Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Cẩm nang bán hàng online từ A đến Z thành công đến dễ hơn bạn tưởng tượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (909.35 KB, 25 trang )

Cẩm nang bán hàng online từ A đến Z thành công đến dễ hơn bạn
tưởng tượng
Bán hàng online không còn là điều gì quá mới mẻ ở Việt Nam cũng như trên thế giới, tuy nhiên cũng vì
sự phổ biến của hình thức kinh doanh này mà đa số những bạn trẻ khởi nghiệp bằng bán hàng online
gặp phải những khó khăn bước đầu, thậm chí là không thể triển khai kênh bán hàng được hiệu quả.
Cẩm nang này là những kinh nghiệm đúc rút, tích cóp từ thực tế trải nghiệm, hy vọng sẽ mách nước
cho những bạn thật sự đam mê và có khiếu kinh doanh. Chúc các bạn thành công !!!

Khởi đầu 1: Cách bán hàng online trên facebook hiệu quả nhất
Cách bán hàng online trên Facebook - Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, các trang mạng xã
hội cũng ngày một đa dạng và trở nên phổ biến hơn trong cuộc sống thường nhật. Các trang mạng xã hội
không chỉ giúp con người trao đổi thông tin liên lạc, nhiều hơn thế nó là một công cụ giúp con người kinh
doanh với những lợi nhuận đáng kể.
Nếu bạn chưa xây dựng cho mình 1 website bán hàng thì "Bán hàng trên facebook” là một lựa chọn phù
hợp nhất. Vì khi lướt facebook rất dễ dàng chúng ta có thể thấy shop thời trang online với đa dạng sản
phẩm như quần áo, giày dép, phụ kiện…và vô số mặt hàng khác. Shop Online trên Facebook mặc dù sản
phẩm không đa dạng nhưng vẫn cực kỳ đặt hàng chỉ cần chúng ta có những"chiếc lược” và "thủ thuật”
đặc biệt chắc chắn bạn sẽ thành công. Có rất nhiều tuyệt chiêu bán hàng trên Facebook giúp bạn thành
công dưới đây là chia sẻ về 10 cách bán hàng Online trên Facebook

1. Giao diện Facebook đẹp và bắt mắt
Giao diện trên Facebook rất quan trọng chính vì thế khi tạo gian hàng trên Facebook bạn nên trau chuốt tỉ
mỉ tạo ra hình ảnh giao diện hấp dẫn bắt mắt thu hút người dùng để họ ở lại lâu hơn trang của bạn. Hơn
nữa, thay vì tạo một trang để mọi người "like” tốt nhất nên tạo một trang có thể kết bạn được. Vì khi tạo
một trang kết bạn, cửa hàng online sẽ trở nên gần gũi hơn và bạn cũng chọn lọc được đối tượng khách
hàng, chủ động hơn trong việc tìm kiếm, quảng cáo, giới thiệu. Trang Facebook nên sinh động, thường
xuyên up ảnh để giới thiệu mẫu mã. Bên cạnh đó, bạn nên phát huy tính sáng tạo với nhiều ý tưởng đặc
biệt tạo sự gần gũi, vui vẻ để tạo ấn tượng khiến mọi người ghé thăm thường xuyên cũng như nhớ đến
shop online của bạn.



Bán hàng trên Facebook - Giao diện bắt mắt
2. "Khoanh vùng” khách hàng
Cửa hàng của bạn bán online nên việc chuyển hàng hóa mà khách hàng đã mua theo đúng địa chỉ là điều
khách rất chú trọng. Bạn càng tìm được nhiều người gần nơi bạn ở thì cơ hội họ mua hàng của bạn càng
cao. Việc "khoanh vùng” trên Facebook là điều hoàn toàn dễ dàng và khi có được danh sách khách hàng ở
gần, bạn sẽ dễ dàng kết nối được với những khách ở xa hơn.

3. "Tag” một cách khoa học
Trên Facebook chúng ta có thêm vô vàn những mối quan hệ và điều quan trọng là bạn phải sử dụng lượng
quan hệ đó sao cho thích đáng và hiệu quả cho công việc bán hàng của mình. Hãy luôn nhớ rằng không
được spam và gây khó dễ cho bạn bè khi Tag vô tội vạ Facebook của họ, chỉ Tag những sản phẩm và dịch
vụ có chất lượng tốt nhất, tận dụng Tag ở những trang công cộng thay vì trang cá nhân, tránh Tag ở
Fanpage của người nổi tiếng và đặc biệt nên Tag với các shop online khác để khách hàng dễ dàng so sánh
các sản phẩm dịch vụ và hãy cho họ thấy, chọn shop bạn là quyết định thích hợp nhất.


Bán hàng Online trên Facebook - Tags trên Facebook
4. Ship hàng thuận tiện và gần gũi
Nếu trang Facebook bán hàng của bạn chưa được nhiều người biết đến, không nên bắt khách hàng
chuyển tiền vào tài khoản của bạn trước. Còn khá nhiều "khách hàng online” vẫn chưa tin tưởng về hình
thức này. Do vậy, cách tốt nhất là chọn những nơi được biết đến nhiều trong khu vực, người mua sẽ chọn
một trong những địa điểm bạn đưa ra để nhận hàng, bạn đến giao hàng và nhận tiền. Lúc đó, bạn sẽ tính
thêm chi phí vận chuyển và với những khách gần bạn sẽ "Free ship”

Bán hàng trên Facebook - Ship hàng
5. Chương trình khuyến mại
Tâm lý khách hàng bao giờ cũng thích "rẻ - đẹp”, vì vậy bạn cần có những chiêu thức khuyến mại hợp lý để
thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, việc để giá cụ thể của từng sản phẩm sẽ khiến khách hàng chú ý hơn



đặc biệt bạn cần trau dồi các kỹ năng bán hàng để luôn đạt mục tiêu "vui lòng khách đến - vừa lòng khách
đi”.

