Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ỨNG PHÓ SAO với câu hỏi về điểm yếu NHẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.49 KB, 2 trang )

ỨNG PHÓ SAO VỚI CÂU HỎI VỀ ĐIỂM YẾU NHẤT?
Bị hỏi về "điểm yếu nhất của bạn" trong một cuộc phỏng vấn xin việc, đối với rất nhiều ứng
viên, được xem như một trong những câu hỏi "khủng khiếp nhất", "khó nhằn" nhất. Thế
nên, nếu muốn phân biệt "thật - giả" về năng lực của một ứng viên, nhà tuyển dụng nên thử
dùng câu hỏi này. Và ứng viên, cũng nên biết cách để ứng phó với những câu "xoay" thế
này.
Nguyên tắc chung: Thành thật trước!
DeLynn Senna là giám đốc quản lý một công ty lớn ở Mỹ. Senna cho hay, cô rất hay dùng
câu hỏi: Điểm yếu nhất của anh/chị là gì trong khi phỏng vấn. Theo cô, cô sử dụng câu hỏi
này không phải vì muốn "ép" ứng viên vào thế bí và làm cho họ không thoải mái mà đơn
giản chỉ muốn ứng viên cho thấy họ đang thiếu kỹ năng gì, cần cải thiện ra sao và họ đang
có kế hoạch gì với nó. Theo Senna, trước một câu hỏi như thế, nguyên tắc duy nhất đúng
của mọi ứng viên là nên hoàn toàn trung thực, không chỉ về điểm mạnh mà còn về điểm yếu
và hướng khắc phục của chúng ta.
Senna khuyên rằng, các ứng viên nên thành thật trước khi bị lật tẩy. Đừng nói rằng bạn
không có điểm yếu hay điểm yếu là làm việc quá tích cực.Thay vào đó hãy nói với nhà tuyển
dụng điểm bạn cho rằng mình đang yếu, hướng cải thiện và những kỹ năng khác bạn đang
xây dựng để củng cố tốt hơn cho điểm yếu ấy.
Một điều bạn nên hiểu trước khi đi phỏng vấn: Nếu như điểm yếu của bạn có liên quan trực
tiếp đến vị trí bạn ứng tuyển hoặc có thể làm cho bạn trượt khỏi cuộc chơi, khả năng trúng
tuyển của bạn sẽ không cao và đó có thể không phải là công việc phù hợp với bạn.
Nắm vững tính chất công việc
Tuy nhiên, theo lời Amanda Mertz, chuyên gia tuyển dụng của Wells Fargo Home and
Consumer Finance Group, ngoài sự trung thực khi phỏng vấn, bạn cần phải chuẩn bị kỹ
trước khi đến và chắc rằng bạn thực sự hiểu nhiệm vụ của vị trí ứng tuyển trước khi bước
chân vào phòng phỏng vấn. Diễn đạt theo cách nào đó để điểm yếu của bạn - thứ mà mọi
người cho rằng không tốt ở các vị trí khác lại được coi là điểm mạnh ở vị trí tuyển dụng này.
Chẳng hạn, bạn có thể ghi điểm yếu của mình là: hơi quá chắc chắn. "Trước khi đưa ra lời tư
vấn, tôi thường dùng rất nhiều thời gian để lắng nghe hơn là đưa ngay ra những lời tư vấn.
Tuy nhiên tôi cho rằng thời gian này tôi sử dụng là cần thiết để tôi hiểu được nhu cầu của
khách hàng" - Nếu bạn ứng cử vào vị trí bán hàng, câu này chắc chắn sẽ ăn điểm bởi bao


giờ người bán hàng cũng rất cần phẩm chất: biết lắng nghe.
Tương tự, nếu bạn ứng cử vào vị trí nào đó quá chi tiết tỷ mỉ, bạn có thể ghi vào mục điểm
yếu: quá cầu toàn. Trong những công việc như thế, bao giờ nhà tuyển dụng cũng đặc biệt
chú ý tới những mẫu ứng viên như bạn.
Hiểu được mục đích của nhà tuyển dụng
Câu hỏi "đâu là điểm yếu nhất của bạn?" hay các dạng tương tự được coi là một mẫu câu
hỏi khá phổ biến và thường được các nhà tuyển dụng dùng trong thi tuyển ứng viên. Tuy
nhiên các ứng viên cần hiểu rằng: chẳng có ai là hoàn hảo cả. Điểm yếu có thể là một lĩnh
vực khá khó nói nhưng không có nghĩa là phải giấu diếm hay nói dối quanh về nó. Mục đích
của các nhà tuyển dụng trong trường hợp này chỉ đơn giản là: Hoặc dùng nó để chắc chắn
thứ mà bạn thiếu không phải là cái mà công ty đang cần - thậm chí cần ở mức chuyên gia


và cần ngay lập tức. Hoặc để xem xét xem bạn ứng phó thế nào với áp lực và thái độ của
bạn khi gặp phải câu hỏi khó.
Theo lời khuyên ucả Kathy Gans, Phó giám đốc của Professional Staffing thì các ứng viên cần
nhất là phải trung thực và điểm yếu của bạn phải là thứ nằm ngoài 3 điểm cần nhất trong vị
trí ứng tuyển. Tất nhiên, cái quan trọng hơn việc thú nhận điểm yếu chính là cho các sếp
tương lai của bạn thấy, bạn đương đầu với nó thế nào và tìm cách "hạ gục" nó ra sao. Đó
mới là điều quan trọng hơn cả.



×