Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Đề cương Đánh giá xói mòn đất tại lưu vực suối Bó Cá, thành phố Sơn La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.51 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
KHOA: NÔNG - LÂM

………….………….

ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
“ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ XÓI MÒN ĐẤT TẠI LƯU VỰC SUỐI BÓ
CÁ, THÀNH PHỐ SƠN LA”

Giáo viên hướng dẫn

: Ths. Nguyễn Tiến Chính

Sinh viên thực hiện

: Quàng Văn Công

Sơn La, năm 2016


ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất trong những năm gần đây cho
thấy Việt Nam có khoảng 25 triệu hecta đất dốc, nguy cơ xói mòn và rửa trôi rất
lớn khoảng 10 tấn/ha/năm. Theo các quan trắc có hệ thống từ năm 1960 đến nay
thì có khoảng 10-20% lãnh thổ bị ảnh hưởng xói mòn từ trung bình đến mạnh [1].
Sơn La là tỉnh miền núi phía Tây Bắc của Việt Nam, có độ cao trung bình
600 - 700m so với mực nước biển, địa hình chia cắt sâu và mạnh nên hình thành
nhiều tiểu vùng khí hậu, cho phép phát triển một nền sản suất Nông – Lâm
nghiệp phong phú. Hiện tượng xói mòn, rửa trôi đang xảy ra mạnh.
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu đặc biệt, là thành phần
quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là tư liệu lao động chính của nền kinh


tế Nông – Lâm nghiệp. Tuy nhiên, trong vài thập kỷ gần đây, cùng với sự gia
tăng dân số, các nguồn tài nguyên khoáng sản, thảm thực vật, đất đai đã và đang
được sử dụng ở mức độ cao, thậm chí không hợp lý. Việc khai thác Nông – Lâm
nghiệp không có ý thức ngày càng làm cho quá trình xói mòn đất xảy ra nghiêm
trọng, độ phì nhiêu ngày càng giảm, nhiều nơi trơ sỏi đá, trở thành đất trống, đồi
núi trọc [2].
Xói mòn đất là quá trình phá huỷ lớp thổ nhưỡng (bao gồm cả phá huỷ
thành phần cơ, lý, hoá, chất dinh dưỡng… của đất) dước tác động của các nhân tố
tự nhiên và nhân sinh làm giảm độ phì của đất, gây ra bạc mầu, thoái hoá đất,
laterit hoá, trơ sỏi đá …, ảnh hưởng trực tiếp tới sự sống và phát triển của thảm
thực vật rừng, thảm cây trồng khác. [2].
Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu, đánh giá xói mòn đất được các tác
giả trong và ngoài nước sử dụng .Trong đó, việc ứng dụng công nghệ hệ thống
thông tin địa lý (GIS) là phương pháp, là công cụ mạnh có khả năng phân tích
không gian trong thời gian ngắn.
Với những lý do trên, em chọn đề tài “Đánh giá mức độ xói mòn đất tại
lưu vực suối Bó Cá, thành phố Sơn La”
Phần 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2


1.1. Trên thế giới
Có thể nói rằng con người đã quan tâm đến hiện tượng xói mòn từ rất sớm,
từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại đã có những tác giả đề cập đến xói mòn cùng với
việc bảo vệ đất. Quá trình xói mòn hiện đại được gắn liền với các hoạt động nông
nghiệp. Nhiều người đã cho rằng đất đai bị khai thác cạn kiệt có thể là nguyên
nhân khiến các nền văn minh quá khứ mất đi. Vì vậy, cùng với thoái hoá đất, xói
mòn tồn tại như một vấn đề trong suốt quá trình phát triển của toàn nhân loại [3].
Theo Baver (1939) các nghiên cứu đầu tiên về xói mòn đất được các nhà

