Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

5 điều KHÔNG nên làm KHI NGHỈ VIỆC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.2 KB, 1 trang )

5 ĐIỀU KHÔNG NÊN LÀM KHI NGHỈ VIỆC
Nghỉ việc, tạm biệt nơi bạn đã từng gắn bó, cho dù bạn bị buộc thôi việc hay là bạn tự
nguyện ra đi thì cũng luôn là một cảm giác buồn.
Và trong lúc tâm trạng không hẳn là tốt đó, bạn rất dễ hành động không đúng. Dưới đây là
5 điều bạn nên tránh khi nghỉ việc.
1) Đừng "phũ miệng" khi nói về sếp hoặc đồng nghiệp, cho dù họ xứng đáng với
điều đó
Khi bạn nghỉ việc, cảm xúc của bạn sẽ lên rất cao, đặc biệt nếu bạn nghỉ việc vì một lý do
không hay nào đó. Bạn có thể muốn nói với sếp hoặc đồng nghiệp của bạn những gì bạn
thực sự nghĩ về họ. Nhưng hãy đừng làm như thế, thậm chí ngay cả khi họ thực sự xứng
đáng phải nghe những điều như thế. Bạn sẽ không bao giờ biết được sau này rồi bạn sẽ gặp
lại ai, có thể họ lại là người bạn sẽ cùng họ làm một việc nào đó vào một ngày nào đó.
2) Đừng làm hư hại tài sản của công ty hay lấy đi một thứ gì đó
Bạn có thể cảm thấy bạn bị sếp ngược đãi và bạn thực sự tức giận. Tuy nhiên, phá hoại hay
ăn trộm đều là những phản ứng mang tính tội phạm. Không chỉ danh tiếng trong công việc
của bạn bị ảnh hưởng bởi hành động này, mà bạn còn có thể dính líu tới pháp luật.
3) Đừng quên yêu cầu một sự chứng thực
Điều này nghe có vẻ như bạn ra đi với tư cách của một người đang được ưu ái. Tuy nhiên,
việc chứng thực của công ty cũ là thực sự cần thiết cho hồ sơ xin việc trong tương lai của
bạn, cho nên, hãy chắc chắn là bạn xin được một chứng thực tốt, hoặc ít ra là chung chung
về công việc bạn đã làm. Nếu bạn bị sa thải vì một chuyện hết sức tệ nào đó, thì bạn cũng
nên thảo luận để có được chứng thực này. Và cho dù mọi chuyện không diễn ra như chúng
ta mong đợi, và nếu lỗi lầm của bạn không phải là quá kinh khủng, thì bạn hãy cho mình
một cơ hội nói chuyện với sếp của bạn để xin một sự chứng thực vào hồ sơ của bạn.
4) Đừng bôi nhọ sếp hay đồng nghiệp với người sẽ thay thế bạn
Trước tiên, nếu bạn làm việc đó, nó sẽ giống như con cáo chê chùm nho xanh vậy thôi, và
bạn sẽ chẳng có lợi lộc gì cả. Thứ hai, người kế nhiệm bạn sẽ cũng sẽ tự khám phá ra được
vấn đề. Thứ ba, có thể vấn đề bạn gặp phải chỉ xảy ra đối với riêng bạn thôi, với người khác
có thể họ sẽ có phản ứng khác và quan điểm của họ không giống bạn.
5) Đừng nói xấu sếp cũ trong khi dự phỏng vấn xin việc ở một nơi mới
Nếu bạn làm như vậy, người duy nhất bị người khác có cái nhìn không tốt chính là bạn. Sếp


tương lai của bạn sẽ băn khoăn về việc điều gì làm cho mối quan hệ của bạn với sếp cũ
không tốt đẹp, và họ sẽ nghĩ bạn là người có lỗi.



×