Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Phát triển du lịch huyện Tuy An giai đoạn 2011 2015 và kế hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2016 – 2020.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.19 KB, 20 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN TUY AN
Số:

/BC-UBND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tuy An, ngày

tháng 11 năm 2015

DỰ THẢO
BÁO CÁO
Phát triển du lịch huyện Tuy An giai đoạn 2011- 2015
và kế hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2016 – 2020.
Thực hiện Kế hoạch số 135/KH-UBND ngày 09 tháng 10 năm 2015 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Phú Yên về việc báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch số
47/KH-UBND tỉnh về phát triển du lịch tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011 – 2015 và xây
dựng kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Yên giai đoạn 2016 – 2020.
Ủy ban nhân dân huyện Tuy An báo cáo kết quả thực hiện triển khai Kế
hoạch số 47/KH-UBND tỉnh trên địa bàn huyện như sau:
PHẦN THỨ NHẤT
Kết quả 5 năm thực hiện công tác Phát triển du lịch (2011-2015)
1. Khái quát tình hình, đặc điểm du lịch trên địa bàn huyện:
Tuy An là một huyện ven biển nằm về phía Bắc tỉnh lỵ Phú Yên, cách thành
phố Tuy Hòa 30km về hướng Bắc; phía Tây giáp huyện Sơn Hòa, huyện Đồng
Xuân, phía Bắc giáp thị xã Sông Cầu, phía Đông giáp biển Đông; có chiều dài bờ
biển là 45km; tổng diện tích tự nhiên: 414,99 km2 ; dân số: 124.157 khẩu.
Tuy An có địa hình khá đa dạng: đồng bằng, đồi núi, bờ biển dài 42,5km, có


sông, suối, đầm, vịnh, cù lao.... với nhiều phong cảnh thiên nhiên “Sơn thủy hữu
tình” độc đáo và hấp dẫn. Tuy An được biết đến là vùng đất có bề dày lịch sử về
văn hóa với nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng quý giá, thể hiện rõ
nét đặc trưng của địa phương như: Thành cổ, mộ cổ, đền danh nhân lịch sử, chùa
chiền, nhà thờ, làng nghề truyền thống, di tích lịch sử về kháng chiến, bộ kèn đá,
đàn đá. Hiện nay trên địa bàn huyện đã được công nhận 08 di tích và danh thắng
thuộc cấp Quốc gia và 10 di tích thuộc cấp tỉnh.Tất cả những đặc điểm đó đã tạo
cho Tuy An một hệ thống di tích, danh thắng hết sức phong phú và đa dạng, là yếu
tố để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du khách.

1


2. Các di tích, danh thắng trên địa bàn huyện Tuy An:
Di tích, danh thắng trên địa bàn huyện Tuy An rất phong phú và đa dạng,
phân bố rộng và trải dài từ miền núi cho đến vùng biển, với 04 loại hình di tích cơ
bản: Di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ và danh thắng.
Hiện nay, trên địa bàn huyện đã được Nhà nước công nhận 08 di tích và danh
thắng thuộc cấp Quốc gia, 10 di tích thuộc cấp tỉnh. Bên cạnh số lượng di tích đã
được xếp hạng, trên cơ sở kiểm kê bước đầu Tuy An còn có 43 di tích, theo tiêu
chí của Luật di sản văn hóa
a. 08 di tích thộc cấp Quốc gia:
* Nhóm di tích thắng cảnh:
- Di tích thắng cảnh: Gành đá đĩa.
- Di tích thắng cảnh: Đầm Ô Loan.
- Di tích thắng cảnh: Vịnh Xuân Đài.
* Nhóm di tích: Tín ngưỡng và nghệ thuật - Lịch sử kháng chiến - khảo cổ:
- Di tích lịch sử - nghệ thuật: chùa Từ Quang (chùa Đá Trắng).
- Di tích lịch sử: Mộ và Đền thờ Lê Thành Phương.
- Di tích lịch sử: nơi diễn ra vụ thảm sát Ngân Sơn - Chí Thạnh.

- Di tích lịch sử: Địa đạo Gò Thì Thùng (xã An Xuân).
- Di tích khảo cổ: Thành An Thổ (xã An Dân) nơi sinh đồng chí Trần Phú Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
b. 10 di tích thuộc cấp tỉnh1:
- Di tích lịch sử: Vụ thảm sát Gò É, Gộp Dệt (xã An Xuân).
1

09 di tích lịch sử vụ thảm sát nêu trên đều do lính ngụy, lính Mỹ, lính Nam Triều Tiên tàn sát và giết chết
655 người dân vô tội tại các xã An Xuân, An Lĩnh, An Hải, An Ninh Đông, An Ninh Tây, An Hòa, An Cư, An Dân,
An Định (thời gian diễn ra thảm sát tháng 3 và tháng 4/1967). Đây là các di tích lịch sử: Ghi dấu tội ác của lính ngụy,
lính Mỹ, lính Nam Triều Tiên gây ra đối với bà con trong huyện Tuy An nói chung và ở các địa phương nêu trên nói
riêng. Cần giáo dục để nêu cao truyền thống lòng yêu nước, chống giặc ngoại xâm cho các thế hệ mai sau. Và Di tích
chùa Cổ Lâm- Hội Tôn, thôn Diêm Điền, xã An Ninh Tây là một trong những ngôi chùa cổ đầu tiên của tỉnh Phú
Yên, khai sơn từ giữa thế kỷ XVII- nơi đã Việt hóa Thiền phái Lâm Tế Trung Hoa thành Thiền phái Lâm Tế Đàng
Trong, sáng lập nên Thiền phái Lâm Tế Liễu Quán và làm cho Thiền phái này phát triển mạnh mẽ. Tổ sư Liễu Quán
là Hòa thượng đắc đạo đầu tiên của tỉnh Phú Yên.

