Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Đồ án tốt nghiệp ngành trắc địa ảnh : Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất tại xã Đông Yên, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.2 MB, 82 trang )

Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Trắc đia ảnh, viễn thám và hệ thống thông tin địa lí

MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................................1
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG
ĐẤT..............................................................................................................................4
CHƯƠNG 2 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ ( GIS )........................................21
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ CÔNG
TÁC PHÂN TÍCH , ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT XÃ ĐÔNG YÊN
.....................................................................................................................................46
KẾT LUẬN................................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................82

Phạm Mạnh Kiều

1

Lớp Gis K56


Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Trắc đia ảnh, viễn thám và hệ thống thông tin địa lí

MỞ ĐẦU
Trong thập kỷ gần đây sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới
và sự bùng nổ của dân số đã gây áp lực rất lớn đối với đất đai. Để giảm thiểu
một cách tối đa sự thoái hoá tài nguyên đất do thiếu trách nhiệm và hiểu biết
của con người, đồng thời tạo cơ sở cho những định hướng sử dụng đất theo
quy hoạch và bền vững trong tương lai. Nhận thức được tầm quan trọng của
việc bảo vệ và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất nên trên thế giới công
tác nghiên cứu về đất và đánh giá đất đã được thực hiện khá lâu và dần được


chú trọng hơn, đặc biệt đối với các nước phát triển.
Từ những năm 50 của thế kỷ XX việc đánh giá khả năng sử dụng đất
được xem như là bước nghiên cứu kế tiếp của công tác nghiên cứu đặc điểm
đất. Công tác đánh giá ngày càng thu hút các nhà khoa học trên thế giới đầu
tư nghiên cứu, nó trở thành một trong những chuyên ngành nghiên cứu không
thể thiếu đối với các nhà quy hoạch, các nhà hoạch định chính sách và các nhà
quản lý trong lĩnh vực đất đai. Sau đây là một số nghiên cứu về đánh giá trên
thế giới.
Đất đai là tài sản vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản suất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của sự sống, đã được hình thành và trải lịch sử lâu
dài. Nước ta là một nước nông nghiệp đang trong quá trình phát triển, chính vì thế
vấn đề sử dụng đất là vấn đề quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước. Nước
ta cũng là nước đông dân và có tốc độ phát triển dân số nhanh, vì vậy vấn đề đất đai
càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, và Xã Đông Yên, huyện Quốc Oai, thành
phố Hà Nội cũng không nằm ngoài vấn đề đó.
Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất là một bộ phận quan trọng trong
việc đánh giá tài nguyên thiên nhiên. Đối với quá trình quy hoạch và sử dụng đất
cũng vậy, công tác đánh giá hiện trạng sử dụng đất là một nội dung quan
trọng, là cơ sở để đưa ra những quyết định cũng như định hướng sử dụng đất
hợp lý cho địa phương. Đánh gía hiện trạng sử dụng đất làm cơ sở khoa học
cho việc đề xuất những phương thức sử dụng đất hợp lý cho địa phương.
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất những
phương thức sử dụng đất hợp lý. Việc đánh giá chính xác, đầy đủ, cụ thể hiện
trạng sử dụng đất giúp cho các nhà lãnh đạo, các nhà chuyên môn đưa ra các
Phạm Mạnh Kiều

2

Lớp Gis K56



Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Trắc đia ảnh, viễn thám và hệ thống thông tin địa lí

quyết định chính xác, phù hợp với việc sử dụng đất hiện tại và hướng sử dụng
đất trong tương lai.
Trên thế giới HTTTDL(GIS) ra đời vào đầu thập kỉ 70 và ngày càng phát triển
mạnh mẽ trên nền tảng tân tiến của công nghệ máy tính, đồ họa máy tính và cơ sở
dữ liệu không gian. Từ những năm 80 trở lại đây, công nghệ GIS có sự phát triển
nhảy vọt về chất, trở thành một công cụ hữu hiệu trong công tác quản lý, đưa công
nghệ thành hệ tự động thành lập bản đồ và xử lý số liệu.
Với công tác quy hoạch và quản lý đất ngày càng phát triển, xã Đông Yên,
huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội cũng không nằm ngoài vấn đề này, việc ứng
dụng GIS trong công tác quy hoạch và quản lý là rất cần thiết. Chính vì vậy em
chọn đề tài “Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong phân tích, đánh giá hiện
trạng sử dụng đất tại xã Đông Yên, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội”.
- Ý nghĩa khoa học
Đóng góp khoa học của đồ án là nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới thay thế
công nghệ cũ nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất nông thôn.
- Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho công tác quản lý đất nông thôn mới nói
chung và quản lý nông thôn khu vực xã Đông Yên, huyện Quốc Oai, thành phố Hà
Nội nói riêng.

Phạm Mạnh Kiều

3

Lớp Gis K56



Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Trắc đia ảnh, viễn thám và hệ thống thông tin địa lí

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ
DỤNG ĐẤT
1.1 Khái niệm bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Để phục vụ công tác đánh giá và mô tả hiện trạng sử dụng đất
bên

cạnh

các

tài

liệu điều tra nghiên cứu chi tiết về kinh tế, tác động môi trường và
xã hội của các loại hình sử dụng đất trong vùng nghiên cứu,...thì
bản đồ hiện trạng được xem là một trong những tài liệu đặc biệt
quan trọng không thể thiếu trong công tác đánh giá hiện trạng sử
dụng đất đai.
Khái niệm về bản đồ hiện trạng sử dụng đất (HTSDĐ) đã được
nêu tại mục 17, điều 4, chương I Luật đất đai năm 2003 ( có hiệu
luật từ tháng 01/07/2004) và được sử dụng thống nhất trong toàn
quốc. “Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự
phân bố các loại đất tại một thời điểm nhất định, được lập
theo đơn vị hành chính.”
Theo đó khái niệm bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã được cụ
thể hoá trong thông tư 28 về việc hướng dẫn thực hiện thống kê,
kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất như
sau:“Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố

các loại đất theo quy định về chỉ tiêu kiểm kê theo mục đích sử
dụng đất tại thời điểm kiểm kê đất đai và được lập theo đơn vị
hành chính các cấp và vùng lãnh thổ.”
Như vây, thông qua bản đồ hiện trạng sửng dụng đất chúng ta
có thể nắm được những thông tin cơ bản nhất về thực trạng sử
dụng đất và sự phân bố của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn
nghiên cứu.
1.2 Mục đích, yêu cầu của bản đồ hiện trạng
a. Mục đích

