LỜI MỞ ĐẦU
Để Đảng ta thật sự là một Đảng lãnh đạo và là đầy tớ thật trung thành của
nhân dân thì trước hết cán bộ, đảng viên phải thực hành đoàn kết và thanh khiết...
Chủ tịch Hồ Chí Minh cuốc đất trồng rau trong vườn Phủ Chủ tịch
Sinh thời, Hồ Chí Minh đã từng nói: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa
là nhân dân làm chủ. Đảng ta là Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ, từ
Trung ương đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến xã bất kỳ ở cấp nào và ngành nào
- đều phải là người đày tớ trung thành của nhân dân”. Để Đảng ta thật sự là một
Đảng lãnh đạo và là đầy tớ thật trung thành của nhân dân thì trước hết cán bộ,
đảng viên phải thực hành đoàn kết và thanh khiết. Chính vì lẽ đó, trong những
phẩm chất cần có của người cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao chữ LIÊM.
Nhưng ngày nay kinh tế phát triển. sức cuốn hút của đồng tiền đã làm cho
bộ phận cán bộ Nhà Nước bị tha hóa làm ra những điều trái ngược với đạo
lý,mất hết lương tâm.
Trong chủ đề tiểu luận : “Bất Liêm đời thường” của tôi lần này sẽ phân
tích một trường hợp cán bộ lợi dụng công quyền ăn khống của dân làm lên
những việc không thể tha thứ.
Hà Nội Ngày 13.3.2014
Sinh viên
……………….
NỘI DUNG
I.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đức Liêm.
1. Liêm là gì?
LIÊM tức là luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân, không xâm phạm
một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước và của nhân dân: “Phải trong sạch, không
tham lam. Không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng.
Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao
giờ hủ hoá. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ”. Người chỉ
rõ, do bất liêm mà đi đến tội ác trộm cắp. Công khai hay bí mật, trực tiếp hay
gián tiếp, bất Liêm tức là trộm cắp. Người đã dẫn câu nói của Khổng Tử để răn
dạy những kẻ bất Liêm rằng: Người mà không liêm không bằng súc vật. Và
trong thực thi quyền lực, ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy (Mạnh Tử).
2.
Tư tưởng HCM về đức Liêm
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, LIÊM tức là luôn luôn tôn trọng giữ gìn của
công và của dân, không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước và của
nhân dân: “Phải trong sạch, không tham lam. Không tham địa vị. Không tham
tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà
quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá. Chỉ có một thứ ham là ham học,
ham làm, ham tiến bộ”. Người chỉ rõ, do bất liêm mà đi đến tội ác trộm cắp.
Công khai hay bí mật, trực tiếp hay gián tiếp, bất Liêm tức là trộm cắp. Người
đã dẫn câu nói của Khổng Tử để răn dạy những kẻ bất Liêm rằng: Người mà
không liêm không bằng súc vật. Và trong thực thi quyền lực, ai cũng tham lợi
thì nước sẽ nguy (Mạnh Tử).
Để thực hiện chữ LIÊM, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cần có tuyên truyền
và kiểm soát, giáo dục và pháp luật, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên. Bởi lẽ,
theo Người, cán bộ các cơ quan, đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì
quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có
dịp ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tư”. Vì vậy, cán bộ phải thực hành chữ LIÊM
trước, để làm kiểu mẫu cho dân. Người nói: “Mỗi người phải nhận rằng, tham
lam là một điều rất xấu hổ, kẻ tham lam là có tội với nước, với dân”. Vì lẽ đó,
hơn ai hết, cán bộ phải thi đua thực hành liêm khiết để làm tấm gương cho quần
chúng noi theo. Theo Người, một dân tộc biết Cần, Kiệm, Liêm là một dân tộc
giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh, tiến bộ.
Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, con thuyền cách mạng Việt Nam
đã vượt qua bao thử thách to lớn để từng bước cập bến bờ thắng lợi. Ngày nay,
sau hơn 20 năm đổi mới, chúng ta đã gặt hái được nhiều thắng lợi to lớn trên tất
cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội: Từ kinh tế đến văn hoá... Đặc biệt, con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ngày càng được Đảng ta nhận thức rõ
hơn. Song, để đi tới mục tiêu chủ nghĩa xã hội, chúng ta còn phải vượt qua rất
nhiều khó khăn, thử thách. Trong đó, một trong những thử thách lớn nhất đối
với chúng ta hiện nay là tình trạng thoái hoá, biến chất của một bộ phận không
nhỏ cán bộ có chức, có quyền, mà biểu hiện của nó là bất LIÊM. Vì bất LIÊM
mà tham ô, tham nhũng đã trở thành “quốc nạn”, “quốc sỉ” đang làm lệch chuẩn
những mục tiêu tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội, làm băng hoại đạo đức - phong
hoá, làm cho lòng dân không yên, đe doạ đến sự an nguy của chế độ… Vì vậy,
hơn lúc nào hết, hiện nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải ra sức thực
hành chữ LIÊM.
Trước hết, Chính phủ phải thi hành một nền chính trị liêm khiết. Đảng
lãnh đạo và những cán bộ, đảng viên của Đảng phải là hiện thân của trí tuệ,
danh dự và lương tâm của thời đại. Vì vậy, chúng ta phải quán triệt trong thực tế
tư tưởng và cách làm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong Di chúc Người đã dặn
lại: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự
thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư.
Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người
đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Ở thời điểm hiện nay, cần phải thực hiện
nghiêm túc và có hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng.
Cần khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách, luật pháp... sao cho chặt
chẽ, đồng bộ, không còn kẽ hở cho tham nhũng lợi dụng luồn lách. Mặt khác, để
phòng, chống tham nhũng lâu dài, đi đôi với siết chặt cơ chế, luật pháp còn phải
thường xuyên tăng cường công tác giáo dục đạo đức, nâng cao nhận thức cho
cán bộ, đảng viên. Cần đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh trở thành yêu cầu thường xuyên đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên, công
chức, viên chức. Phải làm cho mỗi cán bộ, đảng viên thật sự thấm nhuần đạo
đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân - một kẻ thù nguy hiểm, một thứ
“giặc nội xâm”, là nguồn cội của bất LIÊM.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ, một trong những nguồn gốc của
“quan tham” là do “dân dại”. Nếu dân hiểu biết, không chịu đút lót thì “quan”
dù “không Liêm” cũng phải hoá ra “Liêm”. Vì vậy, cần phải nâng cao dân trí
để dân biết quyền hạn của mình, biết kiểm soát cán bộ, để “giúp” cán bộ thực
hiện chữ LIÊM. Đồng thời, pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất
LIÊM, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì.
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây
dựng Đảng hiện nay” đang được các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở
triển khai thực hiện nghiêm túc, tin tưởng Nghị quyết sẽ tạo sự chuyển biến tích
cực trong cán bộ, đảng viên về thực hành chữ LIÊM để xây dựng một Chính
phủ liêm khiết và một Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân như mong đợi
của nhân dân và như ý nguyện của Bác Hồ./.
bất liêm là không tôn trọng giữ gìn của công và của dân, xâm phạm tiền bạc,
của cải của nhân dân. tham lam tiền bac, địa vị, sung sướng. , bất Liêm tức là
trộm cắp (trộm cắp của dân) ví dụ như: vụ ăn bớt vắc xin, vụ vinasin.......... gần
đây vụ việc xét nghiệm nhân bản vô tính ở bệnh viện ĐA KHOA HOÀI
ĐỨC(HÀ NỘI)
II.
Bệnh viên đa khoa Hoài Đức Hà Nội nhân bản phiếu xét nghiệm
Với cả nghìn kết quả xét nghiệm của người dân đến bệnh viện điều trị, khám
chữa bệnh bị làm giả
Diễn biến sự việc
Việc "nhân bản" phiếu xét nghiệm tại bệnh viện đa khoa Hoài Đức không đơn
thuần là sự xuống cấp "y đức" của một số cán bộ hiện công tác tại khoa Xét
nghiệm của bệnh viện này.
