Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Gioi thieu le hoi tich dien, duy tien, ha nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (688.4 KB, 11 trang )

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN DUY TIÊN
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HỮU TIẾN
-------

BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT
TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH THCS
Họ và tên học sinh : Ứng Hoàng Anh – Lớp 9A
Trường THCS Nguyễn Hữu Tiến
Địa chỉ: Thị trấn Hòa Mạc – Duy Tiên- Hà Nam
Điện thoại: 03513830448
E-mail:thcsnguyenhuutiendt.hanam.edu.vn

Năm học: 2013 – 2014
I. TÌNH HUỐNG

Trường THCS Nguyễn Hữu Tiến-Duy Tiên-Hà Nam

1


Một người bạn Việt kiều của em là Peter Nguyễn đã xa quê hương nhiều
năm, nhân dịp trở về thăm quê đã đề nghị em giúp bạn có những hiểu biết về
Lễ hội Tịch điền ở xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Hà Nam. Em hãy giới thiệu với
bạn về lễ hội này.
II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
- Hiểu được lịch sử hình thành và phát triển nghi lễ cày tịch điền.
- Lễ hội Tịch điền tại Đọi Sơn Duy tiên-Hà Nam ngày nay.
- Giá trị của lễ hội Tịch điền trong sự phát triển kinh tế và đời sống của
người dân Việt Nam nói chung và Hà Nam nói riêng.
III.TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI


QUYẾT TÌNH HUỐNG.
Kết hợp các tri thức lịch sử và thực tế ở địa phương:
- Nguồn gốc và các giai đoạn phát triển.
- Những hiểu biết thực tế về lễ hội xưa và nay.
IV. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Vận dụng các kiến thức liên môn:
- Lịch Sử: Giới thiệu nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển.
- Ngữ Văn: Sử dụng các phương thức biểu đạt phù hợp.
- Địa lý: Phân tích điều kiện địa hình, thời tiết, khí hậu.
- Công dân: Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, tự hào về truyền thống
tốt đẹp của cha ông. Bài học bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
V.THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Tìm hiểu.
2. Trao đổi.
3. Viết các ý chính.
4.Viết bài văn.
*Tư liệu sử dụng: Sách báo, tạp chí, tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Hà Nam.
*Ứng dụng công nghệ thông tin: Tìm kiếm trên mạng Internet.
BÀI VĂN
Xin chào Peter Nguyễn! Mời bạn về với Hà Nam quê hương thân yêu,
mảnh đất với sông Châu, núi Đọi - nơi lưu giữ lễ hội cổ truyền đặc sắc của dân tộc
mỗi dịp xuân về: Lễ hội Tịch Điền.
Peter thân mến! Nước mình có rất nhiều lễ hội. Lễ hội là hình thức hoạt động
văn hóa cổ truyền đã trở thành phong tục tập quán của người Việt Nam. Lễ hội
Trường THCS Nguyễn Hữu Tiến-Duy Tiên-Hà Nam

2


được tổ chức nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt văn hóa của dân tộc. Lễ hội còn là