Phạm Mạnh Kiều

4

Lớp Gis K56


Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Trắc đia ảnh, viễn thám và hệ thống thông tin địa lí

- Thống kê, kiểm kê toàn bộ quỹ đất đã giao và chưa giao sử dụng theo định
kỳ hàng năm và 5 năm được thể hiện đúng vị trí, đúng diện tích và đúng loại đất
- Xây dựng tài liệu cơ bản phục vụ các yêu cầu cấp bách của công tác quản lý
đất đai.
- Làm tài liệu phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất và kiểm tra việc thực
hiện quy hoạch và kế hoạch hàng năm đã được phê duyệt.
- Làm tài liệu cơ bản, thống nhất để các ngành khác sử dụng các quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất và định hướng phát triển của ngành mình, đặc biệt những ngành
sử dụng nhiều đất như nông nghiệp, lâm nghiệp,…
b. Yêu cầu
- Thể hiện được hiện trạng sử dụng đất;

- Đạt được độ chính xác cao;
- Xây dựng cho tất cả các cấp hành chính theo hệ thống từ dưới lên trên (xã,
huyện, tỉnh, cả nước), trong đó bản đồ HTSDĐ cấp xã, phường, thị trấn là tài liệu
cơ bản để tổng hợp xây dựng bản đồ HTSDĐ cấp huyện, tỉnh, bản đồ HTSDĐ cấp
tỉnh, các tài liệu ảnh viễn thám và bản đồ HTSDĐ các năm trước là tài liệu để tổng
hợp xây dựng bản đồ HTSDĐ cả nước;
- Đáp ứng toàn bộ và hiệu quả các yêu cầu cấp bách của công tác kiểm kê đất
đai và quy hoạch sử dụng đất.
1.3 Tầm quan trọng của đánh giá hiện trạng sử dụng đất
Hiện trạng sử dụng đất của một vùng đất thể hiện sự hiện
diện



phân

bố

của

các loại hình sử dụng đất trong một không gian và thời gian cụ thể.
Hay nói cách khác hiện trạng sử dụng đất là một tấm gương phản
chiếu tất cả các hoạt động sử dụng đất của con người lên tài
nguyên đất đai.
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất làm cơ sở cho đánh giá xu
hướng sử dụng đất đang diễn ra trên địa bàn nguyên cứu. Có 2
khuynh hướng chính trong sử dụng đất:
- Sử dụng đất trên sơ sở làm cho tài nguyên đất đai ngày càng
phong phú, đất đai ngày càng phì nhiêu, hiệu quả sử dụng đất
Phạm Mạnh Kiều


5

Lớp Gis K56


Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Trắc đia ảnh, viễn thám và hệ thống thông tin địa lí

ngày

càng

cao.

Đây



xu

hướng

sử

dụng đất đai bền vững. Ở Việt Nam khái niệm sử dụng đất bền
vững

được

hiểu


là việc sử dụng đất phải đảm bảo bền vững cả về môi trường, kinh
tế và xã hội.
- Sử dụng đất theo khuynh hướng chỉ chú trọng khai thác, bóc lột tài nguyên
đất đai 1 cách tối đa nhằm phục vụ cho mục đích kinh tế hiện tại mà không quan
tâm đến những tác động tiêu cực khác trong tương lai. Theo hướng này đất đai
ngày càng cạn kiệt, độ phì nhiêu đất đai và hiệu quả sử dụng đất ngày càng
giảm dần.
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất là đánh giá cả một quá trình
sử

dụng

đất

của

con người, từ qúa khứ - hiện tại đến tương lai. Cơ sở ban đầu cho
lựa chọn và đề xuất các loại hình sử dụng đất thích hợp cho vùng
nghiên cứu phục vụ công tác đánh giá thích hợp đất đai cũng
chính là kết quả của công tác đánh giá hiện trạng sử dụng đất.
Việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất được thể hiện qua 2 nội
dung cơ bản sau:
- Các loại cây được sản xuất trong vùng nghiên cứu.
- Sự phân bố và diện tích của các loại hình sử dụng đất.
Kết quả đánh giá hiện trạng được thể hiện thông qua bảng
thống kê các loại đất, bản đồ hiện trạng sử dụng đất hoặc qua các
hình ảnh mô tả,…
1.4 Nội dung thể hiện và phương pháp thành lập bản đồ HTSDĐ
1.4.1 Bản đồ nền và tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất

a. Bản đồ nền (nội dung cơ sở địa lý)
Bản đồ nền dùng để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp là tài liệu
đo vẽ trực tiếp mặt đất (toàn đạc, bàn đạc, hoặc các tài liệu bản đồ xây dựng bằng
phương pháp gián tiếp (ảnh hàng không, ảnh viễn thám,…).
Tài liệu dùng làm bản đồ nền phải đáp ứng yêu cầu chung về thể hiện các yếu
tố địa lý:
Phạm Mạnh Kiều

