Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

quà tặng cuộc sống 12 giá trị sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.03 KB, 41 trang )

12 GIÁ TRỊ SỐNG
HẠNH PHÚC
1.1.Định nghĩa
Hạnh phúc sẽ mỉm cười khi lòng ta tràn ngập hy vọng và sống có mục đích.
Khi tâm hồn bình yên và giàu tình yêu thương, hạnh phúc sẽ tự nhân lên.
Khi mong muốn những điều tốt lành đến với mọi người, ta sẽ cảm thấy hạnh phúc tràn
ngập con tim.
1.2.Phân tích giá trị của “Hạnh phúc”
“Điều quan trọng nhất trong cuộc sống? Nếu người ta hỏi một người trong cơn đói, đó sẽ
là thực phẩm. Với một kẻ nào đang lạnh, đó sẽ là hơi ấm. Và nếu một ai đang cam chịu cô
đơn, chắc chắn đó sẽ là sự gần gũi với người khác”.
Bạn có bao giờ ngồi một mình thinh lặng và suy nghĩ về câu hỏi: “Bạn là ai? Tại sao bạn
có mặt trên cõi đời này? Điều gì quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn?”. Câu trả lời tùy
thuộc vào mục đích sống của bạn là gì. Nếu mục đích sống của bạn là sự giàu có thì tiền bạc
là quan trọng nhất. Nếu đó là có được một địa vị cao trong cuộc sống thì sự thăng tiến trong
sự nghiệp là điều quan trọng nhất. Còn nếu đó là hạnh phúc thì gia đình và tình yêu là quan
trọng nhất.
Người hạnh phúc là người biết mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh. Tôi
nghĩ rằng điều quan trọng nhất trong cuộc sống của mỗi người chính là sống làm sao cho
mình được hạnh phúc và để làm được điều đó thì cần phải mang hạnh phúc đến gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp và cũng đừng quên mang hạnh phúc đến cho chính mình bằng những thú vui
giải trí cùng mọi người xung quanh nhiều hơn. Cuộc sống luôn đa dạng và phong phú, hãy
luôn quan tâm đến tất cả những điều đó.
1.3.Cần làm gì để biểu hiện hạnh phúc?
Giá trị cốt lõi của hạnh phúc...
Hạnh phúc không tự nhiên mà có. Đó là một quá trình tìm kiếm, kết hợp giữa các kỹ năng
và cảm xúc. Trước đó, mỗi người phải nhận thức rõ mình là ai và đến từ đâu. Những người
hạnh phúc biết cách cân bằng các giá trị của cuộc sống. Và điều quan trọng nhất là họ biết
biến chúng thành các hành động cụ thể.
Kết nối với cộng đồng
Phần lớn những người hạnh phúc kết nối mạnh mẽ với gia đình, bè bạn và cộng đồng. Kết


nối này giống như một tấm nệm lò xo "bật" lại trầm cảm.
Tham gia các hoạt động phù hợp
Tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng của bản thân, giá trị của con người nhờ đó
được khẳng định và nâng cao. Không có một chiến lược hạnh phúc nào phù hợp với tất cả
mọi người, chúng phụ thuộc vào mục tiêu và sự điều chỉnh của từng cá nhân. Những người
hạnh phúc biết rõ về các giá trị của bản thân, không tự huyễn hoặc mình vì những điều vượt
quá khả năng. Họ có chiến lược phát triển phù hợp với trình độ, tính cách, giới hạn đặt ra. Họ
nắm giữ bí quyết thành công và bằng lòng với những gì mình có.
Không đặt nặng các giá trị vật chất
Các giá trị vật chất không có vị trí tối cao như nhiều người vẫn ca tụng. Rõ ràng, tiền
cũng không thể mua được hạnh phúc.
Nhìn cuộc sống với con mắt lạc quan
Người hạnh phúc biết cách gạt bỏ những bi quan trong cuộc sống bằng ba cách cơ bản.
1


Cách thứ nhất, họ tập trung thời gian và năng lượng vào những gì cần thiết và có thể kiểm
soát được hoàn toàn.
Cách thứ hai, họ biết cách thoát khỏi nhanh chóng những rào cản, hậu quả của những kế
hoạch không thành.
Cách thứ ba, họ xem nghịch cảnh là bàn đạp để sải một bước dài, gần hơn nữa với mục
tiêu. Người hạnh phúc không cho phép hỏng hóc trong một giai đoạn ảnh hưởng đến toàn bộ
cuộc sống của họ.
Biết cách bày tỏ lòng biết ơn
Lòng biết ơn là một liều thuốc bổ cho sức khỏe. Cảm xúc này trấn giữ sự căng thẳng, làm
lành các chấn thương tinh thần, cải thiện lòng tự trọng và “xua đuổi” các ý nghĩ tiêu cực. Các
nghiên cứu đáng tin cậy đã chỉ ra rằng có một mối tương quan giữa việc biểu hiện lòng biết
ơn và sự hài lòng với cuộc sống.
Biết cách phục hồi sau những tổn thương
Cuộc sống là một loạt những thay đổi, bất thường. Nếu sa lầy trong một thất bại, cơ hội

làm lại từ đầu của bạn là cực kỳ hữu hạn. Những người mạnh mẽ luôn biết cách vực bản thân
dậy sau những khó khăn, biến động. Có nhiều cách để phục hồi sau chấn thương. Hãy tìm
kiếm những đam mê mới, tận hưởng cuộc sống, cải thiện các mối quan hệ, dành một chút
thời gian để nhìn nhận, đánh giá và tĩnh tâm lại. Nếu vẫn có thể nhìn thấy những điều tốt đẹp
sau khoảng thời gian khủng hoảng, bạn là một người hạnh phúc.
Biết chăm sóc bản thân
Bạn có thể làm được điều gì với một thể chất yếu ớt? Trước khi nghĩ đến những dự định
lớn lao và ý nghĩa, hãy chăm lo cho sức khỏe của mình. Hãy xem việc chăm sóc bản thân là
một niềm hạnh phúc, với tất cả nhiệt tình, tâm huyết và niềm vui. Tập trung cho sức khỏe là
một bước quan trọng trong hoạch định tương lai tươi sáng của mỗi người.
Giúp đỡ người khác mà không cầu ơn nghĩa
Khi đã có được sự tĩnh tâm và niềm tin vào cuộc sống, nhiều người giúp đỡ đồng loại một
cách tự nguyện, không toan tính. Họ chính là những người nắm giữ được hạnh phúc. Lòng vị
tha và sức khỏe con người cũng có một sợi dây liên kết. Nhân từ với mọi người là phần
thưởng với bản thân. Bạn sẽ cảm thấy mình không quá tồi tệ. Một nghiên cứu trên năm phụ
nữ bị chứng đa xơ cứng trong vòng ba năm cho thấy, từ lúc tình nguyện hỗ trợ 67 bệnh nhân
cùng mắc chứng bệnh này, sức khỏe của họ đã được cải thiện rất nhiều. Họ thu thập được
nhiều kinh nghiệm, bệnh tình thuyên giảm và cảm thấy vui vẻ hơn trong cuộc sống.
Nuôi dưỡng tâm hồn
Mở khóa những bí mật của tâm hồn giúp mỗi người kết nối gần hơn với các giá trị lớn
lao. Một khi giàu có về mặt tinh thần, con người mới có thể cảm nhận được hạnh phúc trong
cuộc sống thường ngày.

2


YÊU THƯƠNG
1. Yêu thương là gì?
Yêu là biết lắng nghe, biết chia sẻ. Tức là bạn muốn điều tốt đẹp cho người khác.
Thương là lòng trắc ẩn: tức là trái tim bạn biết đau với nỗi đau của người khác, biết cười

cùng hạnh phúc của người khác.
Vậy bản chất của yêu thương là xuất phát từ con tim và ta không còn là ta nữa, quên cả
bản thân mình, chấp nhận hy sinh, sẵng sàng cho đi mà không cần nhận lại. Là luôn sống cho
mọi người và vì mọi người.
2. Biểu hiện của yêu thương.
Trong cuộc sống yêu thương không phải chỉ nói là yêu thương, mà yêu thương được tìm
thấy ở những hành động những cử chỉ.
Bạn đã từng khóc khi người thân của bạn của bạn ra đi: đó là lòng trắc ẩn, trái tim bạn
nhận thức được chính nỗi đau mà bạn mình gặp phải, bạn khóc vì bạn thương bạn mình, khóc
vì thương cho người đã mất không còn được bên cạnh gia đình và được tiếp tục cuộc sống
nữa.
Bạn từng tâm sự với bạn bè rồi chứ? Đó là yêu: bạn đang chia sẻ lo lắng, khó khăn của
mình và của bạn ấy. Sau một lần được trải lòng tâm sự người bạn đó sẽ thấy nhẹ lòng hơn và
người đó thấy được niềm tin khi bạn im lặng lắng nghe, động viên, an ủi, khích lệ. Khi bạn
làm điều đó: tức là bạn đang biết lắng nghe, biết chia sẻ. Tức là bạn biết yêu.
Bạn đã từng thấy các cụ già bán vé số hay bán nước ven đường, có bao giờ bạn đi chậm ít
phút thôi để nhìn cụ và nhìn lại chính mình? Khi bạn nhìn thấy, bạn dừng lại mua ủng hộ cụ,
hay là từ từ đi qua và không khỏi suy nghĩ về hình ảnh đó thì đó là lúc yêu thương trong bạn
xuất hiện. Có lẽ không ít người đã khóc khi thấy những hình ảnh đó. Vì bạn thấy thương cho
số phận các cụ quá, già rồi nhưng không có con cháu phụng dưỡng, vì bạn nhận ra rằng hình
ảnh đó cũng giống như hình ảnh làm lụng vất vả của bố mẹ mình. Thì lúc đó bạn đang thể
hiện yêu thương.
Đặc biệt đó là trong mối quan hệ với bố mẹ, anh chị. Mẹ bạn đã cười khi thấy bạn đỗ đại
học, hay lo lắng thức xuyên đêm để chăm bạn khi bạn bị ốm…. Đó là yêu thương. Vì luôn
mong mọi điều tốt đẹp sẽ đến với bạn nên: mẹ thấu hiểu mệt mỏi của bạn và mẹ lo cho điều
đó. Vì mong con sẽ thành công nên mẹ đã vui khi biết bạn bước được một nấc thang mới….
Và yêu thương còn là khi bạn nghi nhận những nổ lực của người khác. Bạn đã từng đố kỵ
với bạn mình khi họ học giỏi hơn mình chưa? Tôi thì có, và tôi nhận ra rằng đó là sai. Khi ta
đố kị, tức là ta chưa yêu thương bạn mình. Yêu thương là còn là sự hiểu biết, đó là đủ khả
năng để phán xét hành động nên và không nên làm và phán xét theo yêu thương thì không