khoa học người Đức thực hiện vào những năm 1877 (Hudson, 1995). Năm 1907
tại Mỹ các chương trình nghiên cứu về xói mòn đất được bắt đầu khi Bộ Nông
nghiệp nước này tuyên bố chính sách về bảo vệ nguồn tài nguyên đất. Các nghiên
cứu chi tiết đầu tiên về mưa được tiến hành bởi Laws (1941). Ellison (1944) đã
phân tích các tác động cơ học của hạt mưa lên đất và đưa ra tiến trình xói mòn.
Công thức toán học được Zingg (1940) đưa vào để đánh giá ảnh hưởng của độ
dốc và độ dài của sườn dốc đến sự xói mòn [7].
Năm 1947 Musgrave và cộng sự đã phát triển một phương trình thực
nghiệm được gọi là phương trình Musgrave (Hudson, 1995). Phương trình này đã
được triển khai áp dụng trong nhiều năm cho đến khi Wischmeier and Smith
(1958) đưa ra công thức tính xói mòn đất, được gọi là phương trình mất đất phổ
dụng (USLE). Từ giữa những năm 1980 đến đầu năm 1990 các mô hình xói mòn
khác nhau đã được phát triển dựa trên phương trình USLE ở nhiều nơi trên thế
giới như: mô hình dự đoán mất đất cho miền nam châu Phi- SLEMSA (Elwell,
1981), mô hình SOILOSS (Rosewell, 1993) được phát triển tại Úc và mô hình
ANSWERS được phát triển vào cuối những năm 1970 để đánh giá mức độ bồi
lắng lưu vực sông (Beasley và cộng sự, 1980) [7].
Hiện nay, xói mòn được nghiên cứu mở rộng hơn dưới nhiều loại hình và
tính chất khác nhau. Xu hướng phổ biến hiện nay trong nghiên cứu xói mòn trên
thế giới, thể hiện qua hội thảo lần thứ 12 của ISCO tổ chức tại Bắc Kinh năm
2002 là nghiên cứu xói mòn theo hướng mô hình hóa diễn tả động lực của quá
trình xói mòn và nghiên cứu xói mòn kết hợp với các khoa học khác chủ yếu là
3


tìm hiểu quá trình cũng như tác động của xói mòn lên môi trường nhằm có được
các biện pháp chống xói mòn hiệu quả [4].
Quản lý và kiểm soát xói mòn đã trở thành một thách thức kể từ khi ngành
nông nghiệp ra đời. Với cố gắng kiểm soát xói mòn trên những vùng đất dốc đã
dấn đến sự ra đời kiểu canh tác trên ruộng bậc thang. Ruộng bậc thang đã trở

thành nét truyền thống trên các cộng đồng dân cư trên thế giới bao gồm Trung
Đông (Phoenicians), Trung và Đông Nam Á, Tây Á (Yemen), và Trung – Nam
Mỹ. Người dân Inca đã thiết kế ruộng bậc thang với tường đá phức tạp ở Peru
(Wiliam L.S, 1987).
Nghiên cứu hiện đại về xói mòn đất và các kỹ thuật kiểm soát xói mòn bắt
đầu tại Mỹ từ năm 1930. Từ giai đoạn này, các khía cạnh cả về cơ bản lẫn ứng
dụng trong nghiên cứu xói mòn được phát triển ở khắp nơi trên thế giới
(R.Lal,2001). Một số nghiên cứu xói mòn và bảo tồn đất điển hình là :
Hệ thống nhóm tư vấn về nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (Consultative
Group on Intermational Agricultural Research (CGIAR)) : một số kết quả nghiên
cứu về xói mòn đã được tiến hành tại vùng trung tâm nghiên cứu nông nghiệp
quốc tế (IARC) được quản lý bằng hệ thống này. Liên quan đến hệ thống này có
bốn trung tâm quản lý tài nguyên thiên nhiên bao gồm : Viện nông nghiệp nhiệt
đới quốc tế (IITA) tại Nigeria thành lập năm 1967; Trung tâm nông nghiệp nhiệt
đới quốc tế (CIAT) tại Columbia thành lập năm 1967; Viện nghiên cứu cây trồng
nhiệt đới bán khô hạn quốc tế (ICRISAT) tại Ấn Độ và Ban nghiên cứu quản lý
đất quốc tế (IBSRAM) tại Thailand thành lập năm 1984 (R.Lal, 1976-1981).
Các nghiên cứu quản lý lưu vực tương tự được tiến hành bởi ICRISAT
trong những năm 1980 và 1990. Những thí nhiệm về tác động xói mòn đất đến
chất lượng đất và năng suất đã được tiến hành trong những năm 1980 và 1990 bởi
CIAT và IBSRAM.
Một khía cạnh quan trọng của công tác nghiên cứu xói mòn tại IARC liên
quan đến việc phát triển các mạng lưới nhằm đưa ra các chương trình hợp tác với
các viện nghiên cứu nông nghiệp quốc gia (NARI) trong các vùng sinh thái do họ
quản lý.
4