2


- Di tích lịch sử: Những vụ thảm sát ở An Lĩnh (xã An Lĩnh).
- Di tích lịch sử: Vụ thảm sát Gành Đá - Vũng Bầu (xã An Hải).
- Di tích lịch sử: Vụ thảm sát thôn Phú Sơn (xã An Ninh Đông).
- Di tích lịch sử: Vụ thảm sát chợ Giã (xã An Ninh Tây).
- Di tích lịch sử: Những vụ thảm sát xã An Hòa (xã An Hòa).
- Di tích Vụ thảm sát thôn Tân Long (xã An Cư).
- Di tích Vụ thảm sát thôn Mỹ Long (xã An Dân).
- Di tích Những vụ thảm tại xã An Định.
- Di tích lịch sử - văn hóa Chùa Cổ Lâm – Hội Tôn (xã An Ninh Tây)
II. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
1. Tình hình quán triệt, triển khai thực hiện :

- Căn cứ Nghị quyết số 36/NQ-HĐND ngày 16/12/2011 của HĐND tỉnh về
phát triển du lịch Phú Yên, giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020.
- Căn cứ Kế hoạch số 47/KH-UBND ngày 29/6/2012 của UBND tỉnh về phát
triển du lịch tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011 – 2015;
- Huyện ủy Tuy An đã ban hành Kế hoạch số 30-KH/HU ngày 03/7/2012 của
Ban Thường vụ Huyện uỷ Tuy An về phát triển ngành du lịch của huyện giai đoạn
2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020.
Từ đó, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 50/KH-UBND ngày 4/10/2012
về phát triển du lịch huyện giai đoạn 2011 - 2015 với những mục tiêu sau:
+ Góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá với cơ cấu: công nghiệp - dịch vụ - nông
nghiệp, trong đó dịch vụ du lịch đóng vai trò quan trọng;
+ Nâng cao chất lượng và hiệu quả hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, khu nghỉ
dưỡng, khu vui chơi giải trí và các dịch vụ du lịch huyện nhằm đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của nhiều khách đến tham quan;
+ Từng bước hình thành cơ bản về kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
du lịch, tuyến, điểm du lịch tại các di tích lịch sử văn hoá, danh thắng như: Gành
Đá Đĩa, Đầm Ô Loan, Địa đạo Gò Thì Thùng, Thành An Thổ, Đền và Mộ Lê
Thành Phương, chùa Từ Quang, Bãi Xép…

3


+ Phát triển nhanh hệ thống phương tiện vận tải đường thuỷ:du thuyền, bến
thuyền để hình thành một số tuyến du lịch, các dịch vụ du lịch đường thuỷ tại Đầm Ô
Loan, Gành Đá Đĩa, Bãi Xép. Nâng cấp cơ sở hạ tầng đường bộ, khai thác các tuyến
đường mới đặc biệt là các tuyến đường có các khu và điểm du lịch của huyện.2
2. Kết quả thực hiện :
Sau khi có các Kế hoạch chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Huyện ủy, Ủy
ban nhân dân huyện, các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương đã có chuyển

biến tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt và triển khai công tác phát triển du lịch
trên địa bàn huyện. Một số cơ sở vật chất, công trình giao thông phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội gắn với phát triển du lịch được đầu tư xây dựng. Công tác trùng tu
tôn tạo một số di tích lịch sử được triển khai, cụ thể như sau:
a. Đầu tư cơ sở hạ tầng:
Bằng nhiều nguồn vốn đầu tư từ Trung ương đến địa phương và nhân dân
nên công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch có nhiều tiến bộ. Các công trình giao
thông phục vụ du lịch được phân kỳ đầu tư theo đúng lộ trình kế hoạch:
- Giai đoạn năm 2010 – 2013 một số công trình giao thông được gia cố và
làm lại khang trang như:
+ Tuyến đường Quốc lộ 1 đi An Ninh Đông, chiều dài 8,099km với tổng số
vốn đầu tư 62 tỷ 350 triệu đồng;
+ Tuyến đường cầu Cây Cam đi An Xuân, chiều dài 12,345 km với tổng số
vốn 21 tỷ 184 triệu đồng;
+ Tuyến đường xóm Sứa đến Đầm Ô Loan chiều dài 1,500 km với tổng số
vốn là 2 tỷ 800 triệu đồng;
+ Tuyến đường Quốc lộ 1 đến Mộ Lê Thành Phương, chiều dài 0,879 km với
tổng số vốn 3 tỷ 911 triệu đồng;
+ Cầu An Hải (thuộc tuyến đường cơ động An Phú - An Hải): 41 tỷ 500 triệu đồng;
+ Cầu Lò Gốm (thuộc tuyến đường Cây Keo - An Ninh): 23 tỷ 950 triệu
đồng; Cầu Long Phú (An Cư): 77 tỷ đồng.

2

Vừa qua Doanh nghiệp tư nhân vận tải và du lịch Cúc Tư đã phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh
để khảo sát tuyến đường từ TP Tuy Hòa đi theo trục ven biển ( An Phú – An Hải – Gành Đá Đĩa) – Nhà thờ Mằng
Lăng và đã đưa vào phục vụ hành khách với tần suất là 50 phút/ chuyến. Đây là điều kiện thuận lợi để góp phần phát
triển hoạt động du lịch trên tuyến du lịch gồm có Nhà thờ Mằng Lăng và Khu di tích gành Đá Đĩa”.

4



Năm 2011, chào mừng Phú Yên kỷ niệm 400 năm gắn với năm du lịch quốc
gia Duyên Hải Nam Trung Bộ tại Phú Yên, Thành An Thổ (xã An Dân) nơi sinh đồng
chí Tổng Bí thư Trần Phú đã được đầu tư xây dựng với tổng kinh phí trên 14 tỷ.
Năm 2013 di tích Địa đạo Gò thì Thùng được trùng tu tôn tạo với tổng kinh
phí gần 1 tỷ đồng. Công trình này gồm 2 nhà che cửa hầm; 3 nhà che giếng địa đạo;
lối đi xung quanh di tích dài 297m; khôi phục lại 129m địa đạo; 95 đoạn giao thông
hào và lắp đặt 10 bia hướng dẫn trong khu vực di tích.
Giai đoạn 2015 – 2016 tiếp tục bổ sung kinh phí đầu tư để tôn tạo, phục hồi
Di tích cấp Quốc gia đã được công nhận để phục vụ hành trình về nguồn, tìm hiểu
truyền thống đấu tranh cách mạng của thế hệ trẻ và nâng cấp điểm tham quan du lịch
như: Công trình : Phục hồi, tôn tạo Di tích lịch sử địa đạo Gò Thì Thùng với số vốn
đầu tư 1,5 tỷ đồng được cấp từ nguồn vốn chương trình mục tiêu Quốc gia về Văn
hóa năm 2015 và Dự án Nâng cấp và mở rộng Di tích lịch sử cấp quốc gia Đền thờ
Lê Thành Phương với tổng mức đầu tư là 25 tỷ ( trong đó Ngân sách Trung ương hỗ
trợ 80% và Ngân sách Tỉnh 20%).
Ngoài ra, để phục vụ tốt cho công tác du lịch tại Bãi Bàng - gành Đá Đĩa (An
Ninh Đông), UBND huyện đã phối hợp với Sở VH,TT&DL, Sở KH&ĐT khảo sát
tuyến đường nối vào Bãi Bàng (phía Nam gành Đá Đĩa) trình UBND tỉnh và đã
được phép lập thủ tục đầu tư, tại Thông báo số 490/TB-UBND ngày 30/7/2012.
Một số công trình thiết yếu phục vụ cho du lịch tại gành Đá Đĩa cũng được Sở VH,
TT&DL vừa xây dựng để góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và giá trị
của Di tích. Được sự quan tâm của tỉnh, vừa qua một số các dự án mới được triển
khai góp phần phát triển du lịch huyện trong thời gian tới.3
b. Số lượng khách đến tham quan du lịch:
Năm 2011 chào mừng Phú Yên kỷ niệm 400 năm gắn với năm du lịch quốc
gia Duyên Hải Nam Trung Bộ tại Phú Yên, Thành An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy
An nơi sinh đồng chí Tổng Bí thư Trần Phú đã được tỉnh Phú Yên Địa điểm này đã
vinh dự đón tiếp các đồng chí lãnh đạo trung ương như: Đồng chí Trương Tấn Sang

