Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

NGHỆ THUẬT NÓI CHUYỆN CÓ DUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.64 KB, 10 trang )

NGHỆ THUẬT NÓI CHUYỆN CÓ DUYÊN

Nói chuyện có duyên! Ai cũng mong nuốn được khen như thế. Nhưng
trong thực tế có biết bao người đã khổ sở vì… vô duyên.
Duyên là gì mà chi phối chúng ta đến thế?
Ca dao có câu:
Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên đi sớm về trưa một mình.
Theo Hoàng Phê trong quyển Tự điển Tiếng Việt thì chữ duyên có
nhiều nghĩa:
- Phần cho là trời định dành cho mỗi người về khả năng có quan hệ tình cảm
hòa hợp, gắn bó nào đó trong cuộc đời.
Duyên còn có nghĩa là sự hài hòa của một số nét tế nhị, đáng yêu ở con
người, tạo nên vẻ đẹp hấp dẫn, tự nhiên.
Duyên theo nghĩa đầu thì khỏi bàn, vì “trời định” rồi, đành cho qua luôn.
Còn chữ duyên theo nghĩa thứ hai thì rõ ràng chúng ta có thể đạt được, nếu
muốn. Chúng ta có thể tạo ra sự hài hòa, những nét tế nhị, đáng yêu cho
chính mình bằng cách rèn luyện để có thể… hấp dẫn một cách tự nhiên.
Sau nhiều cuộc điều tra, nghiên cứu và thử nghiệm, các nhà Tâm lý học đã
nêu ra những phương cách để rèn luyện trở thành người “ăn nói mặn mà có
duyên”.
1/ Bạn hãy… ít nói!
Ảnh: Internet
Đúng vậy! Nói ít thì ít sai sót, hớ hênh. Nếu vừa gặp ai bạn cũng huyên
thuyên như “tuột băng” thì người nghe sẽ… mệt. Họ chưa kịp hiểu câu đầu thì
đã có câu kế tràn tới, lấp đầy lỗ tai. Nói nhiều, nói nhanh thì các âm được
phát ra không rõ, ảnh hưởng rất nhiều giọng nói của bạn. Hẳn bạn đã từng
nghe câu:
Chim khôn hót tiếng rảnh rang



Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
Và tục ngữ:
” Ăn có nhai, nói có nghĩ”.
Hãy nói ít thôi. Nói đúng chuyện, đúng lúc, đúng chỗ và dịu dàng, từ tốn
thì …có duyên lắm đấy!
2/ Bạn hãy đôn đốc người khác nói!
Đừng nản! Đừng nghĩ là bị tra tấn bằng ngôn ngữ. Bạn chân thành lắng
nghe người khác thổ lộ cũng là một cách giúp họ trút bớt “gánh nặng”, đem lại
sự cân bằng tâm lý. Tuy nhiên, không phải là im thin thít mà cần đôn đốc
bằng vẻ mặt tươi tỉnh, nụ cười khuyến khích và những câu: ”Ồ, rồi sao nữa?”,
“hay quá! Bạn kể tiếp đi!”.
Rồi bạn sẽ phải ngạc nhiên khi kết thúc cuộc nói chuyện người ta sẽ
khen bạn "Nói chuyện có duyên” dù bạn gần như… im lặng để lắng nghe.
3/ Cần tránh cãi cọ:
Dù ý kiến của người đối diện có mâu thuẫn với ý kiến của bạn cũng cần
bình tĩnh. Bạn cứ để người ta nói một mạch đi. Trong lúc đó, bạn suy nghĩ,
tìm cách nói thế nào để người ta đồng ý với mình. Nếu “cơn bão” vẫn không
giảm thì bạn đành nói: ”Bạn mất bình tĩnh rồi. Chúng ta hãy tạm quên chuyện
này đi, chờ một dịp khác sẽ bàn sâu hơn”.
4/ Tốt hơn hết bạn nên nói về những điều người đối diện thích
Ảnh: Thái Học Sinh
Thật không công bằng, phải không? Đừng nghĩ vậy. Sự quan tâm của bạn
đến người khác cũng sẽ đem lại hạnh phúc cho bạn. Dẫu sao, bạn cũng làm
một người vui, cuộc nói chuyện trở nên thú vị. Càng tuyệt hơn nữa, nếu
người trò chuyện với bạn là người có văn hóa thì lập tức họ cũng muốn nói
đến những gì bạn thích.
5/ Hãy làm cho cuộc gặp gỡ trở nên vui vẻ bằng cách khôi hài hóa câu
chuyện:
Sự khôi hài sẽ giúp bạn và mọi người thoát ra ngoài vùng căng thẳng. Mọi
bực bội được xoa dịu. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ khôi hài và châm biếm để