Tại hội nghị quốc tế về quản lý và bảo tồn đất trong các vùng nhiệt đới ẩm
(1975), các nhà khoa học đã kết hợp với nhau và cuối cùng thành lập một mạng

lưới nhằm tổ chức các cuộc hội thảo định kỳ luân phiên dưới sự bảo trợ của Tổ
chức bảo tồn đất và nước thế giới (WASWC).
Nguyên cứu đất Liên hợp quốc và các tổ chức liên quan : các tổ chức khác
nghiên cứu về xói mòn đất trên phạm vi quốc tế Tổ chức lương thực và Nông
nghiệp Liên hợp quốc (FAO) tại Italia, Chương trình môi trường Liên hợp quốc
(UNEP) tại Kenya. FAO đã cố gắng phát triển phương pháp nhằm đánh giá sự
bạc màu của đất gây ra bởi xói mòn và các tác nhân khác, và tổ chức một mạng
lưới đánh giá tác động của xói mòn lên sản lượng cây trồng. Các nghiên cứu toàn
cầu về xa mạc hóa và phương thức kiểm soát chúng cũng được tổ chức bởi
UNEP.
Cùng với ISCO và WASWC còn có một số tổ chức chuyên môn quốc tế
mà thành viên của họ cũng liên quan đến xói mòn đất. Hai tổ chức quan trọng là
Hội các khoa học thủy văn quốc tế (IAHS) và Tổ chức nghiên cứu đất trồng trọt
quốc tế (ISTRO). Hiệp hội các khoa học đất quốc tế (IUSS) được lập ra để giải
quyết các nhiệm vụ liên quan đến xói mòn và bảo tồn đất.
Việc ứng dụng GIS phục vụ theo dõi, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên
và bảo vệ môi trường đã được một số nước trên thế giới ứng dụng từ năm 1970:
Tại Mỹ, GIS được ứng dụng khá rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực quản
lý tài nguyên và môi trường: trong đánh giá đất đai, trong quy hoạch không gian,
quản lý đất đai khí tượng thủy văn, dự báo thời tiết, giám sát thay đổi môi
trường…
Tại Đức đã sử dụng dữ liệu độ cao của GIS kết hợp với dữ liệu vệ tinh để
dự báo đặc tính vật lý của đất.
Tại Úc, Hệ thống thông tin tài nguyên Úc đã được thực hiện tại những năm
1970, nhằm hỗ trợ đưa ra những quyết định liên quan đến các vấn đề sử dụng đất,
môi trường…
Ở Bangladesh, Viện nghiên cứu nông nghiệp bắt đầu triển khai dự án GIS
từ năm 1996 với mục đích thiết lập hệ thống thông tin tài nguyên nông nghiệp

5



dựa trên cơ sở GIS, sử dụng dữ liệu thông tin địa lý vùng sinh thái nông nhiệp
(AEZ/GIS) để phát triển công nghệ và chuyển giao vào sản xuất nông nghiệp.
FAO cũng đã ứng dụng GIS và viễn thám trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu
của đời sống, trong mô hình phân vùng sinh thái nông nghiệp (Agro – Ecological
Zone – AEZ) để đánh giá đất đai thế giới.
Các tổ chức nghiên cứu quốc gia: xói mòn và kiểm soát xói mòn là các vấn
đề ưu tiên hang đầu với hầu hết các tổ chức nghiên cứu quốc gia trong các lĩnh
vực tài nguyên đất, nông học, thủy văn và kỹ thuật nông nghiêp. Mỗi quốc gia
đều có các tổ chức lập ra hoặc có chức năng nghiên cứu xói mòn và các biện
pháp hạn chế xói mòn đất trong phạm vi lãnh thổ cũng như qui mô quốc tế.
Nghiên cứu xói mòn đất đã đi được một chặng đường dài và đạt được
nhiều kết quả. Trọng tâm các nghiên cứu trong thế kỷ 20 là đo đạc và dự báo tốc
độ xói mòn và các tác động trực tiếp đến sản lượng nông nghiệp. Xói mòn đất sẽ
tiếp tục là thách thức với việc quản lý bền vũng tài nguyên đất trong thế kỷ 21.
Vẫn cần phải nghiên cứu các mỗi quan hệ giữa các tác nhân gây ra xói mòn cả về
lý thuyết và thực tế. Hiện nay, trên thế giới việc sử dụng các công cụ viễn thám
và GIS trong nghiên cứu xói mòn nhằm tăng độ chính xác trong đánh giá cũng là
một vấn đề đang được quan tâm hàng đầu.
1.2. Ở Việt Nam
Do nước ta có địa hình chủ yếu là đồi núi, xói mòn đất diễn ra thường
xuyên nên hiện tượng xói mòn cũng đã được nghiên cứu từ rất sớm. Thái Công
Tụng và Moorman (1958) đã có những nghiên cứu về cơ bản xói mòn đất. Sau
quá trình nghiên cứu họ đưa kết luận phương pháp canh tác ruộng bậc thang của
người làm nông giúp giảm hiện tượng xói mòn. Đến những năm 1960 thì các
nghiên cứu xói mòn ở Việt Nam đáng chú ý là của tác giả Nguyễn Ngọc Bình
(1962) nêu lên ảnh hưởng của độ dốc đến xói mòn đất, góp phần đưa ra các tiêu
chí bảo vệ đất, sử dụng và khai thác đất dốc, Chu Đình Hoàng (1962, 1963)
nghiên cứu sự ảnh hưởng của giọt mưa đến xói mòn đất và chống xói mòn bằng