Vạch trần “thủ đoạn” phân luồng và công thức hiểm độc
Việc "nhân" bản 1.000 phiếu xét nghiệm huyết học giống nhau cho 2.000 bệnh
nhân tại bệnh viện đa khoa Hoài Đức đã gây choáng váng cho dư luận về việc
cố tình làm trái của đội ngũ cán bộ và y bác sĩ tại bệnh viện này.
Nhưng đó chỉ là một phần sự thật, quá trình điều tra, thu thập thông tin PV
báo Nguoiduatin.vn đã nhận diện ra nhiều điều còn kinh khủng không kém với
việc "nhân bản" phiếu xét nghiệm huyết học. Thực tế, những thông tin thu thập
được, cho thấy đằng sau đó là cả một "núi băng chìm", các chiêu trò khép kín để
chiếm đoạt tiền mà chúng tôi tạm tóm tắt dưới công thức: Nhân lực yếu + tốc độ
nhanh + xảo thuật = Rất nhiều tiền
Quá trình tìm hiểu và xác minh nhiều công chức, viên chức đang làm việc tại
bệnh viện, công đoạn đâu tiên để việc "nhân bản" phiếu xét nghiệm huyết học
nhằm thu lợi, ban Giám đốc bệnh viện đa khoa Hoài Đức đã ngầm tiến hành
“phân luồng” cán bộ, tạo ê kíp tin cậy phục vụ cho mục đích cố ý làm trái. Việc
"phân luồng" đội ngũ cán bộ, nhân viên ở khoa Xét nghiệm được chia thành hai
nhóm hoạt động riêng biệt.
Những người được "chọn mặt gửi vàng" để làm trái quy định phải đảm bảo
được 4 tiêu chí: Chuyên môn yếu, ít kinh nghiệm, đang trong diện phải thử
thách (nhân viên hợp đồng, thử việc), biết giữ mồm miệng. Theo thông tin,
nhóm này bao gồm 4 nhân viên hợp đồng, một nhân viên mới tuyển dụng và
một kỹ thuật viên trưởng. Họ đều là nữ, có tuổi đời chưa đến 30 tuổi. Làm việc
dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng khoa Xét nghiệm Vương Kim Thành, cùng
với kỹ thuật viên trưởng là chị Phan Thị Oanh.
Để tạo điều kiện cho việc làm trái của nhóm này bệnh viện đa khoa Hoài Đức
mà người đứng đầu là ông Nguyễn Trí Liêm - giám đốc đã sắp xếp nơi làm việc
tại tầng 1 toà nhà bệnh viện, độc lập hoàn toàn với nhóm còn lại. Được biết,
những nhân viên trong nhóm này công việc chủ yếu là tạo ra những kết quả xét
nghiệm giả mạo, trong đó có việc "nhân bản" kết quả xét nghiệm huyết học.
Khoa Xét nghiệm bệnh viện đa khoa Hoài Đức đang đối mặt với “sự cố động
trời”.
Theo lời kể của chị Hoàng Thị Nguyệt, người trực tiếp phanh phui việc làm sai
trái trên, việc chia nhóm là bước đầu tiên của một kế hoạch khuất tất nhằm
chiếm đoạt tiền của bảo hiểm và hoá chất do Giám đốc Liêm chỉ đạo. Chị
Nguyệt tâm sự rằng: "Những người có kinh nghiệm trên 20 năm trong nghề
như tôi, chị Toàn và chị Xuyên, bị tách ra thành một nhóm, làm việc tại tầng 2
bệnh viện. Chúng tôi không được phép can thiệp vào bất kỳ một công việc nào
ở phòng xét nghiệm tại tầng 1. Nhiều lần chúng tôi đấu tranh về việc làm sai trái
trên, nhưng kết quả nhận được là ánh mắt kỳ thị của những nhân viên tại tầng 1
và sự thù ghét của lãnh đạo bệnh viện".
