Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

bất liêm đời thường – ăn cắp vắc sin phòng bênh của trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.7 KB, 11 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hiện nay, đất nước ta đang đẩy nhanh quá trình công nghiệp
hoá - hiện đại hoá vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh. Đồng thời nước ta đã là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới
(WTO). Tuy nhiên, do cơ chế thị trường dẫn đến một số cán bộ suy thoái về đạo
đức, phẩm chất cách mạng đặc biệt tệ nạn tham nhũng ngày càng tăng ảnh hưởng
đến sự phát triển bền vững của đất nước. Nó gây trở ngại lớn đối với quá trình đổi
mới xây dựng đất nước; làm thất thoát khoản tài chính, tài sản lớn, làm biến chất
cán bộ, làm xói mòn lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước; làm xấu đi hình
ảnh Việt Nam trong con mắt của cộng đồng thế giới. Năm 2006 điển hình 10 vụ án
tham nhũng: Vụ án “con bạc triệu đô” Bùi Tiến Dũng và tiêu cực lớn ở Ban Quản
lý dự án PMU18; Vụ việc cán bộ lãnh đạo thị xã Đồ Sơn - Hải Phòng mang hàng
chục mảnh đất có giá trị tiền tỷ đi chia chác và làm “quà xã giao”. Những người
khiếu nại, tố cáo vụ “quan ăn đất” bị trù dập, khai trừ khỏi Đảng…… Và gần đây
nhất là vụ y tá Bùi Thị Phương Hoa ăn cắp vắc sin phòng bệnh của trẻ.
Hành vi ăn cắp vắc sin của trẻ em là một hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp vô
cùng nghiêm trọng. ai cũng biết rằng sức đề kháng của trẻ rất yếu, do vậy vắc sin
phòng bệnh có vai trò vô cùng quan trọng cũng như quyết định đến sức khỏe của
trẻ, tiêm đủ liều và đúng thời gian có thể giúp trẻ kháng lại những căn bệnh hiểm
nghèo và ngược lại. xuất phát từ sự phẫn lộ của hành vi tham nhũng đó tôi xin lựa
chọn đề tài tiểu luận của mình là “bất liêm đời thường – ăn cắp vắc sin phòng
bênh của trẻ” trước tiên là phê phán việc làm trái với đạo đức làm người sau đó
rung tiếng chuông cảnh tỉnh cho những cán bộ y đức đang làm những việc trái
lương tâm gây tổn hại cho xã hội.


NỘI DUNG
Chương I: Tư tưởng Hồ chí Minh về chữ Liêm
“Liêm là trong sạch, không tham lam” là “luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của
dân”, “không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của nhà nước, của nhân dân, không
tham địa vị, không tham tiền tài…, không tham tân bốc mình”. Người cán bộ đã


dám hy sinh cho đồng bào, hy sinh vì nghĩa thì không tham gì hết.
Tham ô chính là chữ bất liêm trong đạo đức cách mạng của cán bộ
“Tham ô là trộm cướp... “Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân
dân, của bộ đội, của Chính phủ. Kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó không mang gươm
mang súng mà nó nằm trong tổ chức của ta để làm hỏng công việc của ta.” “Tham
ô, lãng phí, quan liêu là một thứ ‘giặc ở trong lòng’.
Bác đã chỉ rõ: “Tham ô là một hành động xấu xa nhất của con người, tội lỗi đê tiện
nhất trong xã hội”. Bởi vì tham ô là lấy trộm của công, chiếm của công làm của tư.
“Nhân dân lao động làm lụng đổ mồ hôi, sôi nước mắt để góp phần xây dựng của
công - của Nhà nước và của tập thể. Của công ấy chính là nền tảng vật chất của chế
độ XHCN, là nguồn gốc chủ yếu để nâng cao đời sống vật chất của nhân dân ta”.
Do đó “tham ô là lấy trộm của công, chiếm của công làm của tư. Nó làm phương
hại đến sự nghiệp xây dựng nước nhà giàu mạnh, phồn vinh, có hại đến công việc
cải thiện đời sống của nhân dân, “có hại đến đạo đức cách mạng của người cán bộ,
công nhân”.
Như Cụ Khổng Tử nói: “Người mà không liêm, không bằng súc vật”. Cụ Mạnh Tử
nói: “Ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy”.


Chương II. vắc sin và tầm quan trọng của vắc sin.
1.

Khái niệm vắc sin.

Vắc-xin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ
động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một (số) tác nhân gây bệnh cụ
thể. Các nghiên cứu mới còn mở ra hướng dùng vắc-xin để điều trị một số bệnh
(vắc-xin liệu pháp, một hướng trong các miễn dịch liệu pháp). Thuật ngữ vắc-xin
xuất phát từ vaccinia, loại virus gây bệnh đậu bò nhưng khi đem chủng cho người
lại giúp ngừa được bệnh đậu mùa (tiếng Latinh vacca nghĩa là "con bò cái"). Việc

dùng vắc-xin để phòng bệnh gọi chung làchủng ngừa hay tiêm phòng hoặc tiêm
chủng, mặc dù vắc-xin không những được cấy (chủng), tiêm mà còn có thể được
đưa vào cơ thể qua đường miệng.
2.