biện pháp canh tác. Nguyễn Xuân Kỳ, Nguyễn Quý Khải, Bùi Ngạch (1963)…đã
tập trung nghiên cứu về xói mòn khu vực và biện pháp, công trình trồng cây xanh
6


che phủ đất chống xòi mòn ở Tây bắc, Phú Thọ, Sơn La, Lào Cai. Tuy mới là
nghiên cứu định tính, mô tả là chủ yếu nhưng những công trình nghiên cứu đã
góp phần xây dựng nên quy phạm tạm thời về “thiết kế trên đồi” của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn [8].
Từ những năm của thập niên 60 của thế kỷ 20, cùng với sự phát triển kinh
tế của Miền Bắc gắn với nền nông nghiệp tập trung là sự xuất hiện một loạt các
công trình nghiên cứu xói mòn và chống xói mòn đất. Đáng chú ý nhất trong thời
kỳ này là các tác giả: Tạ Quang Bửu, Trần Ích Châm, Hồ Sỹ Chúc, Tôn Gia
Huyên, Nguyễn Xuân Quát …Các công trình nghiên cứu của các tác giải này đã
giải quyết được nhiều vấn đề trong xói mòn và chống xói mòn nhưng tính hiệu
quả chưa cao.
Công trình của Chu Đình Hoàng và Đào Khương nghiên cứu về những nét
đặc trưng chủ yếu của xói mòn vùng khí hậu nhiệt đới Việt Nam.
Sau năm 1975, các nghiên cứu xói mòn đất được tiến hành rộng khắp trên
toàn quốc. Các trạm nghiên cứu xói mòn đất được xây dựng tại những khu vực
đặc trưng đã mang lại tính định lượng cho công tác này.
Các nghiên cứu trong giai đoạn này đã thu được nhiều kết quả quan trọng
như công trình của Bùi Quang Toản, Ngô Trọng Thuận, Lê Thạc Cán, Nguyễn
Quang Mỹ …
Các công trình nghiên cứu xói mòn cũng được các tác giả như: Chu Đức,
Mai Đình Yên, Nguyễn Quang Mỹ …được đưa vào trong giai đoạn này.
Từ những năm 80 trở đi thì các công trình nghiên cứu bắt đầu áp dụng
phương trình mất đất đất phổ dụng của Wischmeier and Smith (1978) như: Phạm
Ngọc Dũng (1991) đã tiến hành nghiên cứu về ứng dụng phương trình mất đất
phổ quát vào dự báo tiềm năng xói mòn đất và đưa ra các biện pháp chống xói

mòn cho các tỉnh Tây nguyên, Nguyễn Tử Xiêm và Thái Phiên (1996) với công
trình nghiên cứu về đất đồi núi Việt Nam.
Năm 1996, Nguyễn Ngọc Lung và Võ Đại Hải đã công bố công trình
nghiên cứu với tựa đề “Nghiên cứu tác dụng phòng hộ nguồn nước của một số
thảm thực vật chính và các nguyên tắc xây dựng rừng phòng hộ nguồn nước [6].

