HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TIỂU LUẬN
MÔN: LUẬT PHÁP VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG THỰC TIỄN
BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG
ĐỀ TÀI:
NGUYÊN TẮC TÁCH BIỆT GIỮA QUẢNG CÁO
VÀ TÁC PHẨM BÁO CHÍ
GVHD
:
Học viên
:
Lớp
: Cao học QLBC
Cần thơ, tháng 11 năm 2015
MỤC LỤC
2
2
LỜI MỞ ĐẦU
Báo chí Việt Nam với sứ mệnh cao cả là định hướng dư luận xã hội, là
công cụ đắc lực tuyên truyền chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
đồng thời là cầu nối giữa Đảng với nhân dân; là vũ khí sắc bén đấu tranh và
đập tan những luận điệu phản động, xuyên tạc của các thế lực thù địch, bảo
vệ chế độ, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Báo chí đã góp phần làm
cho chủ trương, chính sách đi vào cuộc sống, biến thành những phong trào
hành động cách mạng sôi nổi của quần chúng. Báo chí tham gia, phát hiện,
đấu tranh với cái xấu, cái ác, những hiện tượng tham ô, lãng phí, tiêu cực;
biểu dương, cổ vũ, động viên những điển hình tiên tiến, cái tốt, cái đẹp trong
đời sống xã hội, đề đạt những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân với Đảng;
là diễn đàn, tập hợp ý kiến của mọi tầng lớp nhân dân. Chính từ thực tiễn
cuộc sống, báo chí kịp thời phản ảnh những khiếm khuyết của những chủ
trương, chính sách đã ban hành… Từ đó đề xuất, kiến nghị để sửa đổi, bổ
sung cho phù hợp với thực tiễn, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân,
góp phần làm cho “ý Đảng, lòng dân” trở thành hiện thực trong đời sống xã
hội. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển về quy mô, tính chất, đóng góp to lớn
vào sự phát triển kinh tế xã hội và mang nhiều tiện ích đến cho người đọc,
người xem, người nghe, thì lòng tin vào báo chí cũng có mặt đang bị giảm
sút đáng lo ngại. Trong đó đặc biệt xu hướng thương mại hóa báo chí, mà
một trong những biểu hiện là lợi dụng uy tín của tờ báo, lợi dụng niềm tin
của công chúng để quảng cáo bằng nhiều hình thức nhằm mục đích lợi nhuận
mà xem nhẹ xem nhẹ vai trò của báo chí, thậm chí vi phạm pháp luật. Vì vậy,
các cý quan báo chí và mỗi nhà báo phải thực hiện nghiêm nguyên tắc phân
biệt quảng cáo và tác phẩm báo chí.
CHƯƠNG I: BẢN CHẤT QUẢNG CÁO VÀ BÁO CHÍ
3
3
1. Quảng cáo
1.1. Khái niệm quảng cáo
Quảng cáo là hình thức tuyên truyền được trả tiền để thực hiện việc
giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng, quảng cáo là
hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa người với người mà trong đó người
muốn truyền thông phải trả tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng
để đưa thông tin đến thuyết phục hay tác động đến người nhận thông tin.
Như vậy, Quảng cáo là những nỗ lực nhằm tác động tới hành vi, thói quen
mua hàng của người tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung cấp những
thông điệp bán hàng theo cách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của
người bán.
1.2. Bản chất quảng cáo
Quảng cáo là hình thức tuyên truyền, giới thiệu thông tin về sản phẩm,
dịch vụ, công ty hay ý tưởng nhằm tác động tới hành vi, thói quen của người
tiêu dùng hay khách hàng. Mục đích trực tiếp của quảng cáo thương mại là
giới thiệu về hàng hoá, dịch vụ để xúc tiến thương mại, đáp ứng nhu cầu
cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận của thương nhân. Thông qua các hình thức
truyền đạt thông tin, thương nhân giới thiệu về một loại hàng hoá, dịch vụ
mới, tính ưu việt về chất lượng, giá cả, khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng.
