Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Kiến thức chứng khoán cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.55 KB, 9 trang )

Các loại lệnh tại thị trường chứng khoán Việt nam
STT
1.

2.

3.

4.
5.
6.

7.

Loại lệnh
LO (Limit Order)

Diễn giải
- Là lệnh mua / bán chứng khoán tại một mức giá xác định
hoặc tốt hơn
- Là lệnh có ghi giá cụ thể
- Hiệu lực của lệnh đến khi kết thúc ngày giao dịch hoặc bị
hủy bỏ
MP (Market Price) Là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại các mức giá đối ứng
tốt nhất hiện có trên thị trường. Phần còn lại của lệnh chưa
được khớp (nếu có) sẽ chuyển thành lệnh giới hạn tại mức
giá mua cao hơn) hoặc giá bán thấp hơn) một bước giá so
với mức giá khớp cuối cùng.
MTL (Market ToTương tự như lệnh MP. MTL là lệnh mua hoặc bán chứng
Limit)
khoán tại các mức giá đối ứng tốt nhất hiện có trên thị


trường. Phần còn lại của lệnh chưa được khớp (nếu có) sẽ
chuyển thành lệnh giới hạn tại mức giá mua cao hơn) hoặc
giá bán thấp hơn) một bước giá so với mức giá khớp cuối
cùng.
MOK (Match OrLệnh thị trường với thuộc tính FOK (Fill Or Kill). Lệnh
Kill)
được nhập vào nếu không được khớp hết sẽ hủy toàn bộ
lệnh.
MAK (Match AndLệnh thị trường với thuộc tính FAK (Fill And Kill). Lệnh
Kill)
được nhập vào nếu không được khớp hết sẽ hủy phần còn lại
của lệnh.
ATO (At The Open) - Là lệnh đặt mua / bán tại mức giá mở cửa.
- Là lệnh không ghi giá cụ thể
- Lệnh được ưu tiên trước lệnh LO trong khi so khớp lệnh và
tự động hủy nếu không khớp.
ATC (At The Close) - Là lệnh đặt mua / bán tại mức giá đóng cửa.
- Là lệnh không ghi giá cụ thể.
- Lệnh được ưu tiên trước lệnh LO trong khi so khớp lệnh và
tự động hủy nếu không khớp.

Phiên giao dịch tại các sàn giao dịch chứng khoán tại Việt nam
Sàn giao dịch HSX
Phiên giao dịch
Mở cửa
Liên tục I
Thời gian
9h-9h15
9h15-11h30
Các loại lệnh hệATO,

LO,LO, MP, ATC
thống BSC nhận MP, ATC
Lệnh được gửi lênATO, LO
LO, MP
sàn

Nghỉ
11h30-13h

Liên tục II
13h-14h30
LO, MP, ATC

Đóng cửa
14h30-14h45
LO, ATC

LO, MP

LO, ATC


Lệnh chờ gửi
MP, ATC
Lệnh được phépMP, ATC
hủy
Lệnh được phép
sửa

ATC

LO, ATC

LO, MP, ATC ATC
LO, MP, ATCLO, ATC

LO phiên trước

Sàn giao dịch HNX
Phiên giao dịch
Liên tục I
Nghỉ
Liên tục II
Đóng cửa Kết thúc
Thời gian
9h-11h30
11h30-13h
13h-14h30
14h30-14h4014h40-14h45
Các loại lệnh hệLO,
MTL,LO,
MTL,LO, MTL, MOK,LO, ATC
LO, ATC
thống BSC nhận MOK, MAK,MOK, MAK,MAK, ATC
ATC
ATC
Lệnh được gửi lênLO,
MTL,
LO, MTL, MOK,LO, ATC
LO, ATC
sàn