6. Hiệu quả của hình ảnh mang lại
- Chúng ta đều biết rằng hình ảnh sẽ đem lại tính tương tác thực sự hiệu quả hơn so với những loại hình
nội dung khác, vì thế sử dụng hình ảnh một cách thông minh sẽ đem lại những kết quả không ngờ cho
bạn. Không còn những nội dung tẻ nhạt mà sẽ được trực quan hóa thông qua những bức ảnh nghệ thuật.
Đó chính là xu hướng nghệ thuật hóa content trên Facbook mà rất nhiều thương hiệu lớn trên thế giới đã
và đang áp dụng thành công.
- Bên cạnh đó, những bức ảnh chụp ngẫu hứng mang tính nghệ thuật sẽ tạo nên hiệu ứng cao cho sản
phẩm hay dịch vụ của bạn. Những bức ảnh này không được thực hiện bởi một êkip sản xuất chuyên
nghiệp, mà thay vào đó là đội ngũ PR và làm truyền thông mạng xã hội "ngẫu hứng”. Những ai nắm bắt
được xu hướng này và làm cho hình ảnh của mình trở nên hấp dẫn sẽ là người thành công trong thế giới
Facebook mới.
- Bạn phải sử dụng quảng cáo khéo léo trong bài post. Không quá khó để bạn thực hiện điều này, chỉ cần
sử dụng phần quảng cáo là hình ảnh và ghép nối nó với một tiêu đề quảng cáo thu hút là đủ để kiếm
được một lượng Like/ Comment.


7. Giá trị của hình ảnh thương hiệu
Những hình ảnh thương hiệu vẫn luôn mang lại hiệu quả cao. Để các sản phẩm, dịch vụ của bạn được
khách hàng chú ý nhiều hơn, hãy tạo cho chúng những hình ảnh mang tính thương hiệu riêng. Hầu hết
người hâm mộ trên Facebook của bạn là ở đây bởi vì họ là khách hàng hiện hữu, họ chỉ cần tìm kiếm lý do
để thích bài đăng của bạn. Bạn không cần phải suy nghĩ quá nhiều với việc làm sao để bán được hàng, hãy
mang đến cho khách một hình ảnh thương hiệu đặc biệt cho sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Hướng tới xây dựng thương hiệu lâu dài bạn cần phải bắt tay vào việc thiết kế website riêng cho cửa hàng
của mình. Khi đó bạn sẽ liên kết từ facebook tới website, để khách hàng dễ dàng tìm các sản phẩm, dịch
vụ, chính sách của cửa hàng. Như vậy sản phẩm của bạn sẽ tạo sự tin tưởng của khách hàng nhiều hơn
nên chắc chắn mọi người sẽ tìm đến với cửa hàng online của bạn.
8. Chào mừng các ngày đặc biệt một cách sáng tạo

Bạn phải biết đón các ngày lễ, ngày đặc biệt một cách sáng tạo. Làm thế nào để chào mừng những ngày
đặc biệt mà có thể truyền cảm hứng và thu hút mọi người tham gia tương tác? Hãy suy nghĩ và tạo ra


hình ảnh sản phẩm dịch vụ của bạn gắn liền với một điều mới mẻ liên quan đến ngày lễ đó, bạn sẽ thấy
được hiệu quả tức thì.

9. Sử dụng lời trích dẫn khiến nó trở lên trực quan hơn
Bằng những trích dẫn như bạn vẫn làm, hãy làm nó trở nên trực quan hơn. Những câu trích dẫn, những
lời nói hay bạn sử dụng trên Facebook đều là chữ mà thôi, vấn đề là các lời trích dẫn đó sẽ có tác dụng
cao hơn nếu những điều ấy được trờ nên trực quan.
10. Cập nhật timeline thường xuyên
Thông thường các bài post trên timeline Faceobook sẽ bị chìm dần theo thời gian khi có các bài mới hơn
được cập nhật. Vậy bạn có biết những bài đăng bình thường nào lại có thể hoạt động trong vòng 4-5
tháng? Ví dụ bạn có thể làm bài post kiểu điền vào chỗ trống, bài post sẽ có khoảng trống để mọi người
đưa ra ý kiến.


Trên đây là những gợi ý giúp cho bạn học cách kinh doanh, học cách marketing trên Facebook với cách
bán hàng trên facebook một cách hiệu quả nhất qua đó tăng tính hiệu quả cho việc nhận diện thương
hiệu cũng như phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp bạn.

Bước tiếp theo: Bán hàng trên Group Facebook và Fanpage Facebook


1. Bán hàng trên các Group facebook.
Bán hàng trên Group của bạn quản lý.
Tự xây dựng các Group để mọi người tham gia hoặc tham gia vào các group lớn để bán hàng hiện đang
được các cá nhân sử dụng rất nhiều.Để xây dựng 1 group bán hàng online tốt thì phải cần sự tương tác
thường xuyên của các chủ shop, chủ doanh nghiệp.