nơi thu hút nhiều loại hình nghệ thuật, thể thao và các trò chơi dân gian, là bảo tàng
sống về văn hóa tinh thần. Lễ hội thể hiện ước mơ nguyện vọng và năng lực sáng
tạo nghệ thuật văn hóa của nhân dân góp phần giữ vững bản sắc dân tộc, là thành
lũy bao bọc chống sự xâm nhập của văn hóa độc hại, hướng con người đến cái
Chân-Thiện-Mĩ. Riêng ở Hà Nam - một tỉnh thuộc đồng bằng Sông Hồng, một
vùng sinh thái đồng chiêm trũng nơi con người đất Việt trời Nam “Sống ngâm da,
chết ngâm xương”. Nhưng không vì vậy mà người dân Hà Nam mất đi cái khí chất
vui vẻ hòa đồng và điều đó càng được thể hiện rõ hơn qua lễ hội. Với lịch sử phát
triển lâu đời, vùng đất này cũng mang trong mình tính địa văn hóa, địa chính trị sâu
sắc, tạo cho mình những sắc thái riêng. Với một hệ thống gồm 1784 di tích chứa
đựng nhiều giá trị văn hóa được phân bố đều 960 làng cổ và trên 100 lễ hội truyền
thống, trong đó có 5 lễ hội được xếp hạng lễ hội vùng như lễ hội Đền Trần Thương,
lễ hội Lảnh Giang, lễ hội Đền Trúc, Lễ hội vật Liễu Đôi… và đặc biệt là lễ hội Tịch
Điền.
Lễ hội Tịch Điền được tổ chức tại cánh đồng thôn Đọi Tam xã Đọi Sơn - Duy
Tiên - Hà Nam. Từ Hà Nội theo quốc lộ I về Hà Nam đến thị trấn Đồng Văn bạn rẽ
trái vào quốc lộ 38, đi khoảng 8 km đến Hòa Mạc, tiếp tục theo đường 60 khoảng 7
km là đến Đọi Sơn rồi đấy.
Lễ hội Tịch Điền tổ chức hàng năm từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng
Giêng âm lịch khiến Đọi Sơn đã trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và
ngoài nước cứ mỗi dịp xuân về. Đây chính là dịp để nhân dân trong tỉnh và du
khách xa gần tưởng nhớ về cội nguồn, chiêm ngưỡng di tích lịch sử văn hóa, danh
lam thắng cảnh, hành hương về với Phật, cầu nguyện sự may mắn trong cuộc sống.
Lễ Tịch Điền hay còn gọi là “lễ Hạ Điền” theo Từ điển Hán Việt thì đó là lễ bắt
đầu làm ruộng, mở đầu một vụ mùa cày bừa, cấy hái.
Từ rất xa xưa, theo truyền thuyết, vua Thần Nông - còn được gọi là Viêm Đế
(Ngũ Cốc Tiên Đế) - một vị vua huyền thoại của Trung Hoa là người đã dạy dân
nghề làm ruộng, chế ra cày bừa và là người đầu tiên khởi xướng ra lễ Tịch Điền.
Nghi lễ được tổ chức như một ngày hội. Nhà Vua ra khỏi thâm cung bằng một cỗ
xe trên có chở một chiếc cày theo sau là bá quan văn võ đoàn nghi lễ đi thẳng tới sở

tịch điền. Tại đây nhà vua đích thân xuống ruộng cày tịch điền.
Ở Việt Nam, lễ Tịch Điền đầu tiên được diễn ra khi nào? Theo Đại Việt sử kí
toàn thư do Ngô Sĩ Liên biên soạn vào thế kỉ XV ghi chép về sự kiện này, Đinh
Hợi năm thứ 8 Niên hiệu Thiên phúc, đời Tiền Lê vào mùa xuân vua cày ruộng ở
Trường THCS Nguyễn Hữu Tiến-Duy Tiên-Hà Nam

3


núi Đọi được một chĩnh nhỏ vàng, lại cày ở núi Bàn Hải được một chĩnh bạc, vì thế
vua đặt tên là ruộng “Kim ngân” (thực ra số vàng bạc ấy là do vua sai người chôn
sẵn, nhằm khuyến khích nông dân ham cầy cấy sẽ có ngày “bắt được vàng bạc",
nhưng ý nghĩa sâu xa hơn là siêng cấy cày sẽ làm ra vàng, ra bạc).
Theo sử cũ thì Lê Hoàn là ông vua đầu tiên dưới chế độ phong kiến Việt Nam
tiến hành lễ cày tịch điền-mở đầu cho việc động thổ nông nghiệp cả nước trong một
năm mới, cũng là mở đầu truyền thống tốt đẹp coi trọng nghề nông Dĩ nông vi bản
(lấy dân làm gốc) của chế độ quân chủ phong kiến từ đó và sau này ở nước ta. Sử
cũ không ghi chép chi tiết nhưng chắc rằng qui mô, nghi thức Lê Hoàn không dập
khuôn theo Trung Quốc, vì mỗi nước có hoàn cảnh lịch sử và văn hóa riêng.
Peter à, tùy theo quan niệm phong thủy và tâm linh của mỗi triều đình phong
kiến mà chọn nơi đặt ruộng cày tịch điền. Việc Lê Đại Hành chọn ruộng và tiến
hành cày tịch điền ở khu vực núi Đọi chẳng phải là ngẫu nhiên mà có lí do đấy.
Khác với thời Hậu Lê và Nguyễn, Lê Hoàn không chọn ruộng tịch điền ở gần hay
trong kinh thành mà giống thời Lý là đặt ruộng tịch điền ở đồng bằng sông Hồng
cách khá xa kinh đô Hoa Lư. Song khác với thời Lý, Lê Hoàn lấy đất Trường Châu
là quê quán để cày ruộng tịch điền (Lê Hoàn người Trường Châu, ông nội là Lê
Lộc sống ở xã Bảo Thái nay thuộc xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm). Hơn nữa
ruộng tịch điền ở Đọi Sơn nằm trong vùng đất chịu sự quản lý trực tiếp của nhà
vua. Sử cũ chép: “Sau khi lên ngôi, Lê Hoàn lần lượt phong vương cho các con rồi
cử đi trấn trị ở các vùng đất thuộc đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa trừ Trường

