Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Phân tích theo triết học vận dụng quan điểm xem xét khách quan và quan điểm xem xét toàn diện tìm hiểu về những nguyên nhân dẫn tới tình trạng bạo lực học đ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.35 KB, 11 trang )

TiÓu luËn triÕt häc

LỜI MỞ ĐẦU

I.
II.
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
III.

Trường học là nơi nuôi dưỡng đạo đức, nhân cách con người, là nhân tố quan
trọng của xã hội. Trường học còn là nơi nuôi dưỡng những tài năng trẻ cho đất
nước.Thế nhưng, trong xã hội đã và đang tồn tại một thực trạng đau lòng, đi ngược
với những giá trị đạo đức. Đó là nạn bạo lực học đường. Bạo lực học đường - một
“mảng tối” trong trường học, tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau.
Nó không chỉ xảy ra ở vùng sâu vùng xa mà còn xảy ra cả ở khu vực đô
thị, dân trí thấp mà thậm chí xảy ra ngay cả trong những tầng lớp tri thức_tầng
lớp được coi là có học thức và nhận thức cao nhất.
Đó là vấn đề nan giải, đang khiến cho không chỉ những người làm công
tác giáo dục mà ngay cả bản thân các em học sinh, các bậc phụ huynh học sinh
quan tâm, lo lắng.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến thực trạng này? Chúng ta cần phải làm
gì để giữ gìn truyền thống đạo đức, nhân cách con người tạo nền tảng .Đó chính
là vấn đề mà em muốn chia sẻ và quyết định chọn nó làm đề tài cho tiểu luận
triết học của mình: “Phân tích theo triết học vận dụng quan điểm xem xét
khách quan và quan điểm xem xét toàn diện tìm hiểu về những nguyên


nhân dẫn tới tình trạng bạo lực học đường hiện nay”
Bài viết này được viết ra nhằm mục đích đưa ra cái nhìn của riêng cá nhân em
về thực trạng trên cũng như góp một tiếng nói bé nhỏ với những bức xúc của xã
hội hiện nay.
Nội dung :
Tình trạng bạo lục học đường hiện nay
Nguyên nhân
Nguyên nhân xã hội
Nguyên nhân kinh tế
Nguyên nhân công nghệ
Nguyên nhân ý thức xã hội
Nguyên nhân gia đình
Nguyên nhân từ nên giáo dục
Nguyên nhân bản thân
Giải pháp khắc phục tình trạng bạo lực học đường
Kêt luận

SV: Phan ThÞ Thanh Nhµn

1

Líp : KT16.02


TiÓu luËn triÕt häc

NỘI DUNG
I.

Tình trạng bạo lực học đường hiện nay.

Lứa tuổi vị thành niên có những biến đổi cơ bản về mặt sinh vật học dẫn đến sự
thay đổi về mặt tâm lý. Cùng với sự trưởng thành chung, các em ngày càng
muốn được khẳng định mình trong tập thể và trong xã hội. Nhưng do còn “non
nớt” và thiếu kinh nghiệm trong giao tiếp, ứng xử, quan hệ nên các em sẽ dễ có
những thái độ, cách ửng xử không đúng chuẩn mực xã hội, và tất nhiên khó
tránh khỏi những hành vi bạo lực bất kể là học sinh ở khối lớp nào.
Bạo lực ở giới trẻ gần đây đang trở thành vấn đề nhức nhối của cả cộng
đồng. Rất nhiều vụ việc bạo lực đã xảy ra cả trong, lẫn ngoài trường.Việc bạo
lực ở lứa tuổi teen luôn được cả cộng đồng quan tâm, ngăn chặn và lên án.
Theo thống kê, trên thế giới, mỗi năm có 6 triệu em trai và 4 triệu em gái có liên
quan trực tiếp đến bạo lực học đường. Trên thực tế, con số đó đang ngày càng
tăng lên, bạo hành trường học trở thành vấn đề chung của giáo dục quốc tế.
Xin được trích dẫn kết quả khảo sát để cho thấy thực trạng bạo lực học đường
đang là vấn đề đáng lo ngại.

SV: Phan ThÞ Thanh Nhµn

2

Líp : KT16.02


TiÓu luËn triÕt häc

II.

Nguyên nhân.

2.1.