6

Lớp Gis K56


Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Trắc đia ảnh, viễn thám và hệ thống thông tin địa lí

- Lưới km (lưới kinh vĩ độ);
- Ranh giới hành chính 364;
- Địa hình;
- Thủy hệ;
- Giao thông;
- Các điểm địa vật quan trọng, các công trình kinh tế văn hóa, xã hội.
b. Tỷ lệ bản đồ
Một số căn cứ để xác định tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất:
- Mục đích, yêu cầu thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
- Quy mô diện tích tự nhiên, hình dạng của khu vực thành lập bản đồ;
- Mức độ phức tạp và khả năng khai thác sử dụng đất;
- Phù hợp với bản đồ quy hoạch phân bố sử dụng đất cùng cấp;
- Đáp ứng yêu cầu kỹ thuật để thể hiện đầy đủ nội dung bản đồ hiện trạng sử
dụng đất;
- Không cồng kềnh, tiện lợi cho xây dựng và dễ dàng khi sử dụng.

Với những căn cứ trên, tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất được quy định
cho các cấp như sau:
 Cấp xã, khu công nghệ cao, khu kinh tế
- Diện tích dưới 150 ha : tỷ lệ 1/1.000.
- Diện tích trên 150 ha đến 300 ha : tỷ lệ 1/2.000.
- Diện tích trên 300 ha đến 2.000 ha : tỷ lệ 1/5.000.
- Diện tích trên 2.000: tỷ lệ 1/10.000.

.

 Cấp huyện
- Diện tích dưới 2.000 ha : tỷ lệ 1/5.000.
- Diện tích trên 2.000 ha đến 10.000 ha : tỷ lệ 1/10.000.
- Diện tích trên 10.000: tỷ lệ 1/25.000.
 Cấp tỉnh
Phạm Mạnh Kiều

7

Lớp Gis K56


Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Trắc đia ảnh, viễn thám và hệ thống thông tin địa lí

- Diện tích dưới 130.000 ha : tỷ lệ 1/25.000.
- Diện tích trên 130.000 ha đến 500.000 ha : tỷ lệ 1/50.000.
- Diện tích trên 500.000 : tỷ lệ 1/100.000.
 Vùng lãnh thổ : tỷ lệ 1/250.000
 Cả nước : tỷ lệ 1/1.000.000
1.4.2 Nội dung thể hiện của bản đồ hiện trạng

Việc xác định nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải đảm bảo được các
mục đích, yêu cầu, tỷ lệ bản đồ đặt ra. Bản đồ phải thể hiện được đầy đủ các tính
chất sử dụng đất phù hợp với biểu mẫu thống kê nhằm cung cấp cho người sử dụng
các thông tin về hiện trạng sử dụng đất được thể hiện lên bản đồ về các mặt như: vị
trí, số lượng, nội dung,… của các loại đất. Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất
cụ thể như sau:

Phạm Mạnh Kiều

8

Lớp Gis K56


Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Trắc đia ảnh, viễn thám và hệ thống thông tin địa lí

 Ranh giới các loại đất
Khoanh đất là yếu tố chính của bản đồ HTSDĐ được biểu thị dạng đường viền
khép kín. Khoanh đất là một hoặc nhiều thửa đất có cùng loại đất nằm liền kề nhau.
Thể hiện khoanh đất phải đảm bảo đúng vị trí, hình dạng, kích thước theo tỷ lệ cụ
thể như sau:
- Bản đồ HTSDĐ cấp xã: Các khoanh đất có diện tích >=10 mm 2 theo tỷ lệ
bản đồ phải thể hiện chính xác theo tỷ lệ. Nếu diện tích khoanh đất <10 mm 2 nhưng
có đặc tính đặc biệt thì có thể nới rộng, phóng đại lên nhưng không quá 1,5 lần và
đảm bảo tính tương ứng về vị trí, hình dạng hoặc sử dụng ký hiệu để thể hiện.
- Bản đồ HTSDĐ cấp huyện, tỉnh, cả nước: Các khoanh đất có diện tích >=
4mm2 theo tỷ lệ bản đồ phải thể hiện chính xác theo tỷ lệ. Nếu diện tích khoanh đất
< 4mm2 nhưng có đặc tính đặc biệt thì có thể nới rộng, phóng đại lên nhưng không
quá 1,5 lần và đảm bảo tính tương ứng về vị trí, hình dạng hoặc sử dụng ký hiệu để
thể hiện.

Mỗi một khoanh đất cần thể hiện các yếu tố: Diện tích (làm tròn số đến
0,01ha), loại đất (thể hiện bằng màu sắc, ký hiệu).
 Ranh giới hành chính các cấp
Thể hiện toàn bộ ranh giới hành chính các cấp: ranh giới quốc gia, ranh giới
tỉnh, ranh giới huyện, ranh giới xã.
Khi ranh giới các cấp trùng nhau, thì thể hiện ranh giới cấp cao nhất.
 Ranh giới lãnh thổ sử dụng như: Nông trường, lâm trường, nhà máy, xí
nghiệp, doanh trại quân đội nhân dân,…
 Đường bờ biển
 Mạng lưới thủy văn
Hệ thống sông ngòi, kênh mương tưới tiêu, hồ ao, trạm bơm,…(hướng dòng
chảy và tên gọi).
 Mạng lưới giao thông
- Đường sắt các loại;
- Các đường giao thông: Quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ và tên đường;

Phạm Mạnh Kiều

9

Lớp Gis K56


Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Trắc đia ảnh, viễn thám và hệ thống thông tin địa lí