được quá nguyên tắc mà phải linh động theo hoàn cảnh và độ tuổi..
Như vậy yêu thương là lòng tốt, là sự quan tâm, hiểu biết và không đố kị.
Và yêu luôn đi cùng với thương. Tại sao? Yêu là cho đi và cho đi không đòi nhận lại. Để
sự cho đi đó vì lợi ích của đối phương thì đối phương phải là người mà bạn thương. Khi
thương bạn mới hiểu được nổi khó khăn mà họ mắc phải, bạn sẽ thấy đó cũng là khó khăn
của bạn và bạn sẽ dốc hết lòng mình giải quyết khó khăn đó.
3


3. Ý nghĩa mà yêu thương mang lại
Đó là đem lại hạnh phúc cho mọi người và cho chính mình: khi con người biết yêu
thương lẫn nhau thì tức là nhận được sự quan tâm tư mọi người, khi đó người nhận sẽ rất
hạnh phúc. Còn người cho yêu thương đã biết mình làm được điều tốt, tâm trong sáng, lòng
lương thện vậy họ cũng sẽ hạnh phúc.
Xây dựng nên xã hội tốt đẹp: văn minh, giàu mạnh: Con người sẽ đối xử với nhau trên
nguyên tắc: tôn trọng lẫn nhau, giúp đỡ lần nhau, mình vì mọi người… vậy thì đây là yếu tố
dẫn đến xã hội công bằng, văn minh.
Vậy giữa hạnh phúc và yêu thương: có sự khác biệt không?
“Khi tôi yêu thương thì sự bình an về nội tâm và hạnh phúc sẽ đến”. Vậy yêu thuơng
mang lại hạnh phúc cho con người. Và hạnh phúc là trạng thái bình an của tâm hồn thì yêu
thương là sự gửi gắm trạng thái bình yên đó cho người khác.
Giáo dục lối sống yêu thương trong các trường học
I.Các nguyên tắc trong việc giáo dục lối sống yêu thương.

-

Để giáo dục lối sống yêu thương nói riêng hay các giá trị sống chung ta cần trải qua các
cho
học sinh hiểu và trải nghiệm sâu sắc về nó.Để làm được điều này cần phải có những
nguyên tắc sau :

Tương tác : Giá trị sống không thể được hình thành qua việc nghe giảng và đọc tài liệu, mà
phải có sự tương tác giữa giáo viên và học sinh. Cần tổ chức các hoạt động tương tác giữa
giáo viên và học sinh trong quá trình giáo dục
Trải nghiệm : người học cần được đặt mình vào tình huống để tự mình cảm nhận và thực
hành
Tiến trình : lối sống yêu thương ko thể hình thành trong ngày một ngày hai mà đòi hỏi một
quá trình
Thay đổi hành vi : mục đích của giáo dục lối sống yêu thương là giúp người học có những
hành vi yêu thương tích cực
Thời gian : thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc, và càng sớm càng tốt
II.Các phương thức giáo dục.

- Thông qua việc dậy học các môn ( ví dụ môn đạo đức )
- Thông qua chủ các hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Thông qua hoạt động của các câu lạc bộ
III.Các bước thực hiện giáo dục lối sống yêu thương trong các trường học.
1. Xây dựng bầu không khí tâm lý thân thiện, cởi mở, gần gũi

Xây dựng bầu không khí có sự thấu hiểu lẫn nhau để tất cả mọi người có thể cảm nhận
được tình yêu thương, có giá trị, tôn trọng và an toàn.
2.Các hoạt động nhận diện giá trị sống yêu thương.
Học sinh cần phải hiểu rõ về giá trị sống yêu thương. Hàng ngày quanh ta vẫn luôn hiện
hữu các giá trị sống yêu thương nhưng không phải ai cũng có thể hiểu và nhận ra điều ấy,
4


cảm nhận đúng và rõ ràng về nó.Vì thế cần có các hoạt động nhằm nhận diện giá trị sống yêu
thương.
2.1 Học sinh tìm hiểu về nội dung giá trị sống yêu thương
Học sinh có thể tìm hiểu thông qua tài liệu, các bộ phim, câu truyện nói về tình yêu

thương.(ví dụ chương trình quà tặng cuộc sống,....)
2.2 Suy nghĩ về giá trị sống yêu thương
Sau khi đã được tìm hiểu giá trị sống yêu thương một cách lí thuyết, học sinh cần suy
ngẫm, tưởng tượng, hiểu sâu rộng hơn về nó. Để thực hiện điều này cần tổ chức các hoạt
động tưởng tượng và suy ngẫm, yêu cầu học sinh đưa ra các tình huống, ý tưởng của riêng
mình về kĩ năng sống.
Ví dụ như yêu cầu học sinh tưởng tượng về một thế giới mà người người yêu thương giúp
đỡ lẫn nhau sẽ như thế nào,một gia đình không có các cuộc cãi vã hay bạo lực gia đình sẽ như
thế nào.
2.3 Nhận diễn giá trị sống yêu thương qua thực tế.
Giáo viên có thể cho học sinh xem video, xem phim, tham gia hoạt động thực tiễn ( các
hoạt động từ thiện...)... rồi từ đó yêu cầu học sinh chỉ ra đâu là những hành vi theo đúng giá
trị sống yêu thương và đâu là những hành vi đi ngược lại điều đó.Sau đó yêu cầu học sinh
nhận xét về những hành vi ấy.
3 Tổ chức các hoạt động thực tiễn nhầm chia sẻ yêu thương.
Sau khi đã hiểu kĩ càng thế nào là sống yêu thương.Và nhận thức được các hành vi đúng
giá trị và ngược lại giá trị đó, học sinh cần được trải nghiệm các giá trị, và thực hiện nó thông
qua các hoạt động thực tiễn.
Ví dụ như : tổ chức hoạt động quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt miền trung. Tổ chức hoạt
động đi đến dậy học tại các trại trẻ mồ côi,...........

5


TÔN TRỌNG
I. TỔNG QUAN VỀ TÔN TRỌNG
1. Khái niệm

“Tôn trọng trước hết là tự trọng- là biết về các phẩm chất của mình.”
Tự tôn trong bản thân mình

Tin mình xứng đáng được thành công trong cuộc cống
Tôn trọng là lắng nghe người khác
Thế nào là lòng tự trọng thấp?
Lòng tự trọng thấp xuất phát từ việc bạn thiếu thái độ tích cực về một trong những điều
trên đối với chính mình. Chẳng hạn:Hay ghen tỵ với kết quả của người khác, dọa nạt, ăn hiếp
người yếu hơn để tỏ ra mình oai, thích tả ra ta đây, giáo điều người khác, chỉ tập trung vào giá
trị ảo, bề ngoài, thành tích…
 Thế nào là lòng tự trọng cao?
Tự trọng cao thì ngược lại,đo đoàng hoàng, tử tế, lịch sự. Người có lòng tự trong cao sẽ
thành công trong cuộc sống.





2. Biểu hiện của tôn trọng

1. Đối với bản thân
Tôn trọng trước hết là tự trọng – là biết rằng tự bản thân mình có giá trị. Một phần của tự
trọng là nhận biết những phẩm chất của chính bản thân.
2. Đối với người khác
Tôn trọng là lắng nghe người khác. Tôn trọng là biết người khác cũng có giá trị như bản
thân mình. Tôn trọng sẽ hình thành sự tin cậy lẫn nhau.
Khi chúng ta tôn trọng chính mình, thì dễ dàng tôn trọng người khác. Những ai biết tôn
trọng sẽ nhận được sự tôn trọng. Hãy biết rằng mỗi người đều có giá trị và khi thừa nhận giá
trị của người khác thì thế nào cũng chiếm được sự tôn trọng của người khác đối với mình.
Một phần của sự tôn trọng là ý thức là tôi có sự khác biệt với người khác trong cách đánh
giá.
3. Đối với xã hội
Tôn trọng môi trường xung quanh, không gian sống, làm việc giao lưu văn hóa giải trí

của xã hội.
Hành động thiếu tôn trọng có thể kể đến như là hút thuốc lá trong phòng làm việc, trên
toa xe, trong rạp hát, nơi công cộng như chốn không người, bất chấp lời phàn nàn, sự khó
chịu của những người xung quanh. Chúng ta hiện nay đang đau đầu, khó chịu về những cử
chỉ bất lịch sự diễn ra xung quanh ta, đặc biệt ở lớp trẻ mới lớn, lớp người đang chịu ảnh
hưởng nhiều của mặt trái của cơ chế thị trường, chạy theo lối sống ích kỉ, vụ lợi, chủ nghĩa cá
nhân mà quên đi lẽ sống cao đẹp "mình vì mọi người" mà ông cha ta bao đời để lại. Bây giờ
không hiếm trường hợp gặp người già đến nhà, con cái không chào; lên xe buýt, thanh niên
tranh chỗ ngồi, không nhường cho người già, phụ nữ có con nhỏ. Nói tục, chửi bậy, chửi thề
trước đông người cũng là những biểu hiện không có văn hóa thiếu tự trọng. Những kẻ bất lịch
sự không chỉ thể hiện họ không tôn trọng người khác mà chính họ thiếu lòng tự trọng, đã nêu

6


ra một hình ảnh xấu về bản thân trước mặt người khác. Những cách hành xử như vừa nêu là
những biểu hiện rất thiếu văn hóa, không thể chấp nhận trong xã hội.

+
+






Điều chỉnh âm lượng nhất định ở nơi công cộng.
Bạn nên giữ âm lượng vừa phải để người đứng cách bạn không xa không nghe thấy tiếng bạn.
Nếu bạn đang nói chuyện điện thoại di động, hãy nhớ tất cả mọi người xung quanh không
muốn nghe chuyện của bạn. Sẽ thật khó chịu và thiếu tôn trọng với việc nói to.

Khi một người nào đó đang trò chuyện với bạn, hãy tôn trọng họ và giao tiếp bằng mắt, ít
nhất là nhìn vào họ. Đừng bỏ qua đôi mắt của người đối diện.
Không ngắt lời khi người khác đang nói.
Khi một người khác đang nói chuyện, bạn đừng nên nói xen ngang hay làm gián đoạn câu
chuyện của họ. Đừng cố gắng lao vào cuộc đối thoại như thể bạn không mảy may quan tâm
đến những gì người khác nói.
Đừng chen ngang hàng.
Bạn nên nhớ cách cư xử của bạn khi đợi trong hàng một. Không thể đếm hết bao nhiêu
lần khi chúng ta đang đứng xếp hàng và một người nào đó chen ngay vào trước mặt mình.
Điều đó thực sự khiến người khác bực mình. Bạn nên nhớ sự tôn trọng thể hiện ngay ở những
hành động rất nhỏ.
Giữ lời hứa. Nếu bạn thực sự muốn tôn trọng người khác, bạn cần phải giữ lời hứa của mình.
Thất hứa là bất kính.