- Chủ tịch nước, đồng chí Hà Thị Khiết - Bí thư Trung ương Đảng, đồng chí Trần
Đức Lương - Nguyên Chủ tịch nước, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân - Phó Thủ
3

Vào tháng 6/2015 vừa qua dự án Khu du lịch liên hợp cao cấp Phú Yên với vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài có mức đầu tư 1 tỷ USD tại xã An Chấn và An Phú . Đây là dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý và khai thác
du lịch, bao gồm resort, khách sạn, biệt thự, các dịch vụ cung cấp vui chơi, thể thao trên biển đạt tiêu chuẩn cao cấp.
Trong tương lai nơi đây sẽ trở thành cụm du lịch cao cấp mang tầm cỡ quốc tế với tên gọi Sunrise Phú Yên. Đây là
dự án mà tỉnh rất quan tâm và luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư triển khai dự án và hoàn thành các phần
việc trong quy hoạch để dự án sớm đi vào hoạt động.

5


tướng Chính Phủ, đồng chí Đinh Thế Huynh - Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
và một số đoàn công tác lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong và ngoài tỉnh đến thăm.
Đây là nguồn động lực lớn cho Tuy An tập trung chỉ đạo phát triển ngành du lịch.
Năm 2013 huyện Tuy An cũng đã vinh dự đón nhận quần thể cây xoài chùa
Từ Quang là cây di sản Việt Nam.
Ngoài ra, huyện Tuy An còn có các lễ hội truyền thống được diễn ra vào
tháng Giêng hàng năm: lễ hội đua thuyền Đầm Ô Loan diễn ra ngày mùng 6 – 7
tháng Giêng, hội đua ngựa Gò Thì Thùng diễn ra ngày mùng 9 tháng Giêng, lễ hội
chùa Từ Quang diễn ra ngày mùng 10 – 11 tháng Giêng, lễ hội Đền Lê Thành Phương
diễn ra ngày 27 – 28 tháng Giêng. Các lễ hội cầu ngư mang tính đặc trưng của các xã
ven biển, hàng năm đã thu hút hàng vạn người tới tham dự và cổ vũ như sau :
+ Năm 2011: tổng lượt khách du lịch 150.000 lượt, tổng ngày lưu trú 2.620 ngày.
+ Năm 2012: tổng lượt khách du lịch 175.000 lượt, tổng ngày lưu trú 2.750 ngày.
+ Năm 2013: tổng lượt khách du lịch 190.000 lượt, tổng ngày lưu trú 2.888 ngày.
+ Năm 2014: tổng lượt khách du lịch 225.000 lượt, tổng ngày lưu trú 3.032 ngày.
+ Ước Năm 2015: tổng lượt khách du lịch 240.000 lượt, tổng ngày lưu trú

3.184 ngày.
Lượng khách du lịch đến huyện Tuy An hàng năm đều tăng từ 3% trở lên so
với năm liền kề trước đó và đã có trên 800.000 lượt khách du lịch đến huyện Tuy
An kể từ năm 2011 đến nay.
c. Doanh thu lưu trú:
+ Năm 2011: doanh thu là 1,303 tỷ đồng
+ Năm 2012: doanh thu là 1,369 tỷ đồng
+ Năm 2013: doanh thu là 1,438 tỷ đồng
+ Năm 2014: doanh thu là 1,509 tỷ đồng
+ Năm 2015: doanh thu ước tính là 1,585 tỷ đồng
d. Nguồn nhân lực du lịch:
Tính đến tháng 12 năm 2014, tổng số lao động trong lĩnh vực du lịch có 32
người, trong đó số lao động có trình độ đại học, cao đẳng là 5 người chiếm 16%,
trung cấp là 1 người chiếm 3,3% còn lại là lao động được đào tạo tại chỗ và các lớp
bồi dưỡng ngắn hạn là 26 người chiếm 80,7%.

6


e. Tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch:
Trong năm 2013 Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo phòng Văn hóa và
Thông tin huyện phối hợp Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Phú Yên xây dựng
chương trình quảng bá giới thiệu về du lịch huyện Tuy An trên các kênh truyền
hình tại Phú Yên và khu vực; In 30 tấm ảnh (50cm x 75cm) quảng bá về phát triển
kinh tế, văn hóa – du lịch, xã hội và an ninh quốc phòng trưng bày tại buổi lễ khai
mạc Đại hội TDTT lần thứ VI của huyện, sau đó trưng bày tại Trung Tâm VH-TT
và TT huyện.
Đồng thời nhiều hình ảnh về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn
huyện cũng được đăng tải thường xuyên trên Trang thông tin điện tử của huyện.
f. Các dịch vụ văn hóa, dịch vụ du lịch, làng nghề:

UBND huyện đã quy hoạch phát triển các loại hình dịch vụ văn hóa như:
Karaoke, băng đĩa nhạc, nhà nghỉ, nhà trọ hiện đang đi vào hoạt động có hiệu quả
và nề nếp.
Ngoài các khu di tích và danh lam thắng cảnh, Tuy An còn có di sản văn hóa
vật thể và phi vật thể như: Kèn đá, đàn đá, bài chòi, hát tuồng, cải lương … Các
làng nghề truyền thống mang tính đặc trưng như: Bánh tráng Hòa Đa, dệt chiếu Phú
Tân, gốm Quảng Đức, đan thúng chai…. Đặc biệt, thắng cảnh Ô Loan còn cung
cấp nhiều món ăn đặc sản như sò huyết, gỏi sứa, tôm, cua…. Ngoài ra còn có xoài
cát chùa Đá Trắng, bánh tráng thịt heo Hòa Đa, là những sản phẩm thu hút khách
du lịch thập phương đến với Tuy An.
Tính đến năm 2015, toàn huyện có 13 cơ sở lưu trú du lịch với trên 80
buồng, trong đó có 08 cơ sở nhà nghỉ, 05 cơ sở nhà trọ.
- Du lịch nghỉ biển: tham quan khám phá các vùng cảnh quan, danh thắng
độc đáo như : gành Đá Đĩa, Hòn lao Mái nhà…
- Du lịch văn hóa gồm du lịch tham quan di tích lịch sử, văn hóa như : Thành
An Thổ, Địa đạo Gò Thì Thùng, Mộ và Đền thờ Lê Thành Phương.
- Du lịch các ngày lễ hội truyền thống được diễn ra vào tháng giêng hàng
năm: lễ hội đua thuyền Đầm Ô Loan diễn ra ngày mùng 7, hội đua ngựa Gò Thì
Thùng diễn ra ngày mùng 9, lễ hội Chùa Từ Quang diễn ra ngày mùng 10- 11, lễ
hội Đền Lê Thành Phương diễn ra ngày 27-28.
- Ngoài ra, huyện Tuy An đang xây dựng điểm du lịch văn hóa gắn với các
hoạt động biểu diễn nghệ thuật dân gian và thành lập các đoàn nghệ thuật: Đoàn cải

7


lương Tây Đô, Câu lạc bộ tuồng cổ Tuy An, đoàn trò chơi dân gian, Câu lạc bộ hò
bá trạo…;
g. Việc hình thành các điểm du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch:
Theo Quyết định số 1352/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên

ngày 12 tháng 8 năm 2013 về việc Công nhận tuyến du lịch địa phương tỉnh Phú
Yên năm 2013, Tuy An có tuyến du lịch: Tuy Hòa - Thành An Thổ- Gành Đá ĐĩaTháp Nhạn.
Các điểm du lịch chủ yếu trên tuyến gồm:
+ Khu Di tích thành An Thổ ( xã An Dân )
+ Khu Di tích gành Đá Đĩa ( xã An Ninh Đông)
+ Nhà thờ Mằng Lăng ( xã An Thạch)
+ Khu Ẩm thực đầm Ô Loan ( xã An Ninh Đông)
Tuy An hình thành 3 vùng không gian du lịch có các tính chất phát triển khác
nhau, bổ trợ cho nhau, bao gồm:
- Không gian du lịch trung tâm: bao gồm Thị trấn Chí Thạnh và vùng phụ
cận thuộc các xã: An Dân, An Thạch, An Ninh Đông, An Ninh Tây;
- Không gian du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo phía Nam Tuy An: bao gồm An
Cư, An Chấn, An Hoà, An Mỹ, An Hải;
- Không gian du lịch miền núi phía Tây: bao gồm An Lĩnh, An Xuân, An Thọ .
III. ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ:
1. Ưu điểm :
a. Ưu điểm:
Qua 5 năm triển khai công tác phát triển du lịch, với sự nỗ lực của Đảng bộ
và các ban ngành trong huyện, đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận:
Các Kế hoạch chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân
huyện, các cấp ủy Đảng và chính quyền đã có chuyển biến tập trung lãnh đạo, chỉ
đạo quán triệt và triển khai công tác phát triển du lịch trên địa bàn huyện, tạo
chuyển biến tích cực trên các mặt thuộc lĩnh vực du lịch của huyện.
Công tác quản lý nhà nước về di tích có sự phối kết hợp giữa các địa phương
trên cơ sở Đề án phân cấp quản lý di tích – danh thắng đã được xếp hạng. Sự phân

8


cấp, phân nhiệm trong công tác quản lý di tích đã tạo hiệu quả tốt hơn trong công

tác bảo vệ và phát huy các giá trị di tích, danh thắng.
Việc cắm mốc xác định chỉ giới tứ cận các di tích danh thắng, thuộc cấp quốc
gia đã được Sở VHTTDL thực hiện
Công tác phát huy giá trị di tích được quan tâm, cán bộ thuyết minh đã được
thi tuyển nghiêm túc, điều này đã đáp ứng được một phần nhu cầu của khách khi
đến tham quan di tích.
Một số cơ sở vật chất, hạ tầng quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
gắn với phát triển du lịch của huyện được đầu tư xây dựng. Công tác trùng tu tôn
tạo một số di tích lịch sử của huyện được triển khai; nhiều hạng mục công trình
đường giao thông nhằm thu hút đầu tư du lịch trên địa bàn huyện cũng được quan
tâm đầu tư.
Với các định hướng cũng như những chuyển biến hoạt động đã thực hiện
trong thời gian qua từ các hoạt động văn hoá, thể thao và lễ hội của địa phương,
qua đó thu hút ngày càng đông du khách đến với Tuy An, tạo đà cho du lịch Tuy
An phát triển nhanh, mạnh và bền vững trong thời gian tới.
b. Nguyên nhân :
- Sự lãnh đạo, chỉ đạo của UBND tỉnh, của Huyện ủy, sự điều hành của
UBND huyện đã tạo điều kiện để việc thực hiện công tác phát triển du lịch trên địa
bàn huyện có chiều hướng phát triển.
- Sự kết hợp của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cấp, các ngành các
địa phương cùng chung sức triển khai thực hiện các chủ trương đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đối với công tác phát triển du lịch.
- Công tác phát triển du lịch đã mang lại lợi ích thiết thực cho người dân về
phát triển kinh tế, tăng doanh thu, thu nhập, người dân ổn định cuộc sống, đời sống
được nâng lên, từ đó được sự đồng thuận, hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân.
2. Hạn chế và nguyên nhân:
a. Hạn chế:
- Tình trạng lấn chiếm trái phép tại các khu quy hoạch du lịch, các danh lam
thắng cảnh, di tích lịch sử cấp Quốc gia, cấp tỉnh diễn ra ngày cành phổ biến nhưng
chưa có biện pháp giải quyết triệt để, nổi cộm là danh thắng cấp quốc gia Đầm Ô