- Các đường liên xã, đường đi lớn trong khu dân cư nông thôn và ngoài đồng
ruộng;
- Các công trình liên quan với đường sá như cầu, cống, bến phà,…
 Dáng đất
- Thể hiện dáng đất trên bản đồ HTSDĐ bằng điểm độ cao đối với vùng đồng

bằng và đường đồng mức đối với vùng đồi núi.
- Dáng đất được thể hiện phù hợp với yếu tố khác (thủy hệ, đường sá, thực vật,
…).
 Ghi chú địa danh
Ghi chú địa danh trên bản đồ gồm tên sông suối chính, tên đường quốc lộ, tên
tỉnh, thành phố, tên huyện, thị xã, tên xã, thị trấn, tên các hồ lớn,…
 Thể hiện vị trí trung tâm
Thủ đô, tỉnh, huyện, UBND xã, phường, thị trấn.
1.4.3 Phương pháp thành lập
Về mặt phương pháp chung, bản đồ HTSDĐ được xây dựng theo các công
đoạn chính sau:
 Công tác chuẩn bị
Nhiệm vụ chủ yếu của bước này là thu thập, kiểm tra, đánh giá các tài liệu, số
liệu và điều tra khảo sát thực địa theo yêu cầu đặt ra về nội dung bản đồ HTSDĐ.
 Xử lý tài liệu, số liệu
Lựa chọn và tổng hợp các nội dung cần thể hiện trên bản đồ HTSDĐ bằng các
khoanh lấy bỏ tự nhiên hay khoanh lấy bỏ tổng hợp.
 Tạo thành phẩm
Tiến hành thu phóng tài liệu bản đồ, can ghép và chuyển vẽ các nội dung
HTSDĐ lên tài liệu bản đồ nền. Xây dựng bản biên vẽ, kiểm tra chất lượng bản đồ,
chỉnh sửa, nghiệm thu và sao nhân bản.
Bản đồ HTSDĐ có thể được xây dựng theo các phương pháp sau:
- Phương pháp đo vẽ trực tiếp (đo mới).

Phạm Mạnh Kiều

10

Lớp Gis K56



Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Trắc đia ảnh, viễn thám và hệ thống thông tin địa lí

- Phương pháp sử dụng ảnh hàng không và ảnh viễn thám.
- Phương pháp đo vẽ chỉnh lý tài liệu bản đồ hiện có.
- Ứng dụng công nghệ bản đồ số..
Theo quy phạm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ban
hành năm 2005, có 5 phương pháp thành lập bản đồ HTSDĐ:
1. Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng phương pháp sử dụng bản
đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở;
2. Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng ảnh chụp từ máy bay có áp
dụng công nghệ ảnh số;
3. Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng phương pháp hiện chỉnh bản
đồ hiện trạng sử dụng đất chu kỳ trước;
4. Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng phương pháp
dụng các bản đồ chuyên ngành;
5. Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng phương pháp tổng hợp
các bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp dưới trực thuộc;
Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp nào còn tuỳ thuộc vào
các yêu cầu và điều kiện cụ thể, do các yếu tố sau quyết định:
- Đặc điểm địa hình, địa vật khu vực cần thành lập bản đồ;
- Tỷ lệ bản đồ;
- Tính chính xác, đầy đủ và độ tin cậy của nguồn tài liệu hiện
có;
- Khả năng về tài chính;
- Công nghệ và trang thiết bị;
- Trình độ chuyên môn của người thực hiện.

Phạm Mạnh Kiều


11

Lớp Gis K56


Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Trắc đia ảnh, viễn thám và hệ thống thông tin địa lí

Hình 1.1. Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng phương pháp sử dụng bản
đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở
Từ sau năm 2003 Luật đất đai ra đời, hầu hết các đơn vị hành
chính

cấp



phường, thị trấn trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam đã được đo dạc lập
bản đồ địa chính chính quy. Trên cơ sở đó Luật đất đai 2003 và
thông tư 28 về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai
và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất có hướng dẫn cụ thể
như sau:
“Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập năm năm một lần gắn với kiểm kê đất
đai; nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải đảm bảo phản
ánh trung thực hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm báo cáo, chính
xác về diện tích và có đầy đủ cơ sở pháp lý.
Phạm Mạnh Kiều

12

Lớp Gis K56



Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Trắc đia ảnh, viễn thám và hệ thống thông tin địa lí

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của đơn vị hành chính cấp xã
được lập trên cơ sở tổng hợp bản đồ địa chính của xã đó có đối
soát với số liệu kiểm kê đất đai.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của đơn vị hành chính cấp
huyện và cấp tỉnh được tổng hợp từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất
của các đơn vị hành chính trực thuộc. Bản đồ hiện trạng sử dụng
đất của vùng lãnh thổ được tổng hợp từ bản đồ hiện trạng sử dụng
đất của các tỉnh thuộc vùng lãnh thổ đó. Bản đồ hiện trạng sử
dụng đất của cả nước được tổng hợp từ bản đồ hiện trạng sử dụng
đất của các vùng lãnh thổ.”
Xuất phát từ thực tế đó, năm 2005 Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường

đã

ban

hành

Quy phạm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Trong quy
phạm nêu rõ: ”Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thành lập
trong các kỳ kiểm kê đất đai, khi lập quy hoạch sử dụng
đất, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất hoặc khi thực hiện
các dự án đầu tư liên quan đến sử dụng đất.”
Ngoài ra, tuỳ thuộc vào yêu cầu công việc của mỗi ngành và
của


từng

dự

án

cụ

thể mà có thể đòi hỏi phải tiến hành xây dựng bản đồ hiện trạng
sử dụng đất riêng cho ngành mình hay cho một vùng dự án cụ thể.
Ví dụ như: Bản đồ hiện trạng cơ sở hạ tầng, bản đồ hiện trạng
đất nông nghiệp vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, bản đồ hiện
trạng đất lâm nghiệp, giao thông, thuỷ lợi,...
1.4.4 Lựa chọn và mô tả các loại hình sử dụng đất
Khi nghiên cứu các loại hình sử dụng đất người ta thường dùng
các bảng liệt kê các loại sử dụng đất. Trong bảng này sẽ liệt kê
danh mục các loại hình sử dụng đất và các thuộc tính của chúng.
Các loại sử dụng đất được liệt kê trong bảng có thể gồm:
- Các loại sử dụng đất có ý nghĩa thực tiễn trong vùng.