Châu (quê hương bản quán của mình).” Còn một lý do nữa: Núi Đọi là núi thiêng.
Căn cứ vào bia Sùng Thiện Diên Linh cho thấy thời đó núi có tên là Long Lĩnh,
nghĩa là núi rồng. Sử cũ viết núi nằm trên thế đất cửu long-nghĩa là chín con rồng,
theo thuyết âm dương ngũ hành của triết học phương Đông cổ đại số chín là số
thiêng, đó là con số cực dương biểu tượng của sự sinh sôi phát triển thuận lợi.
Các phát hiện khảo cổ học quanh Đọi Sơn đã minh chứng từ mộ thuyền văn hóa
Đông Sơn, mộ Hán đến mộ thời hậu Lê người chết đều được chôn quay đầu về núi
Đọi. Đến bây giờ trong vùng vẫn truyền tụng bốn câu phương ngôn:
“Đầu gối núi Đọi
Chân dọi Tuần Vường
Phát tích đế vương
Lưu truyền vạn đại.”
Đọi là từ thuần Việt nghĩa cổ là cái bát, có lẽ vì hình dáng ngọn núi giống
hình cái bát úp ngược, nên mới có tên như thế. Còn Tuần Vường là khúc sông Hồng
Trường THCS Nguyễn Hữu Tiến-Duy Tiên-Hà Nam

4


giáp với huyện Lý Nhân và huyện Mĩ Lộc của Nam Định sóng to gió lớn gây nhiều
hiểm họa, thuyền bè rất sợ phải qua nơi này: “Mười hai cửa bể cũng nể Tuần
Vường” .Có lẽ câu phương ngôn này thể hiện triết lý âm dương, núi Đọi (dương)
Tuần Vường (âm). Âm dương hài hòa áp chế lẫn nhau thì mọi sự thuận vượng, nó
thể hiện một ước vọng, nguyện cầu… Mặt khác, núi Đọi lại có vị trí chiến lược
quan trọng đối với kinh đô Hoa Lư, chính vì thế Lê Hoàn đã chọn núi Đọi làm lễ
Tịch điền của triều đình là điều dễ hiểu. Từ đó lễ được coi như Quốc lễ bởi ý nghĩa
nhân văn và tinh thần khuyến khích sản xuất nông nghiệp.
Lễ Tịch Điền do nhà vua đích thân khai mạc. Sau lễ cúng Thần Nông, nhà
vua thân chinh xuống ruộng cày ba đường, sau đó các quan cũng lần lượt xuống
ruộng cày một vài đường nhằm khích lệ muôn dân chăm lo sản xuất.