Nguyên nhân xã hội:
Bạo lực học đường không phải chỉ hiện nay mới có. Vấn đề ở đây là bạo
lực học đường đang là một “ mảng tối”, có nhiều “phần chìm” với nhiều nguy
cơ tiềm ẩn đôi khi khó lường hết được. Nguyên nhân vì sao?
Xét về mặt thực tế, bạo lực học đường trong học sinh xảy ra là do nhiều
nguyên nhân tác động nên. Nhưng có thể nói, nguyên nhân khách quan chung có
tác động mạnh mẽ đến hầu hết các em học sinh, chi phối nhận thức, hành vi của
các em đó là môi trường xã hội đang bị “ô nhiễm” nghiêm trọng: phim ảnh bạo
lực, trò chơi điện tử và các game đầy màu sắc bạo lực, văn hóa phẩm xấu… tràn
lan, khó lòng kiểm soát hết được. Môi trường xã hội bị “ô nhiễm” thì chắc hẳn
bản thân các em học sinh cũng ít nhiều bị ảnh hưởng theo, bởi lứa tuổi của các
em là lứa tuổi bắt đầu sự tự khám phá, ưa bắt chước, muốn khẳng định “cái tôi”
3
SV: Phan ThÞ Thanh Nhµn
Líp : KT16.02


TiÓu luËn triÕt häc
của mình và hành động bộc phát, không có định hướng. Còn về nguyên nhân
chủ quan, nhìn chung ở gia đình và trong nhà trường, người lớn chúng ta, vì
nhiều lý do, không phải ai cũng là người luôn quan tâm, tâm sự, chia sẻ, có
những định hướng và dẫn dắt các em một cách kịp thời. Tác động xấu của môi
trường xã hội cộng với sự thiếu quan tâm, định hướng kịp thời của người lớn dễ làm
cho các em tiêm nhiễm cái xấu, dẫn đến hành vi bạo lực là điều khó tránh khỏi.
2.2.

Nguyên nhân kinh tế.

Cùng với sự phát triển của kinh tế và xã hội, thế hệ trẻ đang bị đầu độc
bởi ma lực của những trò chơi chém giết trong game, đồng thời cũng bị “nhiễm

khuẩn” từ chính những cảnh bạo hành trong gia đình và ngoài xã hội.
Phim ảnh thiếu lành mạnh, nhiều thói hư tật xấu của người lớn đã ảnh hưởng tới
trẻ em…
Bên cạnh đó công tác phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội
chưa được chặt chẽ; cụ thể là thiếu thông tin hai chiều giữa nhà trường và gia
đình cũng như giữa lực lượng công an địa phương với các trường trên địa bàn.
2.3.

Nguyên nhân gia đình.

Thực tế, không ít những bậc phụ huynh học sinh vì hoàn cảnh khó khăn
mà thiếu hẳn sự quan tâm đến con em, chỉ cốt lo sao cho các em đủ ăn đủ mặc
mà không quan tâm đến những diễn biến phức tạp trong đời sống tâm lý, tình
cảm của con em mình. Ngược lại, cũng có những bậc phụ huynh quá nuông
chiều cũng dễ làm cho con em hư. Chúng ta cũng không thể không nói đến tình
trạng người lớn trong gia đình nêu gương xấu; can thiệp quá thô bạo vào đời
sống của con em; đối xử khắc nghiệt, chỉ trách phạt con em bằng đòn roi mà
thiếu đi sự phân tích đúng sai, phải trái để dẫn dắt và định hướng cho con em.
Phụ huynh quan tâm đến các em không đúng cách thể hiện ở chổ phụ huynh cho
các em những gì các em thích, nhưng lại không nắm rõ được kết quả học tập
cũng như không biết em chơi với những ai, mỗi khi biết các em sai phạm, đa số
các phụ huynh đều dùng bạo lực để dạy dỗ các em. Điều này cho thấy các em
thường xuyên bị bạo lực từ gia đình, nếu vấn đề này kéo dài thì sẽ ảnh hưởng
nhiều đến tâm lý của các em, không chỉ vậy mà nó còn ảnh hưởng nhiều đến
4
SV: Phan ThÞ Thanh Nhµn
Líp : KT16.02


TiÓu luËn triÕt häc

hành vi của các em, đặc biệt là hành vi bạo lực. Theo một nghiên cứu của bộ
công an thì có 49% các em vị thành niên bị phạm tội phàn nàn về cách đối xử
đối của bố mẹ và trong một điều tra khác thì cho thấy những gia đình nào có
hành vi bạo lực với con cái của họ thì con cái của họ có xu hướng bạo lực cao
hơn những người con sống trong gia đình bình thường.
2.4.