Phạm Mạnh Kiều

13

Lớp Gis K56


Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Trắc đia ảnh, viễn thám và hệ thống thông tin địa lí


- Các loại sử dụng đất có triển vọng cả với ngoài vùng xung
quanh

cùng

điều

kiện sinh thái nông nghiệp và kinh tế -xã hội.
- Các loại sử dụng đất có triển vọng dựa vào kinh nghiệm của
các

nhà

nông

nghiệp và nông dân.
- Các loại sử dụng đất có triển vọng dựa vào các kết quả
nghiên cứu thí nghiệm trong vùng.
1.4.5 Phân loại hiện trạng sử dụng đất
BẢNG 1.1 :

PHÂN LOẠI HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
NĂM 2004

MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT ( LOẠI ĐẤT)



Đất nông nghiệp


NNP

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

Đất trồng cây hàng năm

CHN

Đất trồng lúa

LUA

Đất chuyên trồng lúa nước

LUC

Đất trồng lúa nước còn lại

LUK

Đất trồng lúa nương

LUN

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi

COC


Đất trồng cỏ

COT

Đất cỏ tự nhiên có cải tạo

CON

Đất trồng cây hàng năm khác

HNK

Đất bằng trồng cây hàng năm khác
Đất nương rẫy trồng cây hàng năm
khác
Đất trồng cây lâu năm

BHK
NHK
CLN

Đất trồng cây công nghiệp lâu năm

LNC

Đất trồng cây ăn quả lâu năm

LNQ

Đất trồng cây lâu năm khác


LNK

Phạm Mạnh Kiều

Diện tích

14

Lớp Gis K56


Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Trắc đia ảnh, viễn thám và hệ thống thông tin địa lí

Đất lâm nghiệp

LNP

Đất rừng sản xuất

RSX

Đất có rừng tự nhiên sản xuất

RSN

Đất có rừng trồng sản xuất

RST


Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản
xuất
Đất trồng rừng sản xuất

RSK
RSM

Đất rừng phòng hộ

RPH

Đất có rừng tự nhiên phòng hộ

RPN

Đất có rừng trồng phòng hộ

RPT

Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng
hộ
Đất trồng rừng phòng hộ

RPK
RPM

Đất rừng đặc dụng

RDD


Đất có rừng tự nhiên đặc dụng

RDN

Đất có rừng trồng đặc dụng

RDT

Đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc
dụng
Đất trồng rừng đặc dụng

RDK
RDM

Đất nuôi trồng thuỷ sản

NTS

Đất nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, mặn

TSL

Đất nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt

TSN

Đất làm muối

LMU


Đất nông nghiệp khác

NKH

Đất phi nông nghiệp

PNN

Đất ở

OTC

Đất ở tại nông thôn

ONT

Đất ở tại đô thị

ODT

Đất chuyên dùng

CDG

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự
nghiệp
Phạm Mạnh Kiều

15


CTS

Lớp Gis K56


Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Trắc đia ảnh, viễn thám và hệ thống thông tin địa lí

Đất quốc phòng, an ninh

CQA

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông

CSK

nghiệp
Đất có mục đích công cộng

CCC

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

TTN

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng


SMN

Đất phi nông nghiệp khác

PNK

Đất chưa sử dụng

CSD

Đất bằng chưa sử dụng

BCS

Đất đồi núi chưa sử dụng

DCS

Núi đá không có rừng cây

NCS

Đất có mặt nước ven biển (quan sát)

MVB

Đất mặt nước ven biển nuôi trồng thuỷ

MVT


sản
Đất mặt nước ven biển có rừng

MVR

Đất mặt nước ven biển có mục đích khác
MVK
Bảng 1.1. Bảng phân loại đất theo hiện trạng sử dụng đất năm 2004
1.5 Yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất
Yêu cầu sử dụng đất đai là những đòi hỏi về đặc điểm và tính
chất

đất

đai

đảm

bảo cho mỗi loại hình sử dụng đất (LUT) trong đánh giá đất có tính
thích hợp và phát triển bền vững. Việc xác định yêu cầu sử dụng
đất cho các loại hình sử dụng đất có triển vọng được lựa chọn
nhằm mục tiêu:
- Xác định những đặc tính/tính chất đất cần có cho mỗi LUT
được đánh giá;
- Xác định mức độ thích hợp của các yêu cầu sử dụng đất cho
sát

đúng


với

sản

xuất thực tế của mỗi LUT để thuận lợi cho công tác phân hạng

Phạm Mạnh Kiều

16

Lớp Gis K56


Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Trắc đia ảnh, viễn thám và hệ thống thông tin địa lí

thích

hợp

đánh

giá đất.
1.5.1 Yêu cầu và giới hạn trong xác định các yêu cầu sử dụng đất cho các loại
hình sử dụng đất
Hội thảo quốc tế 1991 ở Nairo Bỉ đã khẳng định nền tảng cho
việc

sử

dụng


đất

bền vững dựa trên 5 nguyên tắc sau:
1. Duy trì nâng cao sản lượng;
2. Giảm tối thiểu mức rủi ro trong sản xuất;
3. Bảo vệ tiềm năng tài nguyên tự nhiên và ngăn chặn sự
thoái hoá đất;
4. Có thể tồn tại về mặt kinh tế;
5. Có thể chấp nhận được về mặt xã hội.
Trên cơ sở đó và dựa vào tình hình thực tế ở Việt Nam, một loại
hình sử dụng đất được xem là bền vững phải đạt được 3 yêu cầu
sau:
- Bền vững về kinh tế.
- Bền vững về môi trường.
- Bền vững về xã hội.
Để xác định đúng các yêu cầu sử dụng đất cần so sánh những
yêu