Ruộng này được gọi là tịch điền. Ruộng tịch điền thuộc quyền quản lí trực
tiếp của triều đình, giống lúa cấy trên ruộng được chọn để cho loại gạo ngon dùng
vào việc tế lễ, đặc biệt là tế Xã thần (Thần Đất, 社) và Tắc thần (tức Thần Nông,
稷) - hai vị thần của nền văn minh lúa nước.
Lễ Tịch Điền ở nước ta diễn ra khá thường xuyên và được xem là một trong
những nghi lễ quan trọng của đất nước. Bởi lẽ nước ta là một nước nông nghiệp.
Hơn nữa, người xưa đã nói: hành động có công hiệu hơn ngàn lời nói.Vì thế các
triều đại sau đó từ Lý, Trần, Hậu Lê, Nguyễn đều duy trì nghi lễ cày tịch điền với
các hình thức khác nhau. Hằng năm, cứ mỗi dịp đầu xuân, vua lại cùng văn võ bá
quan xuống đồng cày ruộng cầu mùa màng bội thu, muôn dân ấm no, hạnh phúc.
Sở dĩ lễ Tịch Điền diễn ra vào mùa xuân sau tết âm lịch vì lúc này tiết xuân ấm áp,
mưa xuân ươm mầm cho cây tươi tốt, xuống đồng lúc này để cây lúa ra nhiều bông,
cho nhiều hạt. Cha ông ta chọn thời điểm này thật sáng suốt.
Vào thời Lý, vua Lý Thái Tông là người rất chăm lo cho nông nghiệp nước nhà.
Ông đã nhiều lần tự mình xuống cày. Sách Đại Việt sử kí toàn thư còn ghi lại một
điển tích như thế này: Mùa xuân tháng 2 năm Mậu Dần vua ngự ra Bố Hải cày
ruộng tịch điền.Vua sai Hữu Tri dọn cỏ đắp đàn rồi tế Thần Nông, tế xong vua tự
cầm cày để làm lễ tự cày. Các quan tả hữu có người can rằng: Đó là việc của nông
phu,bệ hạ cần gì làm thế ? Vua nói: Trẫm không tự cày thì lấy gì làm xôi cúng, lấy
gì cho thiên hạ noi theo ? Nói xong vua đẩy cày ba đường rồi thôi. Sử thần Ngô Sĩ
Liên cũng nói: “Thái Tông khôi phục lễ cổ, tự mình cày ruộng tịch điền để nêu
gương cho thiên hạ, trên thì để cúng tôn miếu, dưới thì để nuôi muôn dân, công
hiệu trị nước dẫn đến của giàu dân đông, nên thay !”
Trường THCS Nguyễn Hữu Tiến-Duy Tiên-Hà Nam

5


Đến thời nhà Trần, do bận giữ nước, chống ngoại bang nên lễ cày tịch điền
không được phát triển như trước. Tuy nhiên, khi có điều kiện, các vua vẫn tiến

hành lễ này.
Đến thời nhà Nguyễn, lễ tịch điền có nhiều niêm luật cụ thể, được tổ chức qui
mô, do bộ lễ chủ trì. Nhưng lễ này cũng chấm dứt vào thời vua Khải Định (19161925). Chuyện còn kể rằng vua Thiệu Trị nhân một lần lên đài quan canh xem các
vua cày ruộng đã cảm tác viết trong bài Thường Mậu quan canh:
Chót vót lầu cao giữa khoảng không
Nhìn xa quanh cảnh chốn nương đồng
Ba đường dẫn lối khuyên cày cấy
Năm tháng thương người trọng việc nông…
Peter à! Lời thơ của vua Thiệu Trị đã nhấn mạnh ý nghĩa của lễ Tịch Điền
rồi đấy. Việc tiến hành lễ Tịch Điền nhằm cổ súy, ca ngợi nền nông nghiệp nước
nhà, thể hiện ý thức coi trọng nghề nông của ông cha ta.Và việc các hoàng đế tự
mình đi cày là một hình ảnh đẹp đối với nhân dân. Quả là một lần vua cầm cày hơn
ngàn lần vua xuống chiếu khuyến dụ, một lần vua gần dân hơn ngàn lần hô hào cổ
vũ phải không bạn?
Trong thời kì chống Mĩ cứu nước, dù bận trăm công nghìn việc, giữa bối
cảnh đất nước khó khăn nhưng việc khuyến khích nông dân chăm lo cày cấy vẫn
được chủ tịch Hồ Chí Minh, đại tá Nguyễn Chí Thanh thường xuyên quan tâm để
định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp.
Thực tế cho thấy việc cày tịch điền của vua chúa xưa hay của lãnh tụ kính
yêu, các quan chức cấp cao thời kì xây dựng và đổi mới đất nước đã thu được kết
quả to lớn, khuyến khích người nông dân tham gia tích cực cày cấy. Đó chính là cái
được của những người có trách nhiệm làm gương cho dân của một nước lấy nền
nông nghiệp làm nền tảng để phát triển kinh tế như nước ta.
Vì thế sau một thời gian dài gián đoạn, mùa xuân 2009, phong tục tốt đẹp
này được khôi phục và tổ chức tại xã Đọi Sơn huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam-một
trong những lễ hội xuống đồng lớn nhất miền Bắc dịp đầu xuân, nhắc lại truyền
thống của nền nông nghiệp nước nhà.