7


Một số nghiên cứu xói mòn phục vụ cho công tác tính toán bồi lắng cũng
được đề cập. Vì Văn Vị và Trần Bích Nga [9] đã thử dự đoán lượng cát bùn bồi
lấp long hồ Hòa Bình với lượng xói mòn được đề cập cho toàn lưu vực từ 20.000
đến 40.000 tấn/km2/năm. Nghiê cứu có sự liên quan giữa xói mòn và trầm tích
trên lưu vực song đã dẫn tới những kết luận đáng chú ý.
Không chỉ nghiên cứu xói mòn tại từng điểm, Lại Vinh Cẩm [10] sử dụng
phương trình mất đất tổng quá (USLE) để đánh giá tiềm năng và mức độ xói mòn
hiện tại của từng lưu vực (4 lưu vực lớn ở miền Bắc Việt Nam).
Đặc biệt trong những năm gần đây, phương pháp viễn thám và GIS đã
được áp dụng trong nghiên cứu xói mòn đất. Phương trình mất đất tổng quát
(USLE) được sử dụng rộng rãi trong các mô hình do tính minh bạch và dễ áp
dụng của nó, điển hình là các công trình nghiên cứu của Trần Minh Ý, Lại Vinh
Cẩm, Nguyễn Tử Dần, Trần Thị Bích Nga…
Đặc biệt là trong đo vẽ bản đồ, đánh giá định lượng các nhân tố ảnh hưởng
đến quá trình xói mòn đất. Tiêu biểu trong giai đoạn này là các công trình của
Nguyễn Quang Mỹ, Nguyễn Xuân Đạo, Nguyễn Tứ Dần, Phạm Văn Cự, Nguyễn
Ngọc Thạch …
Gần đây nhất, trong đề tài nghiên cứu của tác giả Vũ Anh Tuân [3] đã ứng
dụng phương trình mất đất tổng quá (USLE) để tính toán xói mòn. Đặc biệt lầ các
thông tin về lớp phủ thực vật đã được xét đến “thông số lớp phủ thực vật” đã
được thu nhận qua tà liệu viễn thám đa phổ UoSAT-12.

Các công trình ứng dụng GIS và viễn thám trong nghiên cứu xói mòn đất
có độ tin cậy cao, thời gian thực hiện ngắn và đem lại chi phí thấp.
Các trường Đại học KHTN thành phố Hồ Chí Minh, trường Đại học Nông
Lâm Thủ Đức, Đại học Huế, Đại hoc KHTN Hà Nội, Đại học Nông nghiệp Hà
Nội, Viện Quy hoạch rừng, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp… đã có
nhiều thành tựu trong nghiên cứu phát triển ứng dụng GIS, như tìm hiểu sự thay
đổi sử dụng đất với công cụ GIS và viễn thám, ứng dụng GIS trong đánh giá đất,
ứng dụng GIS tính toán các tham số trong phương trình mất đất phổ dụng USLE
để nghiên cứu về xói mòn đất.

8


Trong ngành kiểm lâm Việt Nam, từ năm 1997, cục Kiểm lâm (Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã lắp đặt và vận hành trạm thu ảnh viễn thám
Modis tại Hà Nội với mục đính là phát hiện sớm điểm cháy rừng và quản lý lửa
rừng.
Trong những năm gần đây với việc ứng dụng GIS vào nghiên cứu xói mòn
thì đã có một số công trình được tiến hành như: “Ứng dụng GIS ước lượng xói
mòn đất tại lâm trường Mã Đà- Tỉnh Đồng Nai” của Nguyễn Kim Lợi (2006);
“Ứng dụng GIS và viễn thám đánh giá xói mòn đất lưu vực hồ Dầu Tiếng” của
Trần Tuấn Tú, Nguyễn Trường Ngân (2009); “Ứng dụng công nghệ hệ thống
thông tin địa lý (GIS) để dự báo xói mòn đất tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Cạn”
của Hoàng Tiến Hà (2009)... Các công trình nghiên cứu này tập trung vào tính
toán lượng đất xói mòn, đề ra một số biện pháp hạn chế xói mòn nhưng vẫn chưa
đề cặp đến vấn đề hạn chế các hậu quả do xói mòn gây ra.

9



Phần 2
MỤC TIÊU – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
Xác định được mức độ xói mòn đất tại lưu vực suối Bó Cá, thành phố Sơn
La.
Xây dựng bản đồ phân cấp xói mòn tiềm năng tại lưu vực suối Bó Cá,
thành phố Sơn La.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Xác định phạm vi không gian khu vực nghiên cứu
2.2.2. Xác định các chỉ số trong phương trình mất đất phổ dụng
2.2.3. Xây dựng bản đồ phân cấp xói mòn tại lưu vực
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập các số liệu, tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: số liệu
mưa, số liệu thống kê về tình hình dân sinh, kinh tế xã hội, các tài liệu, đề tài liên
quan đến vấn đề nghiên cứu và khu vực nghiên cứu.
Thu thập các loại bản đồ gồm: bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ thảm thực vật,
bản đồ phân bố mưa, bản đồ địa hình …
2.3.2. Phương pháp xác định ranh giới lưu vực
Ranh giới và diện tích lưu vực được xác định theo phương pháp kỹ thuật
số từ bản đồ DEM theo hướng dẫn của Thông tư số 60/2012/TT-BNN&PTNT
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày 09 tháng 11 năm 2012.
2.3.3. Phương pháp xác định các chỉ số trong phương trình mất đất phổ
dụng
Xác định các tham số của phương trình Wischmeier W.H – Smith phù hợp
với đặc điểm của khu vực nghiên cứu.
Phương trình Wischmeier W.H-Smith có dạng:
A = RKLSCP
(1)
Trong đó