Vai trò của vắc sin đối với cuộc sống.

Văcxin là loại vũ khí hữu hiệu bảo vệ con người trước các căn bệnh nguy hiểm.
Trung bình mỗi năm, thế giới có khoảng 3 triệu người được cứu sống nhờ trước đó
đã tiêm chủng.
Trong 2 thế kỷ qua, văcxin là loại dược phẩm đặc biệt góp phần rất lớn vào việc
đẩy lùi nhiều bệnh tật và giảm tỷ lệ tử vong cho con người. Trước khi bị khai tử
bởi văcxin, bệnh đậu mùa từng là nỗi kinh hoàng của cả châu Âu trong thế kỷ 18,
đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người. Văcxin cũng là vũ khí hữu hiệu chống
lại các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bại liệt, sởi, viêm não. Tuy nhiên, rất
nhiều bệnh nguy hiểm chưa có văcxin.
Nếu được miễn dịch bằng văcxin, hằng năm sẽ có hơn 24 triệu người được cứu
sống, cụ thể là:
- Bệnh đậu mùa: 5 triệu. Thực tế bệnh đã chấm dứt từ năm 1977 đến nay.


- Bệnh tiêu chảy: 3 triệu.
- Nhiễm khuẩn hô hấp: 3,7 triệu.
- Lao: 3,2 triệu.
- Sởi: 2,7 triệu.
- Sốt rét: 2,1 triệu.
- Uốn ván: 2 triệu.
- Viêm gan B: 1,2 triệu.
- HIV/AIDS: 1 triệu.
Ngành văcxin học được mở đầu vào cuối thế kỷ 18 khi bác sĩ thú y E. Jenner (Anh)

dùng văcxin làm từ chủng đậu bò tiêm cho một cậu bé 13 tuổi. Năm 1880, L.
Pasteur (Pháp) đã sáng chế thành công văcxin chống bệnh than và nhiều loại
văcxin khác dựa trên ý tưởng của Jenner, tạo ra một trường phái riêng tồn tại cho
đến ngày nay. Tổ chức Y tế Thế giới đã công nhận tiêm văcxin là phương cách bảo
vệ hiệu quả, giúp nhân loại tránh được các bệnh truyền nhiễm.
Hiện nay, sự phát triển các ngành vi sinh, miễn dịch, sinh học phân tử, di truyền,
hóa, lý, tin học và công nghệ nano... đã hỗ trợ đắc lực cho công cuộc tìm kiếm
những văcxin an toàn, công hiệu hơn. Văcxin học đã tiến sang nhiều lĩnh vực mới
như bệnh dị ứng, bệnh xã hội, các bệnh nan y (ung thư, HIV/AIDS), bệnh ký sinh
trùng (sốt rét) và đạt nhiều thành quả đáng kể. Giá văcxin cũng dễ tiếp cận hơn.
Tuy nhiên, ngành sản xuất văcxin vẫn đứng trước nhiều thử thách:
Tính an toàn: Các phản ứng phụ của văcxin đang là mặt trái, gây cản trở lớn cho
việc vận động tiêm chủng. Mặc dù tỷ lệ xuất hiện các phản ứng phụ nghiêm trọng


do văcxin rất thấp (xem bảng), nhưng vấn đề xác định đúng nguyên nhân và cách
khắc phục vẫn là những thách thức không nhỏ đối với mọi quốc gia.
Chương III. Hành vi ăn cắp vắc sin tiêm phòng của trẻ em.
Học trong nghành y,biết được tầm quan trọng của chủng vắc sin phòng bệnh với
trẻ em. Dù vậy nhưng một số bộ phận Y bác sĩ vẫn nhẫn lấy cắp vắc sin của trẻ bán
lấy tiền.
Vào hồi 9h ngày 19/4, anh Lam đưa con trai là cháu Dương Kiều Phong (SN 2012)
đến địa chỉ 70 Nguyễn Chí Thanh để tiêm vacxin Pentaxim và uống Rotateq
(phòng bệnh tiêu chảy do Rota vi rút) với giá 1.185.000 đồng một lần tiêm.

Anh Lam và lọ thuốc còn thừa sau khi tiêm cho con trai mình.
Trong quá trình y tá tiêm, anh Lam phát hiện thấy nhân viên y tế bóc vắc xin ra,
bơm nước cất vào rồi rút thuốc ra. Lọ thuốc sau khi được rút ra không bị vứt vào
xô có túi nilon màu đen đựng vỏ lọ để gần đó mà cho vào hộp catton đựng phiếu
tiêm.