b. Bán hàng trên Group rao vặt.
Đối với các nhóm bán hàng quần áo online đây là hình thức cực kỳ phổ biến với các Group nổi tiếng: "Hà
Nội: Dọn nhà cho đỡ chật, cộng đồng mua bán online, ".
Bán hàng trên Group Facebook và Fanpage Facebook
Bán hàng trên các Group rao vặt
Bạn là cá nhân đang kinh doanh mặt hàng phổ biến cho các lứa tuổi hãy thử bán hàng trên các Group bạn
sẽ thấy hiệu quả ngay tức khắc.
2. Bán hàng trên Fanpage Facebook.
Tăng like cho fanpage.
Việc lập 1 fanpage để bán hàng online cũng rất đơn giản, nhưng làm sao để phát triển số lượng like, để
đông đảo cộng đồng theo dõi bạn song song với đó là bán được hàng mới là quan trọng thì bạn cần phải
quảng cáo tăng like cho Fanpage của mình. Trên Facebook khi chạy một quảng cáo tăng like thì đầu tiên
bạn cần phải xác định được đối tượng khách hàng của bạn, họ là nam hay nữ, tuổi khoảng bao nhiêu, sinh
sống ở khu vực nào, khâu chuẩn bị data này rất quan trọng, bạn cần phải xác đinh được rõ ràng. Vì quảng
cáo Fanpage của bạn phải đúng đối tượng khách hàng của mình.
Quảng cáo tăng like cho Fanpage Facebook cũng có rất nhiều phương pháp.
- Quảng cáo trực tiếp trên newfeed ( bảng tin ) của người dùng
- Quảng cáo Fanpage bên góc phải của newfeed.
Quảng cáo cho bài đăng của Fanpage.
Sau khi đăng 1 sản phẩm lên fanpage, bạn cần phải tạo 1 quảng cáo cho bài đăng đó đến đúng tập khách
hàng bạn cần. Phương pháp này rất hiệu quả nhờ độ lan truyền vào tương tác cao giữa các thành viên
trong facepage của bạn và các khách hàng bạn chọn tiếp cận trong mục sở thích, việc tiếp cận đúng khách
hàng sẽ giúp bạn bán hàng trực tuyến thành công hơn.


Tạo các event bán hàng, kết hợp với sale sản phẩm trên fanpage.
Thường xuyên tạo ra những event kết hợp với khuyến mãi giảm giá trên từng sản phẩm của bạn. Điều này
làm cho khách hàng của mình thích thú hơn khi vào fanpage. Ví dụ như các Shop quần áo họ xây dựng
facepage rất tốt, từng chiến dịch một theo mùa rất hiệu quả thu hút nhiều giới trẻ.
Chăm sóc khách hàng.

Khi khách hàng tương tác với bạn qua những bình luận nhưng câu hỏi thì bạn cần phải chăm sóc và tương
tác ngay. Thực hiện ngay sẽ giúp khách hàng của bạn sẽ quay trở lại fanpage của mình.

Bí quyết kế tiếp: Những bí quyết bán hàng thành công trên
Facebook


Theo chuyên gia eMarketing - Nguyễn Phan Anh, Facebook hiện là nền tảng bán hàng và quảng cáo
hàng đầu tại Việt Nam. Người bán hàng cần sử dụng hiệu quả công cụ này để tăng doanh số.
Tại Việt Nam, trong khoảng 5 năm trở lại đây, Facebook ngày càng phát triển mạnh trong khi các nền
tảng mạng xã hội khác hầu như bị "thất sủng”. Đến tháng 5/2015, cả nước cókhoảng 40 triệu người
dùng internet, trong đó 75% có tài khoản Facebook. Trang mạng nàythực sự trở thành một thế lực
truyền thông được yêu thích và truy cập nhiều nhất tại Việt Nam
Cộng đồng doanh nhân, những người khởi nghiệp và cá nhân bán hàng trực tuyến trên mạng không
còn xa lạ với Facebook, bởi đây là công cụ đầu tiên và cần phải tham gia để bán hàng. Các thương
hiệu lớn trong nước, ngân hàng, nhà hàng, siêu thị... hầu hết đã và đang sử dụng mạng xã hội này để
làm thương hiệu, quảng cáo và trực tiếp bán hàng. Nền tảngnày cũng vừa đánh dấu dấu mốc đáng
nhớ khi có tới 2 triệu nhà quảng cáo trong hệ thống.Có thể nói, nếu không bán hàng, không kết bạn,
không quảng cáo trên Facebook, tức là người bán đã bỏ qua 30 triệu khách hàng tiềm năng Việt
Nam.
Facebook đặc biệt quan tâm tới thị trường Việt Nam, một thị trường tăng trưởng rất nhanh về số
người dùng, số nhà quảng cáo và doanh thu.Thực tế, có nhiều người thành công nhờ tự học, từ mày
mò cách bán hàng tại đây, nhưng cũng có những trường hợp chỉ làm giàu cho Facebook do quảng
cáo kém hiệu quả.Sau đây là một số lời khuyên và kinh nghiệm bán hàng hiệu quả dành cho các
doanh nghiệp và những người tự doanh.
Những bí quyết bán hàng thành công trên Facebook
Facebook sẽ là công cụ bán hàng hiệu quả nếu am hiểu các chức năng.
Lựa chọn sản phẩm và dịch vụ phù hợp
Facebook có thể giúp bán hầu hết mọi thứ, nhưng không phải là tất cả. Những sản phẩm trong lĩnh
vực thời trang, mỹ phẩm, hàng tiêu dùng, thực phẩm, dịch vụ, nhà hàng, sự kiện… thực sự hiệu quả,

do tâm lý mua hàng trực tuyến của người dùng bây giờ cũng cởi mở và sẵn lòng hơn.
Tuy vậy, người bán phải luôn tập trung vào chất lượng và giá thành của sản phẩm. Hãy luôn bán các
sản phẩm đúng chất lượng, đúng cam kết, đúng giá thành, đưa ra những thông tin rõ ràng, trung
thực về sản phẩm, kể cả bán hàng "second hand" thì khách hàng vẫn có nhu cầu mua hàng và tin
tưởng vào lời nói uy tín.
Dịch vụ bán hàng và chăm sóc khách hàng trước cũng sẽ tạo ra sự khác biệt của bạn với những người
bán hàng khác. Hàng hóa thì khó có thể tránh được sự tương đồng, nhưng dịch vụ thì bạn có thể làm
khác biệt.
Am hiểu khách hàng tiềm năng

Facebook chỉ là một công cụ marketing, quảng cáo giúp bạn tìm kiếm và chia sẻ thông tin của người
bán, hàng hóa... đến với người dùng. Nếu như sản phẩm, dịch vụ của bạn không phù hợp về chất
lượng hoặc giá cả với người dùng thì rất khó có thể bán hàng thành công, dù ở bất cứ đâu chứ không
phải chỉ ở trên Facebook. Vì vậy, bạn phải am hiểu, thấu hiểu tập khách hàng tiềm năng của chính
sản phẩm hay dịch vụ đó.