tránh điều đáng tiếc.
6/ Hãy… rút lui:


Đó là kế sách tuyệt vời nhất nếu bạn gặp phải một đối tượng nói quá nhiều,
hay gây sự, thích châm biếm, độc đoán… Chỉ còn cách làm bộ coi giờ trên
đồng hồ đeo tay hoặc che miệng ngáp liên tục. Sau đó, rút êm.
Chúc bạn “ăn nói mặn mà có duyên”.
Chuyên đề: "nghệ thuật mở đầu câu chuyện" là buổi học hấp dẫn nhất mà tôi
đã được học. Chắc tại vì cô khen khả năng văn thơ của tôi và tôi là 1 trong 2
thành viên trong lớp được mời đứng lên cho mọi người chiêm ngưỡng khuôn
mặt chữ điền. Chắc hẵn các bạn thuộc bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc
Tử, có câu:
"Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che nghiên mặt chữ điền".
Các bạn thấy đấy, chỉ cần một lời khen, một câu nói khéo léo (khác với giả
tạo) sẽ làm cho người ta nhớ lâu và khích lệ người ta sống vui, tự tin hơn. Do
đó nói chuyện là cả một nghệ thuật phải không các bạn. Cô giáo chỉ dạy về
giao tiếp trực tiếp, nhưng chúng ta đang sống trong công nghệ thông tin,
không thể không nhắc đến văn hoát chat chit và điện thoại. Tôi xin mạng phép
biến tấu ít nhiều. Có sai sót xin anh em lượng thứ.
Việc mở đầu câu chuyện, có quan trọng không các bạn? Các bạn đọc qua ví
dụ ngắn và thực tiễn của tôi thì các bạn sẽ thấy, nó quan trọng hay không
yahoo list của tôi hiện có khoảng 550 người chưa kể bạn facebook khoảng
mấy trăm và tôi like quá nhiều tổ chức, trang. Thường tôi online trong giờ làm
việc từ 8:00 sáng đến 6 giờ tối. Các bạn biết tôi có hàng đống việc của cty
cần xử lý, chưa kể việc Echo, gia đình, việc gây dựng leader, anh em... Tuy
vậy tôi luôn để nick sáng trong diễn đàn, để khi các bạn có việc cần thì có thể
liên lạc với tôi. Khi các bạn có tâm sự, chia sẻ riêng tư.... Thế mà, nhiều các
bạn bắt chuyện với tôi bằng cách sau:

Hãy nói những ngôn từ tích cực
Hãy bắt đầu bằng những câu nói khẳng định khả năng giao tiếp của bạn: Tôi
hiểu tầm quan trọng của nghệ thuật giao tiếp.
• Tôi luôn chuyển tải những cảm tưởng, suy nghĩ của mình đến người
khác thông qua lời nói, cách cư xử và những việc làm hàng ngày.
• Tôi là người có khả năng giao tiếp tốt. Tôi có thể làm cho người khác
hiểu được những điều tôi muốn nói vào bất cứ lúc nào tôi cần.