cầu

trên

với

nhu cầu và điều kiện sản xuất của người sử dụng đất.
1.5.2 Nội dung xác định các yêu cầu sử dụng đất
Yêu cầu sinh trưởng hoặc sinh thái
Các yêu cầu của LUT có liên quan đến sinh trưởng. Để xác định các yêu cầu
về sinh trưởng của các LUT cần tham khảo các sổ tay và tài liệu xuất bản có liên

quan đến điều kiện sinh trưởng của cây trồng của quốc gia và vùng nghiên cứu kết
hợp nghiên cứu các ý kiến và kinh nghiệm của các nhà khoa học, các chuyên gia và
của địa phương. Các yêu cầu có thể là:

Phạm Mạnh Kiều

17

Lớp Gis K56


Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Trắc đia ảnh, viễn thám và hệ thống thông tin địa lí

- Điều kiện sinh thái môi trường đối với từng loại cây;
- Đặc tính sinh lý;
- Yêu cầu đầu tư và quản lý đối với sinh trưởng và phát triển
của mỗi loại cây.
Yêu cầu quản lý
Yêu cầu quản lý là các chỉ tiêu kỹ thuật và phương thức quản lý LUT. Các yêu
cầu này đa phần đều bị tác động bởi các yếu tố về tự nhiên như: địa hình, dốc, đá
lẫn, khô hạn.
- Quy mô sản xuất của nông hộ - trang trại đối với các LUT.
- Các chính sách - thể chế quản lý và sở hữu đất đai.
- Điều kiện làm đất: Cơ giới hoá hay thủ công.
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại cây trồng khác trong
LUT.
- Cơ sở hạ tầng: giao thông - bảo quản - chế biến.
- Quản lý thị trường thu mua nông sản phẩm.
Yêu cầu bảo vệ
Là các yêu cầu sử dụng đất nhằm đảm bảo tính bền vững của LUT, gồm có:

- Chu kỳ sản xuất của các LUT: Đảm bảo độ phì đất và sản lượng cây trồng.
- Bảo vệ tính chất lý hoá học của đất canh tác: Chống xói mòn, rửa trôi, bạc
màu hoá, thoái hoá đất.
- Bảo vệ chất lượng và năng suất cây trồng không được suy giảm.
- Chống các nguy cơ thiên tai - ô nhiễm đất.
- Bảo tồn động thực vật/ cây trồng/ vật nuôi bằng quỹ gien.
- Vùng đồng bằng: Trồng lúa, rau màu, thuỷ sản+cây ăn quả,
trồng cói…
- Vùng đồi núi: Cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp,
rừng…

Phạm Mạnh Kiều

18

Lớp Gis K56


Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Trắc đia ảnh, viễn thám và hệ thống thông tin địa lí

- Một số yêu cầu bảo vệ: Chống xói mòn, quản lý nước, nông
lâm kết hợp.
1.6 Phân loại dữ liệu phục vụ đánh giá
1.6.1 Thông tin không gian và phi không gian
Thông tin không gian
Thông tin không gian là dữ liệu có chứa trong nó khái niệm về vị trí của đối
tượng. Tập hợp những thông tin không gian này gọi là hệ thống thông tin không
gian hay cơ sở dữ liệu không gian. Nó là những dữ liệu phản ánh những đối tượng
có kích thước vật lý nhất định hay có một không gian nhất định. Nhìn từ góc độ
công nghệ của HTTTĐL, đó là những yếu tố địa lý, địa chất,… được phản ánh lên

bản đồ bằng những kiểu cấu trúc nhất định. Cấu trúc dữ liệu này được miêu tả thông
qua 3 dạng cơ bản: điểm, đường và vùng.
Thông tin dạng điểm như: cột điện, gốc cây, mốc trắc địa. Thông tin dạng
đường như: sông ngòi, đường xá, biên giới, thông tin dạng vùng như: thửa đất, hồ
ao, mảnh rừng, sân bay,...
Các thông tin có hình dạng, kích thước, và vị trí đều có thể biểu diễn bằng tọa
độ các điểm đặc trưng. Tất nhiên, quá trình biểu diễn các hiện trạng đô thị, các công
trình đều có diện tích và thể tích hữu hạn nhưng chúng ta đã khái quát hóa hình
dạng và kích thước của chúng.
Thông tin phi không gian
Có những thông tin không biểu diễn hình dáng, kích thước, vị trí của sự vật,
nó phản ánh các đối tượng khác nhau gọi là thông tin phi không gian. Ví dụ: các
thông tin về chủ sở hữu đất, loại đất, mật độ dân số, tỷ lệ người thất nghiệp, …
những yếu tố dữ liệu này có những thuộc tính mô tả.
Chính vì vậy, nên đôi khi người ta gọi thông tin phi không gian là dữ liệu
thuộc tính.
1.6.2 Thông tin về điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Thông qua vị trí địa lý người ta còn có thể xem xét tính phù hợp với hệ thống
phân bố điểm dân cư cả vùng hay cả lãnh thổ, tình hình phát triển kinh tế trong
tương lai. Thông thường vị trí địa lý được giới thiệu ở bản đồ tỷ lệ nhỏ hơn bản đồ
Phạm Mạnh Kiều