Khi am hiểu, người bán sẽ biết khách hàng muốn gì, cần gì, vì sao họ lại mua hàng, vì sao họ không
mua hàng. Bạn cần biết về tuổi tác, giới tính, sở thích, hành vi trực tuyến, thiết bị điện tử, thói quen,
khả năng chi tiêu… của khách, từ đó có những thay đổi về hình ảnh, thông điệp quảng cáo, nhắm
chọn tập khách hàng tốt hơn. Facebook có khả năng nhắm chọn tập khách hàng thông qua công
nghệ quảng cáo thông minh dựa trên nền tảng "profile của người dùng”.
Sử dụng hiệu quả các tính năng quảng cáo cao cấp
Facebook có nhiều tính năng và công nghệ quảng cáo khá cao cấp và hiệu quả, như tối ưu thông điệp
và hình ảnh, video cho quảng cáo; nhắm chọn và tối ưu nền tảng và thiết bị xem quảng cáo; nhắm
chọn sở thích và thống kê dân số của người xem quảng cáo; nhắm chọn và tối ưu vị trí hiển thị quảng
cáo; nhắm chọn tập khách hàng "mã xác định người dùng”; sử dụng các mã phiếu giảm giá (Coupon)
một lần và nhiều lần để chạy quảng cáo....
Thực tế cho thấy nhiều nhà quảng cáo đã bỏ qua, chưa sử dụng hết hoặc phối hợp tốt những tính
năng cao cấp dẫn tới hiệu quả không cao, gây lãng phí về chi phí và giảm hiệu suất quảng cáo cho

những người đang bán hàng trên mạng xã hội.
Phân tích và đánh giá hiệu quả quảng cáo qua chiến dịch
Với mỗi chiến dịch quảng cáo dài hạn hoặc ngắn hạn, sau một thời gian chạy quảng cáo bán hàng,
nên dành thời gian phân tích các chỉ số đo lường hiệu quả như CPC (giá của một click), CTR (tỷ lệ click
vào quảng cáo), CPM (giá của 1.000 lượt hiển thị), lượt truy cập website (nếu có), số lượng khách
hàng phản hồi thông qua facebook hoặc website hoặc điện thoại/ email…, số đơn hàng được bán ra,
doanh thu thu về, chi phí cho một đơn hàng (CPO) là bao nhiêu?
Từ sự phân tích đó, người bán hàng có thể rút kinh nghiệm và cải tiến các khâu trong quá trình quảng
cáo, phục vụ khách hàng làm sao tăng tính hiệu quả cao nhất. Lưu trữ thông tin khách hàng cũng là
yếu tố gia tăng tình cảm, sự nhận biết và lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu của bạn.
Duy trì và phát triển marketing quan hệ với khách hàng
Facebook có tính năng báo sinh nhật bạn bè của mình, hãy tận dụng tính năng này để gửi lời chúc tốt
đẹp tới những người bạn của mình trên Facebook một cách chân thành.Kết hợp với các tính năng
chat, group, event, để duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng (đối với những nhà bán lẻ lớn
hoặc kinh doanh lâu dài).
Ngoài ra, người bán hàng có thể tạo các nhóm kín dành cho khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm
năng, tổ chức các câu lạc bộ khách hàng hỗ trợ lẫn nhau để gia tăng ảnh hưởng của người bán (dù là
lớn hay nhỏ).Có thể tổ chức sự kiện offline cho khách hàng, nhà cung cấp… để tăng cường mối quan
hệ và thấu hiểu lẫn nhau.

Bước thứ 4: Kinh nghiệm sáng tạo nội dung Fanpage Facebook


Là một người dùng facebook tôi không mấy khi quan tâm đến những nội dung quảng cáo, Cũng theo
thống kê 86% người dùng mạng xã hội này có cùng quan điểm giống tôi . Bởi vì mục đích truy cập
Facebook là giải trí chứ không phải mua bán.
Bạn đang quản trị một fanpage facebook , Câu hỏi đặt ra làm sao để Fanpage của bạn thu hút được
người dùng?
Chia sẻ những gì người đọc cần
Người đọc không quan tâm đến những lời hay ý đẹp giới thiệu sản phẩm của bạn

Điều mà người đọc mong muốn là những thông tin giúp họ giải quyết vấn đề họ đang gặp phải
Đừng chỉ chăm chăm mời khách mua hàng
Bạn nên nhớ người dùng truy câp vào facebook với mục địch giải trí chứ không phải là mua hàng . VÌ
thế hãy giúp họ giải trí.
Thông điệp không được khô cứng mà cần chứ đựng cảm xúc
Kinh nghiệm sáng tạo nội dung Fanpage Facebook
Nội dung post được lồng ghép ý tưởng gợi cảm xúc người xem
Khai thác các tin mang tính thời sự
Các sự kiện có giá trị thông tin mang tính thời sự, kịp thời, gần gũi với công chúng và có sự tác động
đến xã hội là sự thu hút tuyệt vời và dành được sự đồng cảm với khách hang .
Khai thác các chủ đề nóng.
Chú trọng những ngày lễ hay dịp đặc biệt
Tuyệt đối không viết dài dòng
Xu hướng người dùng ngày càng lười đọc , họ không đủ kiên nhẫn để đọc hết một bài post dài lê thê
Theo thống kê báo cáo những post ít hơn 250 ký tự sẽ nhận đc tương tác cao hơn 60%
Hình ảnh ấn tượng
Hình ảnh bắt mắt chuyên nghiệp sẽ thu hút chú ý của người xem.
Hình ảnh sẽ giúp truyền tải thông điệp ấn tượng và gợi cảm xúc hơn text thông thường
Hình ảnh chuyên nghiệp sẽ gia tăng uy tín thương hiệu của bạn
Đầu tư cho quảng cáo

Facebook đã giảm lượng reach đọc tự nhiên xuống còn 1-2% số fan bạn có. Bạn sẽ không muốn
những nội dung sáng tạo cẩu mình chỉ tiếp cận được ít người. Bạn cần đầu tư vào quảng cáo
facebook để tăng lượng hiển thị tới công chúng mục tiêu !

