Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ĐẮN đo TRƯỚC lời mời làm VIỆC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.1 KB, 2 trang )

ĐẮN ĐO TRƯỚC LỜI MỜI LÀM VIỆC
Để tìm được một công việc mới theo đúng nguyện vọng của mình không hề đơn giản. Tuy
nhiên, khi đã vượt qua các cửa ải để nhận được lời mời làm việc bạn cũng vẫn phải “căng
trí” phân vân nên hay không nên. Dưới đây là một vài lời khuyên giúp bạn đưa ra quyết định
sáng suốt cho mình
Nghiên cứu bảng mô tả công việc
Sau khi nhận bảng mô tả công việc, rà soát kỹ lưỡng và tự hỏi mình những câu hỏi như:
Liệu mình có đủ kiên trì để làm công việc này? Đây có phải là công việc đáng để bạn làm?
Khả năng và kinh nghiệm bản thân có phù hợp với công việc này? Mình có thể thay đổi mình
để đảm trách tốt công việc, ví dụ: cần đi lại nhiều, môi trường làm việc áp lực cao, kỷ luật
khắt khe…? Nếu đó là những câu trả lời “Không” thì dù bạn có nhận lời mời, đó cũng không
phải là công việc bạn thích.
Đánh giá về công ty
Môi trường làm việc đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình bạn làm việc tại công ty. Vì
vậy phải đảm bảo một môi trường phù hợp, thoải mái với phong cách cá nhân của bạn. Nếu
bạn quen làm với những công ty nước ngoài, đề cao văn hoá công sở, thì bạn không thể vào
làm việc tại một nơi được coi là “luộm thuộm”, tốc độ phát triển “rùa bò”.
Cũng nên tính tới phong cách làm việc của sếp và những đồng nghiệp tương lai. Có thể giữa
bạn và họ có khoảng cách, nhiều điểm khác biệt. Sự khác biệt này có thể đem đến những ý
tưởng mới lạ nhưng nếu thường xuyên duy trì khác biệt dễ dẫn tới mâu thuẫn, xung đột,
một trong những kẻ thù phá vỡ lối làm việc tập thể.
Xem xét phúc lợi được hưởng
So với vị trí trước kia cùng với những gì bạn bỏ ra hoặc những người khác cũng ở vị trí như
bạn, lương của họ thế nào. Nhớ một điều rằng những phúc lợi hấp dẫn đôi khi có thể sẽ là
động lực lớn cho bạn làm việc.
Bạn cũng có thể được mời một công việc tốn nhiều thời giờ nhưng có thể được phép ở nhà
vài ngày một tuần. Khi đó bạn sẽ có thời gian cho bản thân và những công việc khác. Ngoài
ra, nếu lời mời đáp ứng được hầu hết những yêu cầu của bạn nhưng lại thiếu đi phần phúc
lợi trong khi đó lại là yếu tố quan trọng với bạn thì cũng nên nghĩ lại. Đừng ngần ngại hỏi
nhà tuyển dụng về những thông tin như: các khoá học nghiệp vụ, kỹ năng, tiền thưởng…khi
thoả thuận với nhà tuyển dụng.


Cơ hội phát triển
Không thể làm một công việc mà bạn biết chắc không có tương lai. Đó chỉ có thể chấp nhận
được trong một thời gian ngắn, nếu kéo dài chỉ tốn thời gian, sức khoẻ và tinh thần của bạn.
Khéo léo tìm cách để biết xem liệu bạn có thể có cơ hội phát triển với vị trí đảm trách. Ví dụ:
Người ở vị trí của bạn trước kia đang đảm nhận vị trí cao hơn, vươn lên bằng chính khả năng
của mình? Vị sếp đáng kính của bạn đi lên từ đâu? Nếu câu trả lời cho thấy bạn không có cơ
hội phát triển hay thăng tiến thì bạn rất nên tiếp tục công cuộc tìm kiếm một công việc mới.
Sau khi đã xem xét kỹ lưỡng những vấn đề nêu trên mà bạn vẫn cảm thấy chưa an tâm
nhận lời mời thì hãy quan tâm tới một số yếu tố khác hoặc đặt thêm câu hỏi với nhà tuyển
dụng trước khi đưa ra quyết định chính thức. Chuyển tới một vị trí mới không phải là điều
đơn giản, vì vậy hãy cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố và tình huống có thể xảy ra. Với những


thông tin thu thập được, những điều mắt thấy tai nghe, bạn sẽ có một quyết định sáng suốt
cho nghề nghiệp của mình.



×