Trường THCS Nguyễn Hữu Tiến-Duy Tiên-Hà Nam


6


Toàn cảnh lễ hội trên cánh đồng Đọi Sơn - Duy Tiên - Hà Nam ngày nay.

Nghi trình lễ hội mở đầu là lễ rước chân nhang từ đền thờ vua Lê Đại Hành về
chùa Đọi. Tiếp đó là lễ cáo yết xin Thành Hoàng cho mở cửa đình Đọi Tam, lễ
rước nước, lễ mộc dục (tắm tượng) ở chùa Đọi, thả đèn trời, đốt pháo bông đêm
khai hội, lễ giải hạn cầu an trên chùa Đọi. Sau đó là Hội thi vẽ, trang trí trâu. Hội
thi vẽ trang trí trâu cùng hòa vào không khí lễ hội đã làm nên nét văn hóa độc đáo,
tiếp nối truyền thống mà vẫn mang hơi thở đương đại, góp phần khuyến khích, cổ
vũ phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới của đất nước nói chung, tỉnh
Hà Nam nói riêng.
Họa sĩ tham gia vẽ trâu được mời đến từ khắp các vùng trong cả nước, họa sĩ
nước ngoài cũng có. Sau hơn nửa ngày, những chú trâu đã được thay hình đổi
dạng.Con đỏ, con xanh, con tím với đủ thứ đường nét, dáng vẻ.Từ những họa tiết
cổ xưa như hình rồng, phượng, chim, hạc, bông lúa, đồng tiền âm dương, cho đến
những cánh diều, những biển báo giao thông …Mình trâu từ mắt, mũi, sừng, mõm,
lưng, bụng cho đến cả móng chân và chót đuôi đều được người ta vẽ cẩn thận chu
đáo. Ban tổ chức chấm điểm giải hình vẽ đẹp, rồi trâu được rong về chuồng nghỉ
ngơi chờ hôm sau theo chủ ra đồng tham gia lễ cày tịch điền.
Tờ mờ sáng mùng 7 tháng Giêng Tại chùa Đọi và đình làng Đọi Tam: Có 02 đoàn
rước khởi kiệu thành hoàng, kiệu tổ nghề trống Đọi Tam về chân núi Đọi. Và rước kiệu
Vua từ chùa Đọi xuống chân núi, hai đoàn rước nhập làm một, rước về sân lễ,địa
điểm tổ chức lễ hội, chuẩn bị cho khai mạc lễ hội.