Chúc các bạn thành công với Facebook !


Bí quyết số 5: Làm thế nào tăng lượng Share trên Facebook
Tăng được lượng likes các post trên Facebook Fanpage là điều tốt nhưng còn tốt hơn nếu trang

Fanpage của bạn tăng được lượng Share nội dung những posts đó.
Đó là bởi vì Share đồng nghĩa là nội dung của bạn đang được lan truyền rộng hơn trên mạng xã hội


và tạo ra sự lan truyền về sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp của bạn.
Để các Fan chia sẻ nội dung post thì nội dung đó phải có giá trị tích cực xứng đáng nhận được sự lan
truyền trên cộng đồng. Để làm điều đó, chuyên gia Facebook Marketing Mari Smith đã đưa ra 14
cách để tăng cường khả năng hiển thị nội dung của bạn và tạo hiệu ứng lan truyền chia sẻ trên
Facebook.



Tham khảo khóa học Social Media Marketing 2013 để biết thêm những kiến thức thú vị được cập
nhật về Mạng Xã Hội.


Lật sang cẩm nang thứ 6: 5 Điều “Phải Biết” Để Lắng Nghe Người
Tiêu Dùng Trên Mạng Xã Hội
"Social Listening” – một vấn đề còn khá mới với các Doanh Nghiệp Việt Nam
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quyết định chọn nhà cung cấp giải pháp Social
Listening. Tuy nhiên do còn là một ngành tương đối mới tại Việt Nam nên doanh nghiệp và marketer
có thể vẫn đang khá "rối” trước vô số thông tin mà nhà cung cấp đưa ra. Bài viết sau đây sẽ cung cấp
thêm cho người đọc một số "tiêu chí” và "tiêu chuẩn” nhằm hỗ trợ quá trình lựa chọn của doanh
nghiệp.
1. Có nên chọn hệ thống Social Listening "Made in Vietnam”?
Nếu bạn vẫn còn đang cân nhắc để lựa chọn giữa hệ thống Social Listening của Việt Nam hay nước
ngoài thì tôi khuyên bạn là hãy chọn nhà cung cấp Việt Nam. Chẳng phải tôi đang ủng hộ hay thiên vị
gì đâu, cái tôi quan tâm là kết quả thôi.
Trên thế giới có rất nhiều công cụ Social Media Listening, đa số chỉ hỗ trợ tiếng Anh và các ngôn ngữ
các nước phát triển. Các hệ thống hàng đầu là Radian 6 (của Salesforces), Sysomos, Meltwater,

NetBase… với mức giá rất cao. Các hệ thống khác có bản miễn phí (cũng cho tiếng Anh) như Social
Mention, Topsy, Sprout Social…
Tuy nhiên, các hệ thống Social Listening do châu Âu, Mỹ phát triển thường không thể bao phủ được
hết các nguồn thông tin (data sources) của các quốc gia dùng ngôn ngữ riêng như Việt Nam do rào
cản ngôn ngữ và sự tập trung nguồn lực đầu tư. Do đó các hệ thống này thường không thể áp dụng
tốt tại các nước trong khu vực như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia…
Ở Việt Nam, ngoài Noti5 là hệ thống thu thập tin trực tuyến của ePi (Baomoi.com và sau đó ePi hầu
như đã từ bỏ) thì còn có hệ thống SocialHeat (của YouNetMedia), Boomerang, Buzzmetrics.
Nói tóm lại, nếu bạn đang phục vụ thị trường trong nước, với khách hàng là người Việt Nam thì một
hệ thống "made in Vietnam” là lựa chọn phù hợp đối với bạn.
2. Độ phủ của dữ liệu
Thông thường đây là yếu tố tiếp theo bạn cần phải cân nhắc. Dữ liệu không đầy đủ thì tất nhiên
thống kê của bạn sẽ không chính xác.Tại Việt Nam những kênh thông tin quan trọng nhất để doanh
nghiệp có thể nghiên cứu là Facebook, diễn đàn (Forum), trang Tin tức (News), Review site và
website của các nhà bán lẻ trực tuyến (e-Retailer Site). Hãy hỏi nhà cung cấp về mức độ "phủ sóng”
trên những kênh này.


Khi thuyết trình, các nhà cung cấp thường lướt qua nhanh về phần này với những con số từ vài trăm
ngàn đến vài chục triệu và chắc chắn bạn sẽ trầm trồ và gật gù tán thành.

Tham khảo về số lượng nguồn dữ liệu tại Việt Nam (dành cho Social Listening)
Bảng trên cho thấy những số liệu "chuẩn” mà bạn nên mong đợi từ nhà cung cấp dịch vụ Social
Listening. Chắc hẳn sẽ có thắc mắc về việc tại sao số lượng nguồn liên quan đến Facebook lại quá
chênh lệch so với số lượng của News, Forum, Review site…
Việt Nam chỉ có xấp xỉ 400-500 đầu báo mạng, forum… hoạt động tích cực. Đó mới là nơi mà bạn hy
vọng sẽ tìm thấy được những thông tin hữu ích về khách hàng/nhãn hàng của mình. Tin tôi đi, con số
vài ngàn đầu báo và forums chẳng có ý nghĩa khác biệt gì cả.
Hiện nay tại Việt Nam những mạng xã hội (MXH) khác như Twitter, MySpace… cũng chưa thật sự
phát triển. Nguồn dữ liệu quan trọng và có giá trị nhất từ người dùng vẫn là ở Facebook. Hãy yêu cầu

nhà cung cấp đảm bảo cho bạn về mức độ "phủ sóng” trên Facebook trước khi quan tâm đến những
MXH còn lại.
3. Tốc độ cập nhật dữ liệu
Đây là vấn đề thứ 3 bạn cần phải quan tâm. Hãy thử tưởng tượng bạn sử dụng công cụ Social
Listening với mục đích quản lý thương hiệu/khủng hoảng hoặc theo dõi chiến dịch ra mắt sản phẩm
và phải sau 3-4 tiếng bạn mới nhận được cập nhật thông tin về công ty của mình.Nếu vậy thì tôi
khuyên bạn nên sử dụng Google để tiết kiệm chi phí!