19

Lớp Gis K56


Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Trắc đia ảnh, viễn thám và hệ thống thông tin địa lí


quy hoạch từ 2 đến 5 lần. Nội dung quan trọng nhất trong thông tin này là mối quan
hệ của khu vực với vùng lân cận.
Giới hạn khu đất đánh giá
Trong đánh giá hiện trạng sử dụng đất ranh giới là địa giới hành chính của
từng xã phường đó. Ranh giới được xác định một cách rõ ràng, chính xác. Nó là
ranh giới hành chính nhưng đồng thời nó cũng là giới hạn công tác đánh giá. Việc
xác định rõ ranh giới, hành chính chính là tạo chỗ đứng cho một đồ án đánh giá. Từ
thông tin về giới hạn khu đất đánh giá chúng ta mới có được các thông tin định tính
khác của bản thân khu vực đánh giá như diện tích, thông tin thửa đất, mật độ dân số,
mật độ lưới đường,…
Địa hình, địa mạo
Địa hình sẽ xác định đánh giá đó là loại gì miền núi, trung du, đồng bẳng, ven
biển, hải đảo hay tổ hợp một số đặc tính nào đó. Địa hình ảnh hưởng đến mọi yếu tố
cấu thành vùng đánh giá như: cơ cấu công-nông nghiệp, điều kiện khó khăn hay
thuận lợi, môi trường sinh thái đô thị, phân bố dân cư, tổ chức giao thông,… và ảnh
hưởng đến quá trình đô thị hóa của vùng.
Chính vì vậy, yếu tố địa hình là thông tin cần thiết và quan trọng nhất trong
các điều kiện tự nhiên, nhằm đảm bảo các điều kiện thuận lợi để sản xuất của các xí
nghiệp công nghiệp, nông nghiệp và cho sinh hoạt của nhân dân.

.

Phạm Mạnh Kiều

20

Lớp Gis K56


Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Trắc đia ảnh, viễn thám và hệ thống thông tin địa lí


CHƯƠNG 2
HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ ( GIS )
2.1 Hệ thống thông tin địa lý (GIS)
2.1.1 Khái niệm
Thuật ngữ GIS được sử dụng rất thường xuyên trong nhiều lĩnh vực khác nhau
như địa lý, kĩ thuật tin học, các hệ thống tích hợp trong các ứng dụng môi trường,
tài nguyên, trong khoa học về xử lý dữ liệu không gian.
Lĩnh vực GIS đặc trưng bởi sự đa dạng trong ứng dụng và các khái niệm của
GIS được phát triển trên nhiều lĩnh vực.
Định nghĩa tổng quát sau đây được sử dụng : “Hệ thống các công cụ nền máy
tính dùng thu thập, lưu trữ, truy cập và biến đổi, phân tích và thể hiện dữ liệu liên
quan đến vị trí bề mặt trái đất và tích hợp các thông tin này vào quá trình lập quyết
định”.

Hình 2.2. Tổng quan về GIS
2.1.2 Các thành phần của hệ thống
Hệ thống thông tin địa lý gồm có 5 thành phần quan trọng: Phần cứng, phần
mềm, những phương pháp, dữ liệu và con người. 5 thành phần này phải cân bằng,
hoàn chỉnh để GIS có thể hoạt động hiệu quả nhất.

Phạm Mạnh Kiều

21

Lớp Gis K56


Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Trắc đia ảnh, viễn thám và hệ thống thông tin địa lí


Hình 2.3 Các thành phần của GIS
a. Phần cứng
Phần cứng là các thiết bị sử dụng trong các thao tác HTTTĐL. Ngày nay phần
mềm HTTTĐL chạy trên mọi kiểu phần cứng, Từ máy chủ trung tâm tới máy tính
cá nhân, trên mạng hay máy đơn.
- Máy tính sử dụng trong HTTTĐL có thể máy tính cá nhân, máy chủ và có
thể làm việc trong môi trường mạng.
- Thiết bị nhập dữ liệu bao gồm bàn số hóa (digitizer) và máy quét (scanner).
- Máy in, thiết bị này dùng để in bản đồ.
- Hệ thống lưu trữ gồm: đĩa quang học, đĩa từ (ổ cứng máy tính), đĩa mềm,
băng từ.
b. Phần mềm
Phần mềm HTTTĐL cung cấp những chức năng và những công cụ cần thiết
để nhập, lưu trữ, phân tích và hiển thị thông tin địa lý. Những chức năng chính là:
- Những công cụ cho việc nhập và thao tác với thông tin địa lý.
- Hệ thống lưu trữ và quản trị cơ sở dữ liệu.
- Những công cụ cho phép chất vấn, phân tích, thể hiện, chuyển đổi dữ liệu.
- Giao tiếp đồ họa với người sử dụng dễ dàng truy xuất, trình bày dữ liệu.
Phần mềm HTTTĐL bao gồm:

Phạm Mạnh Kiều

22

Lớp Gis K56


Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Trắc đia ảnh, viễn thám và hệ thống thông tin địa lí