• Tôi luôn chia sẻ những ngôn từ tích cực có tác dụng mang lại niềm hy
vọng, tình yêu và thành công cho người khác.
Hãy tin mình sẽ làm được
Nếu nói chuyện huyên thuyên mà không hề chú ý xem những người xung
quanh có lắng nghe hay không, cũng như chẳng màng đến thái độ phản ứng
của người khác thì buổi nói chuyện đó sẽ chẳng mấy hiệu quả. Như vậy là
bạn không tôn trọng người nghe và cũng tự làm mình thiệt thòi, hay làm giảm
giá trị của mình.
Đó là vì khi nói, chúng ta thường có khuynh hướng chứng tỏ mình bằng
những kiến thức đã biết; còn khi lắng nghe, chúng ta sẽ tiếp nhận thêm
những kiến thức bổ ích từ người khác. Và nếu chúng ta không chịu lắng nghe
mà chỉ nói, người khác sẽ có những cảm xúc thiếu thiện cảm về chúng ta.
Cách đây gần 20 năm, tôi quyết định tham gia một khóa học về giao tiếp với
mong muốn mình sẽ nói chuyện tự tin hơn và lôi cuốn hơn. Tôi luôn tự nhủ là
phải vượt lên sự rụt rè của bản thân. Giờ đây, tôi đã có thể tự tin nói chuyện
trước hàng ngàn khán giả.
Những kiến thức cơ bản về giao tiếp mà tôi đã học hỏi, đúc kết và vận dụng
được, đó là : khi nói chuyện, hãy luôn nhìn vào người khác bằng một ánh mắt
thân thiện, gần gũi; đồng thời, bộc lộ những gì mà mình muốn nói với một tâm
trạng thật thoải mái; và để chuyển tải được hết những ý tưởng của mình, tôi
phải thể hiện những cảm xúc cũng như sự nhiệt thành của mình đúng tâm

trạng, đúng lúc, đúng hoàn cảnh của người nghe...
Để có thể thuyết phục khách hàng trong khi giao tiếp, cô bạn Beverly của tôi
đã theo học một lớp chuyên về những kỹ năng giao tiếp. Sau những buổi học
trên lớp, cô thực hành ngay những kỹ năng vừa học được với người thân
trong gia đình. Trong các cuộc trò chuyện, Beverly chú tâm lắng nghe để hiểu
những suy nghĩ và cảm xúc của họ. Tình cảm gia đình từ đó trở nên gần gũi
hơn. Bản thân cô cũng hết sức ngạc nhiên trước hiệu quả của khóa học này.
Beverly tiếp tục áp dụng những kỹ năng đó khi nói chuyện với bạn bè, đồng
nghiệp...


Hãy yêu thương sẽ hạnh phúc
Chính những điều tưởng chừng đơn giản ấy đã giúp cho khả năng giao tiếp
của cô tiến bộ rõ rệt, hơn cả những gì cô mong đợi. Giờ đây, không những
doanh thu bán hàng của cô tăng lên đáng kể, mà ngay cả tình cảm trong gia
đình cũng trở nên ấm áp, bền chặt hơn.
Dù trong lĩnh vực kinh doanh, nghề nghiệp hay các mối quan hệ giao tế trong
xã hội, bạn cũng cần biết cách cân bằng giữa hai kỹ năng nghe và nói. Nếu
một trong hai quá nhiều, bạn nói nhiều hơn nghe hoặc ngược lại, thì đều làm
giảm hiệu quả của giao tiếp.
Bất cứ ai cũng cần học cách nói chuyện thật thuyết phục, có thiện cảm và có
duyên, đồng thời cũng biết cách lắng nghe chân tình - đó chính là một trong
những bí quyết dẫn bạn tới thành công!
Từ bây giờ, khi nói chuyện với bất kỳ ai, bạn thử chú ý : Có phải mình đang
thao thao bất tuyệt, không cho người khác có cơ hội xen vào một lời nào hay
không? Khi đến lượt người khác nói, bạn chỉ mải nghĩ tới những việc mình sẽ
nói tiếp theo nên không thực sự lắng nghe những gì mà họ đang nói?
Nếu bạn không chăm chú lắng nghe, thì điều đó có nghĩa là bạn đang bỏ lỡ
những thông tin cần thiết hoặc đôi khi hết sức quan trọng từ người khác.
Bạn có thể thực hành nghệ thuật giao tiếp bằng cách chú ý lắng nghe nhiều