MOK, MAK
MAK
Lệnh chờ gửi
ATC
LO,
MTL,ATC
MOK, MAK,
ATC
Lệnh được phépLO, ATC
LO,
MTL,LO, ATC
LO, ATC
hủy
MOK, MAK,
ATC
Lệnh được phépLO
LO
LO
LO
sửa

Sàn giao dịch UPCOM
Phiên giao dịch
Liên tục I
Nghỉ
Liên tục II
Thời gian
9h-11h30
11h30-13h
13h-15h

Các loại lệnh hệLO, MTL, MOK, MAK,LO, MTL, MOK, MAK,LO, MTL, MOK, MAK,
thống BSC nhận ATC
ATC
ATC
Lệnh được gửi lênLO, MTL, MOK, MAK
LO, MTL, MOK, MAK
sàn
Lệnh chờ gửi
ATC
LO, MTL, MOK, MAK,ATC
ATC
Lệnh được phépLO, ATC
LO, MTL, MOK, MAK,LO, ATC
hủy
ATC
Lệnh được phépLO
LO
LO
sửa

PHƯƠNG THỨC ĐẶT LỆNH THEO CHỈ THỊ LỆNH ĐẶT
CỦA KHÁCH HÀNG


Dịch vụ đặt lệnh theo chỉ thị lệnh đặt của khách hàng được xây dựng để phục vụ khách
hàng có nhu cầu đặt lệnh khối lượng lớn, có thời gian hiệu lực lệnh dài và có kèm theo
những yêu cầu phức tạp khác về lệnh mà các loại lệnh hiện có tại thị trường Việt nam
không đáp ứng được. Sử dụng phương thức đặt lệnh này, khách hàng ủy quyền hoàn toàn
cho BSC quản lý, điều phối và xử lý yêu cầu đặt lệnh của khách hàng nhưng vẫn đảm bảo
tuân thủ chặt chẽ các chỉ thị lệnh đặt của khách hàng.

Phương thức đặt lệnh theo chỉ thị lệnh đặt của khách hàng có những lựa chọn sau.

Lựa chọn về loại lệnh
Loại lệnh
LMT

MKT

Diễn giải
Lệnh đặt giới hạn có xác định giá. Với lựa chọn này BSC hiểu rằng đây là
mức giá mà khách hàng mong muốn BSC thực hiện. Tùy theo các chị thỉ
lệnh đặt, giá xác định có thể hiểu:
Là mức giá bắt buộc phải thực hiện.
Là mức giá cao nhất cho lệnh mua và giá thấp nhất cho lệnh bán.
Là mức giá trung bình phải đặt được.
Lệnh đặt với giá là giá thị trường. Với lựa chọn này BSC hiểu rằng khách
hàng ủy quyền để BSC thực hiện lệnh với mức giá tốt nhất trên thị trường
trong khoản thời gian hiệu lực của lệnh.

Lựa chọn về thời gian hiệu lực của lệnh
Thời gian hiệu lực
DAY
GTC
GTD

Diễn giải
Lệnh có hiệu lực trong ngày giao dịch.
Lệnh có hiệu lực khi thực hiện xong hoặc có yêu cầu hủy lệnh.
Lệnh có hiệu lực đến một ngày xác định.


Lựa chọn về chỉ thị đặt lệnh
Khi khách hàng sử dụng hệ thống đặt lệnh Bloomberg EMSX và lựa chọn phương thức
đặt lệnh theo chỉ thị lệnh đặt của BSC, khách hàng có thể lựa chọn một trong số các chỉ
thị đặt lệnh được cài đặt sẵn như sau (trường ExecInst trong màn hình đặt lệnh EMSX).
Giá trị
Định nghĩa
Diễn giải
NHLD
Not Held
Khách hàng đặt lệnh LMT hoặc MKT với chỉ thị lệnh đặt là
“NHLD”. Với lệnh này, BSC hiểu rằng khách hàng ủy quyền
cho BSC quyết định thời gian và giá tốt nhất có thể trong
khoản thời gian hiệu lực của lệnh. Kể cả với lệnh LMT ở
mức giá xác định thì mức giá này cũng không hàm ý là mức
giá cao nhất (lệnh mua) hoặc mức thấp nhất (lệnh bán) phải
thực hiện.
Work
Work
Khách hàng đặt lệnh LMT hoặc MKT với chỉ thị lệnh đặt là
“Work”. Với lệnh này, BSC hiểu rằng khách hàng ủy quyền
BSC đặt lệnh trong thời gian hiêu lực của lệnh mà không có
bất kỳ một chỉ thị lệnh đặt nào thêm cả.