3. Ý nghĩa của sự tôn trọng

Trước khi đến với phần ý nghĩa của sự tôn trọng, mình mời cô và các bạn cùng nghe mình
kể một câu chuyện. câu chuyện như sau :
“ Ngày xửa ngày xưa, trong một khu rừng nọ, có một đôi bạn rất thân tên là sóc trắng và
rùa con. Một hôm, sóc trắng đến nhà rùa con chơi, nó đã bị thu hút bởi một cây hạnh trĩu quả
ở góc vườn. Rùa con nói:
Nhiều quả thế đấy, nhưng mình không cần dùng đến………………
Ba ngày sau………
Rùa con ngạc nhiên vì cây hạnh chẳng còn một trái nào. Lúc đó sóc trắng cũng vừa đến,
nó nói về rùa con:
Hôm qua, mình đã hái hết những trái hạnh trên cây để mang tặng cho một người bạn. Xin
lỗi cậu nha
Rùa con chẳng nói gì, nó quay mặt bỏ vào trong. Sóc trắng hỏi:
Cậu giận mình à, chẳng phải cậu nói là số hạnh đó cậu không dùng hay sao?
Rùa con nhìn nó trả lời:

-Bạn không sai, nhưng không có nghĩa là việc bạn làm là đúng. Số hạnh đó đối với mình
chẳng đáng là gì cả, đối với bạn bè mình không hề tính toán so đo, nhưng ít ra thì cậu nên nói
với mình một tiếng trước khi hái nó mang tặng cho người khác, dù sao đi nữa nó cũng thuộc
quyền sở hữu của mình. Hôm nay, mình gặp bác nai ở đầu hẻm, thấy bác ấy ho nhiều lắm,
mình có hứa là sẽ tặng bác một ít hạnh để ngâm thuốc chữa bệnh ho, nhưng bây giờ thì……..
Sóc trắng chau mặt:

7


Bạn tiếc với mình sao, thôi để mình ra chợ mua hạnh về trả cho cậu…
Rùa con:
Cậu lại sai nữa rồi,vấn đề ở đây không phải là số hạnh đó…..mà là bạn đã không……..mà
thôi đi, có thể là cậu không hiểu…”
Vậy qua câu truyện trên, theo các bạn ý nghĩa của sự tôn trọng này là gì ?
Ý nghĩa:
- Tôn trọng người khác là tôn trọng danh dự, phẩm chất và lợi ích của người khác.
- Khi bạn tôn trọng người khác thì người khác sẽ tôn trọng mình
- Khi mọi người tôn trọng lẫn nhau thì sẽ làm cho quan hệ xã hội ngày càng lành
mạnh hơn.
Bạn tôn trọng người khác chính là bạn đã tôn trọng chính bản thân mình.Bạn muốn người
khác tôn trọng mình không? Bạn có muốn có được sự tôn trọng đó? Muốn người khác tôn
trọng mình bạn hãy tôn trọng những người xung quanh. Đó chính là cách để bạn nhận lại
được sự tôn trọng từ những người khác.
- Tôn trọng chính là lịch sự và tế nhị : Không phải sự tôn trọng cứ phải được thể hiện
ra thì mới coi là sự tôn trọng, nhưng đầu tiên, tôn trọng sẽ bắt đầu từ trái tim bạn, từ tấm lòng,
chứ không phải là hành động bên ngoài
Khi chúng ta tôn trọng một người, chính là chúng ta dành cho người đó một vị trí trong
cuộc sống của mình. Tôn trọng đồng hành với tình yêu thương. Định nghĩa chính xác cho
động từ "yêu" là bỏ thời gian và tâm sức để làm những gì thật xứng đáng cho người rất quan

trọng đối với chúng ,tôn trọng cung cấp năng lượng bảo đảm ý nghĩa tình yêu cho chúng ta.
Khi suy nghĩ tường tận một chân lý, thì cho dù bạn trân trọng điều gì thì đều xuất phát từ
đáy lòng của bạn.Và khi coi trọng một sự vật nào đó ,như công việc, xe, ban bè, đồ chơi thì ta
sẽ rất vui khi được quan tâm và chung sống với nó mà không muốn đánh mất hay làm tổn
thương đến nó. Từ đó tôi phát hiện rằng khi ta đề cao giá tri người bạn đời và gia đình của
chúng ta, việc bày tỏ tình yêu của mình đối với họ cũng trở nên dễ dàng hơn. Ở bên cạnh họ
tôi cảm thấy hạnh phúc. Cảm giác tình yêu chính là sự phản ánh chân thực của tôi đối với
họ .Vậy phải làm thế nào để lấy được cảm giác tình yêu đã đánh mất, bạn có thể làm điều đó
bằng cách tôn vinh giá trị của người đó trong lòng bạn.
Học cách tôn trọng như thế nào
1. Học cách tôn trọng bản thân

- Tôn trọng bản thân là:
+ Sự tự trọng, biết nhận ra giá trị của bản thân và những phẩm chất của bản thân.
+ Bản thân mình cần nhận ra những ưu điểm của bản thân để phát huy chứ không nên tự
ti, mặc cảm với những gì là khuyết điểm hoặc hạn chế của mình.
- Học cách tôn trọng bản thân :
+ Xây dựng lòng tự trọng cho bản thân mình, mình có quan điểm, chính kiến rõ ràng.
8


+ Tự trọng cũng là biết tự hào về bản thân, nghĩa là có thái độ và cách nhìn tích cực về
mình, không phải là tự ái, tự cao, tự đại, kiêu căng, ngạo mạn nghĩa là tự đề cao bản thân
mình so với người khác, yêu cầu người khác phải làm hài lòng mình, không coi ai ra gì.
+ Ý thức được những điểm mạnh của cá nhân mình nghĩa là mình không giỏi hơn ai mà
cũng không kém ai, quan trọng là mình có gì và từ đó phát huy điểm mạnh thông qua phấn
đấu và rèn luyện.
+ Tin tưởng vào năng lực của bản thân, không tự ti, mặc cảm, e rè, tuyệt vọng hay dày vò
bản thân về bản thân như sao mình kém vậy, dốt vậy !..... Vì khi tôn trọng bản thân chính là
có niềm tin với những gì mình làm được.

Ví dụ như tự nhủ, tự nói những lời tích cực với bản thân như Tôi cũng chăm chỉ đấy chứ !
Tôi có khả năng làm được điều đó ! Tôi sẽ làm được điều đó !...
+ Trân trọng những phẩm chất mà bản thân mình có được.
+ Có trách nhiệm với bản thân, bạn phải đối diện với sự thật và chấp nhận sự thật dù đó là
thất bại, bởi khi đó bạn sẽ càng trân trọng được những công sức mà mình đã bỏ ra.
- Ý nghĩa của tôn trọng bản thân :
+ Giúp bản thân có niềm tin với bản thân và tự tin để làm những điều mình muốn, mình
thích.
+ Giúp tôn trọng người khác.
2. Học cách tôn trọng người khác

+ Biết lắng nghe, đặc biệt là trong giao tiếp, không nên ngắt lời người khác.
+ Biết nhận ra giá trị và phẩm chất của người khác vì ai cũng có những phẩm chất riêng
biệt, đáng quí và đáng trân trọng.
+ Kính trên, nhường dưới.
3. Bài học sư phạm

+ Tôn trọng cấp trên
+ Tôn trọng đồng nghiệp
+ Tôn trọng nhân cách và phẩm chất của học sinh.
4. Học cách tôn trọng từ những điều nhỏ nhất

Trước khi học cách tôn trọng những điều lớn lao thì chúng ta nên bắt đầu từ những việc
nhỏ bế nhất, đó là:
- Tuân thủ các quy tắc chung của tập thể: đi học đúng giờ, hoàn thành bài tập nhóm đúng
thời hạn,… => đã tô trọng bản thân, tôn trọng những quy tắc chung của lớp, của nhóm.
- Lễ phép với người lớn tuổi: khi gặp ông bà, chú, bác, thầy cô giáo thì chào hỏi, lễ phép,
…. Chính là tôn trọng người lớn tuổi.

9



- Tự tin vào chính bản thân mình, không mặc cảm, tự ti với những khuyết điểm của bản
thân. Đó chính là cách tôn trọng chính bản thân mình
- Cuối mỗi ngày hồi tưởng và liệt kê những việc tốt mà mình đã làm cho bản thân, cho
mọi người, … càng liệt kê nhiều => bản thân cảm thấy vui hơn, mình là người có ích hơn.
- Thỉnh thoảng hãy tìm những người bạn tin tưởng xin những lời nhận xét để cải thiện bản
thân => rèn luyện bản thân => tôn trọng bản thân hơn.
- Thay vì ganh tỵ với những người hơn mình
- Lập nhật ký chiến thắng: ghi lại những thành tích, những chiến thắng của bản thân dù là
những việc nhỏ. Thỉnh thoảng gặp khó khăn hay mấy tự tin thì hãy đem cuốn nhật ký đó ra
xem => làm động lực cho bản thân để tiếp tục cố gắng.
- Bài học hay nhất bạn học được từ những "kẻ thù" của mình là sự tôn trọng với người
khác. Bởi vì, họ không tôn trọng bạn, và họ luôn đối xử tệ hại với bạn. Điều đó quả thực khó
chịu, và bạn cũng muốn đối xử với họ y như cách họ đối xử với bạn; "anh không tôn trọng tôi
thì sao tôi phải tôn trọng anh?. Nhưng như thế nghĩa là bạn đã bị ảnh hưởng bởi họ, bị họ kéo
theo. Bạn muốn như thế chứ?
Thay vì trả đũa với thái độ sao chép lại từ những kẻ mình ghét, bạn hãy tôn trọng họ. Sự
tôn trọng không có nghĩa là bạn phải thích họ. Tỏ ra tôn trọng đối phương chứng tỏ rằng bạn
là một người tử tế và nếu may mắn thì người kia cũng sẽ dần tôn trọng bạn.
Khi chúng ta tôn trọng chính mình thì dẽ dàng tôn trọng người khác. Những ai biết tôn
trọng sẽ nhận được sự tôn trọng. Mỗi người đều có giá trị và khi thừa nhận giá trị của người
khác thì chúng ta đã chiếm được sự tôn trọng từ người đó.
HÌNH THÀNH GIÁ TRỊ TÔN TRỌNG
− Để học sinh tôn trọng cũng như để hình thành giá trị sống ấy cho bản thân mình và học sinh
thì trước hết với tư cách của người giáo viên thì cần phải có phẩm chất đạo đức tốt, cần là
tấm gương sáng để các em học sinh noi theo, từ đó học sinh sẽ tôn trọng người giáo viên và
cũng giúp các em hình thành đức tính tôn trọng cho mỗi cá nhân.
− Từ góc độ nghề nghiệp, đó chính là giao tiếp sư phạm, phương pháp dạy học và tri thức của
giáo viên. Giáo viên có khiếm khuyết một trong ba vấn đề này sẽ khó có được sự tôn trọng từ

người học. Dĩ nhiên, để từ tôn trọng đến quý trọng còn phải cần nhiều hơn.