R là hệ số xói mòn của mưa;
K là hệ số ứng chịu xói mòn của đất;
L là độ dài sườn dốc;
S là độ dốc;
C là yếu tố thực vật;
P là hiệu quả của các biện pháp chống xói mòn.
Các tham số trong Công thức (1) được xác định như sau:
2.3.3.1. Hệ số xói mòn do mưa, R

10


Tùy theo điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng cụ thể để sử dụng một trong các
mối tương quan giữa khả năng xói mòn của mưa và lượng đất bị xói mòn.
R = B.t-0,5
(2) (Theo công thức Onchev)
Trong đó
B là lượng mưa ≥ 9,5 mm với cường độ không thấp hơn 0,18 mm/min, tính bằng
milimet;
t là thời gian có lượng mưa ≥ 9,5 mm và cường độ không thấp hơn 0,18 mm/min,
tính bằng phút.
Cường độ, thời gian và lượng mưa xác định theo mạng lưới khí tượng thủy văn.
Những số liệu khí tượng thủy văn được xử lý và hệ thống hóa theo cách sau:
- Xác định tổng số và lượng mưa theo tháng và năm;
- Những trận mưa cách nhau dưới 6 giờ được xem xét như một trận mưa;
- Xác định số trận mưa có lượng mưa ≥ 9,5 mm theo tháng và năm và tính R cho
mỗi trận mưa;
- Trên cơ sở tổng tháng và năm của đại lượng R, tính được của các trận mưa của
mỗi trạm theo công thức:
R=


1 n
∑ Rj
n j =1

(3)

Trong đó:
Rj là mưa trong tháng hoặc năm;
j là số thứ tự của tháng hoặc năm;
n là số tháng hoặc năm quan trắc;
n

R = ∑ I v ,i Ei
i =1

(4) (Theo công thức Vismaer và Smith)

Trong đó:
Iv là cường độ mưa lớn nhất trong thời gian 30 phút của từng trận mưa, tính bằng
mm/min;
E là năng lượng mưa được tính theo phương trình sau: E = 2795 + 8981g I
I là cường độ mưa, tính bằng mm/min;
i là số thứ tự trận mưa;
n

R = ∑ I15,iQi
i =1

(5)


m

R = ∑ I 30,i ∑ Gk I k
i =1

(6)

Trong đó:
Q là lượng mưa của từng trận, tính bằng mm;
11


I15, I30 là cường độ mưa lớn nhất trong thời gian 15 phút và 30 phút của từng trận,
tính bằng mm/min;
G là lượng mưa trong khoảng thời gian đặc trưng, tính bằng mm;
i là cường độ mưa trong khoảng đặc trưng, tính bằng mm/min;
k là số thứ tự của trận mưa đặc trưng;
m là số lượng khoảng.
2.3.3.2. Hệ số ứng chịu xói mòn của đất, K
Để xác định K trong những điều kiện thổ nhưỡng khác nhau, sử dụng
những kết quả đo trực tiếp lượng đất bị xói mòn trong những điều kiện địa hình
giống nhau và trạng thái đất bỏ hóa hoàn toàn được quy về khu đất chuẩn có
chiều dài 25 m và độ dốc 10 %. Để cách ly ảnh hưởng của mưa, lượng đất bị xói
mòn trong những điều kiện nêu trên được quy về một đơn vị mưa tính theo một
trong các phương pháp đã nêu ở 2.3.3.1.
Trong những điều kiện này L = S = C = P = 1 và tính ứng chịu xói mòn
của đất được xác định theo:
K = A1R-1
Trong đó

