Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

TẠO tâm lý THOẢI mái TRONG PHỎNG vấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.05 KB, 2 trang )

TẠO TÂM LÝ THOẢI MÁI TRONG PHỎNG VẤN
Mỗi lần cất bước đi xin việc là một lần tinh thần phải đối diện với áp lực, căng thẳng…giống
như nghề bác sĩ vậy. Chính vì giữ được bình tĩnh, tự tin đồng nghĩa với việc tiết kiệm được
thời gian và tạo bước đột biến trong phỏng vấn. Do đó cần thiết tạo không khí thoải mái
trong phỏng vấn và dưới đây là một vài gợi ý:
Nghĩ rằng đây là lần đầu tiên mình đi phỏng vấn.
Nếu là lần đầu tiên, đương nhiên bạn sẽ cảm thấy hơi run nhưng bạn sẽ biết cách để chuẩn
bị chu đáo hơn tránh thái độ chủ quan, kiêu ngạo gây ấn tượng không tốt với nhà tuyển
dụng.
Trang phục chỉnh tề, đúng mực, chút trang điểm nhẹ nhàng, kèm theo một nụ cười tươi tắn
là những yếu tố không thể thiếu.
Nghệ thuật nói chuyện
Điều hiển nhiên là bạn sẽ đối diện với nhiều câu hỏi khác nhau trong suốt cuộc phỏng vấn.
Mục đích chính của nhà tuyển dụng khi đặt ra những câu hỏi đó là muốn biết cách đối ứng
của bạn thế nào. Bạn cũng có thể dẫn xen một vài mẩu chuyện về đời tư hay công việc của
mình để tăng phần hấp dẫn cho cuộc thoại. Tuy nhiên cần phải biết dừng lại đúng lúc,
không nên để mọi chuyện đi quá xa.
Hầu hết người được phỏng vấn đều ngại đặt ra câu hỏi với nhà tuyển dụng nhưng chính đó
mới là nhân tố để họ đánh giá sự nhạy bén và tài trí của bạn. Vì những lí do đó, tại sao
chúng ta không tự tạo cho mình tâm lý thật thoải mái? Đặt mình ngang hàng với chính
những người phỏng vấn mình và hãy để họ tự trả lời cho những câu hỏi mình đặt ra. Đó là
cách trả lời khôn ngoan nhất.
Nếu bạn cảm thấy mình đã bỏ lỡ một điều quan trọng trong cuộc phỏng vấn thì hãy thể hiện
cho nhà tuyển dụng thấy được trong thư cảm ơn sau đó.
Hỏi và trả lời
Hầu hết mọi người trong chúng ta đều cảm thấy căng thẳng trước những câu hỏi đặt ra của
nhà tuyển dụng vì ta đã coi đó như một bài kiểm tra vậy. Và đã là bài kiểm tra thì buộc ta
phải đi tìm câu trả lời chính xác. Tuy nhiên trả lời phỏng vấn không hẳn như thế. Đó phần
lớn là những câu hỏi mở, có thể được trả lời dưới muôn hình vạn trạng, không có một đáp
án chính xác nhất, hoàn hảo nhất. Qua đó người phỏng vấn muốn biết xem liệu họ có đang
tuyển đúng người, liệu bạn có phải là ứng viên sáng giá nhất cho vị trí yêu cầu? Để tìm câu


trả lời cho câu hỏi này, nhà tuyển dụng có thể đặt ra câu hỏi dưới nhiều hình thức khác
nhau.
Nói với nhà tuyển dụng rằng bạn ghét công việc của mình, bạn có ấn tượng không tốt với
sếp và đồng nghiệp cũ…Điều này đều “lợi bất cập hại” dù đó là sự thật, hãy cứ đặt dấu
chấm hỏi cho nhà tuyển dụng bởi lẽ có thể họ sẽ thắc mắc về điều đó nhưng họ rất ít khi
trực tiếp hỏi bạn.
Đôi khi bạn có thể gặp những câu hỏi đặc biệt, bất thường kiểu như: “Nếu bạn là một cái
cây, bạn sẽ là loại cây gì?” Sau vài giây suy nghĩ bạn hãy nghĩ ra một câu hỏi thực sự thú vị
hóm hỉnh mà đầy tính sáng tạo.


Một lần nữa cần khẳng đinh rằng với hầu hết câu hỏi trong phỏng vấn bạn không cần phải
cố đi tìm câu trả lời chính xác nhất. Điều quan trọng là thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy
được tài phân tích và xử lý vấn đề một cách nhanh chóng nhất.



×