10


KHOAN DUNG
1. Khoan dung là gì
Khoan dung la biết tha thứ, độ lượng, là biết giúp đỡ tha thứ cho những người phạm lỗi
và biết sửa chữa không phạm lại lỗi
Khoan dung la một thái độ khách quan và công bằng đối với những người mà ý kiến,
hành vi, chủng tộc tôn giáo, dân tộc của họ khác mình không hề có sự cố chấp. Đó là sự tôn
trọng lẫn nhau.
2. Những biểu hiện của lòng khoan dung
-Khoan dung: Luôn tôn trọng và cảm thông với người khác.
- Khoan dung: Biết tha thứ cho người khác khi họ biết lỗi.
- Khoan dung: Không chấp nhặt hẹp hòi; biết chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của
người khác trên cơ sở những chuẩn mực xã hội
- Khoan dung là sự cởi mở và nhận ra vẻ đẹp của những điều khác biệt.
Ví dụ:
- Ôn tồn thuyết phục, góp ý giúp bạn sửa lỗi;
- Tha thứ khi người khác đã biết lỗi và sửa lỗi;
- Nhường nhịn bạn bè, em nhỏ;
- Công bằng, vô tư khi nhận xét người khác; . . .
3. Ý nghĩa của lòng khoan dung
Khoan dung là một đức tính quý báu của con người.
Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt.
Nhờ có long khoan dung trong cuộc sống mà mối quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên
lành mạnh, thân ái, dễ chịu.
Khoan dung vừa có lợi cho ta vừa có lợi cho người chẳng thế mà danh nhân Pierre Benoit
đã khẳng định “Khoan dung là đức tính đem lợi về cho cả ta lẫn người khác”. Khi ta thể hiện

lòng khoan dung với ai đó thì tâm hồn ta cảm thấy thanh thản, nhẹ nhõm vì đã làm được một
điều có ý nghĩa của phẩm chất nhân ái, vì như thế là không vi phạm vào sự nhỏ nhen, hẹp hòi
trái với phẩm chất quý giá của con người.
Mặt khác, khoan dung tha thứ lỗi lầm cho người khác thì có thể cảm hóa được họ.Khi
nhận được lòng khaon dung thì bản thân người đó sẽ ăn năn hối lỗi, tự tu chỉnh bản thân
mình, sửa chữa lỗi lầm và có thể biết ơn ta nữa, từ đó không tiếp tục phạm lỗi mà họ đã từng
mắc phải.
Lòng khoan dung, độ lượng tha thứ đã được Phật giáo đánh giá rất cao, xem đó là “Tài
sản lớn nhất của đời người”. Bởi trong con người ta, có phần tốt và phần xấu, phần thiện và
phần ác, phần người và phần con. Lòng khoan dung làm cho tâm hồn ta trở nên thánh thiện,
cao thượng và giàu có hơn mà như chúng ta đã biết sự giàu có về vật chất không thể nào sánh
được so với sự giàu có trong tâm hồn. Đúng như một triết gia nào đó đã nói :”Sự nghèo nàn
về của cải vạt chất không đáng sợ bằng sự nghèo nàn về tâm hồn”.

11


Mặt khác, lòng khoan dung là một yếu tố quan trọng đem lại sự bình yên, thân thiện cho
xã hội và gia đình. Liên hệ trong cuộc sống hang ngày khi xảy ra các sai phạm, bất hòa, xung
khắc ta phải lấy sự khoan dung, nhường nhịn làm phương châm xử thế.
Một số câu ca dao tực ngữ nói về lòng khoan dung như:
Một điều nhịn chín điều lành
Chồng giận thì bớt lời- Cơm sôi nhỏ lửa cả đời không khê.
Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại.
4. Làm thế nào để có lòng khoan dung
+ Biết lắng nghe để hiểu người khác.
+ Biết tha thứ cho người khác.
+ Không chấp nhặt, không thô bạo.
+ Không định kiến, không hẹp hòi khi nhận xét người khác.
+ Luôn tôn trong và chấp nhận người khác.

- Vì có như vậy mới không hiểu lầm, không gây sự bất hào, không đối xử nghiệt ngã với
nhau. Tin tưởng và thông cảm với nhau, sống chân thành và cởi mở hơn. Đây chính là bước
đầu hướng tới lòng khoan dung.
- Tin vào bạn, chân thành cởi mở với bạn, lắng nghe ý kiến, chấp nhận ý kiến đúng, góp ý
chân thành không ghen ghét, định kiến, đoàn kết thân ái với bạn.
- Phải ngăn cản, tìm hiểu nguyên nhân, giải thích tạo điều kiện giảng hòa.
- Tìm nguyên nhân, giải thích thuyết phục, góp ý với bạn, tha thứ và thông cảm, không
định kiến.
Khi ta biết trân trọng giá trị tốt đẹp ở người khác và thấy điều tích cực trong mọi tình
huống là lúc chúng ta có lòng khoan dung nhất.
- Biết giải quyết mọi xung đột hàng ngày giữa mọi người với nhau bằng lòng khoan dung.
- Khi có những vướng mắc, xung đột, cần phải biết:
+ Chấp nhận sự khác biệt.
+ Không đòi hỏi quá nhiều ở mỗi bên.
+ Chia sẻ sự nhìn nhận những mặt tốt đẹp ở mỗi bên.
+ Biết cho qua những chuyện đã qua.
+ Mỗi người phải tự biết điều chỉnh, dung hòa nỗi bức xúc của mình.
+ Hãy nhẹ nhàng, thanh thản bàn đến những điều tốt đẹp hơn.
+ Không có kẻ thua, người thắng, chỉ có điều tốt đẹp.
5. Củng cố
Đúng như người xưa đã dạy: "Rộng lớn nhất thế giới là đại dương, rộng lớn hơn cả đại
dương là bầu trời, rộng lớn hơn cả bầu trời chính là lòng người". Khoan dung là đức tính quý
báu của con người, không chỉ thể hiện chúng ta là người có văn hoá, có hiểu biết, mà còn làm
cho cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp, giàu ý nghĩa. Là những thầy cô giáo tương lai,
lòng khoan dung lại càng trở nên cần thiết: khoan dung với cuộc sống, khoan dung với học
trò. Chúng ta cần học tập, rèn luyện để trở thành những con người có lòng khoan dung.

12



13


KHIÊM TỐN
Chỉ có kiến thức thôi chưa đủ để chúng ta sống tốt đẹp hơn. Điều quan trọng hơn là từ
những kiến thức các bạn đã có, bạn cần xác định đúng đắn giá trị sống và rèn luyện những kĩ
năng sống phù hợp. Giá trị sống đúng đắn, kĩ năng sống phù hợp sẽ giúp chúng ta đưa ra
những quyết định sáng suốt, giúp chúng ta có lối sống lành mạnh hơn.
Nếu lòng chân thành giúp cho con người tạo cho mình một thế đứng trong quan hệ giao
tiếp với mọi người thì tính giản dị giúp con người tránh xa được những thất bại tầm thường,
lòng khiêm tốn là một thứ giúp ích cho đời sống con người chúng ta những bước tiến thành
công trọng đại trong lĩnh vực tinh thần cũng như về phương diện giao tiếp. Khiêm tốn làm
cho một người trở nên vĩ đại trong trái tim của nhiều người. Vậy khiêm tốn là gì? Nó có ý
nghĩa thế nào?
1. Khái niệm
Khiêm tốn: Khiêm trong khiêm nhường, tốn trong từ tốn.
Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, bao giờ cũng nuôi cao óc
học hỏi, hoài bão trọng đại của cá nhân là tiến không ngừng, chủ đích là không khoe
khoang, không tự đề cao cá nhân mình với người khác.
Chữ “khiêm” thể hiện thái độ nhũn nhặn, kính trọng người khác, tự cho mình là kém cỏi.
Chữ “tốn” thể hiện sự nhường lại, thua kém, cũng là nhũn nhặn. Sự khiêm tốn có thể được
tóm gọn lại là việc không coi bản thân là cao hơn so với người khác. Một cách giải thích khác
là sự khiêm tốn là việc “biết thân biết phận”, tức là ý thức được vị trí và tầm vóc thực sự của
bản thân trong một bối cảnh nhất định, thường là trong một cộng đồng con người, mà cũng có
thể là trước một sức mạnh thiên nhiên nào đó.
Khiêm tốn: có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự đề cao,
không kiêu căng tự phụ.
Sự khiêm tốn tồn tại ở hai mức: sự khiêm tốn bên ngoài và sự khiêm tốn bên trong. Sự
khiêm tốn bên ngoài là cách xử sự làm sao để người xung quanh đánh giá chúng ta là
“khiêm tốn”, hay ít nhất không cho rằng chúng ta là “thiếu khiêm tốn”. Điều này nhằm mục