Như vậy, thương nhân có thể tạo sự nhận biết và kiến thức về hàng hoá, dịch
vụ; có thể thu hút khách hàng đang sử dụng hàng hoá, dịch vụ của công ty
khác thông qua việc nhấn mạnh đặc điểm và những đặc điểm và những lợi
ích của một nhãn hiệu cụ thể (quảng cáo cạnh tranh) hoặc thông qua việc so
sánh tính ưu việt của sản phẩm với các sản phẩm cùng loại (quảng cáo so
sánh). Đây thực sự là những lợi thế mà thương nhân có thể khai thác vì nó có
ý nghĩa rất lớn trong việc định hướng nhu cầu tiêu dùng xã hội, bao gồm cả
tiêu dùng cho nhu cầu cá nhân và tiêu dùng cho sản xuất.
4
4
Như vậy, quảng cáo có tác động rất lớn đến hành vi và mục đích mua
sắm của người tiêu dùng, nhưng đó là những ảnh hưởng tích cực nếu như sản
phẩm sản phẩm quảng cáo bảo đảm chất lượng, còn nếu không, có thể gây
ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến người tiêu dùng. Bởi lẽ quảng cáo có sự tác
động rất lớn đến niềm tin của người tiêu dùng đến một sản phẩm nào đó, vậy
nên nếu một sản phẩm kém chất lượng mà do niềm tin của người tiêu dùng
với quảng cáo thì vẫn mua và sử dụng thì rất có thể gây thiệt hại cho chính
người tiêu dùng tin vào quảng cáo.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì quảng cáo là xu thế tất yếu,
do đó đa số các doanh nghiệp sử dụng các phương tiện quảng cáo như là
công cụ hữu hiệu để tiếp cận thị trường. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện
quảng cáo nảy sinh hiện tượng vi phạm những quy định của pháp luật về hoạt
động quảng cáo.
Như vậy quảng cáo có một vai trò hết sức quan trọng, nó tác động rất
lớn đến hành vi cũng như mục đích mua sắm của người tiêu dùng, gián tiếp
thúc đẩy sự phát triển của sản xuất, xã hội cũng như nền kinh tế nói chung.
2. Hoạt động Báo chí
2.1. Khái niệm báo chí
Báo chí là môt bộ phận của truyền thông đại chúng, nhưng là bộ phận
chiếm vị trí trung tâm, vai trò nền tảng và có khả năng quyết định tính chất,
khuynh ướng, chi phối năng lực và hiệu quả tác động của truyền thông đại
chúng. Do đó, trong nhiều trường hợp, có thể dùng báo chí để chỉ truyền
thông đại chúng; và ngược lại, nói đến truyền thông đại chúng - trước hết
phải nói đến báo chí.
Truyền thông có thể được hiểu là quá trình liên tục trao đổi thông tin,
tư tưởng, tình cảm,....chia sẻ kỹ năng và kinh nghiêm giữa hai hoặc nhiều
người với nhau, nhằm thay đổi nhận thưc, thái độ và hành vi phù hợp với nhu
cầu phát triển. Tiếp cận từ kênh truyền dẫn, có thể hiểu truyền thông đai
chúng là hệ thống các kênh truyền thông hướng thông điệp tác động vào
5
5
đông đảo công chúng xã hội, nhằm lôi kéo và tập hợp, giáo dục, thuyết phục
và tổ chức đông đảo nhân dân tham gia giải quyết các nhiêm vụ chính trị kinh tế - văn hóa - xã hôi đã và đang đặt ra.
1.2. Bản chất của hoạt động báo chí
Báo chí là hoạt động thông tin – giao tiếp xã hội trên quy mô rộng lớn
nhất, là công cụ và phương thức kết nối xã hội hữu hiệu nhất, là công cụ và
phương thức can thiệp xã hội hiệu quả nhất trong mối quan hệ với công
chúng và dư luận xã hội, với nhân dân và với các nhóm lợi ích, với các nước
trong khu vực và trên quốc tế.
Báo chí có chức năng, vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống xã
hội. Đó là các chức năng thông tin, chức năng tư tưởng, chức năng khái sang
- giải trí, chức năng tổ chức - quản lý, giám sát và phản biện xã hội, chức
năng kinh tế - dịch vụ. Trong đó, thông tin là chức năng cơ bản, chức năng
khởi nguồn của bảo chí. Báo chí ra đời là để đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu
thông tin giao tiếp của con người và xã hội. Xã hội càng phát triển, con người
càng văn minh thì nhu cầu thông tin giao tiếp càng cao, càng đa dạng phong
phú. Quá trình đáp ứng nhu cầu này làm cho báo chí phát triển nhanh chóng.