Go along

OD / CD

Held


Prtcpte

Strict

Try Scle

Call Fst

Go along

Khách hàng đặt lệnh LMT hoặc MKT với chỉ thị lệnh đặt là
“Go along”. Với lệnh này, BSC hiểu rằng khách hàng yêu
cầu BSC mua/bán số lượng cổ phiếu theo tỷ lệ % số lượng
cổ phiếu đã khớp trên thị trường. Giá trị % được ghi tại
trường “Intructions” của màn hình đặt lệnh EMSX.
Over the day
Khách hàng đặt lệnh LMT hoặc MKT với chỉ thị lệnh đặt là
“OD/CD”. Với lệnh này, BSC hiểu rằng khách hàng yêu cầu
BSC chia lệnh đặt thành các lệnh nhỏ hơn để thực hiện. Số
lượng các lệnh nhỏ được quy định tại trường “Instructions”
của màn hình đặt lệnh EMSX. Khối lượng cổ phiếu trên mỗi
lệnh nhỏ được tính bằng cách lấy khối lượng của lệnh đặt
chia cho số lượng các lệnh nhỏ.
Held
Khách hàng đặt lệnh LMT hoặc MKT với chỉ thị lệnh đặt là
“Held”. Với lệnh này, BSC hiểu rằng khách hàng yêu cầu
BSC lập tức thực hiện lệnh để đạt được khối lượng mong
muốn tại mức giá thị trường (lệnh MKT) hoặc mức giá giới
hạn (lệnh LMT).
Part no initiate Khách hàng đặt lệnh LMT hoặc MKT với chỉ thị lệnh đặt là

“Prtcpte”. Với lệnh này, BSC hiểu rằng khách hàng yêu cầu
BSC thực hiện lệnh nhưng không được làm thay đổi giá của
cổ phiếu trên thị trường. Sự thay đổi giá nếu có không được
phép gây ra bởi lệnh đặt của khách hàng.
Strict scale
Khách hàng đặt lệnh LMT với chỉ thị lệnh đặt là “Strict”.
Với lệnh này, BSC hiểu rằng khách hàng yêu cầu BSC thực
hiện lệnh đặt bằng cách chia nhỏ thành các lệnh LMT có giá
tăng dần đều hoặc giảm dần đều theo một bước giá cố định
bắt đầu từ giá giới hạn cho trước. Bước giá của lệnh nhỏ
được xác định tại trường “Instructions”. Khối lượng cổ
phiếu trên mỗi lệnh nhỏ được tính bằng cách lấy khối lượng
của lệnh đặt chia cho số lượng các lệnh nhỏ.
Try to scale
Khách hàng đặt lệnh LMT với chỉ thị lệnh đặt là “Try Scle”.
Với lệnh này, BSC hiểu rằng khách hàng yêu cầu BSC thực
hiện lệnh đặt bằng cách chia nhỏ thành các lệnh LMT có giá
tăng dần đều hoặc giảm dần đều theo một bước giá cố định
bắt đầu từ giá giới hạn cho trước. Tuy nhiên việc tuân thủ
là không bắt buộc. Bước giá của lệnh nhỏ được xác định tại
trường “Instructions”. Khối lượng cổ phiếu trên mỗi lệnh
nhỏ được tính bằng cách lấy khối lượng của lệnh đặt chia
cho số lượng các lệnh nhỏ.
Call first
Khách hàng đặt lệnh LMT hoặc MKT với chỉ thị lệnh đặt là
“Call Fst”. Với lệnh này, BSC hiểu rằng khách hàng yêu cầu
BSC trước khi đặt lệnh phải liên lạc với khách hàng.


