn đi bằng phương tiện gì, bạn nghĩ gì về quang cảnh của buổi
phỏng vấn hôm nay,… Một số người luôn vào đề bằng câu hỏi: “Có thể nói cho tôi biết thêm
về bản thân bạn không?”.
Những câu hỏi tưởng như vô thưởng vô phạt đấy, những cử chỉ, hành vi không lời của bạn
thực chất lại rất có ý nghĩa đối với sự thành bại của buổi nói chuyện. Đây là lúc để bạn thể
hiện trí thông minh, tài giao tiếp, khả năng phân tích câu hỏi của bạn đấy.
Phần 2: Trao đổi thông tin


Đây mới là lúc “vào trận” thật sự. Nhà tuyển dụng sẽ tận dụng triệt để thời gian để khai thác
bạn. Họ sẽ lật bạn qua lại như đang lật một chú cá trên chảo lửa. Vì vậy, bạn cần hết sức
bản lĩnh, cứng rắn, sẵn sàng với mọi thử thách.
Để vượt qua được phần 2 này, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Thường thì các câu hỏi
đều quen thuộc, bạn có thể học trong các cuốn sách hướng dẫn xin việc làm. Đây cũng là
lúc bạn thể hiện khả năng, chuyên môn, năng lực của mình. Đừng bỏ lỡ cơ hội “khoe” tài
năng trước nhà tuyển dụng nhé.


Phần 3: Tổng kết
Sau khi đã thỏa mãn mọi điều muốn biết, nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn: “Bạn có câu hỏi nào
không?”. Nhớ là hãy chủ động đặt câu hỏi, càng liên quan đến chuyên môn và công ty càng
tốt, điều đó chứng tỏ bạn quan tâm thật sự tới công việc này. Nếu bạn im lặng, rụt rè lắc đầu
hoặc e lệ: “Dạ không ạ”, nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn thiếu tự tin và không chủ động
trong công việc.
Đây cũng có thể là cơ hội bàn về chuyện lương bổng. Tốt hơn hết là đợi nhà tuyển dụng tự
mở lời. Nếu bạn muốn là người chủ động thì cũng nên học cách nói thật tế nhị, lịch sự, đừng
tỏ ra là người quá đam mê tiền bạc.
Bạn cũng nên lợi dụng thời gian ở phần ba này để nói lời cảm ơn với người phỏng vấn bạn.
Đừng để đến lúc ra đến cửa rồi mới vội vàng quay lại: “À quên, tôi rất muốn nói lời cảm
ơn…” – thật bất lịch sự!
Giờ thì bạn đã hình dung ra một cuộc phỏng vấn xin việc chưa? Hãy chuẩn bị thật kỹ nhé, và
chúc bạn thành công!



×