hơn khi người khác đang nói. Nếu thấy chỗ nào còn mơ hồ, chưa thông suốt,
bạn đừng ngại đặt những câu hỏi nhằm làm sáng tỏ vấn đề, ví dụ như: “Khi
anh nói [... ], có phải ý của anh là [...] hay không?”, hay là “Có phải anh nói
rằng anh [...]?”.


Khi bạn biết chú ý nghe và có những biểu hiện hưởng ứng lại một cách tích
cực với người khác lúc họ đang nói, đó cũng là lúc bạn đang làm cho mối
quan hệ với họ trở nên tốt đẹp hơn.
Nhiều bạn gái làm việc trong lĩnh vực phải giao tiếp nhiều, đòi h���i phải
có "khoa nói", nhưng lại không tự tin lắm vào giọng nói và khả năng diễn đạt
của mình. Các nhà tâm lý đã dành một số lời khuyên sau đây, cho những bạn
chẳng may không sẵn có "tài ăn nói".

Thời xưa, cái duyên ăn nói được coi là một "ưu thế" quan trọng của các cô
gái trong chuyện tình duyên: "Một thương tóc để đuôi gà, hai thương ăn nói
mặn mà có duyên". Thời đại ngày nay, các bạn gái ngày càng thấy tầm quan
trọng của cái duyên ăn nói trong công việc và giao tiếp cuộc sống. Trong công
sở cũng như trong giao tiếp xã hội, ăn nói có duyên chính là yếu tố gây thiện
cảm, giúp cho quan hệ công việc trở nên trôi chảy hơn, quan hệ giữa người
với người mang tính nhân văn hơn.
Các nhà tuyển dụng trong lĩnh vực truyền thông và quảng cáo cho biết: Họ
không vội chọn ngay những ứng viên thông minh, vượt trội về kiến thức xã
hội hay hình thức bên ngoài, mà chú ý nhiều hơn đến những ứng viên có
phong cách trò chuyện duyên dáng, tự tin, sắc sảo nhưng khiêm tốn và
chừng mực. Còn trong tình yêu thì khỏi phải nói, những lời nói ngọt ngào, có
duyên thường có sức mạnh vô địch trong việc chinh phục trái tim. Nói chuyện
có duyên là một nét đẹp rất con người, nó cần có mặt thật nhiều trong đời
sống gia đình, trong công sở và cả ở những nơi công cộng. Đây chính là sức
mạnh của vẻ đẹp nội tâm ở mỗi con người trong cuộc sống.

Bạn có thể nhận thấy rằng, trong cuộc sống, có nhiều người không đẹp, giọng
nói không hay, nhưng nói chuyện vẫn rất có duyên. Không phải mới sinh ra họ
đã có khả năng ấy đâu, mà đó là kết quả của sự học tập, rèn luyện qua nhiều
năm tháng. Phải công nhận là có nhiều người bẩm sinh đã có "khoa nói",
nhưng có "khoa nói" chưa hẳn đã là người trò chuyện có duyên.
Nói chuyện có duyên không phải là "khua môi múa mép", nói năng kiểu cách
hoa mỹ nhưng sáo rỗng, hoặc dùng tiểu xảo, lặp lại những mẫu câu hay được
dùng trong phim ảnh, sách báo... Lời nói có duyên phải xuất phát từ tấm lòng
chân thật, từ sự hiểu biết của người có văn hóa, phù hợp với mong đợi của