AON


All or none

Khách hàng đặt lệnh LMT hoặc MKT với chỉ thị lệnh đặt là
“AON”. Với lệnh này, BSC hiểu rằng khách hàng yêu cầu
lệnh đặt phải được khớp hết hoặc không gì cả. BSC phải
chịu trách nhiệm nếu lệnh đặt chỉ khớp một phần.

EPS và P/E có ý nghĩa thế nào trong đầu tư?
Tôi muốn biết P/E và EPS là chữ viết tắt của thuật ngữ gì, và các thuật ngữ này có ý nghĩa như thế nào
trong đầu tư chứng khoán.
Trả lời:
EPS (Earning Per Share) là lợi nhuận (thu nhập) trên mỗi cổ phiếu.
Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường.
EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp, được tính bởi công
thức:
EPS = (Thu nhập ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thông.
Trong việc tính toán EPS, sẽ chính xác hơn nếu sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ để tính
toán vì lượng cổ phiếu thường xuyên thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên trên thực tế người ta thường hay đơn
giản hoá việc tính toán bằng cách sử dụng số cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kỳ. Có thể làm giảm
EPS dựa trên công thức cũ bằng cách tính thêm cả các cổ phiếu chuyển đổi, các bảo chứng (warrant) vào
lượng cổ phiếu đang lưu thông.
EPS thường được coi là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính toán giá cổ phiếu. Đây cũng chính là bộ
phận chủ yếu cấu thành nên tỉ lệ P/E. Một khía cạnh rất quan trọng của EPS thường hay bị bỏ qua là lượng vốn
cần thiết để tạo ra thu nhập ròng (net income) trong công thức tính trên.
Hai doanh nghiệp có thể có cùng tỷ lệ EPS nhưng một trong hai có thể có ít cổ phần hơn tức là doanh nghiệp
này sử dụng vốn hiệu quả hơn. Nếu như các yếu tố khác là cân bằng thì rõ ràng doanh nghiệp này tốt hơn
doanh nghiệp còn lại. Vì doanh nghiệp có thể lợi dụng các kỹ thuật tính toán để đưa ra con số EPS hấp dẫn nên
các nhà đầu tư cũng cần hiểu rõ cách tính của từng doanh nghiệp để đảm bảo "chất lượng" của tỉ lệ này. Tốt
hơn hết là không nên dựa vào một thước đo tài chính duy nhất mà nên kết hợp với các bản phân tích tài chính

và các chỉ số khác.
Hệ số giá trên thu nhập (P/E) là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư chứng
khoán của nhà đầu tư.Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Hệ
số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price - P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per
Share - EPS) và được tính như sau: P/E = P/EPS
Trong đó giá thị trường P của cổ phiếu là giá mà tại đó cổ phiếu đang được mua bán ở thời điểm hiện tại; thu
nhập của mỗi cổ phiếu EPS là phần lợi nhuận ròng sau thuế mà công ty chia cho các cổ đông thường trong
năm tài chính gần nhất.
P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá
cho một đồng thu nhập bao nhiêu. P/E được tính cho từng cổ phiếu một và tính trung bình cho tất cả các cổ
phiếu và hệ số này thường được công bố trên báo chí.
Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai; cổ phiếu
có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng
trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao.
Hệ số P/E rất có ích cho việc định giá cổ phiếu. Giả sử người đầu tư có cổ phiếu AAA không được giao dịch
sôi động trên thị trường, vậy cổ phiếu đó có giá bao nhiêu là hợp lý? Lúc đó cần nhìn vào hệ số P/E được công


