Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

10 lý DO cản TRỞ bạn THĂNG TIẾN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.78 KB, 2 trang )

10 LÝ DO CẢN TRỞ BẠN THĂNG TIẾN
TTO - Bạn muốn thăng tiến trong công việc, nhưng bạn lại chẳng biết làm gì ngoài việc nhìn
các đồng nghiệp đang từng ngày có những bước tiến lớn trong sự nghiệp. Đã đến lúc bạn
cần nhìn lại mình trong thời gian vừa qua. Nếu bạn đang rơi vào một trong những tình trạng
sau đây, đừng thắc mắc tại sao mình vẫn cứ "giậm chân tại chỗ":
Bạn là người hay trốn việc
Bạn thỉnh thoảng đi muộn? Bạn là người về sớm nhất trong công ty? Bạn luôn là người xin
nghỉ ốm vào những ngày thứ hai và thứ sáu? Bạn trễ hẹn một vài báo cáo? Máy tính của bạn
luôn có vấn đề?... Chắc chắc bạn sẽ không nhận được sự giúp đỡ của đồng nghiệp cũng như
của sếp như trước đây.
Bạn đang làm việc "rất tốt"
Bạn không phải là một nhân viên lười biếng. Bạn đi làm đúng giờ, đi về đúng giờ, làm việc
đúng như nhiệm vụ. Bạn đang làm việc tốt. Nhưng bấy nhiêu vẫn chưa đủ để được làm việc
ở một vị trí cao hơn. Bạn nên nhớ một điều, nếu bạn không cống hiến cho sếp nhiều hơn
nữa, đừng ngạc nhiên tại sao sếp chưa chú ý đến bạn.
Bạn không có định hướng rõ ràng
Làm tốt một công việc chưa đủ, sếp cần biết bạn có khả năng lãnh đạo tiềm ẩn. Vì vậy, hãy
làm việc và gây chú ý tới sếp. Khi làm một việc gì đó, bạn nên viết một bản báo cáo tuyên
dương nhóm của bạn, trong đó bạn là trưởng nhóm. Hãy chắc chắn bạn luôn được chú ý
theo nhiều cách, ví dụ tham gia các hoạt động của công ty, huấn luyện viên cho đội bóng, tổ
chức một dự án tình nguyện trong công ty. Hãy chứng tỏ bạn vừa giúp đỡ cho công ty, cho
cộng đồng và cho sự nghiệp của bản thân cùng một lúc.
Bạn là một người khó tính
Được các đồng nghiệp chú ý là rất tốt nhưng không phải theo cách tiêu cực. Nếu bạn là
người bảo thủ, luôn than phiền và gây khó dễ cho đồng nghiệp cũng như sếp của bạn, bạn
đừng nghĩ đến việc thăng tiến trong công ty. Cơ hội cho bạn tìm một công việc mới với một
ông chủ mới là rất cao!
Bạn làm việc không chuyên nghiệp
Không có gì ngạc nhiên khi có nhiều người làm việc rất kém hiệu quả vì họ nghĩ mình đã
nắm rõ công việc. Họ cũng không quan tâm bình đựng nước có còn nước nữa hay không
hay bản báo cáo bị sắp ngược, thư điện tử có nhiều lỗi. Thậm chí, họ quên báo cáo cho sếp


một khách hàng đã gọi đến. Họ cảm thấy phí thời gian khi phải làm công việc này, và chỉ
quan tâm khi được giao một công việc khác tốt hơn, ở vị trí cao hơn.
Một thái độ không chuyên nghiệp như vậy, nếu là sếp, bạn có dám tiến cử họ vào những vị
trí cao hơn?
Sếp bạn muốn bạn giữ nguyên vị trí
Bạn đang làm tốt công việc. Sếp thấy điều đó và hình như sếp vẫn muốn bạn ở vị trí này.
Cách giải quyết là tìm cách giúp sếp có được điều sếp muốn. Hãy nói chuyện nghiêm túc với
sếp những ý định của bạn. Sau đó, nhanh chóng tìm nhân viên khác thay thế cho vị trí hiện
tại.


Bạn không tạo cho mình một hình ảnh chuyên nghiệp
Muốn được thăng tiến, bạn phải tạo cho mình một hình ảnh thật chuyên nghiệp. Hãy ăn mặc
gọn gàng lịch sự, loại bỏ tiếng lóng, các từ ngữ thô tục trong vốn từ vựng của bạn. Thêm
vào đó, tạo cho mình một hình ảnh trên mạng cũng thật chuyên nghiệp.
Bạn có nhiều kẻ thù
Bất kể ai không ưa bạn cũng có thể gây khó dễ cho sự thăng tiến của bạn. Họ có thể phá
hoại công việc của bạn, quan trọng hơn họ có thể rỉ tai kể xấu bạn với sếp. Nếu mối quan hệ
của bạn với trợ lý của sếp không tốt hay khách hàng phàn nàn về bạn, chắc chắn thời gian
để bạn thăng tiến còn dài lắm.
Bạn đang cạnh tranh với những "siêu sao"
Trong nhiều ngành nghề, có một sự thật là có rất nhiều nhân viên xuất sắc hơn những vị trí
cao. Vì vậy, sự cạnh tranh diễn ra rất khốc liệt. Trong trường trường hợp này, bạn nên làm
một việc bất thường hơn là hoàn thành nó một cách xuất sắc. Và, nên chuẩn bị cho mình
nhiều thứ để nổi bật hơn và thể hiện là một người có khả năng lãnh đạo.
Công ty đang trong tình trạng khó khăn
Nếu bạn đang làm việc cho công ty có ngân sách eo hẹp, doanh thu thấp, cơ hội cho bạn
thăng tiến là không cao. Nếu khả năng thăng chức là không thể, bạn có thể đàm phán với
sếp một số vấn đề khác, ví dụ như chỗ làm việc lớn hơn, thêm ngày nghỉ, cơ hội học tập
thêm và nhiều yêu cầu khác. Hãy năng động và yêu cầu những điều bạn muốn, có thể bạn

sẽ nhận được những kết quả rất bất ngờ.



×