Nguyên nhân từ nên giáo dục.

Giáo dục dù rằng không phải là duy nhất phải chịu trách nhiệm trước nạn
bạo lực học đường ngày càng gia tăng tới mức báo động, nhưng dù sao thì giáo
dục cũng phải chịu trách nhiệm chính trong tình trạng học trò “áo trắng” mà có
“hành vi đen”. Mục tiêu giáo dục được xác định rất rõ tính giáo dục toàn diện,
trong đó có giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống.
Bởi, mức độ xử lý vi phạm theo nội quy của nhà trường cao nhất là đình
chỉ học. Trong khi đó những đối tượng của bạo lực học đường đa số là thích đua
đòi, chơi bời, thể hiện chứ hoàn toàn không thích đến trường. Hơn nữa, sau khi
đình chỉ học nhiều học sinh không thay đổi được gì, không được gia đình quan
tâm giáo dục dẫn đến hư hỏng thêm. Vô hình chung việc làm đó đã hất nguồn
tội phạm ra ngoài xã hội.
2.5.

Nguyên nhân bản thân.

Về bản thân các em học sinh, với diễn biến tâm sinh lý phức tạp, có nhiều
biến động của lứa tuổi cộng thêm sự tác động xấu của môi trường xã hội và sự
thiếu quan tâm của người lớn đã khiến cho các em không thể tự điều chỉnh hành
vi, không thể làm chủ cảm xúc và làm chủ bản thân dẫn đến tình trạng các em đễ
gây hấn, dễ giải quyết những xung đột trong quan hệ bạn bè bằng bạo lực. Thực
tế có một số học sinh dễ dàng gây hấn và đánh nhau chỉ vì những lý do hết sức

đơn giản thậm chí có những lý do không thể nào chấp nhận được. Với câu hỏi
khảo sát: “Nguyên nhân em đánh nhau với bạn (hoặc em biết nguyên nhân vì
sao các bạn đánh nhau)?”, đã có kết quả trả lời từ các em học sinh lứa tuổi
THCS như sau: 33.9% học sinh cho rằng do bị khiêu khích, có những va chạm
nên đánh; 16.2% học sinh trả lời các em đánh nhau vì lý do tình cảm; 13.9% học
sinh cho biết do người khác nhờ đánh; và thật đáng lo ngại khi có 24.4% học
5
SV: Phan ThÞ Thanh Nhµn
Líp : KT16.02


TiÓu luËn triÕt häc
sinh trả lời rằng do không ưa thì đánh và 11.6% học sinh trả lời không có lý do
gì cũng đánh.
Bên cạnh những nguyên nhân nêu trên, ở bản thân các em học sinh, thái
độ thờ ơ, tâm lý sợ bị trả thù của các em đáng để người lớn chúng ta quan tâm.
Khi được hỏi “Thái độ, hành động của em khi chứng kiến học sinh đánh nhau?”,
trong số học sinh lứa tuổi vị thành niên chỉ có 7.7% học sinh cho biết sẽ can
ngăn và 14.8% học sinh trả lời báo cho người lớn biết để can thiệp, còn lại đến
77.5% học sinh thì không can ngăn, để mặc đánh nhau. Các em cũng đã trả lời
nguyên nhân vì sao mình không can ngăn khi chứng kiến các bạn đánh nhau như
sau: 27.5% học sinh sợ “bị trả thù”; 70.7% học sinh cho rằng việc riêng của ai,
người đó tự giải quyết; 1.8% học sinh thừa nhận do các em thích bạo lực, thích
xem đánh nhau.
Trên đây là những nguyên nhân cụ thể từ phía gia đình và từ chính bản
thân các em học sinh làm nảy sinh tình trạng bạo lực học đường. Còn về phía
nhà trường thì có những nguyên nhân gì làm cho bạo lực trong học sinh cứ tồn
tại? Phải khách quan thừa nhận rằng, nhà trường nói chung tuy có quan tâm giáo
dục đạo đức, lối sống, hành vi ứng xử văn hóa cho học sinh nhưng thực tế không
đạt được kết quả như mong muốn. Một phần vì nhà trường nói chung, lo tất bật

với việc dạy chữ, truyền thụ kiến thức văn hóa cho học sinh sao cho giảm tỉ lệ
học sinh yếu kém, nâng tỉ lệ học sinh khá giỏi, ít có thời gian đầu tư cho công
tác định hướng, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
III.