Trường THCS Nguyễn Hữu Tiến-Duy Tiên-Hà Nam

7



Nghi thức rước kiệu vua Lê Đại Hành lên đàn tế

Trong nắng xuân tươi thắm, giữa cánh đồng, một đàn tế quy mô được dựng
lên với hai chữ “Thần Nông” được viết khổ lớn bằng chữ Hán trang trọng chính
giữa. Đúng giờ thiêng, lễ dâng hương lên vua Đại Hành và Thần Nông được tiến
hành trong không khí trang nghiêm, trang trọng, thành kính .
Sau nghi lễ dâng hương là màn trống hội hùng tráng với hơn 100 tay trống
làm cho không khí lễ hội càng thêm sôi động. Tiếp đó là màn biểu diễn múa rồng
của đội rồng thôn Đọi Tín, hòa chung vào tiếng trống rộn ràng.
Những con trâu béo mập, sừng cong vút , được trang trí hoa văn sặc sỡ trong
cuộc thi vẽ trâu ngày trước đó cũng được đưa ra đóng vạy để chuẩn bị vào lễ chính.
Sau lễ xin sái từ linh vị vua Đại Hành, một cụ ông (được nhân dân kính trọng)
trong xã Đọi Sơn khoác áo long bào và mang mặt nạ để cày ba sá cày đầu tiên.

Trường THCS Nguyễn Hữu Tiến-Duy Tiên-Hà Nam

8


Tái hiện Vua Lê Đại Hành xuống ruộng cày

Sau đó, các vị lãnh đạo của nước CHXHCNVN, đại diện chính quyền tỉnh Hà
Nam và huyện Duy Tiên, xã Đọi Sơn cùng các bô lão trong làng lần lượt xuống cày
ruộng với niềm tin sẽ có một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt và
gặp nhiều may mắn. Tùy theo chức vụ, các vị lãnh đạo lần lượt cày 3 sá, 5 sá, 7 sá.
Riêng vị đại diện dân làng cày 9 sá. Đặc biệt trong lễ hội được phục dựng năm
2009 có sự tham dự của phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cũng là người con của
quê hương Hà Nam. Sau này, năm nào cũng có các vị lãnh đạo nhà nước về dự và
cày mở đầu. Năm 2013 một lần nữa chúng ta lại vinh dự đón phó chủ tịch nước

Nguyễn Thị Doan về với quê hương thực hiện nghi lễ dâng hương mở đầu mĩ tục
khuyến khích phát triển nông nghiệp mong cho nhà nhà no đủ, quê hương yên bình,
đất nước mạnh giàu.
Bên cạnh phần lễ trang nghiêm, phần hội cũng hết sức sôi nổi với nhiều hoạt
động văn hóa đặc sắc như hội vật, bịt mắt bắt dê, Đi cầu khỉ, Bịt mắt đập niêu, Chọi
gà, Vật cầu, thi đánh trống làng nghề Đọi Tam, Đánh đu… Thi đấu thể thao giữa
các xã phía nam huyện.

Trường THCS Nguyễn Hữu Tiến-Duy Tiên-Hà Nam

9


Trò chơi dân gian tại lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn

Trong lễ hội, không thể không kể đến nhiều gian hàng giới thiệu sản phẩm
nông nghiệp và thủ công mỹ nghệ nổi tiếng của cư dân địa phương cũng được
trưng bày nhằm quảng bá nét văn hóa độc đáo của địa phương.
Lễ tịch điền cứ thế diễn ra thật náo nhiệt trong tiềng hò reo vui vẻ, người dân
ai nấy đều phấn chấn hào hứng với lễ hội đầu xuân. Buổi lễ kết thúc với tiết mục
văn nghệ của đoàn Nghệ thuật tỉnh Hà Nam gửi gắm bao ước nguyện thiết tha.
Cuối cùng đoàn rước đưa linh vị của Vua trở lại chùa, đoàn rước của làng
Đọi Tam rước kiệu Thánh quay về đình. Lễ hội kết thúc với lễ tạ ơn, yên vị vua tại
chùa.
Nếu có điều kiện, mời Peter hãy trở về với lễ hội tịch điền xuân năm
2014.Theo kế hoạch của ban tổ chức: năm nay phần hội sẽ diễn ra hết sức phong
phú và hấp dẫn với giải bóng chuyền hơi các xã phía nam huyện và giải cờ tướng,
thi đấu vật…Lễ hội chắc chắn sẽ đem đến cho bạn nhiều điều bất ngờ và lý thú.
Mình đợi bạn về nhé!
Peter thân mến! Ngày nay mặc dầu đã qua thời quân chủ, nhưng tịch điền