người nghe và không gây "sốc". Một phong cách trò chuyện tự tin, rõ ràng,
hợp lý, sâu sắc, tế nhị và rất riêng - đó chính là người nói chuyện có duyên.
Chỉ cần một chút tinh tế để biết cách nói làm cho sự thật bớt căng thẳng, chỉ
cần một chút nói tránh để không chạm vào nỗi đau hay sự tự ái của người
khác, chỉ cần một chút hàm ngôn vừa phải đã làm cho người nghe dễ chịu.
Cái duyên ăn nói còn được ẩn chứa trong âm lượng của lời nói, nghệ thuật
sử dụng ngôn từ, cách diễn đạt... Ngay cả khi đề đạt nguyện vọng, cả trong
góp ý phê bình lẫn nhau, khi cách nói đủ duyên sẽ không đẩy sự việc đi đến
tận cùng của sự chỉ trích. Như vậy, chỉ có những người có văn hóa, có tri
thức mới đạt tới cái duyên ăn nói.
Cuộc sống ngày càng có nhiều thách thức, sự ăn nói có duyên sẽ là thứ gia vị
làm giảm tải sự căng thẳng trong giao tiếp và những xung đột không đáng có.
Không gì nhẹ nhàng bằng một lời đề nghị giúp đỡ rất ngọt ngào, một câu xin
lỗi rất chân thành, một lời hứa rất tự tin và thậm chí là một lời phản biện rất
sâu sắc nhưng ý nhị... Chính nhờ ăn nói có duyên, mà văn hóa trò chuyện
của mỗi người sẽ được nâng cao và văn hóa xã hội, văn hóa cộng đồng cũng
được bồi đắp.
Dù trong bất cứ lĩnh vực nào, thương lượng, đàm phán hay xã giao bình
thường, lời ăn tiếng nói bao giờ cũng đóng một vai trò rất quan trọng, vừa

giúp gây ấn tượng tốt, vừa mang lại hiệu quả giao tiếp cao hơn...
Ăn nói có duyên là một trong những giá trị không dễ thực hành của nghệ
thuật “đắc nhân tâm”.
Theo các nhà tâm lý, trong một cuộc nói chuyện thường có bốn yếu tố tác
động tương hỗ giữa đôi bên đó là: (l) Bạn cảm thấy thế nào về chính mình,
(2) Bạn cảm thấy thế nào về đối phương, (3) Đối phương cảm thấy thế nào
về bạn và (4) Đối phương cảm thấy thế nào về chính anh ta. Mặc dù cả ba
yếu tố đầu đều rất quan trọng, nhưng chìa khóa chính dẫn đến thành công
trong giao tiếp lại nằm ở yếu tố sau cùng, tức làm thế nào để đối phương luôn
cảm thấy hài lòng, tự tin và thoải mái về chính bản thân anh ta.
Giao tiếp là một nghệ thuật luôn mang đậm nét “cái tôi” của mỗi người. ""Cái
tôi” đó thể hiện ở lối sử dụng ngôn từ, ở âm điệu, tâm trạng cũng như phong
cách nói chuyện (thân mật, giản dị, trau chuốt hay trang trọng...).
Các nhà tâm lý cho rằng khi một trong hai bên không thể tinh tế nắm bắt
được ""cái tôi"" đó của nhau, tình trạng “sốc giao tiếp"" chắc chắn sẽ xảy ra,
nhất là khi hai bên đến từ hai nền văn hóa khác nhau. Ngay cả những khác


