Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

GIÚP NHÀ TUYỂN DỤNG KIỂM CHỨNG THÔNG TIN NGƯỜI THAM KHẢO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.13 KB, 1 trang )

GIÚP NHÀ TUYỂN DỤNG KIỂM CHỨNG THÔNG TIN NGƯỜI THAM KHẢO
Cuối mỗi Resume ứng viên thường cung cấp thông tin Người tham khảo khá thuyết phục.
Nhưng làm thế nào để kiểm chứng lại những thông tin đó? Đặt câu hỏi tới đối tượng kiểm
chứng như thế nào là hiệu quả nhất?
Mục đích của việc kiểm chứng này là để chắc chắn một điều: ứng viên có nói dối trong bản
Resume? hoặc ít nhất bạn cũng an lòng khi thấy hồ sơ chưa đủ độ tin cậy. Thứ hai là để
kiểm chứng lại xem ứng viên có khả năng làm được những gì cô ta/anh ta đề cập trong hồ
sơ? Nói một cách khác, kiểm chứng người tham khảo là một khâu vô cùng quan trọng và
không thể bỏ qua trong suốt quá trình tuyển lọc ứng viên.
Thông thường nhà tuyển dụng thực hiện điều này bằng cách trò chuyện qua điện thoại, vì
vậy việc đặt câu hỏi vừa thuyết phục người được hỏi lại vừa nhận được thông tin hữu ích là
cả một nghệ thuật.
Câu hỏi đầu tiên: Anh/chị quan hệ như thế nào với ứng viên?
Tiếp cận với câu trả lời cho câu hỏi này bạn sẽ biết được: Thứ nhất, khẳng định khi nào, ở
đâu và người tham khảo, ứng viên có thực sự từng làm việc với nhau hay không và tính chất
của sự hợp tác này là gì? Người tham khảo là cấp trên của ứng viên hay ngược lại, hay họ
là đồng nghiệp với nhau? Họ từng làm việc thường xuyên với nhau hay chỉ trong một thời
gian ngắn? Câu hỏi mang tính thăm dò này sẽ giúp nhà tuyển dụng có những cân nhắc nhất
định để đưa ra loạt câu hỏi tiếp theo.
Câu hỏi tiếp theo nên đặt ra: Anh/chị và ứng viên đã làm việc với nhau trong thời gian bao
lâu?
Một lần nữa thời gian hợp tác giữa họ sẽ là nền móng để đánh giá và tiến tới các câu hỏi
khác. Nếu quãng thời gian đó là vài năm thì thông tin bạn thu được chất lượng hơn rất nhiều
so với quãng thời gian chỉ vài tháng hay ít hơn thế.
Một câu hỏi không thể không hỏi: Công việc ứng viên đảm trách hàng ngày tại đó là gì?
Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng có thể đối chiếu với những gì ứng viên cung cấp trong hồ
sơ. Cũng qua đó nhà tuyển dụng biết được liệu người tham khảo có thật sự là nguồn đáng
tin cậy. Nếu họ lảng tránh câu trả lời hoặc đưa ra thông tin mập mờ, không rõ ràng trong khi
ứng viên nói rằng họ tiếp xúc hàng ngày với người đó thì đây sẽ là dấu hiệu để bạn phất cờ
đỏ với ứng viên.
Câu hỏi thực sự cần thiết đặt ra cho người tham khảo: Theo anh/chị thì ứng viên cần làm gì


để phát triển nghề nghiệp của họ?
Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn thấu đáo về sự phù hợp của
ứng viên với vị trí họ đang dự tuyển.
Sau cùng, nhà tuyển dụng có thể đặt ra một số câu hỏi khác cũng không kém phần quan
trọng như: Vì sao ứng viên rời bỏ vị trí? Ứng viên sẽ vẫn ở lại nếu anh/chị muốn?...
Đây không phải là toàn bộ những câu hỏi mà nhà tuyển dụng dùng để kiểm định thông tin từ
người tham khảo nhưng ít nhất nó cũng là những câu hỏi có thể phát huy hiệu quả nhất định
để nhà tuyển dụng có được những thông tin tin cậy từ phía người tham khảo.



×