Một số yêu cầu của chức năng thông tin. Chức năng tư tưởng là chức năng
xuyên suốt, thể hiện tính mục đích của báo chí. Với chức năng này, theo quan
điểm của Đảng ta, báo chí là công cụ, phương tiện quan trọng dùng để truyền bá hệ tư
tưởng của Đảng, giáo dục lý luận Mác – Leenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và làm cho hệ
tư tưởng - lý luận này trở thành chủ đao, chiếm ưu thế trong đời sống tinh thần, tư tưởng
của đâng đảo nhân dân. Báo chí là một binh chủng xung kích, đi đầu trong công tác tư
tưởng của Đảng. Chức năng khai sáng – giải trí được hiểu rằng, báo chí không
chỉ là kênh thông tin - truyền thông quan trọng cung cấp thông tin, kiến thức,
mà còn là diễn đàn trao đổi, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm phong phú nhằm
nâng cao trình độ dân trí, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững. Văn hóa là
hiện tượng xã hội đặc biệt. Hệ thống giá trị văn hóa được tồn tai và phát triển
trong quá trình giao lưu và truyền tải từ người này sang người khác, từ cộng
đồng này sang cộng đồng khác và từ thế hệ này đến thế hệ khác. Báo chí là
6
6
kênh quan trọng cung cấp thông tin, kiến thức, giáo dục, giao lưu, truyền tải,
tiếp biến văn hóa có hiệu quả nhất. Giải trí là nhu cầu ngày càng đòi hỏi cao
trong điều kiện kinh tế thị trường. Đó là quá trình báo chí tham gia và tạo
điều kiện giúp công chúng sử dụng thời gian rỗi hợp lý, đáp ứng nhu cầu cân
bằng trạng thái tâm lý để tái sản xuất sức lao động. Trên các loại hình báo chí
và các dạng thức truyền thông hiện đại ngày càng có nhiều phương thức giải
trí thú vị và hữu ích, nhất là truyền hình, phát thanh, báo mạng điện tử và
mạng xã hội. Giải trí cũng là cách thức phổ biến, bảo vệ hệ giá trị văn hóa.
Chức năng quản lý, giám sát và phản biện xã hội của báo chí thể hiện ở chỗ,
báo chí duy trì và phát triển mối liên hệ chặt chẽ giữa chủ thể và khách thể
quản lý thông qua việc duy trì và phát triển dòng thông tin hai chiều, bảo
đảm cho các quyết định quản lý được thông suốt và thực thi,...Giám sát có
thể được hiểu là “theo dõi, kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy
định không”. Điều đó có nghĩa là, giám sát bao gồm hai quá trình, theo dõi
và kiểm tra. Giám sát có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo đảm cho hoạt
động được thực hiện đúng mục đích và đạt hiệu quả tốt nhất trong điều kiện
có thể, theo mục tiêu, chương trình, kế hoạch đã đề ra. Giám sát xã hội của
báo chí là quá trình báo chí bằng mọi phương thức huy động sức lực, trí tuệ
và cảm xúc của đông đảo nhân dân với tinh thần trách nhiêm chính trị cao
nhất trong việc theo dõi, kiểm tra quá trình thưc hiện đường lối, chủ trương
chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, bảo đảm đạt được mục đích
cao nhất trong điều kiện có thể. Giám sát xã hội của báo chí bao gốm các
bình diện khác nhau, như theo dõi, kiểm tra phát hiện những nơi làm đúng,
làm tốt để biểu dương và nhân rộng; theo dõi và kiểm tra để phát hiện những
nơi làm trệch, làm sai để uốn nắn và đấu tranh, bảo đảm cho đường lối, chính
sách chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước được thực thi đúng trong thực
tế và cuối cùng là chức năng kinh tế – dịch vụ.