đích xây dựng quan hệ tốt và sống hòa đồng với xung quanh. Sự khiêm tốn bên trong, trái
lại, không quan tâm đến sự đánh giá của xung quanh. Sự khiêm tốn ở bên trong bền vững
hơn, thống nhất hơn, và có ảnh hưởng lớn hơn sự khiêm tốn ở bên ngoài. Sự khiêm tốn bên
ngoài không nói lên sự khiêm tốn bên trong. Ngược lại một người có vẻ như không khiêm
tốn bên ngoài, không có nghĩa là người đó không có sự khiêm tốn bên trong.
Sự khiêm tốn bên trong không phải là một đức tính trời cho theo kiểu “tự nhiên nó
thế”, cũng không phải là một giá trị “đạo đức” hay “truyền thống” đến từ bên ngoài. Khi
chúng ta dành nhiều thời gian để nhìn nhận và suy ngẫm một cách khách quan, thì sự khiêm
tốn là một kết luận hoàn toàn hợp lý, một điều gì đó rất tự nhiên, rất dễ hiểu, dễ chấp nhận,
đến từ bên trong chúng ta. Sự khiêm tốn là một kết quả tất yếu, một “sản phẩm phụ” của
quá trình trưởng thành của tư tưởng cá nhân. Dưới đây là một số trong số rất nhiều điều tôi
cảm thấy góp phần tạo nên sự khiêm tốn.
2. Ý nghĩa
Có thể có người sẽ đặt câu hỏi: thế khiêm tốn để làm gì? Sự khiêm tốn bên ngoài sẽ
chỉ có tác dụng khiến cho mọi người xung quanh khen chúng ta là “khiêm tốn”. Nhưng sự
khiêm tốn bên trong có vai trò rất quan trọng đối với hạnh phúc, thành công và sự trưởng
thành của bản thân chúng ta. Nếu không có sự khiêm tốn, chúng ta sẽ dễ dàng tự đánh giá
quá cao bản thân, tự cho mình là đúng, và do đó sẽ rất khó tiếp thu kiến thức và tư tưởng
mới, nhất là từ những người mà chúng ta không “phục”. Khi gặp ý kiến trái chiều, chúng ta
sẽ không nghĩ đến việc tìm hiểu ngọn ngành lý do của ý kiến đó, mà sẽ có xu hướng phủ
14


nhận hoặc gạt bỏ ngay ý kiến đó đi. Điều đó sẽ không có lợi cho việc đạt được một cái nhìn
toàn diện hơn, đầy đủ hơn về mọi điều trong cuộc sống.
Sự thiếu khiêm tốn cũng sẽ khiến chúng ta có xu hướng giải quyết mọi việc bằng đối
đầu thay vì đối thoại. Kể cả khi đối thoại, chúng ta cũng sẽ không để ý đến lời nói và lợi ích
của phía bên kia, dẫn đến thế bế tắc, đối lập, hoặc chỉ đạt được kết quả thấp hơn mức có thể
đạt được bằng việc hợp tác. Thế gian không nhiều “người xấu” và “kẻ địch” như chúng ta
vẫn hay nghĩ. Mỗi người đều hành động vì lợi ích của bản thân, chứ không phải chỉ để triệt

hạ người khác. Chỉ cần chúng ta có thái độ khiêm tốn hơn, tôn trọng đối phương hơn, biết
lắng nghe hơn, thì rất có thể chúng ta sẽ có thể tìm ra được cách tháo ngòi xung đột, hay tìm
ra một giải pháp giúp cả hai bên đều có được lợi ích mong muốn.
Sự khiêm tốn là một trong những dấu hiệu của một nhân cách phát triển. Có lẽ vì
vậy mà chúng ta thường đánh giá cao sự khiêm tốn ở người khác. Tuy nhiên, sự khiêm tốn ở
bên trong, như đã nói ở trên, không phải là những hành vi bề ngoài, cũng không phải một
đức tính riêng lẻ, mà chỉ là một trong những kết quả của việc tu dưỡng bản thân. Vì vậy,
chúng ta không nên chạy theo sự khiêm tốn, mà nên tập trung vào việc sống có ý thức và
suy ngẫm sâu xa về mọi việc. Khi đó tự khắc sự khiêm tốn sẽ đến với chúng ta một cách rất
tự nhiên và hợp lý
Khiêm tốn là một đức tính tốt mà mọi người cần phải trau dồi, rèn luyện. Nội dung
khiêm tốn có nghĩa là sự kính nhường, có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá
bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình hơn người.
Khiêm tốn sẽ có sự tỉnh táo, để nhận thức được chân lý một cách đúng đắn, khách
quan; đồng thời có được sự ủng hộ, giúp đỡ chân thành của mọi người. Nó đem lại cho ta
nhiều khả năng cả về trí lực và vật lực để đạt đến sự thành công cũng như sự tin tưởng của
mọi người. Để đạt tới sự chuẩn mực, đức khiêm tốn cần phải đặt trong mối quan hệ tương
xứng với lòng tự tin. Đức khiêm tốn càng cao thì lòng tự tin phải càng lớn. Bởi tự tin chính
là "cơ sở vật chất" cho khiêm tốn. Tương tự, lòng tự tin cũng phải lấy khiêm tốn làm "cái
neo" để không vượt quá hiện thực. Nếu không có "cái neo" này thì lòng tự tin dễ chuyển
sang tự tôn rồi tự kiêu, tự phụ lúc nào không hay.
Trong phát ngôn, cổ nhân đã dạy "Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói". Khiêm tốn trong phát
ngôn còn là việc sử dụng từ ngữ giản dị, dễ hiểu, không dùng từ "đao to búa lớn" hay "cao
siêu huyền bí". Hồ Chí Minh đã cho chúng ta một hình mẫu về sử dụng ngôn ngữ giản dị
mà không kém phần sâu sắc. Khiêm tốn trong phát ngôn còn là không nói nhiều về mình,
không khoe khoang.

3. Biểu hiện của khiêm tốn
Khiêm tốn là một thái độ sống tích cực, một cách làm phong phú thêm kiến thức, kinh
nghiêm của bản thân từ cuộc sống. Thái độ khiêm tốn thể hiện qua từng lời nói, hành động và

cử chỉ một cách thật tâm đối với mọi người. Trong khiêm tốn có sự tự tin.
- Là kiệm lời, nói đúng nơi, đúng chỗ
- Là nhún mình, luôn học hỏi những người khác
- Không ba khoác lác, luôn tự cho mình lúc nào cũng cần học tập và làm việc vì lợi ích
của họ và cộng đồng.
- Là người khiêm tốn không bao giờ thỏa mãn, lúc nào họ cũng cho rằng kiến thức của họ
không đủ nên cần học hỏi.
Người khiêm tốn là người như thế nào?
Người khiêm tốn nhận được nhiều lợi thế trong cuộc sống, hiểu kiến thức của mình rất
giới hạn, nên biết lắng nghe điều hay, lẽ phải từ mọi người, nhỏ nhẹ khi nói chuyện hoặc
tranh luận, không chạm lòng tự ái của người khác. Người có tài như Newton còn
15








nghĩ: “Những điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước, những điều chúng ta không biết là cả
một đại dương”.
Người khiêm tốn trung thực, không dấu dốt vì luôn biết được điều gì mình chưa biết,
không lừa thiên hạ và tự lừa dối mình. TS. Billy Sharp tâm sự: “Tôi biết những điều tôi biết.
Nếu tôi luôn tìm cách nói chúng ra nhằm gây ấn tượng với mọi người thì tôi sẽ chẳng học
hỏi được thêm gì”.
Người khiêm tốn không ngần ngại hỏi bất kỳ ai để học hỏi thêm bất kỳ điều gì mình
chưa biết và sẵn sàng gạt bỏ thành kiến có sẵn, nên tiếp nhận thêm được những điều mới
lạ để biến sự thông thái của tất cả mọi người thành sự thông thái của mình, vì vậy sẽ tiến
đến mục tiêu của mình nhanh hơn.

Người khiêm tốn sống vui vẻ, thân thiện, dễ hợp tác với mọi người, vì ít bị đụng
chạm, căng thẳng, vì vậy dễ hòa đồng với mọi người, nhờ không tự đặt mình cao hơn người
khác, dễ gây thiện cảm và tạo được ấn tượng tốt ở người khác nhờ biết tôn trọng họ và
không tự đề cao mình. Khiêm tốn thể hiện khả năng tự chủ cao, kiểm soát bản thân tốt,
chiến thắng “cái Tôi ”.
Người khiêm tốn tôn trọng suy nghĩ của người khác, nên ít thành kiến, ít tranh cãi, và
hòa giải tốt với mọi người. Người khiêm tốn luôn sẵn sàng xin lỗi, và tỏ lòng biết ơn. Đó là
liều thuốc huyền nhiệm gầy dựng tình cảm, thắt chặt các mối quan hệ, chặn đứng mọi tranh
chấp, cãi cọ không cần thiết.
Có một bài thơ về con cú già: “Con cú già khôn ngoan sống trong cây sồi già. Càng
chứng kiến nhiều, nó càng nói ít. Càng nói ít, nó càng nghe nhiều. Tại sao chúng ta không
giống như con cú già kia?”
“Tự khiêm thì người ta nể phục, tự khoe thì người ta càng khinh.”
Tại sao con người lại cần phải có tính khiêm tốn?
Những cái căn bản nhất ta có đều không do ta mà có.
Nếu ta có được cái đầu thông minh, học đâu biết đó, tính đâu đúng đó, thì cái đầu đó
không do ta mà có. Cũng không phải từ bố mẹ tạo ra, bởi vì bố mẹ chẳng có quyền năng gì
vào việc đó cả. Ta có thể nói đó là may rủi, hay là trời cho, nhưng điều chắc chắn là ta chẳng
có công cán gì trong việc có được cái đầu thông minh cả (dù là có một tí công trong việc mài
dũa nó tốt hơn một tí). Vậy thì, hãy khiêm tốn cảm ơn ông trời hay cảm ơn “may rủi”, thay vì
kiêu căng. Có được giọng ca tốt cũng thế, thân hình đẹp cũng thế… Vốn liếng trời cho, mình
chẳng có công cán gì hết, thì đừng tự cao, mà hãy khiêm tốn cảm ơn. Khiêm tốn giúp ta nhìn
nhận bản thân đúng đắn, ý thức được “ Nhân vô thập toàn ”, không ảo tưởng để bị cuốn theo
những tham vọng cá nhân. Khiêm tốn là phương thức tốt nhất giúp ta tránh xa thói kiêu căng,
tự mãn.
Đại văn hào Lep Tolstoi “ Người ta như một phân số mà tử số là giá trị thật của người ta,
còn mẫu số là giá trị mà người ta tưởng tượng là mình có. Mẫu số càng to thì phân số càng
nhỏ. Khi mẫu số là vô cùng tận thì phân số bằng 0.”
Bất kỳ cái gì mình có chẳng quí hơn cái người khác có tí nào.
Chẳng qua là vì hệ thống kinh tế của con người bóp méo mà thôi. Giọng ca mang triệu đô

la, chẳng có lý do gì mà quý hơn khả năng còng lưng 10 tiếng một ngày trên cánh đồng, hay
khả năng đánh một đôi giày bóng loáng trên hè phố. Chẳng qua là trong hệ thống kinh tế tiền
nong của ta, mọi người thích mua CDs nhiều, cho nên ca sĩ giàu hơn thế thôi. Chẳng lý do gì
mà người ca sĩ có thể xem mình cao hơn người nông dân hay em bé đánh giày (trừ khi người
ca sĩ không biết suy nghĩ).
Hệ thống kinh tế chính trị xã hội bất toàn của con người bóp méo mọi giá trị trên đời. Ta
đừng để các bóp méo đó lừa lọc mình. Những cái gì người khác đang đó, trong trước khi các
giá trị bị xã hội bóp méo, có giá trị ngang hàng với những cái mình có.
Tất cả những gì mình có, có thể mất ngay trong một sớm một chiều.
16














Nhà cháy một buổi, Thương mãi sụp rất nhanh trong một lúc khủng hoảng. Tình yêu thì
khỏi nói, có thể bye-bye nhanh hơn hỏa tiễn. Cái đầu thông thái có thể mất đi trong một tích
tắc đụng xe. Sức khỏe (là nền tảng của mọi sản nghiệp khác) có thể mất đi chỉ vì một cơn
bệnh nan y. Cho nên, nói theo kiểu Mỹ là “Don’t be so hung up about them.” (Đừng treo dính
cái đầu vào mọi thứ đó!).
Nhìn vào bức tranh tổng thể, mình chỉ là một dấu chấm tí ti.

