Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Giáo án Tự nhiên xã hội 3 bài 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122 KB, 3 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

BÀI 8: VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS biết:
- So sánh mức độ làm việc của tim khi chơi đùa quá sức hoặc lúc làm việc nặng
nhọc với lúc cơ thể được nghỉ ngơi thư giãn.
- Nêu các việc nên và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan tuần hoàn.
- Tập thể dục đều đặn, vui chơi, lao động vừa sức để bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
II. ĐDDH:
- Hình vẽ trong SGK/18, 19.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy

Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy chỉ động mạch,tĩnh mạch, mao mạch
trên sơ đồ?

- H/s trả lời

- Chỉ đường đi của máu trên sơ đồ?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu:
Hoạt động 1: Trò chơi vận động.
* Mục tiêu: So sánh được mức độ làm việc của
tim khi chơi đùa quá sức hay làm việc nặng
nhọc với lúc cơ thể được nghỉ ngơi thư giãn.
* Cách tiến hành:
Bước 1:


Gv h/d học sinh nhận xét sự thay đổi của tim
sau mỗi trò chơi.
- Cho h/s vận động ít: Chơi trò chơi “Con thỏ,
ăn cỏ, uống nước, vào hang”.
- Y/c người chơi đứng tại chỗ nghe, làm 1 số

- Học sinh thực hiện


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

động tác tay.
- G/v hô cho HS chơi
+ Các em có thấy nhịp tim và mạch đập của
mình nhanh hơn lúc chúng ta ngồi yên không?
Bước 2: Chơi trò chơi vận động nhiều
- VD: Tập các động tác thể dục
- H/s chơi xong, Gv đặt câu hỏi:
+ So sánh nhịp đập của tim và mạch khi vận
động mạnh với khi vận động nhẹ hoặc khi
nghỉ ngơi?
→ Gv kết luận: Khi ta vận động mạnh hoặc
lao động chân tay thì mạch đập của tim và
mạch nhanh hơn bình thường. Vì vậy, lao
động và vui chơi rất có lợi cho hoạt động của
tim mạch. Tuy nhiên, nếu lao động hoặc hoạt
động quá sức,tim có thể mệt, có hại cho sức
khỏe.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.


- Chơi từ chậm đến nhanh. H/s
nào sai sẽ bị bắt và bị phạt.
- H/s trả lời
- H/s tham gia chơi
- H/s nhận xét

- H/s nhắc lại

* Mục tiêu: Nêu được các việc nên và không
nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan tuần
hoàn.
- Có ý thức tập thể dục đều đặn, vui chơi lao
động vừa sức để bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Thảo luận nhóm.
- Y/c học sinh quan sát các hình ở trang
19/sgk. Thảo luận, trả lời:
+ Hoạt động nào có lợi cho tim mạch?
+ Tại sao không nên luyện tập và lao động quá
sức?
+ Theo bạn những trạng thái cảm xúc nào dưới
đây có thể làm cho tim đập mạnh hơn?
- Khi quá vui

- Nhóm trưởng điều khiển
nhóm mình quan sát, thảo luận,
chuẩn bị b/cáo.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


- Lúc hồi hộp, xúc động mạnh.
- Lúc tức giận, thư giãn.
+ Tại sao chúng ta không nên mặc quần áo, đi
giày dép quá chật?
+ Kể tên một số thức ăn, đồ uống,… giúp bảo
vệ tim mạch và tên những thức ăn, đồ uống
làm tăng huyết áp, gây sơ vữa động mạch?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Y/c đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo
luận của từng câu hỏi một.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV y/c học sinh đọc phần kết luận sgk.
3. Củng cố - Dặn dò.
- Y/c HS làm bài 2, 3/12/ VBT.
- Xem trước bài 9/20/sgk.
- Nhận xét tiết học

- Các nhóm báo cáo kết quả
thảo luận.
- Lớp theo dõi, nx, bổ sung
- Nhiều h/s đọc kết luận



×