Loan (thuộc 04 xã ven đầm; xã An Cư, xã An Ninh Đông, xã An Hiệp, xã An Hòa),
các hộ dân lấn chiếm xây nhà trên khu vực 1 di tích, huyện đã thống kê: Gần 500

9


hộ gia đình và huyện đã làm báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, về hỗ trợ
kinh phí đề nghị di dời các hộ dân, đưa vào khu quy hoạch tái định cư khu dân cư.
- Di tích lịch sử : Địa đạo Gò Thì Thùng (xã An Xuân), khu vực 1 của di tích
chưa được đền bù nên một số hộ dân vẫn trồng cây lâm nghiệp trên đất di tích;
- Công tác tu bổ, tôn tạo di tích, danh thắng đã đạt được những kết quả đáng
kể. Nhiều dự án du lịch được quy hoạch nhưng kêu gọi đầu tư chậm so với kế hoạch.
- Việc đầu tư nâng cấp các di tích lịch sử, thắng cảnh cấp quốc gia chưa chủ
động, việc quản lý còn bất cập nên chưa phát huy được thế mạnh du lịch.
- Kinh phí dành cho du lịch nói chung và dùng cho quảng bá xúc tiến từ du lịch
nói riêng chưa được đầu tư, nên các điểm, tour, sản phẩm du lịch, tiềm năng, thế mạnh
về du lịch của huyện chưa kịp thời quảng bá với du khách trong và ngoài nước.
- Nhiều dự án du lịch ven biển chậm triển khai làm ảnh hưởng đến sự hình
thành và phát triển sản phẩm du lịch của tỉnh. Cụ thể như dịch vụ nghỉ dưỡng biển,
dịch vụ tham quan biển đảo, các hoạt động thể thao trên biển; các khu vui chơi giải
trí, khu ẩm thực đặc sản ; các cơ sở bán hàng lưu niệm, quà tặng quy mô còn nhỏ,
thiếu hấp dẫn...; thiếu sự kết nối giữa các doanh nghiệp để hình thành các chuỗi sản
phẩm du lịch, tour du lịch.
b. Nguyên nhân :
- Về khách quan:
+ Đời sống nhân dân vẫn còn khó khăn, trình độ dân trí chưa phát triển đồng
đều, nhận thức của một số người dân về công tác bảo vệ di tích chưa cao; chưa phát
huy tính năng động của địa phương và cộng đồng trong bảo vệ và phát huy giá trị
di tích.
+ Hiện nay do lượng khách tham quan chưa đều nên cán bộ thuyết minh

chưa được bố trí thường xuyên tại các di tích, danh thắng nên chưa phát huy hết giá
trị di tích vì một số nhóm khách tham quan đi nhỏ lẻ đến tham quan di tích thường
không có thuyết minh viên. Đối với khách tham quan đi theo tour thường bao gồm
hướng dẫn viên nên việc truyền tải thông tin nhiều khi chưa chính xác, nội dung thuyết
minh chưa thống nhất, nên chưa tạo được ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách.
- Về chủ quan:
+ Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về di sản văn hóa trong cộng
đồng dân cư chưa sâu rộng và thường xuyên liên tục.

10


+ Kinh phí đầu tư vào du lịch còn hạn hẹp so với yêu cầu thực tế của công
tác du lịch. Hiện nay chỉ mới chú trọng đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích thắng cảnh cấp
quốc gia, còn di tích cấp tỉnh chưa được đầu tư.
+ Công tác kiểm tra công tác quản lý di tích, danh thắng của một số địa
phương còn hạn chế.
Nhìn chung hoạt động du lịch trên địa bàn huyện đã có những bước khởi sắc
và chuyển biến tích cực nhưng chưa xứng tầm với tiềm năng và lợi thế sẵn có, chưa
thực sự thu hút khách tham quan.
3. Đề xuất, kiến nghị :
Trân trọng đề nghị Sở VHTTDL tham mưu đề xuất với UBND tỉnh:
- Chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với chính quyền địa phương nơi có
khu di tích thắng cảnh sớm quy hoạch tổng thể, của 18 di tích lịch sử, thắng cảnh đã
được công nhận trên địa bàn huyện.
- Đưa ra phương hướng phát triển cho mô hình du lịch cộng đồng homestay.
Quan tâm và tạo điều kiện để huyện tiếp cận và học tập kinh nghiệm để triển khai mô
hình này.
- Lập kế hoạch giải tỏa, giải phóng mặt bằng, bồi thường cho dân và thu hồi
đất các vị trí khu vực 1của di tích, thắng cảnh: Đầm Ô loan, Gành Đá Đĩa, Địa đạo

Gò Thì Thùng, Mộ và đền thờ Lê Thành Phương.
- Hằng năm cấp kinh phí xây dựng các bia di tích cấp tỉnh nhằm đáp ứng
nguyện vọng của người dân và phát huy giá trị di tích; giáo dục thế hệ trẻ về truyền
thống yêu nước chống giặc ngoại xâm.
- Tham mưu UBND tỉnh trình Bộ VHTT& DL nâng cấp, trùng tu tôn tạo các
di tích cấp Quốc gia còn lại.
- Quan tâm kêu gọi đầu tư các dự án, tour du lịch tại các khu vực có tiềm
năng phát triển du lịch như: Bãi Xép, Lao Mái Nhà, Hòn Yến, gành Đá Đĩa, Đầm Ô
Loan,…
- Đầu tư xây dựng điểm du lịch văn hóa gắn với hoạt động biểu diễn nghệ
thuật dân gian như hò bá trạo, múa siêu, dân ca bài chòi, hát tuồng… Phục chế và
biểu diễn nhạc cụ dân tộc đàn đá, kèn đá.
- Hỗ trợ về kinh phí để xây dựng các thương hiệu: Văn hóa ẩm thực với các
làng nghề truyền thống.