Giải pháp khắc phục tình trạng bạo lực học đường.
Việc dẫn dắt, định hướng cho học sinh lứa tuổi THCS là rất quan trọng.
Sự hỗ trợ từ ba môi trường giáo dục sẽ giúp các em nâng cao tầm hiểu biết và có
khả năng tự giải quyết vấn đề của bản thân.

III.1. Đối với xã hội:

Các ngành, các cấp cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ trong vấn đề quản lý,
ngăn chặn có hiệu quả những hoạt động gây “ô nhiễm” môi trường xã hội.

SV: Phan ThÞ Thanh Nhµn

6

Líp : KT16.02


TiÓu luËn triÕt häc
III.2. Đối với gia đình:

Trong gia đình, ông bà, cha mẹ là những người thầy đầu tiên của con em
mình. Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên ảnh hưởng đến việc hình thành
nhân cách của học sinh, có những tác động quan trọng đến thái độ, nhận thức,
hành vi của học sinh khi các em bước tiếp vào môi trường giáo dục cộng đồng,
đó là ở nhà trường và ngoài xã hội. Sẽ rất nguy hại nếu học sinh chịu ảnh hưởng

từ một nền giáo dục khiếm khuyết của gia đình. Chính vì thế, người lớn trong
mỗi gia đình cần phải có nhận thức đầy đủ và đúng đắn trách nhiệm của mình
đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung và với con em mình nói riêng.
Trước hết, mỗi gia đình phải có trách nhiệm xây dựng môi trường giáo
dục gia đình sao cho con em phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất,
thẩm mỹ. Các bậc phụ huynh phải chú trọng đến vấn đề nêu gương, tạo bầu
không khí tâm lý thuận tiện, tạo mọi điều kiện để mọi thành viên trong gia đình
san sẻ tình cảm với nhau.
Bên cạnh đó, gia đình cần phải luôn luôn, sẵn sàng hợp tác với nhà
trường. Gia đình tích cực liên hệ với nhà trường thông qua giáo viên chủ nhiệm
lớp, cung cấp thông tin về hoạt động tu dưỡng của con em mình ở gia đình cho
nhà trường, cùng trao đổi với nhà trường để tìm giải pháp giải quyết những khó
khăn vướng mắc trong vấn đề giáo dục học sinh.
III.2.1. Đối với nhà trường:

Nhà trường phải liên kết, phối hợp với gia đình làm sao cho có thể đảm
bảo được tính thống nhất toàn vẹn của quá trình giáo dục, tạo được sự tác động
đồng bộ đến việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh.
Ngoài ra, nhà trường cần quan tâm đầu tư cho công tác giáo dục đạo đức,
lối sống, rèn luyện nhân cách cho học sinh. Mọi tổ chức, bộ phận, cá nhân trong
nhà trường phải có sự phối hợp đồng bộ, cùng tham gia và phát huy vai trò,
trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Đòan, Đội cần quan tâm đầu tư, tổ chức nhiều họat động tập thể, tạo điều kiện
cho học sinh phát huy khả năng của mình.
SV: Phan ThÞ Thanh Nhµn

