Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Thang năng lực ý thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.85 KB, 4 trang )

Thang năng lực ý thức
Biến việc học trở thành một trải nghiệm thú vị
Hay còn gọi là “Ma trận năng lực ý thức” và
“Ma trận học tập”.
Khi nhận ra mình không biết điều gì, chúng ta thường phấn khích tìm hiểu về
điều đó. Tuy vậy, nếu không ý thức được sự không biết đó của mình, chúng ta
khó có thể làm gì để cải thiện tình hình.
Một trong những bước đầu tiên khi chinh phục kỹ năng mới là nhận ra được bạn
không biết gì. Khám phá này có vẻ không mấy dễ chịu vì bạn phải trải qua cảm
giác vỡ lẽ ra mình chẳng giỏi gì hết về công việc sắp làm.
Thang năng lực ý thức là một phương pháp phổ biến và trực quan (do nhiều nhà
sáng lập khác nhau) giúp quản lý cảm xúc khi người học cảm thấy chán nản
đồng thời giúp người dạy liên kết chặt chẽ hơn với cảm xúc của người học. Từ
đó giúp cho việc dạy học trở nên tốt hơn.

Giải thích mô hình năng lực ý thức:
Theo phương pháp này, nhận thức là bước đầu tiên hướng tới việc chinh phục
kiến thức. Để tiếp cận những kỹ năng mới và nâng cao kiến thức, bạn cần phải
nhận thức về công việc phải làm và những gì bạn chưa biết.
Tiếp theo, năng lực là khả năng xử lý công việc. Bạn có thể có năng lực trong
lĩnh vực này nhưng lại thiếu có kỹ năng ở lĩnh vực khác. Trình độ năng lực phụ
thuộc vào nhiệm vụ hay công việc bạn đang nắm giữ.
Có ý kiến cho rằng khi xây dựng chuyên môn trong một lĩnh vực mới, bạn
chuyển từ trạng thái “bất lực vô thức” tới “bất lực ý thức”, sau đó đến “năng lực


ý thức” và cuối cùng là “năng lực vô thức” Dưới đây là phần giải thích mô
hìnhthang này.
Hình 1: Thang năng lực ý thức

Cấp độ 1 – Bất lực vô thức


(Bạn không biết rằng mình không biết)
Ở mức độ này, bạn hài lòng với sự thiếu sót của mình: Bạn hoàn toàn thiếu kiến
thức và kỹ năng trong các chủ đề được hỏi. Mức độ cao nhất là bạn không nhận
thức được mình thiếu kỹ năng và quá tự tin vào năng lực bản thân.
Level 2 – Bất lực ý thức


(Bạn biết rằng bạn không biết)
Ở mức độ này, bạn nhận thấy có những kỹ năng cần thiết phải học và có thể bị
sốc khi phát hiện ra nhiều người có năng lực hơn mình. Khi nhận ra rằng khả
năng của mình là có hạn, sự tự tin của bạn giảm sút. Bạn trải qua một giai đoạn
khó khăn khi học kỹ năng mới khi người khác giỏi và thành công hơn bạn.
Mức 3 – Năng lực ý thức
(Bạn biết rằng bạn biết)
Ở mức độ này, bạn đạt được những kỹ năng mới và kiến thức mới. Bạn có khả
năng vận dụng việc học vào thực tế và tự tin hơn khi thực hiện các nhiệm vụ và
công việc có liên quan. Bạn nhận thức rõ về kỹ năng mới của mình và không
ngừng cải thiện chúng.
Bạn vẫn tập trung thực hiện các công việc này nhưng càng thực hành nhiều và
trải nghiệm nhiều, tự thân những kỹ năng này sẽ được hoàn thiện.
Mức độ 4 – Năng lực vô thức
(Bạn không biết rằng bạn biết – Nghe dễ dàng ghê!)
Ở mức độ này, bạn sử dụng thuần thục các kỹ năng mới và thực hiện tốt công
việc mà không cần bất kì nỗ lực có ý thức nào. Tất cả diễn ra một cách dễ dàng
và tự nhiên. Đây là đỉnh cao của sự tự tin và năng lực của bạn.

Lời khuyên:

MỘT SỐ NGƯỜI THÍCH GỌI ĐÂY LÀ MỘT
MA TRẬN (ĐẦY ĐỦ LÀ “MA TRẬN NĂNG

LỰC Ý THỨC” HAY “MA TRẬN HỌC TẬP”)
VỚI 2 YẾU TỐ BẤT LỰC/NĂNG LỰC


TRÊN TRỤC HOÀNH VÀ VÔ THỨC /Ý
THỨC TRÊN TRỤC TUNG
Sử dụng công cụ thang năng lực ý thức như thế
nào?
Thang năng lực ý thức này vừa giúp bạn an tâm sử dụng khi cần vừa có thể
đem ra hướng dẫn người khác vượt qua quá trình học tập khó khăn.
Trong giai đoạn bất lực ý thức, có thể trước mắt mọi thứ sẽ khó khăn và dễ làm
bạn nản lòng nhưng chắc chắn sau đó sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Và khi
đạt đến mức độ “năng lực vô thức”, mô hình này nhắc nhở chúng ta phải trân
quý các kỹ năng đã dày công khổ luyện.
Nếu sử dụng thang năng lực này để huấn luyện cho người khác, bạn nên lưu ý
người học về các bước cần phải trải qua khi học kỹ năng mới.
• Bất lực vô thức: Tại giai đoạn đầu tiên này, người học sẽ không nhận thức
rằng họ thiếu năng lực và vai trò của bạn là chỉ ra những gì người đó phải bổ
sung thêm.
• Bất lực ý thức: Trong giai đoạn này, bạn cần tích cực động viên và bỏ qua
những sai phạm nhỏ nhặt để từ từ dạy bảo và giúp họ cải thiện kỹ năng.
• Năng lực ý thức: Ở giai đoạn này, bạn cần giúp mọi người tập trung thực hiện
công việc một cách hiệu quả và tạo nhiều cơ hội để họ thực hành.
• Năng lực vô thức: Mặc dù đây là trạng thái lý tưởng, bạn phải nhắc nhở mọi
người không tự mãn và cùng nhau hợp tác trong công việc. Bạn cũng có thể
nhắc nhở mọi người về những giai đoạn khó khăn đã qua mới đạt tới trạng thái
này để họ đồng cảm với những cá nhân đang ở giai đoạn bất lực có ý thức.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×