11


PHẦN THỨ HAI
Phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện công tác phát triển
du lịch giai đoạn 2016- 2020.
II.NỘI DUNG, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN:
1.Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch.
Tuyên truyền quảng bá, đó là tập trung cải tiến nội dung, chuyên mục, giao
diện trên trang thông tin điện tử của huyện(phuyen.gov.vn/wps/portal/tuyan), trên
sóng truyền thanh của huyện; phối hợp với các cơ quan báo chí của tỉnh tăng cường
tuyên truyền về du lịch Tuy An. Bên cạnh đó, huyện cũng sẽ đầu tư cho tuyên
truyền quảng bá trực quan thông qua các sản phẩm quà tặng đến tay du khách như
các bộ bưu ảnh, đĩa CD các bài hát về Tuy An; khuyến khích các tổ chức, cá nhân
đầu tư sản xuất nhiều mặt hàng lưu niệm mang hình ảnh đặc trưng của Tuy An để

giới thiệu đến du khách...
Bên cạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch, huyện Tuy An
cũng đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục từng bước nâng cao nhận thức của cộng
đồng về cách bảo vệ di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên phát triển du lịch; nâng
cao ý thức người dân về thái độ ứng xử, giao tiếp văn minh lịch sự, hiếu khách, gần
gũi, tự nhiên để tạo ấn tượng tốt cho du khách khi đến Tuy An.
Huyện đã xây dựng kế hoạch, phân công tổ chức thực hiện cho từng phòng
ban, gắn với những nhiệm vụ cụ thể; tạo môi trường thu hút đầu tư, cơ chế chính
sách, điều kiện thuận lợi đối với các dự án phát triển du lịch. Đối với vấn đề xúc
tiến đầu tư những dự án lớn thuộc phạm vi quản lý của tỉnh, nên Tuy An rất cần có
sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn từ tỉnh.
Với du lịch Tuy An, có thể nói tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến thu hút
đầu tư là hai vấn đề cốt yếu mà huyện và tỉnh cần có sự đầu tư để tạo bước đột phá.
Có như vậy mới mong tạo nên bộ mặt du lịch hấp dẫn cho một vùng đất đẹp, đầy
tiềm năng.
2. Tăng cường đầu tư và từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ
phát triển dân sinh, kinh tế và du lịch:
- Đề nghị tỉnh và các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các dự án phát triển du
lịch vung ven biển nhằm tạo điều kiện cho Tuy An phát triển thế mạnh về du lịch.
-Tập trung đầu tư hệ thống đường bộ theo quy hoạch, đặc biệt là đường nối giữa
trục đương chính với các điểm quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn huyện.

12


- Đầu tư hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng về lưới điện và nước để phục vụ nhu cầu
sinh hoạt, sản xuất và kinh doanh, đây cũng là một yếu tố quan trọng để góp phần
phát triển dịch vụ du lịch tại địa phương. Chú trọng phát triển hệ thống điện công lộ
để tăng thêm vẻ đẹp mỹ quan của huyện nói chung và địa phương nói riêng .
- Tiếp tục đầu tư nâng cấp các thiết bị , hệ thống thông tin, đảm bảo các vùng

đều có sóng di động ổn định, triển khai và thực hiện tốt các dịch vụ Bưu chính,
Viễn thông phục vụ cho nhu cầu thị hiếu của công chúng và nhiệm vụ chính trị tại
địa phương.
- Tạo điều kiện để các tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn huyện trùng
tu, tôn tạo các di sản văn hóa- lịch sử. Phát huy và lưu giữu các lễ hội truyền thống,
đặc trưng của địa phương như: Lễ hội đua thuyền truyền thống Đầm Ô Loan, Hội
đua ngựa Gò Thì Thùng, Lễ hội chùa Từ Quang và Lễ hội Đền Lê Thành Phương
nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các lễ hội.
Đặc biệt trong giai đoạn sắp tới chúng ta cần “Chú trọng đầu tư và phát triển
kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, du lịch, nông nghiệp. Trước mắt, phối
hợp xây dựng cầu Bình Bá nối Tuy An với TX Sông Cầu để tạo thành vành đai du
lịch của tỉnh; nâng cấp Cảng cá Tiên Châu; xây dựng nâng cấp thị tứ xã An Mỹ, tạo
tiền đề để nâng cấp thành đô thị loại 5 trước năm 2020 và thị trấn Chí Thạnh lên đô thị
loại 4 sau năm 2020 theo định hướng quy hoạch”.( Trích bài phát biểu chỉ đạo của
Đ/C Huỳnh Tấn Việt tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Tuy An lần thứ XVII).
3. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch:
Xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực về chuyên môn
nghiệp vụ, ngoại ngữ, kỹ năng quản lý du lịch, quản lý khách sạn, nhà hàng, hướng
dẫn viên du lịch và kỹ năng giao tiếp cho các đối tượng hoạt động trong ngành dịch
vụ du lịch cộng đồng. Đặc biệt ưu tiên nguồn nhân lực của địa phương để phát triển
du lịch trong thời gian đến.
4. Kiện toàn, củng cố tổ chức,bộ máy quản lý nhà nước về du lịch:
- Kiện toàn Ban chỉ đạo phát triển du lịch cấp huyện và xây dựng Quy chế,
chương trình làm việc của Ban chỉ đạo.
- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân
các cấp, sự tích cực tham gia của các hội đoàn thể và các tầng lớp nhân dân nhằm
xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong việc phát triển du lịch
“ngành công nghiệp không khói”.

13



- Cơ cấu, kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch đồng thời nâng cao
trình độ, năng lực quản lý, chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ,
công chức trong ngành du lịch.
- Kêu gọi tập trung đầu tư vốn theo hướng trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở
thích ứng phát triển du lịch.
- Xây dựng kế hoạch, đề án du lịch theo từng giai đoạn để có cơ sở phát triển
du lịch.
5. Hình thành mô hình du lịch mới:
- Tạo điều kiện cho người dân địa phương, trong đó đặc biệt là nông dân tiếp
cận với mô hình du lịch cộng đồng để làm tiền đề phát triển loại hình du lịch cộng
đồng homestay 4 tại các khu du lịch, điểm du lịch của huyện, như có thể phát triển
mô hình này tại khu vực Gành Đá Đĩa, Cù Lao Mái Nhà, Khu vực Vịnh Xuân Đài (
khu vực thuộc xã An Ninh Đông). Đây là mô hình mới cần định hướng và có kế
hoạch phát triển bền vững.
Với định hướng phát triển du lịch trên sẽ vực dậy tiềm năng và khai thác thế
mạnh du lịch gắn với thiên nhiên và các lễ hội mang nét văn hóa đặc trưng tại địa
phương, qua đó thu hút ngày càng đông du khách đến với Tuy An, tạo đà cho du
lịch Tuy An phát triển bền vững trong thời gian tới.
III. CÁC ĐỀ ÁN, DỰ ÁN, CHƯƠNG TRÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH:
1 Tập trung xây dựng các dự án quy hoạch chi tiết, quy hoạch chuyên đề
làm cơ sở gọi vốn đầu tư phát triển du lịch:
- Triển khai Quy hoạch phát triển du lịch huyện Tuy An đến năm 2020 và
tầm nhìn đến năm 2025 gắn với quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh phú
yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số: 1641/QĐ-UBND
của Ủy ban nhân dân tỉnh ngày 31 tháng 8 năm 2015.