CHƯƠNG II: PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH NGUYÊN TẮC TÁCH BIỆT
QUẢNG CÁO VÀ TÁC PHẨM BÁO CHÍ
7
7
1. Pháp luật quy định về hoạt động quảng cáo
Luật Quảng cáo có hiệu lực thi hành từ ngày 1- 1- 2013 quy định như
sau: Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công
chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ
không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng
hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá
nhân.
Dịch vụ có mục đích sinh lợi là dịch vụ nhằm tạo ra lợi nhuận cho tổ
chức, cá nhân cung ứng dịch vụ; dịch vụ không có mục đích sinh lợi là dịch
vụ vì lợi ích của xã hội không nhằm tạo ra lợi nhuận cho tổ chức, cá nhân
cung ứng dịch vụ.
Sản phẩm quảng cáo bao gồm nội dung và hình thức quảng cáo được
thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc,
ánh sáng và các hình thức tương tự.
Diện tích quảng cáo không được vượt quá 15% tổng diện tích một ấn
phẩm báo hoặc 20% tổng diện tích một ấn phẩm tạp chí, trừ báo, tạp chí
chuyên quảng cáo; phải có dấu hiệu phân biệt quảng cáo với các nội dung
khác.
Không được quảng cáo trên bìa một của tạp chí, trang nhất của báo.
Thời lượng quảng cáo trên báo nói, báo hình không được vượt quá
10% tổng thời lượng chương trình phát sóng một ngày của một tổ chức phát
sóng, trừ thời lượng quảng cáo trên kênh, chương trình chuyên quảng cáo;
phải có dấu hiệu phân biệt nội dung quảng cáo với các nội dung khác.
Thời lượng quảng cáo trên kênh truyền hình trả tiền không vượt quá
5% tổng thời lượng chương trình phát sóng một ngày của một tổ chức phát
sóng, trừ kênh, chương trình chuyên quảng cáo.
8
8
Không được phát sóng quảng cáo trong các chương trình thời sự;
chương trình phát thanh, truyền hình trực tiếp về các sự kiện chính trị đặc
biệt, kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc.
Mỗi chương trình phim truyện không được ngắt để quảng cáo quá hai
lần, mỗi lần không quá 05 phút. Mỗi chương trình vui chơi giải trí không
được ngắt để quảng cáo quá bốn lần, mỗi lần không quá 05 phút.
Khi thể hiện sản phẩm quảng cáo kèm theo nội dung thông tin chính
bằng hình thức chạy chữ hoặc một chuỗi hình ảnh chuyển động thì sản phẩm
quảng cáo phải được thể hiện sát phía dưới màn hình, không quá 10% chiều
cao màn hình và không được làm ảnh hưởng tới nội dung chính trong chương
trình. Quảng cáo bằng hình thức này không tính vào thời lượng quảng cáo
của báo hình
2. Pháp luật quy định về hoạt động báo chí
Luật Báo chí năm 1989 quy định: Báo chí được đăng, phát sóng quảng
cáo và thu tiền quảng cáo. Nội dung quảng cáo phải tách biệt với nội dung
tuyên truyền và không được vi phạm quy quy định tại luật này.
Điều 18, Chương V Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 có
quy định quản lý nhà nước về báo chí trong đó có quảng cáo trên báo chí.
Điều 5, chương I, Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 có quy định về
trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo.
Điều 21, 23, Mục 2, chương III Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 có
quy định về quảng cáo trên báo in và quảng cáo trên báo điện tử và trang
thông tin điện tử….)
Điều 6, Luật Báo chí quy định Báo chí có nhiệm vụ và quyền hạn sau
đây :
Thông tin trung thực về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới ;
Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, thành tựu văn hoá, khoa học, kỹ thuật trong nước và
thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí ; góp phần nâng cao kiến
9
9
thức, đáp ứng nhu cầu văn hoá lành mạnh của nhân dân, bảo vệ truyền thống
tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng
cường khối đoàn kết toàn dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ
quốc ;
Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội ; làm diễn đàn thực hiện quyền
tự do ngôn luận của nhân dân ;
Phát hiện, biểu dương gương tốt, nhân tố mới ; đấu tranh chống các
hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực xã hội khác ;
Mở rộng sự hiểu biết lẵn nhau giữa các nước và các dân tộc, tham gia
vào sự nghiệp của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và
tiến bộ xã hội.