Sau khi chờ cho con uống xong Rotateq, anh Lam đã thắc mắc với y tá thì người
này không trả lời. Anh Lam đã thu giữ được lọ vacxin nhân viên y tế vừa rút thuốc
để tiêm cho con anh và phát hiện có 2 lọ khác cũng có lượng dung dịch thuốc vơi
khoảng 2/3 như lọ dùng để tiêm cho con anh. Như vậy là con anh chỉ được tiêm có
2/3 so với liều chuẩn.
Có bằng chứng là 3 lọ vacxin có lượng thuốc vơi tương tự nhau lấy từ hộp catton
ra, anh Lam đã lập tức gọi điện cho các cơ quan chức năng đến và lập biên bản sự
việc.
Khi tiến hành lấy ống tiêm rút số thuốc còn thừa trong lọ vắc xin cho thấy lượng
thuốc thừa trong lọ vacxin tiêm cho cháu Phong còn lại xấp xỉ 0,2ml. Tức là số
thuốc bị “ăn bớt” khoảng 40% so với 0,5ml chuẩn ban đầu.

Thay vì lắc đều lọ vắc-xin và thực hiện hút thuốc ngay trước khi
tiêm, nhân viên y tế (có dấu X) sẽ bơm sẵn thuốc ra xi-lanh và để


chờ sẵn. (Nguồn: Dân trí)
Nguyên nhân:
Do đạo đức nghề nghiệp tha hóa, một số cán bộ Y đức coi trọng đồng tiền,tham
lam dẫn đến tình trạng ăn cắp vắc sin của trẻ. Được biết một mũi tiêm vắc sin cho
trẻ có giá trị 1.185.000đ , mỗi đứa trẻ tiêm chủng bị bớt lại 40% lượng vắc sin
nghĩa là bình quân cứ 5 đứa trẻ tiêm thì người y tá bỏ túi được số tiền tương tương
với 2 mũi thuốc
Do sự quản lý lỏng lẻo của cơ quan tổ chức Y tế
Do sự thiếu trách nhiệm của bậc cha mẹ chưa quan tâm thích đáng tới sức khỏe của
con và chưa nhận thức được tầm quan trọng của vắc sin đối với con cái.

Hậu quả

Trẻ tiêm thuốc nên không có khả năng kháng lại mầm bệnh rất dễ mắc phải bệnh
truyền nhiễm và dẫn đến tử vong do sức đề kháng của trẻ yếu
Y đức xuống cấp làm ảnh hưởng đến bộ mặt của xã hội
Người dân mất lòng tin dần vào cơ quan nhà nước
Đất nước khó có thể phát triển một cách toàn diện


Chương IV: Phê phán sự việc theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh: cán bộ là "tiền vốn" của đoàn thể, có vốn mới
làm ra lãi. Bất cứ chính sách, công việc gì nếu có cán bộ tốt thì thành công, tức là
có lãi. Không có cán bộ tốt sẽ hỏng việc, tức là lỗ vốn. Huấn luyện cán bộ là công
việc "gốc" của Đảng.
Khi bàn về vấn đề chống tham nhũng, tư tưởng của Người toát lên nội dung coi
tham nhũng là loại tội phạm nguy hiểm, nó ăn sâu, đục khoét và làm mục rỗng bộ
máy Nhà nước và cần phải loại bỏ. Qua các tác phẩm của Bác và hoạt động sinh
hoạt đời thường chúng ta có thể thấy rõ cái mà Người ghét nhất, ghét cay, ghét
đắng, ghét vào tận tâm là thói quan liêu, tham nhũng, xa hoa, lãng phí tiền bạc và
thời gian của nhân dân.
Có thể nói hành vi ăn cắp vắc sin của trẻ là hành vi tham nhũng, chiếm của công
thành của tư, hành vi này như lời Bác nói loại tội phạm nguy hiểm, nó ăn sâu, đục
khoét và làm mục rỗng bộ máy Nhà nước và cần phải loại bỏ.


KẾT LUẬN
Tham nhũng là một tện nạn trầm trọng ở nhiều quốc gia kém mở mang và một
số quốc gia đang mở mang trong đó có Việt Nam . tham nhũng xúc phạm đạo đức
lũng đoạn xã hội khơi dậy những nghi vấn nghiêm khắc về thực chất của chế đọ
chính trị đó là những sự kiện ai cũng biết và được đem ra để bàn cãi khá nhiều
trong thời gian gần đây các quỹ tiền tệ quốc tế, ngân hàng thế giới cũng quan tâm
đặc biệt đến vấn đề này coi đó là một phần nhân tố quyết định trong chính sách của

họ đối với ác quốc gia đang phát triển .và một điều đáng ngạc nhiên là cho mãi đến
gân đây những ảnh hưởng kinh tế của tham nhũng nhất là trong một quốc gia cần
phát triển và đang chuyển đổi như việt nam ít khi được chú ý đến.


Lời cam kết
Em xin cam đoan đây là bài tiểu luận của em, do em tìm kiếm tài liệu,
suy nghĩ và tự viết ra.
Không sao chép nguồn khác, của bạn khác, không nhờ viết hộ, không
thuê viết hộ.
Bài viết còn nhiều thiếu xót, em rất mong nhận được sự góp ý của các
thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn!

Tài liệu tham khảo :
1

Sách TTHCM

2

Trang chungta.com

3

Trang wikipedia.ogr





×