Chị Nguyệt cho rằng: "Tôi có kinh nghiệm hơn 20 năm trong nghề, trình độ cử
nhân, tôi đủ nhận thức rằng, những người làm việc tại tầng 1 không đủ trình độ
làm việc độc lập. Họ cần sự kèm cặp và chỉ dẫn của những người có kinh
nghiệm. Riêng việc làm, chia nhóm hoạt động của bệnh viện đã là sai nguyên
tắc. Tôi cho rằng đây là hành vi cố ý".
Trước việc chia nhân viên khoa Xét nghiệm thành hai nhóm làm việc độc lập,
trao đổi với giám đốc Liêm, ông Liêm chối bay: "Việc phân nhóm không liên
quan gì đến Giám đốc bệnh viện. Đó là việc làm của Trưởng khoa Xét nghiệm,
trách nhiệm của trưởng khoa". Khi được hỏi, ông không có ý kiến gì về việc
chia nhóm thì ông Liêm không trả lời thẳng thắn mà vòng vo, cho rằng "bây giờ
tôi mới biết thông tin này".
Bỏ qua quy trình, đẩy nhanh tốc độ để thu lợi
Việc "phân luồng" cán bộ ra hai nhóm riêng biệt, bố trí làm việc cùng nhau tại
phòng xét nghiệm đặt ở tầng 1, họ được chỉ đạo đẩy nhanh tốc độ, triệt để khai
thác tâm lý "thích nhanh" của bệnh nhân khi đi xét nghiệm nhằm cho ra kết quả
gian dối.
Sở dĩ, bệnh nhân bị "qua mặt", bắt nguồn tâm lý bệnh nhân khi đi xét nghiệm là
muốn được ưu ái và nhanh có kết quả sớm. Họ lại không biết quy trình, không
hiểu bản chất của xét nghiệm nên không ai có phản ứng gì. Những cán bộ ở đây
chỉ việc điền thông số giả tạo vào, lấy của người này ghi cho người khác. "Ngay
kể cả thông số của nhiều bệnh nhân không trùng với bất kỳ ai thì cũng là sản
phẩm bịa ra"
Việc làm ẩu, không đúng với quy trình trên, chỉ những người trong khoa Xét
nghiệm biết được. Bác sĩ trong bệnh viện cũng không hề hay biết, còn bệnh
nhân thấy kết quả nhanh đều thích. "Nhiều người vì nghe tin bệnh viện đa khoa
Hoài Đức làm nhanh, nên vào đây thăm khám. Chính vì vậy càng ngày càng có
nhiều người đến đây xét nghiệm máu. Bệnh viện lúc nào cũng đông đúc.
Đã “uống” được bao nhiêu tiền xét nghiệm máu?
Mục đích của việc cố tình làm trái, "nhân bản" kết quả xét nghiệm tại bệnh viện
Hoài Đức chính là thu lợi. Những người vào khám tại bệnh viện này sẽ không
thể phát hiện ra được họ đang bị bệnh viện lợi dụng để chiếm đoạt tiền.
Bởi theo nhiều nguồn tin cho biết, đa số bệnh nhân đến thăm khám tại bệnh viện
đều trong diện hưởng bảo hiểm y tế. Số tiền chi phí xét nghiệm tại bệnh viện
này đều được bảo hiểm y tế chi trả. Do đó, càng xét nghiệm được nhiều bệnh
nhân thì bệnh viện càng thu lời được nhiều. Theo tìm hiểu của phóng viên, chi
phí để một bệnh nhân xét nghiệm hoá sinh 200.000 đồng, xét nghiệm huyết học
cơ bản chi phí 20.000 đồng. Nếu tính quân bình 200 bệnh nhân một ngày, số
tiền bảo hiểm phải chi trả cho bệnh viện lên đến con số không phải nhỏ.