CHƯƠNG III: ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP QUY ĐỊNH NGUYÊN TẮC
TÁCH BIỆT QUẢNG CÁO VÀ TÁC PHẨM BÁO CHÍ
10
10
1. Đạo đức nghề nghiệp quy định nguyên tắc tách biệt
quảng cáo và và tác phẩm báo chí
Đạo đức nghề nghiệp nhà báo là những quy tắc, chuẩn mực quy định
thái độ và hành ành vi ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ nghề
nghiệp.
2. Những yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp của nhà báo
Việt Nam hiện nay
Tác phẩm báo chí là bộ phận cấu thành một sản phẩm báo chí, nó có
giá trị tạo lập dư luận xã hội, làm thay đổi nhận thức và hành vi của người
tiếp nhận thông tin. Tác phẩm báo chí được pháp luật bảo hộ quyền tác giả và
được trả tiền.
Hoạt động báo chí là một hoạt động truyền thông đại chúng. Sản
phẩm, tác phẩm báo chí được tạo ra là để chuyển tải tới công chúng những
thông tin thời sự về các sự kiện, vấn đề, sự vật, hiện tượng, con người xảy ra
hàng ngày, hàng giờ trong đời sống xã hội. Đích hướng đến của một tác
phẩm báo chí là đem lại giá trị thông tin cho công chúng xã hội, do đó, đảm
bảo tính thông tin là chức năng quan trọng đầu tiên của một tác phẩm báo
chí. Để đạt được hiệu quả thông tin, một tác phẩm báo chí phải đạt các tiêu
chí như: mới, thời sự, cập nhật; chân thực, khách quan; có ý nghĩa xã hội,
mang lại giá trị giáo dục và nhân văn… Ngoài ra, tác phẩm báo chí còn phải
đảm nhiệm các chức năng xã hội khác như: định hướng dư luận xã hội; giám
sát, quản lý và phản biện xã hội; giáo dục và giải trí.
Các nhà báo chuyên nghiệp đều phải tuân thủ các bước tiến hành cơ
bản trong quy trình sáng tạo một tác phẩm báo chí là: Nghiên cứu, thâm nhập
thực tiễn, phát hiện đề tài; Thu thập thông tin, dữ liệu; Thể hiện tác phẩm;
Tự biên tập tác phẩm; Tổ chức tác phẩm trên sản phẩm báo chí, phát tán
thông tin; Theo dõi, nắm bắt và xử lý thông tin phản hồi.
Khi sáng tạo tác phẩm báo chí, những yêu cầu về năng lực chuyên
11
11
môn của nhà báo luôn phải gắn với những chuẩn mực về đạo đức nghề
nghiệp. Điều này được thể hiện trong từng bước tiến hành sáng tạo một tác
phẩm báo chí. Có như vậy, tác phẩm báo chí mới đem lại những giá trị đích
thực cho công chúng xã hội.
Hội Nhà báo Việt Nam đã đưa ra 9 điều quy định đạo đức báo chí Việt
Nam, những quy định này là nhằm điều chỉnh hành vi của nhà báo, ngăn
ngừa những hành vi không đúng đắn, nhưng không mang tính chất cưỡng chế
mà chỉ mang tính tự giác trên cơ sở trách nhiệm, lương tâm và lòng tự trọng
của nhà báo. Căn cứ vào những tiêu chuẩn đạo đức này và dựa vào tính chất
của những hành vi, mỗi nhà báo sẽ phải biết tự điều chỉnh hành vi của mình
trong hoạt động tác nghiệp. Quy ước đạo đức báo chí Việt Nam là văn bản
pháp quy đối với nhà báo. Tuy nhiên văn bản đó hầu như chưa phát huy được
vai trò của nó trong hoạt động thực tiễn. Các cơ sở đào tạo nghề báo cũng
không quan tâm mấy đến vấn đề đạo đức, có nơi đưa vào giáo trình giảng
dạy, có nơi chỉ coi như một phần của chương trình ngoại khóa.
