Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

10 lỗi cần TRÁNH XA TRONG PHỎNG vấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.39 KB, 2 trang )

10 LỖI CẦN TRÁNH XA TRONG PHỎNG VẤN
Trong một buổi phỏng vấn xin việc, bạn phải tránh các lỗi có thể để lại ấn tuợng xấu cho
nhà tuyển dụng.
Khi bạn đang ở trong một bữa tối lãng mạn thì bạn phải tránh những lỗi chết
người có thể phá hỏng cả buổi tối như: nói chuyện với một miệng đầy thức ăn,
luôn miệng chê bai người yêu cũ hay phàn nàn về cái chân đau chẳng hạn.
Trong một buổi phỏng vấn xin việc cũng thế, bạn phải tránh những lỗi tương tự
nếu bạn muốn tạo ấn tuợng tốt với nhà tuyển dụng.
Dưới dây là 10 lỗi phổ biến nhất và cách để tránh xa chúng trong cuộc phỏng vấn
kế tiếp của bạn.
1. Không biết mục đích của mình. Nhiều người chỉ nghĩ mục đích của cuộc
phỏng vấn đơn giản là xin việc. Mục đích của bạn là phải chứng minh bạn có phù
hợp với vị trí đó hay không và quyết định đâu là công việc thực sự dành cho
mình.
2. Tỏ ra quá đáng thương. Tỏ ra mình túng thiếu, đáng thương là kẻ thù số
một của một cuộc phỏng vấn. Hãy tự nhủ rằng bạn không cần công việc này.
Bạn cần thức ăn, cần nước uống, cần không khí.
3. Giao tiếp không lời nhiều. Ðây là vấn đề thể hiện sự tự tin của bạn. Ấn
tượng đầu tiên tạo ra ngay sự khác biệt. Khi bạn bước vào phòng, hãy đứng
thẳng, mắt nhìn trực diện, bắt tay người phỏng vấn nồng nhiệt. Nếu cần thiết thì
ghi tên của họ vào tờ giấy ghi chép ngay khi ngồi vào chỗ của mình.
4. Dàn xếp vị trí công tác của mình. Bạn nên tham gia bình đẳng vào cuộc
phỏng vấn không phải với tư cách của thuộc cấp hay của người chỉ đạo cuộc
phỏng vấn. Thường thì đây là vấn đề hơi tế nhị, nó phụ thuộc vào cách nhìn nhận
của bạn.
5. Luôn trả lời bị động. Một cuộc phỏng vấn là một cuộc đối thoại. Ðừng có chỉ
chăm chăm trả lời câu hỏi của họ. Thế nên bạn cần chuẩn bị sẵn để nêu bật
những thành tích của mình và đó chính là lúc bạn tỏa sáng. Nên trả lời ngay các
câu hỏi và cũng nên hỏi ngược lại nếu có thể.
6. Nói dông dài. Nói nhiều hơn những gì người ta cần nghe có thể là một tai
họa. Bạn chỉ nên trình bày câu chuyện của mình từ 60 đến 90 giây và chúng phải


có logic. Tập trung, ngắn gọn và đủ ý, nên kết hợp hỏi ngay điều mình muốn
biết. Không nên phí thời gian vào những điều không cần thiết.
7. Trở nên quá thân mật. Một người phỏng vấn đầy kinh nghiệm sẽ để bạn có
khoảng 10 phút đầu tiên thoải mái. Nhưng như thế không có nghĩa họ là bạn
thân của bạn. Ðừng mất cảnh giác. Bạn ở đó là để họ phỏng vấn và có được câu
trả lời cho những gì mình muốn biết. Hãy giữ quan điểm đó từ đầu tới cuối.
8. Ði vào những giả định sai. Khi bạn không hiểu gì thì nên hỏi lại. Ðừng đoán
già đoán non ý người phỏng vấn hỏi gì. Trả lời phỏng vấn hiệu quả là bạn phải
chắt lọc thông tin, trả lời đúng trọng tâm. Nếu bạn cảm thấy mình đang giả định
hoặc phán đoán thì hãy dừng lại ngay và hỏi rõ câu hỏi trước khi trả lời.


9. Không tiết chế được cảm xúc. Ðôi khi người phỏng vấn sẽ thử bạn bằng
cách gây ức chế để khiến bạn"bùng nổ". Ðừng mất kiểm soát, hãy xóa sạch mọi
lo lắng bực dọc và cần giữ bình tĩnh, thoải mái mọi lúc. Khi để cảm xúc cá nhân
len vào, cuộc phỏng vấn sẽ rất dễ thất bại.
10. Không có những câu hỏi đặc trưng. Bạn nên chuẩn bị những gì muốn hỏi
về công việc hay công ty, về đồng nghiệp v.v...nên bắt đầu câu hỏi bằng các từ:
tại sao, như thế nào... hơn là những câu hỏi "có/không" đơn giản. Hãy để người
phỏng vấn hỏi càng nhiều càng tốt và ghi chú lại. Phần lớn những người phỏng
vấn đều không ấn tượng với những ứng viên không dám hỏi câu nào.



×