bố đối với nhóm các loại cổ phiếu tương tự với cổ phiếu AAA, sau đó nhân thu nhập của công ty với hệ số P/E
sẽ cho chúng ta giá của loại cổ phiếu AAA.
Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng
Bạn có thể làm gì để giao dịch mà không mắc sai lầm? Bạn có sợ thua lỗ? Không vấn đề gì, miễn là bạn
biết rõ bản thân mình thì có thể giảm thiểu rủi ro. Dưới đây là những khái niệm cơ bản:
Tâm lý đầu tư
Các nhà giao dịch ngoại hối không chỉ thi đấu với các nhà giao dịch khác trên thị trường ngoại hối mà còn với
chính bản thân họ. Thông thường, đối với một nhà đầu tư thì đối thủ nặng ký nhất chính là bản thân của họ.
Bản thân của chúng ta luôn tự cho và tự tìm chứng cứ rằng những quyết định đầu tư của chúng ta là đúng và
chúng ta có khả năng tự kiểm soát bản thân. Chúng ta cũng có bản năng tự nhiên là đấu tranh để sinh tồn.
Tất cả những cảm xúc và bản năng này có thể kết hợp lại để cung cấp cho chúng ta sự thành công trong giao
dịch từ nay về sau. Tuy nhiên, trong phần lớn các thời gian, cảm xúc của chúng ta thường dẫn chúng ta đến

việc đầu tư thua lỗ nếu chúng ta không học cách tự kiểm soát.
Nhiều nhà đầu tư tin rằng sẽ là lý tưởng nếu chúng ta có thể tách bản thân ra khỏi cảm xúc. Nhưng không may
là điều này không thể và thực ra chỉ có 1 số ít trong các cảm xúc của bạn có thể thực sự hữu dụng trong giao
dịch. Cách tốt nhất là là bạn phải học cách để hiểu bản thân như là một nhà giao dịch. Xác định điểm mạnh,
điểm yếu của bạn và sử dụng lấy một kiểu giao dịch là tốt cho bạn.
Trong mục này, bạn sẽ biết được bốn khuynh hướng tâm lý có thể ảnh hưởng tới kết quả đầu tư của bạn và bạn
có thể làm gì để vượt qua chúng:
Khuynh hướng quá tự tin

Khuynh hướng quá tự tin là một niềm tin bị thổi phồng quá mức về kỹ năng đầu tư ngoại hối của bạn. Nếu bạn
cảm thấy bãn không còn gì để học, không còn gì để tìm hiểu và rằng chỉ cần vào trạng thái, vào một deal là
bạn sẽ có lời thì có thể bạn đã bị rơi vào khuynh hướng quá tự tin.
Sự nguy hiểm của khuynh hướng quá tự tin
Các nhà đầu tư quá tự tin có xu hướng gặp rắc rối khi vào trạng thái quá thường xuyên hoặc đặt lệnh quá lớn
xong sau đó bỏ qua và không theo dõi. Và một điều chắc chắn sẽ xảy ra đó là một nhà đầu tư quá tự tin sẽ kết
thúc bằng việc ra rồi vào, vào rồi ra trạng thái một cách lẫn lộn, không kiểm soát được tài khoản của mình
hoặc đặt cước quá nhiều vào một deal khiến cho nếu có thua lỗ xảy ra sẽ là mất sạch số tiền trong tài khoản.
Bạn có quá tự tin?
Nếu bạn muốn biết bạn có khuynh hướng quá tự tin hay không thì hãy hỏi bản thân bạn “ Mình vào trạng thái
một cặp đồng tiền ngay sau khi mình vừa cắt lỗ trạng thái đồng tiền đó vì mình thấy được một cơ hội mới hay
là do mình không tin rằng mình đã sai?”