Trong xã hội chúng ta ngày nay, nhà báo là người cầm nắm và xử lý
thông tin, sản phẩm thông tin sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống con
người và xã hội. Hơn bao giờ hết vấn đề đạo đức nhà báo được đặt ra một
cách cấp thiết nhất. Nhà báo chỉ cần sơ suất là có thể gây ra hậu quả nghiêm
trọng đối với đời sống, sự nghiệp một cá nhân hoặc một cộng đồng xã hội.
Do đó, ngoài những tiêu chuẩn, nguyên tắc về đạo đức, cái tâm nhà báo sẽ là
cội nguồn của vấn đề đạo đức nghề báo.
Trong cuốn “Cẩm nang viết tin” Peter Eng và Jeff Hodson đã nêu ra
những quy tắc đạo đức nghề nghiệp như: Nhà báo giỏi chỉ phục vụ lợi ích
của công chúng. Đừng dùng nghề nghiệp của mình để làm lợi cho cá nhân.
Đừng dùng thông tin và từ nguồn tin của mình để kiếm tiền. Đừng dây dưa
vào quan hệ làm ăn với nguồn tin và đừng để mình bị sử dụng cho lợi ích của
những nhóm chính trị hay xã hội nào đó.
Làm thế nào để nhà báo giữ được tính khách quan trong khi đưa tin,
12
12
làm thế nào để nhà báo giữ được tư cách, lòng tự trọng, vị trí xã hội của mình
là câu hỏi thường trực khi hoạt động tác nghiệp không chỉ của nhà báo mà cả
lãnh đạo cơ quan báo chí.
3. Mối quan hệ trong môi trường xã hội, nghề nghiệp của nhà báo liên
quan đến vấn đề quảng cáo
Trong khi làm nhiệm vụ cung cấp thông tin nhằm thỏa mãn đầy đủ
nguyện vọng, nhu cầu và lợi ích của công chúng, nhà báo phải đối mặt với
một loạt các câu hỏi mang tính đạo đức. Đó là: Thông tin này phải có ích
công chúng không? Nó đã chính xác chưa? Phản ánh có khách quan, trung
thực không? Liệu công chúng có thực sự cần đến tác phẩm này?Tác phẩm đã
thực sự đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của họ hay chưa? Công chúng
có bị mất thời gian cho thông tin này không? Liệu họ có đọc kỹ, xem qua hay
không thèm để ý đến những gì trong tác phẩm?…
Việc tính đến mức độ hiệu quả thông tin cũng là trách nhiệm đạo đức
của nhà báo đối với công chúng. Khi viết bài, nhà báo phải trả lời một loạt
các câu hỏi kiể như: Liệu công chúng có hiểu đúng bản chất sự việc và
những điều tác phẩm đề cập hay không? Sau khi tiếp nhận thông tin công
chúng sẽ có sự thay đổi như thế nào về nhận thức, thái độ và hành vi?... Do
đó, nhà báo phải xem xét, phân tích đầy đủ các khía cạnh, suy xét nghiêm túc
trọn vẹn mọi mặt để cung cấp thông tin tốt nhất cho công chúng.
Như vậy, nghĩa vụ đạo đức của nhà báo đối với công chúng không chỉ
dừng ở nghĩa vụ cung cấp thông tin chính xác mà còn còn ở việc phải lường
trước được hậu quả của những thông tin chính xác và cân nhắc đến hậu quả
của thông tin đó. Cấp độ thứ hai là sau khi tác phẩm đã công bố, nhà báo
phải sẵn sàng chịu trách nhiệm về tính chính xác của tác phẩm cũng như hậu
quả mà nó đã mang tới cho công chúng.
Hiện nay, nguồn quảng cáo là một nguồn thu chủ yếu của không
ít cơ quan báo chí, vì vậy phát huy tối đa khả năng thu hút quảng cáo của tất
cả các thành viên trong tòa soạn. Quảng cáo bằng nhiều cách, trang bìa, trang
13
13
ruột, quảng cáo bằng hình ảnh, quảng cáo bằng bài viết. Và hiện nay, do quy
định các cơ quan báo chí chỉ được quảng cáo với thời lượng, diện tích nhất
định nên không ít tờ báo chuyển sang quảng cáo qua bài viết và như vậy đã
xảy ra việc không ít tờ báo đã thực hiện việc quảng cáo “trá hình” là mất đi
bản chất, ý nghĩa, vai trò của một tác phẩm báo chí. Đây đang là những vấn
đề gây "đau đầu" cho các nhà quản lí hiện nay là những bài báo PR "trá hình"
một bài viết đơn thuần.