4


Theo Tổng cục du lịch Việt Nam: Homestay là nơi sinh sống của người sở hữu nhà hoặc sử dụng hợp pháp
trong thời gian cho thuê lưu trú, có trang thiết bị tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khác theo
khả năng đáp ứng của chủ nhà. Homestay là loại hình du lịch đang phát triển ở Việt Nam, tập trung nhiều nhất ở khu
vực Tây Bắc và Đồng bằng sông cửu Long.Vừa qua, Sở VH-TT-DL đã chọn 4 hộ dân ở làng rau Ngọc Lãng (TP
Tuy Hòa) làm thí điểm triển khai mô hình du lịch cộng đồng. Mới đây, Hiệp hội Du lịch Phú Yên đã tổ chức cho các
hộ dân này tham quan, học hỏi kinh nghiệm tại làng rau Trà Quế, tỉnh Quảng Nam.

14


- Xây dựng và học hỏi các đề tài khoa học phù hợp với môi du lịch của
Huyện để làm cơ sở định hướng phát triển sản phẩm du lịch chủ yếu như : Du lịch
nghỉ dưỡng; Du lịch gắn với sinh thái; Du lịch gắn với văn hóa,
- Xác định danh mục các dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư giai đoạn 2016-2020:
Tổ hợp thể thao giải trí nghỉ dưỡng biển cao cấp gành Bãi Xép, Lao Mái Nhà, Hòn
Yến, gành Đá Đĩa, Đầm Ô Loan; các dự án du lịch đầu tư tại bãi biển xã An Hải
2. Các chương trình đầu tư khai thác các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi
vật thể, du lịch văn hóa ẩm thực, tâm linh, làng nghề gắn với phát triển du lịch:
- Đầu tư xây dựng điểm du lịch văn hóa gắn với hoạt động biểu diễn nghệ
thuật dân gian như: Hò bá trạo, dân ca bìa chòi, hò khoan, hát tuồng, hô bài chòi...;
Biễu diễn nhạc cụ dân tộc: Kèn đá, đàn đá phục vụ khách du lịch tại các di tích lịch
sử văn hóa, khu, điểm du lịch.
- Đầu tư nâng cao chất lượng các lề hội lớn, truyền thống của huyện như:
Hội đua thuyền Đầm Ô Loan, Hội đua ngựa gò Thì Thùng, Lễ hội Đền Lê Thành
Phương, Lễ hội Chùa Từ Quang..
- Hỗ trợ kinh phí xây dựng thương hiệu một số cơ sở sản xuất hàng thủ
công mỹ nghệ, làng nghề..gắn với phát triển du lịch . Quảng bá nét văn hóa ẩm
thực đặc trưng tại địa phương đưa vào phục vụ du lịch.
3. Chương trình truyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch:

- Xây dựng các ấn phẩm quảng bá du lịch; Ứng dụng công nghệ thông tin
vào hoạt động du lịch.
- Xây dựng chương trình xúc tiến, quảng bá trên các phương tiện truyền
thông; xây dựng chuyên mục du lịch Tuy An trên truyền thanh, Báo Phú Yên..;
- Tham gia các hoạt động xúc tiến, hội chợ, triển lãm du lịch... ở trong và
ngoài huyện; Tổ chức cho các đoàn báo chí, doanh nghiệp lữ hành khảo sát để hình
thành các tuyến, điểm, sản phẩm du lịch mới của huyện.
IV CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:
1. Giải pháp về tổ chức quản lý, cơ chế chính sách:
- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, sự chỉ đạo, điều hành của các cấp
chính quyền, sự tích cực tham gia của đoàn thể và các tầng lớp nhân dân. Xác định
đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của từng cơ quan, đơn vị để hoàn thành
mục tiêu xây dựng và phát triển du lịch Tuy An trong thời gian đến;

15


- Đưa ra các chính sách ưu đãi để thu hút các nguồn đầu tư tại các các khu du
lịch, điểm du lịch và vùng quy hoạch phát triển du lịch.
- Kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về du lịch; phát huy vai trò của
Ban chỉ đạo phát triển du lịch huện Tuy An; tăng cường công tác quản lý quy
hoạch, đầu tư, bảo vệ tài nguyên và quản lý các hoạt động du lịch.
2. Giải pháp về nguồn vốn đầu tư:
- Tập trung đầu tư nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo hướng có trọng tâm,
trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch. Ngân sách ưu tiên đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng tại các khu du lịch, điểm du lịch quốc gia; tranh thủ sự chỉ đạo,
giúp đỡ của các Sở, Ban, Ngành để sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước .
- Đề nghị ngân sách cấp trên điều tiết tỉ lệ nhất định từ nguồn thu nộp ngân
sách của các đơn vị kinh doanh du lịch và để lại cho địa phương chi cho công tác
xúc tiến, quảng bá du lịch, đào tạo nguồn nhân lực,...

- Huy động nguồn vốn từ các doanh nghiệp, các tổ chức hoạt động du lịch
đóng góp của cộng đồng phù hợp với xu hướng xã hội hóa;thực hiện xã hội hóa
công tác đầu tư bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội, các làng nghề phục
vụ phát triển du lịch...
3. Giải pháp về tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu
du lịch :
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của các
cấp ủy, chính quyền, tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp và nhân dân về mục đích,
ý nghĩa, tầm quan trọng của nhiệm vụ phát triển du lịch;
- Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng của địa phương, tranh
thủ sự hỗ trợ của Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để phát
triển dịch vụ du lịch
- Khuyến khích các tổ chức, các nhân đầu tư các phòng trưng bày gắn với
khu, điểm du lịch, làng nghề và sản xuất những mặt hàng lưu niệm, quà tặng độc
đáo, đặc trưng của địa phương có thương hiệu để giới thiệu đến khách du lịch.
4. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực:
- Đào tạo nâng cao trình độ, năng lực quản lý, chuyên môn nghiệp vụ và
ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ công chức trong ngành du lịch.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực về chuyên môn
nghiệp vụ, ngoại ngữ, kỹ năng quản lý du lịch, quản lý khách sạn, nhà hàng, hướng