7

Líp : KT16.02



TiÓu luËn triÕt häc
- Bên cạnh nhiệm vụ truyền thụ tri thức, mỗi người thầy còn cần phải quan tâm,
hiểu được các mong muốn của học sinh, cần thường xuyên dẫn dắt, định hướng
cho các em trong các kỹ năng giao tiếp, ứng xử.
- Cần chia sẻ, thông cảm và giúp đỡ kịp thời khi học sinh có những khủng hoảng
về tinh thần cũng như vật chất .
- Phải làm sao cho các em có lòng tin với người lớn, nhất là đối với cha mẹ, thầy
cô.
- Hơn ai hết, giáo viên chủ nhiệm chính là người đóng vai trò quan trọng trong
việc giáo dục, hỗ trợ, định hướng cho học sinh đi đúng đường.
- Cần có thái độ nhẹ nhàng, phân tích cụ thể đúng sai, phải trái trước những sai
lầm của học sinh và phải để cho các em tận mắt thấy, tai nghe.
- Thể hiện tình yêu thương và sự quan tâm chân thành tới các em.
- Luôn giữ mối liên hệ thông tin cởi mở thường xuyên trên tinh thần luôn biết
lắng nghe và cho các em lời khuyên.
- Thông cảm, chia sẻ khi các em tỏ ra bất an và không hài lòng về một vấn đề nào
đó, hướng dẫn các em tự ra quyết định.
Tóm lại, trong công tác giáo dục, rèn luyện nhân cách, kỹ năng sống cho
học sinh, mỗi môi trường giáo dục: gia đình - nhà trường - xã hội cần phải có sự
phối hợp đồng bộ. Đồng thời, mỗi môi trường giáo dục vừa nêu phải làm tốt vai
trò giáo dục của mình. Xã hội cần phải được xây dựng với môi trường lành
mạnh, an toàn cho học sinh. Gia đình phải xây dựng môi trường giáo dục lành
mạnh, làm nền tảng cho học sinh bước tiếp vào môi trường giáo dục ở nhà
trường. Nhà trường phải xây dựng, phát huy vai trò, vị trí của người thầy, vừa
dạy chữ song song với việc dạy người cho học sinh. Có như thế mới đẩy lùi,
ngăn chặn được vấn nạn bạo lực học đường.

SV: Phan ThÞ Thanh Nhµn


8

Líp : KT16.02


TiÓu luËn triÕt häc

SV: Phan ThÞ Thanh Nhµn

9

Líp : KT16.02


TiÓu luËn triÕt häc

KẾT LUẬN
Để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường, cần có sự phối hợp chặt chẽ từ 3 phía:
gia đình, nhà trường và xã hội. Trước hết, về phía gia đình cần có sự quan tâm đến
con em mình, cùng với nhà trường chung tay giáo dục tri thức, nhân cách cho các
em đừng nên đổ hết cho trường lớp. Mỗi thầy, cô giáo cũng phải là tấm gương sáng
cho các em học tập và noi theo, cần chú trọng đến kỹ năng giao tiếp, ứng xử, thuyết
phục được học trò của mình. Sự tận tụy, yêu thương chân thành của thầy, cô sẽ tác
động trực tiếp đến nhận thức và hành vi của các em đối với cộng đồng xã hội. Nhà
trường cần tăng cường nhiều hoạt động ngoại khóa, rèn luyện kỹ năng sống, tạo sân
chơi lành mạnh, bổ ích. Đối với những cá nhân vi phạm, xã hội cần sự bao dung,
giúp đỡ để bản thân các em ấy không bị xa lánh, mặc cảm, ngăn chặn được những
luồng tư tưởng xấu, ảnh hưởng đến việc học tập và vui chơi của các em trong độ
tuổi còn ngồi trên ghế nhà trường. Có như vậy, tình trạng bạo lực phần nào sẽ được
đẩy lùi trong học đường, xây dựng được môi trường giáo dục lành mạnh. Bài tiểu

luận là tiếng nói của riêng em trong chuyện bạo lực học đường đang xảy ra hiện
nay. Mong thầy cô nhận xét và góp ý cho bài tiểu luận của em được tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

SV: Phan ThÞ Thanh Nhµn

10

Líp : KT16.02


TiÓu luËn triÕt häc

Phần cam đoan:
Em xin khẳng định bài tiểu luận này là do chính bản thân em sưu tập,tìm
kiếm tài liệu suy nghĩ và tự viết ra
Không sao chép một nguồn khác,không sao chép tiểu luận của bạn
khác,không nhờ viết hộ,không thuê người viết hộ

PHẦN LIỆT KÊ TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Trang web
- Dantri .com.vn
- VNEX PRESS.net

MỤC LỤC

SV: Phan ThÞ Thanh Nhµn

11


Líp : KT16.02



×