A1 lượng đất bị xói mòn xác định bằng thực nghiệm, tính bằng t.ha-1.
Trong trường hợp không có số liệu thực nghiệm, để xác định K sử dụng số
liệu của các điều kiện địa hình khác và mức độ các cây trồng theo luống phủ khu
đất nghiên cứu. Trong những trường hợp này tính K theo:
- Khi có các số liệu các khu đất hoang hóa hoàn toàn nhưng với những điều kiện
địa hình khác nhau, theo công thức:
K = A2 (RLS)-1
(8)
Trong đó
A2 lượng đất bị xói mòn xác định bằng thực nghiệm từ khu đất hoang hóa hoàn
toàn, tính bằng t.ha-1.
- Khi có số liệu của các khu đất khác với khu đất chuẩn và có cây trồng theo
luống, C đã biết, theo công thức:
K = A3 (RLSC)-1
(9)
Trong đó
A3 Lượng đất bị xói mòn được xác định bằng thực nghiệm từ khu đất có cây trồng
theo luống, tính bằng t.ha-1.
2.3.3.3. Độ dài và độ dốc của sườn dốc, L và S
Ảnh hưởng tương hỗ của độ dài và độ dốc của sườn dốc được biểu thị bằng
yếu tố địa hình thống nhất LS và tính theo công thức:
12


LS = L0,5(0,0011S2 + 0,0078S + 0,0111)
(10)
Trong đó:
L là độ dài sườn dốc, tính bằng m;
S là độ nghiêng sườn dốc, tính bằng %;
Đối với những sườn dốc có độ dốc khác nhau, cần chia sườn dốc thành

những phần có cùng kiểu dốc sao cho độ dốc theo chiều dài của nó không dẫn
đến việc tích tụ trầm tích dòng chảy. Đối với mỗi phần, tính LS theo công thức
(10) hoặc theo bảng tham số LS cho các độ dài và độ dốc khác nhau đã được
chuẩn bị trước. Sau đó đem tham số LS thu được của mỗi đoạn nhân với hệ số
nhất định. Trung bình cộng của tất cả các đại lượng LS của các phần là LS cho
toàn sườn dốc có độ dốc khác nhau dọc theo chiều dài. Các hệ số để tính tham số
cho từng phần được nêu ở Phụ lục A [5].
Hệ số để chuyển tham số của các phần khi độ dài sườn dốc có trị số mũ
khác nhau xác định theo công thức sau:
Jm = 1 −

( J − 1) m + 1
nm

(11)

Trong đó
J là số thứ tự của đoạn;
m là số mũ độ dài sườn dốc;
n là số đoạn có độ dài bằng nhau.
2.3.3.4. Hệ số thực bì (C)
C tính theo tỷ lệ giữa đất bị mất khi có các loại cây trồng hoặc luân canh
tương ứng trồng theo sườn dốc và đất bị mất khi để hoang hóa hoàn toàn.
- Yếu tố thực vật C
Yếu tố thực vật C xác định theo cách sau:
+ Xác định ngày bắt đầu và kết thúc chu kỳ kỹ thuật trồng trọt của các loại cây
trồng khác nhau.
+ Tính yếu tố mưa R cho mỗi chu kỳ theo phần trăm lượng trung bình năm.
+ Nhân lượng mưa tính bằng phần trăm giữa đại lượng tỷ lệ lượng đất bị mất do
cây trồng và đất bị mất do hoang hóa hoàn toàn theo phần trăm tham số năm và

kích thước thu được của mỗi thời kỳ đem chia cho 2.10 4. Tổng tất cả các kết quả
thu được cho mỗi chu kỳ sẽ có đại lượng trung bình năm yếu tố thực vật C của
từng vùng.
- Yếu tố luân canh C

13


Yếu tố C luân canh tính bằng cách cộng tất cả các đại lượng trung bình năm của
các loại cây trồng tham gia vào luân canh và chia tổng này cho số loại cây trồng.
Cách tính C như vậy cũng áp dụng cho các chu kỳ và các tháng.
2.3.3.5. Hiệu quả của các biện pháp chống xói mòn, P
P được tính theo tỷ lệ giữa lượng đất bị mất trung bình tháng và/hoặc năm
của từng biện pháp và đại lượng đất bị mất do canh tác nông nghiệp dọc theo
sườn dốc. Các tham số P cho mỗi biện pháp chống xói mòn được đưa ra ở Phụ
lục B [5].
2.3.4. Phương pháp xây dựng bản đồ phân cấp xói mòn tại lưu vực
Ứng dụng GIS xây dựng các bản đồ bản đồ hệ số R, bản đồ hệ số K, bản
đồ hệ số LS, bản đồ hệ số C. Sau đó tích các bản đồ hệ số R, bản đồ hệ số K, bản
đồ hệ số LS.
Tiến hành chồng xếp các lớp bản đồ để xác định lượng xói mòn theo
phương trình mất đất phổ dụng.
Phân cấp mức độ xói mòn theo TCVN 5299 : 2009 về phương pháp xác
định xói mòn do mưa.