Bạn cũng có thể hỏi bản thân: “Mình có bao giờ đặt nhiều hơn bình thường vào một deal bởi vì mình chắc
chắn rằng deal này sẽ thành công?”. Nếu có, bạn cần phải nhận thức được mình đang mắc phải khuynh hướng
này.
Vượt qua khuynh hướng quá tư tin:
Cách tốt nhất để vượt qua khuynh hướng tự tin thái quá là tự thiết lập cho mình những quy tắc quản lý rủi ro
một cách nghiêm khắc. Những nguyên tắc này nên ít nhất có những điều sau:
- Một lần có thể vào bao nhiêu giao dịch?

- Có thể chịu lỗ một deal bao nhiêu tiền?

- Tài khoản có thể chịu tổn thất bao nhiêu trước khi bạn đóng hết trạng thái và đánh giá lại chiến lược đầu tư
của mình?
Bằng cách giới hạn số lần giao dịch bạn có thể thực hiện và khoản tiền thua lỗ bạn có thể chịu, bạn có thể loại
bỏ được rủi ro gần như hoàn toàn ra khỏi danh mục đầu tư của bạn.
Khuynh hướng neo giữ
Tâm lý neo giữ là khuynh hướng tin rằng tương lại sẽ gần giống với những gì trong hiện tại. Khi bạn neo giữ
bản thân quá gần với hiện tại, bạn sẽ thất bại trong viêc nhìn thấy các thay đổi to lớn có thể làm thay đổi một
cách căn bản giá trị một cặp đồng tiền.
Sự nguy hiểm của khuynh hướng neo giữ:
Các nhà đầu tư neo giữ có xu hướng thuyết phục họ rằng xu hướng hiện tại sẽ không bao giờ kết thúc và một
sự đảo chiều trong sức mạnh kinh tế của một quốc gia là việc gần như không thể. Do đó, họ bị dính chặt vào
vào xu hướng trước đó của cặp đồng tiền và tiếp tục vào trạng thái đi ngược với với xu hướng hiện tại hay
trong tương lai. Với mỗi một giao dịch, họ càng ngày càng mất thêm tiền vì đang đi ngược xu hướng thị
trường.
Bạn có tâm lý neo giữ hay không?
Nếu bạn muốn biết bạn có khuynh hướng neo giữ hay không, hãy hỏi bạn câu hỏi:”Bạn có bao giờ mất tiền vì
không thể chấp nhận rằng xu hướng hiện tại đã kết thúc”. Nếu có, bạn cần nhận ra mình đang mắc phải khuynh
hướng này.
Vượt qua tâm lý neo giữ:
Cách tốt nhất để vượt qua tâm lý neo giữ là nhìn vào những khung thời gian khác nhau trên đồ thị của bạn.
Nếu bạn thường giao dịch trên đồ thị giờ thì hãy bắt đầu nhìn vào đồ thị ngày hay tuần ngay từ bây giờ và tìm
xem các mức cản và hỗ trợ trong dài hạn của cặp đồng tiền đó và xu hướng dài hạn nhìn ra sao. Bạn cũng nên
nhìn qua các đồ thị ngắn hạn để xem khi nào xu hướng ngắn hạn bắt đầu đảo chiều.
Mở rộng tầm nhìn sẽ giúp bạn tránh tâm lý neo giữ tại bất kỳ xu hướng nào.


Khuynh hướng xác nhận
Tâm lý xác nhận là khuynh hướng tìm kiếm những thông tin để hỗ trợ những niềm tin mà bạn đã có. Ví dụ,

