Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

PHẨM CHẤT cần có của 1 NHÀ LÃNH đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.3 KB, 3 trang )

PHẨM CHẤT CẦN CÓ CỦA 1 NHÀ LÃNH ĐẠO

Sát cánh với tập thể lúc khó khăn
Khi gặp khó khăn, thử thách, người sếp tốt sẽ sẵn sàng đồng cam cộng khổ cùng
nhân viên của mình. Họ là người sẵn sàng nhận trách nhiệm về sai lầm và thiếu sót
của cấp dưới. Chính điều này tạo nên lòng tin và gắn bó lâu dài của nhân viên với
lãnh đạo và công ty.

Khả năng gây ảnh hưởng
Trong cuốn “Phát triển kỹ năng lãnh đạo”, John G. Maxwell nêu ra định
nghĩa “lãnh đạo là gây ảnh hưởng”. Lãnh đạo sẽ không thể là lãnh đạo nếu không
có ảnh hưởng, và ảnh hưởng được tạo ra từ quyền lực của nhà lãnh đạo. Nói cách
khác, tất cả các công việc lãnh đạo đều phải sử dụng đến quyền lực. Muốn vậy, sếp
cần phải có khả năng thuyết phục người khác nghe theo sự chỉ dẫn của mình. Điều
này đòi hỏi sự khéo léo, tài ngoại giao và một số kỹ năng làm việc với con người
để đạt được những kết quả mong muốn.

Đáng tin cậy
Một sếp tốt là một sếp đáng tin cậy. Tổng thống thứ 34 của Mỹ Dwight
Eisenhower đã nói: “Một người muốn trở thành nhà lãnh đạo, phải có những
người tình nguyện đi theo anh ta. Và để có những người đi theo thì phải có được
sự tin tưởng của họ.” Nhà lãnh đạo sẽ được người khác tôn trọng, tin tưởng khi
chứng minh được khả năng, kiến thức chuyên môn của mình một cách chuẩn xác
và đúng thời điểm.

Công bằng


Sự bất công luôn là nguyên nhân dẫn đến sự bất bình trong nội bộ. Một vị sếp tuyệt
vời sẽ tôn trọng nơi làm việc và biết rằng tất cả mọi người cần phải được đối xử
công bằng và bình đẳng. Đó là người đánh giá nhân viên dựa trên năng lực thực sự


và những tiêu chí rõ ràng, minh bạch. Có như vậy mới tạo được động lực làm việc
cho nhân viên của mình.

Biết lắng nghe và thấu hiểu người khác
Một trong những đặc điểm nổi bật của một người sếp tuyệt vời là biết lắng nghe
nhân viên. Đôi khi nhân viên không cần bạn phải tăng lương hay thăng chức cho
họ, họ đơn giản chỉ cần một người lắng nghe và hiểu họ.
Lắng nghe là kỹ năng giao tiếp quan trọng hàng đầu của bất cứ ai muốn có được
thành công, đặc biệt là những người lãnh đạo. Có một nhà quản lý từng nói rằng
“Đừng để lãng phí một trong những nguồn tài nguyên giá trị – đó là những ý kiến
hay của nhân viên.” Việc tôn trọng, lắng nghe ý kiến của mọi người, đặc biệt là
nhân viên cấp dưới sẽ giúp cho nhà lãnh đạo có được những sáng kiến, ý tưởng
mới lạ, đem lại hiệu quả cho công việc chung.

Quan tâm đến mọi người xung quanh một cách chân thành
Trong quyển sách có tựa đề "First, Break All the Rules", hai tác giả Buckingham và
Coffman đã phỏng vấn hơn 80 ngàn nhà quản lý và kết luận rằng các nhà quản lý
làm việc hiệu quả nhất là những người có thể xây dựng thành công mối quan hệ cá
nhân với các nhân viên thông qua thái độ quan tâm một cách chân thành. Họ là
những người không chỉ quan tâm đến công việc mà còn cả những khía cạnh về mặt
tinh thần, giúp mỗi ngày đi làm là một ngày vui.

Bộc lộ sự tin tưởng vào nhân viên
Là một lãnh đạo, rất cần thiết phải đảm bảo rằng mọi nhân viên xứng đáng nhận
được sự tôn trọng mà họ xứng đáng. Vì vậy hãy chắc rằng tin tưởng và tôn trọng
nhân viên bất cứ khi nào và ghi nhận đóng góp của họ. Đây là việc luôn luôn sẵn


sàng trao lại quyền lực, quyền hạn và trách nhiệm cho tập thể. Khi sếp biết thể hiện
sự tin tưởng đối với nhân viên, đương nhiên điều này sẽ khiến các nhân viên cảm

thấy tự tin hơn rất nhiều, điều đó thật sự là rất cần thiết.

Khen thưởng nhân viên hiệu quả
Thành tích, kết quả công việc của nhà quản lý được xây dựng trên chính thành quả
công việc của nhân viên. Vì vậy, một nhà lãnh đạo tài giỏi là người biết cách hỗ trợ
và khích lệ nhân viên mình, khen thưởng nhân viên khi họ hoàn thành tốt/xuất sắc
công việc. Khả năng khen thưởng một cách hiệu quả là một kỹ năng lãnh đạo cơ
bản và điều này sẽ giúp cho các nhân viên phát triển tốt hơn và tự tin hơn.

Khuyến khích nhân viên phát triển
Một vị sếp tốt sẽ luôn tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên có cơ hội học tập, trau
dồi kinh nghiệm để phát triển. Việc khuyến khích nhân viên phát triển bản thân
không chỉ đem lại lợi ích cho cá nhân, mà còn mang lại rất nhiều giá trị cho doanh
nghiệp. Lý do là vì việc khuyến khích phát triển sẽ giúp cho các nhân viên có thể
học và rút kinh nghiệm từ sai lầm, thay vì sợ không dám.

Có thái độ tích cực
Các nhà lãnh đạo tài giỏi luôn có một thái độ lạc quan và lan tỏa như một nguồn
cảm hứng tới những người xung quanh. Bất cứ việc gì nếu được nhìn dưới lăng
kính tích cực sẽ đem lại thái độ lạc quan cho nhân viên và mọi người. Thái độ lạc
quan giúp họ nhìn nhận mọi thứ liên quan đến công việc một cách rõ ràng hơn. Khi
làm việc, họ biết nghĩ về kết quả mong muốn và tìm kiếm các cơ hội hơn là chỉ
nghĩ đến những khó khăn. Từ đó dễ dàng cảm thấy tự tin hơn trong công việc và
can đảm gánh vác trách nhiệm.



×