14


Phần 3
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý,địa hình
3.1.1.1. Vị trí địa lý
3.1.1.2. Địa hình
3.1.2. Khí hậu,thủy văn
3.1.2.1. Khí hậu
3.1.2.2. Thủy văn
3.1.3. Thổ nhưỡng
3.1.4. Đặc điểm tài nguyên rừng
3.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa – xã hội
3.2.1. Thành phần dân tộc, phân bố dân cư
3.2.2. Y tế, giáo dục
3.2.3. Giao thông
3.2.4. Tình hình phát triển sản xuất trong lưu vực

15


Phần 4
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Xác định được phạm vi không gian của khu vực nghiên cứu
4.2. Xác định được các chỉ số trong phương trình mất đất phổ dụng của
Wischmeier W.H – Smith
4.3. Xác định được mức độ xói mòn trong lưu vực theo tiêu chuẩn

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngọc Lý, 2010. Biến đổi khí hậu và việc sử dụng bền vững tài nguyên đất:

Cảnh báo về khủng hoảng đất trồng. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.
2. Nguyễn Quang Mỹ (2005), Xói mòn đất hiện đại và các biện pháp chống
xói mòn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Vũ Anh Tuân (2007), Nghiên cứu biến động hiện trạng sử dụng đất và ảnh
hưởng của nó tới xói mòn lưu vực sông Trà Khúc bằng phương pháp viễn
thám và GIS, Luận án tiến sĩ, Viện khoa học công nghệ vũ trụ, Hà Nội.
4. Liu Bao-Yuan, Zhang Ke-Li, Xie Yun (2002), “Emprical Soil
lossequation”, Proceedings of 12th ISCO conference Vol.2: Process of soil
erosion and its environment effect. pp 21-25. Beijing.
5. TCVN 5299 : 2009 do Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 190
Chất lượng đất biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề
nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
6. Nguyễn Ngọc Lung, Võ Đại Hải (1997), Kết quả bước đầu nghiên cứu tác
dụng phòng hộ nguồn nước của một số thảm thực vật chính và xây dựng
rừng phòng hộ nguồn nước, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Jacky Mania, 2007. Soil erosion modeling in mountainous Semi Arid
Zone.pp.13 - 15.
8. Hoàng Tiến Hà, 2009. Ứng dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS)
để dự báo xói mòn đất tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Cạn. Luận văn Thạc
sĩ, Đại học Thái Nguyên, 75 trang.
9. Vi Văn Vị, Trần Thị Bích Nga (1987), “Xói mòn mặt lưu vực sông Đà và
khả năng bồi lấp hồ chứa Hòa Bình”, Tuyển tập các báo cáo khoa học tại
hội nghị khoa học khí tượng thủy văn trên toàn quốc lần thứ I, Tổng cục
khí tượng thủy văn, Hà Nội.
10. Lai Van Cam (200), “Soil erosion study on NorthWest region of Viet
Nam by intergrating watershed analysis and universal soli loss equation
(USLE)”, Tạp chí khoa học ĐHQG HN, KHTN số XI.

17



KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
(Thời gian xem kế hoạch của Nhà trường)
T
T

Nội dung công việc

Thời gian

Địa điểm thực hiện

1

Hoàn thiện đề cương

20/05/2016

Khoa Nông Lâm

2

Nộp đề cương chi tiết

20/05/2016

Khoa Nông Lam

3


Bảo vệ đề cương chi tiết

31/05/2016

Khoa Nông Lâm

4

Thu thập số liệu, điều tra thực tế/tiến
hành thí nghiệp

01/07/2016

Tại nơi thực tập

5

Nộp báo cáo tiến độ

24/08/2016

Khoa Nông Lâm

6

Phân tích số liệu, viết báo cáo

01/10/2016

Khoa Nông Lâm


7

Liên hệ với giáo viên hướng dẫn
chỉnh sửa báo cáo

Từ 22/10/2016
đến 26/10/2016

Khoa Nông Lâm

8

Nộp số liệu, giấy xác nhận của nơi
thực tập, báo cáo thực tập kèm theo
phiếu xác nhận của GVHD

04/11/2016

Khoa Nông Lâm

Giáo viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)

Ths.Nguyễn Tiến Chính

Quàng Văn Công


18



×