nếu bạn tin rằng EURUSD sẽ lên, bạn sẽ tìm kiếm các thông tin, các chỉ báo kỹ thuật và nhân tố cơ bản để hỗ
trợ cho niềm tin đó của bạn.
Sự nguy hiểm của khuynh hướng xác nhận:
Các nhà đầu tư có xu hướng tìm kiếm thông tin để hỗ trợ cho niềm tin của họ thường sẽ bỏ lỡ những dấu hiệu
có thể giúp họ không bị những thua lỗ không đáng có. Trong nỗ lực tìm kiếm bằng chứng cho niềm tin của họ,
các nhà đầu tư này bỏ quên sự thật đang diễn ra. Cuối cùng, điều này sẽ dẫn họ tới việc đi ngược xu hướng thị
trường và bị thua lỗ.
Bạn có tâm lý xác nhận hay không?
Nếu bạn muốn biết bạn có khuynh hướng xác nhận hay không, hãy hỏi bạn câu hỏi: ”Bạn có thường nhìn thấy
những sai sót trong phân tích của mình hay không?” Nếu câu trả lời là hiếm khi hoặc không bao giờ thì có thể
bạn là một người hay tìm kiếm bằng chứng để xác minh cho những niềm tin của mình.
Vượt qua tâm lý xác nhận:
Cách tốt nhất để vượt qua tâm lý xác nhận là tìm một ai đó, hay một nhóm những đồng nghiệp mà bạn có thể
nói chuyện đầu tư. Và hãy hy vọng rằng những người này không phải lúc nào cũng đồng ý với ý kiến của bạn.
Nói chuyện với các nhà đầu tư với những quan điểm khác nhau sẽ giúp bạn có cái nhìn đa chiều về thị trường.
Đôi khi nhờ đó bạn có thể nâng cao khả năng bảo vệ ý kiến của mình thông qua các cuộc tranh luận đó. Nhưng
nhớ rằng, các cuộc nói chuyện chỉ giúp bạn có cái nhìn nhiều chiều chứ không nên hùa theo hoặc đầu tư theo
các nhà giao dịch đó.
Khuynh hướng sợ thua lỗ
Tâm lý sợ thua lỗ là khuynh hướng tin rằng cảm giác thua lỗ 1000 dollar thì mạnh hơn cảm giác vui mừng do
lời 1000 dollar. Nói cách khác, nỗi sợ thì có sức mạnh hơn là lòng tham.
Sự nguy hiểm của khuynh hướng sợ thua lỗ:
Các nhà đầu tư sợ thua lỗ thì có khuynh hướng giữ lỗ, nuôi lỗ nhiều hơn các nhà đầu tư có khả năng chấp nhận
thua lỗ trong ngắn hạn và tiếp tục một giao dịch mới, nhiều lợi nhuận hơn. Giữ các giao dịch đang lỗ mà không
đóng gây nguy hại cho sự ổn định trong danh mục đầu tư của bạn bằng cách không chỉ là ghi nhận bút toán lỗ
tiềm năng mà còn khiến bạn bỏ lỡ những cơ hội đầu tư khác tốt hơn.
Bạn có sợ thua lỗ?
Nếu bạn muốn biết bạn có khuynh hướng sợ thua lỗ hay không, hãy hỏi bạn câu hỏi: ”Bạn có bao giờ đặt stop
loss sau đó gỡ stop loss với hy vọng giá sẽ quay trở lại mức bạn mong muốn?” Nếu có, bạn đã có khuynh
hướng sợ thua lỗ.

Vượt qua tâm lý sợ thua lỗ:


Cách tốt nhất để vượt qua tâm lý sợ thua lỗ là giao dịch với một kỷ luật là phải đặt lệnh stop loss khi vào trạng
thái. Nhiều nhà đầu tư chỉ đặt mức stop loss trong đầu và nghĩ rằng khi giá đụng mức stop loss họ sẽ tự thoát ra
nhưng thực tế ít ai có thể làm được như thế. Họ để cảm xúc của họ lấn át lý trí và bắt đầu tìm cách nuôi lỗ, lý
giải cho những trạng thái của họ và chờ đợi cho đến khi lời trở lại.
Kết luận ở đây là bạn phải đặt stop loss và không để cảm xúc chi phối quyết định đầu tư của bạn.



×