16


dẫn viên du lịch và kỹ năng giao tiếp cho các đối tượng hành nghề dịch vụ du lịch
cộng đồng. Đặc biệt, chú trọng tận dụng nguồn nhân lực của địa phương để phát
triển du lịch.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Phòng Văn hóa thông tin:
- Phối hợp với Sở, ngành liên quan hoàn thành và trình duyệt quy hoạch

ngành trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch của huyện.
- Tổ chức xây dựng chương trình hành động, kế hoạch phát triển ngành. Tập
trung vào các chương trình trọng điểm: Bảo tồn di sản văn hóa, xây dựng và phát
triển văn hóa, thể thao trên địa bàn huyện. Khảo sát, thống kê các danh thắng, các
di tích lịch sử, đình chùa.. trên địa bàn huyện đưa và khai thác du lịch; từng bước
xây dựng nội dung thuyết minh về các danh thắng, di tích trên địa bàn huyện.
2. Phòng Tài chính – Kế hoạch:
- Chủ trì, phối hợp với các phòng, ban, ngành, UBND các xã, thị trấn xây
dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm, kế hoạch hàng năm để cụ thể hóa
mục tiêu của quy hoạch.
- Tham mưu huy động các nguồn lực tài chính để tạo các nguồn vốn đầu tư
thực hiện quy hoạch.
- Tham gia thẩm định đề án phát triển du lịch trọng điểm từ nay đến 2020.
Lập danh sách các dự án thu hút đầu tư, các thông số cần thiết cho các dự án kêu
gọi, thu hút nguồn đầu tư.
- Bố trí kinh phí để các phòng, ban, ngành, các xã, thị trấn triển khai xây
dựng các quy hoạch theo quy định. Xây dựng đề án thành lập quỹ hỗ trợ phát triển
du lịch.
3. Phòng Tài nguyên và Môi trường:
- Tham mưu triển khai thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất trên địa
bàn huyện để đầu tư các công trình vui chơi giải trí.
- Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thực hiện thủ tục hành chính một cách
nhanh nhất để triển khai dự án.
- Tập trung tham mưu ban hành kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường.
Kiểm soát, ngăn chặn mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, phục hồi và nâng cao
chất lượng môi trường.

17



4. Phòng Giáo dục và Đào tạo:
Phối hợp với Sở Giáo dục và đào tạo xây dựng quy hoạch phát triển giáo
dục, quy hoạch mạng lưới các trường học trên địa bàn Huyện. Tổ chức xây dựng
chương trình, đề án, kế hoạch phát triển ngành. Phối hợp với phòng Văn hóa và
Thông tin huyện Tuy An xây dựng các giáo trình giới thiệu về lịch sử, con người và
truyền thống của Tuy An và đưa vào giảng dạy ngoại khóa tại các Trường THPT và
Trung tâm dạy nghề.
5. Phòng Y tế :
Chủ trì phối hợp với các ngành chức năng xây dựng đề án phát triển y tế gắn
với việc phát triển du lịch nghĩ dưỡng, điều dưỡng, chữa bệnh phục vụ nhân dân và
khách du lịch.
Tổ chức xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch phát triển ngành. Phối hợp
với các cơ quan chức năng lập dự án đầu tư để cụ thể hóa và thực hiện phát triển
ngành theo quy hoạch. Tập trung vào các chương trình quốc gia về y tế, dân số và
kế hoạch hóa gia đình, vệ sinh an toàn thực phẩm, các dự án đầu tư xây dựng trong
lĩnh vực y tế.
6. Phòng Lao động - Thương binh - Xã hội:
Tập trung xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch phát triển ngành, thuộc
các lĩnh vực đào tạo nghề để phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất
lượng cao; giải quyết việc làm, giảm nghèo.
7. Phòng Nội vụ:
- Tập trung xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch xây dựng chính quyền
Huyện và cơ sở trong sạch, vững mạnh, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, xây
dựng nền hành chính hiện đại.
- Tổ chức đào tạo, tuyển dụng, tạo nguồn cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
trong thời kỳ mới.
8. Ban Chỉ huy Quân sự, Công an Huyện:
Tập trung xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch bảo đảm mục tiêu giữ
vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội, xây dựng
nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng khu vực

phòng thủ Huyện vững chắc phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của
Huyện. Hoàn thiện cơ sở vật chất đảm bảo công tác giáo dục quốc phòng an ninh
cho các đối tượng. Xây dựng lực lượng và đảm bảo trang bị cơ sở vật chất cho

18


nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, công tác phòng cháy chữa cháy, phòng chống bão lụt,
tìm kiếm cứu nạn.
9. Các phòng, ban, ngành liên quan khác thuộc Huyện:
Tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia các chương trình xây
dựng, bảo vệ, hoàn thiện môi trường du lịch của huyện.
10. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn:
- Tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm của
các xã, thị trấn phù hợp với mục tiêu, định hướng của quy hoạch đã được duyệt.
- Phối hợp với các phòng, ban, ngành trong việc xây dựng kế hoạch và lập
quy hoạch xây dựng, quy hoạch nông thôn mới, xây dựng dự án đầu tư trên địa bàn
phù hợp với quy hoạch được duyệt.
V. Các giải pháp:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về luật di sản văn hóa, luật du lịch đến các
cơ quan đơn vị, các ngành đoàn thể và nhân dân.
- Thành lập ban quản lý di tích và văn phòng thường trực đảm bảo hoạt động
thường xuyên, liên tục và hiệu quả, trên cơ sở đề ra quy chế hoạt động cụ thể, phân
công nhiệm vụ rõ ràng.
- Ủy ban nhân dân huyện ưu tiên đầu tư kinh phí xây dựng bia di tích cấp
tỉnh, nâng cấp hoạt động lễ hội trên địa bàn huyện. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa
về lễ hội.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết phổ biến nhân rộng, khen thưởng kịp thời các
gương điển hình tiên tiến, tiêu biểu trong công tác du lịch.
Trên đây là báo cáo tình hình phát triển du lịch huyện Tuy An giai đoạn

2011- 2015 và kế hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2016 – 2020./.
Nơi nhận:
-TT. HĐND tỉnh.

(Báo cáo)
- TT. Huyện Ủy;
- Sở VH,TT và DL tỉnh;
(Để biết)
- CT, các PCT UBND huyện;
- Các phòng ban liên quan;
- Ban CHQS, CA huyện;
(Thực hiện)
- UBND các xã, thị trấn;
- CVP, PVP
- Lưu VT + TH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

19


20



×