biệt nhỏ về văn hóa ứng xử như cách bắt tay, lối chào hỏi, xưng hô... cũng có
thể gây ra những hiểu lầm đáng tiếc, thậm chí gây phản cảm cho đối phương.
Cách lựa chọn nội dung giao tiếp vì thế rất quan trọng. Người ăn nói có duyên
phải biết cách nắm bắt tâm lý và sở thích của đối phương, từ đó chọn lựa nội
dung đối thoại một cách phù hợp.
Cuộc sống càng bận rộn, con người càng cần những giây phút ngồi bên nhau
hàn huyên tâm sự. Sau những giờ phút bộn bề với công việc, người ta tìm
đến với nhau để tìm sự đồng cảm thoải mái, để không còn bứt rứt, khó chịu
thêm nữa. Và cũng từ những giờ phút đàm đạo thâm tình đó, không ít người
đã tìm được những tri âm, tri kỷ cho cuộc sống tinh thần của mình.
Giao tiếp không đơn thuần chỉ là nói cho nhau biết chuyện này, chuỵện khác,
mà còn là cơ hội để mọi người xích lại gần nhau, cả trong quan hệ tình cảm

lẫn trong nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống. Một chuyên gia tâm lý từng nói:
""Không phải điều gì khác, chính trò chuyện mới là cách giúp mỗi người tìm
lại chính mình nhanh nhất và hiệu quả nhất”.
Trong giao tiếp, lời nói và thái độ là hai tác nhân có ảnh hưởng đến tâm lý
mạnh mẽ nhất, mà qua đó nhiều thông điệp ngầm sẽ được biểu hiện và nếu
tinh ý, ta có thể dễ dàng nhận biết con người thật của đối phương. Bày tỏ thái
độ thân thiện, ăn nói điềm đạm và quan tâm đúng mức là nghệ thuật tranh thủ
tình cảm ban đầu của đối phương một cách hiệu quả nhất.
Thêm vào đó, một chút hóm hỉnh, hài hước đúng lúc cũng là chất xúc tác
không thể thiếu. Nét duyên của người tham gia giao tiếp là biết cách ""pha""
những câu nói hay cử chỉ hài hước nhẹ nhàng, tinh tế vào câu chuyện, nhằm
giúp không khí trở nên thân mật, cởi mở hơn. Sự hưởng ứng kịp thời trước
những lúc "cao hứng” của đối phương cũng rất quan trọng, đó là tiêu chí đánh
giá sự tinh tế của một người trong nghệ thuật ứng xử.
Tuy nhiên, giao tiếp đôi khi cũng cần có những khoảng lặng đúng lúc, tất
nhiên đó phải là những khoảng lặng tâm linh có chiều sâu, nơi mà đôi bên có
thể giao thoa với nhau bằng tâm tưởng hoặc cảm xúc chân thật. Hiểu được
như thế, chúng ta mới thấy không có gì lạ khi hai người bạn tâm giao ngồi
“chén thù chén tạc” bên nhau suốt cả buổi mà chẳng cần nói với nhau lời nào.
Trong giao tiếp, khi sự đồng cảm lên tới đỉnh điểm thì ngôn ngữ tuyệt vời nhất
lại chính là... phi ngôn ngữ!


Dù trong bất cứ lĩnh vực nào, thương lượng, đàm phán hay xã giao bình
thường, lời ăn tiếng nói bao giờ cũng đóng một vai trò rất quan trọng,
vừa giúp gây ấn tượng tốt, vừa mang lại hiệu quả giao tiếp cao hơn...
Ăn nói có duyên là một trong những giá trị không dễ thực hành của nghệ
thuật “đắc nhân tâm”.
Theo các nhà tâm lý, trong một cuộc nói chuyện thường có bốn yếu tố tác
động tương hỗ giữa đôi bên đó là: (l) Bạn cảm thấy thế nào về chính mình,