So với lịch sử hàng triệu triệu năm của con người thì cuộc đời 60 hay 100 năm của mình
chỉ là 1 dấu chấm tí ti. So với lịch sử vô thủy vô chung của vũ trụ, thì cuộc đời mình chưa đến
một dấu chấm tí tí.
So với 8 tỉ người của trái đất mình chỉ là một chấm. So với toàn thể loài người từ cổ chí
kim, mình chưa là một chấm.
So với trái đất mình chỉ là một chấm. So với thái dương hệ, trái đất chỉ là một chấm. So
với Ngân Hà, thái dương hệ chỉ là một chấm. Cho với “vũ trụ đã biết”, Ngân Hà chỉ là một
chấm. So với “vũ trụ chưa biết” thì có lẽ “vũ trụ đã biết” chỉ là một chấm. Thế thì, “Don’t be
so hung up about yourself.”
Chỉ cần một tí suy tư như thế cũng đủ để cho ta thấy ta chẳng có lý do gì mà kiêu căng và
không khiêm tốn.
4. Các tình huống cần khiêm tốn
Khi được người khác khen, chiều, cung phụng
Giỏi hơn người khác
Hơn về địa vị, quyền lực
Hơn về tuổi tác
Hơn về tài năng, thành tích
5. Ý nghĩa của giá trị khiêm tốn
Khiêm tốn sẽ khiến trẻ luôn phấn đấu, học hỏi và phát triển
Khiêm tốn sẽ loại bỏ những hành vi xấu như coi thường, nói xấu, hạ thấp người khác. Sự
khiêm tốn là chiến thắng của tâm trí đối với những lời xu nịnh.
Khiêm tốn sẽ loại bỏ cái tôi tự cao, về sau trẻ sẽ không ham muốn những lời khen, sự công
nhận của người khác, địa vị xã hội,… từ đó làm chủ cảm xúc của mình
Là nền tảng của tôn trọng. Nếu không tôn trọng thì sẽ dễ bị bon chen, tức giận.
Cuộc đời là một trường tranh đấu bất tận, tài nghệ của một cá nhân so ra quan trọng,
nhưng thật sự đối với tất cả mọi người thì tài cán kia chỉ là những giọt nước bé bỏng giữa một
đại dương vô tận. Sự hiểu biết của một cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng
sống chung với mình, vì thế con người dù tài cán đến đâu cũng luôn luôn phải tìm học
thêm… học thêm mãi mãi.
6. Làm thế nào để khiêm tốn?

• Hãy đi tìm cái thiện nhất trong con người Mỗi người đều có cái thiện và cái đẹp để ta
học hỏi. Gặp ai ngoài đường, chị bán hàng rong, anh xích lô, chú bé đánh giầy… bạn thấy gì
để khâm phục và học hỏi?”.Nếu ai có một số kinh nghiệm mà bạn không có thì đó là thầy của
bạn trong lĩnh vực ấy.
Albert Einstein: “Tôi chưa bao giờ gặp một người ngu đến nỗi tôi không học được điều
gì từ người đó”.
• Khen chân thành Bạn càng có nhiều tư tưởng khả quan về người khác trong lời nói,
bạn càng nhìn thấy những điều tốt nơi họ và bạn càng ít rơi vào cạm bẫy tự kiêu, tự đại.
• Nhanh chóng nhận khuyết điểm Một trong những chữ khó nhất trong bất cứ ngôn ngữ
nào là “ Tôi sai”. Ai từ chối 2 chữ trên vì kiêu căng thì họ như muốn tiếp tục phạm lại những
lỗi lầm trên và lạnh lùng với người khác trong cuộc sống.

17


• Đừng ngại nói lời “xin lỗi” Lời “xin lỗi” là dấu hiệu thiện chí để điều chỉnh sai trái.Khi
xin lỗi ta xóa đi quá khứ và đặt nền cho quan hệ mới trong tương lai.
• Hãy chấp nhận những giới hạn và nhu cầu của bạn Ai cũng có giới hạn và nhu
cầu.Vì vậy, hãy khiêm tốn đón nhận sự giúp đỡ của người khác với lời cảm ơn.
• Giúp đỡ người khác Hãy làm cho người khác những điều bạn muốn người khác làm
cho bạn. Tự nguyện giúp đỡ người cao tuổi, tật nguyền hay trẻ nhỏ hay làm một việc phục vụ
cộng đồng.Bạn sẽ nhận nhiều hơn cho.
• Tinh thần cầu tiến, học hỏi không ngừng
Đừng quên rằng những người quanh ta đều có mặt nào đó giỏi hơn ta.
Nhà thơ, nhà triết học Ralph Waldo Emerson còn cho rằng: “Bất kỳ người nào tôi gặp
cũng có chỗ hơn tôi, đáng cho tôi bắt chước.” Có câu “ Núi cao, còn có núi cao hơn”. Dù ta
có giỏi đến đâu thì chỉ riêng trên đất nước có hơn tám mươi bảy triệu người này, cũng có thể
có biết bao người giỏi hơn mình, từng trải hơn mình, thành công hơn mình, nói chi đến hơn
bảy tỷ người trên thế giới.
Nhà thơ người Nga Mayakovski nhắn nhũ: “ Đừng vì lẽ không thể là một vì sao mà đành

chịu làm một đám mây mù. Mà cũng đừng bao giờ nghĩ rằng: Mình là một ngôi sao duy nhất
trên bầu trời vì xung quanh còn nhiều ngôi sao khác nữa và bất cứ ngôi sao nào cũng có thể
lấp lánh hơn mình.”
Có bao nhiêu điều bạn có thể học hỏi mỗi ngày. Bởi “Vỏ quýt dày thì có móng tay nhọn”
mình giỏi thì còn có người khác giỏi hơn. Thùng rỗng mới kêu to. Càng học càng thấy những
điểu mình biết chỉ là giọt nước giữa đại dương mênh mông.
“Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ
Tự kiêu một chút cũng là thừa”
Karl Marx

18


HỢP TÁC
I.


















TỔNG QUAN VỀ HỢP TÁC
Trong cuộc sống, con người cần phải biết hợp tác với nhau. Vậy thế nào là hợp tác? Vì
sao cần phải biết hợp tác? Hợp tác phải dựa trên nguyên tắc thế nào?
1. Khái niệm
“Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc,
một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.”
Hợp tác khác với việc chia bè, kéo cánh, kết thành phe phái để gây mâu thuẫn, mất đoàn
kết, tranh giành nhau vì mục đích trục lợi cho cá nhân hoặc cho một nhóm người…
2. Biểu hiện của hợp tác
Mọi người cùng bàn bạc với nhau trong công việc chung
Phối hợp nhịp nhàng với nhau
Hiểu biết về nhiệm vụ của nhau
Sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ nhau khi cần thiết
⇒ Một người biết hợp tác thì có những lời lẽ tốt đẹp và cảm giác trong sáng về người
khác cũng như đối với nhiệm vụ. Một người biết hợp tác sẽ nhận được sự hợp tác. Khi có yêu
thương thì có sự hợp tác. Khi nhận thức được những giá trị của cuộc sống thì sẽ có khả năng
tạo ra sự hợp tác.
3. Nguyên tắc của hợp tác
Dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau
Dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng
Các bên cùng có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của những người khác.
4. Hợp tác có những cấp độ và mức độ nào?
Hợp tác song phương(hai bên) hoặc đa phương(nhiều bên)
Hợp tác về từng lĩnh vực, từng hoạt động hoặc hợp tác toàn diện về tất cả các mặt, các lĩnh
vực.
Hợp tác giữa các cá nhân, giữa các nhóm, giữa các cộng đồng, giữa các dân tộc hoặc giữa các
quốc gia.
5. Ý nghĩa của sự hợp tác

Tăng cường sức mạnh: Mỗi người đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng. Sự hợp tác
trong công việc giúp mọi người hỗ trợ, bổ sung cho nhau, tạo nên sức mạnh trí tuệ, tinh thần
và thể chất, vượt qua khó khăn.
Đem lại chất lượng và hiệu quả cao cho công việc: Trong xã hội hiện đại, lợi ích của mỗi cá
nhân, mỗi cộng đồng đều phụ thuộc vào nhau, ràng buộc lẫn nhau; mỗi người như một cái chi
tiết của một cỗ máy lớn, phải vận hành đồng bộ, nhịp nhàng, không thể hành động đơn lẻ.
Thắt chặt quan hệ: tình đoàn kết, sự cảm thông, tinh thần tập thể được hình thành và phát
triển.
Điều chỉnh tâm lý: Giảm chủ nghĩa cá nhân; tăng cường sự tương trợ, giám bớt kiêu căng, tự
phụ; tăng tính tự tôn, tự khám phá bản thân của mỗi người. Kĩ năng hợp tác còn giúp cá nhân
sống hài hòa và tránh xung đột trong quan hệ với người khác.
KẾT LUẬN:
Hợp tác và chia sẻ là kĩ năng rất cần thiết cho mọi người trong xã hội phát triển như hiện
nay. Để có được sự hợp tác hiệu quả, chúng ta cũng cần vận dụng tốt nhiều kĩ năng sống khác
như: tự nhận thức, xác định giá trị, giao tiếp, thể hiện sự cảm thông, đảm nhận trách nhiệm, ra
quyết định, giải quyết mâu thuẫn, kiên định, ứng phó với căng thẳng…