Tốt nhất hãy yêu cầu tốc độ cập nhật từ 15-30’ đối với các nguồn dữ liệu chính, dễ xảy ra khủng
hoảng hoặc những nguồn dữ liệu có nguồn tương tác cao như tinhte.vn, webtretho.com… Những
nguồn còn lại tốc độ cập nhật có thể chậm hơn. Trong những sự kiện như vậy thì lẽ dĩ nhiên thời gian
là yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp. Social Listening sẽ giúp bạn phát hiện được bình luận về
thương hiệu của bạn sớm nhất có thể để hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp.
Tôi có cơ hội sử dụng qua một số hệ thống Social Listening tại Việt Nam. Khá ngạc nhiên khi hầu hết
(không phải là tất cả) không thỏa mãn được yêu cầu về tốc độ cập nhật mà tôi đưa ra. Vài đơn vị đã
phát triển từ trước và khá "có tiếng” trong ngành cũng không thực hiện được điều này. Vì thế khi
một nhà cung cấp hứa hẹn về một hệ thống "real-time Social Listening”, hãy bắt họ cam kết và thực
hiện đúng điểu đó
4. Độ chính xác trong phân tích ngôn ngữ
Đây là phần khó nhất trong việc xây dựng hệ thống Social Listening – phân tích "cảm xúc” qua ngôn
ngữ của người dùng. Đừng kỳ vọng mức độ chính xác 100% vì cả gã khổng lồ Google cũng thường
chuyển một số email công việc của bạn vào phần thư rác mà đúng không? Họ cũng phân tích ngôn
ngữ không chính xác đấy thôi!

Tuy nhiên bạn nên yêu cầu tỷ lệ chính xác trên 75%.Nếu tỷ lệ hứa hẹn từ nhà cung cấp xấp xỉ 50% thì
hệ thống Social Listening đó không khác gì trò tung đồng xu. Bạn đang là người trả tiền đấy, hãy cứ
đưa ra yêu cầu và bắt đối tác cam kết về điều đó.
5. Khả năng hỗ trợ



Hệ thống Social Listening không thể hoàn toàn thay thế công việc của con người. Việc thực hiện phân
tích chuyên sâu, dự đoán, báo cáo đều phải được thực hiện bởi con người. Đó là lý do vì sao bạn nên
hỏi nhà cung cấp về đội ngũ nhân sự chuyên trách việc phân tích (analysis)
Tất nhiên sẽ không có tiêu chí để "đo lường” được chất lượng của đội ngũ này. Cách đơn giản nhất là
yêu cầu nhà cung cấp cho bạn xem một số phân tích trước đó để đánh giá sơ bộ về khả năng của họ
Tuy nhiên nên nhớ rằng việc thu thập thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác vẫn là nền tảng của hệ
thống Social Listening. Nếu thiếu thông tin thì việc phân tích của con người sẽ là vô nghĩa và bạn có
thể sẽ có được một cái nhìn thiếu chân thực về doanh nghiệp/sản phẩm của mình.
TÓM TẮT


Cẩm nang thứ 7: 8 Bí Kíp Thiết Lập Mối Quan Hệ Thành Công Trên
Mạng Xã Hội
Internet đã và đang trở thành một công cụ hữu hiệu trong việc xây dựng thương hiệu và thu hút
khách hàng cho các doanh nghiệp từ sự phát triển nhanh chóng của các mạng xã hội và website.
Tuy nhiên, trong nỗ lực cạnh tranh và thu hút tối đa sự chú ý của cư dân mạng, nhiều thương hiệu
và những người làm truyền thông đang dần quên mất cách tạo dựng một mối quan hệ sâu sắc
giữa khách hàng và doanh nghiệp.
Không phải ngẫu nhiên mà các doanh nghiệp kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh online dồn nhiều
tâm huyêt và công sức để xây dựng và phát triển cộng đồng khách hàng trên mạng xã hội. Những
mối quan hệ ảo nhưng bền chặt cho phép bạn tạo dựng sự hợp tác chiến lược, từ đó đem đến
những cơ hội giao thương và cộng tác. Vì vậy, vGing xin chia sẻ đến bạn 8 bí kíp để xây dựng và duy
trì những mối quan hệ ấy.
1. Chiến lược – không chỉ riêng với các ông lớn

Nếu không có chiến lược, bạn sẽ không thể phát triển trên mạng xã hội
Với các doanh nghiệp online hoặc khởi nghiệp, việc bị giới hạn về thời gian và nguồn lực để tham gia
các mạng xã hội là điều khó tránh khỏi, vì vậy, tận dụng từng phút từng giây trên mạng xã hội là điều
vô cùng quan trọng. Hẳn bạn đã nghe đến những thông tin và cách vạch ra chiến lược digital

marketing hay cách thu hút khách hàng trên mạng xã hội từ các thương hiệu lớn. Có không ít chủ
shop đang bỏ qua mục thông tin này. Thực tế, với quy mô của từng doanh nghiệp, xây dựng và thực
hiện chiến lược quảng bá thông tin là điều rất cần thiết. Chỉ khi nào bạn biết được mình đang làm gì,
đang tập trung vào đối tượng nào thì những bài post và thông tin chia sẻ mới có thể phát huy tính
hiệu quả của chúng được.
2. Tìm kiếm những người có tiếng nói trong cộng đồng
Một trong những cách tốt nhất để thu hút sự chú ý của số đông khách hàng là tìm kiếm những người
có tiếng nói trong cộng đồng. Những influencer này có rất nhiều người theo dõi và chia sẻ của họ về
doanh nghiệp sẽ là bệ phóng cho các thông tin và thương hiệu của bạn. Tuy nhiên, trước khi tiếp cận


và đạt được sự tin tưởng của những influencer này, bạn cần xây dựng tính chuyên nghiệp và đáng tin
cậy cho thương hiệu của mình trong các cộng đồng mục tiêu.
3. Tham gia các cuộc thảo luận online