Ngoài số tiền chiếm được từ bảo hiểm y tế, việc xét nghiệm, nhưng không tốn
hoá chất cũng mang đến nguồn thu không nhỏ cho những người có chức quyền
tại khoa Xét nghiệm cũng như Giám đốc bệnh viện. Được biết, việc ăn gian hoá
chất tại bệnh viện Hoài Đức là rất lớn, tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa nắm được số
liệu cụ thể. Chỉ biết rằng, người thủ kho của kho hoá chất chính là cháu của
giám đốc bệnh viện Nguyễn Trí Liêm.
Trong lúc điều tra, tiếp cận với phiếu chia tiền hoá chất, theo đó "số tiền này do
chính công ty đặt máy và bán hoá chất chia cho nhân viên trong khoa Xét
nghiệm. Số tiền được chia đều. Và, theo nhiều thông tin chúng tôi thu thập được
thì số tiền công ty đặt máy và bán hoá chất sẽ bồi dưỡng cho nhân viên tại khoa
Xét nghiệm tỷ lệ thuận với số hoá chất được sử dụng. Trong quá trình điều tra,
chúng tôi cũng nhận được nhiều thông tin có giá trị khác, cho thấy việc chiếm
đoạt tiền bảo hiểm của lãnh đạo bệnh viện còn nhiều tình tiết cần được làm
rõ.
Mỗi xét nghiệm chỉ mất... 1 phút
Quá trình điều tra, chúng tôi thấy rằng, bản thân 1.000 mẫu xét nghiệm trùng
nhau cho 2.000 bệnh nhân chỉ là phần nhỏ của việc làm gian dối nơi đây. Chị
Nguyệt phân tích rõ: “Ở phòng xét nghiệm có một máy xét nghiệm bán tự động
(máy này của một công ty ở Hà Đông được phép đặt vào làm dịch vụ). Thông
thường, để xét nghiệm cho ra kết quả đúng, một ngày làm nhiều nhất cũng chỉ
hoàn thành xét nghiệm từ 20 đến 30 bệnh nhân. Riêng xét nghiệm sinh hoá, một
bệnh nhân phải tốn thời gian 2 tiếng. Nhưng do chỉ đạo, nhân viên ở đây một
ngày làm việc xét nghiệm tới 200 đến 300 bệnh nhân. Bao gồm cả bệnh nhân
nội trú và ngoại trú. Thực tế tồn tại từ tháng 7/2012 đến nay, nhiều kết quả xét
nghiệm đáng lẽ mất 2 tiếng đồng hồ nhưng ở đây làm chỉ 1 phút.
Nguyên nhân:
- Tham tiền ,tham sung sướng dẫn đến mờ mắt, mờ lương tâm của một người
bác sĩ với trách nhiệm cứu chữa nhân dân khỏi bệnh tật thì ở đây lại ham những
đồng tiền "bẩn" mà coi thường sức khỏe, tính mạng của nhân dân.
- Do sự quản lý lỏng lẻo của bệnh viện hoài đức, cũng như của sở y tế tp hà nội
- Do sự đào tạo cán bộ thiếu toàn diện. chú trọng đào tạo tay nghề mà quên đi
đạo đức của một bác sĩ người mà nắm giữ mạng sống của nhân dân. Bác đã
từng nói người có tài mà không có đức cũng là người vô dụng.
Hậu quả:
-
Hàng ngàn người có cùng mẫu mau xét nghiệm nghĩa là có thể có cùng
-
một căn bệnh và cách điều trị như vậy sẽ rất nghuy hiểm.
Thiệt hại 16 triệu đồng của bảo hiểm xã hội huyện hoài đức cũng như
-
thành phố hà nội.
Quan trọng hơn nó đã làm mất đi uy tính, làm mất đi sự tin tưởng của
người dân vào bệnh viện hoài đức nói riêng và toàn ngành y nói chung
III.