TRUNG THỰC
19


1. Khái niệm

Trong từ điển Tiếng Việt trung thực tức là thẳng thắn và thành thực. Còn trong GDCD lớp
7, trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý, lẽ phải, sống ngay thẳng, thật thà, và
dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
Trung thực là thành thực với người và cả với chính mình, luôn tuân thủ chuẩn mực đạo
đức chân thật trong từng lời nói và hành động. Đó là một trong những phẩm chất quan trọng
nhất tạo nên giá trị của một con người chân chính. Tính trung thực giúp con người trở nên
đáng tin cậy trong mọi mối quan hệ, giao dịch, đó là sức mạnh lớn nhất giúp thuyết phục

người khác. Người trung thực không chấp nhận gian dối trong bất kì việc gì. Trung thực làm
nên nhân cách con người. Sống trung thực không phải lúc nào cũng dễ, nó đòi hỏi sự dũng
cảm và nghiêm khắc với bản thân.
Walter Anderson cho rằng: “Cuộc sống sẽ thay đổi khi chúng ta biết nắm bắt các cơ hội
cho mình, nhưng cơ hội đầu tiên và khó khăn nhất lại là việc chúng ta phải thành thật với
chính bản thân mình”. Ngay cả khi phải đối diện với thất bại, thua thiệt, ta vẫn cần phải sống
trung thực, có thế, ta mới có thể ngẩng cao đầu mà sống và cảm thấy thanh thản trong lòng.
2. Biểu hiện và ý nghĩa của lòng trung thực
Trung thực là đứa tính cần thiết và quan trong nhất trong cuộc sống của mỗi con người,
nó song hành trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Biểu hiện của lòng trung thực được thể hiện
trong cuộc sống hàng ngày qua những hoạt động nhỏ nhặt nhất. Trước hết, phải trung thực
với chính bản thân mình, nghĩa là nói những điều ngay thẳng, làm những việc thật thà, sẵn
sàng và dũng cảm bênh vực lẽ phải mọi lúc mọi nơi, không vì lợi ích cá nhân trước mắt mà
quên đi lương tâm của bản thân mình. Sau đó, phải trung thực với những người, với những
việc quanh ta. Với mọi người, động viên khen và góp ý, phê phán đúng lỗi, đúng người,
không ngần ngại hay kiêng nể, bởi chính sự phê phán góp ý đúng đắn và những lời khen ngợi
chân thành và trung thực của bạn làm cho người ấy tốt lên chứ không phải những lời khen vô
bổ và trái sự thật chỉ có tác dụng nịnh bợ và làm cho con nguời ngày càng dối trá với nhau
hơn.
Trong học tập, thi cử, những biểu hiện của tính trung thực của mỗi học sinh huy cần được
phát huy như không quay cóp, chép bài của bạn, không mang theo tài liệu và lật tài liệu trong
lúc thi hoặc kiểm tra, không chạy điểm, không dùng bằng giả…
Nhờ có tính trung thực trong học tập, chúng ta sẽ có được những kiến thức thực do chính
ta học tập chứ không do học vẹt, học máy móc hoặc qua loa, đối phó. Tính trung thực còn
giúp cho chúng ta có cái nhìn, đánh giá đúng năng lực của mỗi người. Học sinh có tính trung
thực thì thầy cô giáo mới đánh giá đúng năng lực của mỗi học sinh để có kế hoạch bồi dưỡng,
và nâng cao kiến thức. Nếu học sinh có những việc làm không thể hiện tính trung thực của
mình, đừng vội nản lòng, các bạn vẫn có thể sửa những lỗi sai của mình để trở thành người
tốt, góp phần làm cho xã hội trong sạch, văn minh và ngày càng phát triển. Tuy vậy, trong
học tập, đặc biệt là trong các kì thi sự thiếu trung thực luôn xảy ra. Sự gian lận trong thi cử

vẫn còn phổ biến. Điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả thực chất của dạy của
thầy cô giáo và học của học sinh, gây dư luận xấu trong xã hội. Mỗi người cần phải có những
hành động, việc làm cụ thể của riêng mình nhằm giúp đất nước ta không còn những hành vi
thể hiện sự thiếu trung thực nữa. Đặc biệt, đối với mỗi học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường
việc tu dưỡng, rèn luyện đức tính thật thà là rất cần thiết. Để động viên những tấm gương
người tốt, việc tốt nhà trường cần biểu dương một số tấm gương tiêu biểu về đức tính trung
thực để học sinh noi theo đồng thời khuyến khích, động viên học sinh tham gia vào gìn giữ
và phát huy những đức tính tốt đẹp của người Việt Nam.
Không chỉ trong học tập, mà trong lao động, nếu có tính trung thực, doanh nghiệp sẽ có
được uy tín và lòng tin ở khách hàng, kinh doanh đạt hiệu quả cao. phần làm cho xã hội trong
sạch, văn minh và ngày càng phát triển. Có nhiều người sẽ cho rằng: Trung thực là đức tính
20


tốt nhưng có làm được hay không thì tuỳ và cũng chẳng có hậu quả gì đáng kể. Nhưng thật ra
sự thiếu trung thực sẽ gây ra những hậu quả xấu. Bởi trong cuộc sống, điều quan trọng nhất
của mỗi người là chữ “tín”. Nếu đánh mất nó đồng nghĩa với đánh mất niềm tin và sự tôn
trọng của mọi người đối với mình. Nếu trong kinh doanh làm ăn sẽ mất đi những người đối
tác làm ăn. Trong làm việc, nếu số liệu báo cáo thiếu trung thực sẽ gây thiệt hại rất lớn đến
nền kinh tế đất nước. Trong kinh doanh, chất lượng sản phẩm không trung thực sẽ ảnh hưởng
không tốt đến người tiêu dùng, thậm chí gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đe doạ tính mạng
con người. Do đó, thiếu trung thực trở thành căn bệnh lây lan nhanh, làm xuống cấp đạo đức
xã hội.
Tóm lại, người trung thực là người tôn trọng chính bản thân mình và những người xung
quanh, tôn trọng mối quan hệ với những người khác, tôn trọng sự thật, luôn ngay thẳng, thật
thà, dũng cảm, không tham lam trước mọi việc xảy ra trong cuộc sống của bản thân họ.
3. Câu chuyện về lòng trung thực

Câu chuyện 1: Chôm
Thuở xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi

người dân một thúng thóc về gieo và giao hẹn, ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền
ngôi và ai không có thóc sẽ bị trừng phạt.
Ở làng nọ có chú bé tên là Chôm mồ côi cha mẹ. Cậu cũng đi nhận thóc về và cố chăm
sóc mà không một hạt thóc nào nảy mầm. Đến vụ thu hoạch, mọi người chở thóc về kinh đô
thu nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng, đến trước vua quỳ tâu:
– Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc của người nảy mầm được.
Mọi người sững sờ trước lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé dậy, ôn tồn
nói:
– Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào chúng còn nảy mầm được.
Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta.
Rồi nhà vua dõng dạc tuyên bố:
– Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực
và dũng cảm này.
Chôm được truyền ngôi và trở thành một ông vua đức trí hiền tài.
Bình luận: Lòng trung thực là một đức tính đáng quý và cần thiết nhất cho mỗi con
người. Câu chuyện trên càng cho chúng ta thấm thía hơn về giá trị của lòng trung thực và
cách để mỗi người có thể gìn giữ và phát huy lòng trung thực. Tất cả mọi người trong câu
chuyện đều cảm thấy sợ hãi hoặc kính nể trước uy quyền của nhà vua mà không dám thú
nhận sự thật rằng những hạt thóc kia không thể nảy mầm. Nhưng một cậu bé nhỏ tuổi, mồ côi
cha mẹ đã rất dũng cảm và thật thà để nói lên sự thật. Có thể nói rằng bản chất mỗi con người
chúng ta từ khi sinh ra đều có những đứa tính hết sức tốt đẹp “nhân chi sơ, tính bản thiện”,
đừng vì những suy nghĩ, những lợi ích trước mắt, những cám dỗ và tính toán mà quên đi
những giá trị cốt lõi trong cuộc sống của mình. Hãy sống một cách đơn giản, làm những gì
bạn cho là đúng, hãy cứ trung thực, thật thà, thẳng thắn như cậu bé Chôm và luôn biết cách
nuôi dưỡng đức tính trung thực ấy các bạn sẽ nhận được những điều giá trị trong cuộc sống
của mình.
Câu chuyện 2: Cây bút thần kỳ
Chuyện bắt đầu với sự xuất hiện của Shin Minho - một học sinh lớp 5, một học sinh bình
thường nhất, là với môn văn. Nhưng sự xuất hiện của cây bút chì đỏ thần kỳ đã đem đến cho
cậu những điều kỳ diệu.

Nhân chuyện mất thiên thần bằng thủy tinh của cô bạn học Su-ah (thực chất là do Minho
vô tình làm vỡ nhưng không dám nhận), thầy giáo ra bài văn viết những suy nghĩ của mình về
21


vấn đề “Vì sao trộm cắp là xấu xa?”. Cây bút chỉ đỏ đã khiến cho bải văn của cậu được đóng
dấu đỏ, điều chưa hề xảy ra trước đó, khiến bạn bè trong lớp kinh ngạc và thán phục, còn cậu
bạn Jae-gyu thì ngờ vực và ghen tị, vì những bài văn hay xưa nay vốn thuộc về cậu.
Từ một cậu bé sống khép mình, cậu trở thành tâm điểm chú ý và niềm tự hào của bạn bè,
thầy cô và người mẹ khi cậu đoạt giải vàng bài văn cấp trường. Tuy nhiên, đằng sau niềm vui
của những thành công ấy, Minho luôn cảm thấy bất an vì cây bút chì viết ra những điều
không đúng sự thực về cuộc sống của cậu: “Cậu nhìn bài viết “Gia đình tôi” lồng trong khung
mà lòng đầy bất an. Lần này, Jeong-ra đã vẽ Minho. Bức trang vẽ ảnh Minho mặc đồng phục
bóng chày, đầu đội nón, đang cầm gậy để chờ bóng. Tác giả Soo-Hyoen Shin đã khéo léo
trong việc miêu tả những đấu tranh nội tâm của Minho. Cậu luôn bị giằng xé giữa vứt bỏ hay
giữ lại cây bút chì đỏ, thứ làm cho cậu trở thành một người khác và khiến cậu bị lệ thuộc vào
nó: “Ngay khi cậu muốn vứt bỏ nó thì lại cảm thấy lo sợ rằng không có nó, liệu cậu có thể
sống tốt được hay không. Nhưng nói dối sinh ra bí mật, bí mật lại tiếp tục sinh ra những lời
nói dối khác, rồi phải chịu đựng ngày một nhiều thêm. Cây bút chì đỏ đang trở thành độc
dược với bản thân cậu và với mọi người xung quanh. Phải vứt nó đi trước khi cậu đổi ý”.
Sự đấu tranh tư tưởng của Minho được tác giả đẩy đến đỉnh điểm khi cậu được lọt vào
vòng trong của cuộc thi đấu trường một trăm. Lòng trung thực và sự dối trá, cái nào sẽ thắng?
Một bất ngờ lớn đã xảy ra, chiếc bút chì thần kỳ bị người khác giấu đi ngay trước cuộc thi.
Chính yếu tố này càng thúc đẩy Minho quyết tâm rời khỏi cây bút và thi đấu bằng chính năng
lực - lòng trung thực của mình. Tất nhiên, Minho không đạt giải vì bài văn hoàn toàn lạc chủ
đề. Nhưng đó chính là lòng trung thực và sự dũng cảm của cậu. Và điều đó đã gây sửng sốt
cho chính Minho khi cậu nhận được lời mời vào trường danh tiếng Nalara.
Bình luận: Có thể nói, “Cây bút thần kỳ” là một câu chuyện đầy chất nhân văn. Cuộc
sống, nhất là với lứa tuổi thiếu nhi, vô cùng nhiều cám dỗ. Những cuộc đấu tranh giữa sự dối
trá và lòng trung thực dù gay gắt đến đâu thì cuối cùng cái tốt, cái chính nghĩa sẽ luôn chiến