Chương trình HTTTĐL, là những gói ứng dụng chuyên dụng như mô hình

hóa địa hình và phân tích mạng lưới. Những phần mềm HTTTĐL gồm:
- Modul GIS Environment của hãng Intergraph Corp.,
- Geo/SQL của Generation 5 Tech. Inc.,
- ARC/INFO của Environmental Systems Research Institute Inc., (ESRI)
- SPANS của Tydac Technologies.,
- FMS/AC của Facility Mapping Systems Inc.
Những chương trình bản đồ máy tính cung cấp nhiều chức năng như
HTTTĐL, nhưng bị giới hạn khả năng các phân tích không gian. Chúng được phát
triển để thỏa mãn nhu cầu người sử dụng biểu diễn bản đồ. Một số chương trình loại
này gồm:
- MapInfo phát triển bởi MapInfo Corp.,
- Atlas GIS phát triển bởi Strategic Mapping Inc.,
- MapGrafix phát triển bởi ComGrafix Inc.,
- QUIKMAP phát triển bởi AXYS Software Ltd. etc.
Phần mềm công cộng là những chương trình HTTTĐL phát triển bởi chính
phủ hoặc các trường đại học, Cho phép miễn phí hoặc giá tượng trưng. Gồm các
phần mềm như:
- IDRISI của trường Clark University.
- GRASS của GRASS Information Center.
- MOSS của Autometric Inc.
c. Dữ liệu
Số liệu được sử dụng trong GIS không chỉ là số liệu riêng lẻ mà còn phải được
thiết kế trong một cơ sở dữ liệu. Những thông tin địa lý có nghĩa sẽ bao gồm các dữ
liệu về vị trí địa lý, thuộc tính của thông tin, mối liên hệ không gian của các thông
tin và thời gian. Có hai dạng số liệu được sử dụng trong kỹ thuật GIS là:
Cơ sở dữ liệu bản đồ
Là những mô tả hình ảnh bản đồ được số hóa theo một khuôn dạng nhất định
mà máy tính hiểu được. HTTĐL dùng cơ sở dữ liệu này để xuất ra các bản đồ trên
màn hình hoặc ra các thiết bị ngoại vi khác như máy in, máy vẽ.
Phạm Mạnh Kiều


23

Lớp Gis K56


Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Trắc đia ảnh, viễn thám và hệ thống thông tin địa lí

- Dữ liệu Vector: Được trình bày dưới dạng điểm, đường, diện tích, mỗi dạng
có lien quan đến một số liệu thuộc tính được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu.
- Dữ liệu Raster: Được trình bày dưới dạng lưới ô vuông hay lưới chữ nhật
đều nhau, giá trị được ấn định cho mỗi ô sẽ được chỉ định giá trị của thuộc tính. Số
liệu của ảnh vệ tinh và các loại số liệu bản đồ được quét là các sô liệu Raster.
Số liệu thuộc tính
Được trình bày dưới dạng ký tự hoặc số hoặc ký hiệu để mô tả các thuộc tính
của các thông tin thuộc về địa lý.
Trong các dạng số liệu trên, số liệu Vector là dạng thường được sử dụng nhất,
tuy nhiên số liệu Raster rất hữu ích để mô tả các dãy số liệu có tính liên tục như:
nhiệt độ, cao độ,…và thực hiện các phép phân tích không gian của số liệu.
d. Con người (chuyên gia)
Đây là một trong những hợp phần quan trọng của GIS, đòi hỏi những chuyên
viên hướng dẫn, sử dụng hệ thống để thực hiện các chức năng phân tích và xử lý
các số liệu. Đòi hỏi phải thông thạo về việc lựa chọn các công cụ GIS để sử dụng,
có kiến thức về các số liệu đang được sử dụng và thông hiểu các tiến trình đang và
sẽ thực hiện.
Đây là hợp phần rất quan trọng để đảm bảo khả năng hoạt động của hệ thống,
là yếu tố quyết định sự thành công của việc phát triển công nghệ GIS. Hệ thống GIS
cần được điều hành bởi một bộ phận quản lý, bộ phận này cần được bổ nhiệm để tổ
chức hoạt động hệ thống GIS một cách có hiệu quả để phục vụ cho người sử dụng
thông tin.

Con người tham gia HTTTĐL gồm:
- Những thành viên thực hiện.
- Chuyên viên kỹ thuật.
- Tổ chức.
e. Chính sách và quản lý
Những chính sách sẽ quyết định sự thành công một dự án HTTTĐL, tùy thuộc
vào những kế hoạch thiết kế, luật lệ chuyển giao vv..

Phạm Mạnh Kiều

24

Lớp Gis K56


Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Trắc đia ảnh, viễn thám và hệ thống thông tin địa lí

2.1.3 Các chức năng của GIS
Thu thập và nhập dữ liệu
Nhập dữ liệu là quá trình tự động hóa chuyển đổi các nguồn dữ liệu khác nhau
sang khuôn dạng lưu trữ và xử lý được bằng máy tính. Nhập dữ liệu là quá trình cơ
bản nhất của mỗi GIS và nó chỉ khác biệt tùy thuộc vào mô hình (vector hoặc
raster) và nguồn gốc của dữ liệu.
Các nguồn chính để thu thập dữ liệu không gian:
- Quét và số hóa bản đồ, ảnh.
- Trắc địa ảnh, viễn thám .
- Đo đạc trắc địa.
- Hệ thống định vị toàn cầu (GPS).
- Chuyển dữ liệu từ các GIS khác.
Thu thập dữ liệu thuộc tính, cách chủ yếu nhất vẫn là điều tra trực tiếp (như đo

đạc, dò hỏi,...) hoặc gián tiếp (như biên tập, tra cứu từ sổ sách, internet) các đối
tượng địa lý. Các cách để nhập dữ liệu thuộc tính:
- Nhập dữ liệu thuộc tính từ bàn phím.
- Đọc các file dữ liệu thuộc tính sẵn có trên đĩa CD.
- Nhập các file sẵn có trên các máy tính khác thông qua mạng.
Nói chung, công việc thu thập dữ liệu hay làm dữ liệu bản đồ là nhiệm vụ khó
khăn và là quan trọng nhất khi xây dựng các ứng dụng GIS.
Biên tập, xử lý dữ liệu
Những công việc chính của xử lý dữ liệu bao gồm:
- Tạo topology cho các dữ liệu vector.
- Phân loại các đối tượng cho các loại ảnh viễn thám.
- Chuyển đổi dữ liệu từ raster sang vector và ngược lại.
- Nội suy mô hình số địa hình.
- Chuyển đổi hệ tọa độ.

Phạm Mạnh Kiều

25

Lớp Gis K56


×