Phê phán sự việc theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Việt Nam là một nước nông nghiệp đang vận động theo tiến trình công nghiệp
hóa hiện đại hóa nên kinh tế luôn không ổn định và đời sống nhân dân vẫn còn
eo hẹp, đặc biệt là rất khó khăn ở những vùng nông thôn. Được biết bệnh viện
đa khoa Hoài Đức là bệnh viên nằm tại khu vực ngoại tỉnh được xây dựng để
phục vụ phần đông bà con vùng nông thôn có kinh tế khó khăn, tuy chứng kiến
sự vận động của đất nước từ năm 1960 đến nay, chứng kiến biết bao thăng trầm
của cuộc sống nhưng những cán bộ tại bệnh viện không cảm nhận được sự vất
vả trân chuyên của con người nơi đây cũng như không thấu hiểu được đạo lý
thương người như thể thương thân từ đó dẫn đến những hành vi cư xử trái với
đạo lý làm người- hành vi nhân bản xét nghiệm kết quả huyết học của cán bộ
bệnh viện cũng giống như căn bệnh tham nhũng nó cho thấy sự xuống cấp trầm
trọng của cán bộ nghành Y đức và gây lên những hậu quả vô cùng nghiêm trọng
đến bản thân người bệnh và tâm lý của nhân dân.
Một trong những tư tưởng của Hồ Chí Minh là phê phán chủ nghĩa cá nhân, coi
trọng đạo đức cách mạng. “Chủ nghĩa cá nhân là việc gì cũng lo lợi ích của
riêng mình, không quan tâm đến lợi ích của tập thể “Miễn là mình béo, mặc
thiên hà gầy”. Nó là mẹ đẻ ra tất cả mọi tính hư nết xấu như: lười biếng, suy bì,
kiêu căng, kèn cựa, nhút nhát, lãng phí, tham ô…Nó là kẻ thù hung ác của đạo
đức cách mạng chủ nghĩa xã hội”. “Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra trăm thứ bệnh nguy
hiểm: quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí... Nó trói buộc,
nó bịt mắt những nạn nhân của nó, những người này bất kỳ việc gì cũng xuất
phát từ lòng tham muốn danh lợi, địa vị cho cá nhân mình, chứ không nghĩ đến
lợi ích của giai cấp, của nhân dân”. Một trong những tư tưởng phê phán chủ
nghĩa cá nhân là vấn đề tham ô, tham nhũng. Khi bàn về vấn đề chống tham
nhũng, tư tưởng của Người toát lên nội dung coi tham nhũng là loại tội phạm
nguy hiểm, nó ăn sâu, đục khoét và làm mục rỗng bộ máy Nhà nước và cần phải
loại bỏ. Qua các tác phẩm của Bác và hoạt động sinh hoạt đời thường chúng ta
có thể thấy rõ cái mà Người ghét nhất, ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm là
thói quan liêu, tham nhũng, xa hoa, lãng phí tiền bạc và thời gian của nhân dân.
KẾT LUẬN
Bác Hồ nói:
“ có Tài mà không có Đức là kẻ bỏ đi
Có Đức mà không có Tài thì làm việc gì cũng khó”
Vụ việc đã gióng lên một hồi trống cảnh báo việt nam về nạn quan liêu, tham ô
không chỉ riêng bệnh viện hoài đức, nghành y tế mà toàn thể xã hội VIỆT NAM
nói chung. phải có sự đào tạo toàn diện cả về tài và đức.
Nền kinh tế hội nhập kéo theo rất nhiều cơ hội phát triển bên cạnh những cơ hội
phát triển thì theo đó là cả ngàn những hệ lụy đặc biệt là vấn đề suy thoái đạo
đức. sự việc nhân bản phiếu kết quả xét nghiệm là minh chứng cho sự xuống
cấp trong nghành y đức.
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là bài tiểu luận do em tìm lục tài liệu, đọc thông tin báo
mạng và kiến thức vốn có của bản thân viết rá
Bài tiểu luận của em không nhờ người khác viết hộ cũng như không sao chép
bài của bạn khác.
Em xin cảm ơn cô thời gian qua đã cung cấp kiến thức cho em để em có thể
hoàn thành bài tiểu luận này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình TTHCM
Google.com.vn
Kenh14.vn
Baomoi.com
Mục Lục