KẾT LUẬN
Rõ ràng việc phải tuân thủ nguyên tắc tách biệt giữa quảng cáo và tác
phẩm báo chí để thực hiện đúng vai trò của một tác phẩm báo chí là một
nguyên tắc với tất cả nhà báo và các cơ quan báo chí. Để thọc hiện tốt
nguyên tắc này, các cơ quan báo chí, những người làm báo cần phải nâng cao
14
14
nhận thức tư tưởng, bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ý thức
trách nhiệm về sản phẩm báo chí của mình. Chất lượng báo chí luôn luôn
phải là mục tiêu hàng đầu của người làm báo, thể hiện rõ trong mỗi bài báo,
mỗi ấn phẩm và chương trình phát thanh, truyền hình, để cuối cùng đạt tới là:
Đúng, Hay, Đẹp và hiệu quả xã hội ngày càng cao. Các cơ quan chỉ đạo,
quản lý báo chí, cơ quan chủ quản báo chí phải quan tâm, tăng cường chỉ
đạo, quản lý, định hướng hoạt động của các cơ quan báo chí, đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ những người làm báocó đủ năng lực, trình độ và phẩm chất
đạo đức; động viên, khen thưởng kịp thời; nhắc nhở, uốn nắn những lệch lạc,
xử lý nghiêm khắc các sai phạm. Tuy nhiên, hoạt động báo chí thời gian qua
cũng còn bộc lộ một số vấn đề, như: hiện tượng "Thương mại hóa" hoạt động
báo chí; thiếu nhạy cảm và trách nhiệm chính trị, trách nhiệm xã hội; thông
tin thiếu tầm nhìn bao quát và chiều sâu tư tưởng; ít tuyên truyền giới thiệu
những yếu tố tích cực, những cách làm hay, kết quả tốt, những tập thể và cá
nhân điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực… đã làm hạn chế sự phát triển và
sức góp phần của báo chí trong quá trình đổi mới. Nguyên nhân của tình hình
trên là do một số người làm báo vẫn còn yếu kém về nhận thức tư tưởng, bản
lĩnh chính trị, chưa nắm vững quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước; không sâu sát, gần gũi cuộc sống của các tầng lớp
nhân dân; bị lợi ích kinh tế đơn thuần chi phối; cách lựa chọn, sàng lọc, đưa
thông tin đơn giản, không chuẩn xác…
Để tiếp tục phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của báo chí đối với sự
nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đáp ứng mong muốn của Đảng,
của nhân dân, thiết nghĩ, các cơ quan báo chí, những người làm báo cần phải
nâng cao nhận thức tư tưởng, bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp
vụ, ý thức trách nhiệm về sản phẩm báo chí của mình, đặc biệt nâng cao tính
chiến đấu trong các tác phẩm báo chí của mình. Chất lượng báo chí luôn luôn
phải là mục tiêu hàng đầu của người làm báo, thể hiện rõ trong mỗi bài báo,
mỗi ấn phẩm và chương trình phát thanh, truyền hình, để cuối cùng đạt tới là:
15
15
Đúng, Hay, Đẹp và Hiệu quả xã hội ngày càng cao. Các cơ quan chỉ đạo,
quản lý báo chí, cơ quan chủ quản báo chí phải quan tâm, tăng cường chỉ
đạo, quản lý, định hướng hoạt động của các cơ quan báo chí, đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ những người làm báo; động viên, khen thưởng kịp thời; nhắc
nhở, uốn nắn những lệch lạc, xử lý nghiêm khắc các sai phạm./.
16
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang, Đạo đức nghề nghiệp của nhà
báo, Nhà Xuất bản Chính trị - Hành chính, năm 2001
2. PGS.TS Nguyễn Văn Dững, Cơ sở lí luận báo chí; Nxb Lao Động; H.
2012.
3. PGS.TS Nguyễn Văn Dững, Tạp chí Lý luận Người Làm Báo tháng
11năm 2013.
17
17