thắng. Đây là một tác phẩm không chỉ dành cho thiếu nhi mà các bậc phụ huynh cũng rất nên
đọc và suy ngẫm.
Câu chuyện 3: Cô gái trả lại 78 triệu đồng cho người đánh rơi
Trưa 21/2, trên đường mang tiền đến Bệnh viện Ung bướu để đóng viện phí cho một
người thân bị ung thư, bà Nguyễn Ngọc Được (60 tuổi, ngụ phường 7, quận Phú Nhuận, TP
HCM) đánh rơi túi xách đựng 78 triệu đồng và chiếc điện thoại. "Đó là số tiền em họ gửi tôi
đóng viện phí cho chồng bị ung thư gan. Tôi đã cẩn thận treo giỏ trên chiếc móc phía trước
xe, nhưng không ngờ rơi mất. Tôi hốt hoảng đi tìm nhưng không thấy. Nếu mất số tiền đó tôi
chỉ còn cách đi mượn, thậm chí vay nóng để trả lại", người phụ nữ cho biết.
Bỗng nhớ ra chiếc điện thoại còn để trong túi xách, bà Được gọi thì đầu bên kia có người
bắt máy ngay: "Bác có phải là người đánh rơi chiếc giỏ không ạ? Nhà bác ở đâu để con đem
lại cho". Nghe giọng nói nhỏ nhẹ của cô gái, bà Được vừa vui mừng vừa run rẩy, quên mất cả
địa chỉ nhà mình, phải đưa điện thoại cho cậu con trai nói chuyện tiếp.
"Tôi chỉ biết ngồi bệt xuống đất, tim như thắt lại, không tin người ta có thể trả tiền cho
mình, một số tiền quá lớn", giọng bà Được vẫn run run khi kể chuyện. Sau một hồi trấn tĩnh,
mẹ con bà Được hẹn gặp người tốt bụng kia ở cây xăng trên đường Phan Xích Long. Cô gái
với nước da trắng nhìn thấy chiếc xe đã nhận ra ngay. Cô đã trao trả lại toàn bộ tài sản, trong
đó số tiền và điện thoại vẫn còn nguyên. Cô gái tốt bụng ấy tên là Phạm Nguyễn Nguyệt
Linh, ngụ tại khu phố 1, phường 7, quận Phú Nhuận.
(Trích: />Bình luận: Hành động của cô gái đã giúp cho bà Được có thể đóng tiền viện phí cho
chồng để chữa bệnh ung thư gan, nếu không có số tiền ấy không biết số phận của chồng bà sẽ
22


ra sao. Ta thật cảm phục trước hành động của cô gái trẻ đã không tham lam, sống ngay thẳng,
thật thà. Mỗi hành động đẹp của mỗi con người góp lại tạo nên một xã hội tràn đầy tình yêu
thương, một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
4. Ca dao, tực ngữ về lòng trung thực

Tục ngữ:

• Ca ngợi hoặc giáo dục lòng trong thực:
- Ăn cho ngay, ở cho lành
- Ăn cho thật, nói cho thà
- Ăn mặn nói ngay còn hơn ăn chay nói dối
- Ăn cây nào rào đây ấy
- Của ngang chẳng góp, lời tà chẳng thưa
- Cây ngay không sợ chết đứng
- Ở cho ngay thẳng giàu sau mới bền
- Nói thật thì mất lòng
- Thẳng như ruốt ngự
- Mất lòng trước được lòng sau
- Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành
• Phê phán thói dối trá, lọc lừa:
- Ăn không nói có
- Buôn đằng sóng, nói đằng gió
- Ăn cây táo rào cây sung
- Con dao hai luỡi, đòn xóc hai đầu
- Buôn thừa bán thiếu
- Bụng gian miệng thẳng
- Bụng như câu liêm
- Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay
- Cây thẳng bóng ngay, cây cong bóng vạy.
Ca dao:
- Người gian thì sợ người ngay
Người ngay chẳng sợ đường cày cong queo.
- Chớ nghe lời phỉnh tiếng phờ
Thò tay vào lờ mắc kẹt cái hom.
- Khôn ngoan chẳng lọ thật thà
Lường thưng tráo đấu chẳng qua đong đầy.
- Bề ngoài thơn thớt nói cười

Mà trong gian hiểm giết người không đao.
- Đời loạn mới biết tôi trung
Tuế hàn mới biết bá tùng kiên tâm.
- Nhà nghèo yêu kẻ thật thà
Nhà quan yêu kẻ giàu ra nịnh thần.
- Những người tính nết thật thà
Đi đâu cũng được người ta tin dùng.
23


- Tu thân rồi mới tề gia
Lòng ngay nói thật gian tà mặc ai.
- Đừng bảo rằng trời không tai
Nói đơm nói đặt cậy tài mà chi.
5. Các câu danh ngôn, các câu nói hay về lòng trung thực
“Hãy luôn trung thực với chính mình, nói và làm những việc đúng với lòng mình
nghĩ.Điều này làm cho một số người không hài lòng, nhưng phần đông những người còn lại
sẽ thán phục và quý trọng bạn”. Mark Twain
“Thước đo cuối cùng của một con người chẳng phải là những giây phút anh ta được
sống trong những giờ phút hạnh phúc, vinh quang, những điều kiện sống tiện nghi nhất, mà
chính là thái độ và hành động của anh ta trong những hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt
nhất”. Tiến sĩ Martin Luther King
“Trung thực mà không hiểu biết thì yếu ớt và vô dụng, còn hiểu biết mà không trung thực
thì thật là nguy hiểm và đáng sợ.Còn những người trung thực và hiểu biết sẽ là những người
viết nên lịch sử của chính mình”. Samuel Johnson
“Trung thực là trang sách đầu tiên của trí tuệ” Thomas Jefferson
“Một cái đầu tỉnh táo, một trái tim trung thực và một linh hồn khiêm nhường, đó là ba
người dẫn đường tốt nhất qua thời gian và cõi vĩnh hằng”. Walter Scott
“Con gái! Hãy tìm cho con một người đàn ông trung thực làm chồng, và hãy giúp anh
ta mãi trung thực. Anh ta giàu hay không không quan trọng, miễn là anh ta độc lập. Hãy coi

trọng niềm kiêu hãnh và sự đức hạnh của anh ta hơn bất cứ điều gì khác. Đừng nghĩ về
bất cứ sự ưu việt nào ngoài sự ưu việt của linh hồn, và bất cứ sự giàu có nào ngoài sự giàu
có của con tim. Một người trung thực, biết xét đoán và nhân đức, vượt lên trên những điều
nhỏ mọn của thói hão huyền và sự ngông cuồng của trí tưởng tượng, coi trọng việc làm điều
tốt đẹp hơn sự giàu sang, trở nên hữu ích hơn là khoe mẽ, sống đơn giản khiêm tốn trong khả
năng của mình và không mắc nợ nần, đó là người đáng kính nhất trong xã hội. Hãy khiến
anh ta và tất cả những gì thuộc về anh ấy trở thành người hạnh phúc nhất” John Adam

24


GIẢN DỊ
1. Khái niệm

- Giản dị là sống một cách tự nhiên, không giả tạo, là chấp nhận hiện tại và không làm
mọi thứ trở lên phức tạp.
- Giản dị là hiểu rõ giá trị của những vật chất dù nhỏ bé nhất trong cuộc sống.
- Giản dị là biết trân trọng những điều nhỏ bé, bình thường trong cuộc sống.
- Giản dị là sự trân trọng vẻ đẹp bên trong và nhận ra giá trị của tất cả mọi người, ngay cả
những người được xem là xấu xa, tồi tệ.
- Giản dị là tính đơn sơ, không khách sáo, cầu kì và lập dị.
















“Giản dị là tính đơn sơ, không khách sáo cầu kỳ, một tính tình thông thường, không hiếu
dị không làm chuyện khác người, lập dị với chính bản thân mình đối với đời sống tập thể.
Tính giản dị không phải chỉ có thể hiện đơn thuần bằng những cử chỉ mà thôi, nó còn được
hình dung qua nhiều lĩnh vực khác nữa.”
Giản dị là :
Cái đẹp ở bên trong và bên ngoài.
Sống tự nhiên, không giả tạo, không cầu kì, xa hoa, sống phù hợp với hoàn cảnh cá nhân,
hoàn cảnh xã hội.
Hiểu rõ giá trị của những vật dù là nhỏ nhất.
Giàn dị là sống thỏa mãn với điều kiện của mình nhưng vẫn phải đặt ra những ước mơ để
vươn lên, cố gắng đạt được.
2. Biểu hiện và học cách sống giản dị
Giản dị không có nghĩa là sơ sài và cẩu thả. Nó là sự tinh túy của con người.Sự giản dị
thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống: từ cách dùng lời, cách ăn mặc, suy
nghĩ, cử chỉ, hành động, việc làm…
Ăn mặc phù hợp với bản thân, điều kiện kinh tế, không cầu kì.
Ăn nói cẩn thận, suy nghĩ và lập luận rõ ràng, không khoa trương, không dùng lời lẽ xa hoa,
bóng bẩy. Lời lẽ đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu.
Giải quyết công việc nhanh gọn, hiệu quả.
Bằng lòng với những gì mình có.
Sống tiết kiệm, sử dụng đồng tiền với mục đích đúng đắn. Tuy nhiên, giản dị không phải là sơ
sài, cẩu thả, luộm thuộm.
Nhìn nhận sự việc đúng bản chất, không quan trọng hóa vấn đề.
Có trí tuệ và tâm trí ngay thẳng, mộc mạc.

Nhận ra vẻ đẹp bên trong và bên ngoài của người khác.
Giản dị trong tâm hồn
- Đó là khi điều giản dị xuất phát từ trong tâm hồn, từ trong nội tâm con người.
Ví dụ: Không phức tạp hóa một vấn đề nào đó, luôn lạc quan, cởi mở, biết đơn giản hóa
sự việc.
* Không đề cao cái tôi cá nhân
+ Có cái tôi cá nhân để chứng tỏ mình có quan điểm, chính kiến riêng là tốt, tuy nhiên
việc đề cao cái tôi thì lại không tốt.

25


×