(2) Bạn cảm thấy thế nào về đối phương, (3) Đối phương cảm thấy thế nào
về bạn và (4) Đối phương cảm thấy thế nào về chính anh ta. Mặc dù cả ba
yếu tố đầu đều rất quan trọng, nhưng chìa khóa chính dẫn đến thành công
trong giao tiếp lại nằm ở yếu tố sau cùng, tức làm thế nào để đối phương luôn
cảm thấy hài lòng, tự tin và thoải mái về chính bản thân anh ta.
Giao tiếp là một nghệ thuật luôn mang đậm nét “cái tôi” của mỗi người. ''Cái
tôi” đó thể hiện ở lối sử dụng ngôn từ, ở âm điệu, tâm trạng cũng như phong
cách nói chuyện (thân mật, giản dị, trau chuốt hay trang trọng...).
Các nhà tâm lý cho rằng khi một trong hai bên không thể tinh tế nắm bắt
được ''cái tôi'' đó của nhau, tình trạng “sốc giao tiếp'' chắc chắn sẽ xảy ra,
nhất là khi hai bên đến từ hai nền văn hóa khác nhau. Ngay cả những khác
biệt nhỏ về văn hóa ứng xử như cách bắt tay, lối chào hỏi, xưng hô... cũng có
thể gây ra những hiểu lầm đáng tiếc, thậm chí gây phản cảm cho đối phương.
Cách lựa chọn nội dung giao tiếp vì thế rất quan trọng. Người ăn nói có duyên
phải biết cách nắm bắt tâm lý và sở thích của đối phương, từ đó chọn lựa nội
dung đối thoại một cách phù hợp.
Cuộc sống càng bận rộn, con người càng cần những giây phút ngồi bên nhau
hàn huyên tâm sự. Sau những giờ phút bộn bề với công việc, người ta tìm
đến với nhau để tìm sự đồng cảm thoải mái, để không còn bứt rứt, khó chịu
thêm nữa. Và cũng từ những giờ phút đàm đạo thâm tình đó, không ít người
đã tìm được những tri âm, tri kỷ cho cuộc sống tinh thần của mình.
Giao tiếp không đơn thuần chỉ là nói cho nhau biết chuyện này, chuỵện khác,
mà còn là cơ hội để mọi người xích lại gần nhau, cả trong quan hệ tình cảm
lẫn trong nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống. Một chuyên gia tâm lý từng nói:
''Không phải điều gì khác, chính trò chuyện mới là cách giúp mỗi người tìm lại
chính mình nhanh nhất và hiệu quả nhất”.
Trong giao tiếp, lời nói và thái độ là hai tác nhân có ảnh hưởng đến tâm lý
mạnh mẽ nhất, mà qua đó nhiều thông điệp ngầm sẽ được biểu hiện và nếu



tinh ý, ta có thể dễ dàng nhận biết con người thật của đối phương. Bày tỏ thái
độ thân thiện, ăn nói điềm đạm và quan tâm đúng mức là nghệ thuật tranh thủ
tình cảm ban đầu của đối phương một cách hiệu quả nhất.
Thêm vào đó, một chút hóm hỉnh, hài hước đúng lúc cũng là chất xúc tác
không thể thiếu. Nét duyên của người tham gia giao tiếp là biết cách ''pha''
những câu nói hay cử chỉ hài hước nhẹ nhàng, tinh tế vào câu chuyện, nhằm
giúp không khí trở nên thân mật, cởi mở hơn. Sự hưởng ứng kịp thời trước
những lúc "cao hứng” của đối phương cũng rất quan trọng, đó là tiêu chí đánh
giá sự tinh tế của một người trong nghệ thuật ứng xử.
Tuy nhiên, giao tiếp đôi khi cũng cần có những khoảng lặng đúng lúc, tất
nhiên đó phải là những khoảng lặng tâm linh có chiều sâu, nơi mà đôi bên có
thể giao thoa với nhau bằng tâm tưởng hoặc cảm xúc chân thật. Hiểu được
như thế, chúng ta mới thấy không có gì lạ khi hai người bạn tâm giao ngồi
“chén thù chén tạc” bên nhau suốt cả buổi mà chẳng cần nói với nhau lời nào.
Trong giao tiếp, khi sự đồng cảm lên tới đỉnh điểm thì ngôn ngữ tuyệt vời nhất
lại chính là... phi ngôn ngữ!



×