Tham gia các cuộc thảo luận trên mạng xã hội
Các cư dân mạng, khách hàng online rất nhạy cảm và ít có tính kiên nhẫn, nếu thông tin của bạn đột
ngột xuất hiện ở khắp mọi nơi sẽ khiến khách hàng nghi ngờ và lo lắng. Nếu bạn tham gia các diễn
đàn, các thảo luận trên mạng với những câu trả lời, chữ ký nhấp nháy sản phẩm hay luôn kêu gọi mọi
người dùng thử sản phẩm. Chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng bị "ban” nick và liệt vào danh sách đen.
Tham gia các cuộc thảo luận online là hoạt động không thể thiếu, nhưng điều bạn nên lưu tâm là
cách gia nhập và trò chuyện cần tự nhiên. Tìm kiếm chính những cuộc trò chuyện hay diễn đàn mà
bản thân bạn thấy thích thú và tham gia vào đó. Không chỉ giúp mở rộng thú vui của bản thân mà còn
là cách rất tự nhiên để bạn chia sẻ thông tin và xây dựng lòng tin của những thành viên khác với
mình.
4. Chia sẻ thông tin hữu ích
Trên môi trường trực tuyến, chúng ta thường theo dõi những người thường xuyên chia sẻ các thông
hữu ích với chính người đọc. Thay vì lặp đi lặp lại hàng trăm lần thông tin sản phẩm của mình trong
tâm trí khách hàng một cách cứng nhắc, tạo dựng và chia sẻ những thông tin được người dùng quan
tâm hoặc tạo dựng một blog thông tin sẽ là hướng phát triển hợp lý cho bạn. Và ngay khi chia sẻ

những thông tin ấy ra cộng đồng mạng xã hội, bạn sẽ nhanh chóng nhận được hàng trăm lượt share
và bình luận từ những người quan tâm.
5. Đừng spam thông tin
Một trong những cách làm truyền thông mạng xã hội được nhiều doanh nghiệp lựa chọn hiện nay là
spam thông tin khắp mọi nơi. Nếu không nhanh tay truyền đi các thông tin sản phẩm và dịch vụ một
cách nhanh chóng, các đối thủ khác sẽ nhanh chóng làm điều đó. Thời cơ và tính bất ngờ là những
yếu tố cạnh tranh hàng đầu trong kinh doanh, nhưng nếu chỉ chăm chăm vào spam thông tin khắp


mọi nơi, vô hình chung chính doanh nghiệp đang tự bôi đen thương hiệu của mình trong tâm trí
khách hàng. Khách hàng tiềm năng sẽ tìm đến và quan tâm đến bạn nếu những thông tin trên mạng
xã hội của bạn thật sự hữu ích với họ.
6. Xây dựng và phát triển trang blog cho thương hiệu
Trang blog của bạn có thể là một trong những kênh thông tin hữu hiệu nếu được sử dụng đúng cách.
Nếu chưa có kinh nghiệm cho việc xây dựng và quản lý blog, bạn có thể học hỏi từ các trang blog
thương hiệu nổi tiếng hoặc sự tư vấn từ các chuyên gia, những người am hiểu truyền thông xã hội.
Bên cạnh đó, các backlink chất lượng từ trang blog còn giúp tăng thứ hạng cho website và bạn có thể
giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu đến khách hàng một cách tự nhiên, chuyên nghiệp.
7. Chia sẻ và nhận lại
Nếu bạn tìm thấy hoặc đang theo dõi những cá nhân mà bạn ngưỡng mộ, hãy bắt tay vào chia sẻ
những thông tin của họ trên các trang mạng xã hội. Chia sẻ thông tin trên Linked hay đăng lại những
bài blog của họ, share bài post trên facebook…Họ sẽ rất cảm kích trước việc làm của bạn và chia sẻ lại
những thông tin của bạn trên kênh của họ khi bạn cần sự giúp đỡ. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với
nhiều cá nhân trên mạng xã hội sẽ đem lại hình ảnh tốt về bạn trong mắt khách hàng tiềm năng.
8. Duy trì mối quan hệ trong cuộc sống thực
Nếu những mối quan hệ trên mạng xã hội giúp bạn xây dựng và phát triển công việc kinh doanh, chìa
khóa để duy trì và kéo dài những mối quan hệ ấy là hãy bước vào đời sống thực. Giới thiệu bản thân
bạn trên các phần mô tả, thông tin người dùng và tạo những buổi gặp mặt thực tế, café hay ăn trưa
là cách để kéo những người theo dõi trên mạng thành khách hàng tiềm năng của bạn. Mọi người đều
có nhu cầu được kết bạn và chia sẻ, vì vậy những buổi gặp mặt thực tế này sẽ giúp ích cho bạn rất

nhiều.
Tìm kiếm, xây dựng và duy trì những mối quan hệ trên mạng xã hội là một phần không thể thiếu
trong các chiến dịch digital marketing không chỉ cho các doanh nghiệp lớn mà còn quan trọng với các
thương hiệu khởi nghiệp hoặc đang phát triển. Qua những chia sẻ của blog, bạn có thể chọn cho
mình hướng phát triển phù hợp, xây dựng được lòng tin với khách hàng trên mạng xã hội.