khuyến nông của các bậc vua chúa ngày xưa vẫn là những giá trị vĩnh hằng mà xã
hội của chúng ta ngày nay phải trân trọng và phát huy. Điều này càng đặc biệt có ý
nghĩa khi mà những mất cân đối trong cơ cấu kinh tế xã hội không chỉ ở Việt Nam
mà còn ở cả thế giới hiện đại này đã gây nên sự khủng hoảng thiếu về lương thực
khiến an ninh lương thực của cả thế giới bị đe doạ nghiêm trọng. Còn đối với nhân
dân tỉnh nhà việc phục dựng lễ Tịch điền còn có ý nghĩa khích lệ tinh thần rất lớn,
cổ vũ động viên họ tiếp tục gắn bó với nghề nông. Đặc biệt trong lúc này khi mà
các công ty, xí nghiệp mọc lên như nấm, người dân thiết tha với nghề công nhân
hơn là làm nông vất vả. Vì thế việc phục hồi lễ hội này là điều rất cần thiết. Vừa là
giới thiệu, quảng bá với các nước được những hình ảnh hoành tráng có bản sắc về
lễ hội Long Đọi Sơn nói chung và lễ hội Tịch điền nói riêng. Không chỉ có ý nghĩa
khuyến nông, lễ hội còn khai thác các giá trị văn hoá cổ truyền của công đồng cư
dân ở Đọi Sơn và vùng phụ cận, đồng thời tạo nguồn xã hội hoá tạo nguồn thu, thúc
đẩy phát triển kinh tế, xã hội địa phương đấy Peter.
Peter thân mến! Bạn thấy đấy lễ hội quê mình đã thực sự là hình thức sinh
hoạt văn hoá bổ ích mang tính cộng đồng cao, góp phần làm cho đời sống văn hoá
của nhân dân thêm phong phú. Thông qua các nghi lễ, nghi thức trong lễ hội người
Trường THCS Nguyễn Hữu Tiến-Duy Tiên-Hà Nam

10


dân được thoả mãn đời sống tâm linh tạo sự cân bằng giúp họ tin vào cuộc sống
thường nhật và giúp con người sống gắn bó với nhau hơn. Mình rất tự hào là người
con của mảnh đất này. Còn bạn thì sao?
Ngày nay, trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, nhiều truyền thống nét đẹp
văn hóa của dân tộc dần bị mai một thì sự trở lại của lễ hội như lễ Tịch điền Đọi
Sơn là một lời khẳng định rõ ràng nhất cho sự trường tồn của truyền thống văn hóa
Việt Nam, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy
nhiên, để “hòa nhập nhưng không hòa tan” mỗi người dân Hà Nam cần phải có ý

thức và trách nhiệm giữ gìn và phát huy,quảng bá những nét đẹp văn hóa đặc sắc
của dân tộc, của địa phương bằng những hành động thiết thực. Mình tin thế hệ trẻ
chúng mình sẽ làm được phải không Piter?
VI.Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.
Giáo dục lòng tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước, ý
thức bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc. Sáng tạo nên những giá trị
văn hoá mới, xã hội chủ nghĩa, làm cho những giá trị ấy thấm sâu vào cuộc sống
của mỗi người dân Hà Nam nói riêng và cả nước nói chung, trở thành tâm lý và tập
quán tiến bộ, văn minh. Đồng thời giáo dục tinh thần hăng say và cần cù lao động,
phát huy truyền thống thi đua lao động, sản xuất, góp phần xây dựng quê hương,
đất nước ngày càng giàu mạnh.
Như vậy, vận dụng kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chúng em
chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong suy nghĩ, đánh giá và giải quyết một vấn
đề được nêu ra một cách thấu đáo, tự tin và biết vận dụng các kiến thức liên môn để
giải quyết tình huống thực tiễn. Thấy được việc học tập vận dụng vào thực tế có
hiệu quả ý thức hơn việc học phải đi đôi với hành; do đó kích thích được việc học
tập tốt hơn. Rèn luyện các kĩ năng giải quyết các tình huống trong cuộc sống.

Trường THCS Nguyễn Hữu Tiến-Duy Tiên-Hà Nam

11



×