Mách nước số 8: Những Lỗi Cần Tránh Khi Quảng Cáo Trên Mạng Xã
Hội
Nói cách khác, nếu như cách đây một thập niên cùng với sự ra đời của Web 2.0, việc doanh nghiệp sở
hữu một websitelà điều tất yếu thì giờ đây, thương hiệu của doanh nghiệp hoạt động trên các trang
xã hội truyền thông là điều bắt buộc để vươn tới một khối lượng khách hàng tiềm năng khổng lồ. Tuy
nhiên, chỉ với một sơ sót rất nhỏ, doanh nghiệp có thể hủy hoại thương hiệu một cách nhanh chóng.
Để có thể tận dụng triệt để những lợi ích từ mạng xã hội, hãy đảm bảo rằng doanh nghiệp tránh
được những sai sót sau đây.

1. Đưa ra hình ảnh sai về doanh nghiệp:
Lý do chính để doanh nghiệp hiện diện trên các trang xã hội chính là chia sẻ tiếng nói của mình với
thế giới bên ngoài. Vì thế, làm thế nào để doanh nghiệp hoàn thành sứ mệnh ấy nếu đi thuê ngoài
một doanh nghiệp khác thực hiện giúp công việc quản lý tài khoản cho mình? Thậm chí tệ hơn, nếu
người quản lý tài khoản lại không hề có trình độ chuyên sâu về lĩnh vực truyền thông xã hội vốn đang
còn khá mới mẻ? Có khả năng rất nhiều điều tệ hại sẽ xảy đến, khiến người xem không thông hiểu
trọn vẹn hoặc hiểu nhầm về doanh nghiệp khi đọc những nội dung kém chất lượng được đăng tải.
Tuy nhiên, không có nghĩa rằng doanh nghiệp không nên sử dụng dịch vụ thuê ngoài. Trái lại, hãy tìm
một tổ chức uy tín hay một cá nhân có trình độ cao để cùng doanh nghiệp thực hiện công việc quản
lý tài khoản mạng xã hội.
2. Bị hack (đánh cắp):
Vấn đề an toàn và bảo mật thông tin luôn là mối bận tâm chính đối với tất cả những ai sử dụng mạng
xã hội. Theo công ty an ninh mạng Trustwave, hằng năm có đến hàng trăm ngàn tài khoản Facebook
bị đánh cắp. Hậu quả của việc bị đánh cắp sẽ khiến tài khoản của doanh nghiệp bị ngưng trệ hoạt

động và đánh mất niềm tin từ người theo dõi. Để tránh hệ quả ấy xảy ra, đảm bảo rằng vấn đề quản
lý mạng luôn được xem xét cẩn trọng và nếu cần thiết, lập ra chính sách nội bộ cho việc quản lý mạng
xã hội cho hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp.
3. Chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân:
Bộc lộ tính cách của một thương hiệu là điều rất cần thiết vì chúng sẽ giúp doanh nghiệp trở nên
đáng ghi nhớ và nổi bật giữa đám đông, đồng thời giúp người theo dõi thấu hiểu nhiều hơn về
những cá nhân đứng phía sau thương hiệu. Tuy nhiên, đừng bày tỏ quá nhiều những thông tin cá
nhân trên mạng xã hội. Tham gia vào các lời bình phẩm tiêu cực hoặc chia sẻ những chủ đề nhạy cảm


như chính trị, tôn giáo có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thương hiệu của doanh nghiệp và tạo phản
cảm cho người xem.
4. Không tạo ra những nội dung gốc:
Nếu doanh nghiệp muốn tạo lập hình ảnh một cá nhân thuộc doanh nghiệp như một chuyên gia
hàng đầu trong lĩnh vực mình hoạt động và gắn kết nhiều hơn với người xem, thì đừng cố gắng bắt
chước người khác. Điều ấy không có nghĩa rằng không thể chia sẻ hình ảnh, video clip và bài viết của
người khác mà doanh nghiệp nên tạo ra những nội dung gốc giúp hút đúng đối tượng khán giả mục
tiêu của mình.
5. Lạm dụng dấu hashtag (#):
Hiển nhiên ký hiệu # đang được sử dụng rất rộng rãi và một nghiên cứu đăng trên Forbes gần đây
cho thấy những hình ảnh đính kèm ký hiệu hashtag thu được nhiều "like” hơn những hình ảnh không
sử dụng ký hiệu này. Tuy nhiên, hãy cẩn trọng, rất có thể lợi bất cập hại. Chẳng hạn, McDonald’s từng
thất bại ê chề từ khi kêu gọi người tiêu dùng chia sẻ #McDStories. Bởi kết quả thu được là vô số
người thuật lại những mẩu chuyện kinh khủng, trải nghiệm tiêu cực giữa họ với chuỗi nhà hàng này
thay vì những trải nghiệm thú vị và ấm áp cùng bạn bè, gia đình khi thưởng thức McDonald’s. Do đó,
cách dễ dàng nhất để tránh hệ quả ấy chính là định nghĩa thật rõ ràng ký hiệu hashtag và hướng đến
đúng đối tượng khách hàng khi kêu gọi chia sẻ.
6. Sử dụng quá nhiều nền tảng truyền thông mạng xã hội:
Chia sẻ ý tưởng tại nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau là một ý tưởng, nhưng doanh nghiệp
không nhất thiết phải hiện diện ở khắp nơi. Chẳng hạn, một doanh nghiệp luật sư mới cần xuất hiện

trên LinkedIn nhưng không hẳn phải quảng bá trên Pinterest, Snapchat hay Instagram. Hãy tiến hành
một số nghiên cứu để tìm hiểu đâu là nơi khách hàng của doanh nghiệp đang ở và tập trung chính
vào những nền tảng ấy.
7. Cập nhật quá tải thông tin:
Chia sẻ nội dung theo một chu kỳ thường xuyên là điều tuyệt đối nên làm, nhưng đừng quá lạm
dụng, vì điều ấy sẽ khiến người xem trở nên chán chường trước dòng thông tin quá nhiều từ doanh
nghiệp.


×